Tài liệu Chương 5 môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu Chương 5 môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 36 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chương 5
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
5.1. Khái niệm tiến trình lịch sử văn hoá
Nghiên cứu lịch sử văn hóa nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá theo trục thời gian
tuyến tính. Ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, văn hoá loài người nói chung, văn hoá
dân tộc nói riêng những đặc trưng khác nhau. Tiến trình lịch sử văn hoá tìm hiểu
những đặc trưng riêng trong từng thời kỳ phát triển của văn hoá.
Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam một cuộc hành trình dài trong mấy nghìn
năm, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Mỗi thời kỳ, văn hoá những
nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền chung.
5.2. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam
Theo đa số các nhà nghiên cứu, nền văn hoá Việt Nam phát triển qua 6 mốc lớn
sau:
5.2.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể trên dải đất
Việt Nam ngày nay, người cổ đại xuất hiện từ bao giờ. Có rất nhiều công trình khảo cổ
học, mỗi công trình cho một kết quả khác nhau. Vì thế, chỉ có thể nói một cách chung
chung, mốc văn hoá được bắt đầu khi trên dải đất của Tổ quốc ta có người cổ đại sinh
sống và phát triển.
Thời tiền sử, sử cách đây quá xa, nên căn cứ để xác định văn hoá các di
chỉ, hiện vật của khảo cổ học.
5.2.1.1. Thời tiền sử
Căn cứ vào những di chỉ công cụ bằng đá thô sơ, giới nghiên cứu xác định
thời tiền sử là của văn hoá Việt Nam.thời kỳ đồ đá
Thời đồ đá cũ: mở đầu cho giai đoạn tiền sử Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ
khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu
Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng
vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi), bàn tay gia
công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ “tay nghề”
ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được
chế tác cẩn thận nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã
phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu đá ở Việt Nam. Đó văn hoá Sơn Vi (xã
Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Thời kì hậu đồ đá cũ: thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã
trú trên một địa bàn rất rộng và là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía
Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở
Phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi.
Các bộ lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ
còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong thuật chế tác, đã có nhiều hình
loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được
ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang ở một đầu, có
loại có lưỡi dọcrìa cạnh,loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của
viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Vết tích cư trú của loài người thời nàychỉ hạn chế ở
một số vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động.
Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng,
họ đã duy phân loại. duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu
đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa.
Họ chôn người chết nơi trú cùng với các công cụ lao động. Thức ăn chủ yếu
nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ.
Thời đồ đá mới: thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về
phương thức sản xuất và thuật sản xuất. Thời này con người nhận biết, tận dụng
và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ… Kĩ thuật
chế tác đá được hoàn thiện đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều. Đặc biệt con
người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân
số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình kéo
dài trong khoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay. Người Hoà Bình sống chủ
yếu bằng săn bắt (bắn), hái lượm và bắt đầu trồng trọt (các nhà nghiên cứu đã tìm thấy
hạt quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu họ bầu bí, được coi đã thuần
dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình).
Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã mở rộng vùng
đất sống đến trước núi ven biển. Thời này được đặc trưng bởi các nền văn hoá
Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long… với những làng định lâu
dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện ngày càng nhiều
những quan hệ láng giềng phức tạp.
Cư dân thời đại đá mới đã bước đầu nảy sinh tình yêu nghệ thuật. Họ để lại dấu
vết của nghệ thuật như những hiện vật bằng xương vết khắc hình cá, hình thú
những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội, những mảnh thổ hoàng… Họ một bước
phát triển tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian vũ trụ còn được thể hiện
bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ vẽ trên đồ gốm.
Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.
Những điều kiện định cư lâu dài sự phát triển của nông nghiệp đã làm hình
thành nét tính địa phương của văn hoá trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại
đá mới (cách đây khoảng 5000 năm). Thời y cũng xuất hiện những tín ngưỡng
nguyên thuỷ. cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc biệt là mặt trời đã trở thành
một trong những thần linh quan trọng đối với con người. Văn hoá thời kỳ đồ đá kết
thúc khi người Việt cổ phát hiện ra kim khí.
5.2.1.2. Thời sơ sử
Mốc thời gian thời sơ sử đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
ý kiến tính từ thời Văn Lang, ý kiến lại tính từ thời Âu Lạc (từ 208 - 179 TCN).
Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu tính từ thời Văn Lang, cách đây khoảng 4000
năm. Theo thư tịch cổ, thời Văn Lang khởi đầu khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN.
Bên cạnh di chỉ khảo cổ học, thời sơ sử được chứng minh thêm qua các truyền thuyết.
Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam đã hình thành ba trung tâm:
-Văn hoá Đông Sơn (Miền Bắc)
- Văn hoá Sa Huỳnh (Miền Trung)
- Văn hoá Đồng Nai (Miền Nam)
* Văn hoá Đông Sơn
Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền
văn hoá lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Các nền văn hoá Phùng Nguyên -
Đồng Đậu - Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN)
phân bố ở lưu vực sông Hồng. Trong giai đoạn này, con người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre,
nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ khí. Đồ gốm đạt độ nung cao hơn, dày
cứng hơn, đa sốmàu xanh mốc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới -
đồng, đã gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, hội và văn hoá của các cộng
đồng người.
Đặc điểm văn hoá địa phương khá rõ ràng trong thời đại đồng thau miền Bắc
Việt Nam. Dựa vào đặc điểm, tính chất của di vật, di tích, ta thấy có sự phát triển riêng
của từng khu vực lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Điều này phản ánh một
thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng. Ở các khu vực
nói trên có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế - xã hội (hoạt
động trao đổi kinh tế, trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo),
hoặc quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, xung đột và hoà giải.
n tiền Đông Sơn trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò,
lợn gà… Làng mạc giai đoạn này có diện tích rộng. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu
cư trú là các di chỉ mộ táng. Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có
đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong duy sáng tạo nghệ thuật
của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện
tính đối xứng chặt chẽ của các típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng
đối xứng khác nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học duy
chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá, đúc đồng.
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương
tiến tới chỗ hoà chung vào một nền văn hoá thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc
các nhóm bộ lạc tập hợp lại trong một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn
hoá được hiện trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt- Trung cho đến bờ sông
Gianh Quảng Bình, mặc theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn những
dáng hình địa phương. Tuy nhiên, chưa một nền văn hoá tiền Đông Sơn nào trước
đó lại có phạm vi phân bố rộng như vậy.
Việc trồng lúa nước của người Việt cổ giai đoạn này đã được ghi chép trong
một số sách của Trung Quốc như , dânThuỷ kinh chú Giao châu ngoại vực
văn hoá Đông Sơn dân nông nghiệp trồng lúa, canh tác trên nhiều loại đất khác
nhau. Sản xuất của họ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Song, thời kì này họthể
đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của dân
Đông Sơn gồm: cuốc, xẻng, mai, thuổng và có lưỡi cày bằng kim loại. Cùng với việc
trồng trọt, họ còn biết chăn nuôi. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình
bò, trong một số di chỉ khảo cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà.
thuật đúc đồng thau rất đáng chú ý. Số lượng loại hình công cụ, khí
bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã để lại những biểu tượng của văn
hoá dân tộc. Đó những trống đồng, thạp đồng Đông Sơn. thuật luyện rèn sắt
cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn. Ngoài ra, người
Đông Sơn còn biết chế tạo thuỷ tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác
đá.
Việc phòng thủ chiến tranh cũng đã được dân Đông Sơn chú ý. Tiêu biểu
thành ốc Cổ Loa.
Người Đông Sơn đã những phong tục, y phục khá phong phú. Trống đồng
cho thấy họ đóng khổ, mặc vỏ sui biết để một số kiểu tóc (trên trống đồng). Riêng
với nữ phổ biến mặc váy thay khố, một số có áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có
yếm. Ngoài ra còn một số trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài
thêu… Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức. Đồ trang sức thường được làm bằng
đồng, thuỷ tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Những nghi lễ tín
ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó tục thờ mặt trời,
mưa giông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp
gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều… Phong tục tập quán của người Đông Sơn cũng
rất đa dạng, như tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non, uống nước
bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục ma chay, cưới xin… Các lễ hội có hội mùa với lễ hiến
sinh trâu bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. Nghệ thuật âm
nhạc đã khá phát triển thể hiện đời sống tinh thần của cả dân Đông Sơn. Nhạc cụ
đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách, khèn. Giao lưu văn hoá thời kì này rất
rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh Đồng Nai, phía Bắc mối quan hệ
tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục
địa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một
quốc gia Văn Lang và một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hoá Đông Sơn.
Thời này sự hình thành những huyền thoại, thần thoại. Hệ thống thần
thoại này dù đã bị vỡ ra từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc, trước sự tiếp biến với văn
hoá Hán cũng như với các tôn giáo lớn từ bên ngoài, song vẫn còn lại ít nhiều qua các
ghi chép về sau này của người Việt dưới dạng sử thi- thần thoại các bài mo “ Đẻ
đất đẻ nước của người Mường. Những huyền thoại này đã phản ánh quá trình khai
phá và chiếm lĩnh các đồng bằng của cư dân Việt cổ, quá trình hội nhập các bộ lạc hay
nhóm bộ lạc.
Dựa trên những chứng cứ về mật độ phân bố và quy mô của các di tích khảo cổ
học (nơi trú, mộ táng, công xưởng…) trên các địa hình khác nhau từ miền núi,
đồng bằng, duyên hải đảo của các hiện vật khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất cho rằng, có một sự mở rộng các quan hệ giao lưu giữa các công xã. Loại
hình công thời hậu đá mới loại hình công thị tộc phát triển. hội của
người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ.
* Văn hoá Sa Huỳnh
Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt
Nam miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm
khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Nền văn hoá này quan hệ gốc gác với các
nền văn hoá hậu đá mới, thời đại đồng thau ven biển như văn hoá Bàu Tró,
Hoa Lộc, Hạ Long, nhất văn hoá Bầu Tró, không gian phân bố cận kề với văn
hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày
nay) cho tới kì thời đại sắt sớm (những thế kỉ VII - VI TCN tới thế kỉ I- II trước
sau công nguyên). Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả
ba giai đoạn sơ, trung (thời đại đồng thau) hậu (sơ thời đại sắt) đều
những đặc trưng chung và văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay Sa Huỳnh cổ xưa là bắt
nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau và chắc chắn có sự tham gia ảnh hưởng
của một số yếu tố văn hoá khác. Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hoá
Sa Huỳnh, dựa trên những niên đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gòn (Phú Hoà-
Đồng Nai), Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện vật văn hoá Hán như tiền Ngũ Thù,
Vương Mãng di tích Hậu (Hội An- Quảng Nam), thể chấp nhận niên đại
muộn nhất của các di tích là thế kỉ I, II SCN.
những giai đoạn sớm giữa, đồng thau đã được người Sa Huỳnh s dụng
để chế tác công cụ và vũ khí. Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng
và chất lượng. Ngoài ra họ còn có các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang
sức. Trong các di tích tìm thấy nhiều dọi xe chỉ các loại những dấu vải còn in trên
công cụ khí bằng sắt trong các mộ chum. Nghề gốm rất phát triển với nhiều loại
chum, vò, bát bồng, đèn, hình bình lẵng hoa, bình con tiện, cốc cao chân… số
những đồ gia dụng. dân văn hoá Sa Huỳnh cũng những người năng khiếu
thẩm mĩ, khéo tay cảm. Họ dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai…)
bằng thuỷ tinh,não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã não (mã não được nhập từ
nơi khác đến, vùng miền Trung không nguyên liệu này). Khuyên tai (hay bùa
đeo) hai đầu thú ba mẩu một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. dân văn hóa Sa
Huỳnh còn biết nấu cát làm thuỷ tinh dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt
cườm, hạt chuỗi, vòng tai, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú…). Từ đây đồ trang sức
thuỷ tinh lan ra cả phía Bắc và vào phương Nam.
Thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa
những đồng bằng ven biển. Họ cũng sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển,
của rừng, biết phát triển các nghề phổ thông, từng bước họ đã mở rộng quan hệ buôn
bán với các dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đảo rộng hơn với Ấn
Độ, với Trung Hoa. Đặc biệt giai đoạn cuối, phát triển nghề buôn bán bằng đường
biển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành
một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai.
Mật độ phân bố di tích cũng như quylớn của các di chỉ văn hoá Sa Huỳnh
là chứng cớ của sự quần tụ đông đúc dân cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của
các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu dấu hiệu về sức sản xuất của dân văn
hoá này, đều chứng tỏ giai đoạn cuối đã hình thành một nhà nướckhai. Sự trùng
hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh niên đại mở
đầu của văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt
đồ gốm đồ trang sức, của táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy Nhà
nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà nước Sa Huỳnh.
*Văn hoá Đồng Nai
Sau thời đại đá cũ, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỉ II- I TCN đã trở
thành một trong ba trung tâm văn hoá lớn của thời đại kim khí.
Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ
Nam Bộ với bản sắc riêng sức sống mãnh liệt. Các di tích phân bố suốt từ vùng
đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu các con sông ven biển. Di vật tìm thấy gồm nhiều
chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương… Đá loại di vật phổ biến số lượng
lớn. Đây cũng đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi công cụ, dụng cụ
bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và
hợp kim bản địa trong toàn miền. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng,
tiết kiệm tối đa công sức nguyên liệu. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn
hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất công cụ sản xuất, khí (rìu, bôn, cuốc, mai,
dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên). Loại hình trang sức thường gặp là các loại vòng, vật
đeo. Tại di tích Đồi Phòng Quân đã tìm được nhiều dấu tích của di chỉ xưởng. Công
xưởng này được chuyên môn hóa để chế tạo một loại sản phẩm duy nhất là vòng đá.
Đàn đá sản phẩm đặc thù của văn hoá Đồng Nai. Đàn đá mặt nhiều di
tích, có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là ở Bình Đa, lần đầu tiên
đàn đá được tìm thấy trong một tầng văn hoá cổ, cùng với tổ hợp di vật gốm đá khác.
Phát hiện này đã giúp xác định được niên đại đàn đá, khẳng định sự tồn tại của một
nhạc cụ cổ truyền Đồng Nai nói riêng nước ta nói chung. Nghề đúc đồng
luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4000 năm cách ngày nay. Tuy vậy, dựa trên
những liệu mới, thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm
cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đã được phát hiện Suối Chồn, Cái Vạn,
Dốc Chùa, Bưng Bạc… với hàng loạt khuôn đúc loại hai mang liên hoàn nhiều vật
đúc.
Văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng bởi sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại
hình, nhiều về số lượng. Đặc biệt những tổ hợp hiện vật gỗ tìm thấy ở các di tích vùng
ngập mặn ven biển như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn… Bên cạnh đó là bộ sưu tập
công cụ- đồ dùng chế tác từ xương sừng hết sức độc đáo chưa từng có ở Đông Nam Á,
với những lưỡi câu lớn gia công từ sừng hươu, dao kim dùi từ xương trụ của chó
nhà, rìu có vai từ mai rùa biển và nhóm trang sức đủ loại.
Về đời sống kinh tế của dân văn hoá Đồng Nai, các nhà nghiên cứu cho
rằng, những hình thức quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống
Đông Nam Bộ trồng lúa cạn không dùng sức kéo. Ngoài ra còn trồng rau đậu,
cây quả- củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù của nông nghiệp nương
rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, tôm và nhuyễn thể của sông biển.
Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện
vật nghệ thuật. Tín ngưỡng đặc sắc nhất sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình
gần ô van hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa
bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng Dốc Chùa, tượng Trút Long giao bằng
đồng… Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hoá láng giềng như trống
đồng Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hoá Sa Huỳnh.
giai đoạn cuối của nền văn hoá này, khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng,
giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản
xuất khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh tế- văn hoá nội vùng, tạo thành
những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèocố kết quyền lực trung tâm,
hình thành cấu xã hội có giai cấp khai và Nhà nước khởi thuỷ vào những thế kỉ
đầu công nguyên.
Nói chung, thời sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay ba nền văn hoá: Sa
Huỳnh, Đông Sơn, Đồng Nai, ba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền Đông
bán đảo Đông Dương. Ba phức hệ văn hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh
lớn, ứng với ba quốc gia cổ: Văn Lang- Âu Lạc, Sa Huỳnh- Chămpa, Phù Nam.
5.2.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN, nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu
những thử thách lớn. Quốc gia Văn Lang, sau đó Âu Lạc dân tộc hầu như vừa
được xác lập tồn tại chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Thời kì này
kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa
Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền
mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời này thường
được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc, người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục. Trong tiến trình lịch sử văn
hoá bên cạnh xu hướng Hán hoá xu hướng chống Hán hoá mạnh mẽ, giữ gìn bản
sắc của dân tộc Việt, văn hoá Việt.
Thời kì này có sự phát triển của những trung tâm văn hoá sau: văn hoá châu thổ
đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá Chăm pa, văn hoá Óc eo.
5.2.2.1.Văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
Đây vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị chính
sách văn hoáthế lực phương Bắc đã duy trìáp đặt. Nhìn chung, văn hoá đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ ba đặc điểm lớn: Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá
Hán; Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ; Giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Thứ nhất, văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ bị cưỡng bức trong giao lưu với
văn hoá Hán: Nhà Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai
trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:
- Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các
quận (đứng đầu các thái thú), châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu
các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán.
- Ra sức tuyên truyền, quảng những học thuyết chính trị, tiêu biểu Nho
giáo và Đạo giáo.
- Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang
ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá.
- Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết,
nhiều phong tục…
Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến
dạng. Nhiều yếu tố văn hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần
của người Việt Nam.
Thứ hai, giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ: Sự giao lưu
văn hoá này mang tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức.
Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm
trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà phát triển của văn hoá Phật
giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời sống tinh
thần, xã hội.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển
văn hoá dân tộc.
5.2.2.2. Văn hoá Chămpa
Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc
Chămpa (trước đó gồm nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà
nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến
thế kỷ IX tên Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỷ XV). Tên
gọi Chămpa sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi sự trùng hợp
không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
- Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng
lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán bằng đường biển; Chịu ảnh hưởng sâu sắc
văn hoá tôn giáo Ấn Độ. Người Chăm lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của
Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình.
