-
Thông tin
-
Hỏi đáp
tài liệu chương 2 Pháp luật đại cương | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Bản chất của giai cấp còn đúng với các Nhà nước hiện đại vì 琀nh giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì Nhà nước nào, tuy nhiên mức độ thể hiện trong mỗi kiểu Nhà nước và trong mỗi Nhà nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
LLNN và Pháp Luật 5 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
tài liệu chương 2 Pháp luật đại cương | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Bản chất của giai cấp còn đúng với các Nhà nước hiện đại vì 琀nh giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì Nhà nước nào, tuy nhiên mức độ thể hiện trong mỗi kiểu Nhà nước và trong mỗi Nhà nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: LLNN và Pháp Luật 5 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Chương 2:
Câu 1: Nội dung của tính giai cấp là gì? Bản chất của giai cấp còn đúng với các Nhà nước hiện đại không?
- Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén để
thực hiện sự thống trị, duy trì trật tự xã hội
- Sự thống trị giai cấp được thể hiện trên ba phương diện: Kinh tế, chính trị, tư tưởng
Bản chất của giai cấp còn đúng với các Nhà nước hiện đại vì tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì
Nhà nước nào, tuy nhiên mức độ thể hiện trong mỗi kiểu Nhà nước và trong mỗi Nhà nước cụ thể lại rất
khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tương quan lực lượng của các giai tầng trong xã hội.
Câu 2: Nội dung tính xã hội của Nhà nước? Mức độ thể hiện tính xã hội ở các nhà nước có giống nhau hay không?
- Nhà nước ngoài bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước còn đảm bảo lợi ích của các
giai tầng khác trong xã hội
- Nhà nước thực hiện các công việc chung của xã hội ( xây dựng các công trình phúc lợi, trường
học, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh…)
- Mức độ thể hiện tính xã hội ở các Nhà nước là hoàn toàn khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố,
điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Câu 3: Khái niệm Nhà nước? Đặc trưng nhà nước là gì ?
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và
quản lý xã hội nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp c
Câu 4: Chức năng của Nhà nước là gì? Phân loại chức năng Nhà nước? Mối liên hệ giữa chức năng đối
nội và chức năng đối ngoại?
- Khái niệm: Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước
nhằm để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước
- Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong phạm vi nội bộ đất nước
Chức năng cơ bản của chức năng đối nội:
+, Một là, chức năng chính trị
+, Hai là, chức năng kinh tế
+, Ba là, chức năng xã hội
+, Bốn là, chức năng bảo đảm trật tự pháp luật và pháp chế
- Chức năng đối ngoại: là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ quốc tế +, Chức năng quốc phòng
+, Hợp tác vấn đề chung
+, Thiết lập quan hệ bang giao
- Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau, trong
đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đến chức năng đối ngoại
Câu 5: Nêu khái niệm bộ máy Nhà nước? Đặc điểm của bộ máy Nhà nước
- Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương, được tổ chức theo
những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ, chức năng cơ bản của Nhà nước - Đặc điểm:
+, Một là, bộ máy nhà nước gồm nhiều cơ quan Nhà nước: Sẽ không có bộ máy Nhà nước nào
mà chỉ có một cơ quan Nhà nước. Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy Nhà
nước. Đó là một tổ chức mang tính quyền lực Nhà nước được thành lập trên cơ sở pháp luật và
được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ Nhà nước trong phạm vi nhất định
+, Hai là, bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất:
Nguyên tắc này đóng vai trò đảm bảo cho hoạt động bộ máy Nhà nước được thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả
+, Ba là, bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà
nước: Để thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của mình thì Nhà nước phải thành lập ra các
cơ quan Nhà nước và giao cho chúng những nhiệm vụ, quyền hạn với chức năng nhất định. Các
cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã góp phần thực hiện nhiệm
vụ, chức năng của Nhà nước
Câu 6: Nêu chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCNVN?
- Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về tay nhân dân
- Thực hiện quyền lực trực tiếp: Dân chủ trực tiếp ( bầu cử, tham gia trực tiếp vào họa động Nhà
nước thông qua góp ý, xây dựng luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước bằng quyền trưng cầu ý dân )
- Thực hiện quyền lực gián tiếp: Dân chủ đại diện ( Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của
mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp )
Câu 7: Bản chất Nhà nước CHXHCNVN
- Một là, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
+, Có một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, trong đó Hiến pháp, pháp luật có vị trí tối
thượng trong hệ thống pháp luật
+, Quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quan
trọng trong các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
+, Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, giữa Nhà nước với công dân có mối
quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ
+, Quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
- Hai là, nhà Nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước thống nhất của nhiều dân tộc
- Ba là, Nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn
minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Chương 4: 1. LUẬT HÌNH SỰ:
- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà Nhà nước quy định là tội phạm
- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là: quyền uy
- Tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự bảo vệ
- Dấu hiệu nhận biết tội phạm:
+, Một là, tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu đầu tiên, cơ bản và quan
trọng nhất để xác định tội phạm. Nếu chỉ là hành vi trái pháp luật thông thường hay không hoặc
chưa đủ mức nguy hiểm cho xã hội thì không được xem là hành vi phạm tội
Hai là, chủ thể phải có lỗi: Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi ấy. Lỗi có thể và cố ý hay vô ý. Dù có nguy hiểm cao cho
xã hội và được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chủ thể thực hiện hành vi chứng minh được
mình không có lỗi thì không bị coi là tội phạm
+, Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Nếu chỉ là một hành vi trái pháp luật thông thường
hoặc chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội thì hành vi đó chưa phải là tội phạm
+, Chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi: Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả hành vi đó gây ra. Nhưng nếu hành vi đó là nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự mà người thực hiện nó chứng mình được mình
không có lỗi thì người đó không phải tội phạm
+,Phải được quy định trong Bộ luật hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội tới đâu mà chưa
được quy định trong Bộ luật hình sự thì không được coi là tội phạm
+, Tính chịu hình phat: Hình phạt là loại hình trách nhiệm pháp lý cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước chỉ áp dụng cho tội phạm, các loại vi phạm pháp luật khác không áp dụng chế tài này Cấu thành tội phạm:
- Khái niệm: Tổng hợp dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy
định trong luật hình sự và là căn cứ để định tội danh. - Yếu tố cấu thành:
+, Khách thể của tội phạm: là quan hệ được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại thông
qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định nào đó
+, Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, gồm những dấu
hiệu cơ bản: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả. Ngoài ra có các dấu hiệu khác như: phương thức, thủ đoạn, công cụ,
thời gian, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội
+, Mặt chủ quan: là toàn bộ biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: mục đích, động cơ và lỗi
+, Chủ thể: là cá nhân hay pháp nhân