Tài liệu Chương 2: Văn hóa Việt Nam - Giao lưu và hội nhập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu Chương 2: Văn hóa Việt Nam - Giao lưu và hội nhập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu

Thông tin:
11 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu Chương 2: Văn hóa Việt Nam - Giao lưu và hội nhập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu Chương 2: Văn hóa Việt Nam - Giao lưu và hội nhập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

106 53 lượt tải Tải xuống
Chương 3
VĂN HÓA VIỆT NAM - GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
3.1. Quá trình giao lưu văn hoá trong văn hóa Việt Nam
Giao lưu văn hóa quy luật vận động phát triển tất yếu của văn hóa đời
sống, một nhu cầu tự nhiên của con người. Trong quá trình phát triển, mỗi cộng đồng
người luôn nhu cầu học hỏi, tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu
có thêm văn hóa truyền thống. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Việt Nam nằm trên “ngãđường của các nền văn minh”, mang trong mình
tầng văn hóa Đông Nam Á, trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, và sau này thêm cả văn hóa Nga, Đông Âu, Mỹ... Do đó, sự
ra đời phát triển của văn hóa Việt Nam kết quả của quá trình giao lưu các cấp
độ: khu vực, châu lục và toàn cầu. Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa
Việt Nam, thể hiện năng lực tiếp biến văn hóa tài tình trong hoàn cảnh bị áp đặt
hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành
phương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu phát triển mạnh
mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền
độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng lớn. Có thể nói
đến các cuộc giao lưu lớn sau trong lịch sử văn hóa của Việt Nam:
3.1.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Đông Nam Á
Từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm"Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ
chính trị thế giới để chỉ một khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan
trọng đặc biệt về địa chính trị. Trước Thế chiến thứ hai, phần Đông Nam Á lục địa
ngày nay được gọi là Indo-China (Đông Dương), còn phần Đông Nam Á hải đảo được
gọi thế giới Lai. Ngày nay, khái niệm Đông Nam Á vừa được sử dụng để gọi
một khu vực địa lý hành chính, vừa để chỉ một khu vực văn hóa-tộc người.
Về Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunây,khu vực địa hành chính,
Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malayxia, Myanma, Philíppin, Singapo, Thái Lan, Timor
Leste, và Việt Nam; với dân số khoảng 600 triệu người. Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967. Lúc mới đầu 5 thành viên là: Indonesia, Thái lan, Philippine,
Singapore, Malaysia. Tiếp sau, các quốc gia khác gia nhập Hiệp hội trong các thời
gian khác nhau: Bruney (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), Cambodia
(1999). Tháng 11 năm 2007 các thành viên đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật
quản bên trong các thành viên ASEAN biến ASEAN thành một thực thể pháp
luật quốc tế. Ngày nay, trở thành một cộng đồng kinh tế quan trọng của thếASEAN
giới.
Theo Đông Nam Á được quan niệm rộng hơn. Ngoài khuvăn hóa tộc người,
vực 11 nước như vừa trình bày trên đây, còn bao gồm cả dải đất kéo dài từ Đài
Loan, qua nam Trung Quốc (phía nam sông Dương Tử), vùng đông-bắc nam Ấn
Độ. Nói chung toàn bộ khu vực bị chi phối bởi chế độ thời tiết khí hậu nhiệt đới,
gió mùa của châu Á.
Theo phần lớn các nhà sử học, Việt Nam thuộc một cộng đồng văn hoá khá
rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công
nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông
Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời
trong khu vực,những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của
văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam)
nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản
địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với
nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý,
chủng tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn cộng đồng
đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc thiên tai (lụt sông Hồng).... Đây cũng
thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng
liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên
thuỷ phát triển thành dân tộc.
Nhìn vào bản đồ khu vực ngày nay, ta thấy Việt Nam ở vào vị trí địa lí rất thuận
lợi cho việc giao lưu với các vùng miền trong ngoài khu vực qua các đường giao
thông thủy, bộ, ven biển vượt biển. Chính vị trí tưởng này khiến văn hóa Việt
Nam đã sự giao lưu rất sớm với văn hoá Đông Nam Á nhiều lĩnh vực như: nghề
trồng lúa nước; các lễ hội gắn với nông nghiệp; kĩ thuật đúc đồng, luyện kim; văn học
nghệ thuật; giao thông đường thuỷ…
Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Do đó, các hoạt động giao lưu văn hoá với các nước Đông Nam Á
ngày càng toàn diện hơn.
3.1.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Trung Hoa
Văn hoá Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất sớm vàảnh hưởng sâu sắc
trên nhiều phương diện, vì các lí do: Trung Hoa là nền văn hoá lớn của khu vực, có bề
dày lịch sử; là nước láng giềng có vị trí cận kề Việt Nam; Việt Nam bị Trung Hoa xâm
lược từ sớm, cai trị lâu dài. Quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa đối
với văn hóa Việt Nam diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức giao lưu tự
nguyện.
Giao lưu cưỡng bức xảy ra vào những giai đoạn lịch sử người Việt bị xâm
lược, bị đô hộ: từ thế kỉ I đến thế kỉ X (thời Bắc thuộc) từ 1407- 1427 (thời Minh
thuộc). Suốt thời Bắc thuộc, nhà Hán thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn
hóa của cư dân bản địa Việt. Tiếp đó, nhà Minh lại thực hiện nhiều chính sách tàn bạo
nhằm đồng hóa văn hóa Việt. Chắc chắn, những thời lịch s đầy cam go thử
thách này, người Việt đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để bảo vệ bản sắc văn
hóa dân tộc.