- Chính trị: nước Chămpa một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua
đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó quan văn, quan
võ và ngoại quan. Nghi lễ được quy định nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và
được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng ngự trên mình voi, đi theo lính
các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong cung
vua nuôi nhiều vũ nữ.
- Tôn giáo: thờ thần Inđra các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn
Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi. Người Chămpa cũng tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ
thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
- Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độchữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng-
chữ Chăm cổ (được ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này
không được sử dụng vào sáng tác văn chương (do không có nghề làm giấy).
- Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng
đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp
nhiều Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... nổi tiếng nhất khu thánh địa
Sơn- Quảng Nam (cách Trà Kiệu- kinh đô cổ khoảng 20 km). Khu thánh địa Mỹ
Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã được
UNSECO công nhận di sản văn hoá thế giới (ở Trà Kiệu độ 10 công trình,
Đồng Dương có khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX).
- Điêu khắc gắn với tháp Chàm biểu tượng nữ Ápsara. Tượng các nữ
rất phong phú, pho toàn thân, pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng.
Nhưng pho nào cũng điệu bộ, cử chỉ mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức
diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ nữ thiên thần Ápsara.
Ngoài các tượng vũ nữ còn các hoa văn, các tượng thần khác tượng trưng cho sức
mạnh quân sự (thần cầm kiếm, thần cầm mộc - hình cong như mo cau, tầu
dừa...).
- Âm nhạc: nghệ thuật múa điệu phát triển song song với nhau để phù
hợp với văn hoá cung đình và sinh hoạt tôn giáo. Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn
Độ, người Chăm đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể
hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
Với tất cả những đặc điểm trên, trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hoá
Chămpa đã để lại dấu ấn độc đáo trong sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói chung.
5.2.2.3. Văn hoá Óc Eo
Tên gọi Óc Eo quy ước của các nhà nghiên cứu, do người Pháp đặt khi họ
phát hiện khu di tích khảo cổ lớn Tam Giang. Tên gọi này dùng chỉ vùng văn hoá
Nam Bộ, gồm cả Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ. Trong đó, nhiều tiểu vùng: tứ
giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông Nam Bộ Tây Nam
Bộ. Văn hoá Óc Eosự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thờisử nhưng rộng hơn về
mặt không gian phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây vùng đặc điểm
địa lý đa dạng: vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
- Đặc điểm:dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết
hợp với rất nhiều loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, họ cũng
nghề thủ công, đặc biệt nghề gốm những bước phát triển đột biến. Những năm
gần đây, thành tựu của khảo cổ học, nhất việc trục vớt được những con tàu chở
nhiều chủng loại gốm quý ở biển Đông đã cho phép khẳng định: nghề gốm đã đạt đến
trình độ phát triển cao, có thể so sánh với khu vực và sản phẩm của nó thu hút sự chú
ý của nhiều quốc gia trong khu vực rộng lớn. Các nghề đúc đồng, nghề rèn sắt, nghề
làm đồ trang sức cũng phát triển. Đồ trang sức tìm thấy rất phong phú: vòng nhẫn, hoa
tai vàng, vòng não, hạt chuỗi đá... dân Óc Eo tiến tới một trình độ giao lưu,
buôn bán không còn thuần tuý những trao đổi hàng hoá giản đơn đã trao đổi
thông qua vật trung gian- đó là đồng tiền.
Nói chung, văn hoá Việt Nam đầu thiên niên kỉ đã tồn tại 3 vùng văn hoá với
những đặc trưng khác nhau. Văn hoá Việt Nam thời kỳ này phải được hiểu là tổng hoà
diễn trình của cả ba nền văn hoá ấy. Mỗi nền văn hoá đều in dấu ấn sâu đậm của sự
giao lưu văn hoá (hoặc cưỡng bức hoặc tự nguyện), nhưng nhìn một cách tổng quát,
quá trình phát triển văn hoá dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống, bản sắc của mình.
Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hoá, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn
hoá đều những nét chung của tầng văn hoá Việt Nam phát triển tiếp nối,
liền mạch, không đứt đoạn với giai đoạn sau.
5.2.3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ (938 - 1858)
Đây là giai đoạn văn hoá dân tộc trải qua 3 cuộc phục hưng văn hoá lớn:
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ X-XIV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XVIII
5.2.3.1. Văn hoá Việt Nam thế kỷ X- XIV (văn hoá Lý -Trần)
Văn hoá thời Lí -Trần những đặc trưng: là giai đoạn phục hưng văn hoá lần
thứ nhất của dân tộc - thời kỳ khôi phục, khẳng định nền văn hoá dân tộc;nh hưởng
văn hoá Phật giáo bao trùm trong đời sống hội; thời kỳ bắt đầu xây dựng nền văn
hoá bác học. Thời Lí- Trần, văn hoá nước nhà đã đạt được những thành tựu to lớn.
Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với
nền kinh tế điền trang thái ấp. Nhà nước nhiều chính sách khuyến khích nông
nghiệp. Trong lễ tịch điền, vua đích thân cày những đường cày đầu tiên. Nhà nước đặt
hẳn chức quan “Hà đê” để trông coi đê điều. Đê điều được tu bổ xây đắp (đêXá-
Nội đắp dưới triều nhà Lý- 1118). Nhà nước nhập thêm giống lúa mới từ Chiêm
Thành (nay gọi lúa chiêm). Kể từ đây, mỗi năm có hai vụ lúa. Trâu bò được chăm sóc,
bảo vệ… Chính vậy, nền sản xuất dưới triều đại Lý- Trần dần dần đi vào ổn định,
tạo cho quần chúng nhân dân có nguồn sống no đủ.
Kiến trúc: trước hết phải kể đến hoàng thành Thăng Long (với 3 vòng thành
Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng
thành trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Kinh thành ngày
càng được xây dựng kiên cố, mở rộng.
Tiếp theo các công trình gắn liền với Nho giáo sự nghiệp giáo dục Văn
Miếu được xây dựng năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông.
Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo
nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Việc xây dựng Văn Miếu,
Quốc Tử Giám đã chứng tỏ nhà nước bắt đầu sử dụng Nho giáo trong việc xây dựng,
phát triển triều chính và đất nước.
Thứ nữa là các công trình gắn liền với Phật giáo. Chùa chiền thời này được xây
dựng rất nhiều. Riêng năm 1031 nhà nước cho xây tới 950 ngôi chùa. năm riêng
nguyên phi Lan đã cho xây tới 71 ngôi chùa. Rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được
xây dựng trong thời kỳ này: Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa
Thầy (Hà Nội), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)... Trong các công trình Phật giáo, bốn
công trình được mệnh danh là (khí: vật dụng), bao gồm: Tháp Báo Thiên ởTứ Đại Khí
Nội, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều- Quảng Ninh, Chuông Quy Điền
(chùa Diên Hựu), Vạc Phổ Minh trong chùa Phổ Minh (xã Tức Mạc- ngoại thành Nam
Định).
Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan
niệm thẩm của thời Trần. Rồng thời đạt đến độ thanh thoát, mềm mại, tinh
xảo có nhiều biểu tượng về nước, mưa, gió. Rồng thời Lý cũng mang nhiều đặc điểm
của văn hoá Phật giáo thời này. Rồng thời Trần dữ dội hơn, mang dáng dấp con
rồng Tử Cấm Thành. Con rồng thời Trần đã mang theo ý nghĩa tượng trưng cho uy
quyền của nhà vua.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như dệt, gốm, mĩ
nghệ… Nghề dệt đã nhiều thành tựu, từ vải, lụa đến những loại gấm đoạn với đủ
các màu sắc hoạ tiết trang trí đặc sắc đã được những người thợ dệt khéo tay
thông minh nhà Lý làm ra.
Nghề gốm nghề bước phát triển khá dài đạt trình độ cao. Những
gốm thời này làm ra khá nhiều gạch, ngói đặc biệt loại ngói bằng sứ trắng, ngói
tráng men những loại gạch khổ lớn trang trí khắc niên hiệu đời Lý. Thời
Trần, nghề thủ công còn những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề
chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như làng Ma Lôi (Hưng Yên).
Thương nghiệp thời nhà bắt đầu khởi sắc. Dưới triều Trần nhiều phố
buôn bán như Vân Đồn, An Bang (Quảng Ninh), Nghi Hoà Đình (Cao Bằng)... Kinh
thành Thăng Long mở rộng chia thành 61 phường. Tại đây không chỉ chợ còn
có phường thủ công và phố xá buôn bán.
Về văn hóa tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý- Trần là sự dung hoà tam giáo
(Nho- Phật- Đạo), còn gọi chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trong đó, Phật giáo
chiếm vị trí quan trọng nhất. Các trí thức Phật giáo có vai trò quan trọng. Chính họ đã
gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham gia vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất
nước. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê Lý, các cao tăng đã tham gia chính sự
triều đình.
Nho giáo thời này chưa mạnh, nhưng đã cùng với chữ Hán tồn tại trong
xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Năm 1070, nhàdựng Văn
Miếu, dựng tượng Chu Công, mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi
đầu để chọn lựa nhân tài. Sau đó, nhà còn mở các khoa thi đầu tiên với các môn
thi: viết chữ, làm tính, hình luật… Từ đây, Nho giáo bắt đầu địa vị trong hội.
Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hoá, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử.
Trong hàng ngũ quan lại, người xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Đáng lưu ý
là từ nền giáo dục này, tinh thần Khổng giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người
dân Việt Nam.
Đạo giáo cũng đã du nhập vào Việt Nam nhưng ảnh hưởng của nó là sự kết với
hợp nhiều yếu tố: tín ngưỡng dân gian, dung hợp với Nho giáo và Phật giáo. Dưới thời
Lý Trần, ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục tạo nên thời kỳ “Tam giáo đồng nguyên”.
Nền văn hoá bác học được hình thành phát triển: văn học viết được hình
thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu. Đội ngũ này được tạo ra từ hai nguồn, một là
các trí thức Phật giáo, hai các trí thức Nho giáo. Căn cứ vào tài liệu hiện có, từ thế
kỉ X đến thế kỉ XII trên 50 tác giả, trong số đó, đa số các nhà sư; từ thế kỉ XIII
đến hết thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu trong
văn học thời thơ, phần lớn lại thơ của các nhà sư, do đó, nội dung liên
quan đến triết học giáo Thiền tông. Tuy thế, nhiều bài thơ ý nghĩa nhân sinh
giá trị văn hoá. Đáng lưu ý nhất , Nam quốc sơn Chiếu dời đô, Dụ chư
tướng hịch văn... thời nhà Trần, đa số thi nhân các nho sĩ. Đó các tác giả
Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Mạnh, Nguyễn Phi
Khanh…
Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, thời này chứng kiến sự hình
thành của văn học chữ Nôm. Chữ Nôm thể từ thời nhưng thơ văn bằng chữ
Nôm từ thời thì chưa có bằng cứ. Sử sách nhắc đến các tác giả tác phẩm
bằng chữ Nôm thời này là Trần Nhân Tông với trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm
tuyền thành đạo ca, Giáo tử phú Vịnh hoa YênMạc Đĩnh Chi với , Huyền Quang với
Tử phú… Ngoài ra, thời kì này các tác giả văn Nôm khác như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn
An… Đặt trong tiến trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học viết
(cả hai hình thức: chữ Nôm và chữ Hán) đều là bước phát triển và về số lượng và chất
lượng của nền văn hoá.
Tóm lại, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt Nam đã bị tàn
phá nặng nề. Hệ quả của chính sách đồng hoá về mặt văn hoá đã làm cho dấu ấn về
thành quả văn hoá của một nghìn năm hết sức nghèo nàn, cha ông ta tinh thần
đề kháng mãnh liệt. Đến giai đoạn này, tất cả các thành quả đạt được thể coi
những bước đột phá. Do đó, văn hoá Lý- Trần xứng đáng được coi là cuộc phục hưng
lần thứ nhất của văn hoá dân tộc.
5.2.3.2 Văn hoá Việt Nam thế kỷ XV-XVII (thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê)
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vi. Năm 1400, nhà Hồ lên nắm quyền, đổi tên
nước Đại Ngu. Nhà Hồ đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhưng lại bị quý tộc
nông chống lại. Năm1407, nhà Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta.
Năm 1413, nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh. Nhà Minh thực hiện chính sách
khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo thâm độc. Năm1427, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn thắng lợi, nhà ra đời. Nhà lấy hình Nho giáo để xây dựng đất
nước. Từ đây hội Việt Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá. Nhà
cực thịnh vào triều Lê Thánh Tông.
Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, văn
hoá Việt Nam thời kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập chi
phối diện mạo văn hoá Việt Nam. Thời Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi,
vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sửtrong
văn hoá dân tộc. Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2. Các thành tựu
văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ
của triều đại nhà Lê.
Văn hoá vật chất: nhà đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp.
Các triều đại nhà nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Việc
chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. Triều đình đặt ra các chức quan
Khuyến nôngđê. Để bảo đảm sản xuất, các vua đã cho thi hành chính sách
"ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi
nông, động vi binh". Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, để bảo vệ sức kéo. Khi
huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh
động sức dân… Với những chính sách đó, sản xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được
thắng lợi lớn.
Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ
công truyền thống được khôi phục. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc
biệt Thăng Long. Ngay dưới thời Hậu Lê, Thăng Long đã hình thành 36 phố
phường, nhiều phường trở thành phường nghề. ghi lại một số phường địa chí
chuyên nghề nổi tiếng như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa,
Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp
y. nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ)… Sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp thủ công nghiệp đã tạo ra một nền sản xuất
mang tính tự cấp tự túc, duy trì và đảm bảo cuộc sống no đủ cho dân chúng, khiến
hội thái bình, thịnh trị.
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu thời buôn bán nhỏ thông qua
mạng lưới chợ nông thôn thành thị. Nhà đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định
“trong dân gian hễ dân chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc
họp chợ luân phiên. Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước kiểm soát nghiêm
ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),
cấm dân chúng tự tiện buôn n trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi
hành chính sách “bế quan toả cảng".
Về văn hóa tôn giáo, tưởng: các nhà vua thời từ bỏ chính sách khoan
dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho
giáo. Đề cao Nho giáo, các vuasơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính
thống như Phật Đạo. Thái Tổ quy định tăng trên 50 tuổi phải qua kỳ thi
khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây chùa
mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu
trong triều kết giao với tăng, đạo. Tuy nhiên, không được Nhà nước khuyến khích
nhưng Phật, Đạo thời Lê sơ vẫn tồn tại trong hội, được mọi giới thừa nhận nhất là
quần chúng nhân dân.
Văn hoá giáo dục: triều đình định ra những quy định về giáo dục rất chặt chẽ.
Lớp học mở rộng từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh Quốc Tử Giám, Thái học
viện- cơ quan giáo dục cao nhất của nhà nước phong kiến- các làng xã cũng có trường
học tư. Quốc Tử Giám đời đã mở rộng đối tượng tuyển sinh học tập, nhiều
con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám
sinh (xá sinh) thời được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng
học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học
đến cấp xã. Khoa cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ: Đặt ra lệ thi ba năm một lần,
từ địa phương đến trung ương: hương- hội- đình. Nhà cũng đặt lễ cúng danh, lễ
vinh quy... nhằm tôn vinh những người đỗ đạt. Bộ máy quan lại được lựa chọn qua thi
cử, trừ rất ít con em quý tộc theo chế độ nhiệm cử, tiến cử. Tất cả những chính sách
này khiến Nho giáo có sự phát triển đột biến, độc tôn, lấn át Phật giáo và Đạo giáo. Có
thể nói, đây là thời kỳ hoàng kim, đỉnh cao của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt
Nam.
Về văn hoá tổ chức hội: các vua thời Hậu quan tâm thực hiện kiện
toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời
Thánh Tông (1460 - 1497), đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị,
cực quyền. Đây một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi hình, từ nền quân
chủ quý tộc thời - Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một
nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc
chế định pháp luật. Trước khi luật Hồng Đức ra đời, nhà ban hành các chiếu, chỉ ở
từng lĩnh vực đời sống xã hội. Đến thời Hồng Đức, năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban
hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi Quốc triều hình luật
hay . Đây bộ luật khá hoàn chỉnh, bao quát được nhiều mặt củaBộ luật Hồng Đức
đời sống, bao gồm: Luật hình, luật hôn nhân, luật dân sự tố tụng... Bộ luật là một bước
tiến đến trình độ cao trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Với bộ luật này, Đại Việt đã
hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới
Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,
Tử Tấn, Thánh Tông... Đặc biệt, s xuất hiện của Hội Tao đàn (do
Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân
Trung, Lương Thế Vinh) ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta “Hội
nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, quan điểm sáng tác,
hoạt động sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình...
Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, sáng tác văn học chữ Nôm cũng để lại những
thành tựu lớn, trong đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của thơ ca viết bằng tiếng mẹ đẻ: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu thể
hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa thời
sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm của Nguyễn Trãi, bộ điển chếLam Sơn thực lục
đồ sộ 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển). ĐặcThiên Nam hạ tập
biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô
Sĩ Liên,Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử của Lê Văn Hưu trước đó,
là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng
Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc. Về địa lý, đáng kể cuốn địa
chí của Nguyễn Trãi tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Thánh
Tông, thường gọi là vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. CácHồng Đức bản đồ
tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên cuốn ,Bản thảo thực vật toản yếu
Lương Thế Vinh soạn Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn Đại thành toán pháp; Lập thành
toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng
thành Thăng Long: Đại Hưng (Cửa Nam) Đông Hoa (Cửa Đông). Hình tượng con
rồng thời trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như
hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ
thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian (rí ren) bị coi dâm liên
tục, nhảm nhí và bị cấm.
Các loại hình nghệ thuật khác thời Hậu cũng nhiều bước phát triển.
