-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu Chiến lược giá của Vinamilk | Đại học Cần Thơ
Tài liệu Chiến lược giá của Vinamilk | Đại học Cần Thơ. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi. Mời bạn đọc đón xem!
Phân tích hoạt động kinh doanh (KT393) 3 tài liệu
Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Tài liệu Chiến lược giá của Vinamilk | Đại học Cần Thơ
Tài liệu Chiến lược giá của Vinamilk | Đại học Cần Thơ. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phân tích hoạt động kinh doanh (KT393) 3 tài liệu
Trường: Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Cần Thơ
Preview text:
Phần 3: Thực hành
Thực trạng tại công ty Vinamilk
- Những căn cứ chủ yếu tác động đến chiến lược giá của công ty Vinamilk
Để có những quyết định đúng đắn về giá đòi hỏi những người làm giá phải hiểu biết sâu sắc về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá bao gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
- Các nhân tố bên trong
+ Các mục tiêu marketing
Các mục tiêu marketing đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò và mục tiêu của giá cả. Vinamilk luôn theo đuổi một trong các mục tiêu cơ bản sau: tối đa hóa lợi nhuận hiện hành; dẫn đầu về tỷ phần thị trường; dẫn đầu về chất lượng sản phẩm; đảm bảo sống sót. Mỗi một mục tiêu đòi hỏi các quyết định về giá riêng.
+ Giá cả và các biến số khác của marketing- mix
Giá chỉ là một công cụ của marketing-mix mà công ty sử dụng để đạt mục tiêu của mình. Điều đó có nghĩa là khi ra quyết định về giá, phải đặt nó trong một chính sách tổng thể và chịu sự chi phối của chiến lược định vị mà công ty lựa chọn.
+ Chi phí sản xuất
Sự hiểu biết chính xác về chi phí bỏ ra để sản xuất sữa là rất quan trọng đối với các quyết định về giá, vì 3 lý do:
- Khoảng cách giữa giá và giá thành là lợi nhuận. Khi mức giá bán đã được ấn định, một - đồng chi phí tăng thêm là một đồng lợi nhuận giảm xuống.
- Giá thành là yếu tố quyết định giới hạn thấp nhất của giá. Công ty có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá thấp hơn giá thành song đó chỉ là giải pháp tạm thời. Khi ấn định mức giá bán, giá thành thường được coi là căn cứ quan trọng, là bộ phận tất yếu cấu thành nên giá bán.
- Khi công ty có khả năng kiểm soát được giá và chi phí, họ sẽ giành được thế chủ động trong việc thay đổi giá giành được lợi thế cạnh tranh, tránh mạo hiểm.
+Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố cơ bản thuộc nội bộ công ty như đã nêu trên, giá còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác. Chẳng hạn, những đặc trưng của sản phẩm, hệ số co giãn của cung, thẩm quyền quyết định giá được xác lập tại công ty, …
- Các nhân tố bên ngoài
+ Đặc điểm của thị trường và cầu
Trong trao đổi, giá là kết quả thỏa thuận giữa hai bên mua và bán.Khách hàng thường là người có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá thực hiện. Vì vây, trước khi ra quyết định giá những người làm marketing phải nắm được những đặc trưng của thị trường và cầu sản phẩm, ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề lớn:
Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu Mỗi mức giá mà công ty đưa ra để chào hàng sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau.Thông thường cầu và giá có quan hệ nghịch, nghĩa là giá càng cao, cầu càng thấp và ngược lại; giá tăng thì cầu giảm và ngược lại.
Thứ hai, sự nhạy cảm về giá hay độ co giãn của cầu theo giá. Sự nhạy cảm về giá hay độ co giãn của cầu theo giá được sử dụng để mô tả mức độ phản ứng của cầu khi giá bán của những hàng hóa thay đổi.
