Tài liệu đề cương nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu đề cương nhân học đại cương | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG NHÂN HỌC CHƯƠNG I
Câu 1: Khái niệm nhân học?
Nhân học là khoa học nghiên cứu về con người không chỉ chú trọng vào sự tiến hóa về mặt sinh
học mà còn quan tâm đến sự tương tác trên phương diện văn hóa – xã hội
Câu 2: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nhân học?
* Đối tượng: con người cả về phương diện sinh học và phương diện xã hội
- Phương diện sinh học: con người với tư cách thực thể sinh học
- Phương diện xã hội: con người với các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu tộc người,… * Nhiệm vụ
- Với con người xã hội: nhiệm vụ nghiên cứu là: nhân học văn hóa xã hội, gồm 3 chuyên ngành nhỏ
+ Khảo cổ học: nghiên cứu các di vật còn lại của con người thời cổ => sáng tỏ các nền văn hóa cổ
+ Nhân học ngôn ngữ: tìm hiểu ngôn ngữ trong tương quan với bối cảnh về văn hóa, lịch sử và sinh học
+ Dân tộc học: nghiên cứu văn hóa – xã hội của các dân tộc - Với
: nhiệm vụ nghiên cứu là: con người sinh học , gồm 3 chuyên nhân học hình thể ngành nhỏ
+ Cổ nhân học: nghiên cứu các hóa thạch của con người để tái hiện lại sự tiến hóa của con người.
+ Linh trưởng học: nghiên cứu những động vật có họ hàng gần gũi nhất với con người - loài linh trưởng.
+ Chủng tộc học: nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới khi tiến hành phân loại cư
dân trên thế giới thành 4 đại chủng: Ơrôpôit, Môngôlôit, Nêgrôit, Oxtralôit.
- Những năm gần đây xuất hiện một chuyên ngành mới là nhân học ứng dụng, nhằm vận dụng lý
thuyết Nhân học để giải quyết các vấn đề thực tế như: đô thị, y tế, giáo dục,…
Câu 3: Các phương pháp nghiên cứu trong điền dã nhân học: phỏng vấn sâu, quan sát tham dự,…
* Phương pháp quan sát tham dự
- Khái niệm: là
phương pháp người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm, cộng đồng thuộc vào đối
tượng nghiên cứu và được tiếp nhận như là một thành viên của nhóm hay cộng đồng.
- Các hình thức của quan sát tham dự:
+ Quan sát một lần và quan sát nhiều lần;
+ Quan sát hành vi và quan sát tổng thể;
+ Quan sát thu thập tư liệu định tính, mô tả và quan sát thu thập số liệu định hướng;
- Yêu cầu đối với người quan sát tham dự: phải có thời gian, kỹ năng quan sát, am hiểu tiếng địa
phương và thích ứng với môi trường
- Ưu và nhược điểm: + Ưu điểm:
Hiểu được toàn bộ tình cảm và hành động của đối tượng quan sát
Đi sâu vào nội tâm, từ đó hiểu được nguyên nhân, động cơ của những đối tượng quan sát
Thu thập được nhiều dữ liệu khác nhau
Giảm khả năng phản ứng của chủ thể khi biết mình đang bị nghiên cứu + Nhược điểm Tốn thời gian
Phụ thuộc vào tính cách, đặc trưng về giới, tuổi của người quan sát
Tham dự quá tích cực, quá dài ngày dễ làm chủ thể quan sát quen với cộng đồng => ít
quan tâm đến mục đích ban đầu, giảm tính khách quan
* Phương pháp phỏng vấn sâu
- Khái niệm: là nhà dân tộc học nói chuyện đối mặt với người cung cấp thông tin, hỏi và ghi chép câu trả lời.
- Ưu và nhược điểm: + Ưu:
Thu được thông tin chi tiết
Xây dựng mối quan hệ tốt với người được phỏng vấn
Hữu ích khi phỏng vấn các vấn đề tế nhị và nhạy cảm + Nhược
Người phỏng vấn cần tự tin và có kỹ năng cao
Khó khăn khi giải quyết số liệu Tốn thời gian
* Đạo đức nghiên cứu: là vấn đề rất được coi trọng của Nhân học
- Báo cáo khoa học không thể bị sử dụng để làm phương hại đến cộng đồng mà chúng ta nghiên cứu
- Không được xúc phạm và làm tổn hại đến phẩm chất và lòng tự trọng của đói tượng nghiên cứu
- Phải giữ bí mật cho những người cung cấp thông tin
- Phải đảm bảo tính trong sáng trong tiến trình nghiên cứu và sự trung thực đối với các giá trị của
đề tài để kết quả nghiên cứu là hợp lý nhằm phục vụ lợi ích cho những đối tượng được đề ra.