Tuồng chèo cũng phát triển. Thời kì này, xuất hiện những công trình mang tính lý luận
về tư duy nghệ thuật: của Lương Thế Vinh.Hý phường phả lục
Kiến trúc điêu khắc cũng những thành tựu lớn: hệ thống đình làng thời
trở thành biểu tượng của văn hoá làng xã. Hoàng thành Thăng Long được tu sửa,
mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện
Kính Thiên trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan
can rồng đá). quê hương Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy đồ sộ
với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
Các thành tựu trên làm cho thời Hậu thực sự trở thành một thời kỳ hoàng
kim trong lịch sử văn hoá dân tộc. Mọi thành quả văn hoá thời này đều gắn bó với các
chính sách tiến bộ của thời đại. Điều đó ý nghĩa ngay cả trong thời đại ngày nay
trong xây dựng văn hoá mới. Văn hoá thời Hậu xứng đáng được coi cuộc đại
phục hưng văn hoá lần thứ hai của lịch sử văn hoá dân tộc. Thành tựu về văn hóa
khiến cho thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia uy thế trong khu vực
Đông Nam Á.
5.2.3.3. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI- 1858
Thế kỉ XVI- XVII, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến dẫn đến
sự sụp đổ liên tiếp của các triều đại. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Mạc, Lê, Nguyễn
tranh chấp quyền lực, đẩy đất nước vào cảnh nội chiến. Sang thế kỷ XVIII, nội chiến
chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị phân làm hai: Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chính
quyền suy loạn. Năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ dẹp tan 20 vạn quân Thanh
các tập đoàn phong kiến, lập nên triều Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, triều
Nguyễn được thiết lập. Triều Nguyễn lấy Nho giáo làm quốc giáo. Tình hình lịch sử
ảnh hưởng lớn đến đặc điểm văn hoá giai đoạn này.
Về văn hoá tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi. Cùng
với sự xuống dốc của chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến- Nho giáo bước vào
thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XIX. Các vua Gia Long, Minh Mệnh,
Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tưởng
văn hoá. Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo có được vị
thế của nó như ở thế kỉ XV.
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục
hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả Đàng ngoài và Đàng trong đua nhau tôn thờ
đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các
chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông, Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ
Thiên, Hương Hải… (ở Đàng ngoài) và các chùa Thiên Mụ, Hoà Vang, Mỹ An, Thuận
Trạch, Kính Thiên, Trung, Quốc ân… (ở Đàng trong) đều được sửa chữa hay xây
dựng trong thời kỳ này.
Đạo giáo cũng bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc
đạo, luyện đan khá thịnh hành Đàng ngoài. Các chúa Trịnh cho trùng tu quán Trấn
Vũ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng Thánh Trấn Vũ cao khoảng 3,9m, nặng 4 tấn,
sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn quán Trấn Vũ. Một số thân vương,
quan lại, quý tộc cúng tiền của giúp việc xây dựng. Ở Đàng trong, chúa Nguyễn Phúc
Chu hay tin vào lời nói của các thuật sĩ Nguyễn Hữu Thừa, Đặng Văn Minh.
Trong khi ý thức hệ phong kiến suy loạn thìtưởng nhân văn trỗi dậyvà phát
triển mạnh mẽ. Đó tưởng con người, đề cao con người gắn liền với sự chống
lại cái xấu, cái ác nhằm giải phóng con người. Việc hình thành chủ nghĩa nhân văn
xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên sự hỗ trợ từ sức sống khoẻ khoắn của
các phong trào khởi nghĩa nông dân. Thứ nữa, còn là sự đối lập trong tình trạng khủng
hoảng của tưởng phong kiến, nhiều người tích cực, tiến bộ tìm đến tưởng mới
nhằm thoát ra khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
Sự xuất hiện của đạo Thiên chúa: Khâm định Việt sử thông giám cương mục
ghi: “Năm Nguyên Hoà thứ I (1533) đời vua Trang Tông có một người Tây tên
Inêkhu theo đường biển lẻn vào giảng đạo Giatô các làng Ninh Cường, Quần Anh,
Trà Lũ nay thuộc Nam Định”. Từ đó, các giáo Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tìm đến
ngày càng đông để truyền giáo. Như vậy, trong đời sống tưởng Việt Nam thêm
một tôn giáo. Đó Kitô giáo. Sự phát triển của Kitô giáo Việt Nam phần khác
biệt với Phật giáo, Nho giáo ở Việt Nam. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo
này qua các thời lịch sử khác nhau. “Trong thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh-
Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ. Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút
hoạt động để chuẩn bị sở cho những hành động can thiệp xâm lược sau này”
(Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học hội, Nội, 1971). Nhà Nguyễn giai đoạn này
đối xử với Kitô giáo trong từng thời khác nhau, lúc thì cho phép hoạt động, lúc
thì cấm đoán ngặt nghèo. Nhưng sao, Kitô giáo cũng đã xuất hiện Việt Nam với
tư cách một tôn giáo trong đời sống tư tưởng- văn hoá của người dân.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ: một trong những hoạt động tích cực của đạo Thiên
chúa Việt Nam sự sáng tạo truyền chữ quốc ngữ. Từ thế kỉ XVII, khi vào
nước ta để truyền đạo, các giáo sĩ đã học tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái Latinh
để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ dần dần xuất hiện. Sự xuất hiện của chữ Quốc
ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới. Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời
ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của
thời đại mới nhận thấy và sử dụng nó.
Văn hoá Đàng Trongsự phát triển của văn hoá Việt: Nguyễn Hoàng ly khai
tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá rồi Quảng Nam, phát
triển địa bàn cai trị về phương Nam tạo ra sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng
Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Văn hoá Việt Đàng Trong được coi là đặc trưng
văn hoá của thời kỳ này. Do Đàng Trong là một vùng đất mới cho nên dân người
Việt đã phải xử lý nhiều mối quan hệtạo nên những đặc điểm văn hoá từ sự xử
đó. Đó là 3 mối quan hệ: Mối quan hệ giữa vốn văn hoá tiềm ẩn với điều kiện tự nhiên
và xã hội của một vùng đất hoàn toàn mới; Vốn văn hoá đặc trưng của người Việt với
văn hoá của các tộc người khác trên địa bàn; Mối quan hệ giữa văn hoá của lưu dân
với văn hoá của dân xa xưa. Kết quả của sự xử các quan hệ này đã tạo nên một
diện mạo văn hoá hoàn toàn khác. Đó là một diện mạo văn hoá mà vừa không mất đi ý
thức cội nguồn vừa tạo ra được những tính chất mới.
Sự phát triển đột biến của văn học: văn học lại phát triển khởi sắc cả chữ Hán
lẫn chữ Nôm, cả văn chương bác học lẫn văn chương bình dân. Ngay từ thế kỷ XVI đã
xuất hiện những tên tuổi lớn: Nguyễn Bỉnh Khiêm- thơ chữ Hán Nôm, mang tính
triết lý sâu sắc, vừa thể hiện thái độ của tác giả đối với thực trạng hội vừa thể hiện
sự suy tàn của chế độ phong kiến; Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục- thiên cổ kỳ bút,
tác phẩm mượn chuyện ma để nói chuyện người đồng thời thể hiện thái độ của tác giả
đối với hiện thực xã hội. Đến thế kỷ XVIII, văn học phát triển vượt bậc và được coi
thời kỳ hoàng kim của văn học với nhiều tác gia lớn, nhiều tác phẩm đỉnh cao như:
Phạm Thái ( ), Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm ( kính tân trang Chinh phụ ngâm
khúc), Nguyễn Du (Truyện Kiều), Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát...
Văn học thời kỳ này đạt đến đỉnh cao cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bên
cạnh văn học bác học, văn học bình dân cũng nở rộ. Nhiều truyện Nôm, truyện cười
dân gian ra đời (Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Trạng
Quỳnh, Trạng Lợn...).
Sự phát triển của các ngành nghệ thuật khác: thời kỳ lịch sử này thể hiện một
bước phát triển mới mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức diễn xướng dân gian
như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào… đều phát triển rất mạnh mẽ. Về kiến trúc, sự trỗi
dậy của Phật giáoĐạo giáo khiến cho những công trình kiến trúc của tôn giáo này
đều được xây dựng khá nhiều. Đình, đền, chùa khá phát triển mang phong cách dân
gian đậm nét. Thế kỉ XVI- XVII, kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Bên cạnh các
chủ đề tâm linh nhân thế, điêu khắc đình làng còn có những hoa văn phản ánh sinh
hoạt văn hoá đời thường. Những ngôi chùa, những đình làng được xây dựng như đình
Thạch Lỗi (Mỹ Văn- Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh)… thể hiện được
phong cách điêu khắc thế kỉ XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong các hoa văn trang trí,
nhưng nghệ thuật trang trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái. Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ
XVIII đã đạt đến một trình độ điêu luyện. Tiêu biểu cho sáng tạo của người nghệ
dân gian giai đoạn này là các pho tượng chùa Tây Phương. Đáng chú ý là kiến trúc
điêu khắc dưới thời các vua Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX ở kinh thành Huế. Năm 1802,
vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long. Trên một mặt bằng gần
vuông, kinh đô Huế được xây dựng theo bố cục ba lớp thành bao bọc khác nhau là:
kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Ngày nay, cố đô Huế đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Nói chung, văn hóa thế kỉ XVI 1858 đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó
nổi bật văn hóa thời Nguyễn. Với những thành tựu đặc biệt, văn hoá thời Nguyễn
được coi là cuộc phục hưng văn hoá lần thứ ba của dân tộc.
5.2.4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với sự xâm lược Việt
Nam, Pháp đã mang theo văn hoá phương Tây, tác động lớn đến sđổi thay của văn
hoá truyền thống dân tộc. thể nói, giai đoạn 1858-1945 thời kỳ văn hoá biến
động hết sức phức tạp. Sự phức tạp nảy sinh từ quan điểm đánh giá, nhìn nhận. Sự
phức tạp cũng bởi văn hoá thời kỳ nàyhai tính chất: tính chất giao lưu cưỡng bức
với văn hoá phương Tây. Đồng thời vẫn diễn ra sự giao lưu tự nguyện với văn hoá
Đông- Tây.
Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các phu Việt Nam - những
người nhạy cảm với văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau: Chống lại sự
giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây; chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về
mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền
thuộc địa; chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân
tộc. Xu hướng thứ ba này thuộc các nhà Nho, sĩ phu tư tưởng canh tân, cấp tiến
một bộ phận quần chúng nhân dân.
Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến
hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh
hưởng của văn hoá phương Tây. Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương
Tây mà chủ yếu là Pháp cũng là khởi đầu thời kì văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền
văn hoá nhân loại. Những yếu tố nói trên chi phối, tác động sâu sắc đến sự phát triển
văn hoá và cả cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá thời kỳ này.
Về văn hoá tưởng: do sự biến động lịch sử, hệ tưởng thời kỳ này cũng
biến động hết sức phức tạp. Nho giáo suy tàn, Thiên chúa giáo bước đầu đi vào đời
sống xã hội, tư tưởng tư sản và vô sản xuất hiện và chiếm lĩnh trên trường chính trị.
Nho giáo: vốn đã suy tàn, nay tuy vẫn tồn tại, chi phối xã hội nhưng không còn
giữ địa vị độc tôn. Giai cấp phong kiến tuy vẫn dùng tưởng Nho giáo để cai trị
hội nhưng giai cấp này cũng chịu ảnh hưởng nhiều tưởng của chủ nghĩa thực dân.
Ngay tầng lớpphu tiến bộ cũng không tìm thấy con đường cứu nước từ hệ tư tưởng
này. Khi giặc Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần lượt thất bại
(phong trào Cần vương chấm dứt với cái chết của Phan Đình Phùng - 1895), những
nhà Nho tự trọng nhưng không tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, chỉ còn một
cách là về hưu, quay về làng sống cuộc đời thôn dã. Ở đó, diễn ra một sự tiếp xúc văn
hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy tủi nhục, thấy một hội nhố nhăng, một không khí
nghẹt thở. Văn minh vật chất phương Tây, với những thói quen trái ngược, làm họ khó
chịu. Để an ủi, họ tìm chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên. Nhưng làng xóm bắt đầu bị
bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị nơi sống, ăn chơi của một số
người làm việc cho Pháp. Đó xu hướng tiêu cực mà cụ Tam nguyên Yên Đổ là tiêu
biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác .
Ý thức hệ tư sản bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, nhất là thế kỷ XX, chủ
yếu ảnh hưởng từ phong trào Tân thư, Tân văn. Vào đầu thế kỷ XX, các sách của
phái cải cách nhập vào Việt Nam rất đều đặn. Người ta gọi tức sách mới,Tân thư,
đối lập với loại sách Tống Nho quen thuộc, gọi sách cũ. Lần đầu tiên các nhà Nho
vốn chỉ biết văn chương cử tử, biết thế nào chủ nghĩa đế quốc, duy luận của
Descartes, thuyết giao kèo của hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của
Montesquieu, thuyết tiến hóa của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin.
một sự tiếp thu phương Tây cực kỳ sôi nổi hăng hái. Các nhà Nho yêu nước nhận
ra con đường cứu nước mới. Tâm trạng giữ lấy đạo nhà, hay độc thiên kỳ thân, đã
nhường chỗ cho tâm trạng phấn khởi, phá xiềng xích, lao vào thực tế để Âu hóa nó,
nhiên là theo con đường bản sắc văn hóa quy định, con đường nhân cách Việt Nam.
Do ảnh hưởng của Tân Thư, Việt Nam xuất hiện phong trào Đông Du. Từ
cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã là một tấm gương chỗ nhờ biết tiếp thu khoa học, kỹ
thuật phương Tây, đã đổi mới được đất nước, giữ vững được độc lập. Đặc biệt với
Nhật, chiến thắng Nga năm 1905 được người Việt Nam chào đón như chiến thắng
chung của người da vàng đánh bại người da trắng. Người Việt Nam xem người Nhật
cùng văn hóa, cùng chủng tộc, cùng cảnh ngộ, và tìm giải pháp cứu nước theo con
đường Nhật Bản. Đó phong trào sang Đông, bằng con đường sang Trung Quốc để
sang Nhật Bản, tìm biện pháp duy tân đất nước, đổi mới kinh tế, chính trị, đặc biệt học
tập kinh nghiệm quân sự. Các tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch lúc
này ý nghĩa lớn. Trên hai trăm người ưu ra đi. Phan Bội Châu (1867-1940) giải
nguyên trường Nghệ năm 1903, người lãnh đạo, cùng với Nguyễn Thượng Hiền
(hoàng giáp), Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành và những thanh niên yêu nước sẽ tham gia
những cuộc khởi nghĩa (Lương Ngọc Quyến, Trần Hữu Lực…). Như vậy, đón nhận và
tiếp thu hệ tưởng sản trước hết lại chính các nhà Nho cấp tiến, giàu lòng yêu
nước. Tầng lớp phu tiến bộ này đã lãnh đạo các phong trào cách mạng đầu thế kỷ
XX.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, từ tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng
Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp
công nhân ngày càng phát triển và ngày càng giác ngộ về mình. Phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng và có tổ chức. Ba tổ chức cộng sản ra đời ở
Bắc kì, Trung kì và Nam kì để rồi ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì
hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu “Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử
cách mạng nước ta. chứng tỏ rằng giai cấp sản đã trưởng thành đủ sức
lãnh đạo cách mạng”, đồng thời nó cũng khẳng định sự hiện diện của một hệ tư tưởng
mới ở Việt Nam- hệ tư tưởng vô sản.
Thiên chúa giáo- một tôn giáo mới vốn xuất hiện từ trước nhưng đến giai đoạn
này mới phát huy tác động, ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội.
Về văn hoá vật chất: khách quan nhìn nhận và đánh giá thì thành quả xây dựng
văn hoá vật chất thời kỳ này đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, mặc dù nó gắn
liền với chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho lợi ích chúng.
Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp giao thông,
đương nhiên với mục đích rất ràng khai thác thuộc địa. Trong lĩnh vực đô
thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm
chính trị đã chuyển theo hình đô thị công nghiệp - thương nghiệp chú trọng chức
năng kinh tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp hình thành trong các đô thị. Ở đô thị lớn hình
thành một tầng lớp tư sản dân tộc. Các trường trung học và đại học cũng ra đời trong
các đô thị. Nhiều đô thị thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển. Xuất hiện các kiến
trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp
với điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng hạn, các toà nhà của Trường Đại học Đông
Dương, Bộ Ngoại giao, Trường Viễn Đông Bác cổ… đã s dụng hệ thống mái ngói,
bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc. thành phố Sài
Gòn, toà Đô Chánh (nay là trụ sở uỷ ban nhân dân thành phố), được xây dựng từ năm
1898, Toà án được xây từ năm 1873…
Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế
biến nông lâm sản, công nhgiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước
đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ có thêm các ngành khác. Truyền thống lâu đời
của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến nay xuất hiện các loại cây công
nghiệp từ nước ngoài mang vào như cao su; phát triển một số cây công nghiệp trong
nước đay, cói, đậu lấy dầu…
Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống
đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng… Những con đường xuyên rừng núi, đến các
đồn điền hầm mỏ. Toàn bộ Đông Dương không nơi nào không đường giao thông
nếu ở đó có những tài nguyên quý giá. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra
những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km. Đường thuỷ, nhất là ở Nam bộ được tu
bổ, khai thông, tới năm 1914, tổng số độ dài đường thuỷ đã tới 1745 km. Hệ thống
đường sắt hoàn thành vớichiều dài 2059 km được đưa vào sử dụng vào năm 1936.
Những phương tiện giao thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao
thông truyền thống của Việt Nam. Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc
qua những con sông lớn nước ta (Cầu Long Biên). Hệ thống đường đô thị
phát triển tạo cho diện mạo văn hoá vật chất giai đoạn này có những khác biệt so với
các giai đoạn trước.
Báo chí ra đời, phát triển. Trong thời phong kiến, về căn bản đời sống văn hoá
Việt Nam chưabáo chí, nên báo chí ra đời gắn liền với sự xuất hiện của thực dân.