Giao lưu tự nguyện với văn hóa Trung Hoa chủ yếu diễn ra những giai đoạn
hòa bình dưới các triều đại phong kiến, nhằm mục đích phát triển kinh tế, hội, văn
hóa... tưởng Nho giáo ảnh hưởng đến đời sống người Việt rất sâu sắc trên nhiều
lĩnh vực:
- Về thể chế chính trị thời phong kiến, đạo đức xã hội: chịu ảnh hưởng của Nho
gia với những chuẩn mực “tam cương, ngũ thường”…
- Về tôn giáo đời sống tâm linh: người Việt hấp thụ từ văn hóa Trung Hoa
các tôn giáo lớn như Đạo giáo, triết lí âm dương ngũ hành…
- Về ngôn ngữ: các từ ngữ Hán Việt chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngôn ngữ
người Việt; chữ Nôm cũng được sáng tạo trên cơ sở hình thức văn tự chữ Hán.
- Về kiến trúc, ăn, mặc, một số thuật canh tác nông nghiệp, người Việt
cũng thừa hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
thể nói, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Việt Nam từ
lĩnh vực vật chất đến tinh thần, đặc biệt tình cảm lối duy, ứng xử dưới thời
trung đại. Người Việt đã tiếp nhận cải biến những yếu tố văn hóa ngoại sinh nhằm
thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc.
3.1.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Ấn Độ
Với vị thế là trung tâm của Đông Nam Á tiền sử, nằm trên các ngả đường giao
thông thủy bộ ven biển thuận tiện, cư dân Việt cổ đã sớm có những cuộc giao lưu tiếp
xúc với các vùng đất phía Nam và phía Tây, trong đó có Ấn Độ.
Nếu giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa tồn tại cả hai trạng thái:
giao lưu cưỡng bức giao lưu tự nguyện, thì giao lưu văn hóa trong quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ giao lưu văn hóa tự nguyện. Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với
Ấn Độ diễn ra khá sớm, khoảng đầu thế kỉ thứ II khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào
nước ta. Và các yếu tố văn hoá Ấn Độ khi giao lưu với văn hóa Việt Nam đối với các
vùng, miền khác nhau cũng có sự khác nhau.
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất miền Bắc, sau đó đến miền
Trung, rồi miền Nam. Sở dĩ Phật giáo sớm đượcdân Việt chấp nhận rộng rãi, vì đã
được truyền vào đất Việt qua những nhà tu hành- sứ giả của hòa bình không
phải bằng con đường xâm lược, cưỡng bức. Tư tưởng lớn của đạo Phật là “từ bi hỉ xả”
rất phù hợp với hiếu hòa, nhân ái, thương yêu con người… đã được người Việt thích
ứng tiếp biến để làm giàu phong phú thêm văn hóa bản địa. Nơi nhà sư tu
hành thường không phải chốn hang sâu rừng thẳm, ngay giữa xóm làng (Đất
vua, chùa làng, phong cảnh Bụt). Về một phương diện nhất định, chùa làng đã thay
thế cho “ngôi nhà chung” trong đời sống cộng đồng: sân chùa, vườn chùa… nơi tụ
hội, nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo dân làng, không phân biệt tuổi tác, địa vị…
làm sống lại không khí “dân chủ bình đẳng nguyên thủy”. Ngày nay, Phật giáo phát
triển mạnh mẽ, trở thành tôn giáo lớn nhất ở nước ta.
Văn hóa Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa
Chămpa với những biểu hiện: kiến trúc, điêu khắc, tập quán, tín ngưỡng…
3.1.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá phương Tây
Giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với phương Tây diễn ra khoảng thế kỉ XVI,
thông qua hoạt động thương mại truyền giáo của người Bồ Đào Nha Pháp,
nhưng thực sự được tính từ mốc thời gian 1858, khi Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc
gặp gỡ giữa văn hóa Việt Nam và văn hoá Pháp là cuộc gặp gỡ giữa phương Đông với
phương Tây, giữa văn hoá nông nghiệp với văn hoá công nghiệp. Tính chất giao lưu
văn hóa thời này cả hai dạng: cưỡng bức, áp đặt tiếp nhận một cách tự
nguyện.
Về phương diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng nhất của văn hóa phương Tây
đối với văn hóa Việt Nam sự phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông: điện, nước,
xi măng, chế biến nông lâm sản, xây dựng, kiến trúc, hệ thống đường bộ, đường sắt…
Về phương diện văn hoá tinh thần là sự xuất hiện văn tự - ngôn ngữ, báo chí, văn học-
nghệ thuật, khoa học- giáo dục, tư tưởng, tôn giáo…
Nhìn chung, cuộc giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra bước
ngoặt lớn đối với văn hóa Việt Nam. Từ đây văn hóa Việt Nam đi vào vòng quay của
văn minh phương Tây giai đoạn công nghiệp, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa đất nước.
Kết quả là văn hóa Việt Nam có thay đổi diện mạo nhưng không hề làm mất đi bản sắc
dân tộc.