Câu 4: Mối quan hệ giữa nhân học với các ngành khoa học xã hội khác?
* Nhân học và Triết học
Quan hệ giữa Nhân học và Triết học là quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể với thế giới quan
khoa học. Triết học là nền tảng của thế giới quan, phương pháp luận nghiên cứu của Nhân học
mác xít. Các nhà Nhân học vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận để nghiên
cứu con người trong tính toàn diện của nó.
* Nhân học và Sử học
Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi vì nhân học nghiên cứu con người về các
phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc độ lịch sử. Những vấn đề nghiên
cứu của nhân học không thể tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời gian lịch
sử. Nhân học thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu của sử học như: phương pháp so sánh
đồng đại và lịch đại.
* Nhân học và Xã hội học
Nhân học chú trọng điều tra nghiên cứu xã hội tiền công nghiệp, trong khi đó xã hội học lại chủ
yếu quan tâm đến xã hội công nghiệp hiện đại. Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội học.
Nhiều khái niệm mang tính lý thuyết của xã hội học bắt nguồn từ nhân học. Ngược lại, xã hội
học cũng có tác động trở lại đối với nhân học về phương pháp luận ngiên cứu.
* Nhân học và Địa lý học
Nhân học và địa lý học có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực nghiên cứu Nhân
học sinh thái nhằm giải quyết mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
hành vi ứng xử của con người với môi trường xã hội và nhân văn. Nhân học sinh thái liên quan
với địa lý kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà các tộc người sinh sống, địa - văn - hóa để có
cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa chiều: tự nhiên - con người - kinh tế - văn hóa và hành vi ứng xử.
* Nhân học và Kinh tế học
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên cứu Nhân học
kinh tế. Nhân học không đi sâu nghiên cứu các quy luật của kinh tế học mà tập trung tiếp cận
trên bình diện văn hóa - xã hội của quá trình hoạt động kinh tế. Nhân học kinh tế có mối quan hệ
mật thiết với ngành kinh tế phát triển trong nghiên cứu nhân học ứng dụng.
* Nhân học và Tâm lý học
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tâm lý học xuất hiện trên lĩnh vực nghiên cứu Nhân
học tâm lý hay tâm lý tộc người. Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu dành cho việc phân tích
những nét tâm lý của cá nhân trong những kinh nghiệm nghiên cứu xuyên văn hóa; còn nhân học
tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, ý nghĩa của tính tộc người với tư cách là tâm lý học cộng
đồng tộc người. Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý học thể hiện xu hướng tâm lý trong nghiên
cứu văn hóa và các lý thuyết văn hóa theomxu hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần đây.
* Nhân học và Luật học
Nghiên cứu liên ngành giữa nhân họ và luật học hình thành lĩnh vực nghiên cứu Nhân học pháp
luật. Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ quan thẩm quyền
chính thức của nhà nước đề ra, nhân học pháp luật nghiên cứu những nhân tố văn hóa - xã hội tác
động đến luật pháp trong các nền văn hóa và các tộc người khác nhau. Các nhà nhân học nghiên
cứu mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật để từ đó vận dụng luật tục và pháp luật trong quản lý
xã hội và phát triển cộng đồng.
* Nhân học và Tôn giáo học
Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tôn giáo học hình thành lĩnh vực Nhân học tôn giáo.
Nhân học tôn giáo nghiên cứu các hình thái tôn giáo sơ khai, các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế
giới trong mối quan hệ với văn hóa tộc người.
Câu 5: Mối quan hệ giữa chủ thể, khách thể và shock văn hóa trong nghiên cứu?
* Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể
- Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể là mối quan hệ giữa người bên trong (người cung cấp
thông tin – thành viên cộng đồng) với người bên ngoài (nhà nghiên cứu)
+ Chủ thể: quan điểm của người bên trong về những đặc trưng về thế giới của họ
+ Khách thể: quan điểm của người bên ngoài khi quan sát cung cách ứng xử của đối tượng nghiên cứu
- Trong thực tế nghiên cứ thường diễn ra tình trạng: Nhà nhân học quan sát đối tượng từ quan
điểm etic (người ngoài cuộc), tiếp đến trải nghiệm bằng quan điểm emic (người trong cuộc), sau
đó trở lại quan điểm etic để ghi chép.
- Trong quá trình nghiên cứu tham dự, quan điểm của người nghiên cứu và người cung cáp thông tin là không giống nhau.
* Shock văn hóa trong nghiên cứu
- Cú sốc văn hóa: thường được dùng để chỉ cảm giác bất ngờ, khó chịu thường xảy ra khi tiếp
xúc với những nền văn hóa xa lạ.
- Nguyên nhân: sự khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán
- Cú sốc văn hóa đặt ra nghi vấn về những hiểu biết đã có của con người, nhưng đồng thời nó
cũng tạo ra một khung cảnh mới cho sự học hỏi và khám phá. Nghiên cứu điền dã đã đưa con
người từ những nền văn hóa khác nhau lại gần với nhau một cách chủ ý. Từ đó mang lại nhiều
kiến thức về những xã hội khác và các nền văn hóa khác.
VD: Khi nghiên cứu điền dã ở Tây Nguyên thấy rằng cư dân bản địa ở đây thể hiện lòng kính
trọng với người già và khách quý bằng phong tục uống rượu cần. Vậy nên, nếu ta từ chối lời mời
uống rượu cần của họ theo ứng xử văn hóa của người Việt sẽ làm mất lòng họ, gây tổn thương
trong sự giao hảo giữa chủ và khách. CHƯƠNG II Câu 6: Chủng tộc? * Khái niệm
- Chủng tộc là một quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền
về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định.
* Nguyên nhân hình thành
- Sự thích nghi với điều kiện môi trường địa lí, hoàn cảnh tự nhiên
+ Tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc điểm chủng tộc. Vì lúc bấy
giờ những thiết kế của con người chưa được hoàn chỉnh, chưa đủ sức chống chọi lại những điều
kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, vậy nên con người phải tự biến đổi mình để tồn tại. Và những
đặc điểm thích nghi của một cộng đồng không được phổ biến, lây lan sang cộng đồng khác do
chưa có phương tiện đi lại. Lâu dần làm cho các quần thể khác nhau về màu da, màu mắt,… VD:
Màu da của người Châu Phi và Tây Thái Bình Dương đen hơn là do phải sống ở gần vùng xích đạo
Mắt của người Mongoloit thường nhỏ là do sống trong vùng nhiều gió cát ở Trung Á và Xibia
+ Tuy nhiên, hoàn cảnh tự nhiên chỉ có tác động với quá trình hình thành chủng tộc khi kinh
tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật chưa phát triển
- Sự trao đổi hôn nhân, sự lai giống giữa các nhóm người: Là nguyên nhân quan trọng và là yếu
tố để hình thành, hợp nhất các chủng tộc. Thời kỳ đầu, những đặc điểm chủng tộc được hình
thành do sự thích nghi với môi trường địa lý, nhưng về sau khi các điều kiện kinh tế xã hội phát
triển thì các yếu tố có tính chất xã hội ngày càng được tăng cường, sự lai giống ngày càng đẩy
mạnh, đóng vai trò quan trọng để hình thành các loại hình nhân chủng mới.
- Sự sống biệt lập với nhóm người Do :
dân số ít, mỗi quần thể ban đầu chỉ vài trăm người ở môi
trường khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về một số đặc điểm cấu tạo bên ngoài cơ thể. Theo các
nhà dân tộc học, do sự sống biệt lập, họ tiến hành nội hôn trong nhóm, điều đó đóng vai trò to
lớn trong việc hình thành chủng tộc.