Khởi điểm để báo chí ra đời ở Việt Namtừ ý đồ của thực dân Pháp cầnmột thứ
vũ khí nhằm tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa. Do vậy, báo chí ra đời ở Sài Gòn
trước tiên. Lúc đầu là tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bulletin officiel de (Expédition de la
Cocinchine Le Bulletin des commune tờ bằng chữ Hán). Ngày 15-4-1865, tờ Gia
Định báo Gia Định báo Phan Yên báo Thông loạira đời. Sau tờ tờ . Năm 1888, tờ
khóa trình của Trương Vĩnh được phát hành. Năm 1901, tờ báo thứ ba bằng chữ
Quốc ngữ ra mắt bạn đọc tờ . Sau đó tờ ra mắtNông cổ mím đàm Lục tỉnh tân văn
bạn đọc thế giới Sài Gòn. Báo chí ra đời rất nhiều như Nữ giới chung, Phụ nữ tân
văn, Đuốc nhà Nam… Đăng cổ tùng Nội, các báo bằng chữ Quốc ngữ như
báo, Hữu Thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn… Nói chung,
những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ ở cả ba miền trong thời kì này, dù trực tiếp hay gián
tiếp đều góp phần vào sự phát triển văn học chữ Quốc ngữ. Ngoài những tờ bào bằng
chữ Quốc ngữ, một thế kỉ này cả ba đô thị: Hà Nội, Huế, Saì Gòn đều có những tờ
báo bằng chữ Pháp nhằm phục vụ chính quyền, nhưng cũng thể những tờ báo
tiến bộ như tờ L’Annam, tờ (Chuông rè) sài Gòn, tờ La Cloche fêlée Notre voix
(Tiếng nói của chúng ta), tờ Le Travail (Lao động), tờ Rassemblement (Tập hợp),
Enavant (Tiến lên) ở Hà Nội trong thời kì 1936-1939.
Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo đã
bước đột biến của tiến trình văn hóa. Nhìn phương diện ngôn ngữ văn tự, đấy
một bước đột biến. Nhìn phương diện lịch sử báo chí, đây cũng một bước đột
biến. Sự xuất hiện của báo chí tác động nhiều mặt đến đời sống văn hoá tinh thần
dân tộc, bởi đó là nơi để diễn đàn tư tưởng. Đónơi đăng tải học thuật, văn chương.
Đó là nơi tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ. Nhìnphương diện lịch svăn hoá, đây
cũng là bước phát triển đột biến.
Khởi sắc và phát triển văn học: sau khi đã phát triển tới đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ
XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, văn học nửa sau thế kỉ XIX, đi vào cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược. Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu người chiến tiên
phong trên mặt trận này. Cùng với ông một thế hệ các nhà văn thơ yêu nước như
Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị... Sau đó là thế hệ
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… rồi đến thế hệ các nhà Nho như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… Về phương diện chính trị, lúc này văn học là một
thứ vũ khí của quần chúng để chống kẻ thù cướp nước, cổ động cho sự tiến bộ xã hội.
Do tác động khách quan, văn học giai đoạn này đã có bước phát triển nhanh chóng cả
về hình thức và nội dung.
Với việc phổ biến chữ Quốc ngữ, mảng văn học bằng chữ Quốc ngữ đã phát
triển. Ban đầu, chữ Quốc ngữ được dùng để phiên âm các sách chữ Nôm, chữ Hán,
chữ Pháp. Hàng loạt các tác phẩm chữ Hán như Đại học, Kinh thi, Minh tâm bảo
giám…, Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên…,các truyện thơ Nôm như các
truyện dân gian, câu hò, câu hát, được ra mắt bạn đọc bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ.
Không thể không ghi công đầu cho một số trí thức Nam Bộ cuối thế kỉ XIX như
Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của… trong lĩnh vực này. Mặt khác, sự phát triển của
những sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, như sự thể loại sớm ra đời với tác phẩm
Chuyến đi Bắc năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Kí; tiểu thuyết bằng chữ Quốc
ngữ cũng ra đời Nam Bộ sớm nhất. Đầu tiên phải kể tới Truyện thầy Lazarô Phiền
của Nguyễn Trọng Quản, nếu coi đây một truyện dài, một tiểu thuyết bằng chữ
Quốc ngữ thì nó đã ra mắt bạn đọc từ năm 1887. Sau đó là Phan Yên ngoại sử tiết phụ
gian truân của Trương Duy Toản ra mắt bạn đọc vào năm 1910. Cũng năm này Trần
Chánh Chiếu có tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ . Thập niênHoàng Tố Anh hàm oan
hai mươi của thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ khá nhiều tác giả: Phạm
Duy Tốn với truyện ngắn (1918). Tân Dân Tử với Sống chết mặc bay Giọt máu chung
tình (1926), Hoàng Mưu với (1915), Hương phong nguyệt Oán hồng quần
(1920), (1920), (1922), Huệ Nhi ngoại sử Oan kia theo mãi Cay đắng mùi đời
(1923), (1923), (1925). Những tác giả này Sài Gòn,Tỉnh mộng Nhơn tình ấm lạnh
trong khi đó, Nội, Nguyễn Trọng Thuật (1925), Hoàng NgọcQuả dưa đỏ
Phách có (1925).Tố Tâm
Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã có một
bước tiến bộ vượt bậc. Nhóm với Nhất Linh, Khái Hưng, HoàngTự lực văn đoàn
Đạo… đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt,
Bướm trắng… Tự lực văn đoàn Bên cạnh nhóm là các nhà văn hiện thực phê phán như
Ngô Tất Tố với , Nam Cao với , Trọng Phụng với Tắt đèn Chí Phèo Giông tố, Số
đỏSự trong sáng của tiếng Việt trong các tác phẩm này bước tiến của văn xuôi
bằng chữ Quốc ngữ. Cùng với kí, tiểu thuyết là thơ. Phong trào Thơ Mới xuất hiện với
một loạt tên tuổi như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…
khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại, sự thay thế vẻ
vang của văn học bằng chữ Quốc ngữ trong đời sống văn hóa.
Sự xuất hiện của hệ tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa dẫn tới sự xuất
hiện của bộ phận các tác giả cách mạng. Thời kì từ 1931-1935 là cuộc đầu tranh giữa
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênincác quan điểm đối lập. Trên tờ Phụ nữ thời
đàm, đồng chí Hải Triều đã viết nhiều bài về nguyên lí, quan điểm của chủ nghĩa Duy
vật. Tiếp đó, bản ra đời, đánh dấu một bước phát triển của văn hóaĐề cương văn hóa
trong thời đại mới. Về sáng tác, thơ Tố Hữu các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là tiếng nói tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng.
Tựu trung, mặcchịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp với
tính chất cưỡng bức nhưng văn hoá giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu lớn
thể hiện bản lĩnh cốt cách, truyền thống của văn hoá dân tộc. thể trong cách nhìn
nhận, đánh giá về văn hoá giai đoạn này vẫn còn có ý kiến chưa thống nhất, nhưng
một thực tế không thể phủ nhận được: trên một số phương diện, ở một số thành tố văn
hoá, văn hoá dân tộc đã đạt được những thành tựu khá rực rỡ, góp phần đưa văn hoá
Việt Nam hoà nhập với văn hoá nhân loại.
5.2.5. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám một bước ngoặt đại trong lịch sử Việt Nam. Từ
đây, lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập Quảng trường Ba Đình lịch sử, chấm dứt chế độ
thực dân nửa phong kiến nước ta. Thế nhưng chỉ hai chục ngày sau đó, ngày 23-9-
1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh trong vai trò lực lượng đồng minh sang
giải giáp phát xít Nhật Đông Dương, gây hấn Nam Bộ. Ngày 19-12-1946, nghe
theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước
vào cuộc trường chinh kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ để bảo vệ quyền độc lập
mới giành lại được. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, nước ta tạm thời
chia làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Quân dân ta, dưới sự lãnh đạo
của Đảng hai miền cùng tiến hành hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Miền Bắc đi
lên xây dựng chủ nghĩa hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Với chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, công cuộc kháng chiến chống
cứu nước của dân tộc ta toàn thắng, giành lại toàn vẹn non sông. Như thế, cả dân tộc
phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Điều này ảnh hưởng lớn đến mọi
mặt của đất nước.
Sự vận động xã hội thực sự có những thay đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực
đời sốnghội nhân, kinh tế, chính trị đến văn hoá. nông thôn, việc tổ chức
đời sống sản xuất vào thời chiến tranh được làm theo mô hình hợp tác xã, nông trường
quốc doanh đã khiến cho diện mạo làng ở nông thôn Bắc Bộmột thời hơi khác
so với hội nông thôn Việt Nam cổ truyền. Nếu nhìn phương diện kinh tế- chính
trị, mô hình ấy đã góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì ở
phương diện văn hoá, thực ra, chưa đủ sức để làm biến đổi hẳn làng cổ truyền,
nhất là ở Bắc bộ. Từ sau năm 1985, chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà. Công
cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, lãnh đạo đã đem đến cho nông thôn Việt Nam một
sinh khí mới. Trong khi đó, từ năm 1945 đến nay, nền công nghiệp của Việt Nam
nhiều bước tiến nổi bật, dần vượt lên hẳn những chính phủ thực dân đã làm trước
1945. Các khu công nghiệp Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hải Phòng… xuất hiện làm
cho bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi.
Về giáo dục, lần đầu tiên, nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đã từng
bước xây dựng được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nâng
cao dân trí của nhân dân, nhất là của thế hệ trẻ, phục vụ đắc lực các cuộc kháng chiến
cứu nước, giành bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình, thống nhất đất nước. Như thế,
những thay đổi bản từ kinh tế đến giáo dục khiến cho hội Việt Nam những
thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện văn hoá học, ít nhất cần ghi nhận các khía cạnh:
Người dân, với tư cách công dân được khẳng định. Cùng với điều này, ý thức cá nhân
được tô đậm. Dân trí ngày càng được nâng cao, tầng lớp trí thức càng ngày càng đông
đảo. Như vậy, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam thay đổi so với giai đoạn trước cả
về chất lượng lẫn số lượng.
Trong thời này, sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hoá ý nghĩa
to lớn. Ngay từ những năm chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông
Dương (nay Đảng Cộng sản Việt Nam) đã chú trọng đến văn hoá. Năm 1943, bản
Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng được công bố. Bản đề cương nhấn mạnh ba
nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá.
Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mớigiai đoạn sau năm
1945. Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt
Bắc. Đồng chí Trường Chinh- lúc ấy Tổng thư của Đảng- đã trình bày bản báo
cáo Chủ nghĩa Mác vấn đề văn hoá Việt Nam. thể nói, đây văn kiện luận
đầu tiên Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết một số vấn đề
thuộc văn hoá Việt Nam. Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ ba
(1962), lần thứ 4 (1968) do Đảng ta trực tiếp chỉ đạo đều đã đánh giá đúng đắn những
thành tựu đã qua và đề ra phương hướng cho chặng đường tới.
Sự phát triển văn hoá: điều dễ nhận thấy của văn hóa Việt Nam từ sau năm
1945 sự phát triển của văn hóa chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa hoạt động văn
hóa. Sự phát triển này ngày càng khẳng định hơn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng
khẳng định stiếp cận với xu thế hiện đại của thời đại. Chín năm kháng chiến chống
Pháp ác liệt, hoạt động báo chí, in ấn vẫn được chú trọng. Năm 1947, Đảng ta chủ
trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách các báo. Hoạt động văn học nghệ thuật
phát triển mạnh mẽ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng chínm từ
1945 – 1954, ta đã xuất bản được 8. 579.415 bản sách, sản xuất được 35 bộ phim thời
sự tài liệu.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên
nghiệp được được tổ chức lại. Các đoàn kịch nói như Nội, Quân đội, Nam bộ,
đoàn ca múa nhạc Trung ương, Đoàn văn công Tổng cục chính trị, Đoàn dân ca khu V,
Đoàn ca kịch Trị Thiên…; các thể loại như nhạc, kịch, thơ múa, kịch múa, các thể loại
nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới những thể loại đòi
hỏi phải kiến thức phong phú, trình độ thuật nghiệp vụ cao (cả về sáng tác lẫn
biểu diễn) đã phát triển. Chính vì thế, có thể nói rằng đây là thời kì nghệ thuật ca múa
sân khấu, đặc biệt kịch nói rất phát triển. Nghệ thuật điện ảnh qua thời phôi
thai trước năm 1945, sau chín năm kháng chiếntừ 1954 đến nay là bước phát triển
đột biến. Đã những phim Việt Nam như một số phim khácCánh đồng hoang
đoạt giải thưởng quốc tế.
Cùng với điện ảnh nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều rất phát triển.
Đáng kể hơn cả là sự phát triển của văn học. Thời kỳ này có đội ngũ sáng tác văn học
đông đảo và nhiều tác phẩm. Trình độ dân trí được nâng cao, khiến cho chủ/ khách
thể của văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt động văn hóa sinh ra trưởng
thành từ đội ngũ những người lao động như Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải… (cả hai vốn
là công nhân, bộ đội); hoặc Trần Đăng Khoa- nhà thơ thiếu nhi được người đọc trong
nước và thế giới biết đến (vốn là con em của một gia đình nông dân). Mặt khác, chính
hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc đã đào luyện một đội ngũ những nhà hoạt
động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân
Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Khoa Điềm, Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Quang
Sáng, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh... (văn học); Phạm Văn Khoa, Bùi
Đình Hạc, Trà Giang, Hải Ninh, Khải Hưng… (điện ảnh).
Sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam cần phải được nhìn
nhận từ phía phong trào văn hóa quần chúng. Chưa bao giờ trong tiến trình văn hóa
Việt Nam lại một phong trào văn hóa quần chúng như giai đoạn này. Nếu trong
kháng chiến chống Pháp phong trào kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng
chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại có phong trào tiếng hát át tiếng bom, tiếng loa hòa
tiếng súng. Tất cả những phong tràoy đều phong trào văn hóa nghệ thuật quần
chúng. Sự phát triển áy, ít nhất phải được ghi nhận từ hai phương diện: Chứng tỏ sự
thay đổi chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam tạo môi trường, tạo nguồn cho văn
hóa chuyên nghiệp phát triển.
Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống: từ quan điểm về văn hóa,
những năm qua, Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền
thống. Ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa
toàn quốc lần thứ nhất: “Phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn
hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân tộc, khoa
học đại chúng”. Cho nên, công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn, với nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng,
mĩ thuật dân gian, việc kế thừa được thực thi ở cả hai phương diện khôi phục, bảo tồn
chỉnh lí, cải biên. Công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian đã đạt được
những thành tựu vượt bậc. Nếu như “trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta chưa
ngành nghiên cứu văn học dân gian khoa nghiên cứu văn hóa dân gian” thì hiện
nay khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát triển, trở thành một ngành khoa học có
vị thế quan trọng trong các ngành nghiên cứu khoa học hội Việt Nam. Với văn
hóa bác học, công việc nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều tác giả
của văn học cổ được nghiên cứu, đánh giá, khẳng định như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương, Cao Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Hầu hết tác giả, tác phẩm của
văn học dân tộc đã được giới thiệu, nghiên cứu. Có lẽ, chỉ dưới ánh sáng của thời đại
mới, văn học truyền thống mới được đánh giá với đầy đủ các giá trị của nó.
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng: giai đoạn từ 1945 - 1975, sự giao lưu này
diễn ra trong sự tự nhiên và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa tiếp thu tinh hoan hóa nước ngoài để xây dựng
nền văn hóa mới. Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài được chú ý ngay từ sau khi
hòa bình lập lại ở tất cả các bộ môn văn hóa: sân khấu, âm nhạc, ca múa, giao hưởng,
điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa quần chúng, ba lê… Nhiều hiệp định văn hóa
được kí giữa nước ta và các nước bạn. Sự trao đổi văn hóa giữa nước ta với các nước
bạn cũng đã diễn ra. Mặt khác, từ năm 1951, nhất sau năm 1954, khi Việt Nam
thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước
XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây), cũng như Trung Quốc đã được
đẩy mạnh. Trong khi đó miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, giao lưu giữa văn
hóa Việt Nam với văn hóa không phải giao lưu tự nhiên giao lưu cưỡng
bức.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 thực ra là ngắn ngủi so với tiến trình
lịch sử của văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó trong giai đoạn này văn hóa Việt Nam lại
phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài 30 năm, trong điều
kiện lịch sử đầy biến động phức tạp nhưng nó vẫn đạt được những thành tựu rất đỗi tự
hào, tiếp nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.
5.2.6. Văn hóa Việt Nam từ 1975 đến nay
Năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa hội. Đây niềm vui lớn
của dân tộc thắng một đế quốc lớn. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng cơ chế quan liêu
bao cấp, đất nước đứng trước nguy khủng hoảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
V, nhất là Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối cải cách, đổi mới với phương châm:
Việt Nam làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc, các đảng phái, miễn giữ vững
độc lập chủ quyền. Chính đường lối ấy đã tạo bược nhảy vọt về kinh tế, đưa nước ta
thoát khỏi khủng hoảng và có sự phát triển đáng khích lệ.
Văn hoá Việt Nam sau 1975 đặt ra nhiều hội to lớn thách thức không
nhỏ. Nghị quyết “Xây dựng phát riển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn Nghị
quyết ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng phát triển sự nghiệp văn
hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại
hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ đồng bộ hơn với phát
triển kinh tế - hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống
hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa hội (bổ sung,
phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII (2016) cũng nhấn mạnh:“Phát huy nhân tố con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối
sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.
Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một
yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìnphát huy được bản sắc
bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển
không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực thế giới. Điều
kiện này đặt ra nhiều hội to lớn đối với sự phát triển văn hoá Việt Nam. Văn hoá
Việt Nam ngày nay nhiều thuận lợi để phát triển, hội nhập, hoà nhập với thế giới.
Nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới. Đây chính là một trong những tiền
đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa
nghe nhìn nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch,
văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng...
Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều
kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có điều kiện đi tắt đón đầu để tạo
sự phát triển mang ý nghĩa đổi mới. Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ
mặt đất nước, kích thích tiềm năng sáng tạo nhiều lĩnh vực làm con người trở nên
năng động, sáng tạo, tự tin hơn... Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với
bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp phần làm
phong phú nền văn hóa chung của nhân loại.