Thứ ba, các yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá. Nhận thức của khách hàng về giá trong nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Đặc điểm này thường rất phổ biến ở những hàng hóa mà sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, về nhãn hiệu, về giá của đối thủ cạnh tranh còn han chế
Có thể đưa ra một số xu hướng có tính phổ biến về sự ảnh hưởng của tâm lý tới nhận thức về giá của khách hàng như:
- Khi hạn chế về sự hiểu biết đối sản phẩm, nhãn hiệu và về giá của đối thủ cạnh tranh,…, khách hàng thường có sự hoài nghi về mức giá chào hàng. Nếu không tìm ra lý so về sự hoài nghi này, họ thường không chấp nhận mức giá
- Khách hàng thường thừa nhận có một mối quan hệ về giá và chất lượng. Phần lớn khác hàng đều coi giá là chỉ số đầu tiên thông báo cho họ về chất lượng sản phẩm. Họ cho rằng mức giá bán cao có nghĩa là sản phẩm có chất lượng tốt
- Nhiều khách hàng có niềm tin,sở thích về giá khó giải thích bằng lập luận logic
+ Cạnh tranh:
Khi định mức giá, điều chỉnh và thay đổi giá bán sản phẩm của mình, công ty không thể bỏ qua các thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng về giá của đối thủ cạnh tranh. Thật khó có thể bán một sản phẩm với giá cao hơn khi khách hàng biết rằng có một sản phẩm tương tự đang được bán với giá rẻ hơn.
+ Các nhân tố khác
Khi quyết định một mức giá, công ty còn phải xem xét đến những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài gồm: môi trường, kinh tế, thái độ phản ứng của chính phủ Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất, thất nghiệp,.. đều ảnh hưởng đến các quyết định giá vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, chi phí sản xuất một sản phẩm và sự cảm nhận của khách về giá trị và giá cả của sản phẩm đó. Phạm vi hàng hóa do nhà nước định giá trực tiếp thường rất nhỏ, nhưng phạm vi hàng hóa có sự điều tiết từng phần về giá của nhà nước lại rất lớn. Cách thức điều tiết giá của nhà nước chủ yếu thông qua việc ban hành các luật lệ về giá.
2. Phân tích chiến lược định giá của công ty Vinamilk
Xây dựng một chiến lược giá phù hợp
Để xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần:
• Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty
- Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá.
• Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất.
• Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp. Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp.
• Xét về cơ sở định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có những phân tích về sản phẩm, mục tiêu marketing ngắn hạn hay dài hạn của họ và đối thủ cạnh tranh.
• Chiến lược giá còn có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế: lạm phát, xu hướng tiêu dùng, chính sách quản lý là những cơ sở quan trọng để định giá sản phẩm.
• Vinanmilk cần có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sữa và công bố chất lượng đó đến người tiêu dùng. Nếu có cơ quan như vậy, người tiêu dùng sẽ biết sữa nào tốt để mua.Khi chất lượng sữa được công khai thì mặt bằng giá sẽ bình ổn được. Điều chỉnh giá cho từng kênh phân phối
• Đối với từng kênh bán lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng được thỏa mãn nhất.
Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Công ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng.sản phẩm.
Bước1: Lựa chọn mục tiêu định giá Mục tiêu chủ lực của Vinamilk hiện nay là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh. Khi đó giá bán sẽ được tính toán sao cho có thể tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa. Vinamilk sẽ tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất tại thị trường Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn để thực hiện được mục tiêu Vinanmilk chấp nhận hạ giá bán tới mức có thể để đạt quy mô thị trường lớn nhất. Trung bình mỗi ngày Vinamilk sản xuất và đưa ra thị trường từ 9-10 triệu sản phẩm với doanh số hàng ngày đạt 62-63 tỷ đồng. Các sản phẩm của Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần Ngày 01/07/2010, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đã chính thức tung ra thị trường sản phẩm mới Sữa tươi 100% thanh trùng. Đây là sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất 100%, chắt lọc từ sữa bò tươi đạt chất lượng cao nhất, thuần khiết nhất.Đây là sản phẩm sữa tươi cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Mục tiêu chiến lược của sản phẩm và marketing cũng nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm “giữ trọn chất dinh dưỡng từ sữa bò tươi nguyên chất” nhấn mạnh vào giá trị của sản phẩm: -Sữa tươi thanh trùng giữ lại được nhiều hơn sữa tiệt trùng hương vị tự nhiên của sữa tươi nguyên liệu.