3.1.5. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Nga và các nước XHCN
Tiếp xúc văn hoá Việt - Nga đã được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ trước năm
1945, khi Nguyễn Ái Quốc những người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến học tập
tại Đại học phương Đông Moskva (1923 - 1930) tiếp thu tưởng yêu nước, giải
phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhiều bản dịch văn học Nga đã xuất hiện từ
trước Cách mạng tháng Tám qua Pháp văn Trung văn như của M.Gorki,Người mẹ
Anna Karenina của L.Tolstoi, của Dostoievski...Năm đêm trắng
Trong nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi Liên tan
vỡ, giao lưu văn hóa Việt - Nga dòng chủ lưu, quan trọng nhất trong các mối giao
lưu văn hóa với các nước anh em trong hệ thống XHCN.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai
đoạn lịch sử sự tiếp nhận theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra
nhiều lĩnh vực với các hình thức nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu,
mỹ thuật, giáo dục, đào tạo, xuất bản…
Sau khi Liên tan rã, sự hợp tác giữa hai nước gặp khó khăn. Giao lưu văn
hóa thế không tránh khỏi tình trạng chìm lắng, ngưng trệ. Tuy nhiên, bước sang thế
kỷ mới, quan hệ giữa hai nước đã được khôi phục trở lại. Hiện nay, Nga đang tích cực
đẩy mạnh đầu tại Việt Nam khẳng định vị trí đối tác chiến lược với Việt Nam.
Các hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa đã được phát huy trở lại. Liên tục từ năm 2001
đến năm 2008, việc tổ chức thành công "Những ngày văn hóa Nga", "Những ngày
Matxcơva Nội", "Tuần lễ phim Nga" tại Việt Nam, "Những ngày Nội
Matxcơva", "Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nga… đã góp phần tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến đông đảo nhân dân
Nga.
Cùng với Nga, Việt Nam còn tích cực giao lưu văn hoá với các nước xã hội chủ
nghĩa. Việc giao lưu này đã làm tăng thêm tình hữu nghị, đóng vai trò quan trọng trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.6. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá toàn nhân loại
Từ sau năm 1986, nước ta nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, đổi mới
phát triển, phá thế bao vây, cấm vận để hội nhập với khu vực thế giới… Trong
bối cảnh đó, văn hóa dân tộc cũng chịu nhiều tác động và có những thay đổi lớn so với
các giai đoạn trước.
Trước hết, sự tiến bộ của các ngành khoa học thuật, đặc biệt sự bùng nổ
của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa các sản phẩm văn hóa Việt Nam ngày
càng đa dạng phong phú hơn. Đứng trước thời cơ, vận hội mới, Đảng ta kịp thời
thực hiện đường lối đổi mới nhằm tăng cường thế và lực của đất nước.
Về văn hóa, Việt Nam thực hiện chủ trương: hội nhập toàn cầu, giao lưu văn
hoá với mọi quốc gia trên thế giới. Sự giao lưu dựa trên nguyên tắc: bình đẳng, hợp
tác, cùng lợi. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy văn hóa Việt Nam tiến kịp văn
minh nhân loại nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra nghị quyết “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đó cho thấy Đảng ta đã nhận thức sâu sắc
về vai trò của văn hóa đối với chiến lược phát triển đất nước. Đứng trước thời
thuận lợi và cả những thách thức khó khăn hiện nay, mọi hoạt động văn hóa nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tưởng, trí tuệ, đạo đức,
thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng
nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng hội.
Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền
thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, sự ra đời phát triển của văn hóa Việt Nam kết quả của quá trình
giao lưu cấp độ khu vực, châu lục toàn cầu. Văn hóa Việt Nam kiểu văn hóa
hỗn dung điển hình, do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn. Trong
thời đại toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta cần chung sống giữa truyền thống hiện
đại, vừa gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc vừa tiếp tục quá trình “giao
lưu - tiếp biến văn hóa” để xây dựng một nền văn hóa độc đáo và hiện đại.
3.2. Bài học, kinh nghiệm lịch sử của cha ông trong giao lưu và giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam trải qua nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, bị áp
đặt hay tự nguyện, văn hóa Việt Nam không những giữ được bản sắc của mình mà còn
làm cho văn hoá dân tộc ngày một giàu đẹp thêm. Trải qua các cuộc giao lưu văn hoá,
cha ông ta đã để lại không ít bài học và kinh nghiệm lịch sử quý giá.
3.2.1. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá ngoại sinh
Khi tiếp thu, tiếp xúc một hệ thống văn hoá nào đó, cha ông ta không tiếp nhận
toàn bộ chỉ những yếu tố, những giá trị văn hoá ngoại sinh phù hợp vớilựa chọn
bản sắc văn hoá dân tộc (bài học “lựa chọn” luôn đúng với mọi thời đại). dụ, tiếp
thu Phật giáo, nhưng cha ông ta không chịu ảnh hưởng toàn bộ tư tưởng của Phật giáo.
Ngay trong giới cao tăng thông hiểu triết sâu xa của Phật pháp cũng nhiều vị
không chủ trương đi tìm cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng nơi Niết Bàn muốn hòa
mình với đời, làm những việc cần làm, tự tin vào bản thân, không cầu tìm tha lực. Do
đó, ở Việt Nam, “Thiền tông chú trọng vào công phu thiền định, vào sự giác ngộ trong
lòng chứ không câu nệ ở kinh kệ, nghi thức”
(1)
3.2.2. Tiếp thu điều chỉnh, sắp xếp lại các thang bậc giá trị văn hoá
ngoại sinh
Trong khi tiếp nhận một cách chọn lựa, cha ông ta đồng thời sắp xếp lại các bậc
thang giá trị khác nhau cho phù hợp với quan niệm mang tính truyền thống của con
người Việt Nam, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tiêu biểu cho phương
(
(1)
Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, H, 2006, tr.262.
thức này thường được thể hiện các nhà văn hoá lớn, các nhà tưởng lớn có ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống cộng đồng. Chẳng hạn trường hợp Nguyễn Trãi. Ông
vốn xuất thân từ gia đình truyền thống Nho học. Nhưng nếu Nho giáo, trung với
vua được xếp lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi, khi vận dụng vào sự nghiệp cứu nước
cứu dân, trước sau Nguyễn Trãi đều xem nhân nghĩagiá trị bao trùm, nhìn từ cả hai
phía:Việc nhân nghĩa cốt yên dân” Cơm kẻ bất nhân, ăn ấy(Bình Ngô đại cáo);
chớ/ Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” (Quốc âm thi tập).