Bên cạnh thuận lợi, văn hoá Việt Nam sau 1975 cũng những thách thức
không nhỏ. Ở tầm vĩ mô,thể nói thách thức lớn nhất đối với văn hóa chủ yếu diễn
ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mở cửa, văn hóa ngoại ùa tràn
vào Việt Nam. Văn hóa ngoại đang khiến không những nước ta sẽ phải chịu thua thiệt
về kinh tế, mà còn phải đối diện với những hệ lụy khôn lường về văn hóa dưới góc độ
xây dựng con người, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp. Theo chân
các con đường giao lưu văn hóa, nhiều văn hoá độc hại, không phù hợp, thậm chí xa lạ
được du nhập vào nước ta (băng đĩa sex, phim chưởng, sách báo của các thế lực chống
đối cách mạng…). Nền kinh tế thị trường cũng không ít mặt tiêu cực đã làm biến
dạng nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lối sống, nếp sống
nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát. Tình nghĩa
trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị phai nhạt. Tâm lý sùng ngoại, coi
rẻ các giá trị truyền thống có xu hướng lây lan. Đây là những thách thức lớn, cần phải
hết sức chú ý. Bởi những thách thức ấy nguy làm biến dạng truyền thống văn
hóa dân tộc.
So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú
trong đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựutiến bộ đạt được trong
lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng chưa vững chắc, chưa đủ để tác động
hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống hội, đặc biệt lĩnh vực tưởng, đạo
đức, lối sống Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức.
tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà
nước, niềm tin của nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: “Văn hoá phát triển chưa tương
xứng với kinh tế. Quản văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ.
Môi trường văn hoá bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ
tục, các tệ nạn hội, tội phạm sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại
làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng văn hoá sau năm 1975 đãsự
phát triển rõ rệt trong đà hội nhập thế giới.
| 1/36

Preview text:

Chương 5
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
5.1. Khái niệm tiến trình lịch sử văn hoá
Nghiên cứu lịch sử văn hóa là nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá theo trục thời gian
tuyến tính. Ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, văn hoá loài người nói chung, văn hoá
dân tộc nói riêng có những đặc trưng khác nhau. Tiến trình lịch sử văn hoá tìm hiểu
những đặc trưng riêng trong từng thời kỳ phát triển của văn hoá.
Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam là một cuộc hành trình dài trong mấy nghìn
năm, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử. Mỗi thời kỳ, văn hoá có những
nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền chung.
5.2. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam
Theo đa số các nhà nghiên cứu, nền văn hoá Việt Nam phát triển qua 6 mốc lớn sau:
5.2.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể trên dải đất
Việt Nam ngày nay, người cổ đại xuất hiện từ bao giờ. Có rất nhiều công trình khảo cổ
học, mỗi công trình cho một kết quả khác nhau. Vì thế, chỉ có thể nói một cách chung
chung, mốc văn hoá được bắt đầu khi trên dải đất của Tổ quốc ta có người cổ đại sinh sống và phát triển.
Thời tiền sử, sơ sử cách đây quá xa, nên căn cứ để xác định văn hoá là các di
chỉ, hiện vật của khảo cổ học.
5.2.1.1. Thời tiền sử
Căn cứ vào những di chỉ là công cụ bằng đá thô sơ, giới nghiên cứu xác định
thời tiền sử là thời kỳ đồ đá của văn hoá Việt Nam.
Thời kì đồ đá cũ: mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ
khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu
Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Trên bề mặt Núi Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng
vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi), có bàn tay gia
công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ “tay nghề”
ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được
chế tác cẩn thận nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã
phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi (xã
Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Thời kì hậu đồ đá cũ: thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã cư
trú trên một địa bàn rất rộng và là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía
Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở
Phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi.
Các bộ lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ
còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình
loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được
ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang ở một đầu, có
loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của
viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Vết tích cư trú của loài người thời nàychỉ hạn chế ở
một số vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động.
Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng,
họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu
đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa.
Họ chôn người chết ở nơi cư trú cùng với các công cụ lao động. Thức ăn chủ yếu là
nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ.
Thời kì đồ đá mới: thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về
phương thức sản xuất và kĩ thuật sản xuất. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng
và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ… Kĩ thuật
chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều. Đặc biệt con
người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân
số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình kéo
dài trong khoảng từ 12.000 đến 7000 năm cách ngày nay. Người Hoà Bình sống chủ
yếu bằng săn bắt (bắn), hái lượm và bắt đầu trồng trọt (các nhà nghiên cứu đã tìm thấy
hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu bí, được coi là đã thuần
dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình).
Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã mở rộng vùng
đất sống đến trước núi và ven biển. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hoá
Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long… với những làng định cư lâu
dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện và ngày càng nhiều
những quan hệ láng giềng phức tạp.
Cư dân thời đại đá mới đã bước đầu nảy sinh tình yêu nghệ thuật. Họ để lại dấu
vết của nghệ thuật như những hiện vật bằng xương có vết khắc hình cá, hình thú và
những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội, những mảnh thổ hoàng… Họ có một bước
phát triển tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian vũ trụ còn được thể hiện
bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ vẽ trên đồ gốm.
Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.
Những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nông nghiệp đã làm hình
thành rõ nét tính địa phương của văn hoá trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại
đá mới (cách đây khoảng 5000 năm). Thời kì này cũng xuất hiện những tín ngưỡng
nguyên thuỷ. Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc biệt là mặt trời đã trở thành
một trong những thần linh quan trọng đối với con người. Văn hoá thời kỳ đồ đá kết
thúc khi người Việt cổ phát hiện ra kim khí.
5.2.1.2. Thời sơ sử
Mốc thời gian thời sơ sử đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có
ý kiến tính từ thời Văn Lang, có ý kiến lại tính từ thời Âu Lạc (từ 208 - 179 TCN).
Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu tính từ thời Văn Lang, cách đây khoảng 4000
năm. Theo thư tịch cổ, thời Văn Lang khởi đầu khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN.
Bên cạnh di chỉ khảo cổ học, thời sơ sử được chứng minh thêm qua các truyền thuyết.
Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam đã hình thành ba trung tâm:
-Văn hoá Đông Sơn (Miền Bắc)
- Văn hoá Sa Huỳnh (Miền Trung)
- Văn hoá Đồng Nai (Miền Nam) * Văn hoá Đông Sơn
Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền
văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Các nền văn hoá Phùng Nguyên -
Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN)
phân bố ở lưu vực sông Hồng. Trong giai đoạn này, con người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre,
nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm đạt độ nung cao hơn, dày
và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới -
đồng, đã gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hoá của các cộng đồng người.
Đặc điểm văn hoá địa phương khá rõ ràng trong thời đại đồng thau ở miền Bắc
Việt Nam. Dựa vào đặc điểm, tính chất của di vật, di tích, ta thấy có sự phát triển riêng
của từng khu vực ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Điều này phản ánh một
thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng. Ở các khu vực
nói trên có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế - xã hội (hoạt
động trao đổi kinh tế, trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo),
hoặc quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, xung đột và hoà giải.
Cư dân tiền Đông Sơn trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò,
lợn gà… Làng mạc giai đoạn này có diện tích rộng. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu
cư trú là các di chỉ mộ táng. Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có
đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật
của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện
tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng
đối xứng khác nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy
chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá, đúc đồng.
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương
tiến tới chỗ hoà chung vào một nền văn hoá thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc
các nhóm bộ lạc tập hợp lại trong một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn
hoá được hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt- Trung cho đến bờ sông
Gianh Quảng Bình, mặc dù theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn có những
dáng hình địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nền văn hoá tiền Đông Sơn nào trước
đó lại có phạm vi phân bố rộng như vậy.
Việc trồng lúa nước của người Việt cổ giai đoạn này đã được ghi chép trong
một số sách của Trung Quốc như Thuỷ kinh chú, Giao châu ngoại vực kí… Cư dân
văn hoá Đông Sơn là cư dân nông nghiệp trồng lúa, canh tác trên nhiều loại đất khác
nhau. Sản xuất của họ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Song, thời kì này họ có thể
đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của cư dân
Đông Sơn gồm: cuốc, xẻng, mai, thuổng và có lưỡi cày bằng kim loại. Cùng với việc
trồng trọt, họ còn biết chăn nuôi. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình
bò, trong một số di chỉ khảo cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà.
Kĩ thuật đúc đồng thau rất đáng chú ý. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí
bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đã để lại những biểu tượng của văn
hoá dân tộc. Đó là những trống đồng, thạp đồng Đông Sơn. Kĩ thuật luyện và rèn sắt
cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hoá Đông Sơn. Ngoài ra, người
Đông Sơn còn biết chế tạo thuỷ tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác đá.
Việc phòng thủ chiến tranh cũng đã được cư dân Đông Sơn chú ý. Tiêu biểu là thành ốc Cổ Loa.
Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú. Trống đồng
cho thấy họ đóng khổ, mặc vỏ sui và biết để một số kiểu tóc (trên trống đồng). Riêng
với nữ phổ biến mặc váy thay khố, một số có áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có
yếm. Ngoài ra còn có một số trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài
thêu… Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức. Đồ trang sức thường được làm bằng
đồng, thuỷ tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Những nghi lễ và tín
ngưỡng giai đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ mặt trời,
mưa giông, các nghi lễ phồn thực và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp
gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều… Phong tục tập quán của người Đông Sơn cũng
rất đa dạng, ví như tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non, uống nước
bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục ma chay, cưới xin… Các lễ hội có hội mùa với lễ hiến
sinh trâu bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. Nghệ thuật âm
nhạc đã khá phát triển thể hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn. Nhạc cụ
đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách, khèn. Giao lưu văn hoá thời kì này rất
rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai, ở phía Bắc có mối quan hệ và
tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục
địa. Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một
quốc gia Văn Lang và một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hoá Đông Sơn.
Thời kì này có sự hình thành những huyền thoại, thần thoại. Hệ thống thần
thoại này dù đã bị vỡ ra từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc, trước sự tiếp biến với văn
hoá Hán cũng như với các tôn giáo lớn từ bên ngoài, song vẫn còn lại ít nhiều qua các
ghi chép về sau này của người Việt và dưới dạng sử thi- thần thoại ở các bài mo “ Đẻ
đất đẻ nước” của người Mường. Những huyền thoại này đã phản ánh quá trình khai
phá và chiếm lĩnh các đồng bằng của cư dân Việt cổ, quá trình hội nhập các bộ lạc hay nhóm bộ lạc.
Dựa trên những chứng cứ về mật độ phân bố và quy mô của các di tích khảo cổ
học (nơi cư trú, mộ táng, công xưởng…) trên các địa hình khác nhau từ miền núi,
đồng bằng, duyên hải và đảo của các hiện vật khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất cho rằng, có một sự mở rộng các quan hệ giao lưu giữa các công xã. Loại
hình công xã thời hậu kì đá mới là loại hình công xã thị tộc phát triển. Xã hội của
người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ. * Văn hoá Sa Huỳnh
Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt
Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm
khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Nền văn hoá này có quan hệ gốc gác với các
nền văn hoá hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển như văn hoá Bàu Tró,
Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hoá Bầu Tró, có không gian phân bố cận kề với văn hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày
nay) cho tới sơ kì thời đại sắt sớm (những thế kỉ VII - VI TCN tới thế kỉ I- II trước và
sau công nguyên). Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả
ba giai đoạn sơ, trung kì (thời đại đồng thau) và hậu kì (sơ kì thời đại sắt) đều có
những đặc trưng chung và văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay Sa Huỳnh cổ xưa là bắt
nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau và chắc chắn có sự tham gia ảnh hưởng
của một số yếu tố văn hoá khác. Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hoá
Sa Huỳnh, dựa trên những niên đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gòn (Phú Hoà-
Đồng Nai), Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện vật văn hoá Hán như tiền Ngũ Thù,
Vương Mãng ở di tích Hậu Xá (Hội An- Quảng Nam), có thể chấp nhận niên đại
muộn nhất của các di tích là thế kỉ I, II SCN.
Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được người Sa Huỳnh sử dụng
để chế tác công cụ và vũ khí. Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng
và chất lượng. Ngoài ra họ còn có các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang
sức. Trong các di tích tìm thấy nhiều dọi xe chỉ các loại và những dấu vải còn in trên
công cụ vũ khí bằng sắt trong các mộ chum. Nghề gốm rất phát triển với nhiều loại
chum, vò, bát bồng, đèn, hình bình lẵng hoa, bình con tiện, cốc cao chân… và vô số
những đồ gia dụng. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh cũng là những người có năng khiếu
thẩm mĩ, khéo tay và có mĩ cảm. Họ dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai…)
bằng thuỷ tinh, mã não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã não (mã não được nhập từ
nơi khác đến, vì vùng miền Trung không có nguyên liệu này). Khuyên tai (hay bùa
đeo) hai đầu thú và ba mẩu là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Cư dân văn hóa Sa
Huỳnh còn biết nấu cát làm thuỷ tinh và dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt
cườm, hạt chuỗi, vòng tai, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú…). Từ đây đồ trang sức
thuỷ tinh lan ra cả phía Bắc và vào phương Nam.
Thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa
ở những đồng bằng ven biển. Họ cũng sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển,
của rừng, biết phát triển các nghề phổ thông, từng bước họ đã mở rộng quan hệ buôn
bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đảo và rộng hơn với Ấn
Độ, với Trung Hoa. Đặc biệt ở giai đoạn cuối, phát triển nghề buôn bán bằng đường
biển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành
một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai.
Mật độ phân bố di tích cũng như quy mô lớn của các di chỉ văn hoá Sa Huỳnh
là chứng cớ của sự quần tụ đông đúc dân cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của
các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu là dấu hiệu về sức sản xuất của cư dân văn
hoá này, đều chứng tỏ ở giai đoạn cuối đã hình thành một nhà nước sơ khai. Sự trùng
hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh và niên đại mở
đầu của văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt
là đồ gốm và đồ trang sức, của táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy Nhà
nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà nước Sa Huỳnh. *Văn hoá Đồng Nai
Sau thời đại đá cũ, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỉ II- I TCN đã trở
thành một trong ba trung tâm văn hoá lớn của thời đại kim khí.
Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ
ở Nam Bộ với bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Các di tích phân bố suốt từ vùng
đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu các con sông và ven biển. Di vật tìm thấy gồm nhiều
chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương… Đá là loại di vật phổ biến và có số lượng
lớn. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng cụ
bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và
hợp kim bản địa trong toàn miền. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng,
tiết kiệm tối đa công sức và nguyên liệu. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn
hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất, vũ khí (rìu, bôn, cuốc, mai,
dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên). Loại hình trang sức thường gặp là các loại vòng, vật
đeo. Tại di tích Đồi Phòng Quân đã tìm được nhiều dấu tích của di chỉ xưởng. Công
xưởng này được chuyên môn hóa để chế tạo một loại sản phẩm duy nhất là vòng đá.
Đàn đá là sản phẩm đặc thù của văn hoá Đồng Nai. Đàn đá có mặt ở nhiều di
tích, có niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là ở Bình Đa, lần đầu tiên
đàn đá được tìm thấy trong một tầng văn hoá cổ, cùng với tổ hợp di vật gốm đá khác.
Phát hiện này đã giúp xác định được niên đại đàn đá, khẳng định sự tồn tại của một
nhạc cụ cổ truyền ở Đồng Nai nói riêng và ở nước ta nói chung. Nghề đúc đồng và
luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4000 năm cách ngày nay. Tuy vậy, dựa trên
những tư liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm
cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, Cái Vạn,
Dốc Chùa, Bưng Bạc… với hàng loạt khuôn đúc loại hai mang liên hoàn nhiều vật đúc.
Văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng bởi sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại
hình, nhiều về số lượng. Đặc biệt những tổ hợp hiện vật gỗ tìm thấy ở các di tích vùng
ngập mặn ven biển như Bưng Bạc, Bưng Thơm, Cái Vạn… Bên cạnh đó là bộ sưu tập
công cụ- đồ dùng chế tác từ xương sừng hết sức độc đáo chưa từng có ở Đông Nam Á,
với những lưỡi câu lớn gia công từ sừng hươu, dao và kim dùi từ xương trụ của chó
nhà, rìu có vai từ mai rùa biển và nhóm trang sức đủ loại.
Về đời sống kinh tế của cư dân văn hoá Đồng Nai, các nhà nghiên cứu cho
rằng, những hình thức quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống
Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không dùng sức kéo. Ngoài ra còn có trồng rau đậu,
cây có quả- củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù của nông nghiệp nương
rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, tôm và nhuyễn thể của sông biển.
Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện
vật nghệ thuật. Tín ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình
gần ô van hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa
bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng ở Dốc Chùa, tượng Trút Long giao bằng
đồng… Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hoá láng giềng như trống
đồng Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hoá Sa Huỳnh. Ở
giai đoạn cuối của nền văn hoá này, khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng,
giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản
xuất và khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh tế- văn hoá nội vùng, tạo thành
những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực trung tâm,
hình thành cơ cấu xã hội có giai cấp sơ khai và Nhà nước khởi thuỷ vào những thế kỉ đầu công nguyên.
Nói chung, thời sơ sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay có ba nền văn hoá: Sa
Huỳnh, Đông Sơn, Đồng Nai, là ba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền Đông
bán đảo Đông Dương. Ba phức hệ văn hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh
lớn, ứng với ba quốc gia cổ: Văn Lang- Âu Lạc, Sa Huỳnh- Chămpa, Phù Nam.
5.2.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN, nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu
những thử thách lớn. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như vừa
được xác lập và tồn tại chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Thời kì này
kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự sau thất bại của khởi nghĩa
Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền
mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường
được gọi là thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc, vì người Việt chưa bao giờ chịu khuất phục. Trong tiến trình lịch sử văn
hoá bên cạnh xu hướng Hán hoá là xu hướng chống Hán hoá mạnh mẽ, giữ gìn bản
sắc của dân tộc Việt, văn hoá Việt.
Thời kì này có sự phát triển của những trung tâm văn hoá sau: văn hoá châu thổ
đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá Chăm pa, văn hoá Óc eo.
