Tài liệu giảng dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn

Tài liệu giảng dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu

Thông tin:
25 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu giảng dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn

Tài liệu giảng dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

83 42 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
TS. Đặng Thị Thanh Hoa
BÌNH ĐỊNH, 7/2021
Chương 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
NGUỒN GỐC VÀ SỰ DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ
1.1 Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
1.1.1 Khái niệm Ngôn ngữ
Ngôn ngữ một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp
của con người được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với
những tưởng, tình cảm cụ thể của con người cũng như trừu tượng hoá khỏi
những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.
1.1.2 Khái niệm Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ tự nhiên của con người
nói chung tất cả các ngôn ngữ thế giới như những thể hiện tính chất
nhân của ngôn ngữ. (Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
tr.158)
1.2 Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
1.2.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ
- Những giả thuyết khoa học trước Mác
+ Thuyết tượng thanh
Thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỉ
XVII đến thế kỉ XIX đến nay vẫn người ủng hộ. Theo thuyết này, toàn bộ
ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không
tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Sự bắt
chước âm thanh các học giả nói tới bao hàm những nội dung khác nhau. Nội
dung sự bắt chước âm thanh, theo PlatonAugustin thời cổ đại thực chất là dùng
đặc điểm của âm thanh để phỏng đặc điểm của sự vật khách quan. Thí dụ,
trong tiếng Hi Lạp [r] là một âm rung, âm thanh phát ra nhờ sự rung động của lưỡi
cho nên đã được dùng để gọi tên sông ngòi những sự vật đặc điểm lưu
động. Trong tiếng Latin, âm (mật ong) tính mềm mại, biểu thị một thứ mel
ngọt ngào, còn âm (thép) thì biểu thị một thứ gì cứng rắn…acer
Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh con người dùng
quan phát âm của mình phỏng những âm thanh do sự vật phát ra, như tiếng
chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy… Ví dụ, cái xe máy kêu bình bịch nên có
tên gọi là “cái bình bịch”, con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “mèo”…
Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích
dùng phỏng đặc điểm của sự vật kháchđặc điểm của thế bộ máy phát âm
quan. dụ [ku], [gu] hoặc [nu] đặc điểm âm tròn môi, trong nhiều ngôn ngữ
đều được dùng để tạo nên từ căn của những từ biểu thị các sự vật đặc điểm
"hình lõm", "trống rỗng", "hình tròn" hoặc "kéo dài" (khi phát âm môi kéo dài ra
trước).
sở của những quan điểm trên chỗ, trong tất cả các thứ tiếng đều
một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng, thí dụ các từ: mèo, bò,
bình bịch, lom khom, ép, úp, mỉm v.v… trong tiếng Việt.
+ Thuyết cảm thán
Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII–XIX. Những người chủ
trương thuyết này Russo, Humboldt… đều cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn
từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn… phát ra lúc tình cảm bị
xúc động. Trong một số trường hợp, đó những từ những tín hiệu của cảm xúc
ý chí của chúng ta. Trong các trường hợp khác thì thể xem xét mối liên hệ
gián tiếp giữa âm hưởng của từ trạng thái cảm xúc của con người: những kết
hợp âm tố nào đó gây ra trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng giống như những
ấn tượng các sự vật đã gây cho chúng ta. sở của thuyết này sự tồn tại
trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phái sinh từ thán từ. Chẳng hạn, các
từ: … trong tiếng Việt.ối, ái, a ha, chao ôi
+ Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy
vật như L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những
tiếng kêu trong lao động tập thể. Một phần thể những tiếng hổn hển do hoạt
động cơ năng mà phát ra, nhịp theo lao động, những âm thanh đó sau này trở thành
tên gọi của động tác lao động, một phần là những tiếng kêu của người nguyên thuỷ
muốn người khác đến với mình trong quá trình lao động… Lí thuyết này cũng
cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay.
+ Thuyết khế ước xã hội
Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Democrit,
thịnh hành vào thế kỉ XVIII với Adam Smith và Russo. Theo thuyết này, ngôn ngữ
là do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam Smith cho rằng khế ước xã hội là
khả năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành. Russo lại cho rằng, loài người trải
qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu giai đoạn tự nhiên, con người một bộ phận
của tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ cảm xúc. Giai đoạn sau giai đoạn văn
minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội.
+ Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Những người chủ
trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa ngôn ngữ thành tiếng, để
giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Vunter (thế kỉ XIX)
cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, là bộ điệu về nguyên
tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh,
bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều động tác biểu hiện. Marr (đầu thế kỉ
XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn
ngôn ngữ âm thanh chỉcách đây 5 vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử
chỉ thể biểu thị tưởng, khái niệm hình tượng hoá, thể dùng làm công cụ
giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc với cả các bộ lạc khác,
thể công cụ phát triển khái niệm của mình. Ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ
ngôn ngữ của các đạo dùng để giao tiếp với các vật tổ của mình. Ông nói: Ban
đầu cái ngôn ngữ thành tiếng được dùng tới không thể không tính chất thần bí,
từ biệt của được xem như một thứ huyền diệu khiến người ta phải trọng
vọng. Người ta quý trọng nó như giữ gìn cái bí mật không thể cho người khác biết,
giống như bây giờ người ta vẫn không để cho ai biết thứ ngôn ngữ của người đi săn
riêng biệt, huyền diệu vậy.
Những học thuyết trên phần đúng dựa trên những sở khoa học
nhất định. Nhưng chưa đủ để lí giải thỏa đáng sự xuất hiện của ngôn ngữ.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được
xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người
chủ thể sáng tạo sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ
gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống
nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học, sinh học
thần kinh ngôn ngữ học… kết luận rằng: lao động đã làm phát sinh, phát triển
loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
- Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng vốn một loài vượn người
sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên,
những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó
kiếm. Loài vượn người ấy buộc phải rời khỏi ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh
sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn.
Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây nữa; đã
thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiến thức ăn tự vệ để sinh tồn… đã buộc
loài vượn này tập dần được cách đi bằng hai chi sau đứng thẳng mình lên. Cái
bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính việc đứng thẳng
mình lên và đi bằng hai chân đó. Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người
xưa kia đã phải “tập đi” hàng nghìn năm chứ không phải như một em bé tập đi bây
giờ, chỉ độ một tháng là xong.
Thế là hai tay con vượn người đựơc giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn toàn
đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các
vật sẵn làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; quan trọng hơn: biết chế tạo ra công
cụ lao động. Con đã chuyển dần thành con rồivượn người người vượn
thành (người nguyên thuỷ). Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổngười
tiên chúng ta được rộng xa hơn; đồng thời bộ ngực nở hơn đồng thời các
quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hơn.
Mặt khác, công cụ trong tay, những người tiền sử đó kiếm được nhiều
thức ăn hơn chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời
sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra sử dụng được lửa cũng khiến họ chuyển
từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm
khiến xương hàm người ta không cần phải to như trước nữa; lồi cằm (phần trước
xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ
của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ tiên chúng
ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như
thuỳ trán, thuỳ thái dương phần dưới thuỳ đỉnh, phát triển mạnh. Kết cục so
với những người bà con và anh em họ của tổ tiên chúng ta, bộ não con người ngày
nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng của toàn thân) lớn hơn
khỉ đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ đen 2 lần và hơn vượn 4 lần.
Như vậy, lao động đã tạo ra con người tạo ra những tiền đề thứ nhất về
mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn bị và “tạo
sở vật chất” để loài người những quan thích hợp cho việc sản sinh tiếng
nói.
- Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao
động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành
xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần thoả thuận
với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những điều “biết được” về thế giới xung
quanh, những kinh nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ
người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…
Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất. Người
ta đã đến lúc thấy “cần phải nói với nhau về một cái gì đó” bởi vì họ đã cái cần
phải nói với nhauphương tiện để nói với nhau. Phương tiện ấy chúng ta gọi
ngôn ngữ. Vậy không ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con người
ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con người cổ xưa biết
hoạt động “theo kiểu người” công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó,
vừa làm phong phú hoá nó, nâng nó lên “trình độ của con người”. Đó là ngôn ngữ.
- Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn công cụ,
phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng, lúc đầu chưa phải
ngôn ngữ chúng ta đang hôm nay;thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết
rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh… chưa phù hợp, thuần
phục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp công việc phát tiếng nói này: thậm
chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện dần.
Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật hoàn
chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nghèo, và ú ớ đó đã được
phối hợp với các động tác, dáng vẻ của thể: mặt mũi, vai, tay, chân (nhất đôi
tay) để “phát biểu” ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của con người
chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo
hơn và bỏ xa những cách “phát biểu” bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành
tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống
“tín hiệu loan báo các tín hiệu”.
Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh
chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã thêm một phương thức
mới, khác hẳn về chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, con người nghe được (tức
là nhận được) một tín hiệu có nghĩa “mặt trời” chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã
hình dung ra mặt trời rồi, không cần phải đợi cho tới khi nhìn tận mắt nữa.
Đối với động vật, chỉ những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác,
khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại, đối với con
người, ngoài những thứ đó, người ta còn các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho
chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa
loài người nữa.
1.2.2 Diễn tiến của ngôn ngữ
Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức hội loài
người thành các bậc: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc cuối cùng dân tộc. Bên cạnh đó,
học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo một cách
khác được các hình thái kinh tế hội ứng xử với các giai đoạn phát triển như:
công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa.
Trên thực tế, khó lòng thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của ngôn
ngữ một cách “phân đoạn” như vậy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, người
ta vẫn thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc ít, tuỳ theo,
chẳng còn có cách nào hơn.
- Chế độ công xã nguyên thuỷ ứng với loại cộng đồng thị tộc bộ lạc (còn
gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở.
Mỗi bộ lạc như thếtrú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc quan
hệ kinh tế với nhau, mang mang những đặc điểm đời sống-văn hoá chung nói
cùng một thứ tiếng.
Về mặt ngôn ngữ, thời này hai xu hướng gần như trái ngược nhau,
nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tách xu hướng
liên minh, hợp nhất.
+ thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân sốXu hướng chia tách
không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng nhu cầu
sinh sống chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận,
những nhóm, trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Do điều kiện sống xa
nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không tiếp xúc nữa, các bộ phận
dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự nhiên) những bộ lạc độc lập.
Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi được
củng cố qua nhiều thế hệ trở thành ngôn ngữ khác nhau cùng nguồn gốc,
hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung.
Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những ngành khoa học hữu
quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn giữa các tộc người, giữa các
ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy
rất rõ điều đó. Chẳng hạn: các nhóm phương ngữ Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng
của tiếng Chứt; các nhóm phương ngữ Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm,
Cuồi Niêu của tiếng Thổ khu vực Đông Nam Trường Sơn (Việt Nam); Các
phương ngữ của tiếng Papua Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva Liên
Xô… hẳn đã là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy.
thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự đã những mầm mống để hình
thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn sau này.
+ có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn cuối của chế độ công xãXu hướng hợp nhất
nguyên thuỷ đang chuyển dần sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Lúc này, có những
liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này chinh phục các
bộ lạc khác, hoặc một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau một nguyên
nhân nào đó). Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù
không gần gũi với nhau về cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ thân thuộc
đi nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Thường có hai
lối tác động:
Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác trở thành
ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, vẫn chịu ảnh hưởng
của các ngôn ngữ không chiến thắng khác thay đổi ít nhiều bộ dạng của mình
đi; nhấtmặt ngữ âm từ vựng. Tiếng Latin của người La Mã trong các vùng
bị người La Mã chinh phục là như vậy.
Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ thậm chí thể
làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha trộn cơ giới,
đảo đều; cũng không phải sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hẳn
các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu
hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm sở
nền tảng cho mình. Chính nhờ cái sở (gọi tầng) đó người ta vẫn xác
định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào
trong phổ hệ của họ ngôn ngữ. Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây,
người ta vẫn còn thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang
tồn tại. Ví dụ:
Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán, đã vay mượn vào
vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh
hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà nó thuộc cùng một nhóm gần
gũi về cội nguồn với tiếng Hán. Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp;
tiếng Rumani với các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng
thấy những tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn
tiếng Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman.
Theo A.G. Haudricourt, người Sán Chấy Việt Nam vốn người Dao gốc
Quý Châu (Trung Quốc), di đến Quảng Đông rồi di sang Việt Nam sống
chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy, một
ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tầng Dao với tiếng Tày Nùng.
Như vậy, điểm nổi rõ về mặt ngôn ngữ trong thời công nguyên thuỷ,
thời kì của các thị tộc, bộ lạc luôn luôn diễn ra quá trình chia tách liên minh,
tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc
các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ; mặt khác, sự tiếp xúc lại
dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ.
- Thay thế chế độ công xã nguyên thuỷ là chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền
với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đó của
phương Đông hoặc phương Tây.
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể từng nơi các nhà nước đó đã được
xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều khác nhau.
Các nhà nước cổ đại Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa vùng Cận
Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị
các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất thể như ở nước Văn
Lang ở Việt Nam thời xa xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà nước trên cơ sở của một
liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, tập trung sức
mạnh toàn cộng đồng để đối phó thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn tính của
ngoại xâm.
Nhà nước ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải một ngôn ngữ thống nhất
làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó thể một ngôn ngữ bản địa của người
chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên đế quốc La Mã,
tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở Châu Phi) trước đây; cũng có
thể ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho nhà nước như tiếng Việt
trong lãnh thổ nước Văn Lang thời xưa. Mặt khác, một số nơi, cùng với sự hình
thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc
là vay mượn, cải biến, hoặc là tiếp thu hẳn một hệ thống của ngoại tộc).
Người nắm được sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu các trí thức trong
tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân (như Cận
Đông vùng Địa Trung Hải). vậy, trong giai đoạn này ngôn ngữ nhà nước
không phảinơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn dân. Thậm chí, khi nhà
nước đã đạt tới trình độ quản tổ chức tập trung cao (như trong chế độ phong
kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi ngôn ngữ nhà nước, ngôn ngữ tính chính
thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là
ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng rãi hàng ngày) khi xa cách với ngôn
ngữ nhân dân.
Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm ưu thế
trong mọi phạm vi giao tiếp của nhà nước.
Như vậy, sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Nó là
nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một ngôn ngữ chính
thức, thống nhất về phương diện quốc gia.
Chương 2: BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
2.1 Bản chất xã hội của ngôn ngữ
2.1.1. Một số quan điểm về bản chất của ngôn ngữ
- Quan điểm cho rằng ngôn ngữ phát triển theo quy luật của tự nhiên
Hiện tượng tự nhiên: Các hiện tượng tựmưa, động đất, sóng thần, lũ lụt,
nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên, không phụ thuộc vào
ý muốn của con người. Còn ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh,
phát triển như hiện tượng tự nhiên mà phụ thuộc vào ý thức của con người.
Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, một số người cho rằng: ngôn
ngữ giống như một cơ thể sống: sinh ra – phát triển – diệt vong. Nghĩa là ngôn ngữ
hoạt động phát triển theo quy luật của tự nhiên. Để biện minh cho quan điểm
này, người ta đã dẫn ra trường hợp nhiều từ cũ, nghĩa mất đi, nhiều từ mới,
nghĩa mới xuất hiện. Một số ngôn ngữ trở thành tử ngữ như tiếng Tiên Ly (Trung
Quốc), tiếng Phạn. Tuy nhiên, đó chưa phải sở khẳng định sự phát triển mang
tính tự nhiên của ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừaphát triển, cái
vẫn còn in dấu tích trong ngôn ngữ hiện đại.
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người
Một số người cho rằng, hoạt động nói năng tính chất bản năng như:
các hoạt động như khóc, cười, chạy, nhảy…Tuy nhiên, con người sinh ra đã
bản năng: đi, ngồi, chạy…đóchức năng sinh học trong bản thể của con người
không phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.
Ngôn ngữ không phải bẩm sinh. Tuy nhiên, con người các quan
bẩm sinh liên quan đến phát âm: khoang phát âm như mũi, răng, môi..., cơ quan
hô hấp, trung ương thần kinh. Nhưng không thể coi đó là cơ sở để hiểu tính bẩm
sinh của ngôn ngữ. Ngôn ngữ kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc
hội, với mọi người xung quanh.
Xem xét ngôn ngữ trẻ mới tập nói bập bẹ thường phát âm giống nhau
nhưng âm thanh đầu tiên không coi hiện tượng bẩm sinh của ngôn ngữ. Các
âm trẻ tập nói phần lớn là phụ âm môi, dễ phát âm. Các âm giống nhau nhưng ở
mỗi ngôn ngữ có nghĩa khác nhau. Ví dụ (tiếng Nga là “mẹ”, tiếng Grudiamama
nghĩa ), tiếng (tiếng Nga “bố”, tiếng Thổ Nhĩ nghĩa bố” papa
gái”)… Ngôn ngữ bao giờ cũng có tính hai mặt, xuất hiện trong môi trường giao
tiếp. Vì vậy, phải sống trong cộng đồng xã hội, con người mới có ngôn ngữ.