* Các chủng tộc lớn trên thế giới: 3
- Otxtraloit: Người da đen châu Úc
- Negroit: Người da đen châu Phi
- Ơrôpêôít: Người da trắng châu Âu
- Mongoloit: Người da vàng châu Á
* Sự giống và khác nhau giữa các chủng tộc (đặc điểm nhân chủng của đại chủng)
- Đại chủng Oxtraloit: + Da: sẫm màu + Mắt: đen + Tóc: đen uống làn sóng
+ Lông: rậm rạp, râu phát triển mạnh + Mặt: ngắn, hẹp
+ Mũi: rộng, lỗ mũi to, sống mũi gầy + Môi: dày, môi trên vẩu + Chiều cao: 1m50
- Đại chủng Negroit: + Da: sẫm màu
+ Mắt: gờ trên ổ mắt ít phát triển + Tóc: xoăn ít + Lông: ít + Trán đứng
+ Mũi: bè ngang, sống mũi không gãy + Môi: dày nhưng hẹp
+ Một số loại hình: mông phát triển + Nhóm máu: A1, A2, R
- Đại chủng Ơrôpêôít:
+ Da: thay đổi từ sáng trắng tới nâu tối
+ Mắt: xanh, xám hoặc nâu nhạt + Tóc: uốn sóng
+ Lông: phát triển, đặc biệt là râu
+ Mặt: thường dô ra phía trước, hẹp và dài không vẩu + Mũi: cao và hẹp
+ Môi: mỏng, cằm dài và vểnh
+ Có núm Carabeli ở răng hàm trên + Nhóm máu: A1, A2, R
- Đại chủng Mongoloit: nhiều đặc điểm trung gian giữa Oropoit và Ostraloit
+ Da: sáng màu, có màu vàng hoặc ngăm đen + Mắt: đen
+ Tóc: đen, thẳng và cứng + Lông: ít phát triển
+ Mặt: bẹt, xương gò má phát triển
+ Mũi: rộng trung bình, sống mũi không dô
+ Môi: dày trung bình, hàm trên hơi vẩu + Răng cửa hình xẻng + Nhóm máu: Diego
* Thuyết phân biệt chủng tộc
- Thuyết phân biệt chủng tộc đã phân chia loài người thành:
+ Chủng tộc thượng đẳng: có khả năng phát triển trí tuệ về mọi mặt, là người xây dựng nền văn minh nhân loại
+ Chủng tộc hạ đẳng: bị xem là người hèn kém dốt nát, cần phải có sự khai hóa của chủng tộc
thượng đẳng, khi cần thiết để bảo vệ họ. Để bảo vệ nền văn minh có thể hi sinh chủng tộc hạ đẳng
Những người theo thuyết phân biệt chủng tộc đã lợi dụng những đặc điểm khác nhau giữa
các chủng tộc, phóng đại lên để biến thành những khác biệt có ý nghĩa bản chất và bất biến
- Thuyết phân biệt chủng tộc đầu tiên với lập luận sai lầm nhưng mang dáng vẻ khoa học do giáo
sư y học người Đức đưa ra: coi trọng người da trắng sinh ra ở xứ ôn đới, cho rằng châu Âu là
trung tâm của văn minh, còn những chủng tộc khác nên thoái hóa dần. Quan điểm này một lần
nữa được tán đồng bởi nhà nhân chủng học người Pháp. Như vậy, sự phân biệt chủng tộc có
nguồn gốc từ các nước phát triển về kinh tế - văn hóa.
- Thế kỷ 19, những đặc điểm chủng tộc được coi là cội nguồn của số phận con người. Những
năm 70 của thế kỷ XX, không ít người đã tin rằng tội phạm là một hiện tượng sinh học. Thuyết
phân biệt chủng tộc đã gây ra không biết bao tai hại ở các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là
Mỹ ngay sau khi mới thành lập những nhà tư bản Mỹ, Đức Quốc Xã dưới quyền thống trị của
Hitler, chủ nghĩa Apacthai,...
- Những người theo thuyết phân biệt chủng tộc còn cho rằng, các quốc gia phát triển là của người
da trắng trong khi sự thực, nhiều quốc gia bị xem là kém phát triển (châu Á, châu Phi và Nam
Mỹ) lại là những nơi đầu tiên hình thành nền văn minh cổ đại.
- Những nghiên cứu của các nhà Nhân học cho thấy rằng nhân loại ngày nay đều có khả năng
tiến hóa như nhau, không phân biệt chủng tộc.