5.2.2.1.Văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị và chính
sách văn hoá mà thế lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt. Nhìn chung, văn hoá đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ có ba đặc điểm lớn: Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá
Hán; Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ; Giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Thứ nhất, văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ bị cưỡng bức trong giao lưu với
văn hoá Hán: Nhà Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai
trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:
- Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các
quận (đứng đầu là các thái thú), châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu
các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán.
- Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
- Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang
ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá.
- Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục…
Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến
dạng. Nhiều yếu tố văn hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam.
Thứ hai, giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ: Sự giao lưu
văn hoá này mang tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức.
Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm
trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà phát triển của văn hoá Phật
giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần, xã hội.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
5.2.2.2. Văn hoá Chămpa
Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc
Chămpa (trước đó gồm nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà
nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến
thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn tại đến thế kỷ XV). Tên
gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng hợp
không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
- Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng
lúa nước, nghề rừng thủ công, buôn bán bằng đường biển; Chịu ảnh hưởng sâu sắc
văn hoá và tôn giáo Ấn Độ. Người Chăm lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của
Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình.
- Chính trị: nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua
đứng đầu, nắm quyền hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan
võ và ngoại quan. Nghi lễ được quy định nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và
được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng và ngự trên mình voi, đi theo có lính
và các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong cung vua nuôi nhiều vũ nữ.
- Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn
Độ, theo đạo Phật, đạo Hồi. Người Chămpa cũng có tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ
thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
- Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng-
chữ Chăm cổ (được ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này
không được sử dụng vào sáng tác văn chương (do không có nghề làm giấy).
- Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng
đồi núi cao, gạch gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp
có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... và nổi tiếng nhất là khu thánh địa
Mĩ Sơn- Quảng Nam (cách Trà Kiệu- kinh đô cổ khoảng 20 km). Khu thánh địa Mỹ
Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã được
UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới (ở Trà Kiệu có độ 10 công trình, ở
Đồng Dương có khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX).
- Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara. Tượng các vũ nữ
rất phong phú, có pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng.
Nhưng pho nào cũng có điệu bộ, cử chỉ mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức
diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ là Vũ nữ thiên thần Ápsara.
Ngoài các tượng vũ nữ còn có các hoa văn, các tượng thần khác tượng trưng cho sức
mạnh quân sự (thần cầm kiếm, thần cầm mộc - có hình cong như mo cau, tầu lá dừa...).
- Âm nhạc: nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù
hợp với văn hoá cung đình và sinh hoạt tôn giáo. Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn
Độ, người Chăm đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể
hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
Với tất cả những đặc điểm trên, trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hoá
Chămpa đã để lại dấu ấn độc đáo trong sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói chung.
5.2.2.3. Văn hoá Óc Eo
Tên gọi Óc Eo là quy ước của các nhà nghiên cứu, do người Pháp đặt khi họ
phát hiện khu di tích khảo cổ lớn ở Tam Giang. Tên gọi này dùng chỉ vùng văn hoá
Nam Bộ, gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, có nhiều tiểu vùng: tứ
giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Văn hoá Óc Eo là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn về
mặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây là vùng có đặc điểm
địa lý đa dạng: vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
- Đặc điểm: cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết
hợp với rất nhiều loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, họ cũng có
nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm có những bước phát triển đột biến. Những năm
gần đây, thành tựu của khảo cổ học, nhất là việc trục vớt được những con tàu chở
nhiều chủng loại gốm quý ở biển Đông đã cho phép khẳng định: nghề gốm đã đạt đến
trình độ phát triển cao, có thể so sánh với khu vực và sản phẩm của nó thu hút sự chú
ý của nhiều quốc gia trong khu vực rộng lớn. Các nghề đúc đồng, nghề rèn sắt, nghề
làm đồ trang sức cũng phát triển. Đồ trang sức tìm thấy rất phong phú: vòng nhẫn, hoa
tai vàng, vòng mã não, hạt chuỗi đá... Cư dân Óc Eo tiến tới một trình độ giao lưu,
buôn bán không còn thuần tuý là những trao đổi hàng hoá giản đơn mà đã trao đổi
thông qua vật trung gian- đó là đồng tiền.
Nói chung, văn hoá Việt Nam đầu thiên niên kỉ đã tồn tại 3 vùng văn hoá với
những đặc trưng khác nhau. Văn hoá Việt Nam thời kỳ này phải được hiểu là tổng hoà
diễn trình của cả ba nền văn hoá ấy. Mỗi nền văn hoá đều in dấu ấn sâu đậm của sự
giao lưu văn hoá (hoặc cưỡng bức hoặc tự nguyện), nhưng nhìn một cách tổng quát,
quá trình phát triển văn hoá dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống, bản sắc của mình.
Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hoá, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn
hoá đều có những nét chung của cơ tầng văn hoá Việt Nam và nó phát triển tiếp nối,
liền mạch, không đứt đoạn với giai đoạn sau.
5.2.3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ (938 - 1858)
Đây là giai đoạn văn hoá dân tộc trải qua 3 cuộc phục hưng văn hoá lớn:
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ X-XIV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XVIII
5.2.3.1. Văn hoá Việt Nam thế kỷ X- XIV (văn hoá Lý -Trần)
Văn hoá thời Lí -Trần có những đặc trưng: là giai đoạn phục hưng văn hoá lần
thứ nhất của dân tộc - thời kỳ khôi phục, khẳng định nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng
văn hoá Phật giáo bao trùm trong đời sống xã hội; thời kỳ bắt đầu xây dựng nền văn
hoá bác học. Thời Lí- Trần, văn hoá nước nhà đã đạt được những thành tựu to lớn.
Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với
nền kinh tế điền trang thái ấp. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nông
nghiệp. Trong lễ tịch điền, vua đích thân cày những đường cày đầu tiên. Nhà nước đặt
hẳn chức quan “Hà đê” để trông coi đê điều. Đê điều được tu bổ xây đắp (đê Cơ Xá-
Hà Nội đắp dưới triều nhà Lý- 1118). Nhà nước nhập thêm giống lúa mới từ Chiêm
Thành (nay gọi lúa chiêm). Kể từ đây, mỗi năm có hai vụ lúa. Trâu bò được chăm sóc,
bảo vệ… Chính vì vậy, nền sản xuất dưới triều đại Lý- Trần dần dần đi vào ổn định,
tạo cho quần chúng nhân dân có nguồn sống no đủ.
Kiến trúc: trước hết phải kể đến hoàng thành Thăng Long (với 3 vòng thành
Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng
thành trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Kinh thành ngày
càng được xây dựng kiên cố, mở rộng.
Tiếp theo là các công trình gắn liền với Nho giáo và sự nghiệp giáo dục Văn
Miếu được xây dựng năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông.
Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo
nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Việc xây dựng Văn Miếu,
Quốc Tử Giám đã chứng tỏ nhà nước bắt đầu sử dụng Nho giáo trong việc xây dựng,
phát triển triều chính và đất nước.
Thứ nữa là các công trình gắn liền với Phật giáo. Chùa chiền thời này được xây
dựng rất nhiều. Riêng năm 1031 nhà nước cho xây tới 950 ngôi chùa. Có năm riêng
nguyên phi Ỷ Lan đã cho xây tới 71 ngôi chùa. Rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được
xây dựng trong thời kỳ này: Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa
Thầy (Hà Nội), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)... Trong các công trình Phật giáo, có bốn
công trình được mệnh danh là Tứ Đại Khí (khí: vật dụng), bao gồm: Tháp Báo Thiên ở
Hà Nội, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều- Quảng Ninh, Chuông Quy Điền
(chùa Diên Hựu), Vạc Phổ Minh trong chùa Phổ Minh (xã Tức Mạc- ngoại thành Nam Định).
Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan
niệm thẩm mĩ của thời Lý Trần. Rồng thời Lý đạt đến độ thanh thoát, mềm mại, tinh
xảo có nhiều biểu tượng về nước, mưa, gió. Rồng thời Lý cũng mang nhiều đặc điểm
của văn hoá Phật giáo thời kì này. Rồng thời Trần dữ dội hơn, mang dáng dấp con
rồng ở Tử Cấm Thành. Con rồng thời Trần đã mang theo ý nghĩa tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như dệt, gốm, mĩ
nghệ… Nghề dệt đã có nhiều thành tựu, từ vải, lụa đến những loại gấm đoạn với đủ
các màu sắc và hoạ tiết trang trí đặc sắc đã được những người thợ dệt khéo tay và thông minh nhà Lý làm ra.
Nghề gốm là nghề có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao. Những lò
gốm thời kì này làm ra khá nhiều gạch, ngói đặc biệt là loại ngói bằng sứ trắng, ngói
tráng men và những loại gạch khổ lớn có trang trí và khắc niên hiệu đời Lý. Thời
Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề
chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như làng Ma Lôi (Hưng Yên).
Thương nghiệp thời nhà Lý bắt đầu khởi sắc. Dưới triều Trần có nhiều phố
buôn bán như Vân Đồn, An Bang (Quảng Ninh), Nghi Hoà Đình (Cao Bằng)... Kinh
thành Thăng Long mở rộng chia thành 61 phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn
có phường thủ công và phố xá buôn bán.
Về văn hóa tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý- Trần là sự dung hoà tam giáo
(Nho- Phật- Đạo), còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trong đó, Phật giáo
chiếm vị trí quan trọng nhất. Các trí thức Phật giáo có vai trò quan trọng. Chính họ đã
gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham gia vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất
nước. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, các cao tăng đã tham gia chính sự ở triều đình.
Nho giáo thời kì này chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong
xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn
Miếu, dựng tượng Chu Công, mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi
đầu để chọn lựa nhân tài. Sau đó, nhà Lý còn mở các khoa thi đầu tiên với các môn
thi: viết chữ, làm tính, hình luật… Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội.
Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hoá, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử.
Trong hàng ngũ quan lại, người xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Đáng lưu ý
là từ nền giáo dục này, tinh thần Khổng giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Việt Nam.
Đạo giáo cũng đã du nhập vào Việt Nam nhưng ảnh hưởng của nó là sự kết với
hợp nhiều yếu tố: tín ngưỡng dân gian, dung hợp với Nho giáo và Phật giáo. Dưới thời
Lý Trần, ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục tạo nên thời kỳ “Tam giáo đồng nguyên”.
Nền văn hoá bác học được hình thành và phát triển: văn học viết được hình
thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu. Đội ngũ này được tạo ra từ hai nguồn, một là
các trí thức Phật giáo, hai là các trí thức Nho giáo. Căn cứ vào tài liệu hiện có, từ thế
kỉ X đến thế kỉ XII có trên 50 tác giả, trong số đó, đa số là các nhà sư; từ thế kỉ XIII
đến hết thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu trong
văn học thời Lý là thơ, mà phần lớn lại là thơ của các nhà sư, do đó, nội dung liên
quan đến triết học và giáo lí Thiền tông. Tuy thế, nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh
và giá trị văn hoá. Đáng lưu ý nhất là Nam quốc sơn ,
Chiếu dời đô, Dụ chư tì
tướng hịch văn... Ở thời nhà Trần, đa số thi nhân là các nho sĩ. Đó là các tác giả
Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh…
Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, thời kì này chứng kiến sự hình
thành của văn học chữ Nôm. Chữ Nôm có thể có từ thời Lý nhưng thơ văn bằng chữ
Nôm từ thời Lý thì chưa có bằng cứ. Sử sách có nhắc đến các tác giả có tác phẩm
bằng chữ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm
tuyền thành đạo ca, Mạc Đĩnh Chi với Giáo
tử phú, Huyền Quang với Vịnh hoa Yên
Tử phú… Ngoài ra, thời kì này các tác giả văn Nôm khác như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn
An… Đặt trong tiến trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học viết
(cả hai hình thức: chữ Nôm và chữ Hán) đều là bước phát triển và về số lượng và chất
lượng của nền văn hoá.
Tóm lại, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt Nam đã bị tàn
phá nặng nề. Hệ quả của chính sách đồng hoá về mặt văn hoá đã làm cho dấu ấn về
thành quả văn hoá của một nghìn năm hết sức nghèo nàn, dù cha ông ta có tinh thần
đề kháng mãnh liệt. Đến giai đoạn này, tất cả các thành quả đạt được có thể coi là
những bước đột phá. Do đó, văn hoá Lý- Trần xứng đáng được coi là cuộc phục hưng
lần thứ nhất của văn hoá dân tộc.
5.2.3.2 Văn hoá Việt Nam thế kỷ XV-XVII (thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê)
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vi. Năm 1400, nhà Hồ lên nắm quyền, đổi tên
nước là Đại Ngu. Nhà Hồ đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhưng lại bị quý tộc và
nông nô chống lại. Năm1407, nhà Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta.
Năm 1413, nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh. Nhà Minh thực hiện chính sách
khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo và thâm độc. Năm1427, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê ra đời. Nhà Lê lấy mô hình Nho giáo để xây dựng đất
nước. Từ đây xã hội Việt Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá. Nhà Lê
cực thịnh vào triều Lê Thánh Tông.
Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, văn
hoá Việt Nam thời kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập và chi
phối diện mạo văn hoá Việt Nam. Thời Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi,
vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử và trong
văn hoá dân tộc. Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2. Các thành tựu
văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ
của triều đại nhà Lê.
Văn hoá vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp.
Các triều đại nhà Lê có nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Việc
chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. Triều đình đặt ra các chức quan
Khuyến nông và Hà đê. Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách
"ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi
nông, động vi binh". Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo. Khi
huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh
động sức dân… Với những chính sách đó, sản xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được thắng lợi lớn.
Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ
công truyền thống được khôi phục. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc
biệt là Thăng Long. Ngay dưới thời Hậu Lê, Thăng Long đã hình thành 36 phố
phường, nhiều phường trở thành phường nghề. Dư địa chí ghi lại một số phường
chuyên nghề nổi tiếng như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa,
Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp
y. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ)… Sự
phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp đã tạo ra một nền sản xuất
mang tính tự cấp tự túc, duy trì và đảm bảo cuộc sống no đủ cho dân chúng, khiến xã
hội thái bình, thịnh trị.
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua
mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định
“trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc
họp chợ luân phiên. Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước kiểm soát nghiêm
ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),
cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi
hành chính sách “bế quan toả cảng".
Về văn hóa tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan
dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho
giáo. Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính
thống như Phật và Đạo. Lê Thái Tổ quy định sư tăng trên 50 tuổi phải qua kỳ thi
khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây chùa
mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu
trong triều kết giao với tăng, đạo. Tuy nhiên, dù không được Nhà nước khuyến khích
nhưng Phật, Đạo thời Lê sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân.
Văn hoá giáo dục: triều đình định ra những quy định về giáo dục rất chặt chẽ.
Lớp học mở rộng từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh Quốc Tử Giám, Thái học
viện- cơ quan giáo dục cao nhất của nhà nước phong kiến- các làng xã cũng có trường
học tư. Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập, nhiều
con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám
sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng và học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có
đến cấp xã. Khoa cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ: Đặt ra lệ thi ba năm một lần,
từ địa phương đến trung ương: hương- hội- đình. Nhà Lê cũng đặt lễ cúng danh, lễ
vinh quy... nhằm tôn vinh những người đỗ đạt. Bộ máy quan lại được lựa chọn qua thi
cử, trừ rất ít con em quý tộc theo chế độ nhiệm cử, tiến cử. Tất cả những chính sách
này khiến Nho giáo có sự phát triển đột biến, độc tôn, lấn át Phật giáo và Đạo giáo. Có
thể nói, đây là thời kỳ hoàng kim, đỉnh cao của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Về văn hoá tổ chức xã hội: các vua thời Hậu Lê quan tâm và thực hiện kiện
toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời
Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị,
cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình, từ nền quân
chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một
nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc
chế định pháp luật. Trước khi luật Hồng Đức ra đời, nhà Lê ban hành các chiếu, chỉ ở
từng lĩnh vực đời sống xã hội. Đến thời Hồng Đức, năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban
hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi là Quốc triều hình luật
hay Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật khá hoàn chỉnh, bao quát được nhiều mặt của
đời sống, bao gồm: Luật hình, luật hôn nhân, luật dân sự tố tụng... Bộ luật là một bước
tiến đến trình độ cao trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Với bộ luật này, Đại Việt đã
hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới
Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,
Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tông... Đặc biệt, sự xuất hiện của Hội Tao đàn (do Lê
Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân
Trung, Lương Thế Vinh) có ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta có “Hội
nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, có quan điểm sáng tác, có
hoạt động sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình...
Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, sáng tác văn học chữ Nôm cũng để lại những
thành tựu lớn, trong đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của thơ ca viết bằng tiếng mẹ đẻ: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể
hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê
sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế
đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển). Đặc
biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô
Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó,
là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng
Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc. Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa
chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là vẽ
Hồng Đức bản đồ
chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các
tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu,
Lương Thế Vinh soạn Đại thành toán pháp;Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn Lập thành
toán pháp, tính toán rất chính xác trong việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng
thành Thăng Long: Đại Hưng (Cửa Nam) và Đông Hoa (Cửa Đông). Hình tượng con
rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như
hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ
thấp, thậm chí bị miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian liên (rí
ren) bị coi là dâm
tục, nhảm nhí và bị cấm.
Các loại hình nghệ thuật khác ở thời Hậu Lê cũng có nhiều bước phát triển.
Tuồng chèo cũng phát triển. Thời kì này, xuất hiện những công trình mang tính lý luận
về tư duy nghệ thuật: Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh.
Kiến trúc điêu khắc cũng có những thành tựu lớn: hệ thống đình làng thời Lê
trở thành biểu tượng của văn hoá làng xã. Hoàng thành Thăng Long được tu sửa,
mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, với nhiều cung điện nguy nga. Điện
Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay chỉ còn lại đôi lan
can rồng đá). Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ
với hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
Các thành tựu trên làm cho thời Hậu Lê thực sự trở thành một thời kỳ hoàng
kim trong lịch sử văn hoá dân tộc. Mọi thành quả văn hoá thời này đều gắn bó với các
chính sách tiến bộ của thời đại. Điều đó có ý nghĩa ngay cả trong thời đại ngày nay
trong xây dựng văn hoá mới. Văn hoá thời Hậu Lê xứng đáng được coi là cuộc đại
phục hưng văn hoá lần thứ hai của lịch sử văn hoá dân tộc. Thành tựu về văn hóa
khiến cho ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
5.2.3.3. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI- 1858
Thế kỉ XVI- XVII, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến dẫn đến
sự sụp đổ liên tiếp của các triều đại. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Mạc, Lê, Nguyễn
tranh chấp quyền lực, đẩy đất nước vào cảnh nội chiến. Sang thế kỷ XVIII, nội chiến
chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị phân làm hai: Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chính
quyền suy loạn. Năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ dẹp tan 20 vạn quân Thanh và
các tập đoàn phong kiến, lập nên triều Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, triều
Nguyễn được thiết lập. Triều Nguyễn lấy Nho giáo làm quốc giáo. Tình hình lịch sử
ảnh hưởng lớn đến đặc điểm văn hoá giai đoạn này.