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
Động vật dùng âm thanh (tiếng kêu) để thông báo theo bầy đàn báo hiệu sự
nguy hiểm hay gọi nhau như: tiếng mẹ kêu cục cục gọi đàn con, tiếng gáy của
gà, tiếng chó sủa ….Một số loài động vật có thể hiểu con người một số câu nói
của con người. Vì vậy, con người dạy chúng theo lệnh của họ. Tuy nhiên âm thanh
ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của một số động vật. Một số con vật nói được
tiếng người (sáo, vẹt, yểng...) đó kết quả quá trình rèn luyện phản xạ điều
kiện hoặc không có điều kiện của một số loài động vật đó.
Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư duy,
suy đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với đặc trưng về chủng tộc
Con người sinh ra đặc trưng về chủng tộc: màu da, màu tóc, tỉ lệ thân
thể (người châu Âu thường cao hơn, da trắng còn người Việt Nam thấp hơn và da
vàng, tóc đen). Nhưng ngôn ngữ không mang tính di truyền. Con người sinh ra nếu
không có giao tiếp với người khác, với xã hội thì không bao giờ có ngôn ngữ
- Quan điểm cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
Viện Sakhomatop khẳng định: ngôn ngữ của mỗi nhân, còn ngôn
ngữ của một làng, một khu, một dân tộc chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận
trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất định.
Ngôn ngữ không của riêng ai. Ngôn ngữ sản phẩm của cộng đồng, 1 XH.
Nó là sự quy ước của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc văn hóa của từng
cộng đồng, từng dân tộc. Ngôn ngữ tính hội, sản phẩm của một dân tộc
nên tính chất chung. Còn lời nói sản phẩm riêng của mỗi nhân, tính cụ
thể được tạo ra trên sở cái cái chung của ngôn ngữ. thế, con người mới
thể giao tiếp với nhau được. thế ngôn ngữ mang tính chất chung, phổ biến
mọi người trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó phải tuân theo.
Như vậy, ngôn ngữ không phải hiện tượng tự nhiên, không phải hiện
tượng cá nhân mà .ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì:
+ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại phát triển trong XH loài người phụ
thuộc vào XH.
+ Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể XH với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng XH (thể hiện ý thức xã hội)
+ Sự tồn tại phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tạiphát triển
của xã hội.
Trong quá trình phát triển, cùng với những biến đổi của xã hội, ngôn ngữ có
sự chuyển hóa biến đổi tiếp thu cái mới như: từ mới, nghĩa mới để hoàn thiện
hơn.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ hội mối quan hệ qua lại. hội phát
triển và tồn tại nhờ ngôn ngữ và ngược lại. Nhờ ngôn ngữ, con người giao lưu với
nhau và tự hoàn thiện bản thân. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội: công cụ điều hành, quản lí, tổ chức, phân phối hàng hóa mọi mặt
của đời sống, ban hành văn bản, pháp lệnh nhà nước để mọi người tuân theo.
Vậy, ngôn ngữ không thể tồn tại ngoài XH. Ngược lại, không có môi trường
XH thì ngôn ngữ không thể nảy sinh và phát triển
2.1.2. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
Theo Mác, hiện tượng hội bao gồm: sở hạ tầng (Là toàn bộ quan hệ
sản xuất của hội) kiến trúc thượng tầng (Là toàn bộ những quan điểm chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với những thiết chế
xã hội tương ứng như nhà nước, giáo hội, các đoàn thể xã hội).
Ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vì vậy ngôn ngữ có thể thuộc cơ sở
hạ tầng hoặc thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó
a. MỐI QUAN HỆ GIỮA KTTT – NN
+ Mỗi KTTT đều sản phẩm của 1 CSHT, trong khi đó ngôn ngữ không
phải do csht nào đẻ ra phương tiện giao tiếp của cả hội. Khi CSHT bị
thủ tiêu thì KTTT của nó cũng sụp đổ theo và thay vào đó là KTTT mới tương ứng
với CSHT mới. Ngôn ngữ thì biến đổi liên tục, nhưng không tạo ra 1 ngôn ngữ mới
mà chỉ hoàn thiện cái đã có.
+ KTTT phục vụ cho giai cấp nhất định, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp ấy.
Còn NN không tính giai cấp, phục vụ cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong
hội
+ KTTT không trực tiếp liên hệ tới sản xuất, chỉ liên hệ với sản xuất 1
cách gián tiếp qua CSHT. Trong khi ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt động sản
xuất của con người cả những hoạt động khác của con người trên tất cả các lĩnh
vực khác của con người.
+ KTTT không phản ánh tức thì trực tiếp những thay đổi trình độ phát
triển của các LLSX (phản ánh sau khi CSHT đã có những thay đổi). Còn NN phản
ánh tức thì và trực tiếp những thay đổi trong sản xuất.
Chính vì sự khác biệt giữa KTTT và NN nên NN không thuộc KTTT.
b. MỐI QUAN HỆ GIỮA CSHT (CÔNG CỤ LAO ĐỘNG) – NN.
Cả công cụ lao động và NN đều thuộc CSHT và đều khôngtính giai cấp.
Ngôn ngữ khác công cụ sản xuất : nếu như công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất
thì ngôn ngữ không tạo ra cái cả, hay chỉ tạo ra lời nói. Đặc thù riêng biệt của
ngôn ngữ ngôn ngữ phục vụ cho hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi
người, trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp người ta hiểu lẫn nhau và
cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực. Những đặc thù ấy chỉ ngôn
ngữ mới có. Do đó, ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng
Như vậy, NN không thuộc KTTT cũng không thuộc CSHT nên từ đó
thể khẳng định, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
2.2. Chức năng của ngôn ngữ
2.2.1 Chức năng giao tiếp
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp để trao đổi tư tưởng,
tình cảm, thông tin... với nhau. Một số phương tiện con người dùng để giao tiếp
như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao
thông…sử dụng các kí hiệu giao tiếp như kí hiệu khoa học trong hóa học, những
bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, kịch…gửi tới con người những thông
điệp nhất định. Trong đó ngôn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện giao
tiếp thường xuyên và nhiều nhất.
- Quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ bị tác động bởi nhiều nhân tố: nhân vật
giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người bởi:
- Ngôn ngữ ra đời sớm nhất trường tồn nhất; khả năng khắc phục
không gian và thời gian
- Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp khả năng biểu đạt lớn nhất; thể
biểu đạt bất kì tư tưởng, tình cảm nào.
- Các phương tiện giao tiếp khác muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ
để giải thích. Ngôn ngữ thể thay thế các phương tiện giao tiếp khác trong khi
các phương tiện đó không thể thay thế cho ngôn ngữ được.
- Ngôn ngữ có tính đại chúng nhất.
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng là công cụ đấu tranh giai cấp.
Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất chứ không phải
là duy nhất
2.2.2. Chức năng nhận thức (tư duy)
2.2.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà
lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại không ý nghĩa, tưởng
nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tưởng. Mọi ý
nghĩ chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng NN. Những ý nghĩ chưa được
biểu hiện ra bằng ngôn ngữ chỉ những ý nghĩ không ràng, phản ánh cách
hiểu chứ không phải hiểu biết thật sự. Nhờ ngôn ngữ con người
mới thể tiến hành suy nghĩ, duy. Chức năng của ngôn ngữ với duy thể
hiện khi con người giao tiếp bằng lời nói đang duy, suy nghĩ chưa nói
ra thành lời. Nhà ngôn ngữ học Viết Bôrôpxki đã chứng minh sự tồn tại của
lời nói bên trong cả khi người ta im lặng suy nghĩ. Lời nói bên trong còn thể
hiện ngay cả khi con người biết nhiều thứ tiếng và biết mình đang suy nghĩ bằng
thứ tiếng nào.
Con người nhận thức thế giới, dùng ngôn ngữ để gọi tên, phân tích bản
chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng đó. Hoạt động TD của con người được
tiến hành nhờ ngôn ngữ; không thể TD mà không có ngôn ngữ, ngược lại, không
có ngôn ngữ thì không thể TD.
2.2.2.2. Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau.
- Ngôn ngữ duy cùng ra đời một lúc, thống nhất với nhau. Bởi việc
giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm giúp con người trao đổi tưởng, tình cảm, hiểu
biết lẫn nhau.
