Tài liệu chủ nghĩa nữ quyền - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tài liệu chủ nghĩa nữ quyền - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Chủ nghĩa nữ quyền là gì?
Chủ nghĩa nữ quyền là thuật ngữ ban đầu chỉ một số phong trào chính trị, văn hóa, xã hội của
những người theo chủ nghĩa bình quân (Chủ nghĩa bình quân là một xu hướng tư tưởng ủng
hộ sự bình đẳng cho tất cả mọi người . Học thuyết quân bình là một học thuyết chính trị cho
là tất cả mọi người nên được đối xử bình đẳng và có các quyền chính trị, kinh tế, xã hội và
dân sự như nhau ). Song, trong quá trình phát triển của mình, nó bao hàm cả những lý [1]
thuyết và những trường phái triết học đạo đức quan tâm đến bất bình đẳng giới và quyền bình
đẳng cho phụ nữ. Nói một cách ngắn gọn, chủ nghĩa nữ quyền tập hợp những học thuyết chủ
trương ủng hộ quyền xã hội, chính trị và tất cả các quyền khác cho phụ nữ , nhất là những
vấn đề tương tự trong mối quan hệ với các quyền tương ứng ở nam giới [2]
2. Đặc điểm
a. Về mặt chính trị xã hội
Các nhà hoạt động chính trị nữ quyền quan tâm đến các vấn đề như quyền khế ước và quyền
sở hữu; quyền của phụ nữ về sự toàn vẹn thân thể và tự do ý chỉ (Quyền sinh đẻ, quyền nạo
phá thai,..); quyền của phụ nữ đươc bảo vệ khỏi bạo lực gia đinh, quấy rối và bị cưỡng đoạt;
quyền liên quan đến việc làm và phản đối tất cả những dạng thức khác nhau của việc phân
biệt đối xử.
b. Về mặt lý luận
Lý luận của chủ nghĩa nữ quyền là sự mở rộng chủ nghĩa nữ quyền tới tầm triết học và lý
luận của các ngành như nhân học, xã hội học, kinh tế học, nghiên cứu phụ nữ, phê bình văn
học, lịch sử nghệ thuật, phân tâm học… Song, về cơ bản, các lý thuyết nữ quyền đều đặt
trọng tâm vào việc nhận thức về bất bình , quan hệ quyền lực và bản năngđẳngdẳng giớigiưới
giới tính, cũng như sự thúc đẩy các quyền và mối quan tâm của phụ nữ.
3. Lịch sử của nữ quyền
a. Bối cảnh lịch sử hình thành
Cuối thế kỷ XVIII, ở nhiều nước tư bản Châu Âu và Bắc Mỹ, sự áp bức, bóc lột giai cấp ngày
càng tăng, trong đó phụ nữ là giới chịu thiệt thòi nhất, bị đối xử thấp hèn trong xã hội và cả
trong luật pháp.
Do đó, phong trào nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi người ta ngày càng tin rằng phụ nữ
bị đối xử bất bình đẳng trước pháp luật. Tư tưởng của nữ quyền bắt nguồn từ phương Tây vào
Thời đại Khai sáng, khi con người biết rằng chính lý trí và khoa học chứ không phải tôn giáo
sẽ làm cho nhân loại tiến bộ.
b. Lịch sử phát triển của nữ quyền được chia làm ba “làn sóng”
Giai đoạn thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đặc biệt ở Anh và Mỹ: chủ yếu đấu tranh đòi
quyền bình đẳng cho phụ nữ về mặt pháp lý, như quyền được bỏ phiếu và việc mở
rộng quyền ứng cử của phụ nữ.
Nhà văn Anh thế kỷ XVIII, Mary Wollstonecraft (1759-1797) lấy học thuyết
tự do về quyền con người không thể chuyển nhượng về pháp lý và ứng dụng
chúng cho phụ nữ. Cuốn “ ” (“Một minh chứng về các quyền của phụ nữ A
Vindication of the Rights of Woman [3] ) năm 1972 của bà được coi là một
bản tuyên ngôn độc lập nữ quyền
John Stuart Mill (1806-1873) đưa ra ý tưởng về quyền bầu cử của phụ nữ
trong cương lĩnh tranh cử của mình năm 1865.
Bên cạnh đó còn những đại diện nổi tiếng khác như Emily Davison (1872-
1913), Elizabeth Cady Stanton (1815-1902) và Susan B.Anthony (1820-1906)
Làn sóng thứ hai từ thập niên 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX: liên quan tới
phong trào giải phóng phụ nữ và đấu tranh chấm dứt nạn phân biệt đối xử.
Những nhà nữ quyền làn sóng thứ hai coi sự bất bình đẳng về chính trị và văn
hóa là thứ đã bị chính trị hóa một cách chặt chẽ. Sự bất bình đẳng này phản
ánh cấu trúc quyền lực và sự rập khuôn mang tính thành kiến giới tính đối với
phụ nữ. Tuy nhiên, những là lý luận của học thuyết này chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm của phụ nữ da trắng tầng lớp trung lưu ở Tây Âu và Bắc Mỹ, mặc dù
giai đoạn sau đó họ đã thừa nhận tính tất yếu phải xem xét và tính đến những
đòi hỏi của những nhóm phụ nữ khác cùng với những lợi ích đặc thù của
nhóm này.
Làn sóng thứ ba bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, xuất hiện như một sự phản
ứng lại thất bại của làn sóng thứ hai, cũng như một số sáng kiến và phong trào đưuọc
sáng tạo bởi làn sóng thứ hai
Đòi hỏi phải xem xét lai những định nghĩa về tính nữ của những người theo
bản chất luận của làn sóng thứ hai. Theo họ, về thực chất, những định nghĩa
này chỉ dựa theo kinh nghiệm của phụ nữ da trắng tầng lớp trung lưu cấp cao ở
Tây Âu
Dẫn tới cuộc tranh luận giữa “những nhà nữ quyền thừa nhận sự khác
biệt” (different femenists) là những người cho rằng có những sự [5]
khác nhau quan trọng giữa hai giới tính với những người quan niệm
không có sự khác nhau cố hữu giữa hai giới tính, và vai trò giới là
những điều kiện xã hội quy định
4. Các dạng thức của nữ quyền
1. Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến (Radical Femenism)
2. Chủ nghĩa nữ quyền ly khai (Separative Femenism)
3. Chủ nghĩa nữ quyền khẳng định giới tính (Sex Positive Femenism)
4. Chủ nghĩa nữ quyền vô chính phủ (Anarcha-Feminism hoặc Anarchist
Feminism)
5. Chủ nghĩa nữ quyền đen hay chủ nghĩa trọng nữ (Black Feminism hoặc
Womanism)
6. Chủ nghĩa nữ quyền xã hội chủ nghĩa (Socialist Feminism hoặc Marxist
Feminism)
7. Chủ nghĩa nữ quyền tự do hay chủ nghĩa nữ quyền các nhân luận (Liberal
Feminism hoặc Individualist Feminism)
8. Chủ nghĩa nữ quyền Pháp hay chủ nghĩa nữ quyền hậu cấu trúc (French
Feminism hoặc Post-Structural Feminism)
9. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (Eco-Feminism)
10. Chủ nghĩa nữ quyền thiên chúa giáo (Christian Feminism)
11. Chủ nghĩa nữ quyền ủng hộ (Pro-Feminism)
5. Triết học nữ quyền
Có thể nói triết học nữ quyền là phần lý luận căn bản của chủ nghĩa nữ quyền , là cơ sở trên
đó hình thành những quan điểm, quan niệm của học thuyết này về tồn tại của nữ, về vai trò,
vị trí của phụ nữ và những kì vọng vào phụ nữ. Triết học nữ quyền cũng là những nền tảng lý
luận hình thành nên những quan điểm về chính trị học giưới, nhân học giới, xã hội học…
Triết học nữ quyền, do đó, được coi là nhánh nghiên cứu đề cập đến triết học được tiếp cận từ
góc độ của những người theo chủ nghĩa nữ quyền. Triết học nữ quyền bao gồm những vấn đề
bình quyền của phụ nữ từ những phương diện triết học, cũng như những phương pháp, những
phê phán, và cả việc đánh giá lại những tư tưởng triết học truyền thống nhằm ủng hộ phong
trào nữ quyền.