Bước 2- Phân định sức cầu
Khái quát thị trường sữa Việt Nam Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc thì tăng trưởng ngành sữa ở các nước đang phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh so với các nước phát triển. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngành sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm. Trong những năm tới thì nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước sẽ ngày càng cao do tăng dân số, tốc độ đô thị hoá – công nghiệp hoá, thu nhập được cải thiện và nhận thức của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng của sữa, đặc biệt cho trẻ em. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2010 tăng 10,23% so với năm 2009 nhưng lượng sữa tươi nguyên liệu này chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam, phần còn lại Việt Nam phải nhập khẩu. Mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 14,9 lít/người so với thế giới là 103,6 lít/người. khi đời sống người dân càng cao, thì nhu cầu tiêu dùng sữa càng cao để nâng cao chất lượng dinh dưỡng. Do vậy thị trường sữa Việt Nam vẫn là khoảnh sân béo bở để nhà kinh doanh khai thác.
Nhận thức của người tiêu dung Việc xác định nhận thức của người tiêu dùng cũng như nghiên cứu về tâm lý chấp nhận giá cả của sản phẩm. Hiện nay sự phát triển của nền kinh tế, việc mức thu nhập tăng l ên, đời sống nhân dân được cải thiện đã làm cho người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến các thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Người dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm sữa thanh trùng để thưởng thức hương vị tươi ngon cũng như tận dụng những chất bổ dưỡng trong sữa bò tươi nguyên chất.Theo báo Vietnamnet ra ngày 13-9-2010, có đến 60% người sử dụng lựa chọn sữa thanh trùng. Con số 60% cho thấy, trên thị trường, sữa thanh trùng đang là một mặt hàng được ưadùng.
Hiện nay tại Việt Nam có 4 công ty lớn chuyên về sản xuất sữa tươi đó là Vinamilk, Ba Vì, Mộc Châu và Dutch Lady. Tỉ lệ người dùng tiêu thụ loại sữa tươi thanh trùng tăng mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa chú ý và tập trung cho mặt hàng này. Sữa thanh trùng Vinamilk được quảng cáo là 100% sữa tươi nguyên chất, giữ trọn dưỡng chất tư sữa bò nguyên chất,.. Điều này có thể coi là dấu hiệu đáng mừng cho người tiêu dùng vì trên thị trường ít nhất 40 % sữa tươi được chế ra băng cách pha sữa bột với nước.( Năm 2009, tổng lượng sữa tươi đàn bò cả nước khoảng 270 triệu lít, trong khi đó lượng sữa tươi mà các doanh nghiệp sản xuất sữa đưa ra thị trường lên đến 452,8 triệu lít)
Bước 3: Xác định chi phí sản xuất
Sữa tươi 100% Thanh Trùng Vinamilk là sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất và công nghệ xử lý thanh trùng tiên tiến.
Đàn bò:
Tính đến ngày 30/06/2010, công ty TNHH một thành viên Bò Sữa Việt Nam trực thuộc Vinamilk đang quản lý 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, hiện đại ở Tuyên Quang, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Tổng đàn bò của 5 trang trại hiện nay là 4.064 con với tổng sản lượng sữa tươi 10.000 tấn/năm. Các trang trại của Vinamilk đều được đầu tư tốt về con giống, thức ăn đầu vào chất lượng, chuồng trại và công nghệ vắt sữa tiên tiến của châu Âu để đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu có chất lượng tốt nhất. Đây là nguồn sữa nguyên liệu cung cấp để sản xuất dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100% cho các nhà máy của Vinamilk. Từ ngày 6/1/2011, Vinamilk tiếp tục tăng giá thu mua sữa tươi nguyên liệu thêm 500đ/kg. Chính sách này được áp dụng cho tất cả các hộ nông dân nuôi bò sữa tại các vùng miền trong cả nước. Với mức giá thu mua mới, giá sữa bò tươi nguyên liệu được Vinamilk thu mua sẽ vào khoảng 10.250 đồng/kg đến 11.520 đồng/kg tuỳ theo từng vùng miền. Là một công ty thu mua sữa bò tươi nguyên liệu chiếm 60% sản lượng sữa bò tươi của cả nước, mỗi ngày Vinamilk đang thu mua trên 370 tấn sữa bò tươi từ hệ thống 86 đại lý trung chuyển sữa bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò sữa khắp cả nước, được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sữa, bao tiêu toàn bộ nguyên liệu sữa cho bà con nông dân trong suốt những năm qua.
