-
Thông tin
-
Quiz
[TÀI LIỆU ] ĐÁP ÁN BÀI THI TỰ LUẬN MÔN VĂN | Trường Đại học Hải Phòng
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn truyện, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) Kim Lân (1920 - 2007) tuy viết không nhiều, nhưng ở cả hai giai đoạn sáng tác của mình, ông đều có
những tác phấm hay. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - tác phẩm được viết sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn học dân gian (VAN2024) 17 tài liệu
Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
[TÀI LIỆU ] ĐÁP ÁN BÀI THI TỰ LUẬN MÔN VĂN | Trường Đại học Hải Phòng
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn truyện, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) Kim Lân (1920 - 2007) tuy viết không nhiều, nhưng ở cả hai giai đoạn sáng tác của mình, ông đều có
những tác phấm hay. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - tác phẩm được viết sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn học dân gian (VAN2024) 17 tài liệu
Trường: Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Hải Phòng
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM LIÊN TRƯỜNG THPT
KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 HĐ-QO-TO-ĐP NĂM HỌC 2022 - 2023 Bài thi: Ngữ văn Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ tự do 0.75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ không cho điểm 2
Theo đoạn trích, người cha đã nhắc nhở con nhớ về 0.75
công ơn của: bao người không tên, người bạc tóc, người lính, mẹ con.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh chỉ trả lời được một nửa số ý: 0,5 điểm
Lưu ý: Nếu học sinh chép lại 9 câu thơ nhắc đến công
lao của những người trên cho 0,25 điểm; chép lại cả
đoạn thơ không cho điểm 3
Học sinh có thể nêu cảm nhận theo những cách diễn 1.0
đạt khác nhau về người mẹ qua hai câu thơ nhưng phải
hợp lí, logic. Sau đây là một vài gợi ý: -
Mẹ là người hi sinh một phần thân thể, một
phầnmáu thịt để cho ta sự sống, là người hi sinh cả
tuổi xuân để sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người -
Hai câu thơ cho người đọc thấy được công ơn vĩ đại
của người mẹ đối với con Hướng dẫn chấm: -
Học sinh trả lời hợp lí 2 nội dung trở lên: 1,0
điểm- Học sinh trả lời hợp lí 1 nội dung: 0,5 điểm 4
Học sinh có thể nêu suy nghĩ theo những cách diễn đạt 0,5
khác nhau nhưng phải hợp lí, logic. Sau đây là một vài gợi ý: - Người cha khuyên con:
+ hãy bắt nắng và phát sáng tức là phải biết tiếp thu
những điều tốt đẹp, phát huy giá trị của bản thân, biết tỏa sáng 1 lOMoARcPSD|50202050
+ tự bây giờ trong con: cần phải thực hiện ngay, bằng
nội lực của chính mình -
Bài học rút ra: Mỗi người phải luôn chủ động,
bằngsức mạnh của chính mình, không ngừng tu dưỡng,
rèn luyện, cố gắng để khẳng định bản thân, đem đến
những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời
Hướng dẫn chấm: -
Học sinh nêu được ý nghĩa và rút ra bài học: 0,5 điểm -
Học sinh chỉ nêu được 1 nội dung: 0,25 điểm II Làm văn 7.0 1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một 2.0
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sự cần thiết của lòng biết ơn trong cuộc sống mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn
dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Sự cần thiết của lòng biết ơn trong cuộc sống mỗi người. 2 lOMoARcPSD|50202050
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải đưa
ra được những suy nghĩ riêng của bản thân. Sau đây là một vài gợi ý: -
Lòng biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và có
hànhđộng báo đáp trước những hành động, việc làm
tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.
- Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.
Bởi nó là biểu hiện cao nhất của lối sống tình nghĩa, là
khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác như: yêu
thương, trách nhiệm, biết trân trọng những gì mình
đang có, sống có ích… để xứng đáng với những gì
mình đã nhận được, để báo đáp những người có ơn với mình -
Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng 3 lOMoARcPSD|50202050
và hành động đúng đắn. -
Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp
đỡnhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội
tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. - Bác
bỏ: lối sống vô ơn, quay lưng lại với công lao của người có ơn với mình. -
Bài học: Lối sống biết ơn là một lối sống đẹp,
cầnnâng cao lòng biết ơn trong cuộc sống bằng cả nhận
thức và hành động… Hướng dẫn chấm: -
Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng;
dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 đến 1,0 điểm). -
Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ
xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
không tiêu biểu (0,5 điểm). -
Lập luận không chặt chẽ,thiếu thuyết phục: lí lẽ
không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề
nghị luận; không có dẫn chứng hoắc dẫn chứng không
phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm
riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính 0,25
tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy 0,25
nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 2
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Tràng và 5,0
nhân vật thị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về
giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài
nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Nhân vật Tràng, nhân vật thị trong đoạn trích; giá
trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt. 4 lOMoARcPSD|50202050
Hướng dẫn chấm: -
Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. -
Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học
sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn (0,5)
truyện, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) -
Kim Lân (1920 - 2007) tuy viết không nhiều,
nhưngở cả hai giai đoạn sáng tác của mình, ông đều có
những tác phấm hay. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn. -
Truyện ngắn Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết
Xóm ngụ cư - tác phẩm được viết sau khi Cách mạng
tháng Tám thành công, lấy bối cảnh nạn đói năm 1945,
nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954),
Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện
ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí (1962). -
Dẫn vào vấn đề cần nghị luận. 5 lOMoARcPSD|50202050
* Cảm nhận về nhân vật Tràng và nhân vật thị: - (2.0)
Hoàn cảnh: Tràng đưa thị - người vợ nhặt - về nhà - Về nhân vật Tràng:
+ Giới thiệu khái quát về nhân vật Tràng.
