-
Thông tin
-
Quiz
[TÀI LIỆU] Giáo án đạo đức học | Trường Đại học Hồng Đức
1. Đạo đức và cấu trúc của đạo đức. 1.1. Khái niệm đạo đức. * Từ thời xa xưa, để tồn taị và phát triển con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bất kỳ thời đại nào cũng có mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội: -Quan hệ ở thời kỳ đầu rất đơn giản -> Khi xã hội chưa có giai cấp.- Xã hội hình thành giai cấp: Lợi ích giữa giai cấp đối kháng hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội về cơ bản thường không thống nhất và có >< với nhau.* Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị luôn nêu ra những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực làm tiêu chuẩn cho hoạt động của cá nhân và của các cộng đồng người trong xã hội.- Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực không phải được đặt ra một cách tuỳ tiện mà thể hiện những quan hệ kinh tế của phương thức sản suất trong xã hội đó. - Được biểu hiện như một yêu cầu tự nhiên, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.- Mỗi cá nhân phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực của xã hội, không vi phạm đến nhu cầu và lợi ích của người khác. * Từ sự phân tích trên, có hai cách hiểu về đạo đức như sau:+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. (Trần Hậu Kiêm. Đạo đức học.Nxb Chính trị Quốc gia. 1997, tr 12).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Khoa học giáo dục 4 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
[TÀI LIỆU] Giáo án đạo đức học | Trường Đại học Hồng Đức
1. Đạo đức và cấu trúc của đạo đức. 1.1. Khái niệm đạo đức. * Từ thời xa xưa, để tồn taị và phát triển con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bất kỳ thời đại nào cũng có mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội: -Quan hệ ở thời kỳ đầu rất đơn giản -> Khi xã hội chưa có giai cấp.- Xã hội hình thành giai cấp: Lợi ích giữa giai cấp đối kháng hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội về cơ bản thường không thống nhất và có >< với nhau.* Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị luôn nêu ra những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực làm tiêu chuẩn cho hoạt động của cá nhân và của các cộng đồng người trong xã hội.- Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực không phải được đặt ra một cách tuỳ tiện mà thể hiện những quan hệ kinh tế của phương thức sản suất trong xã hội đó. - Được biểu hiện như một yêu cầu tự nhiên, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.- Mỗi cá nhân phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực của xã hội, không vi phạm đến nhu cầu và lợi ích của người khác. * Từ sự phân tích trên, có hai cách hiểu về đạo đức như sau:+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. (Trần Hậu Kiêm. Đạo đức học.Nxb Chính trị Quốc gia. 1997, tr 12).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Khoa học giáo dục 4 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050 ®Ò
Chương 1: Đối tượng và nhiệm vụ của đạo đức học. c¬ng Tuần1:
1. Đạo đức và cấu trúc của đạo đức.
1.1. Khái niệm đạo đức.
* Từ thời xa xưa, để tồn taị và phát triển con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong
bất kỳ thời đại nào cũng có mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
- Quan hệ ở thời kỳ đầu rất đơn giản -> Khi xã hội chưa có giai cấp.
- Xã hội hình thành giai cấp: Lợi ích giữa giai cấp đối kháng hoặc lợi ích giữa
cá nhân và xã hội về cơ bản thường không thống nhất và có >< với nhau.
* Trong xã hội có giai cấp thì giai cấp thống trị luôn nêu ra những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực làm tiêu chuẩn cho hoạt động của cá nhân và của các cộng đồng người trong xã hội.
- Những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực không phải được đặt ra một cách tuỳ
tiện mà thể hiện những quan hệ kinh tế của phương thức sản suất trong xã hội đó.
- Được biểu hiện như một yêu cầu tự nhiên, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Mỗi cá nhân phải thường xuyên tự giác điều chỉnh thái độ, hành vi của mình
cho phù hợp với những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực của xã hội, không vi
phạm đến nhu cầu và lợi ích của người khác.
* Từ sự phân tích trên, có hai cách hiểu về đạo đức như sau:
+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm,
quan niệm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu
cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích xã
hội, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội. (Trần Hậu Kiêm. Đạo đức học.Nxb Chính trị Quốc gia. 1997, tr 12).
+ Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa con ngườivới xã hội, với tự nhiên và với bản thân
mình. (Phạm khắc Chương. Đạo đức học.Nxb ĐHSP. 2005, tr 6.). 1 lOMoARcPSD|50202050 * Cần lưu ý:
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự chi
phối bởi điều kiện KT-XH và sự phát triển của lịch sử.
- Đặc trưng của đạo đức là ý thức, năng lực và hành vi tự nguyện, tự giác của con người.
