-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu chương 5 Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Tài liệu chương 5 Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Tài liệu chương 5 Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Tài liệu chương 5 Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
B, về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế Khái niệm sở hữu:
- là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả
lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều
kiện lịch sử nhất định.
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là: + sở hữu toàn dân +sở hữu tập thể + sở hữu tư nhân.
(các hình thức sở hữu trên đan xen với nhau tạo thành hình thức sở hữu hỗn
hợp, vừa có sở hữu toàn dân-tập thể, vừa có sở hữu tư nhân . VD như các công
ti cổ phần hóa như vinamilk,VNPT…)
=>Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều
tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và pháp lý.
Về nội dung kinh tế thì sở hữu là cơ sở, điều kiện của sản xuất. Nội dung này
thể hiên ở khía cạnh những lợi ích mà chủ thể sở hữu được thụ hưởng khi xác
định đối tượng sở hữu đó thuộc về mình trước các quan hệ với người khác.
Còn ở mặt nội dung pháp lý thì sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất
pháp luật về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
=>Đây là hai nội dung thống nhất biện chứng trong một chỉnh thể.
Có thể nói Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế có nhiều hình thức sở hữu đồng thời cũng có nhiều thành phần kinh tế.
Các thành phần kinh tế đó là : +kinh tế nhà nước, +kinh tế tập thể, + kinh tế tư nhân,
+ kinh tế tư bản nhà nước,
+ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,
=> trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. (do một số lĩnh vực là do nhà
nước nắm giữ,tư nhân không đủ điều kiện để phát triển các ngành kinh tế đó.
VD như ngành điện lực cần phải nhiều vốn, cần phải có sự đầu tư lớn mà
tư nhân không làm được)
Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ
phận cần thiết của nền kinh tế. Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành
phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển.
(VD trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm ngân hàng nhà nước như
agribank,viettinbank..và ngân hàng tư nhân như techcombank,ACB.. Các
hệ thống ngân hàng này tồn tại song song, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với
nhau, nhưng đều bình đẳng trước pháp luật)
Do mỗi thành phần kinh tế có mục đích hoạt động riêng, xu hướng vận động
khác nhau nên giữa chúng vừa có sự hợp tác cạnh tranh với nhau
=>Không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công
hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến
khích các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân.
(Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao
được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào
sự phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mān nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân).
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể sẽ tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh
tế quốc dân. Với vai trò chủ đạo của mình, kinh tế nhà nước luôn có mối quan
hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển.
Bằng thực lực của mình kinh tế nhà nước phải là đòn bẩy để thúc đẩy tăng
trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội.
(VD khi đầu tư vào lĩnh vực đường sắt, hàng năm nhà nước phải bù lỗ vào
ngành này nhưng khi kêu gọi đầu tư thì tư nhân ko đầu tư do không có lợi
nhuận, tuy nhiên không có nghĩa là nhà nước sẽ bỏ ngành này mà cần duy
trì do đây là ngành có ý nghĩa về mặt an ninh và gtvt)
Do đó các doanh nghiệp nhà nước chỉ đầu tư vào nhũng ngành kinh tế then
chốt để chi phối nền kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng, lợi ích cộng đồng.
Vì vậy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất mà còn là xây dựng mối quan hệ
sản xuất tiến bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.