Về đặc trưng:
Đặc trưng cơ bản nhất của triết học là nó cố gắng vượt khỏi khuôn khổ triết
học truyền thống châu Âu, tiếp cận vấn đề từ chiều cạnh mới song không xa
rời những vấn đề cơ bản của triết học, đó là vấn đề bản thể luận (trả lời câu hỏi
phụ nữ là ai?), vấn đề nhận thức (cần phải nhận thức họ như thế nào?).
Trên thực tế không tồn tại một trường phái triết học nữ quyền nào theo nghĩa
có những nhà triết học nữ quyền với tư cách những nhà triết học hàn lâm, như
vẫn thấy trong trueets học truyền thống châu Âu, cũng như những quan điểm
triết học trong phạm vi những truyền thống đó. Những triết học nữ quyền, với
tư cách những nhà nữ quyền, thuộc về nhiều biến thể khác nhau của chủ nghĩa
nữ quyền, vì thế có những cách tiếp cận khác biệt nhau:
Phương diện nhận thức luận: Đại diện cho khuynh hướng này là những
nhà nhận thức luận nữ quyền (Femenist Epistemologists). Họ là những
người thách thức những tư tưởng truyền thống châu Âu khi đặt ra
những câu hỏi làm thế nào để chúng ta có thể biết vè sự vật và sự duy
lý. Họ cho rằng triết học thường trả lời câu hỏi như vậy bằng những
lập luận dựa trên cơ sở những giả định và quan điểm về nam giưới mà
lờ đi tiếng nói của phụ nữ.
Tiếp cận hiện tượng luận: Đại diện cho khuynh hướng này là những
nhà hiện tượng học nữ quyền (Femenist phenomenonologists). Họ
khảo cứu, cả về phương diện nhận thức và xây dựng, những quy tắc
trong phạm vi yêu cầu của xã hội trong việc định hình nên các nhân.
Do chỗ hiện tượng luận nhấn mạnh nghiên cứu hiện tượng, nên các
nhà nữ quyền đã sử dụng những lý thuyết hiện tượng học để tùm hiểu
nhận thức của một người về chính bản thân mình và về người khác, về
kinh nghiệm của người đó cũng như việc anh ta tể hiện mục đích và
hành động của mình như thế nào.
Tiếp cậ hiện tượng luận với vấn đè giới cho rằn tính nam và
tính nữ không gắn với đàn ông hay đàn bà, mà giới gắn với
những cách lựa chọn mở đối với cả nam và nữ về tồn tại người
tự thể hiện mình.
Về mặt lịch sử:
Triết học nữ quyền đã tồn tại trước thế kỷ XX, những nó bắt đầu được gọi tên
như trên khi xuất hiện những cuộc tranh luận của các nhà nữ quyền làn sóng
thứ hai. Làn sóng tư tưởng nữ quyền thời kỳ này được khởi xướng bởi cuốn
sach “ ” (“ ”) xuất bản năm 1949 của nhà hiện Giới tính thứ hai The Second Sex
sinh Pháp (1908-1986). Là nhà hiện sinh chủ nghĩa, bà Simone de Beauvoir
chấp nhận châm ngôn mang tính mệnh lệnh rằng , và tồn tại có trước bản chất
rằng người ta không sinh ra là đàn bà mà là trở thành đàn bà. Tuy nhiên, chủ
nghĩa hiện sinh nữ quyền của bà trong Giới tính thứ hai lại yêu cầu phải có
một cuộc cách mạng về phương diện đạo đức. Simone coi sự thiếu vắng nhận
thức ở tầm triết học về bản chất lịch sử, cụ thể là về sự áp bức phụ nữ là vấn
đề phải tập trung giải quyết.
Một nhà nữ quyền khác cũng rất có ảnh hưởng là Betty Freidan, trong cuốn
ẩn nữ giới của mình xuất bản năm 1963 đã phê phán tư tưởng cho rằng phụ ữn
chỉ có thể thực hiện những việc như chăm trẻ và làm việc nhà. Trên thực tế,
giai đoạn làn sóng thứ hai đã chứng kiến những sự tiến bộ trong giáo dục cho
phụ nữ và triển vọng sự nghiệp của họ. Thời kỳ này những nhà tư tưởng nữ
quyền cho rằng đích đến cuối cùng của pháp luật là thủ tiêu sự phân biệt đối
xử tại nơi làm việc, trong đó có cả Tu chính luật về quyền bình đẳng của Mỹ
năm 1972.
Liên quan đến triết học nữ quyền người ta cũng thường nhắc đến việc phụ nữ
tham dự vào triết học, Về vấn đề này đã có rất nhiều phụ nữ tham dự vào triết
học trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cho đến tận thế kỷ XX và XXI,
hầu như không có nhà triết học nữ nào đưa ra được những đánh giá triết học
của mình trên lập trường và theo mô thức triết học kiểu phương Tây truyền
thống.
Về chức năng:
Triết học nữ quyền khảo cứu xem những thiên kiến chống lại phụ nữ và những
giả định về giới được thể hiện ra trong triết học như thế nào. Những khảo cứu
này dựa trên các chuẩn tắc của triết học nào, triết học truyền thống hay triết
học đương thời. Những phê phán của triết học nữ quyền nhìn chung không
phải là các phê phán của chủ nghĩa nữ quyền với tư cách một phong trào chính
trị hay văn hóa, mà là được đưa ra dưới tiêu đề những khẳng định triết học
“triết học nữ quyền”.
Triết học nữ quyền đưa ra các khái niệm triết học và các lý luận nhằm kết nối
những khẳng định của nó với quan điểm chính trị nữ quyền.
Triết học nữ quyền tập trung phân tích từ phương diện triết học các khái niệm
như chủng tộc, trạng thái kinh tế - xã hội, giới, tính dục, khả năng, tôn giáo,...
Các khái niệm này được sử dụng rất rộng rãi và được lý thuyết hóa trong
phạm vi các lý thuyết nữ quyền
Như vậy, có thể thấy, vấn đề trung tâm của mọi lý thuyết nữ quyền
cũng như triết học nữ quyền là kêu gọi phải xóa bỏ bất bình đẳng giới.
Tuy nhiên, mỗi lý thuyết lại có những quan điểm, biện pháp, hình thức
thực hiện khác nhau
Ngày nay, chủ nghĩa nữ quyền nói chung và triết học nữ quyền nói riêng đang phát
triển theo chiều sâu, hướng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh từ cuộc
sống, không phải chỉ của một nhóm phụ nữ nhất định mà của nhiều nhóm phụ nữ
thuộc nhiều quốc gia, dân tộc với những bản sắc khác nhau. Các lý luận này không
chỉ thuần túy bàn về chính trị - xã hội mà còn đề cập đến nhiều vấn đề căn cốt khác,
như sinh thái, hay các vấn đề liên quan tới giới tính, bản năng giới,... Những nghiên
cứu đó cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chiến lược nhằm nâng cao vai trò, vị thế
và giải phóng phụ nữ của tổ chức lớn nhất thế giới - Liên hợp quốc. Các quyền của
phụ nữ giờ đây không chỉ đưuọc nhìn nhận như là quyền của một cá nhân, của một
tồn tại người nói chung, mà là quyền dựa trên cơ sở sự khác biệt.
Theo Nancy Fraser, tự do, bình đẳng, đoàn kết là những giá trị cốt lõi
của một xã hội công bằng. Trong đó không chỉ là công bằng, bình đẳng
giữa nam và nữ. Một xã hội công bằng là nơi mà vấn đề bình đẳng
giưới được đảm bảo. Bà cho rằng “trên bình diện lý thuyết, cần phải
đưa ra một quan niệm về công bằng hai chiều cạnh có khả năng kết
hợp hài hòa những đòi hỏi chính đáng về bình đẳng xã hội với các yêu
cầu chính đáng về việc thừa nhận sự khác biệt”
Cũng theo Nancy, công bằng đòi hỏi một chiến lược đa chiều cạnh:
Tuy rằng việc loại trừ về xã hội phần lớn là do điều kiện đảm bảo vật
chất bật lợi của họ, nhưng các nghiên cứu thực nghiệm luôn xác nhận
rặng sự tôn trọng và công nhận của xã hội, tức địa vị xã hội, cũng là
vấn đề đáng kể đói với những người bị ảnh hưởng.