3.2.3. Tiếp thu trên tinh thần cải biến nhằm tạo ra các giá trị văn hoá mới của
dân tộc
Cùng với việc tiếp thu, cha ông ta luôn cải biến, tạo ra các hình thức mới để
biểu đạt nội dung và giá trị văn hoá dân tộc. Việc mô phỏng chữ Hán để tạo thành chữ
Nôm do cha ông ta thực hiện từ ngàn năm trướcví dụ điển hình về một trong nhiều
cách thức tiếp thu có sáng tạo thành tựu văn hóa nước ngoài. Đặc biệt, trong cuộc tiếp
xúc văn hóa với phương Tây thời cận đại, nhờ bản lĩnh truyền thống tiếp biến
các giá trị văn hóa ngoại lai từ lâu đời, cho nên chỉ trong một thời gian lịch sử ngắn,
chủ yếu từ sau Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì hàng loạt loại hình văn hóa,
nghệ thuật Việt Nam từ văn tự, giáo dục, báo chí, tiểu thuyết, thơ văn đến kiến trúc,
hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh... đã chuyển mạnh theo hướng canh tân. Mặc
tiếp thu gần như toàn bộ những loại hình văn hóa, nghệ thuật phương Tây, song tâm
hồn, đạo lý, thị hiếu thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc vẫn dòng
chủ lưu được chuyển tải trong đó. Dĩ nhiên, bên cạnh việc chuyển tải những giá trị cội
nguồn, nhiều giá trị mới ấy cũng đã được tiếp thu được biểu đạt một cách tinh tế,
sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nói chung, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hóa Việt Nam đã liên tục
phát triển, ngày càng trở nên phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.
quyết chỗ cha ông ta đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên tinh thần độc lập
tự chủ cao với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị nền tảng của con người Việt
Nam, của truyền thống lịch s văn hóa Việt Nam. Chính với tinh thần ấy, khi tiếp
xúc với các nền văn hóa lớn, cha ông ta đã không bị rơi vào mặc cảm tự ti, không
thái độ vong bản, sùng ngoại, luôn luôn cách ứng xử linh hoạt, biến hóa, sáng
tạo không ngừng. Nhờ vậy, dân tộc ta vẫn giữ được độc lậpkhông hề biệt lập, học
hỏi bên ngoài mà không bị sao chép, hội nhập với thế giới mà không bị hòa tan.
3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Văn hoá vật chất: dấu ấn văn hóa nông nghiệp (các phương diện: ăn, mặc, ở…).
Đồ ăn của người Việt phần nhiềucác sản phẩm nông nghiệp (cơm, rau, quả…). Đồ
mặc cũng từ sản phẩm nghề nông (trồng bông, dệt lụa…). Nhà ở thiết kế vừa phù hợp
với khí hậu (nhà sàn, hướng nam, nhiều cửa sổ) vừa nhiều khu vực lưu trữ sản
phẩm nông nghiệp (buồng, chái, kho)…
- Tổ chức đời sống cộng đồng: định cư, đoàn kết, gắn kết gia đình, gia tộc, dòng
họ, làng xã, quốc gia. Nền văn hóa Việt Nam dựa trên sở nền văn minh lúa nước,
sống định cư. Cuộc sống của người Việt luôn luôn gắnmật thiết với xóm làng, quê
hương. T thuở bình minh của lịch sử, người Việt liên tục phải chống chọi với thiên
tai giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, dân tộc. Vì thế, người Việt sớm tình yêu
tha thiết với quê hương đất nước và gắn bó máu thịt với dân tộc mình.
Cùng với tình yêu quê hương, đất nước, người Việt còn sự gắn kết gia đình, họ
tộc. Văn hóa gia đình được nảy nở bao bọc trong văn hóa cộng đồng làng xã, văn
hóa dòng họ, dòng tộc. Hệ thống các công trình văn hóa cộng đồng như cổng làng,
đường làng, giếng làng, đa làng, tre làng, chùa làng, đình làng, miếu làng… đều có tác
động sâu sắc đến văn hóa gia đình từ không gian trú đến đời sống tâm linh, tinh
thần. Các gia đình, dòng họ lưu giữ nhiều văn bia, văn tự, gia phả, tộc phả, đình miếu,
nhà thờ họ, lăng mộ, sắc phong… Những vẻ đẹp văn hoá ấy vừa là niềm tự hào vừa có
tác dụng vô cùng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Ứng xử: trọng tình thương và đạo lý; linh hoạt, cởi mở trong tiếp nhận và dễ hòa
nhập… Truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc đã được tổng kết thành ngạn ngữ,
thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ
nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn trọng đạo”, “Kính già yêu
trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy cùng, tuy rằng
khác giống nhưng chung một giàn”. Đặc điểm bản sắc văn hóa này đã góp phần to lớn
làm nên sức mạnh của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, là thành
trì vững bền trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
3.4. Những di sản văn hóa Việt Nam được công nhận di sản vănUNESCO
hóa thế giới
Cho đến năm 2016, Việt Nam đã có 3 loại di sản được công nhận là di sản thế giới:
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Cao
nguyên đá Đồng Văn.
- Di sản văn hóa: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân
ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng đền Phù Đổng, Hát xoan Phú Thọ, Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Mộc bản triều Nguyễn, Bia
Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm, Ví giặm
Nghệ Tĩnh, Châu bản triều Nguyễn, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu tam phủ.
- Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An.
