Tài liệu đọc thêm về Giáo dục quốc phòng và an ninh | Đại học Văn Lang

Tài liệu đọc thêm về Giáo dục quốc phòng và an ninh | Đại học Văn Lang  giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

 

Xin chào các bạn đã đến với podocast của mình. Hôm nay các bạn hãy cùng mình
bình tĩnh, hít thở thật sâu để đi vào podcast ngày hôm nay nhé.
Các bạn chắc hẳn ai cũng có những si lầm cho riêng bản thân mình, có người thì
chỉ cần vài ngày hây vài tháng để nhận ra và sửa đổi nhưng có những người phải
mất đến vài năm mới có thể sửa đổi, một trong số đó là mình. Và sau đây mời các
bạn cùng nhau lắng nghe câu chuyện của mình nhé.
Mình là A, là một cô gái 18 tuổi. Mình sinh ra trong 1 gia đình bình thường, với
điều kiện kinh tế luôn ở mức đủ sống, không quá dư giả nhưng cũng không quá
túng thiếu. Khi bước chân vào giảng đường đại học, mình nhận thấy có một sự
chuyển biến tích cực trong tính cách của mình, dù không quá bất ngờ vì điều đó
nhưng đôi lúc mình vẫn không nghĩ là mình lại có thể trở thành một người như thế
này, đó là trở nên hoạt ngôn hơn và có nhiều mối quan hệ bạn bè hơn – một điều
mà bản thân mình của những năm tháng cấp 3 hoàn toàn không thể làm được.
Mình của 3 năm về trước là một người rất nóng tính, cộc cằnb và láo xược. Dù biết
nói ra thì rất xấu hổ, nhưng sự thật là mình đã từng là một người như thế. Mình có
thể lớn tiếng quát tháo bất kỳ ai không làm vừa ý, cử chỉ điệu bộ không chút nữ
tính thậm chí là có phần thô lỗ và hung hăng và sẵn sàng cãi tay đôi, nói chuyện
ngang hàng với người hơn tuổi nếu như mình và họ xảy ra mâu thuẫn. Hệ quả tất
yếu của chính tính cách này của bản thân đã góp một phần khiến cho mình bị tẩy
chay, cô lập năm lớp 10 và trở nên khó hòa nhập với lớp trong suốt 2 năm cấp 3
còn lại. Mình cũng để lại cho nhiều giáo viên khác những ấn tượng xấu về mình và
khiến cho họ hầu như đều không muốn tiếp xúc và nói chuyện với mình.
Khách quan mà nói, mình cũng không cho rằng việc bản thân là một người thô lỗ
và cộc cằn là hoàn toàn là lỗi do chính mình. Chắc bạn cũng từng nghe nói đến
câu: “Muốn biết tính cách của một đứa trẻ thì hãy nhìn vào bố mẹ nó và ngược lại”
rồi chứ nhỉ? Thật vậy, gia đình mình là một tập thể với những người đều có tính
cách cộc cằn y như nhau. Mình nói thật đấy. Từ ông bà đến bố mẹ và rồi đến mình,
đều như vậy. Và kể từ khi còn nhỏ, mình luôn bị la mắng và bị chế giễu một cách
vô tình lẫn có chủ ý bởi những người trong gia đình mình. Mình có thể không nhớ
rõ những câu chuyện đã diễn ra trong thời gian đó, và những gì họ đã nói hay đã
làm với mình, nhưng có một thứ mình chắc chắn, đó là trong tâm trí mình, luôn có
một mong muốn muốn phản kháng và chống đối lại họ, bằng lời nói. Nhiều lần sau
đó, khi phải đối diện với sự la mắng từ gia đình, như một cơ chế tự vệ, mình sẵn
sàng phản pháo lại họ bằng lời nói, và dĩ nhiên, với những ngôn từ rất nặng nề và
có tính sát thương cao. Dần dà thì cũng trở thành thói quen và dẫn đến những hệ
lụy trong cách hành xử của bản thân khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Vì người ta
thường nói: “Lớp học là một xã hội thu nhỏ”, nên dù cho chỉ là trong một cộng
đồng nhỏ, nhưng với cái cách mà bạn bè cùng lớp lẫn các thầy cô đều quay lưng đi
với mình, chính là hậu quả mà mình phải gánh chịu từ chính tính cách của bản
thân, và cũng là tình cảnh mà mình có thể phải đối diện khi sau này mình gia nhập
vào thị trường lao động.