Nhìn chung quan điểm của Nancy là những gợi ý khi xem xet
công bằng và bình đẳng giưới. Theo đó, cần phải có những
nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp xã định mức độc bất bình
đẳng, bất công xã hội giữa hai giới. Về vấn đề này, các phép đo
lường bất bình đẳng hiện đang áp dụng chính là sự hiện thực
hóa những ngueyen tắc, quan điểm được đề xuất ở đây
6. Nhận thức mới của trí thức Việt Nam về vấn đề nữ quyền trong đầu thế kỷ 20
Những người khởi xướng vấn đề quyền của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam và cất lời
bênh vực họ là những trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong đó, tiêu biểu là những tên tuổi:
Đặng Văn Bảy, Phan Bội Châu, Trần Thiện Tỵ, Bùi Thế Phúc,... Để thể hiện tư tưởng, quan
điểm của mình về quyền của người phụ nữ trong xã hội, những trí thức Việt Nam đầu thế kỉ
XX đã viết và cho in những tập sách nhằm phổ biến rộng khắp trong xã hội.
Đặng Văn Bảy (1903-1983), gồm là giáo viên tỉnh Vĩnh Long- Việt Nam. Ông được biết tới
là người đầu tiên công bố công trình nghiên cứu về vấn đề quyền phụ nữ và quyền bình đẳng
nam nữ ở Việt Nam. Với nhan đề “Nam nữ bình quyền”, cuốn chuyên khảo này của Đặng
Văn Bảy được hoàn thành năm 1927, hoàn thành cuốn sách này vào năm 1927, cuốn sách
gồm 6 chương: Chương 1: Công lí và nhơn đạo; Chương 2: Gia đình khảo lược; Chương 3:
Nữ lưu giáo dục sơ lược; Chương 4: Bàn về chữ trinh; Chương 5: Hôn nhân; Chương 6: Đạo
vợ chồng. Nội dung cuốn sách chuyên khảo này của Đặng Văn Bảy tập trung là sáng tỏ vấn
đề về tình trạng bất bình đẳng giới, ông lên tiếng dành cho người phụ nữ quyền bình đẳng so
với nam giới: “Tôi đề xướng nam nữ bình quyền là do thấy phần nhiều đàn bà con gá bị chê
bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con trai lại quá tự do. Phép công bình là đôi bên phải đồng, không
khinh không trọng, không thấp không cao.” [Đặng Văn Bảy, , 1928, Sách Nam nữ bình quyền
lưu tại Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội].
Sau Đặng Văn Bảy hai năm, tức năm 1929, Phan Bội Châu (1867 – 1940) công bố tác phẩm
của mình về cùng vấn đề quyền của người phụ nữ Việt Nam, cuốn sách của ông mang tên:
Vấn đề phụ nữ. Phan Bội Châu vốn là người học rộng, là thủ lĩnh của phong trào Đông Du.
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đi tới nhiều quốc gia trong
khu vực, được tiếp xúc với nhiều trào lưu văn hóa duy tân, ông đã nhận thấy điểm tiến bộ
của văn hóa Phương Tây qua tấm gương Nhật Bản, đó là cơ sở sớm hình thành trong ông cái
nhìn tiến bộ về phụ nữ và kêu gọi phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc.
Trong nhận thức về quyền của người phụ nữ Việt Nam, điểm khác biệt của Pham Bội Châu
với những trí thức khác là: “Nữ quyền nghĩa là quyền đàn bà con gái cũng như nam quyền
nghĩa là quyền người con trai, nhưng xét cho gốc chân lí, thăm cho đến nguồn triết học, thời
nữ quyền với nam quyền tất cả thu nạp trong hai chữ nhân quyền, nghĩa là quyền của người,
mà cũng là quyền làm người” [Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ, , 1929, tr.8-Tân dân thư xã
10]. Phan Bội Châu đã đặt vấn đề nữ quyền trong phạm trù chung về quyền con người. Đồng
thời, khác với nhiều trí thức nho học Việt Nam luôn khư khư một mực cho rằng: Việc kinh
bang tế thế, việc của Tổ quốc, việc của xã hội là của đàn ông. Đàn bà là phận yếu đuối quần
thoa không thể lo liệu được, Phan Bội Châu đã đề xuất chủ trương vận động phụ nữ. Nội
dung chủ trương vận động phụ nữ của ông gồm bốn điểm:
1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ;
2. Liên kết đoàn thể phụ nữ
3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ
4. Nâng cao địa vị của phụ nữ
Những quan điểm và tư tưởng của Phan Bội Châu thể hiện ra trong cuốn Vấn đề phụ nữ cho
thấy tính mới, tính thức thời của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp cận luồn tư tưởng tiến
bộ của phương Tây, của đất nước Pháp.
Cùng Đặng Văn Bảy, cùng Phan Bội Châu, thì Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc- những trí
thức đầu thế kỉ XX, cũng góp bàn về vấn đề quyền của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc cùng biên soạn cuốn Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam. Hai ông đã
cho xuất bản cuồn sách này vào năm 1932. Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam gồm 7 chương.
Chương 1: Địa vị của người phụ nữ ở Hy Lạp – La mã, Ấn Độ và Trung Hoa; Chương 2: Địa
vị đàn bà ở châu Âu bấy giờ; Chương 3: Địa vị đàn bà Việt Nam; Chương 4: Vấn đề hôn
nhân cha mẹ nên nghe ý kiến con cái; Chương 5: Vấn đề phụ nữ giáo dục; Chương 6: Vấn đề
phụ nữ chức nghiệp; Chương 7: Kết luận.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chính quyền bảo hộ Pháp cải cách giáo dục.
Theo quy định mới đặt ra, phụ nữ được theo học tại các trường Pháp – Việt. Tại các làng quê,
các em gái cũng được đi học. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, phụ nữ chính
thức được tới trường học tập. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và những trí thức trong
nhà trường Pháp – Việt đã làm hình thành nên tầng lớp nữ sinh Tây học. Thực tiễn này đã
khiến những trí thức Việt Nam quan tâm, xem xét và nhìn nhận lại xã hội Việt Nam đã từng
tồn tại ngay trước đó. Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc cũng nêu lên suy nghĩ của mình: “Xưa
kia phụ nữ chỉ biết có bổn phận của mình mà thôi, và cho sự làm vẹn bổn phận là cái danh dự
tối cao của mình ! Cái mục đích duy nhất trong đời là sao cho tròn các bổn phận ấy: Bổn
phận đối với cha mẹ, bổn phận đối với chồng con, bổn phận đối với ông bà nội ngoại,... Ngày
nay không như thế nữa, theo ngọn gió Tân trào người đàn bà An Nam đã đổi mới. Bắt chước
chị em Âu Mỹ chị em chẳng kể chi buổi quá vãng, ầm ầm cổ động nữ quyền.”[Trần Thiện Tỵ
và Bùi Thế Phúc, Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, 1932, tr.64].
7. Ứng dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền trong trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở
Việt Nam hiện nay
Câu hỏi đầu tiên đặt ra đối với khá nhiều nhà nghiên cứu là lí thuyết pháp lí nữ quyền nói
riêng, lí thuyết nữ quyền nói chung liệu có còn “đất dụng võ” khi bối cảnh xã hội đã thay đổi
rất nhiều kể từ thời điểm đầu tiên xuất hiện lí thuyết này? Sự hoài nghi này là có cơ sở bởi
thành quả của nhiều cuộc cách mạng đã làm hài lòng đa số người, cụ thể như là sự chấm dứt
của chế độ phong kiến, giải phóng phụ nữ cùng với việc nâng cao vai trò của người phụ nữ
trong xã hội. Phụ nữ ngày nay có quyền được học tập, có quyền được hoạt động nghề nghiệp,
có quyền sở hữu tài sản... như nam giới. Vậy thực tiễn này có làm chấm dứt sự tồn tại của lí
thuyết pháp lí nữ quyền hay nói cách khác, việc vận dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền vào
nghiên cứu trong thực tiễn bối cảnh pháp lí hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung liệu có còn cần thiết?