Những di sản trên niềm tự hào của người Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đề
nghị UNESCO công nhận các di sản quý báu khác của dân tộc.
Câu hỏi ôn tập chương 3
1. Trình bày hiểu biết của anh/ chị về các cuộc giao lưu văn hoá lớn trong lịch
sử văn hóa dân tộc Việt Nam:
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Trung Hoa
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Ấn Độ
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn Nga và các nước xã hội chủ nghĩa
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa phương Tây
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa các nước trong khu vực toàn thế
giới hiện nay.
2. Anh/ chị hãy phân tích bài học và kinh nghiệm lịch sử trong giao lưu văn hoá
của dân tộc Việt Nam.
3. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam?
4. Những di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới (tính đến năm 2016)?
| 1/11

Preview text:

Chương 3
VĂN HÓA VIỆT NAM - GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
3.1. Quá trình giao lưu văn hoá trong văn hóa Việt Nam
Giao lưu văn hóa là quy luật vận động và phát triển tất yếu của văn hóa và đời
sống, một nhu cầu tự nhiên của con người. Trong quá trình phát triển, mỗi cộng đồng
người luôn có nhu cầu học hỏi, tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu
có thêm văn hóa truyền thống. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Việt Nam nằm trên “ngã tư đường của các nền văn minh”, mang trong mình cơ
tầng văn hóa Đông Nam Á, và trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, và sau này thêm cả văn hóa Nga, Đông Âu, Mỹ... Do đó, sự
ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở các cấp
độ: khu vực, châu lục và toàn cầu. Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của văn hóa
Việt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt
hay tự nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành
phương tiện để người Việt chống lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh
mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức mạnh giải phóng và bảo vệ nền
độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng lớn. Có thể nói
đến các cuộc giao lưu lớn sau trong lịch sử văn hóa của Việt Nam:
3.1.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Đông Nam Á
Từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm"Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ
chính trị thế giới để chỉ một khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan
trọng đặc biệt về địa chính trị. Trước Thế chiến thứ hai, phần Đông Nam Á lục địa
ngày nay được gọi là Indo-China (Đông Dương), còn phần Đông Nam Á hải đảo được
gọi là thế giới Mã Lai. Ngày nay, khái niệm Đông Nam Á vừa được sử dụng để gọi
một khu vực địa lý hành chính, vừa để chỉ một khu vực văn hóa-tộc người.
Về khu vực địa lý hành chính, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunây,
Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malayxia, Myanma, Philíppin, Singapo, Thái Lan, Timor
Leste, và Việt Nam; với dân số khoảng 600 triệu người. Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967. Lúc mới đầu có 5 thành viên là: Indonesia, Thái lan, Philippine,
Singapore, Malaysia. Tiếp sau, các quốc gia khác gia nhập Hiệp hội trong các thời
gian khác nhau: Bruney (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), Cambodia
(1999). Tháng 11 năm 2007 các thành viên đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật
quản lý bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể pháp
luật quốc tế. Ngày nay, ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế quan trọng của thế giới.
Theo văn hóa tộc người, Đông Nam Á được quan niệm rộng hơn. Ngoài khu
vực 11 nước như vừa trình bày trên đây, nó còn bao gồm cả dải đất kéo dài từ Đài
Loan, qua nam Trung Quốc (phía nam sông Dương Tử), vùng đông-bắc và nam Ấn
Độ. Nói chung là toàn bộ khu vực bị chi phối bởi chế độ thời tiết khí hậu nhiệt đới,
gió mùa của châu Á.
Theo phần lớn các nhà sử học, Việt Nam thuộc một cộng đồng văn hoá khá
rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công
nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông
Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời
trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của
văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam)
và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản
địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với
nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý,
chủng tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng
đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng).... Đây cũng là
thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng
liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên
thuỷ phát triển thành dân tộc.
Nhìn vào bản đồ khu vực ngày nay, ta thấy Việt Nam ở vào vị trí địa lí rất thuận
lợi cho việc giao lưu với các vùng miền trong và ngoài khu vực qua các đường giao
thông thủy, bộ, ven biển và vượt biển. Chính vị trí lí tưởng này khiến văn hóa Việt
Nam đã có sự giao lưu rất sớm với văn hoá Đông Nam Á ở nhiều lĩnh vực như: nghề
trồng lúa nước; các lễ hội gắn với nông nghiệp; kĩ thuật đúc đồng, luyện kim; văn học
nghệ thuật; giao thông đường thuỷ…
Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). Do đó, các hoạt động giao lưu văn hoá với các nước Đông Nam Á ngày càng toàn diện hơn.
3.1.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Trung Hoa
Văn hoá Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc
trên nhiều phương diện, vì các lí do: Trung Hoa là nền văn hoá lớn của khu vực, có bề
dày lịch sử; là nước láng giềng có vị trí cận kề Việt Nam; Việt Nam bị Trung Hoa xâm
lược từ sớm, cai trị lâu dài. Quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Trung Hoa đối
với văn hóa Việt Nam diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.
Giao lưu cưỡng bức xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị xâm
lược, bị đô hộ: từ thế kỉ I đến thế kỉ X (thời Bắc thuộc) và từ 1407- 1427 (thời Minh
thuộc). Suốt thời kì Bắc thuộc, nhà Hán thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn
hóa của cư dân bản địa Việt. Tiếp đó, nhà Minh lại thực hiện nhiều chính sách tàn bạo
nhằm đồng hóa văn hóa Việt. Chắc chắn, ở những thời kì lịch sử đầy cam go và thử
thách này, người Việt đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Giao lưu tự nguyện với văn hóa Trung Hoa chủ yếu diễn ra ở những giai đoạn
hòa bình dưới các triều đại phong kiến, nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa... Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đến đời sống người Việt rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực:
- Về thể chế chính trị thời phong kiến, đạo đức xã hội: chịu ảnh hưởng của Nho
gia với những chuẩn mực “tam cương, ngũ thường”…
- Về tôn giáo và đời sống tâm linh: người Việt hấp thụ từ văn hóa Trung Hoa
các tôn giáo lớn như Đạo giáo, triết lí âm dương ngũ hành…
- Về ngôn ngữ: các từ ngữ Hán Việt chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngôn ngữ
người Việt; chữ Nôm cũng được sáng tạo trên cơ sở hình thức văn tự chữ Hán.