* Quá trình tiến hóa: 5
Khái niệm: Là một chặng đường dài của tiến hóa trong họ người với các hominid để cuối cùng
xuất hiện một nhánh duy nhất dẫn đến con người
- Vượn người Homonid:
+ Thành sọ mỏng, loe rộng ở phần đáy
+ Cung mày: dô vừa ở dạng thanh mảnh, dô nhiều ở dạng vạm vỡ
+ Phần mặt: kích thước lớn hơn phần hộp sọ
+ Đi thẳng bằng hai chi sau
+ Xuất hiện nền văn hóa xương – răng – sừng
=> Chỉ biết sử dụng công cụ, mầm mống của văn hóa loài người chứ chưa làm ra công cụ
- Người khéo léo Homo Habilis
+ Đặc điểm hình thái, sinh lí: nhỏ và mảnh dẻ; cao khoảng 1m50, nặng khoảng 25 – 50kg; có
sự phân hóa hình thái giới tính; tuổi thọ không dài; mặt thu hẹp, trán nhô lên, gờ mắt ít nổi rõ,
hàm nhỏ, răng nhỏ; chi trước dài hơn chi sau, ngón tay có khả năng cầm nắm, bàn chân giống người hiện đại
+ Cách sống: sống dưới các tán cây; thu lượm trái, hạt, rễ, củ làm thức ăn; biết săn bắt các loại
động vật nhỏ; sống thành từng bầy nhưng chưa phải là đời sống xã hội
+ Biết làm ra công cụ lao động => nền “văn hóa đá cuội” => săn bắt tốt, tri thức được tích lũy,
có sự phân công lao động sơ khai
=> Là một tổ chức xã hội sơ khai, biết sử dụng những tín hiệu ngôn ngữ đơn giản để trao đổi
- Người đứng thẳng Erectus
+ Hình thái – sinh lý: cao khaorng 1m4 – 1m8; sọ não lớn hơn Habilis nhưng nhỏ hơn người
Hiện đại, thành sọ dày, mặt dô nhiều, cằm lẹm; dáng đi thẳng tuy còn hơi khom; chưa có khả
năng phát ra tiếng nói có âm tiết
+ Cách sống: công cụ lao động đã có hình dáng nhất định phù hợp với từng loại công việc;
sống thành từng bầy để thu lượm và săn bắt; biết sử dụng lửa; tuy vậy vẫn trần trụi, chưa biết
dùng vật liệu che thân và quan hệ tính giao trong bầy là tạp giao
- Người tinh khôn Sapiens
+ Hình thái – sinh lý: cao từ 1m55 – 1m70; thể tích sọ tăng, thành sọ dày; mặt dô phía trước,
cằm vát nhẹ ra sau; xương chi to, khỏe, tương đối ngắn; tuổi thọ được nâng cao
+ Cách sống: công cụ được ghè đẽo cẩn thận và giảm kích thước, định hình theo chức năng
mà tiêu biểu là mũi nhọn và cái nạo; hái lượm săn bắt vẫn là hoạt động kiếm ăn hàng ngày; biết
phân công lao động; làm ra lửa; dùng da thú làm vật liệu che thân; thường cư trú ở cửa hang,
dưới mái đá hoặc làm lều bằng xương và da thú; có sự phân biệt thế hệ trong cộng đồng; chế độ
quần hôn; biết chôn người chết với nhiều nghi thức; sống thành tập đoàn; giao tiếp bằng ngôn
ngữ đơn giản nhưng chưa có tiếng nói có âm tiết
- Người hiện đại Sapiens Sapiens
+ Cách sống: cư trú trong hang động và dưới các mái đá; sống chủ yếu dựa vào săn vắn và hái
lượm; công cụ đá hoàn thiện ở mức cao, xuất hiện nhiều công cụ phức hợp
+ Cơ cấu xã hội: tổ chức công xã thị tộc ra đời cùng với tục ngoại hôn giữa các thị tộc; chế độ
thị tộc mẫu hệ ra đời trước
+ Đời sống tinh thần: tôn giáo và nghệ thuật phát triển rõ nét; nghi thức mai táng người chết
được định hình rõ rệt; biết sử dụng trang sức
- Người hiện đại Homo Sapiens Sapiens
Nội dung và cơ chế quá trình tiến hóa loài người -
Quá trình nhân hóa bắt đầu từ sự đi thẳng thường xuyên => giải phóng tay, giảm kích
thước mặt, phát triển não bộ -
Cơ chế nhân hóa được thực hiện bằng đột biến di truyền -
Lao động và sáng tạo văn hóa là điều kiện quyết định hình thành và hoàn thiện con người Câu 7: Tộc người? * Khái niệm - Dân tộc:
+ Khi nói đến từng dân tộc cụ thể, dân tộc được hiểu là tộc người
VD: dân tộc Kinh, dân tộc Ede,…
+ Khi nói đến dân tộc Việt Nam thì đó là cộng đồng chính trị - xã hội – quốc gia Việt Nam
- Dân tộc thiểu số: được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia. Ở VN, dân tộc thiểu số được
hiểu là dân tộc chiếm dân số ít so với dân tộc đa số có số dân đông trong một quốc gia dân tộc
VD: Dân tộc Hà Nhì, Sán Dìu,…
- Tộc người: tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành
trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác
tộc người thể hiện bằng một danh từ chung.