Nhưng ở góc nhìn chủ quan, thì thật ra mình cũng không thật sự đủ trưởng thành
và còn quá non nớt trong lối hành xử của mình. mình không nói rằng bản thân của
hiện tại đã trưởng thành rồi, nhưng chí ít ngay tại thời điểm mình viết ra những
dòng này, biết rằng mình đã có sự tiến bộ một chút trong nhận thức về bản thân
mình, và rằng bản thân cũng có chút gì đó là trưởng thành hơn so với mình trước
kia.
Thật ra những lúc đó, mình cũng vẫn có sự lựa chọn. mình đã có thể lựa chọn nhẫn
nhịn, thay vì thể hiện sự nóng giận của bản thân một cách thiếu kiểm soát. Mình đã
có thể tìm cách nói chuyện khôn ngoan hơn, thay vì quát tháo với người khác khi
mình và họ xích mích với nhau. Và hơn hết, mình biết bản thân mình khi đó vẫn có
thể ý thức được thế nào là đúng và sai, và đã có thể làm được điều đó khi những
tình huống xấu xảy ra để có cách hành xử khôn khéo hơn, thay vì nương theo cảm
xúc và rồi thốt ra những lời nói nặng nề với người khác. Để rồi, dù mọi thứ bây giờ
chỉ là quá khứ, nhưng mỗi khi nhớ về, mình vẫn luôn dằn vặt và tự trách bản thân
mình rất nhiều. Có những lần mình khóc và xem đó là nỗi xấu hổ mà mình tự gây
ra cho chính mình. Nhưng suy đi thì cũng phải nghĩ lại, mình không thể thay đổi
quá khứ, và những câu chuyện đã diễn ra thì cũng đã diễn ra rồi. Thứ duy nhất mà
mình có thể làm hiện tại, đó là rút ra bài học từ những trải nghiệm đó trong quá
khứ, và đừng để những câu chuyện đó tiếp tục lặp lại ở tương lai. Điều đầu tiên mà
mình rút ra được, đó là mình không thể thay đổi gốc gác của chính mình. Cho dù
có yêu hay có ghét, thì có một sự thật không thể chối bỏ, đó là gia đình của mình
vẫn là gia đình của mình. Chính những con người đầy sự thô lỗ và rất cộc tính đó
là những người có cùng máu mủ ruột thịt với mình, và mình không thể chối bỏ họ
được. Họ khiến mình không hoàn hảo, nhưng chính điều đó mới làm nên mình của
ngày hôm nay, với những sai sót luôn cần phải được khắc phục mỗi ngày. Điều thứ
hai mà mình rút ra được, đó là cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng vẫn
có cách để kiềm chế sự nóng giận, sự cộc cằn của mình và hành xử, nói năng nhẹ
nhàng, tiết chế hơn, có sự sáng suốt và khôn ngoan hơn trong việc đối nhân xử thế.
Không bao giờ là trễ nếu bản thân bạn biết nhìn nhận và thay đổi, dù chúng ta
không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể khiến cho cuộc sống của
chúng ta hiện tại và sau này được tốt hơn, dễ dàng hơn với những mối quan hệ
xung quanh. Đó là những gì mình muốn truyền tải qua câu chuyện trên. Và cuối
cùng là cảm ơn các bạn đã nghe podcast lần này của mình, mong các bạn sẽ sống
thật hạnh phúc nhé, còn bây giờ hãy đắp chăn và ngủ thật ngon. Tạm biệt.
| 1/3

Preview text:

Xin chào các bạn đã đến với podocast của mình. Hôm nay các bạn hãy cùng mình
bình tĩnh, hít thở thật sâu để đi vào podcast ngày hôm nay nhé.