- Về kiến trúc, ăn, mặc, ở và một số kĩ thuật canh tác nông nghiệp, người Việt
cũng thừa hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
Có thể nói, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Việt Nam từ
lĩnh vực vật chất đến tinh thần, đặc biệt là tình cảm và lối tư duy, ứng xử dưới thời
trung đại. Người Việt đã tiếp nhận và cải biến những yếu tố văn hóa ngoại sinh nhằm
thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc.
3.1.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Ấn Độ
Với vị thế là trung tâm của Đông Nam Á tiền sử, nằm trên các ngả đường giao
thông thủy bộ ven biển thuận tiện, cư dân Việt cổ đã sớm có những cuộc giao lưu tiếp
xúc với các vùng đất phía Nam và phía Tây, trong đó có Ấn Độ.
Nếu giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa tồn tại ở cả hai trạng thái:
giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện, thì giao lưu văn hóa trong quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ là giao lưu văn hóa tự nguyện. Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với
Ấn Độ diễn ra khá sớm, khoảng đầu thế kỉ thứ II khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào
nước ta. Và các yếu tố văn hoá Ấn Độ khi giao lưu với văn hóa Việt Nam đối với các
vùng, miền khác nhau cũng có sự khác nhau.
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất ở miền Bắc, sau đó đến miền
Trung, rồi miền Nam. Sở dĩ Phật giáo sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi, vì đã
được truyền bá vào đất Việt qua những nhà tu hành- sứ giả của hòa bình mà không
phải bằng con đường xâm lược, cưỡng bức. Tư tưởng lớn của đạo Phật là “từ bi hỉ xả”
rất phù hợp với hiếu hòa, nhân ái, thương yêu con người… đã được người Việt thích
ứng và tiếp biến để làm giàu có và phong phú thêm văn hóa bản địa. Nơi nhà sư tu
hành thường không phải là chốn hang sâu rừng thẳm, mà ngay ở giữa xóm làng (Đất
vua, chùa làng, phong cảnh Bụt). Về một phương diện nhất định, chùa làng đã thay
thế cho “ngôi nhà chung” trong đời sống cộng đồng: sân chùa, vườn chùa… là nơi tụ
hội, nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo dân làng, không phân biệt tuổi tác, địa vị…
làm sống lại không khí “dân chủ bình đẳng nguyên thủy”. Ngày nay, Phật giáo phát
triển mạnh mẽ, trở thành tôn giáo lớn nhất ở nước ta.
Văn hóa Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa
Chămpa với những biểu hiện: kiến trúc, điêu khắc, tập quán, tín ngưỡng…
3.1.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá phương Tây
Giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với phương Tây diễn ra khoảng thế kỉ XVI,
thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo của người Bồ Đào Nha và Pháp,
nhưng thực sự được tính từ mốc thời gian 1858, khi Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc
gặp gỡ giữa văn hóa Việt Nam và văn hoá Pháp là cuộc gặp gỡ giữa phương Đông với
phương Tây, giữa văn hoá nông nghiệp với văn hoá công nghiệp. Tính chất giao lưu
văn hóa ở thời kì này có cả hai dạng: cưỡng bức, áp đặt và tiếp nhận một cách tự nguyện.
Về phương diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng rõ nhất của văn hóa phương Tây
đối với văn hóa Việt Nam là sự phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông: điện, nước,
xi măng, chế biến nông lâm sản, xây dựng, kiến trúc, hệ thống đường bộ, đường sắt…
Về phương diện văn hoá tinh thần là sự xuất hiện văn tự - ngôn ngữ, báo chí, văn học-
nghệ thuật, khoa học- giáo dục, tư tưởng, tôn giáo…
Nhìn chung, cuộc giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra bước
ngoặt lớn đối với văn hóa Việt Nam. Từ đây văn hóa Việt Nam đi vào vòng quay của
văn minh phương Tây giai đoạn công nghiệp, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa đất nước.
Kết quả là văn hóa Việt Nam có thay đổi diện mạo nhưng không hề làm mất đi bản sắc dân tộc.
3.1.5. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Nga và các nước XHCN
Tiếp xúc văn hoá Việt - Nga đã được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ trước năm
1945, khi Nguyễn Ái Quốc và những người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến học tập
tại Đại học phương Đông Moskva (1923 - 1930) và tiếp thu tư tưởng yêu nước, giải
phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhiều bản dịch văn học Nga đã xuất hiện từ
trước Cách mạng tháng Tám qua Pháp văn và Trung văn như Người mẹ của M.Gorki,
Anna Karenina của L.Tolstoi, Năm đêm trắng của Dostoievski...