Câu trả lời có thể được nhìn nhận qua thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật, ở Việt Nam,
Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng đặt ra các chính sách và các quy định của pháp luật để
bảo vệ phụ nữ. Chừng nào còn cần phải kêu gọi việc tôn trọng nữ quyền thì chừng đó bình
đẳng giới hay quyền phụ nữ còn chưa thật sự được tôn trọng. Hay nói cách khác, bản chất của
việc yêu cầu có sự tôn trọng quyền của phụ nữ hay cần bảo vệ phụ nữ đã hàm chứa trong
mình sự bất bình đẳng về giới. Một khi sự bình đẳng giới thực sự đã được công nhận và phổ
biến trong xã hội thì việc yêu cầu ghi nhận và thực thi nó sẽ không còn cần thiết. Như vậy,
câu hỏi về sự cần thiết của sự tồn tại lí thuyết pháp lí nữ quyền trong nghiên cứu pháp luật đã
được chứng minh, chúng ta sẽ tiếp tục cần phải dùng đến lí thuyết này cho đến khi nào bình
đẳng giới thật sự là điều hiển nhiên tồn tại trong xã hội mà không cần có bất kì sự kêu gọi hay
áp đặt nào từ chính sách và cả pháp luật.
Tuy nhiên, câu hỏi về hiệu quả cua việc ghi nhận cũng là vấn đề cần lưu tâm. Lấy ví
dụ về nguyên tắc áp dụng trong giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ, chồng khi li hôn
được ghi nhận tại khoản 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: "Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mát năng lực
hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không cỏ tài sản đế tự nuôi mình
Nguyên tắc này được hiểu là việc giải quyết tài sản của vợ, chồng khi li hôn bao gồm
cả việc xác định tài sản riêng mà đặc biệt là chia tài sản chung phải tính đến việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ. Quy định này thường được xã hội cho rằng
đó là sự “ưu ái” cho phụ nữ khi giải quyết tài sản vợ chồng khi li hôn và rằng khi ưu
ái dành cho phụ nữ như vậy thì phần chia cho người phự nữ sẽ có sự khác biệt so với
nam giới. Thực tế đây là cách hiểu sai lầm, quy định của pháp luật chỉ yêu cầu thẩm
phán, trong quá trình giải quyết tài sản khi li hôn, “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”
của người vợ, có nghĩa là có các quyền và lợi ích nàođược ghi nhận bởi pháp luật
(hợp pháp) thì cần phải được đảm bảo thực thi trong thực tiễn. Hay nói cách khác, nhà
làm luật đang yêu cầu người áp dụng luật tôn trọng pháp luật. Đây có thể được xem
như là minh chứng cho việc trong bối cảnh pháp lí hiện nay ở Việt Nam, quyền của
người phụ nữ vẫn còn là vấn đề đòi hỏi nhiều nồ lực để ghi nhận và thực thi.
Lấy lại ví dụ nêu trên trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về
nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong việc giải quyết
tài sản khi li hôn. Trên thực tế, để nhận diện như thế nào là các quyền, lợi ích hợp
pháp của người vợ cần căn cứ vào các quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
Các quy định này khá chung chung và hiện tại quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được
ghi nhận là ‘‘vợ, chồng bình đắng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy
định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan ” (Điều 17 Luật Hôn
nhân và gia đinh năm 2014). Như vậy, có thể nhận thấy hai vấn đề với thực trạng này:
một là thực tế pháp luật hôn nhân và gia đình chưa ghi nhận bất kì sự đối xử đặc biệt
nào đối với người phụ nữ so với đàn ông; hai là ngay bên cạnh quy định ghi nhận sự
bình đẳng là yêu cầu phải tôn trọng sự bình đẳng này. Thực trạng này gián tiếp chứng
minh một kiêu nữ quyền hình thức tồn tại trong tình huống pháp lí cụ thể này. Điều
này càng củng cố cho nhận định rằng việc ứng dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền trong
nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật trong bối cảnh hiện tại vần tiếp tục
cần thiết, để nữ quyền là thực chất chứ không phải nữ quyền hình thức.
Chính sách của nhà nước có tác dụng định hình pháp luật, hay nói cách khác, pháp
luật được ban hành trên cơ sở cụ thể hoá chính sách của nhà nước. Việc thực thi nghĩa
vụ quân sự theo quan điểm của tác giả là một ví dụ như vậy. Tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ
quân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: “1. Công dân nam trong
độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhãn
dân. 2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.” Theo quy định này, phục vụ
nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của nam giới và là quyền của nữ giới. Quy định thể hiện
giả định của pháp luật rằng thể lực của phụ nữ nhìn chung là chưa thật sự thích hợp
cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Quy định này có thể là chưa thực sự
hợp lí từ góc độ bình đẳng giới. , thực tế trong những giai đoạn kháng chiến, Thứ nhất
phụ nữ Việt Nam hoàn toàn không hề thua kém nam giới trong việc chiến đấu chống
giặc; do đó, lí do thể lực có thể phần nào không thuyết phục. , bất kể thời bình Thứ hai
hay thời chiến, bên cạnh nhiệm vụ chiến đầu, phụ nữ có thể thực hiện nhiều hoạt động
chuyên môn, sản xuất một cách xuất sắc. , thông lệ quốc tế cũng thể hiện rằng Thứ ba
ngày càng có nhiều quốc gia đã ghi nhận nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với phụ nữ;
các quốc gia này có thể kể đến như Na Uy, Thụy Điển, Trung Quổc, Eritrea, Israel,
Libya, Malaysia, Triều Tiên, Peru, Đài Loan…
Tham khảo
1. Chủ nghĩa quân bình: https://plato.stanford.edu/entries/egalitarianism/
2. Chủ nghĩa nữ quyền: https://www.philosophybasics.com/branch_feminism.html
3. Nguyễn Thị Lan Hương (2017), Đôi nét về chủ nghĩa nữ quyền và triết học nữ
quyền trong thế giới đương đại, Triết học, số 4(311):
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/60396_10520181513
70_2017_CVv230S42017047.pdf
4. A Vindication of the Rights of Woman: https://www.bl.uk/collection-
items/mary-wollstonecraft-a-vindication-of-the-rights-of-woman
5. Different feminism (mục 2):
https://genderedinnovations.stanford.edu/terms/feminism.html
6. Đoàn Thị Phương Diệp và Đoàn Thanh Hải (2022), Lý thuyết pháp lý nữ quyền
– nhận thức và vận dụng trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Luật học, số 7 (mục 3):
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/349908/CVv209S7
2022025.pdf
7. Lịch sử phong trào nữ quyền thế giới: https://phunuvietnam.vn/lich-su-phong-trao-nu-
quyen-the-gioi-7285.htm#:~:text=Do%20%C4%91%C3%B3%2C%20phong%20tr
%C3%A0o%20n%E1%BB%AF,cho%20nh%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i%20ti
%E1%BA%BFn%20b%E1%BB%99.