- Không ngôn ngữ thì không duy ngược lại không duy thì
ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng.
- NN công cụ, cái vỏ vật chất của duy. NN duy thống nhất
nhưng không đồng nhất.
+ NN là vật chất còn tư duy là tinh thần
+ Tư duy có tính nhân loại còn NN có tính dân tộc
+ Những đơn vị tư duy (phán đoán, khái niệm, suy lí) không đồng nhất với
các đơn vị NN (âm vị - hình vị - từ - câu,…)
Chương 3: HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
3.1 Ngôn ngữ là một hệ thống
Hệ thống: chỉnh thể thống nhất bao gồm các yếu tố mối quan hệ qua
lại quy định lẫn nhau, giá trị của yếu tố này do sự xuất hiện đồng thời của yếu tố
kia quy định. Mỗi hệ thống có những chức năng nhất định, cấu trúc nhất định.
Cấu trúc: tổng thể các mối quan hệ, liên hệ giữa các yếu tố trong hệ
thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.
NN một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu hoạt động
tuân theo những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể mối quan hệ chặt chẽ.
Các yếu tố trong hệ thống NN chính là đơn vị NN .
3.1.1. Đặc điểm của hệ thống
Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có 4 thuộc tính chung.
- Tính đồng loại và không đồng loại: Tính đồng loại quy định các yếu tố
vào hệ thống. Tính không đồng loại để phân biệt các yếu tố này trong hệ thống
khác.
- Tính rời rạc: thuộc tính bảo đảm cho mọi yếu tố ngôn ngữ thể hoạt
động được . Nhờ tính rời rạc mà chúng ta có thể vận dụng, thay thế bằng các yếu tố
có cùng giá trị với nó (đẳng trị)
- Tính hình tuyến: thuộc tính phân biệt ngôn ngữ với các phương tiện
giao tiếp khác và để tổ chức ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp.
- Tính cấp độ: thuộc tính bảo đảm cho các yếu tố ngôn ngữ giữ đúng
chức năng, cương vị của mình trong quá trình hoạt động của ngôn ngữ. Chính nhờ
tính đồng loại hay không đồng loại (quan hệ đồng nhất- quan hệ đối lập), ngôn
ngữ được chia làm nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có một đặc trưng riêng của nó.
3.1.2. Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống - kết cấu của NN
a. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói
Ví dụ: Âm / b /, / f /, / v /,... Ví dụ: có âm thanh khác với nhờ có sựmàn bàn
đối lập giữa âm vị / b / và âm vị / m /, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này.
b. Hình vị chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị chức năng cấu
tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.
Ví dụ “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau
theo quan hệ chính phụ, kiểu Hán Việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa :Quốc
nước, cờ. kỳ:
c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố
(hình vị) chức năng định danh, khả năng đóng các vai trò khác nhau trong
câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ,vv.
d. Câu: Câu chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp
nhất định để thông báo.
3.1.2. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống NN
Sự tồn tại của hệ thống kết cấu NN được xác định không chỉ dựa vào các
yếu tố (các loại đơn vị) còn dựa vào những mối quan hệ chung nhất giữa
chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống bao gồm các quan hệ sau
3.1.2.1. Quan hệ đồng nhất – đối lập
Trong ngôn ngữquan hệ đồng nhấtđối lập giữa hai hay một số yếu tố
có quan hệ đồng nhất với nhau khi giữa chúng có một cái gì chung (giống nhau về
giá trị, về quan hệ, chứ không phải về thể chất).
Đồng nhất đối lập quy định lẫn nhau. Trên cái đồng nhất ta tìm ra cái
đối lập, chúng ta tìm ra cái đối lập trên cái đồng nhất nào đó.
3.1.2.2. Quan hệ ngữ đoạn – quan hệ liên tưởng
Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang): quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị
ngôn ngữ kết hợp lại với nhau thành những chuỗi, những phân đoạn. (Trong ngữ
đoạn, các yếu tố lần lượt xuất hiện theo các trình tự trước sau, hết yếu tố này sang
yếu tố khác)→ Quan hệ này là quan hệ đặc trưng trong ngôn ngữ.
Quan hệ liên tưởng (quan hệ dọc)
+ Quan hệ liên tưởng quan hệ giữa một yếu tố hiện diện với các yếu tố
khiếm diện thuộc một hệ thống tiềm tàng trong ức. Các đơn vị quan hệ liên
tưởng với nhau khi chúng đồng nhất với nhau ở một quan hệ ngang nào đó.
+ Để tập hợp được các yếu tố thành hệ dọc về nguyên tắc: là phải dựa vào sự
đồng nhất nào đó trên quan hệ ngang, tuy nhiên cần chú ý về mặt ngữ nghĩa. Vì các
yếu tố trong quan hệ liên tưởng bao giờ cũng phải sự khác nhau (về sắc thái
biểu cảm, phạm vi hoạt động). Do đó khi đưa vào sử dụng buộc phải lựa chọn
những yếu tố thích hợp để tạo ra lời nói cho chính xác, phù hợp với mục đích giao
tiếp của mình. Vì thế, quan hệ liên tưởng còn gọi là quan hệ lựa chọn.
3.1.2.3. Quan hệ cấp độ
- Ngôn ngữ một hệ thống phức tạp không đơn nhất chia thành những
cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ là 1 hệ thống bộ phận tạo nên ngôn ngữ. Mỗi cấp độ
có cấu trúc riêng, đơn vị riêng khác nhau về thể chất.
- Giữa các cấp độ trong ngôn ngữ quan hệ tôn ty theo kiểu toàn bộ - bộ
phận. Những đơn vị cùng chức năng sẽ nằm trong một cấp độ. Những đơn vị
không cùng chức năng sẽ thuộc những cấp độ khác nhau.
- Giữa các cấp độ có quan hệ bao gồm và nằm trong.
- Trong lòng một cấp độ lại có sự phân loại – loại.
3.2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
3.2.1 Khái niệm về hệ thống tín hiệu: Tín hiệu NN mang tính hội, được
con người quy ước với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy .
3.2.2. Điều kiện thoả mãn của tín hiệu
+ Là một hệ thống vật chất kích thích vào giác quan của con người làm cho
người ta nghĩ ngay tới một cái gì ngoài hệ thống vật chất đó
+ 1 sự vật, thuộc tính VC được cảm nhận bằng các giác quan của con
người (vỏ VC của tín hiệu: CBĐ)
+ Đại diện cho một cái gì nằm ngoài bản chất, chức năng vốn có của nó (Nội
dung biểu đạt của TH: CĐBĐ)
+ Nằm trong một hệ thống nhất định
3.2.3 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ một hệ thống tín hiệu, khác với những hệ thống vật chất
khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước,
đá, kết cấu của một cơ thể sống… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những
điểm sau:
Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải tín hiệu giá trị đối
với hệ thống những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu
cũng nhưng các yếu tố của giá trị đối với hệ thốnghệ thống vật chất
không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng do những thuộc
tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái
biểu hiện cái được biểu hiện thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ hình
thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
Tính đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện cái được biểu
hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương
quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra sinh ra
trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga,
lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat]
hoàn toàn do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể
giải thích lí do.
| 1/25

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
TS. Đặng Thị Thanh Hoa BÌNH ĐỊNH, 7/2021
Chương 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
NGUỒN GỐC VÀ SỰ DIỄN TIẾN CỦA NGÔN NGỮ
1.1 Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1.1.1 Khái niệm Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp
của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với
những tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người cũng như trừu tượng hoá khỏi
những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.
1.1.2 Khái niệm Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ tự nhiên của con người
nói chung và tất cả các ngôn ngữ thế giới như là những thể hiện có tính chất cá
nhân của ngôn ngữ. (Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, tr.158)
1.2 Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
1.2.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ
- Những giả thuyết khoa học trước Mác + Thuyết tượng thanh
Thuyết tượng thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế kỉ
XVII đến thế kỉ XIX và đến nay vẫn có người ủng hộ. Theo lí thuyết này, toàn bộ
ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không
tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Sự bắt
chước âm thanh mà các học giả nói tới bao hàm những nội dung khác nhau. Nội
dung sự bắt chước âm thanh, theo Platon và Augustin thời cổ đại thực chất là dùng
đặc điểm của âm thanh để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan
. Thí dụ,
trong tiếng Hi Lạp [r] là một âm rung, âm thanh phát ra nhờ sự rung động của lưỡi
cho nên nó đã được dùng để gọi tên sông ngòi – những sự vật có đặc điểm lưu
động. Trong tiếng Latin, âm mel (mật ong) có tính mềm mại, biểu thị một thứ gì
ngọt ngào, còn âm acer (thép) thì biểu thị một thứ gì cứng rắn…
Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh là con người dùng cơ
quan phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra, như tiếng
chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy… Ví dụ, cái xe máy kêu bình bịch nên có
tên gọi là “cái bình bịch”, con mèo kêu meo meo nên mới gọi là “mèo”…
Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích là
dùng đặc điểm của tư thế bộ máy phát âm mô phỏng đặc điểm của sự vật khách
quan. Ví dụ [ku], [gu] hoặc [nu] có đặc điểm âm tròn môi, trong nhiều ngôn ngữ
đều được dùng để tạo nên từ căn của những từ biểu thị các sự vật có đặc điểm
"hình lõm", "trống rỗng", "hình tròn" hoặc "kéo dài" (khi phát âm môi kéo dài ra trước).