Các bạn chắc hẳn ai cũng có những si lầm cho riêng bản thân mình, có người thì
chỉ cần vài ngày hây vài tháng để nhận ra và sửa đổi nhưng có những người phải
mất đến vài năm mới có thể sửa đổi, một trong số đó là mình. Và sau đây mời các
bạn cùng nhau lắng nghe câu chuyện của mình nhé.
Mình là A, là một cô gái 18 tuổi. Mình sinh ra trong 1 gia đình bình thường, với
điều kiện kinh tế luôn ở mức đủ sống, không quá dư giả nhưng cũng không quá
túng thiếu. Khi bước chân vào giảng đường đại học, mình nhận thấy có một sự
chuyển biến tích cực trong tính cách của mình, dù không quá bất ngờ vì điều đó
nhưng đôi lúc mình vẫn không nghĩ là mình lại có thể trở thành một người như thế
này, đó là trở nên hoạt ngôn hơn và có nhiều mối quan hệ bạn bè hơn – một điều
mà bản thân mình của những năm tháng cấp 3 hoàn toàn không thể làm được.
Mình của 3 năm về trước là một người rất nóng tính, cộc cằnb và láo xược. Dù biết
nói ra thì rất xấu hổ, nhưng sự thật là mình đã từng là một người như thế. Mình có
thể lớn tiếng quát tháo bất kỳ ai không làm vừa ý, cử chỉ điệu bộ không chút nữ
tính thậm chí là có phần thô lỗ và hung hăng và sẵn sàng cãi tay đôi, nói chuyện
ngang hàng với người hơn tuổi nếu như mình và họ xảy ra mâu thuẫn. Hệ quả tất
yếu của chính tính cách này của bản thân đã góp một phần khiến cho mình bị tẩy
chay, cô lập năm lớp 10 và trở nên khó hòa nhập với lớp trong suốt 2 năm cấp 3
còn lại. Mình cũng để lại cho nhiều giáo viên khác những ấn tượng xấu về mình và
khiến cho họ hầu như đều không muốn tiếp xúc và nói chuyện với mình.
Khách quan mà nói, mình cũng không cho rằng việc bản thân là một người thô lỗ
và cộc cằn là hoàn toàn là lỗi do chính mình. Chắc bạn cũng từng nghe nói đến
câu: “Muốn biết tính cách của một đứa trẻ thì hãy nhìn vào bố mẹ nó và ngược lại”
rồi chứ nhỉ? Thật vậy, gia đình mình là một tập thể với những người đều có tính
cách cộc cằn y như nhau. Mình nói thật đấy. Từ ông bà đến bố mẹ và rồi đến mình,
đều như vậy. Và kể từ khi còn nhỏ, mình luôn bị la mắng và bị chế giễu một cách
vô tình lẫn có chủ ý bởi những người trong gia đình mình. Mình có thể không nhớ
rõ những câu chuyện đã diễn ra trong thời gian đó, và những gì họ đã nói hay đã
làm với mình, nhưng có một thứ mình chắc chắn, đó là trong tâm trí mình, luôn có
một mong muốn muốn phản kháng và chống đối lại họ, bằng lời nói. Nhiều lần sau
đó, khi phải đối diện với sự la mắng từ gia đình, như một cơ chế tự vệ, mình sẵn
sàng phản pháo lại họ bằng lời nói, và dĩ nhiên, với những ngôn từ rất nặng nề và
có tính sát thương cao. Dần dà thì cũng trở thành thói quen và dẫn đến những hệ
lụy trong cách hành xử của bản thân khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Vì người ta
thường nói: “Lớp học là một xã hội thu nhỏ”, nên dù cho chỉ là trong một cộng
đồng nhỏ, nhưng với cái cách mà bạn bè cùng lớp lẫn các thầy cô đều quay lưng đi
với mình, chính là hậu quả mà mình phải gánh chịu từ chính tính cách của bản
thân, và cũng là tình cảnh mà mình có thể phải đối diện khi sau này mình gia nhập
vào thị trường lao động.