8. Nhận thức mới của trí thức Việt Nam về vấn đề nữ quyền trong đầu thế kỷ 20:
http://congdoan.hnue.edu.vn/Chuy%C3%AAn-%C4%90%E1%BB%81/N%E1%BB
%AF-c%C3%B4ng-B%C3%ACnh-%C4%91%E1%BA%B3ng-gi%E1%BB
%9Bi/p/Nhan-thuc-moi-cua-tri-thuc-Viet-Nam-ve-van-de-nu-quyen-trong-dau-the-ky-
20-9589
9. CÁC PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI: https://phunuquandoi.vn/cac-
phong-trao-nu-quyen-tren-the-gioi
| 1/12

Preview text:

1. Chủ nghĩa nữ quyền là gì?
Chủ nghĩa nữ quyền là thuật ngữ ban đầu chỉ một số phong trào chính trị, văn hóa, xã hội của
những người theo chủ nghĩa bình quân (Chủ nghĩa bình quân là một xu hướng tư tưởng ủng
hộ sự bình đẳng cho tất cả mọi người . Học thuyết quân bình là một học thuyết chính trị cho
là tất cả mọi người nên được đối xử bình đẳng và có các quyền chính trị, kinh tế, xã hội và
dân sự như nhau [1]). Song, trong quá trình phát triển của mình, nó bao hàm cả những lý
thuyết và những trường phái triết học đạo đức quan tâm đến bất bình đẳng giới và quyền bình
đẳng cho phụ nữ. Nói một cách ngắn gọn, chủ nghĩa nữ quyền tập hợp những học thuyết chủ
trương ủng hộ quyền xã hội, chính trị và tất cả các quyền khác cho phụ nữ , nhất là những
vấn đề tương tự trong mối quan hệ với các quyền tương ứng ở nam giới [2] 2. Đặc điểm
a. Về mặt chính trị xã hội
Các nhà hoạt động chính trị nữ quyền quan tâm đến các vấn đề như quyền khế ước và quyền
sở hữu; quyền của phụ nữ về sự toàn vẹn thân thể và tự do ý chỉ (Quyền sinh đẻ, quyền nạo
phá thai,..); quyền của phụ nữ đươc bảo vệ khỏi bạo lực gia đinh, quấy rối và bị cưỡng đoạt;
quyền liên quan đến việc làm và phản đối tất cả những dạng thức khác nhau của việc phân biệt đối xử. b. Về mặt lý luận
Lý luận của chủ nghĩa nữ quyền là sự mở rộng chủ nghĩa nữ quyền tới tầm triết học và lý
luận của các ngành như nhân học, xã hội học, kinh tế học, nghiên cứu phụ nữ, phê bình văn
học, lịch sử nghệ thuật, phân tâm học… Song, về cơ bản, các lý thuyết nữ quyền đều đặt
trọng tâm vào việc nhận thức về bất bình đẳngdẳng giớigiưới, quan hệ quyền lực và bản năng
giới tính, cũng như sự thúc đẩy các quyền và mối quan tâm của phụ nữ.
3. Lịch sử của nữ quyền
a. Bối cảnh lịch sử hình thành
Cuối thế kỷ XVIII, ở nhiều nước tư bản Châu Âu và Bắc Mỹ, sự áp bức, bóc lột giai cấp ngày
càng tăng, trong đó phụ nữ là giới chịu thiệt thòi nhất, bị đối xử thấp hèn trong xã hội và cả trong luật pháp.
Do đó, phong trào nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi người ta ngày càng tin rằng phụ nữ
bị đối xử bất bình đẳng trước pháp luật. Tư tưởng của nữ quyền bắt nguồn từ phương Tây vào
Thời đại Khai sáng, khi con người biết rằng chính lý trí và khoa học chứ không phải tôn giáo
sẽ làm cho nhân loại tiến bộ.
b. Lịch sử phát triển của nữ quyền được chia làm ba “làn sóng”
● Giai đoạn thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đặc biệt ở Anh và Mỹ: chủ yếu đấu tranh đòi
quyền bình đẳng cho phụ nữ về mặt pháp lý, như quyền được bỏ phiếu và việc mở
rộng quyền ứng cử của phụ nữ.
○ Nhà văn Anh thế kỷ XVIII, Mary Wollstonecraft (1759-1797) lấy học thuyết
tự do về quyền con người không thể chuyển nhượng về pháp lý và ứng dụng
chúng cho phụ nữ. Cuốn “Một minh chứng về các quyền của phụ nữ” (“A
Vindication of the Rights of Woman” [3] ) năm 1972 của bà được coi là một
bản tuyên ngôn độc lập nữ quyền
○ John Stuart Mill (1806-1873) đưa ra ý tưởng về quyền bầu cử của phụ nữ
trong cương lĩnh tranh cử của mình năm 1865.
○ Bên cạnh đó còn những đại diện nổi tiếng khác như Emily Davison (1872-
1913), Elizabeth Cady Stanton (1815-1902) và Susan B.Anthony (1820-1906)
● Làn sóng thứ hai từ thập niên 60 đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX: liên quan tới
phong trào giải phóng phụ nữ và đấu tranh chấm dứt nạn phân biệt đối xử.
○ Những nhà nữ quyền làn sóng thứ hai coi sự bất bình đẳng về chính trị và văn
hóa là thứ đã bị chính trị hóa một cách chặt chẽ. Sự bất bình đẳng này phản
ánh cấu trúc quyền lực và sự rập khuôn mang tính thành kiến giới tính đối với
phụ nữ. Tuy nhiên, những là lý luận của học thuyết này chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm của phụ nữ da trắng tầng lớp trung lưu ở Tây Âu và Bắc Mỹ, mặc dù
giai đoạn sau đó họ đã thừa nhận tính tất yếu phải xem xét và tính đến những
đòi hỏi của những nhóm phụ nữ khác cùng với những lợi ích đặc thù của nhóm này.
● Làn sóng thứ ba bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, xuất hiện như một sự phản
ứng lại thất bại của làn sóng thứ hai, cũng như một số sáng kiến và phong trào đưuọc
sáng tạo bởi làn sóng thứ hai
○ Đòi hỏi phải xem xét lai những định nghĩa về tính nữ của những người theo
bản chất luận của làn sóng thứ hai. Theo họ, về thực chất, những định nghĩa
này chỉ dựa theo kinh nghiệm của phụ nữ da trắng tầng lớp trung lưu cấp cao ở Tây Âu
■ Dẫn tới cuộc tranh luận giữa “những nhà nữ quyền thừa nhận sự khác
biệt” (different femenists) [5] là những người cho rằng có những sự
khác nhau quan trọng giữa hai giới tính với những người quan niệm
không có sự khác nhau cố hữu giữa hai giới tính, và vai trò giới là
những điều kiện xã hội quy định
4. Các dạng thức của nữ quyền
1. Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến (Radical Femenism)
2. Chủ nghĩa nữ quyền ly khai (Separative Femenism)
3. Chủ nghĩa nữ quyền khẳng định giới tính (Sex Positive Femenism)
4. Chủ nghĩa nữ quyền vô chính phủ (Anarcha-Feminism hoặc Anarchist Feminism)
5. Chủ nghĩa nữ quyền đen hay chủ nghĩa trọng nữ (Black Feminism hoặc Womanism)
6. Chủ nghĩa nữ quyền xã hội chủ nghĩa (Socialist Feminism hoặc Marxist Feminism)
7. Chủ nghĩa nữ quyền tự do hay chủ nghĩa nữ quyền các nhân luận (Liberal
Feminism hoặc Individualist Feminism)
8. Chủ nghĩa nữ quyền Pháp hay chủ nghĩa nữ quyền hậu cấu trúc (French
Feminism hoặc Post-Structural Feminism)
9. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (Eco-Feminism)
10. Chủ nghĩa nữ quyền thiên chúa giáo (Christian Feminism)
11. Chủ nghĩa nữ quyền ủng hộ (Pro-Feminism)
5. Triết học nữ quyền
Có thể nói triết học nữ quyền là phần lý luận căn bản của chủ nghĩa nữ quyền , là cơ sở trên
đó hình thành những quan điểm, quan niệm của học thuyết này về tồn tại của nữ, về vai trò,
vị trí của phụ nữ và những kì vọng vào phụ nữ. Triết học nữ quyền cũng là những nền tảng lý
luận hình thành nên những quan điểm về chính trị học giưới, nhân học giới, xã hội học…
Triết học nữ quyền, do đó, được coi là nhánh nghiên cứu đề cập đến triết học được tiếp cận từ
góc độ của những người theo chủ nghĩa nữ quyền. Triết học nữ quyền bao gồm những vấn đề
bình quyền của phụ nữ từ những phương diện triết học, cũng như những phương pháp, những
phê phán, và cả việc đánh giá lại những tư tưởng triết học truyền thống nhằm ủng hộ phong trào nữ quyền. ● Về đặc trưng:
○ Đặc trưng cơ bản nhất của triết học là nó cố gắng vượt khỏi khuôn khổ triết
học truyền thống châu Âu, tiếp cận vấn đề từ chiều cạnh mới song không xa
rời những vấn đề cơ bản của triết học, đó là vấn đề bản thể luận (trả lời câu hỏi
phụ nữ là ai?), vấn đề nhận thức (cần phải nhận thức họ như thế nào?).