Cơ sở của những quan điểm trên là ở chỗ, trong tất cả các thứ tiếng đều có
một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng, thí dụ các từ: mèo, bò,
bình bịch, lom khom, ép, úp, mỉm
v.v… trong tiếng Việt. + Thuyết cảm thán
Thuyết cảm thán phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII–XIX. Những người chủ
trương thuyết này Russo, Humboldt… đều cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn
từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn… phát ra lúc tình cảm bị
xúc động. Trong một số trường hợp, đó là những từ – những tín hiệu của cảm xúc
và ý chí của chúng ta. Trong các trường hợp khác thì có thể xem xét mối liên hệ
gián tiếp giữa âm hưởng của từ và trạng thái cảm xúc của con người: những kết
hợp âm tố nào đó gây ra trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng giống như những
ấn tượng mà các sự vật đã gây cho chúng ta. Cơ sở của thuyết này là sự tồn tại
trong các ngôn ngữ những thán từ và những từ phái sinh từ thán từ. Chẳng hạn, các từ: … trong tiếng V
ối, ái, a ha, chao ôi iệt.
+ Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong các công trình của các nhà duy
vật như L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những
tiếng kêu trong lao động tập thể. Một phần có thể là những tiếng hổn hển do hoạt
động cơ năng mà phát ra, nhịp theo lao động, những âm thanh đó sau này trở thành
tên gọi của động tác lao động, một phần là những tiếng kêu của người nguyên thuỷ
muốn người khác đến với mình trong quá trình lao động… Lí thuyết này cũng có
cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay.
+ Thuyết khế ước xã hội
Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết học cổ đại Democrit,
thịnh hành vào thế kỉ XVIII với Adam Smith và Russo. Theo thuyết này, ngôn ngữ
là do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam Smith cho rằng khế ước xã hội là
khả năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành. Russo lại cho rằng, loài người trải
qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người là một bộ phận
của tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc. Giai đoạn sau là giai đoạn văn
minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội.
+ Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Những người chủ
trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để
giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. Vunter (thế kỉ XIX)
cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về nguyên
tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh,
dù là bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều là động tác biểu hiện. Marr (đầu thế kỉ
XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn
ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây 5 vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử
chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ
giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một bộ lạc và với cả các bộ lạc khác, có
thể là công cụ phát triển khái niệm của mình. Ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ là
ngôn ngữ của các đạo sĩ dùng để giao tiếp với các vật tổ của mình. Ông nói: Ban
đầu cái ngôn ngữ thành tiếng được dùng tới không thể không có tính chất thần bí,
từ cá biệt của nó được xem như một thứ gì huyền diệu khiến người ta phải trọng
vọng. Người ta quý trọng nó như giữ gìn cái bí mật không thể cho người khác biết,
giống như bây giờ người ta vẫn không để cho ai biết thứ ngôn ngữ của người đi săn
riêng biệt, huyền diệu vậy.
Những học thuyết trên có phần đúng vì nó dựa trên những cơ sở khoa học
nhất định. Nhưng chưa đủ để lí giải thỏa đáng sự xuất hiện của ngôn ngữ.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được
xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người là
chủ thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ
gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống
nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí học
thần kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng: lao động đã làm phát sinh, phát triển
loài người và làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
- Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng vốn là một loài vượn người
sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên,
những cánh rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó
kiếm. Loài vượn người ấy buộc phải rời khỏi ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh
sống từ lâu đời) xuống đất đi lang thang kiếm ăn.
Trên mặt đất, sự di động chủ yếu không còn là leo trèo như trên cây nữa; đã
thế kẻ thù lại nhiều hơn… Việc tìm kiến thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã buộc
loài vượn này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Cái
bản lề trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người chính là việc đứng thẳng
mình lên và đi bằng hai chân đó. Để có được dáng đứng thẳng lên, loài vượn người
xưa kia đã phải “tập đi” hàng nghìn năm chứ không phải như một em bé tập đi bây
giờ, chỉ độ một tháng là xong.
Thế là hai tay con vượn người đựơc giải phóng. Đôi chân bây giờ hoàn toàn
đảm đương việc đi lại. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết sử dụng các
vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết chế tạo ra công
cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dần thành con người vượn rồi
thành người (người nguyên thuỷ). Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của tổ
tiên chúng ta được rộng và xa hơn; đồng thời bộ ngực nở hơn đồng thời các cơ
quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển hơn.
Mặt khác, có công cụ trong tay, những người tiền sử đó kiếm được nhiều
thức ăn hơn và chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời
sống ăn thịt. Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng khiến họ chuyển
từ ăn sống sang ăn chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm
khiến xương hàm người ta không cần phải to như trước nữa; lồi cằm (phần trước
xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ
của bộ não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của tổ tiên chúng
ta cũng phức tạp dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như
thuỳ trán, thuỳ thái dương và phần dưới thuỳ đỉnh, phát triển mạnh. Kết cục là so
với những người bà con và anh em họ của tổ tiên chúng ta, bộ não con người ngày
nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng của toàn thân) lớn hơn
khỉ đột 10 lần, hơn đười ươi 6 lần, hơn khỉ đen 2 lần và hơn vượn 4 lần.
Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất về
mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh. Có thể nói lao động để chuẩn bị và “tạo
cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc sản sinh tiếng nói.
- Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao
động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành
xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần thoả thuận
với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào… Những điều “biết được” về thế giới xung
quanh, những kinh nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ
người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…
Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật về chất. Người
ta đã đến lúc thấy “cần phải nói với nhau về một cái gì đó” bởi vì họ đã có cái cần
phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau
. Phương tiện ấy chúng ta gọi
là ngôn ngữ. Vậy không có ai khác, chính lao động đã sáng tạo ra con người và
ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con người cổ xưa biết
hoạt động “theo kiểu người” và có công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó,
vừa làm phong phú hoá nó, nâng nó lên “trình độ của con người”. Đó là ngôn ngữ.
- Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là
phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng, lúc đầu nó chưa phải là
ngôn ngữ chúng ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết
rõ ràng, bởi vì cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh… chưa phù hợp, thuần
phục với công việc mới mẻ, đầy phức tạp – công việc phát tiếng nói – này: thậm
chí có bộ phận còn đang trên đường hoàn thiện dần.
Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cấu âm phát triển thật hoàn
chỉnh rồi mới nói với nhau. Những tiếng nói còn lẫn, còn nghèo, và ú ớ đó đã được
phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể: mặt mũi, vai, tay, chân (nhất là đôi
tay) để “phát biểu” ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của con người
chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo
hơn và bỏ xa những cách “phát biểu” bằng cử chỉ, động tác; bởi lẽ ngôn ngữ thành
tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, trở thành hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống
“tín hiệu loan báo các tín hiệu”.
Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh
chúng ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một phương thức
mới, khác hẳn về chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, con người nghe được (tức
là nhận được) một tín hiệu có nghĩa “mặt trời” chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã
hình dung ra mặt trời rồi, không cần phải đợi cho tới khi nhìn tận mắt nữa.
Đối với động vật, chỉ có những kích thích trực tiếp về thị giác, thính giác,
khứu giác, xúc giác mới trở thành tín hiệu kích thích được. Ngược lại, đối với con
người, ngoài những thứ đó, người ta còn có các từ trong ngôn ngữ để thay thế cho
chúng. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ thực sự hình thành và không bao giờ rời xa loài người nữa.