Trong nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi Liên Xô tan
vỡ, giao lưu văn hóa Việt - Nga là dòng chủ lưu, quan trọng nhất trong các mối giao
lưu văn hóa với các nước anh em trong hệ thống XHCN.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai
đoạn lịch sử có sự tiếp nhận theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra
ở nhiều lĩnh vực với các hình thức và nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu,
mỹ thuật, giáo dục, đào tạo, xuất bản…
Sau khi Liên Xô tan rã, sự hợp tác giữa hai nước gặp khó khăn. Giao lưu văn
hóa vì thế không tránh khỏi tình trạng chìm lắng, ngưng trệ. Tuy nhiên, bước sang thế
kỷ mới, quan hệ giữa hai nước đã được khôi phục trở lại. Hiện nay, Nga đang tích cực
đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam và khẳng định vị trí đối tác chiến lược với Việt Nam.
Các hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa đã được phát huy trở lại. Liên tục từ năm 2001
đến năm 2008, việc tổ chức thành công "Những ngày văn hóa Nga", "Những ngày
Matxcơva ở Hà Nội", "Tuần lễ phim Nga" tại Việt Nam, "Những ngày Hà Nội ở
Matxcơva", "Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nga… đã góp phần tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau và quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến đông đảo nhân dân Nga.
Cùng với Nga, Việt Nam còn tích cực giao lưu văn hoá với các nước xã hội chủ
nghĩa. Việc giao lưu này đã làm tăng thêm tình hữu nghị, đóng vai trò quan trọng trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.6. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá toàn nhân loại
Từ sau năm 1986, nước ta nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, đổi mới
và phát triển, phá thế bao vây, cấm vận để hội nhập với khu vực và thế giới… Trong
bối cảnh đó, văn hóa dân tộc cũng chịu nhiều tác động và có những thay đổi lớn so với các giai đoạn trước.
Trước hết, sự tiến bộ của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ
của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa và các sản phẩm văn hóa Việt Nam ngày
càng đa dạng và phong phú hơn. Đứng trước thời cơ, vận hội mới, Đảng ta kịp thời
thực hiện đường lối đổi mới nhằm tăng cường thế và lực của đất nước.
Về văn hóa, Việt Nam thực hiện chủ trương: hội nhập toàn cầu, giao lưu văn
hoá với mọi quốc gia trên thế giới. Sự giao lưu dựa trên nguyên tắc: bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy văn hóa Việt Nam tiến kịp văn
minh nhân loại nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra nghị quyết “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đó cho thấy Đảng ta đã nhận thức sâu sắc
về vai trò của văn hóa đối với chiến lược phát triển đất nước. Đứng trước thời cơ
thuận lợi và cả những thách thức khó khăn hiện nay, mọi hoạt động văn hóa nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, trí tuệ, đạo đức,
thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng
nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền
thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình
giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Văn hóa Việt Nam là kiểu văn hóa
hỗn dung điển hình, do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn. Trong
thời đại toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta cần chung sống giữa truyền thống và hiện
đại, vừa gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc vừa tiếp tục quá trình “giao
lưu - tiếp biến văn hóa” để xây dựng một nền văn hóa độc đáo và hiện đại.
3.2. Bài học, kinh nghiệm lịch sử của cha ông trong giao lưu và giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam trải qua nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, dù bị áp
đặt hay tự nguyện, văn hóa Việt Nam không những giữ được bản sắc của mình mà còn
làm cho văn hoá dân tộc ngày một giàu đẹp thêm. Trải qua các cuộc giao lưu văn hoá,
cha ông ta đã để lại không ít bài học và kinh nghiệm lịch sử quý giá.
3.2.1. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá ngoại sinh
Khi tiếp thu, tiếp xúc một hệ thống văn hoá nào đó, cha ông ta không tiếp nhận
toàn bộ mà chỉ lựa chọn những yếu tố, những giá trị văn hoá ngoại sinh phù hợp với
bản sắc văn hoá dân tộc (bài học “lựa chọn” luôn đúng với mọi thời đại). Ví dụ, tiếp
thu Phật giáo, nhưng cha ông ta không chịu ảnh hưởng toàn bộ tư tưởng của Phật giáo.
Ngay trong giới cao tăng thông hiểu triết lí sâu xa của Phật pháp cũng có nhiều vị
không chủ trương đi tìm cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng nơi Niết Bàn mà muốn hòa
mình với đời, làm những việc cần làm, tự tin vào bản thân, không cầu tìm tha lực. Do
đó, ở Việt Nam, “Thiền tông chú trọng vào công phu thiền định, vào sự giác ngộ trong
lòng chứ không câu nệ ở kinh kệ, nghi thức”(1)
3.2.2. Tiếp thu và điều chỉnh, sắp xếp lại các thang bậc giá trị văn hoá ngoại sinh
Trong khi tiếp nhận một cách chọn lựa, cha ông ta đồng thời sắp xếp lại các bậc
thang giá trị khác nhau cho phù hợp với quan niệm mang tính truyền thống của con
người Việt Nam, phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tiêu biểu cho phương
((1) Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, H, 2006, tr.262.
thức này thường được thể hiện ở các nhà văn hoá lớn, các nhà tư tưởng lớn có ảnh
hưởng sâu rộng đến đời sống cộng đồng. Chẳng hạn trường hợp Nguyễn Trãi. Ông
vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học. Nhưng nếu ở Nho giáo, trung với
vua được xếp lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi, khi vận dụng vào sự nghiệp cứu nước
cứu dân, trước sau Nguyễn Trãi đều xem nhân nghĩa là giá trị bao trùm, nhìn từ cả hai
phía: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình Ngô đại cáo); “Cơm kẻ bất nhân, ăn ấy
chớ/ Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” (Quốc âm thi tập).