○ Trên thực tế không tồn tại một trường phái triết học nữ quyền nào theo nghĩa
có những nhà triết học nữ quyền với tư cách những nhà triết học hàn lâm, như
vẫn thấy trong trueets học truyền thống châu Âu, cũng như những quan điểm
triết học trong phạm vi những truyền thống đó. Những triết học nữ quyền, với
tư cách những nhà nữ quyền, thuộc về nhiều biến thể khác nhau của chủ nghĩa
nữ quyền, vì thế có những cách tiếp cận khác biệt nhau:
■ Phương diện nhận thức luận: Đại diện cho khuynh hướng này là những
nhà nhận thức luận nữ quyền (Femenist Epistemologists). Họ là những
người thách thức những tư tưởng truyền thống châu Âu khi đặt ra
những câu hỏi làm thế nào để chúng ta có thể biết vè sự vật và sự duy
lý. Họ cho rằng triết học thường trả lời câu hỏi như vậy bằng những
lập luận dựa trên cơ sở những giả định và quan điểm về nam giưới mà
lờ đi tiếng nói của phụ nữ.
■ Tiếp cận hiện tượng luận: Đại diện cho khuynh hướng này là những
nhà hiện tượng học nữ quyền (Femenist phenomenonologists). Họ
khảo cứu, cả về phương diện nhận thức và xây dựng, những quy tắc
trong phạm vi yêu cầu của xã hội trong việc định hình nên các nhân.
Do chỗ hiện tượng luận nhấn mạnh nghiên cứu hiện tượng, nên các
nhà nữ quyền đã sử dụng những lý thuyết hiện tượng học để tùm hiểu
nhận thức của một người về chính bản thân mình và về người khác, về
kinh nghiệm của người đó cũng như việc anh ta tể hiện mục đích và
hành động của mình như thế nào.
● Tiếp cậ hiện tượng luận với vấn đè giới cho rằn tính nam và
tính nữ không gắn với đàn ông hay đàn bà, mà giới gắn với
những cách lựa chọn mở đối với cả nam và nữ về tồn tại người tự thể hiện mình. ● Về mặt lịch sử:
○ Triết học nữ quyền đã tồn tại trước thế kỷ XX, những nó bắt đầu được gọi tên
như trên khi xuất hiện những cuộc tranh luận của các nhà nữ quyền làn sóng
thứ hai. Làn sóng tư tưởng nữ quyền thời kỳ này được khởi xướng bởi cuốn
sach “Giới tính thứ hai” (“
”) xuất bản năm 1949 của nhà The Second Sex hiện
sinh Pháp Simone de Beauvoir (1908-1986). Là nhà hiện sinh chủ nghĩa, bà
chấp nhận châm ngôn mang tính mệnh lệnh rằng tồn tại có trước bản chất, và
rằng người ta không sinh ra là đàn bà mà là trở thành đàn bà. Tuy nhiên, chủ
nghĩa hiện sinh nữ quyền của bà trong Giới tính thứ hai lại yêu cầu phải có
một cuộc cách mạng về phương diện đạo đức. Simone coi sự thiếu vắng nhận
thức ở tầm triết học về bản chất lịch sử, cụ thể là về sự áp bức phụ nữ là vấn
đề phải tập trung giải quyết.
○ Một nhà nữ quyền khác cũng rất có ảnh hưởng là Betty Freidan, trong cuốn
ẩn nữ giới của mình xuất bản năm 1963 đã phê phán tư tưởng cho rằng phụ ữn
chỉ có thể thực hiện những việc như chăm trẻ và làm việc nhà. Trên thực tế,
giai đoạn làn sóng thứ hai đã chứng kiến những sự tiến bộ trong giáo dục cho
phụ nữ và triển vọng sự nghiệp của họ. Thời kỳ này những nhà tư tưởng nữ
quyền cho rằng đích đến cuối cùng của pháp luật là thủ tiêu sự phân biệt đối
xử tại nơi làm việc, trong đó có cả Tu chính luật về quyền bình đẳng của Mỹ năm 1972.
○ Liên quan đến triết học nữ quyền người ta cũng thường nhắc đến việc phụ nữ
tham dự vào triết học, Về vấn đề này đã có rất nhiều phụ nữ tham dự vào triết
học trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, cho đến tận thế kỷ XX và XXI,
hầu như không có nhà triết học nữ nào đưa ra được những đánh giá triết học
của mình trên lập trường và theo mô thức triết học kiểu phương Tây truyền thống. ● Về chức năng:
○ Triết học nữ quyền khảo cứu xem những thiên kiến chống lại phụ nữ và những
giả định về giới được thể hiện ra trong triết học như thế nào. Những khảo cứu
này dựa trên các chuẩn tắc của triết học nào, triết học truyền thống hay triết
học đương thời. Những phê phán của triết học nữ quyền nhìn chung không
phải là các phê phán của chủ nghĩa nữ quyền với tư cách một phong trào chính
trị hay văn hóa, mà là những khẳng định triết học được đưa ra dưới tiêu đề
“triết học nữ quyền”.
○ Triết học nữ quyền đưa ra các khái niệm triết học và các lý luận nhằm kết nối
những khẳng định của nó với quan điểm chính trị nữ quyền.
○ Triết học nữ quyền tập trung phân tích từ phương diện triết học các khái niệm
như chủng tộc, trạng thái kinh tế - xã hội, giới, tính dục, khả năng, tôn giáo,...
Các khái niệm này được sử dụng rất rộng rãi và được lý thuyết hóa trong
phạm vi các lý thuyết nữ quyền
■ Như vậy, có thể thấy, vấn đề trung tâm của mọi lý thuyết nữ quyền
cũng như triết học nữ quyền là kêu gọi phải xóa bỏ bất bình đẳng giới.
Tuy nhiên, mỗi lý thuyết lại có những quan điểm, biện pháp, hình thức thực hiện khác nhau
Ngày nay, chủ nghĩa nữ quyền nói chung và triết học nữ quyền nói riêng đang phát
triển theo chiều sâu, hướng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh từ cuộc
sống, không phải chỉ của một nhóm phụ nữ nhất định mà của nhiều nhóm phụ nữ
thuộc nhiều quốc gia, dân tộc với những bản sắc khác nhau. Các lý luận này không
chỉ thuần túy bàn về chính trị - xã hội mà còn đề cập đến nhiều vấn đề căn cốt khác,
như sinh thái, hay các vấn đề liên quan tới giới tính, bản năng giới,... Những nghiên
cứu đó cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chiến lược nhằm nâng cao vai trò, vị thế
và giải phóng phụ nữ của tổ chức lớn nhất thế giới - Liên hợp quốc. Các quyền của
phụ nữ giờ đây không chỉ đưuọc nhìn nhận như là quyền của một cá nhân, của một
tồn tại người nói chung, mà là quyền dựa trên cơ sở sự khác biệt.
● Theo Nancy Fraser, tự do, bình đẳng, đoàn kết là những giá trị cốt lõi
của một xã hội công bằng. Trong đó không chỉ là công bằng, bình đẳng
giữa nam và nữ. Một xã hội công bằng là nơi mà vấn đề bình đẳng
giưới được đảm bảo. Bà cho rằng “trên bình diện lý thuyết, cần phải
đưa ra một quan niệm về công bằng hai chiều cạnh có khả năng kết
hợp hài hòa những đòi hỏi chính đáng về bình đẳng xã hội với các yêu
cầu chính đáng về việc thừa nhận sự khác biệt”
● Cũng theo Nancy, công bằng đòi hỏi một chiến lược đa chiều cạnh:
Tuy rằng việc loại trừ về xã hội phần lớn là do điều kiện đảm bảo vật
chất bật lợi của họ, nhưng các nghiên cứu thực nghiệm luôn xác nhận
rặng sự tôn trọng và công nhận của xã hội, tức địa vị xã hội, cũng là
vấn đề đáng kể đói với những người bị ảnh hưởng.