+ Tràng có niềm khao khát xây dựng hạnh phúc:
• Tràng đưa vợ về giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát.
• Tâm trạng của nhân vật Tràng thì lại trái ngược
lại phớn phở khác thường, tủm tỉm cười, hai
mắt thì sáng lên lấp lánh. Đó là tâm trạng hạnh
phúc, sung sướng và hãnh diện.
• Khác với mọi ngày, hôm nay Tràng vội nghiêm
nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Điều
này chứng tỏ Tràng hoàn toàn 6 lOMoARcPSD|50202050
nghiêm túc trong việc đưa người đàn bà đi bên về nhà làm vợ.
• Cái bật cười của Tràng trước lời trêu đùa của
bọn trẻ đầy vui vẻ và mặc nhiên thừa nhận về hạnh phúc của mình.
• Tràng lại lấy làm thích ý, mặt cứ “vênh lên tự
đắc”. Đối với Tràng, việc lấy vợ là một niềm
hạnh phúc, một niềm hãnh diện.
- Về nhân vật thị
+ Số phận đáng thương: thị là nạn nhân của nạn đói
được Tràng nhặt về làm vợ…
+ Tâm trạng và hành động của thị trên đường về nhà Tràng:
• Cắp thúng, theo sau Tràng, cái nón rách tàng che
nửa khuân mặt, rón rén e thẹn. Dáng vẻ đó là của một nàng dâu mới.
• Trước lời trêu đùa của đám trẻ: khó chịu, nhíu
đôi lông mày. Thị ý thức được cảnh ngộ của bản
thân trong hoàn cảnh đói khát nên khó chịu khi
bị biến thành trò đùa.
• Trước ánh nhìn và lời nói của người dân ngụ cư:
thị ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân
kia với cảm giác xấu hổ, ngại ngùng.
• Người đàn bà không còn vẻ gì chao chát, chỏng
lỏn như trước đó mà là một người phụ nữ ý thức
sâu sắc về cảnh ngộ bản thân, là một nàng dâu
mới e thẹn, đầy nữ tính.
* Nghệ thuật: nghệ thuật tạo tình huống truyện éo le,
bất ngờ và cảm động; cách kể chuyện tự nhiên, hấp
dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc và
nghệ thuật đối lập, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng; miêu
tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân.
Hướng dẫn chấm: -
Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc về nhân
vậtTràng, Thị trong đoạn trích: 2,0 điểm. -
Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 7 lOMoARcPSD|50202050
1,0 điểm - 1,75 điểm. -
Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các
biểuhiện: 0,5 điểm - 0,75 điểm. -
Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm.
* Nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt 0.5
- Cảm thông với số phận nghèo khổ đáng thương của
người nông dân trong nạn đói ghê gớm năm 1945 mà
tiêu biểu là cảnh ngộ đáng thương của Tràng và người
vợ nhặt. Từ đó tác giả tố cáo tội ác của bọn phát xít,
thực dân và phong kiến tay sai đã gây ra thảm cảnh đó. -
Kim Lân trân trọng và phát hiện ra ở những
ngườinhà quê tuy nghèo đói mà thật thà, chất phác,
giàu tình người và khao khát tình yêu thương, khao
khát mái ấm hạnh phúc gia đình. Giá trị nhân đạo làm
nên thành công xuất sắc cho tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân.
Hướng dẫn chấm: -
Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. -
Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. * Đánh giá: ( 0,5) -
Đoạn trích đã thể hiện thành công nhân vật
Tràng vàthị trên dường về nhà. Qua nhân vật Tràng,
thị và câu chuyện Tràng có vợ, tác giả vừa phản ánh,
vừa tố cáo về hiện thực nạn đói, vừa phát hiện và
khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo. -
Số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng,
nhân vật Thị góp phần thể hiện tài năng nghệ thuật
truyện ngắn của Kim Lân.
Hướng dẫn chấm: -
Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -
Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. 8 lOMoARcPSD|50202050
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn
học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh
với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của
truyện ngắn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với
thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.. Tổng điểm 10,0 9