Tài liệu Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu Chương 4 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy vì sao cần kiểm soát độc
quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức này trong quan
hệ lợi ích với xã hội bằng nhũng phương thức nào?
1. Cần kiểm soát độc quyền vì:
+Mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược nhau và độc quyền trong kinh doanh cũng vậy.
Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các tiềm năng to lớn trong nghiên cứu, tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động của người làm việc và thúc đẩy kinh tế phát
triển thì vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực khác. Cạnh tranh không lành mạnh, tăng
phân hóa giàu nghèo hay kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đều là những hệ lụy của độc quyền.
Do đó cần có sự kiểm soát độc quyền, đặc biệt từ phía nhà nước
Ví dụ: Công ty độc quyền về xăng dầu, họ có thể hạn chế số lượng dầu bán ra và nâng giá
bán dầu cao ngất ngưỡng. Khi đó mọi người không có nhiều sự lựa chọn (thiệt hại cho
người tiêu dùng), họ buộc phải mua xăng dầu hoặc cách khác là sử dụng xe đạp, đi bộ.
2. Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức này trong quan
hệ lợi ích với xã hội bằng những phương thức:
+ Phương thức 1: Coi cạnh tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các tổ chức.
Ví dụ: Công ty độc quyền không được sử dụng quyền lợi độc quyền của mình để cản trở
hoặc đàn áp sự cạnh tranh của các công ty khác.
+ Phương thức 2: Đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho
cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và hạn chế những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Ví dụ: Công ty viễn thông độc quyền có thể phải chia sẻ cơ sở hạ tầng mạng với các công
ty cạnh tranh khác, tạo điều kiện công bằng hơn và khuyến khích sự cạnh tranh trong dịch vụ viễn thông.
+ Phương thức 3: Xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên
quan đến cạnh tranh và độc quyền.
Ví dụ: Cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng có thể kiểm tra chất lượng và an toàn của
sản phẩm của một công ty dược phẩm độc quyền để đảm bảo không có sản phẩm không
an toàn được đưa ra thị trường, thuốc được cung cấp với giá hợp lý cho người dân.
+ Phương thức 4: Cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời.
Ví dụ: Công khai thông tin về giấy phép sản xuất và phân phối thuốc của công ty dược
phẩm độc quyền để công chúng và các bên liên quan hiểu rõ về tình hình thị trường và
đảm bảo rằng công ty độc quyền không lạm dụng quyền lợi của mình để cản trở sự cạnh tranh.