○ Nhìn chung quan điểm của Nancy là những gợi ý khi xem xet
công bằng và bình đẳng giưới. Theo đó, cần phải có những
nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp xã định mức độc bất bình
đẳng, bất công xã hội giữa hai giới. Về vấn đề này, các phép đo
lường bất bình đẳng hiện đang áp dụng chính là sự hiện thực
hóa những ngueyen tắc, quan điểm được đề xuất ở đây
6. Nhận thức mới của trí thức Việt Nam về vấn đề nữ quyền trong đầu thế kỷ 20
Những người khởi xướng vấn đề quyền của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam và cất lời
bênh vực họ là những trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong đó, tiêu biểu là những tên tuổi:
Đặng Văn Bảy, Phan Bội Châu, Trần Thiện Tỵ, Bùi Thế Phúc,... Để thể hiện tư tưởng, quan
điểm của mình về quyền của người phụ nữ trong xã hội, những trí thức Việt Nam đầu thế kỉ
XX đã viết và cho in những tập sách nhằm phổ biến rộng khắp trong xã hội.
Đặng Văn Bảy (1903-1983), gồm là giáo viên tỉnh Vĩnh Long- Việt Nam. Ông được biết tới
là người đầu tiên công bố công trình nghiên cứu về vấn đề quyền phụ nữ và quyền bình đẳng
nam nữ ở Việt Nam. Với nhan đề “Nam nữ bình quyền”, cuốn chuyên khảo này của Đặng
Văn Bảy được hoàn thành năm 1927, hoàn thành cuốn sách này vào năm 1927, cuốn sách
gồm 6 chương: Chương 1: Công lí và nhơn đạo; Chương 2: Gia đình khảo lược; Chương 3:
Nữ lưu giáo dục sơ lược; Chương 4: Bàn về chữ trinh; Chương 5: Hôn nhân; Chương 6: Đạo
vợ chồng. Nội dung cuốn sách chuyên khảo này của Đặng Văn Bảy tập trung là sáng tỏ vấn
đề về tình trạng bất bình đẳng giới, ông lên tiếng dành cho người phụ nữ quyền bình đẳng so
với nam giới: “Tôi đề xướng nam nữ bình quyền là do thấy phần nhiều đàn bà con gá bị chê
bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con trai lại quá tự do. Phép công bình là đôi bên phải đồng, không
khinh không trọng, không thấp không cao.” [Đặng Văn Bảy, Nam nữ bình quyền, 1928, Sách
lưu tại Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội].
Sau Đặng Văn Bảy hai năm, tức năm 1929, Phan Bội Châu (1867 – 1940) công bố tác phẩm
của mình về cùng vấn đề quyền của người phụ nữ Việt Nam, cuốn sách của ông mang tên:
Vấn đề phụ nữ. Phan Bội Châu vốn là người học rộng, là thủ lĩnh của phong trào Đông Du.
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đi tới nhiều quốc gia trong
khu vực, được tiếp xúc với nhiều trào lưu văn hóa duy tân, ông đã nhận thấy điểm tiến bộ
của văn hóa Phương Tây qua tấm gương Nhật Bản, đó là cơ sở sớm hình thành trong ông cái
nhìn tiến bộ về phụ nữ và kêu gọi phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc.
Trong nhận thức về quyền của người phụ nữ Việt Nam, điểm khác biệt của Pham Bội Châu
với những trí thức khác là: “Nữ quyền nghĩa là quyền đàn bà con gái cũng như nam quyền
nghĩa là quyền người con trai, nhưng xét cho gốc chân lí, thăm cho đến nguồn triết học, thời
nữ quyền với nam quyền tất cả thu nạp trong hai chữ nhân quyền, nghĩa là quyền của người,
mà cũng là quyền làm người” [Phan Bội Châu, Vấn đề phụ nữ, Tân dân thư xã, 1929, tr.8-
10]. Phan Bội Châu đã đặt vấn đề nữ quyền trong phạm trù chung về quyền con người. Đồng
thời, khác với nhiều trí thức nho học Việt Nam luôn khư khư một mực cho rằng: Việc kinh
bang tế thế, việc của Tổ quốc, việc của xã hội là của đàn ông. Đàn bà là phận yếu đuối quần
thoa không thể lo liệu được, Phan Bội Châu đã đề xuất chủ trương vận động phụ nữ. Nội
dung chủ trương vận động phụ nữ của ông gồm bốn điểm:
1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ;
2. Liên kết đoàn thể phụ nữ
3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ
4. Nâng cao địa vị của phụ nữ
Những quan điểm và tư tưởng của Phan Bội Châu thể hiện ra trong cuốn Vấn đề phụ nữ cho
thấy tính mới, tính thức thời của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp cận luồn tư tưởng tiến
bộ của phương Tây, của đất nước Pháp.
Cùng Đặng Văn Bảy, cùng Phan Bội Châu, thì Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc- những trí
thức đầu thế kỉ XX, cũng góp bàn về vấn đề quyền của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc cùng biên soạn cuốn Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam. Hai ông đã
cho xuất bản cuồn sách này vào năm 1932. Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam gồm 7 chương.
Chương 1: Địa vị của người phụ nữ ở Hy Lạp – La mã, Ấn Độ và Trung Hoa; Chương 2: Địa
vị đàn bà ở châu Âu bấy giờ; Chương 3: Địa vị đàn bà Việt Nam; Chương 4: Vấn đề hôn
nhân cha mẹ nên nghe ý kiến con cái; Chương 5: Vấn đề phụ nữ giáo dục; Chương 6: Vấn đề
phụ nữ chức nghiệp; Chương 7: Kết luận.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chính quyền bảo hộ Pháp cải cách giáo dục.
Theo quy định mới đặt ra, phụ nữ được theo học tại các trường Pháp – Việt. Tại các làng quê,
các em gái cũng được đi học. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, phụ nữ chính
thức được tới trường học tập. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và những trí thức trong
nhà trường Pháp – Việt đã làm hình thành nên tầng lớp nữ sinh Tây học. Thực tiễn này đã
khiến những trí thức Việt Nam quan tâm, xem xét và nhìn nhận lại xã hội Việt Nam đã từng
tồn tại ngay trước đó. Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc cũng nêu lên suy nghĩ của mình: “Xưa
kia phụ nữ chỉ biết có bổn phận của mình mà thôi, và cho sự làm vẹn bổn phận là cái danh dự
tối cao của mình ! Cái mục đích duy nhất trong đời là sao cho tròn các bổn phận ấy: Bổn
phận đối với cha mẹ, bổn phận đối với chồng con, bổn phận đối với ông bà nội ngoại,... Ngày
nay không như thế nữa, theo ngọn gió Tân trào người đàn bà An Nam đã đổi mới. Bắt chước
chị em Âu Mỹ chị em chẳng kể chi buổi quá vãng, ầm ầm cổ động nữ quyền.”[Trần Thiện Tỵ
và Bùi Thế Phúc, Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, 1932, tr.64].
7. Ứng dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền trong trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Câu hỏi đầu tiên đặt ra đối với khá nhiều nhà nghiên cứu là lí thuyết pháp lí nữ quyền nói
riêng, lí thuyết nữ quyền nói chung liệu có còn “đất dụng võ” khi bối cảnh xã hội đã thay đổi
rất nhiều kể từ thời điểm đầu tiên xuất hiện lí thuyết này? Sự hoài nghi này là có cơ sở bởi
thành quả của nhiều cuộc cách mạng đã làm hài lòng đa số người, cụ thể như là sự chấm dứt
của chế độ phong kiến, giải phóng phụ nữ cùng với việc nâng cao vai trò của người phụ nữ
trong xã hội. Phụ nữ ngày nay có quyền được học tập, có quyền được hoạt động nghề nghiệp,
có quyền sở hữu tài sản... như nam giới. Vậy thực tiễn này có làm chấm dứt sự tồn tại của lí
thuyết pháp lí nữ quyền hay nói cách khác, việc vận dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền vào
nghiên cứu trong thực tiễn bối cảnh pháp lí hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung liệu có còn cần thiết?