1.2.2 Diễn tiến của ngôn ngữ
Về mặt dân tộc học, người ta đã phân loại các đơn vị tổ chức xã hội loài
người thành các bậc: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và cuối cùng là dân tộc. Bên cạnh đó,
học thuyết về các hình thái kinh tế xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo một cách
khác và được các hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn phát triển như:
công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa.
Trên thực tế, khó lòng có thể vạch ra từng bậc trong sự diễn tiến của ngôn
ngữ một cách “phân đoạn” như vậy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, người
ta vẫn có thể dựa vào những ranh giới phân đoạn đó nhiều hoặc ít, tuỳ theo, vì
chẳng còn có cách nào hơn.
- Chế độ công xã nguyên thuỷ ứng với loại cộng đồng thị tộc và bộ lạc (còn
gọi chung là các nhóm dân tộc học) trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở.
Mỗi bộ lạc như thế cư trú trên một lãnh thổ, mọi người trong bộ lạc có quan
hệ kinh tế với nhau, mang mang những đặc điểm đời sống-văn hoá chung và nói cùng một thứ tiếng.
Về mặt ngôn ngữ, thời kì này có hai xu hướng gần như trái ngược nhau,
nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau: xu hướng chia tách, phân tách và xu hướng liên minh, hợp nhất.
+ Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăng trưởng dân số
không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau (nhưng nhu cầu
sinh sống là chủ yếu) buộc người ta tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận,
những nhóm, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Do điều kiện sống xa
nhau, thậm chí biệt lập, rất ít tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc nữa, các bộ phận cư
dân đó về sau đã hình thành nên (một cách tự nhiên) những bộ lạc độc lập.
Trong quá trình đó, những khác biệt về mặt ngôn ngữ đã nảy sinh rồi được
củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc,
hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung.
Các nhà dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học cùng với những ngành khoa học hữu
quan, khi nghiên cứu sự thân thuộc về mặt cội nguồn giữa các tộc người, giữa các
ngôn ngữ hiện đang tồn tại hoặc giữa các phương ngữ của một ngôn ngữ, đã thấy
rất rõ điều đó. Chẳng hạn: các nhóm phương ngữ Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng
của tiếng Chứt; các nhóm phương ngữ Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chăm,
Cuồi Niêu của tiếng Thổ ở khu vực Đông Nam Trường Sơn (Việt Nam); Các
phương ngữ của tiếng Papua ở Châu Phi, các phương ngữ của tiếng Litva ở Liên
Xô… hẳn đã là kết quả của quá trình chia tách và khuếch tán như vậy.
Có thể nói, ngôn ngữ của các bộ lạc, tự nó đã là những mầm mống để hình
thành các phương ngữ, thổ ngữ trong giai đoạn xã hội phát triển cao hơn sau này.
+ Xu hướng hợp nhất có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn cuối của chế độ công xã
nguyên thuỷ đang chuyển dần sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Lúc này, có những
liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc là bằng cách một bộ lạc này chinh phục các
bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau vì một nguyên
nhân nào đó). Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù
không gần gũi với nhau về cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ thân thuộc
đi nữa) tiếp xúc chặt chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Thường có hai lối tác động:
Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành
ngôn ngữ chung trong cộng đồng toàn liên minh. Tuy vậy, nó vẫn chịu ảnh hưởng
của các ngôn ngữ không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ dạng của mình
đi; nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. Tiếng Latin của người La Mã trong các vùng
bị người La Mã chinh phục là như vậy.
Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có thể
làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Thế nhưng, đây không phải là sự pha trộn cơ giới,
đảo đều; cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hẳn
các ngôn ngữ tham gia tiếp xúc, pha trộn; bởi vì ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu
hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm cơ sở
nền tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác
định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào
trong phổ hệ của họ ngôn ngữ. Lối tiếp xúc, ảnh hưởng như thế, ngay gần đây,
người ta vẫn còn có thể kiểm chứng được trong không hiếm ngôn ngữ hiện đang tồn tại. Ví dụ:
Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán, đã vay mượn vào
vốn từ của mình một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh
hưởng khác về mặt ngữ pháp; nhưng không vì thế mà nó thuộc cùng một nhóm gần
gũi về cội nguồn với tiếng Hán. Ở châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng Pháp;
tiếng Rumani với các ngôn ngữ Slave và tiếng Hi Lạp, tiếng Hung, người ta cũng
thấy những tình hình tương tự: tiếng Anh vẫn thuộc số các ngôn ngữ Giecman, còn
tiếng Pháp, tiếng Rumani vẫn thuộc về các ngôn ngữ Roman.
Theo A.G. Haudricourt, người Sán Chấy ở Việt Nam vốn là người Dao gốc
Quý Châu (Trung Quốc), di cư đến Quảng Đông rồi di cư sang Việt Nam sống
chung với người Tày, Nùng. Tại đây, ngôn ngữ của họ, tiếng Sán Chấy, là một
ngôn ngữ pha trộn gồm cơ tầng Dao với tiếng Tày Nùng.
Như vậy, điểm nổi rõ về mặt ngôn ngữ trong thời kì công xã nguyên thuỷ,
thời kì của các thị tộc, bộ lạc là luôn luôn diễn ra quá trình chia tách và liên minh,
tiếp xúc. Một mặt, sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc
các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ; mặt khác, sự tiếp xúc lại
dẫn đến tình trạng gần nhau, và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ.
- Thay thế chế độ công xã nguyên thuỷ là chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền
với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đó của
phương Đông hoặc phương Tây.
Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở từng nơi mà các nhà nước đó đã được
xây dựng bằng những cách khác nhau, bởi những nguyên nhân ít nhiều khác nhau.
Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và vùng Cận
Đông là sản phẩm của những bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị
các tộc người khác trong cộng đồng. Một số nơi khác (rất có thể như ở nước Văn
Lang ở Việt Nam thời xa xưa chẳng hạn) lại xây dựng nhà nước trên cơ sở của một
liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, tập trung sức
mạnh toàn cộng đồng để đối phó thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn tính của ngoại xâm.
Nhà nước ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống nhất
làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa của người
chiến thắng như tiếng Latin từ sau năm 49 trước công nguyên ở đế quốc La Mã,
tiếng Xôngai trong lãnh thổ của nhà nước Xôngai (ở Châu Phi) trước đây; cũng có
thể là ngôn ngữ của bộ lạc làm hạt nhân, trung tâm cho nhà nước như tiếng Việt
trong lãnh thổ nước Văn Lang thời xưa. Mặt khác, ở một số nơi, cùng với sự hình
thành nhà nước là quá trình xuất hiện, xây dựng chữ viết (hoặc là tự sáng tạo, hoặc
là vay mượn, cải biến, hoặc là tiếp thu hẳn một hệ thống của ngoại tộc).
Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức trong
tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc thương nhân (như ở Cận
Đông và vùng Địa Trung Hải). Vì vậy, trong giai đoạn này ngôn ngữ nhà nước
không phải ở nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn dân. Thậm chí, khi nhà
nước đã đạt tới trình độ quản lí tổ chức và tập trung cao (như trong chế độ phong
kiến về sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ nhà nước, ngôn ngữ có tính chính
thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ viết, phân biệt với ngôn ngữ nhân dân (là
ngôn ngữ dùng trong giao tiếp rộng rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ nhân dân.
Điều này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dân tộc dần dần chiếm ưu thế
trong mọi phạm vi giao tiếp của nhà nước.
Như vậy, sự ra đời của nhà nước cũng đã có ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Nó là
nhân tố vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy việc tìm kiếm, xây dựng một ngôn ngữ chính
thức, thống nhất về phương diện quốc gia.
Chương 2: BẢN CHẤT XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
2.1 Bản chất xã hội của ngôn ngữ
2.1.1. Một số quan điểm về bản chất của ngôn ngữ
- Quan điểm cho rằng ngôn ngữ phát triển theo quy luật của tự nhiên
Hiện tượng tự nhiên: mưa, động đất, sóng thần, lũ lụt,… Các hiện tượng tự
nhiên tự nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy như tự nhiên, không phụ thuộc vào
ý muốn của con người. Còn ngôn ngữ do con người quy ước, nó không tự nảy sinh,
phát triển như hiện tượng tự nhiên mà phụ thuộc vào ý thức của con người.
Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đác-uyn, một số người cho rằng: ngôn
ngữ giống như một cơ thể sống: sinh ra – phát triển – diệt vong. Nghĩa là ngôn ngữ
hoạt động và phát triển theo quy luật của tự nhiên. Để biện minh cho quan điểm
này, người ta đã dẫn ra trường hợp nhiều từ cũ, nghĩa cũ mất đi, nhiều từ mới,
nghĩa mới xuất hiện. Một số ngôn ngữ trở thành tử ngữ như tiếng Tiên Ly (Trung
Quốc), tiếng Phạn. Tuy nhiên, đó chưa phải cơ sở khẳng định sự phát triển mang
tính tự nhiên của ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa và phát triển, cái cũ
vẫn còn in dấu tích trong ngôn ngữ hiện đại.