Nhưng ở góc nhìn chủ quan, thì thật ra mình cũng không thật sự đủ trưởng thành
và còn quá non nớt trong lối hành xử của mình. mình không nói rằng bản thân của
hiện tại đã trưởng thành rồi, nhưng chí ít ngay tại thời điểm mình viết ra những
dòng này, biết rằng mình đã có sự tiến bộ một chút trong nhận thức về bản thân
mình, và rằng bản thân cũng có chút gì đó là trưởng thành hơn so với mình trước kia.
Thật ra những lúc đó, mình cũng vẫn có sự lựa chọn. mình đã có thể lựa chọn nhẫn
nhịn, thay vì thể hiện sự nóng giận của bản thân một cách thiếu kiểm soát. Mình đã
có thể tìm cách nói chuyện khôn ngoan hơn, thay vì quát tháo với người khác khi
mình và họ xích mích với nhau. Và hơn hết, mình biết bản thân mình khi đó vẫn có
thể ý thức được thế nào là đúng và sai, và đã có thể làm được điều đó khi những
tình huống xấu xảy ra để có cách hành xử khôn khéo hơn, thay vì nương theo cảm
xúc và rồi thốt ra những lời nói nặng nề với người khác. Để rồi, dù mọi thứ bây giờ
chỉ là quá khứ, nhưng mỗi khi nhớ về, mình vẫn luôn dằn vặt và tự trách bản thân
mình rất nhiều. Có những lần mình khóc và xem đó là nỗi xấu hổ mà mình tự gây
ra cho chính mình. Nhưng suy đi thì cũng phải nghĩ lại, mình không thể thay đổi
quá khứ, và những câu chuyện đã diễn ra thì cũng đã diễn ra rồi. Thứ duy nhất mà
mình có thể làm hiện tại, đó là rút ra bài học từ những trải nghiệm đó trong quá
khứ, và đừng để những câu chuyện đó tiếp tục lặp lại ở tương lai. Điều đầu tiên mà
mình rút ra được, đó là mình không thể thay đổi gốc gác của chính mình. Cho dù
có yêu hay có ghét, thì có một sự thật không thể chối bỏ, đó là gia đình của mình
vẫn là gia đình của mình. Chính những con người đầy sự thô lỗ và rất cộc tính đó
là những người có cùng máu mủ ruột thịt với mình, và mình không thể chối bỏ họ
được. Họ khiến mình không hoàn hảo, nhưng chính điều đó mới làm nên mình của
ngày hôm nay, với những sai sót luôn cần phải được khắc phục mỗi ngày. Điều thứ
hai mà mình rút ra được, đó là cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng vẫn
có cách để kiềm chế sự nóng giận, sự cộc cằn của mình và hành xử, nói năng nhẹ
nhàng, tiết chế hơn, có sự sáng suốt và khôn ngoan hơn trong việc đối nhân xử thế.
Không bao giờ là trễ nếu bản thân bạn biết nhìn nhận và thay đổi, dù chúng ta
không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể khiến cho cuộc sống của
chúng ta hiện tại và sau này được tốt hơn, dễ dàng hơn với những mối quan hệ
xung quanh. Đó là những gì mình muốn truyền tải qua câu chuyện trên. Và cuối
cùng là cảm ơn các bạn đã nghe podcast lần này của mình, mong các bạn sẽ sống
thật hạnh phúc nhé, còn bây giờ hãy đắp chăn và ngủ thật ngon. Tạm biệt.