Về văn hoá tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi. Cùng
với sự xuống dốc của chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến- Nho giáo bước vào
thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XIX. Các vua Gia Long, Minh Mệnh,
Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng
văn hoá. Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo có được vị
thế của nó như ở thế kỉ XV.
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục
hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả Đàng ngoài và Đàng trong đua nhau tôn thờ
đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các
chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông, Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ
Thiên, Hương Hải… (ở Đàng ngoài) và các chùa Thiên Mụ, Hoà Vang, Mỹ An, Thuận
Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc ân… (ở Đàng trong) đều được sửa chữa hay xây
dựng trong thời kỳ này.
Đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc
đạo, luyện đan khá thịnh hành ở Đàng ngoài. Các chúa Trịnh cho trùng tu quán Trấn
Vũ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng Thánh Trấn Vũ cao khoảng 3,9m, nặng 4 tấn,
sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn Vũ ở quán Trấn Vũ. Một số thân vương,
quan lại, quý tộc cúng tiền của giúp việc xây dựng. Ở Đàng trong, chúa Nguyễn Phúc
Chu hay tin vào lời nói của các thuật sĩ Nguyễn Hữu Thừa, Đặng Văn Minh.
Trong khi ý thức hệ phong kiến suy loạn thì tư tưởng nhân văn trỗi dậyvà phát
triển mạnh mẽ. Đó là tư tưởng vì con người, đề cao con người gắn liền với sự chống
lại cái xấu, cái ác nhằm giải phóng con người. Việc hình thành chủ nghĩa nhân văn
xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên là sự hỗ trợ từ sức sống khoẻ khoắn của
các phong trào khởi nghĩa nông dân. Thứ nữa, còn là sự đối lập trong tình trạng khủng
hoảng của tư tưởng phong kiến, nhiều người tích cực, tiến bộ tìm đến tư tưởng mới
nhằm thoát ra khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
Sự xuất hiện của đạo Thiên chúa: Khâm định Việt sử thông giám cương mục
ghi: “Năm Nguyên Hoà thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người Tây tên là
Inêkhu theo đường biển lẻn vào giảng đạo Giatô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh,
Trà Lũ nay thuộc Nam Định”. Từ đó, các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tìm đến
ngày càng đông để truyền giáo. Như vậy, trong đời sống tư tưởng Việt Nam có thêm
một tôn giáo. Đó là Kitô giáo. Sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam có phần khác
biệt với Phật giáo, Nho giáo ở Việt Nam. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo
này qua các thời kì lịch sử có khác nhau. “Trong thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh-
Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ. Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút
hoạt động để chuẩn bị cơ sở cho những hành động can thiệp và xâm lược sau này”
(Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). Nhà Nguyễn giai đoạn này
đối xử với Kitô giáo trong từng thời kì có khác nhau, lúc thì cho phép hoạt động, lúc
thì cấm đoán ngặt nghèo. Nhưng dù sao, Kitô giáo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với
tư cách một tôn giáo trong đời sống tư tưởng- văn hoá của người dân.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ: một trong những hoạt động tích cực của đạo Thiên
chúa ở Việt Nam là sự sáng tạo và truyền bá chữ quốc ngữ. Từ thế kỉ XVII, khi vào
nước ta để truyền đạo, các giáo sĩ đã học tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái Latinh
để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ dần dần xuất hiện. Sự xuất hiện của chữ Quốc
ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới. Tuy nhiên, giai cấp thống trị thời
ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của
thời đại mới nhận thấy và sử dụng nó.
Văn hoá Đàng Trong và sự phát triển của văn hoá Việt: Nguyễn Hoàng ly khai
tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá rồi Quảng Nam, phát
triển địa bàn cai trị về phương Nam tạo ra sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng
Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Văn hoá Việt Đàng Trong được coi là đặc trưng
văn hoá của thời kỳ này. Do Đàng Trong là một vùng đất mới cho nên cư dân người
Việt đã phải xử lý nhiều mối quan hệ và tạo nên những đặc điểm văn hoá từ sự xử lý
đó. Đó là 3 mối quan hệ: Mối quan hệ giữa vốn văn hoá tiềm ẩn với điều kiện tự nhiên
và xã hội của một vùng đất hoàn toàn mới; Vốn văn hoá đặc trưng của người Việt với
văn hoá của các tộc người khác trên địa bàn; Mối quan hệ giữa văn hoá của lưu dân
với văn hoá của cư dân xa xưa. Kết quả của sự xử lý các quan hệ này đã tạo nên một
diện mạo văn hoá hoàn toàn khác. Đó là một diện mạo văn hoá mà vừa không mất đi ý
thức cội nguồn vừa tạo ra được những tính chất mới.
Sự phát triển đột biến của văn học: văn học lại phát triển khởi sắc cả chữ Hán
lẫn chữ Nôm, cả văn chương bác học lẫn văn chương bình dân. Ngay từ thế kỷ XVI đã
xuất hiện những tên tuổi lớn: Nguyễn Bỉnh Khiêm- thơ chữ Hán và Nôm, mang tính
triết lý sâu sắc, vừa thể hiện thái độ của tác giả đối với thực trạng xã hội vừa thể hiện
sự suy tàn của chế độ phong kiến; Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục- thiên cổ kỳ bút,
tác phẩm mượn chuyện ma để nói chuyện người đồng thời thể hiện thái độ của tác giả
đối với hiện thực xã hội. Đến thế kỷ XVIII, văn học phát triển vượt bậc và được coi là
thời kỳ hoàng kim của văn học với nhiều tác gia lớn, nhiều tác phẩm đỉnh cao như:
Phạm Thái (Sơ kính tân trang), Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm (Chinh phụ ngâm
khúc), Nguyễn Du (Truyện Kiều), Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát...
Văn học thời kỳ này đạt đến đỉnh cao cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bên
cạnh văn học bác học, văn học bình dân cũng nở rộ. Nhiều truyện Nôm, truyện cười
dân gian ra đời (Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Trạng
Quỳnh, Trạng Lợn...).
Sự phát triển của các ngành nghệ thuật khác: thời kỳ lịch sử này thể hiện một
bước phát triển mới mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức diễn xướng dân gian
như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào… đều phát triển rất mạnh mẽ. Về kiến trúc, sự trỗi
dậy của Phật giáo và Đạo giáo khiến cho những công trình kiến trúc của tôn giáo này
đều được xây dựng khá nhiều. Đình, đền, chùa khá phát triển mang phong cách dân
gian đậm nét. Thế kỉ XVI- XVII, kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Bên cạnh các
chủ đề tâm linh nhân thế, điêu khắc đình làng còn có những hoa văn phản ánh sinh
hoạt văn hoá đời thường. Những ngôi chùa, những đình làng được xây dựng như đình
Thạch Lỗi (Mỹ Văn- Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh)… thể hiện được
phong cách điêu khắc thế kỉ XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong các hoa văn trang trí,
nhưng nghệ thuật trang trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái. Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ
XVIII đã đạt đến một trình độ điêu luyện. Tiêu biểu cho sáng tạo của người nghệ sĩ
dân gian giai đoạn này là các pho tượng ở chùa Tây Phương. Đáng chú ý là kiến trúc
điêu khắc dưới thời các vua Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX ở kinh thành Huế. Năm 1802,
vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long. Trên một mặt bằng gần
vuông, kinh đô Huế được xây dựng theo bố cục ba lớp thành bao bọc khác nhau là:
kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Ngày nay, cố đô Huế đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Nói chung, văn hóa thế kỉ XVI – 1858 đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó
nổi bật là văn hóa thời Nguyễn. Với những thành tựu đặc biệt, văn hoá thời Nguyễn
được coi là cuộc phục hưng văn hoá lần thứ ba của dân tộc.
5.2.4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với sự xâm lược Việt
Nam, Pháp đã mang theo văn hoá phương Tây, tác động lớn đến sự đổi thay của văn
hoá truyền thống dân tộc. Có thể nói, giai đoạn 1858-1945 là thời kỳ văn hoá biến
động hết sức phức tạp. Sự phức tạp nảy sinh từ quan điểm đánh giá, nhìn nhận. Sự
phức tạp cũng bởi văn hoá thời kỳ này có hai tính chất: tính chất giao lưu cưỡng bức
với văn hoá phương Tây. Đồng thời vẫn diễn ra sự giao lưu tự nguyện với văn hoá Đông- Tây.
Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các sĩ phu Việt Nam - những
người nhạy cảm với văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau: Chống lại sự
giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây; chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về
mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền
thuộc địa; chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân
tộc. Xu hướng thứ ba này thuộc các nhà Nho, sĩ phu có tư tưởng canh tân, cấp tiến và
một bộ phận quần chúng nhân dân.
Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến
hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh
hưởng của văn hoá phương Tây. Khởi đầu quá trình thâm nhập của văn hoá phương
Tây mà chủ yếu là Pháp cũng là khởi đầu thời kì văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền
văn hoá nhân loại. Những yếu tố nói trên chi phối, tác động sâu sắc đến sự phát triển
văn hoá và cả cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá thời kỳ này.
Về văn hoá tư tưởng: do sự biến động lịch sử, hệ tư tưởng thời kỳ này cũng
biến động hết sức phức tạp. Nho giáo suy tàn, Thiên chúa giáo bước đầu đi vào đời
sống xã hội, tư tưởng tư sản và vô sản xuất hiện và chiếm lĩnh trên trường chính trị.
Nho giáo: vốn đã suy tàn, nay tuy vẫn tồn tại, chi phối xã hội nhưng không còn
giữ địa vị độc tôn. Giai cấp phong kiến tuy vẫn dùng tư tưởng Nho giáo để cai trị xã
hội nhưng giai cấp này cũng chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng của chủ nghĩa thực dân.
Ngay tầng lớp sĩ phu tiến bộ cũng không tìm thấy con đường cứu nước từ hệ tư tưởng
này. Khi giặc Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần lượt thất bại
(phong trào Cần vương chấm dứt với cái chết của Phan Đình Phùng - 1895), những
nhà Nho tự trọng nhưng không tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, chỉ còn một
cách là về hưu, quay về làng sống cuộc đời thôn dã. Ở đó, diễn ra một sự tiếp xúc văn
hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy tủi nhục, thấy một xã hội nhố nhăng, một không khí
nghẹt thở. Văn minh vật chất phương Tây, với những thói quen trái ngược, làm họ khó
chịu. Để an ủi, họ tìm chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên. Nhưng làng xóm bắt đầu bị
bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị là nơi sống, ăn chơi của một số
người làm việc cho Pháp. Đó là xu hướng tiêu cực mà cụ Tam nguyên Yên Đổ là tiêu
biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác .
Ý thức hệ tư sản bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, nhất là thế kỷ XX, chủ
yếu là ảnh hưởng từ phong trào Tân thư, Tân văn. Vào đầu thế kỷ XX, các sách của
phái cải cách nhập vào Việt Nam rất đều đặn. Người ta gọi là Tân thư, tức sách mới,
đối lập với loại sách Tống Nho quen thuộc, gọi là sách cũ. Lần đầu tiên các nhà Nho
vốn chỉ biết có văn chương cử tử, biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc, duy lý luận của
Descartes, thuyết giao kèo của xã hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của
Montesquieu, thuyết tiến hóa của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin. Có
một sự tiếp thu phương Tây cực kỳ sôi nổi và hăng hái. Các nhà Nho yêu nước nhận
ra con đường cứu nước mới. Tâm trạng giữ lấy đạo nhà, hay độc thiên kỳ thân, đã
nhường chỗ cho tâm trạng phấn khởi, phá xiềng xích, lao vào thực tế để Âu hóa nó, dĩ
nhiên là theo con đường bản sắc văn hóa quy định, con đường nhân cách Việt Nam.
Do ảnh hưởng của Tân Thư, ở Việt Nam xuất hiện phong trào Đông Du. Từ
cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã là một tấm gương ở chỗ nhờ biết tiếp thu khoa học, kỹ
thuật phương Tây, đã đổi mới được đất nước, giữ vững được độc lập. Đặc biệt với
Nhật, chiến thắng Nga năm 1905 được người Việt Nam chào đón như là chiến thắng
chung của người da vàng đánh bại người da trắng. Người Việt Nam xem người Nhật
là cùng văn hóa, cùng chủng tộc, cùng cảnh ngộ, và tìm giải pháp cứu nước theo con
đường Nhật Bản. Đó là phong trào sang Đông, bằng con đường sang Trung Quốc để
sang Nhật Bản, tìm biện pháp duy tân đất nước, đổi mới kinh tế, chính trị, đặc biệt học
tập kinh nghiệm quân sự. Các tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch lúc
này có ý nghĩa lớn. Trên hai trăm người ưu tú ra đi. Phan Bội Châu (1867-1940) giải
nguyên trường Nghệ năm 1903, là người lãnh đạo, cùng với Nguyễn Thượng Hiền
(hoàng giáp), Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành và những thanh niên yêu nước sẽ tham gia
những cuộc khởi nghĩa (Lương Ngọc Quyến, Trần Hữu Lực…). Như vậy, đón nhận và
tiếp thu hệ tư tưởng tư sản trước hết lại chính là các nhà Nho cấp tiến, giàu lòng yêu
nước. Tầng lớp sĩ phu tiến bộ này đã lãnh đạo các phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, từ tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng
Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp
công nhân ngày càng phát triển và ngày càng giác ngộ về mình. Phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng và có tổ chức. Ba tổ chức cộng sản ra đời ở
Bắc kì, Trung kì và Nam kì để rồi ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì
hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu “Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử
cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và có đủ sức
lãnh đạo cách mạng”, đồng thời nó cũng khẳng định sự hiện diện của một hệ tư tưởng
mới ở Việt Nam- hệ tư tưởng vô sản.
Thiên chúa giáo- một tôn giáo mới vốn xuất hiện từ trước nhưng đến giai đoạn
này mới phát huy tác động, ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội.
Về văn hoá vật chất: khách quan nhìn nhận và đánh giá thì thành quả xây dựng
văn hoá vật chất thời kỳ này đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, mặc dù nó gắn
liền với chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho lợi ích chúng.
Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông,
đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng là khai thác thuộc địa. Trong lĩnh vực đô
thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm
chính trị đã chuyển theo mô hình đô thị công nghiệp - thương nghiệp chú trọng chức
năng kinh tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp hình thành trong các đô thị. Ở đô thị lớn hình
thành một tầng lớp tư sản dân tộc. Các trường trung học và đại học cũng ra đời trong
các đô thị. Nhiều đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển. Xuất hiện các kiến
trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp
với điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng hạn, các toà nhà của Trường Đại học Đông
Dương, Bộ Ngoại giao, Trường Viễn Đông Bác cổ… đã sử dụng hệ thống mái ngói,
bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc. Ở thành phố Sài
Gòn, toà Đô Chánh (nay là trụ sở uỷ ban nhân dân thành phố), được xây dựng từ năm
1898, Toà án được xây từ năm 1873…
Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế
biến nông lâm sản, công nhgiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước
đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ có thêm các ngành khác. Truyền thống lâu đời
của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến nay xuất hiện các loại cây công
nghiệp từ nước ngoài mang vào như cao su; phát triển một số cây công nghiệp trong
nước đay, cói, đậu lấy dầu…
Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống
đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng… Những con đường xuyên rừng núi, đến các
đồn điền hầm mỏ. Toàn bộ Đông Dương không nơi nào không có đường giao thông
nếu ở đó có những tài nguyên quý giá. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra
những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km. Đường thuỷ, nhất là ở Nam bộ được tu
bổ, khai thông, tới năm 1914, tổng số độ dài đường thuỷ đã tới 1745 km. Hệ thống
đường sắt hoàn thành vớichiều dài 2059 km được đưa vào sử dụng vào năm 1936.
Những phương tiện giao thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao
thông truyền thống của Việt Nam. Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc
qua những con sông lớn ở nước ta (Cầu Long Biên). Hệ thống đường sá và đô thị
phát triển tạo cho diện mạo văn hoá vật chất giai đoạn này có những khác biệt so với các giai đoạn trước.
Báo chí ra đời, phát triển. Trong thời phong kiến, về căn bản đời sống văn hoá
Việt Nam chưa có báo chí, nên báo chí ra đời gắn liền với sự xuất hiện của thực dân.
Khởi điểm để báo chí ra đời ở Việt Nam là từ ý đồ của thực dân Pháp cần có một thứ
vũ khí nhằm tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa. Do vậy, báo chí ra đời ở Sài Gòn
trước tiên. Lúc đầu là tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bulletin officiel de (Expédition de la
Cocinchine và tờ Le
Bulletin des commune bằng chữ Hán). Ngày 15-4-1865, tờ Gia
Định báo ra đời. Sau tờ Gia
Định báo là tờ Phan Yên báo. Năm 1888, tờ Thông loại
khóa trình của Trương Vĩnh Ký được phát hành. Năm 1901, tờ báo thứ ba bằng chữ
Quốc ngữ ra mắt bạn đọc là tờ Nông cổ mím đàm. Sau đó tờ Lục tỉnh tân văn ra mắt
bạn đọc thế giới ở Sài Gòn. Báo chí ra đời rất nhiều như Nữ giới chung, Phụ nữ tân
văn, Đuốc nhà Nam… Ở Hà Nội, có các báo bằng chữ Quốc ngữ như Đăng cổ tùng
báo, Hữu Thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn… Nói chung,
những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ ở cả ba miền trong thời kì này, dù trực tiếp hay gián
tiếp đều góp phần vào sự phát triển văn học chữ Quốc ngữ. Ngoài những tờ bào bằng
chữ Quốc ngữ, một thế kỉ này ở cả ba đô thị: Hà Nội, Huế, Saì Gòn đều có những tờ
báo bằng chữ Pháp nhằm phục vụ chính quyền, nhưng cũng có thể có những tờ báo
tiến bộ như tờ L’Annam, tờ La Cloche fêlée (Chuông rè) ở sài Gòn, tờ Notre voix
(Tiếng nói của chúng ta), tờ Le Travail (Lao động), tờ Rassemblement (Tập hợp),
Enavant (Tiến lên) ở Hà Nội trong thời kì 1936-1939.
Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo đã
là bước đột biến của tiến trình văn hóa. Nhìn ở phương diện ngôn ngữ văn tự, đấy là
một bước đột biến. Nhìn ở phương diện lịch sử báo chí, đây cũng là một bước đột
biến. Sự xuất hiện của báo chí có tác động nhiều mặt đến đời sống văn hoá tinh thần
dân tộc, bởi đó là nơi để diễn đàn tư tưởng. Đó là nơi đăng tải học thuật, văn chương.
Đó là nơi tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ. Nhìn ở phương diện lịch sử văn hoá, đây
cũng là bước phát triển đột biến.
Khởi sắc và phát triển văn học: sau khi đã phát triển tới đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ
XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, văn học nửa sau thế kỉ XIX, đi vào cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược. Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là người chiến sĩ tiên
phong trên mặt trận này. Cùng với ông là một thế hệ các nhà văn thơ yêu nước như
Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị... Sau đó là thế hệ
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… rồi đến thế hệ các nhà Nho như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… Về phương diện chính trị, lúc này văn học là một
thứ vũ khí của quần chúng để chống kẻ thù cướp nước, cổ động cho sự tiến bộ xã hội.
Do tác động khách quan, văn học giai đoạn này đã có bước phát triển nhanh chóng cả
về hình thức và nội dung.
Với việc phổ biến chữ Quốc ngữ, mảng văn học bằng chữ Quốc ngữ đã phát
triển. Ban đầu, chữ Quốc ngữ được dùng để phiên âm các sách chữ Nôm, chữ Hán,
chữ Pháp. Hàng loạt các tác phẩm chữ Hán như Đại học, Kinh thi, Minh tâm bảo
giám…, các truyện thơ Nôm như Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên…, các
truyện dân gian, câu hò, câu hát, được ra mắt bạn đọc bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ.
Không thể không ghi công đầu cho một số trí thức ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX như
Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của… trong lĩnh vực này. Mặt khác, sự phát triển của
những sáng tác bằng chữ Quốc ngữ, như kí sự là thể loại sớm ra đời với tác phẩm
Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Kí; tiểu thuyết bằng chữ Quốc
ngữ cũng ra đời ở Nam Bộ sớm nhất. Đầu tiên phải kể tới Truyện thầy Lazarô Phiền
của Nguyễn Trọng Quản, nếu coi đây là một truyện dài, một tiểu thuyết bằng chữ
Quốc ngữ thì nó đã ra mắt bạn đọc từ năm 1887. Sau đó là Phan Yên ngoại sử tiết phụ
gian truân của Trương Duy Toản ra mắt bạn đọc vào năm 1910. Cũng năm này Trần
Chánh Chiếu có tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ Hoàng Tố Anh hàm oan. Thập niên
hai mươi của thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ có khá nhiều tác giả: Phạm
Duy Tốn với truyện ngắn Sống chết mặc bay (1918). Tân Dân Tử với Giọt máu chung
tình (1926), và Lê Hoàng Mưu với Hà Hương phong nguyệt (1915), Oán hồng quần
(1920), Tô Huệ Nhi ngoại sử (1920), Oan kia theo
mãi (1922), Cay đắng mùi đời
(1923), Tỉnh mộng (1923), Nhơn tình ấm lạnh (1925). Những tác giả này ở Sài Gòn,
trong khi đó, ở Hà Nội, Nguyễn Trọng Thuật có Quả dưa đỏ (1925), Hoàng Ngọc
Phách có Tố Tâm (1925).
Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã có một
bước tiến bộ vượt bậc. Nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
Đạo… đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt,
Bướm trắng… Bên cạnh nhóm Tự lực văn đoàn là các nhà văn hiện thực phê phán như
Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nam Cao với Chí Phèo, Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số
đỏ… Sự trong sáng của tiếng Việt trong các tác phẩm này là bước tiến của văn xuôi
bằng chữ Quốc ngữ. Cùng với kí, tiểu thuyết là thơ. Phong trào Thơ Mới xuất hiện với
một loạt tên tuổi như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…
khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại, sự thay thế vẻ
vang của văn học bằng chữ Quốc ngữ trong đời sống văn hóa.
Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa dẫn tới sự xuất
hiện của bộ phận các tác giả cách mạng. Thời kì từ 1931-1935 là cuộc đầu tranh giữa
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm đối lập. Trên tờ Phụ nữ thời
đàm, đồng chí Hải Triều đã viết nhiều bài về nguyên lí, quan điểm của chủ nghĩa Duy
vật. Tiếp đó, bản Đề cương văn hóa ra đời, đánh dấu một bước phát triển của văn hóa
trong thời đại mới. Về sáng tác, thơ Tố Hữu và các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là tiếng nói tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng.
Tựu trung, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp với
tính chất cưỡng bức nhưng văn hoá giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu lớn
thể hiện bản lĩnh cốt cách, truyền thống của văn hoá dân tộc. Có thể trong cách nhìn
nhận, đánh giá về văn hoá giai đoạn này vẫn còn có ý kiến chưa thống nhất, nhưng có
một thực tế không thể phủ nhận được: trên một số phương diện, ở một số thành tố văn
hoá, văn hoá dân tộc đã đạt được những thành tựu khá rực rỡ, góp phần đưa văn hoá
Việt Nam hoà nhập với văn hoá nhân loại.
5.2.5. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ
đây, lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, chấm dứt chế độ
thực dân nửa phong kiến ở nước ta. Thế nhưng chỉ hai chục ngày sau đó, ngày 23-9-
1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh trong vai trò lực lượng đồng minh sang
giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương, gây hấn ở Nam Bộ. Ngày 19-12-1946, nghe
theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước
vào cuộc trường chinh kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ để bảo vệ quyền độc lập
mới giành lại được. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, nước ta tạm thời
chia làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Quân dân ta, dưới sự lãnh đạo
của Đảng ở hai miền cùng tiến hành hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Miền Bắc đi
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Với chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, công cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước của dân tộc ta toàn thắng, giành lại toàn vẹn non sông. Như thế, cả dân tộc
phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Điều này ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đất nước.
Sự vận động xã hội thực sự có những thay đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội và cá nhân, kinh tế, chính trị đến văn hoá. Ở nông thôn, việc tổ chức
đời sống sản xuất vào thời chiến tranh được làm theo mô hình hợp tác xã, nông trường
quốc doanh đã khiến cho diện mạo làng xã ở nông thôn Bắc Bộ có một thời hơi khác
so với xã hội nông thôn Việt Nam cổ truyền. Nếu nhìn ở phương diện kinh tế- chính
trị, mô hình ấy đã góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì ở
phương diện văn hoá, thực ra, nó chưa đủ sức để làm biến đổi hẳn làng xã cổ truyền,
nhất là ở Bắc bộ. Từ sau năm 1985, chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà. Công
cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, lãnh đạo đã đem đến cho nông thôn Việt Nam một
sinh khí mới. Trong khi đó, từ năm 1945 đến nay, nền công nghiệp của Việt Nam có
nhiều bước tiến nổi bật, dần vượt lên hẳn những gì chính phủ thực dân đã làm trước
1945. Các khu công nghiệp Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hải Phòng… xuất hiện làm
cho bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi.
Về giáo dục, lần đầu tiên, nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đã từng
bước xây dựng được một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nâng
cao dân trí của nhân dân, nhất là của thế hệ trẻ, phục vụ đắc lực các cuộc kháng chiến
cứu nước, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình, thống nhất đất nước. Như thế,
những thay đổi cơ bản từ kinh tế đến giáo dục khiến cho xã hội Việt Nam có những
thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện văn hoá học, ít nhất cần ghi nhận các khía cạnh:
Người dân, với tư cách công dân được khẳng định. Cùng với điều này, ý thức cá nhân
được tô đậm. Dân trí ngày càng được nâng cao, tầng lớp trí thức càng ngày càng đông
đảo. Như vậy, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam thay đổi so với giai đoạn trước cả
về chất lượng lẫn số lượng.
Trong thời kì này, sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hoá có ý nghĩa
to lớn. Ngay từ những năm chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông
Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã chú trọng đến văn hoá. Năm 1943, bản
Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng được công bố. Bản đề cương nhấn mạnh ba
nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá.
Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mới ở giai đoạn sau năm
1945. Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt
Bắc. Đồng chí Trường Chinh- lúc ấy là Tổng bí thư của Đảng- đã trình bày bản báo
cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam. Có thể nói, đây là văn kiện lí luận
đầu tiên mà Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết một số vấn đề
thuộc văn hoá Việt Nam. Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ ba
(1962), lần thứ 4 (1968) do Đảng ta trực tiếp chỉ đạo đều đã đánh giá đúng đắn những
thành tựu đã qua và đề ra phương hướng cho chặng đường tới.
Sự phát triển văn hoá: điều dễ nhận thấy của văn hóa Việt Nam từ sau năm
1945 là sự phát triển của văn hóa chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa hoạt động văn
hóa. Sự phát triển này ngày càng khẳng định rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng
khẳng định sự tiếp cận với xu thế hiện đại của thời đại. Chín năm kháng chiến chống
Pháp ác liệt, hoạt động báo chí, in ấn vẫn được chú trọng. Năm 1947, Đảng ta chủ
trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách và các báo. Hoạt động văn học nghệ thuật
phát triển mạnh mẽ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng chín năm từ
1945 – 1954, ta đã xuất bản được 8. 579.415 bản sách, sản xuất được 35 bộ phim thời sự tài liệu.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên
nghiệp được được tổ chức lại. Các đoàn kịch nói như Hà Nội, Quân đội, Nam bộ,
đoàn ca múa nhạc Trung ương, Đoàn văn công Tổng cục chính trị, Đoàn dân ca khu V,
Đoàn ca kịch Trị Thiên…; các thể loại như nhạc, kịch, thơ múa, kịch múa, các thể loại
nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới là những thể loại đòi
hỏi phải có kiến thức phong phú, trình độ kĩ thuật nghiệp vụ cao (cả về sáng tác lẫn
biểu diễn) đã phát triển. Chính vì thế, có thể nói rằng đây là thời kì nghệ thuật ca múa
và sân khấu, đặc biệt là kịch nói rất phát triển. Nghệ thuật điện ảnh qua thời kì phôi
thai trước năm 1945, sau chín năm kháng chiến và từ 1954 đến nay là bước phát triển
đột biến. Đã có những phim Việt Nam như Cánh đồng hoang và một số phim khác
đoạt giải thưởng quốc tế.
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều rất phát triển.
Đáng kể hơn cả là sự phát triển của văn học. Thời kỳ này có đội ngũ sáng tác văn học
đông đảo và có nhiều tác phẩm. Trình độ dân trí được nâng cao, khiến cho chủ/ khách
thể của văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt động văn hóa sinh ra và trưởng
thành từ đội ngũ những người lao động như Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải… (cả hai vốn
là công nhân, bộ đội); hoặc Trần Đăng Khoa- nhà thơ thiếu nhi được người đọc trong
nước và thế giới biết đến (vốn là con em của một gia đình nông dân). Mặt khác, chính
hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc đã đào luyện một đội ngũ những nhà hoạt
động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân
Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Quang
Sáng, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh... (văn học); Phạm Văn Khoa, Bùi
Đình Hạc, Trà Giang, Hải Ninh, Khải Hưng… (điện ảnh).
Sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam cần phải được nhìn
nhận từ phía phong trào văn hóa quần chúng. Chưa bao giờ trong tiến trình văn hóa
Việt Nam lại có một phong trào văn hóa quần chúng như giai đoạn này. Nếu trong
kháng chiến chống Pháp có phong trào kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng
chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại có phong trào tiếng hát át tiếng bom, tiếng loa hòa
tiếng súng. Tất cả những phong trào này đều là phong trào văn hóa nghệ thuật quần
chúng. Sự phát triển áy, ít nhất phải được ghi nhận từ hai phương diện: Chứng tỏ sự
thay đổi chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam và tạo môi trường, tạo nguồn cho văn
hóa chuyên nghiệp phát triển.
Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống: từ quan điểm về văn hóa,
những năm qua, Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền
thống. Ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa
toàn quốc lần thứ nhất: “Phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn
hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân tộc, khoa
học và đại chúng”. Cho nên, công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Chẳng hạn, với nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng,
mĩ thuật dân gian, việc kế thừa được thực thi ở cả hai phương diện khôi phục, bảo tồn
và chỉnh lí, cải biên. Công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian đã đạt được
những thành tựu vượt bậc. Nếu như “trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta chưa có
ngành nghiên cứu văn học dân gian và khoa nghiên cứu văn hóa dân gian” thì hiện
nay khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát triển, trở thành một ngành khoa học có
vị thế quan trọng trong các ngành nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam. Với văn
hóa bác học, công việc nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều tác giả
của văn học cổ được nghiên cứu, đánh giá, khẳng định như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Hầu hết tác giả, tác phẩm của
văn học dân tộc đã được giới thiệu, nghiên cứu. Có lẽ, chỉ dưới ánh sáng của thời đại
mới, văn học truyền thống mới được đánh giá với đầy đủ các giá trị của nó.
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng: giai đoạn từ 1945 - 1975, sự giao lưu này
diễn ra trong sự tự nhiên và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa là tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng
nền văn hóa mới. Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài được chú ý ngay từ sau khi
hòa bình lập lại ở tất cả các bộ môn văn hóa: sân khấu, âm nhạc, ca múa, giao hưởng,
điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa quần chúng, ba lê… Nhiều hiệp định văn hóa
được kí giữa nước ta và các nước bạn. Sự trao đổi văn hóa giữa nước ta với các nước
bạn cũng đã diễn ra. Mặt khác, từ năm 1951, nhất là sau năm 1954, khi Việt Nam là
thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước
XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây), cũng như Trung Quốc đã được
đẩy mạnh. Trong khi đó ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, giao lưu giữa văn
hóa Việt Nam với văn hóa Mĩ không phải là giao lưu tự nhiên mà là giao lưu cưỡng bức.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 thực ra là ngắn ngủi so với tiến trình
lịch sử của văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó trong giai đoạn này văn hóa Việt Nam lại
phát triển trong điều kiện của cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài 30 năm, trong điều
kiện lịch sử đầy biến động phức tạp nhưng nó vẫn đạt được những thành tựu rất đỗi tự
hào, tiếp nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.
5.2.6. Văn hóa Việt Nam từ 1975 đến nay
Năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là niềm vui lớn
của dân tộc thắng một đế quốc lớn. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng cơ chế quan liêu
bao cấp, đất nước đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
V, nhất là Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối cải cách, đổi mới với phương châm:
Việt Nam làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc, các đảng phái, miễn là giữ vững
độc lập chủ quyền. Chính đường lối ấy đã tạo bược nhảy vọt về kinh tế, đưa nước ta
thoát khỏi khủng hoảng và có sự phát triển đáng khích lệ.
Văn hoá Việt Nam sau 1975 đặt ra nhiều cơ hội to lớn và thách thức không
nhỏ. Nghị quyết “Xây dựng và phát riển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị
quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn
hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại
hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát
triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII (2016) cũng nhấn mạnh:“Phát huy nhân tố con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối
sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một
yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc
và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển
không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Điều
kiện này đặt ra nhiều cơ hội to lớn đối với sự phát triển văn hoá Việt Nam. Văn hoá
Việt Nam ngày nay có nhiều thuận lợi để phát triển, hội nhập, hoà nhập với thế giới.
Nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới. Đây chính là một trong những tiền
đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa
nghe nhìn ,nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch
văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng...
Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều
kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có điều kiện đi tắt đón đầu để tạo
sự phát triển mang ý nghĩa đổi mới. Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ
mặt đất nước, kích thích tiềm năng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực làm con người trở nên
năng động, sáng tạo, tự tin hơn... Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với
bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp phần làm
phong phú nền văn hóa chung của nhân loại.
Bên cạnh thuận lợi, văn hoá Việt Nam sau 1975 cũng có những thách thức
không nhỏ. Ở tầm vĩ mô, có thể nói thách thức lớn nhất đối với văn hóa chủ yếu diễn
ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mở cửa, văn hóa ngoại ùa tràn
vào Việt Nam. Văn hóa ngoại đang khiến không những nước ta sẽ phải chịu thua thiệt
về kinh tế, mà còn phải đối diện với những hệ lụy khôn lường về văn hóa dưới góc độ
xây dựng con người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp. Theo chân
các con đường giao lưu văn hóa, nhiều văn hoá độc hại, không phù hợp, thậm chí xa lạ
được du nhập vào nước ta (băng đĩa sex, phim chưởng, sách báo của các thế lực chống
đối cách mạng…). Nền kinh tế thị trường cũng có không ít mặt tiêu cực đã làm biến
dạng nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lối sống, nếp sống
nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát. Tình nghĩa
trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị phai nhạt. Tâm lý sùng ngoại, coi
rẻ các giá trị truyền thống có xu hướng lây lan. Đây là những thách thức lớn, cần phải
hết sức chú ý. Bởi những thách thức ấy có nguy cơ làm biến dạng truyền thống văn hóa dân tộc.
So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú
trong đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong
lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có
hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, lối sống. Sự
suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức
tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà
nước, niềm tin của nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: “Văn hoá phát triển chưa tương
xứng với kinh tế. Quản lý văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ.
Môi trường văn hoá bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ
tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại
làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng văn hoá sau năm 1975 đã có sự
phát triển rõ rệt trong đà hội nhập thế giới.