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với bản năng sinh vật của con người
Một số người cho rằng, hoạt động nói năng có tính chất bản năng như:
các hoạt động như khóc, cười, chạy, nhảy…Tuy nhiên, con người sinh ra đã có
bản năng: đi, ngồi, chạy…đó là chức năng sinh học trong bản thể của con người
không phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.
Ngôn ngữ không phải bẩm sinh. Tuy nhiên, con người có các cơ quan
bẩm sinh liên quan đến phát âm: khoang phát âm như mũi, răng, môi..., cơ quan
hô hấp, trung ương thần kinh. Nhưng không thể coi đó là cơ sở để hiểu tính bẩm
sinh của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi, bắt chước, tiếp xúc xã
hội, với mọi người xung quanh.
Xem xét ngôn ngữ trẻ mới tập nói bập bẹ thường phát âm giống nhau
nhưng âm thanh đầu tiên không coi là hiện tượng bẩm sinh của ngôn ngữ. Các
âm trẻ tập nói phần lớn là phụ âm môi, dễ phát âm. Các âm giống nhau nhưng ở
mỗi ngôn ngữ có nghĩa khác nhau. Ví dụ mama (tiếng Nga là “mẹ”, tiếng Grudia
nghĩa là “bố”), tiếng papa (tiếng Nga là “bố”, tiếng Thổ Nhĩ Kì nghĩa là “
gái”
)… Ngôn ngữ bao giờ cũng có tính hai mặt, xuất hiện trong môi trường giao
tiếp. Vì vậy, phải sống trong cộng đồng xã hội, con người mới có ngôn ngữ.
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
Động vật dùng âm thanh (tiếng kêu) để thông báo theo bầy đàn báo hiệu sự
nguy hiểm hay gọi nhau như: tiếng gà mẹ kêu cục cục gọi đàn con, tiếng gáy của
gà, tiếng chó sủa ….Một số loài động vật có thể hiểu con người và một số câu nói
của con người. Vì vậy, con người dạy chúng theo lệnh của họ. Tuy nhiên âm thanh
ngôn ngữ khác âm thanh (tiếng kêu) của một số động vật. Một số con vật nói được
tiếng người (sáo, vẹt, yểng...) đó là kết quả quá trình rèn luyện phản xạ có điều
kiện hoặc không có điều kiện của một số loài động vật đó.
Ngôn ngữ là sản phẩm của loài người do con người quy ước gắn liền tư duy,
suy đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
- Quan điểm đồng nhất ngôn ngữ với đặc trưng về chủng tộc
Con người sinh ra có đặc trưng về chủng tộc: màu da, màu tóc, tỉ lệ thân
thể (người châu Âu thường cao hơn, da trắng còn người Việt Nam thấp hơn và da
vàng, tóc đen). Nhưng ngôn ngữ không mang tính di truyền. Con người sinh ra nếu
không có giao tiếp với người khác, với xã hội thì không bao giờ có ngôn ngữ
- Quan điểm cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
Viện sĩ Sakhomatop khẳng định: có ngôn ngữ của mỗi cá nhân, còn ngôn
ngữ của một làng, một khu, một dân tộc chỉ là sự bày đặt của khoa học, là kết luận
trung tính từ một số ngôn ngữ cá nhân nhất định.
Ngôn ngữ không của riêng ai. Ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng, 1 XH.
Nó là sự quy ước của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc văn hóa của từng
cộng đồng, từng dân tộc. Ngôn ngữ có tính xã hội, là sản phẩm của một dân tộc
nên có tính chất chung. Còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, có tính cụ
thể được tạo ra trên cơ sở cái cái chung của ngôn ngữ. Vì thế, con người mới có
thể giao tiếp với nhau được. Vì thế ngôn ngữ mang tính chất chung, phổ biến mà
mọi người trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó phải tuân theo.
Như vậy, ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên, không phải là hiện tượng cá nhân mà .
ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì:
+ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH loài người và phụ thuộc vào XH.
+ Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể XH với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng XH (thể hiện ý thức xã hội)
+ Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong quá trình phát triển, cùng với những biến đổi của xã hội, ngôn ngữ có
sự chuyển hóa và biến đổi tiếp thu cái mới như: từ mới, nghĩa mới để hoàn thiện hơn.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội là mối quan hệ qua lại. Xã hội phát
triển và tồn tại nhờ ngôn ngữ và ngược lại. Nhờ ngôn ngữ, con người giao lưu với
nhau và tự hoàn thiện bản thân. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội: là công cụ điều hành, quản lí, tổ chức, phân phối hàng hóa và mọi mặt
của đời sống, ban hành văn bản, pháp lệnh nhà nước để mọi người tuân theo.
Vậy, ngôn ngữ không thể tồn tại ngoài XH. Ngược lại, không có môi trường
XH thì ngôn ngữ không thể nảy sinh và phát triển
2.1.2. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
Theo Mác, hiện tượng xã hội bao gồm: Cơ sở hạ tầng (Là toàn bộ quan hệ
sản xuất của xã hội) và kiến trúc thượng tầng (Là toàn bộ những quan điểm chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với những thiết chế
xã hội tương ứng như nhà nước, giáo hội, các đoàn thể xã hội).
Ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vì vậy ngôn ngữ có thể thuộc cơ sở
hạ tầng hoặc thuộc kiến trúc thượng tầng. Do đó
a. MỐI QUAN HỆ GIỮA KTTT – NN
+ Mỗi KTTT đều là sản phẩm của 1 CSHT, trong khi đó ngôn ngữ không
phải do csht nào đẻ ra mà là phương tiện giao tiếp của cả xã hội. Khi CSHT cũ bị
thủ tiêu thì KTTT của nó cũng sụp đổ theo và thay vào đó là KTTT mới tương ứng
với CSHT mới. Ngôn ngữ thì biến đổi liên tục, nhưng không tạo ra 1 ngôn ngữ mới
mà chỉ hoàn thiện cái đã có.
+ KTTT phục vụ cho giai cấp nhất định, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp ấy.
Còn NN không có tính giai cấp, phục vụ cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội
+ KTTT không trực tiếp liên hệ tới sản xuất, nó chỉ liên hệ với sản xuất 1
cách gián tiếp qua CSHT. Trong khi ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt động sản
xuất của con người và cả những hoạt động khác của con người trên tất cả các lĩnh
vực khác của con người.
+ KTTT không phản ánh tức thì và trực tiếp những thay đổi trình độ phát
triển của các LLSX (phản ánh sau khi CSHT đã có những thay đổi). Còn NN phản
ánh tức thì và trực tiếp những thay đổi trong sản xuất.
Chính vì sự khác biệt giữa KTTT và NN nên NN không thuộc KTTT.
b. MỐI QUAN HỆ GIỮA CSHT (CÔNG CỤ LAO ĐỘNG) – NN.
Cả công cụ lao động và NN đều thuộc CSHT và đều không có tính giai cấp.
Ngôn ngữ khác công cụ sản xuất : nếu như công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất
thì ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, hay chỉ tạo ra lời nói. Đặc thù riêng biệt của
ngôn ngữ là ngôn ngữ phục vụ cho xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi
người, trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp người ta hiểu lẫn nhau và
cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực. Những đặc thù ấy chỉ ngôn
ngữ mới có. Do đó, ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng
Như vậy, NN không thuộc KTTT và cũng không thuộc CSHT nên từ đó có
thể khẳng định, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
2.2. Chức năng của ngôn ngữ 2.2.1 Chức năng giao tiếp
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp để trao đổi tư tưởng,
tình cảm, thông tin... với nhau. Một số phương tiện con người dùng để giao tiếp
như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao
thông…sử dụng các kí hiệu giao tiếp như kí hiệu khoa học trong hóa học, những
bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, kịch…gửi tới con người những thông
điệp nhất định. Trong đó ngôn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện giao
tiếp thường xuyên và nhiều nhất.
- Quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ bị tác động bởi nhiều nhân tố: nhân vật
giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người bởi:
- Ngôn ngữ ra đời sớm nhất và trường tồn nhất; có khả năng khắc phục không gian và thời gian
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có khả năng biểu đạt lớn nhất; có thể
biểu đạt bất kì tư tưởng, tình cảm nào.