VD: tộc người Thái, Tày, Ede,…
* Tiêu chí tộc người: 3 - Ngôn ngữ
+ Là dấu hiệu cơ bản xem xét sự tồn tại của một dân tộc và để phân biệt các dân tộc khác nhau + Vai trò của ngôn ngữ: Hệ thống giao tiếp
Kết nối bộ tộc người
Lưu truyền các giá trị văn hóa => Bảo vệ ngôn ngữ là bảo vệ sự tồn tại dân tộc, tộc người
+ Là một tiêu chí quan trọng nhưng không phải là duy nhất: một tộc người có thể có nhiều
ngôn ngữ; nhiều tộc người cùng sử dụng một ngôn ngữ,…
VD: Tộc người mất ngôn ngữ mẹ đẻ, phải sử dụng ngôn ngữ khác như: người Ơ – đu (VN) sử
dụng tiếng Thái; nhiều tộc người độc lập sử dụng chung một ngôn ngữ: người Scotland, người
Mỹ sử dụng tiếng Anh,...
- Đặc trưng văn hóa
+ Là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người
+ Trong nghiên cứu cần phân biệt văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người
Văn hóa của tộc người: là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người nào
đó, do tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong quá
trình lịch sử => ít mang sắc thái tộc người VD: Phật giáo, lúa nước
Văn hóa tộc người: là tổng thể các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể mang tính đặc
trưng và đặc thù tộc người, thực hiện chức năng cố kết tộc người, làm cho tộc người này
khác với tộc người khác => là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tự giác tộc người VD: áo dài, bánh chưng
=> Phân biệt văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người chủ yếu đi vào phân tích làm rõ những
đặc trưng thể hiện tính đặc thù của tộc người, giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác.
- Ý thức tự giác tộc người: Là ý thức tự coi mình thuộc về một tộc người nhất định được thể hiện trong hàng loạt yếu tố:
Sử dụng một tên gọi tộc người chung thống nhất (tộc danh)
Có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc người
VD: Người Việt có chung ý niệm về huyền thoại tổ tiên: con cháu của vua Hùng
Ý thức tộc người được thể hiện qua việc cùng tuân theo phong tục tập quán, lối sống của tộc người
VD: Ngày 10/3 hàng năm đều đổ về Đền Hùng để dự lễ giỗ Tổ
Cộng đồng các giá trị và biểu tượng văn hóa dân tộc
VD: trống đồng, Hồ Gươm,…
Là tiêu chí bền vững nhất, tiêu chí hàng đầu xác định thành phần tộc người và phân biệt
các tộc người với nhau.
Câu 8: Quá trình tộc người * Khái niệm:
- Tộc người: tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành
trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác
tộc người thể hiện bằng một danh từ chung.
- Quá trình tộc người: là quá trình vận động, biến đổi của tộc người trong những điều kiện lịch
sử cụ thể và trong toàn bộ tiến trình lịch sử trước tác động của các nhân tố tự nhiên và xã hội
* Hai xu hướng: hòa hợp và phân li
- Quá trình hòa hợp tộc người: được chia làm 3 loại hình riêng:
+ Cố kết tộc người: cố kết trong nội bộ từng tộc người hoặc cố kết giữa các tộc người gần gũi
với nhau về mặt ngôn ngữ và văn hóa => hình thành một cộng đồng tộc người lớn hơn
VD: Cố kết người Tày và Nùng sống xen kẽ ở vùng núi Việt Bắc => ranh giới giữa người Tày
và Nùng ở một số vùng thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn trở nên mờ nhạt hơn so với các nơi khác:
văn hóa là sự tổng hợp của cả dân tộc Tày và Nùng; tiếng nói dùng chung cho cả 2 tộc người
+ Đồng hóa tộc người: là quá trình hòa tan của một dân tộc hoặc một bộ phận của nó vào môi
trường của một dân tộc khác.