Câu trả lời có thể được nhìn nhận qua thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật, ở Việt Nam,
Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng đặt ra các chính sách và các quy định của pháp luật để
bảo vệ phụ nữ. Chừng nào còn cần phải kêu gọi việc tôn trọng nữ quyền thì chừng đó bình
đẳng giới hay quyền phụ nữ còn chưa thật sự được tôn trọng. Hay nói cách khác, bản chất của
việc yêu cầu có sự tôn trọng quyền của phụ nữ hay cần bảo vệ phụ nữ đã hàm chứa trong
mình sự bất bình đẳng về giới. Một khi sự bình đẳng giới thực sự đã được công nhận và phổ
biến trong xã hội thì việc yêu cầu ghi nhận và thực thi nó sẽ không còn cần thiết. Như vậy,
câu hỏi về sự cần thiết của sự tồn tại lí thuyết pháp lí nữ quyền trong nghiên cứu pháp luật đã
được chứng minh, chúng ta sẽ tiếp tục cần phải dùng đến lí thuyết này cho đến khi nào bình
đẳng giới thật sự là điều hiển nhiên tồn tại trong xã hội mà không cần có bất kì sự kêu gọi hay
áp đặt nào từ chính sách và cả pháp luật.
● Tuy nhiên, câu hỏi về hiệu quả cua việc ghi nhận cũng là vấn đề cần lưu tâm. Lấy ví
dụ về nguyên tắc áp dụng trong giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ, chồng khi li hôn
được ghi nhận tại khoản 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: "Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mát năng lực
hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không cỏ tài sản đế tự nuôi mình
Nguyên tắc này được hiểu là việc giải quyết tài sản của vợ, chồng khi li hôn bao gồm
cả việc xác định tài sản riêng mà đặc biệt là chia tài sản chung phải tính đến việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ. Quy định này thường được xã hội cho rằng
đó là sự “ưu ái” cho phụ nữ khi giải quyết tài sản vợ chồng khi li hôn và rằng khi ưu
ái dành cho phụ nữ như vậy thì phần chia cho người phự nữ sẽ có sự khác biệt so với
nam giới. Thực tế đây là cách hiểu sai lầm, quy định của pháp luật chỉ yêu cầu thẩm
phán, trong quá trình giải quyết tài sản khi li hôn, “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”
của người vợ, có nghĩa là có các quyền và lợi ích nàođược ghi nhận bởi pháp luật
(hợp pháp) thì cần phải được đảm bảo thực thi trong thực tiễn. Hay nói cách khác, nhà
làm luật đang yêu cầu người áp dụng luật tôn trọng pháp luật. Đây có thể được xem
như là minh chứng cho việc trong bối cảnh pháp lí hiện nay ở Việt Nam, quyền của
người phụ nữ vẫn còn là vấn đề đòi hỏi nhiều nồ lực để ghi nhận và thực thi.
● Lấy lại ví dụ nêu trên trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về
nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong việc giải quyết
tài sản khi li hôn. Trên thực tế, để nhận diện như thế nào là các quyền, lợi ích hợp
pháp của người vợ cần căn cứ vào các quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
Các quy định này khá chung chung và hiện tại quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được
ghi nhận là ‘‘vợ, chồng bình đắng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy
định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan ” (Điều 17 Luật Hôn
nhân và gia đinh năm 2014). Như vậy, có thể nhận thấy hai vấn đề với thực trạng này:
một là thực tế pháp luật hôn nhân và gia đình chưa ghi nhận bất kì sự đối xử đặc biệt
nào đối với người phụ nữ so với đàn ông; hai là ngay bên cạnh quy định ghi nhận sự
bình đẳng là yêu cầu phải tôn trọng sự bình đẳng này. Thực trạng này gián tiếp chứng
minh một kiêu nữ quyền hình thức tồn tại trong tình huống pháp lí cụ thể này. Điều
này càng củng cố cho nhận định rằng việc ứng dụng lí thuyết pháp lí nữ quyền trong
nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật trong bối cảnh hiện tại vần tiếp tục
cần thiết, để nữ quyền là thực chất chứ không phải nữ quyền hình thức.
● Chính sách của nhà nước có tác dụng định hình pháp luật, hay nói cách khác, pháp
luật được ban hành trên cơ sở cụ thể hoá chính sách của nhà nước. Việc thực thi nghĩa
vụ quân sự theo quan điểm của tác giả là một ví dụ như vậy. Tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ
quân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: “1. Công dân nam trong
độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhãn
dân. 2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.” Theo quy định này, phục vụ
nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của nam giới và là quyền của nữ giới. Quy định thể hiện
giả định của pháp luật rằng thể lực của phụ nữ nhìn chung là chưa thật sự thích hợp
cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Quy định này có thể là chưa thực sự
hợp lí từ góc độ bình đẳng giới. Thứ nhất, thực tế trong những giai đoạn kháng chiến,
phụ nữ Việt Nam hoàn toàn không hề thua kém nam giới trong việc chiến đấu chống
giặc; do đó, lí do thể lực có thể phần nào không thuyết phục. Thứ hai, bất kể thời bình
hay thời chiến, bên cạnh nhiệm vụ chiến đầu, phụ nữ có thể thực hiện nhiều hoạt động
chuyên môn, sản xuất một cách xuất sắc. Thứ ba, thông lệ quốc tế cũng thể hiện rằng
ngày càng có nhiều quốc gia đã ghi nhận nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với phụ nữ;
các quốc gia này có thể kể đến như Na Uy, Thụy Điển, Trung Quổc, Eritrea, Israel,
Libya, Malaysia, Triều Tiên, Peru, Đài Loan… Tham khảo
1. Chủ nghĩa quân bình: https://plato.stanford.edu/entries/egalitarianism/
2. Chủ nghĩa nữ quyền: https://www.philosophybasics.com/branch_feminism.html
3. Nguyễn Thị Lan Hương (2017), Đôi nét về chủ nghĩa nữ quyền và triết học nữ
quyền trong thế giới đương đại, Triết học, số 4(311):
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/60396_10520181513 70_2017_CVv230S42017047.pdf
4. A Vindication of the Rights of Woman: https://www.bl.uk/collection-
items/mary-wollstonecraft-a-vindication-of-the-rights-of-woman
5. Different feminism (mục 2):
https://genderedinnovations.stanford.edu/terms/feminism.html
6. Đoàn Thị Phương Diệp và Đoàn Thanh Hải (2022), Lý thuyết pháp lý nữ quyền
– nhận thức và vận dụng trong xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Luật học, số 7 (mục 3):
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/349908/CVv209S7 2022025.pdf
7. Lịch sử phong trào nữ quyền thế giới: https://phunuvietnam.vn/lich-su-phong-trao-nu-
quyen-the-gioi-7285.htm#:~:text=Do%20%C4%91%C3%B3%2C%20phong%20tr
%C3%A0o%20n%E1%BB%AF,cho%20nh%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i%20ti %E1%BA%BFn%20b%E1%BB%99.
8. Nhận thức mới của trí thức Việt Nam về vấn đề nữ quyền trong đầu thế kỷ 20:
http://congdoan.hnue.edu.vn/Chuy%C3%AAn-%C4%90%E1%BB%81/N%E1%BB
%AF-c%C3%B4ng-B%C3%ACnh-%C4%91%E1%BA%B3ng-gi%E1%BB
%9Bi/p/Nhan-thuc-moi-cua-tri-thuc-Viet-Nam-ve-van-de-nu-quyen-trong-dau-the-ky- 20-9589
9. CÁC PHONG TRÀO NỮ QUYỀN TRÊN THẾ GIỚI: https://phunuquandoi.vn/cac-
phong-trao-nu-quyen-tren-the-gioi