- Các phương tiện giao tiếp khác muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ
để giải thích. Ngôn ngữ có thể thay thế các phương tiện giao tiếp khác trong khi
các phương tiện đó không thể thay thế cho ngôn ngữ được.
- Ngôn ngữ có tính đại chúng nhất.
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng là công cụ đấu tranh giai cấp.
Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất chứ không phải là duy nhất
2.2.2. Chức năng nhận thức (tư duy)
2.2.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà
lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại không có ý nghĩa, tư tưởng
nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý
nghĩ chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng NN. Những ý nghĩ chưa được
biểu hiện ra bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩ không rõ ràng, phản ánh cách
hiểu lơ mơ chứ không phải hiểu biết thật sự. Nhờ có ngôn ngữ mà con người
mới có thể tiến hành suy nghĩ, tư duy. Chức năng của ngôn ngữ với tư duy thể
hiện khi con người giao tiếp bằng lời nói và đang tư duy, suy nghĩ mà chưa nói
ra thành lời. Nhà ngôn ngữ học Xô Viết Bôrôpxki đã chứng minh sự tồn tại của
lời nói bên trong cả khi người ta im lặng và suy nghĩ. Lời nói bên trong còn thể
hiện ngay cả khi con người biết nhiều thứ tiếng và biết mình đang suy nghĩ bằng thứ tiếng nào.
Con người nhận thức thế giới, dùng ngôn ngữ để gọi tên, phân tích bản
chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng đó. Hoạt động TD của con người được
tiến hành nhờ ngôn ngữ; không thể TD mà không có ngôn ngữ, ngược lại, không
có ngôn ngữ thì không thể TD.
2.2.2.2. Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau.
- Ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, thống nhất với nhau. Bởi việc
giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm giúp con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, hiểu biết lẫn nhau.
- Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại không có tư duy thì
ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng.
- NN là công cụ, là cái vỏ vật chất của tư duy. NN và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất.
+ NN là vật chất còn tư duy là tinh thần
+ Tư duy có tính nhân loại còn NN có tính dân tộc
+ Những đơn vị tư duy (phán đoán, khái niệm, suy lí) không đồng nhất với
các đơn vị NN (âm vị - hình vị - từ - câu,…)
Chương 3: HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ
3.1 Ngôn ngữ là một hệ thống
Hệ thống
: là chỉnh thể thống nhất bao gồm các yếu tố có mối quan hệ qua
lại quy định lẫn nhau, giá trị của yếu tố này do sự xuất hiện đồng thời của yếu tố
kia quy định. Mỗi hệ thống có những chức năng nhất định, cấu trúc nhất định.
Cấu trúc: là tổng thể các mối quan hệ, liên hệ giữa các yếu tố trong hệ
thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.
NN là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu và hoạt động
tuân theo những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ.
Các yếu tố trong hệ thống NN chính là đơn vị NN .
3.1.1. Đặc điểm của hệ thống
Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có 4 thuộc tính chung.
- Tính đồng loại và không đồng loại: Tính đồng loại quy định các yếu tố
vào hệ thống. Tính không đồng loại để phân biệt các yếu tố này trong hệ thống khác.
- Tính rời rạc: Là thuộc tính bảo đảm cho mọi yếu tố ngôn ngữ có thể hoạt
động được . Nhờ tính rời rạc mà chúng ta có thể vận dụng, thay thế bằng các yếu tố
có cùng giá trị với nó (đẳng trị)
- Tính hình tuyến: Là thuộc tính phân biệt ngôn ngữ với các phương tiện
giao tiếp khác và để tổ chức ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp.
- Tính cấp độ: Là thuộc tính bảo đảm cho các yếu tố ngôn ngữ giữ đúng
chức năng, cương vị của mình trong quá trình hoạt động của ngôn ngữ. Chính nhờ
tính đồng loại hay không đồng loại (quan hệ đồng nhất- quan hệ đối lập), ngôn
ngữ được chia làm nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có một đặc trưng riêng của nó.
3.1.2. Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống - kết cấu của NN
a. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói
Ví dụ: Âm / b /, / f /, / v /,... Ví dụ: màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự
đối lập giữa âm vị / b / và âm vị / m /, do vậy chúng khu biệt nghĩa của hai từ này.
b. Hình vị là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu
tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.
Ví dụ “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau
theo quan hệ chính phụ, kiểu Hán Việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước, cờ. kỳ:
c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố
(hình vị) có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong
câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ,vv.
d. Câu: Câu là chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp
nhất định để thông báo.
3.1.2. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống NN
Sự tồn tại của hệ thống kết cấu NN được xác định không chỉ dựa vào các
yếu tố (các loại đơn vị) mà còn dựa vào những mối quan hệ chung nhất giữa
chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống bao gồm các quan hệ sau
3.1.2.1. Quan hệ đồng nhất – đối lập
Trong ngôn ngữ có quan hệ đồng nhất và đối lập giữa hai hay một số yếu tố
có quan hệ đồng nhất với nhau khi giữa chúng có một cái gì chung (giống nhau về
giá trị, về quan hệ, chứ không phải về thể chất).
Đồng nhất và đối lập có quy định lẫn nhau. Trên cái đồng nhất ta tìm ra cái
đối lập, chúng ta tìm ra cái đối lập trên cái đồng nhất nào đó.
3.1.2.2. Quan hệ ngữ đoạn – quan hệ liên tưởng
Quan hệ ngữ đoạn
(quan hệ ngang): là quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị
ngôn ngữ kết hợp lại với nhau thành những chuỗi, những phân đoạn. (Trong ngữ
đoạn, các yếu tố lần lượt xuất hiện theo các trình tự trước sau, hết yếu tố này sang
yếu tố khác)→ Quan hệ này là quan hệ đặc trưng trong ngôn ngữ.
Quan hệ liên tưởng (quan hệ dọc)
+ Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa một yếu tố hiện diện với các yếu tố
khiếm diện thuộc một hệ thống tiềm tàng trong kí ức. Các đơn vị có quan hệ liên
tưởng với nhau khi chúng đồng nhất với nhau ở một quan hệ ngang nào đó.
+ Để tập hợp được các yếu tố thành hệ dọc về nguyên tắc: là phải dựa vào sự
đồng nhất nào đó trên quan hệ ngang, tuy nhiên cần chú ý về mặt ngữ nghĩa. Vì các
yếu tố trong quan hệ liên tưởng bao giờ cũng phải có sự khác nhau (về sắc thái
biểu cảm, phạm vi hoạt động). Do đó khi đưa vào sử dụng buộc phải lựa chọn
những yếu tố thích hợp để tạo ra lời nói cho chính xác, phù hợp với mục đích giao
tiếp của mình. Vì thế, quan hệ liên tưởng còn gọi là quan hệ lựa chọn.
3.1.2.3. Quan hệ cấp độ
- Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp không đơn nhất và chia thành những
cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ là 1 hệ thống bộ phận tạo nên ngôn ngữ. Mỗi cấp độ
có cấu trúc riêng, đơn vị riêng khác nhau về thể chất.
- Giữa các cấp độ trong ngôn ngữ có quan hệ tôn ty theo kiểu toàn bộ - bộ
phận. Những đơn vị cùng chức năng sẽ nằm trong một cấp độ. Những đơn vị
không cùng chức năng sẽ thuộc những cấp độ khác nhau.
- Giữa các cấp độ có quan hệ bao gồm và nằm trong.
- Trong lòng một cấp độ lại có sự phân loại – loại.
3.2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
3.2.1 Khái niệm về hệ thống tín hiệu: Tín hiệu NN mang tính xã hội, được
con người quy ước với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy .
3.2.2. Điều kiện thoả mãn của tín hiệu
+ Là một hệ thống vật chất kích thích vào giác quan của con người làm cho
người ta nghĩ ngay tới một cái gì ngoài hệ thống vật chất đó
+ Là 1 sự vật, thuộc tính VC được cảm nhận bằng các giác quan của con
người (vỏ VC của tín hiệu: CBĐ)
+ Đại diện cho một cái gì nằm ngoài bản chất, chức năng vốn có của nó (Nội
dung biểu đạt của TH: CĐBĐ)
+ Nằm trong một hệ thống nhất định
3.2.3 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất
khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước,
đá, kết cấu của một cơ thể sống… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối
với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu
cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống
không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc
tính được người ta trao cho
để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái
biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình
thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương
quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra
trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga,
lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat]
hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.