VD: một số dân tộc thuộc nhóm Môn – Khmer ở Tây Bắc do sống lâu đời với người Thái đã
tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa của người Thái và tự nhận mình là người Thái
+ Hòa hợp tộc người: thường diễn ra ở các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa làm xuất
hiện những yếu tố văn hóa chung nhưng vẫn giữ được những đặc trưng văn hóa của tộc người.
- Quá trình phân li tộc người: gồm 2 loại hình cơ bản
+ Quá trình chia nhỏ: từ một tộc người thống nhất chia thành nhiều tộc người mới, tộc người
gốc không còn được giữ lại
VD: Người Nga cổ => Tộc người Nga, Ukraina, Belarus
+ Quá trình chia tách: từ một bộ phận nhỏ tộc người gốc chia thành một tộc người độc lập, tộc
người gốc vẫn tiếp tục được giữ lại
VD: Từ cộng đồng Thái ở Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc, một bộ phận của họ trong quá trình
di cư đến Lào, Thái, VN đã hình thành các tộc người Thái (ở Tlan), Lào (ở Lào), Thái (ở VN)
* Quá trình hòa hợp tộc người ở VN:
- Khái niệm: Qúa trình hòa hợp giữa các tộc người thường diễn ra ở các dân tộc khác nhau về
ngôn ngữ văn hóa, nhưng do kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử
đã xuất hiện những yếu tố văn hóa chung, bên cạnh đó vẫn giữ lại những đặc trưng văn hóa của
tộc người. Quá trình này thường diễn ra ở các khu vực lịch sử - văn hóa hay trong phạm vi của
một quốc gia đa dân tộc
- Ở Việt Nam, quá trình hòa hợp giữa các tộc người diễn ra theo 2 khuynh hướng:
+ Sự hòa hợp giữa các tộc người thường diên ra trong một vùng lịch sử - văn hóa: Do cùng
chung sống lâu dài trong một vùng địa lý giữa các dân tộc đã diễn ra quá trình giao lưu tiếp xúc
văn hóa dẫn tới hình thành các đặc điểm văn hóa chung của cả vùng bên cạnh những đặc trưng
văn hóa của từng tộc người. Những đặc điểm văn hóa đó thể hiện qua phương thức mưu sinh,
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và ý thức cộng đồng khu vực.
VD: Quá trình hòa hợp giữa các tộc người có thể nhận thấy ở các vùng như: miền núi Việt
Bắc và Đông Bắc, miền núi Tây Bắc và Thanh - Nghệ, Trường Sơn - Tây Nguyên,...
+ Sự hòa hợp tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước: Sự tham gia vào quá trình dựng nước
và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ sở nền tảng cho sự hòa hợp giữa các dân tộc tạo nên
tính thống nhất của cộng đồng các dân tộc VN.
VD: trong quá trình xây dựng đất nước đã hình thành tiếng nói chung của cả dân tộc: Tiếng
Việt => ngôn ngữ quốc dân => gắn kết các dân tộc
Câu 9: Quá trình tiến hóa? * Khái niệm
- Quá trình tiến hóa tộc người: là sự phát triển các yếu tố kỹ thuật, văn hóa, xã hội, dân số,… của
tộc người, làm cho tộc người lớn hơn về quy mô, cao hơn về trình độ kỹ thuật, học vấn,… nhưng
không làm tộc người viến dạng hoặc phá hủy hệ thống nói chung.
VD: Tộc người Kinh trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển dân tộc vừa du nhập, tiếp
thu những cái mới từ bên ngoài vào (quan hệ đồng đại); vừa bảo lưu, chuyển giao cái mới giữa
các thế hệ tạo nên tính ổn định tương đối về truyền thống (quan hệ lịch đại) => tộc người Kinh
càng ngày càng phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số,…