- Tiêu chuẩn giá trị của đạo đức phải phù hợp với mối tương quan giữa lợi ích
chung của xã hội và lợi ích riêng của từng người.
1.2. Cấu trúc của đạo đức: Có ý kiến khác nhau khi đề cập đến
cấu trúc của đạo đức * Cách thứ nhất.
- ý thức đạo đức mang trong mình những cảm xúc, những tình cảm đạo đức.
Nói cách khác, trong ý thức đạo đức những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực của
xã hội được biểu hiện như những cảm xúc trách nhiệm cuả con người trước số phận
của con người và xã hội. Nó xác định ranh giới của hành vi con người và giá trị
đạo đức của hành vi đó.
- Thực hiện ( thực tiễn) đạo đức là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức
trong đời sống thực tiễn. Nó được biểu hiện trong các hoạt động của con người
trong các lĩnh vực xã hội.
- Quan hệ đạo đức: Là một bộ phận hợp thành quan hệ xã hội. Đó là một hệ
thống những quan hệ xác định giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã
hội. Nó xác định nội dung khách quan của những nhu cầu đạo đức.
* Cách thứ hai: Đạo đức được cấu thành bởi các thành tố: - Ý thức đạo đức. - Hành vi đạo đức
* Cách thứ ba: Đạo đức bao gồm các thành tố:
- Đạo đức cá nhân. - Đaọ đức xã hội.
2. Đối tương, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đạo đức học.
2.1. Đối tượng của đạo đức học
Đạo đức học là môn khoa học nghiên cứu về đạo đức. Nói cụ thể hơn: đạo đức học là một
hệ thống lôgic hài hoà những tư tưởng, quan niệm, quan điểm về những chuẩn mực đạo đức, các
quan hệ ứng xử và hành vi đạo đức con người trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, với
tự nhiên và với chính bản thân mình.. *
Đạo đức học nghiên cứu những sự việc, những quy luật phát sinh, phát
triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những
khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực cơ bản làm nền tảng cho ý thức đạo đức và
hành vi đạo đức của con người. *
Đạo đức và đạo đức học có sự khác biệt về ranh giới.
- Đạo đức là ý thức xã hội phản ánh những giá trị khách quan về đời sống
đạo đức con người, trải qua các thời đại lịch sử và cuộc sống hiện thực.
+Tính xã hội và tính tự giác là nét tiêu biểu của cuộc sống con người, đó là nét đặc trưng
của đời sống được đạo đức phản ánh. Con người tồn tại và trưởng thành được là nhờ có xã hội.
Tính xã hội là nét bản chất của con người, là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt con người với
con vật. Người có đạo đức phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích
của xã hội. Đó là quy luật của cuộc sống, dù sống ở bất kỳ thời đại nào, chế độ xã hội nào, mỗi
người đều phải thực hiện tốt mối quan hệ đó. Nếu người nào không vì lợi ích chung sẽ trở thành 2 lOMoARcPSD|50202050
kẻ vô đạo đức. Biểu hiện cao nhất của đạo đức là tính tự giác, có tự nguyện, tự giác thực hiện
mọi nghĩa vụ của xã hội thì mới không sống vụ lợi.
+ Năng lực đạo đức của con người được thể hiện trong các quan hệ ứng xử và hành vi đạo
đức. Như vậy ý thức đạo đức bao hàm việc con người ý thức về cách giải quyết mối tương quan
giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của người khác và của xã hội. Đồng thời, ý thức đạo đức còn
bao hàm cả các quan hệ ứng xử và hành vi đạo đức của con người. ý thức đạo đức là sự phản ánh
các tồn tại đạo đức (tồn tại đạo đức là toàn bộ cuộc sống và hoạt động đạo đức của con người và
xã hội loài người) được con người khái quát thành hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực, quy luật đạo đức.
Mặt khác ta thấy rằng, ý thức con người không chỉ phản ánh thực tế khách quan, nó còn
phản ánh những quy luật của quá trình con người nhận thức thực tế, nghĩa là nó còn phản ánh cả
những lợi ích chủ quan của con người.
- Đạo đức học là một môn khoa học nghiên cứu về đời sống đạo đức, hay nói
gọn hơn nó là tri thức khoa học về đạo đức (bao hàm cả những cái đã biết và những
cái đang tìm kiếm) của con người.