3.2.3. Tiếp thu trên tinh thần cải biến nhằm tạo ra các giá trị văn hoá mới của dân tộc
Cùng với việc tiếp thu, cha ông ta luôn cải biến, tạo ra các hình thức mới để
biểu đạt nội dung và giá trị văn hoá dân tộc. Việc mô phỏng chữ Hán để tạo thành chữ
Nôm do cha ông ta thực hiện từ ngàn năm trước là ví dụ điển hình về một trong nhiều
cách thức tiếp thu có sáng tạo thành tựu văn hóa nước ngoài. Đặc biệt, trong cuộc tiếp
xúc văn hóa với phương Tây thời cận đại, nhờ có bản lĩnh và truyền thống tiếp biến
các giá trị văn hóa ngoại lai từ lâu đời, cho nên chỉ trong một thời gian lịch sử ngắn,
chủ yếu từ sau Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì hàng loạt loại hình văn hóa,
nghệ thuật Việt Nam từ văn tự, giáo dục, báo chí, tiểu thuyết, thơ văn đến kiến trúc,
hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh... đã chuyển mạnh theo hướng canh tân. Mặc dù
tiếp thu gần như toàn bộ những loại hình văn hóa, nghệ thuật phương Tây, song tâm
hồn, đạo lý, thị hiếu thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc vẫn là dòng
chủ lưu được chuyển tải trong đó. Dĩ nhiên, bên cạnh việc chuyển tải những giá trị cội
nguồn, nhiều giá trị mới ấy cũng đã được tiếp thu và được biểu đạt một cách tinh tế,
sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nói chung, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hóa Việt Nam đã liên tục
phát triển, ngày càng trở nên phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Bí
quyết là ở chỗ cha ông ta đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên tinh thần độc lập
tự chủ cao và với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị nền tảng của con người Việt
Nam, của truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính với tinh thần ấy, khi tiếp
xúc với các nền văn hóa lớn, cha ông ta đã không bị rơi vào mặc cảm tự ti, không có
thái độ vong bản, sùng ngoại, mà luôn luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa, sáng
tạo không ngừng. Nhờ vậy, dân tộc ta vẫn giữ được độc lập mà không hề biệt lập, học
hỏi bên ngoài mà không bị sao chép, hội nhập với thế giới mà không bị hòa tan.
3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Văn hoá vật chất: dấu ấn văn hóa nông nghiệp (các phương diện: ăn, mặc, ở…).
Đồ ăn của người Việt phần nhiều là các sản phẩm nông nghiệp (cơm, rau, quả…). Đồ
mặc cũng từ sản phẩm nghề nông (trồng bông, dệt lụa…). Nhà ở thiết kế vừa phù hợp
với khí hậu (nhà sàn, hướng nam, nhiều cửa sổ) vừa có nhiều khu vực lưu trữ sản
phẩm nông nghiệp (buồng, chái, kho)…
- Tổ chức đời sống cộng đồng: định cư, đoàn kết, gắn kết gia đình, gia tộc, dòng
họ, làng xã, quốc gia. Nền văn hóa Việt Nam dựa trên cơ sở nền văn minh lúa nước,
sống định cư. Cuộc sống của người Việt luôn luôn gắn bó mật thiết với xóm làng, quê
hương. Từ thuở bình minh của lịch sử, người Việt liên tục phải chống chọi với thiên
tai và giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, dân tộc. Vì thế, người Việt sớm có tình yêu
tha thiết với quê hương đất nước và gắn bó máu thịt với dân tộc mình.
Cùng với tình yêu quê hương, đất nước, người Việt còn có sự gắn kết gia đình, họ
tộc. Văn hóa gia đình được nảy nở và bao bọc trong văn hóa cộng đồng làng xã, văn
hóa dòng họ, dòng tộc. Hệ thống các công trình văn hóa cộng đồng như cổng làng,
đường làng, giếng làng, đa làng, tre làng, chùa làng, đình làng, miếu làng… đều có tác
động sâu sắc đến văn hóa gia đình từ không gian cư trú đến đời sống tâm linh, tinh
thần. Các gia đình, dòng họ lưu giữ nhiều văn bia, văn tự, gia phả, tộc phả, đình miếu,
nhà thờ họ, lăng mộ, sắc phong… Những vẻ đẹp văn hoá ấy vừa là niềm tự hào vừa có
tác dụng vô cùng to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Ứng xử: trọng tình thương và đạo lý; linh hoạt, cởi mở trong tiếp nhận và dễ hòa
nhập… Truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc đã được tổng kết thành ngạn ngữ,
thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ
nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu
trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng
khác giống nhưng chung một giàn”. Đặc điểm bản sắc văn hóa này đã góp phần to lớn
làm nên sức mạnh của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, là thành
trì vững bền trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
3.4. Những di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Cho đến năm 2016, Việt Nam đã có 3 loại di sản được công nhận là di sản thế giới:
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Di sản văn hóa: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân
ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng, Hát xoan Phú Thọ, Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Mộc bản triều Nguyễn, Bia
Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm, Ví giặm
Nghệ Tĩnh, Châu bản triều Nguyễn, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ.
- Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An.
Những di sản trên là niềm tự hào của người Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đề
nghị UNESCO công nhận các di sản quý báu khác của dân tộc.
Câu hỏi ôn tập chương 3
1. Trình bày hiểu biết của anh/ chị về các cuộc giao lưu văn hoá lớn trong lịch
sử văn hóa dân tộc Việt Nam:
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Trung Hoa
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa Ấn Độ
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn Nga và các nước xã hội chủ nghĩa
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa phương Tây
- Giao lưu văn hoá Việt Nam với văn hóa các nước trong khu vực và toàn thế giới hiện nay.
2. Anh/ chị hãy phân tích bài học và kinh nghiệm lịch sử trong giao lưu văn hoá của dân tộc Việt Nam.
3. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam?
4. Những di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới (tính đến năm 2016)?