Dây chuyền sản xuất:
Các sản phẩm sữa tươi 100% Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền tiệt trùng khép kín được xem là hiện đại bậc nhất hiện nay, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất. Các nhà máy sản xuất của Vinamilk đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Cũng tại buổi hội thảo, công nghệ ly tâm tách khuẩn lần đầu tiên được ứng dụng trong sản xuất sữa tươi thanh trùng của Vinamilk được nhiều đại biểu quan tâm. “Công nghệ này cho phép loại bỏ gần như tuyệt đối các loại vi khuẩn, đồng thời giúp cho sữa có mùi thơm ngon hơn, loại bỏ mùi hôi vốn có của sữa bò tươi. Do giai đoạn khấu hao lớn nên hiện chi phí giá thành trên 1 lít sữa của VNM cao hơn thế giới nhưng bà Liên khẳng định, trong vòng 4 năm tới chi phí này sẽ rẻ hơn giá thế giới do các trang trại mới đã đi vào ổn định
Bước 4: Phân tích giá và chào hàng của đối thủ cạnh tranh. Sữa thanh trùng hoàn toàn dùng vật liệu là sữa vắt từ bò sữa, nên hương vị ngon hơn sữa tiệt trùng.Cũng chính vì vậy, việc tồn giữ và bảo quản sữa thanh trùng rất khó, đòi hỏi luôn phải được giữ lạnh. Do phải bảo quản lạnh thường xuyên để sản phẩm sữa không bị hỏng khi đưa ra thị trường, giá của sữa thanh trùng bao giờ cũng mắc hơn sữa tiệt trùng khoảng 500 đồng. Các chiến lược tận dụng tối đa nguồn nguy ên liệu trong nước của Công ty sữa Vinamilk đề ra có tác dụng giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu đề làm giảm tối thiểu ảnh hưởng của tỷ giá. Chính vì thế, sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk có lợi thế cạnh tranh do chất lượng tương đương với các sản phẩm nhập khẩu. Giá sữa thanh trùng của Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh chính của sữa thanh trùng Sản phẩm Hãng Giá sữa thanh trùng 900ml 25 000 Vinamilk sữa thanh trùng 200ml 6 000 sữa thanh trùng 900ml Ba vì 29 000 Mộc Châu sữa thanh trùng 900ml 26 000
Bước 5: Lựa chon phương pháp định giá Tính giá trên cơ sở phân tích điều kiện hòa vốn và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu.
Một trong những phương pháp hình thành giá cả trên cơ sở chi phí là phương pháp tính có đảm bảo lợi nhuận mục tiêu.Công ty cố gắng xác định giá đảm bảo cho nó số lợi nhuận mong muốn. Phương pháp hình thành giá cả với cách tính toán để thu được lợi nhuận mục tiêu được xây dựng trên cơ sở đồ thị hòa vốn. Trên đồ thị thể hiện tổng chi phí và tổng doanh thu dự kiến với các mức bán khác nhau. Giả sử đồ thị hòa vốn được trình bày ở hình dưới đây. Theo báo cáo thống kê của công ty, sữa thanh trùng vinamilk sau khi qua các khâu xử lý tiệt trùng, trung bình mỗi giờ cho ra 15.000 hộp, như vậy mỗi ngày nhà máy sữa Vinamilk sẽ cho ra 240.000 hộp sữa tươi thành phẩm. Không phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ, giả sử mỗi ngày sản xuất ra 180.000 hộp sữa thanh trùng 200 ml với chi phí 4.000 VNĐ/ hộp và 60.000 hộp 900 ml chi phí 21.000 VNĐ/ hộp thì chi phí cố định vào khoảng 2 tỷ VNĐ. Tổng chi phí ( tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi) tăng đồng thời với sự tăng mức tiêu thụ. Đồ thị tổng doanh thu bắt đầu từ điểm 0 và tăng lên dần theo quá trình tăng số lượng đơn vị hàng bán được. Theo nghiên cứu ở phần trên , giá một hộp sữa thanh trùng loại 200 ml là 6.000 nghìn đồng, loại 900 ml là 25.000 nghìn đồng. Như vậy để đảm bảo hòa vốn, tức là để bù đắp tổng chi phí bằng các khoản thu, công ty phải bán tối thiểu 160.000 hộp (khoảng 100.000 hộp loại 200 ml và 60.000 hộp loại 900 ml). Doanh thu T ỷ VNĐ 4 Lợi nhuận mục tiêu (600 triệu đồng) 3,4 3 Tổng chi phí 2 Chi phí cố định 1 0 160 240 Khối lượng bán, ngàn hộp
Đồ thị hòa vốn để xác định lợi nhuận mục tiêu của sữa thanh trùng vinamilk Nếu Vinamilk muốn đạt lợi nhuận mục tiêu là 600 triệu đồng thì công ty phải bán được 240.000 hộp sữa thanh trùng mỗi ngày.