Đạo đức học còn nghiên cứu và tìm hiểu những quy luật vận động và phát triển của đạo
đức, góp phần làm đẹp hơn đời sống của đạo đức tạo dựng nên những mô hình về giáo dục đạo
đức (những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực) phù hợp với tiến bộ xã hội. Phạm vi ngh iên cứu đạo
đức học rất rộng, vì nó phản ánh toàn bộ những nhận thức chủ quan về các vấn đề đạo đức của con người. *
Đạo đức và đạo đức học có chung một đối tượng phản ánh tồn tại khách
quan về các quan hệ đạo đức và thực tiễn đạo đức của con người, nhưng mỗi một lĩnh
vực có sự phản ánh khác nhau. *
Có quan điểm cho rằng, cái cần cho người là khoa học, là văn hoá hay những
vật phẩm phục vụ nhu cầu con người; không có đạo đức, con người vẫn cứ sống, con
người trước sau vẫn là con người, chứ không thể biến thành con vật được. Mặt khác,
họ còn cho rằng: những chuẩn mực đạo đức tồn tại trong xã hội chỉ có tính ước lệ nó
hoàn toàn phụ thộc vào ý muốn chủ quan của con người, do con người đặt ra, hoàn
toàn không có tính quy luật nên không cần giải thích. Những lý luận của họ chỉ nguỵ
biện cho các mưu cầu cá nhân, lối sống vô lương tâm và sự dói trá của những lẻ ích kỷ,
vụ lợ. Thực chất, quan điểm ày phủ nhận sự tồn tại của quy luật đạo đức trong đời sống
xã hội. Nếu không thừa nhận quy luật của đạo đức thì cũng có nghĩa là họ phủ nhận
luôn cả khoa học đạo đức. *
Chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người có sự tồn tại quy luật đạo đức. Vì đạo đức được nảy sinh, tồn tại, phát triển như
là một tất yếu. Ta tháy rằng tất cả các cội nguồn của các chuẩn mực và hành vi đạo đức
đều có nguồn gốc từ lao động từ cải tạo tự nhiên của con người. Trong đời sống con
người và xã hội loài ngưòi đã và đang tồn tại các quy luật của đời sống đạo đức; quy
luật giữa cái tài và cái đức ở trong con người, quy luật giữa cái tốt và cái xấu, giữa
hạnh phúc và bất hạnh, giữa cái thiện và cái ác..v.v. chính Mác đã nêu lên những phạm
trù, khái niệm và khái quát những vấn đề có tính quy luật của đạo đức. Quy luật đạo
đức là một hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội có liên quan
đến tiến bộ xã hội. Quá trình xây dựng, hình thành cái thiện, niềm vui hạnh phúc; chống
lại cái ác, cái bất hạnh… theo một quy luật tất yếu khách quan, được con người thừa 3 lOMoARcPSD|50202050
nhận (nhận thức) và tự nguyện hành động. Quy luật đạo đức còn bao hàm cả những giá
trị đạo đức đã được xã hội thừa nhận nó như những biểu tượng soi sáng cho ý thức và
hành vi của con người. Thực tế lịch sử khẳng định rằng, quy luật đạo đức là một tồn
tại thực, mang tính khách quan, được lặp đi lặp lại trong đời sống con người và xã hội loài người.
Đạo đức học có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật này. Đó không phải là một việc dễ
dàng, bởi vì hiện tượng đạo đức con người và xã hội loài người diễn ra vô cùng đa dạng và phong
phú. ở đâu có con người, có xã hội thì ở đó cò tồn tại vấn đề đạo đức. Nó b ao quát cả trong ý
thức cũng như trong hành động, trong các quan hệ ứng xử. Tất cả những vấn đề đó đều thuộc
phàm vi nghiên cứu của đạo đức học. Cuộc sống có quy luật, nhưng không phải quy luật bao gờ
cũng lộ ra, hoặc dễ tìm thấy. Nhất là những quy luật của xã hội đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải
biết phát hiện, khổ công tìm tòi. Mặt khác, đạo đức học không phải là một khoa học theo kiểu
truyền đạo, nó thực sự đem đến cho con người niềm tin trên cơ sở hợp lý, hợp lẽ phải.Nếu đánh
giá sai một hành vi đạo đức (chỉ chú ý đến hiện tượng mà quên mấ động cơ của hành vi), không
chỉ ra đúgn cái tốt và cái xấu, sẽ gây tác hại hco mọi người. *
Chính vì lẽ đó mà cần đi sâu xác định rõ đối tượng nghiên cứu của đạo đức
học. Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học là toàn bộ nền đạo đức xã hội, trong đó tập
trung ở 3 vấn đề lớn sau đây: - Quan hệ đạo đức - ý thức đạo đức - Hành vi đạo đức Tãm l¹i
Đạo đức là sự phản ánh các sự kiện khách quan và chủ quan của đời sống đạo đức. Đạo
đức học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đạo đức, từ những vấn đề có tính chất bao quát rộng
lớn như: nguồn gốc, bản chất, chức năng, lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của đạo đức. Những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xác lập và hoàn thiện các khái niệm và phạm trù đạo
đức. Biểu hiện hành vi đạo đức, quan hệ ứng xử trong các hoàn cảnh cụ thể.v.v.. đều thuộc phạm
vi nghiên cứu của nó. Đời sống đạo đức của con người và xã hội loài người rất phong phú và đa
dạng. Trãi qua hàng ngàn, hàng vạn năm có biết bao nhiêu hiện tượng đạo đức và các vấn đề đạo
đức đã diễn ra theo thời gian không phải ít. Vấn đề ở đây không phải chỉ có thống kê các sự kiện
đạo đức, mà điều quan trọng của đạo đức học là phải tìm ra được những quy luật vận động, tồn
tại và phát triển của đạo đức.