Bước 6: Chọn mức giá cuối cùng Trước khi đưa ra giá cuối cùng, Vinamilk luôn lưu ý đến không chỉ yếu tố kinh tế, mà cả những yếu tố tâm lý của giá cả. Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Vinamilk cho biết, trong cả năm 2010, Vinamilk không tăng giá bán nhiều loại sản phẩm, vì muốn chia sẻ với người tiêu dùng trong tình hình lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan về việc tăng chi phí đầu vào, đầu năm 2011 Vinamilk buộc phải tăng giá bán một số loại sản phẩm nhằm bù đắp một phần chi phí. Theo thông báo của Công ty sữa Vinamilk Việt Nam, từ tháng 2/2010 các sản phẩm sữa tăng từ 3% đến 6%. Bên cạnh tất cả những điều nói trên, Vinamilk không chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận mà còn về các vấn đề xã hội, phát triển mầm non tương lai của đất nước.Chung ta đều không còn xa lạ gì với chương trình hành động từ thiện có sự đóng góp rất lớn của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam" khởi nguồn từ quỹ một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo Việt Nam do Vinamilk kết hợp với quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện. Chương trình có mục đích chia sẻ những khó khăn của trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, bị suy dinh dưỡng.Đây là hoạt động mang tính xã hội của Vinamilk nhằm góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong cả nước. Chiều cao của trẻ em nước ta hiện thua kém khá xa với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Điều này ảnh hưởng đến tầm vóc phát triển của các thế hệ Việt Nam tương lai. Chính vì vậy, Vinamilk triển khai quỹ một triệu ly sữa, rồi 3 triệu, 6 triệu và bây giờ là “Vươn cao Việt Nam” với mục tiêu 8 triệu ly sữa. Mục tiêu của chương trình là gây quỹ để góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tăng chiều cao của trẻ em Việt Nam thông qua việc uống sữa hằng ngày, đồng thời nhằm hưởng ứng tinh thần ngày Quốc tế Thiếu nhi và ngày sữa thế giới.
3. Đề xuất của nhóm.
Để xây dựng một chiến lược giá phù hợp, Vinamilk cần:
- Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty
- Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá. Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất.
- Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Chiết khấu thương mại
- Chiết khấu thanh toán
- Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý đã thực hiện.
4. Kết luận:
Trước những sự thay đổi lớn của thị trường, tâm lý khách hàng và xu thế hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO, Vinamilk đã khai thác tối đa lợi thế của một trong số các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sữa ở Việt Nam, nhanh chóng chiếm được một thị phần tương đối lớn. Các lợi thế về đổi mới công nghệ, ưu tiên phát triển sữa có chất lượng cao để theo kịp các xu hướng tiêu dùng của khách hàng được Vinamilk chú trọng phát triển. Ngoài ra Vinamilk đảm bảo về giá thành ổn định bằng việc thức hiện chiến lược tăng chất lượng nhưng không tăng giá, chia se sự khó khăn với người tiêu dùng khi nền kinh tế khủng hoàng.Đồng thời Vinamilk phát triển nhiều loại sữa với các mức giá khác nhau, nhằm khai thác tối đa các phân khúc, giúp cho người nghèo, khó khăn có thể tiếp cận với sữa có chất lượng đảm bao. Đó chính là hệ thống chính sách về giá của Vinamilk, đã giúp Vinamilk đứng vững trên thị trường sữa trong nước trong thời gian qua và tiến ra thị trường sữa ở nước ngoài, cùng cạnh tranh với các thương hiệu trên thương trường quốc tế khi Việt Nam mở cửa và tham gia tổ chức Thương Mại Quốc Tế riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.