2.2. Nhiệm vụ của đạo đức học.
Đạo đức học cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau đây:
* Nhiệm vụ thứ nhất: Đạo đức học phải xác định ranh giới giữa bản chất của đạo đức so
với các quan hệ xã hội khác. Thực chất là làm rõ nội dung và yêu cầu của những quan hệ đạo đức
trong các mối quan hệ xã hội.
- Trong xã hội tồn tại nhiều mối quan hệ, như: QH kinh tế; QH chính trih;
quan hệ xã hộiv.v… Quan hệ đạo đức không tồn tại một cách thuần tuý mà đan xen trong các quan hệ đó.
- Đạo đức học phải chỉ rõ trong quan hệ đạo đức trong các quan hệ đó, để
hướng dẫn, đánh giá hành vi đạo đcứ cảu con người. 4 lOMoARcPSD|50202050
- Muốn vậy đạo đức học phải xây dựng những tiêu chí, những giá trị trong
các quan hệ đạo đức. VD: Quan hệ về nghĩa vụ Phải có ranh giới để phân biệt nghĩa
vụ thông thường với nghĩa vụ đạo đức…
* Nhiệm vụ thứ 2: Đạo đức học phải làm rõ nội dung khách quan về nguồn gốc, bản chất,
chức năng, quy luật…của đạo đức trong đời sống xã hội.
- Quy luật hình thành và phát triển của quan hệ đạo đức. Các chuẩn mực đạo
đức ra đời, tồn tại không phải là bất biến và vĩnh hằng mà luôn biến đổi qua các thời đại lịch sử.
- Đạo đức học phải đề ra biện pháp xây dựng và phát triển nền đạo đức tiến
bộ góp phần thúc đẩy sự pháp triển của xã hội.
* Nhiêm vụ thứ 3: Đạo đức học góp phần hình thành những giá trị đạo đức mới trong đời
sống xã hội, đấu ranh chống những biểu hiện, những khunh hướng đạo đức không lành mạnh đi
ngược lại lợi ích chân chính của con người.
- Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đạo đức càng được nâng cao, nhiều chuẩn
mực đạo đức mới dược nảy sinh và phát triển.
- Đạo đức học có trách nhiệm phát hiện, tuyên truyền và giáo dục để mọi
người giác ngộ và tự giác thực hiện những đạo đức tiến bộ trong xã hội.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu của đạo đức học.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- PP phân tích- tổng hợp. - PP phân loại lý thuyết, - PP Giả thuyết suy diễn.
b) Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn. - PP quan sát. - PP điều tra xã hội.
- PP nghiên cứu – phân tích lịch sử... Tuần2:
3. Mối quan hệ giữa đạo đức và hình thái ý thức xã hội..
3.1. Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. * Chính trị:
- Chính trị của một thể chế xã hội là hệ thống những quan điểm, tư tưởng thể
hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, xác định những nội dung cơ bản
và hình thức hoạt động của nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại.
- Là mục đích và phương tiện của các giai cấp, các tập đoàn người trong xã hội.
- Chính trị thể hiện sự tập trung nhất lợi ích của con người, trước hết là lợi ích kinh tế.
* Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị: -
Chính trị và đạo đức đều có cơ sở từ tồn tại xã hội, đều phản ánh mối quan
hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong 5 lOMoARcPSD|50202050
xã hội. Nhiều khi quan hệ đạo đức bao hàm trong quan hệ chính trị, ngược lại quna hệ
chính trị phản ánh quan hệ đạo đức. -
Quan hệ đạo đức và quahệ chính trị có khi thuận chiều, có khi mâu thuẫn với nhau. -
Trong xã hội có giai cấp, đạo đức của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo
Giai cấp thống trị thường duy trì và truyền bá những tư tưởng chính trị của họ và xây
dựng thành những quy tắc và chuẩn mực đạo đức để thống trị xã hội. Tuy nhiên những
giá trị đạo đức tốt đẹp của người dân lao động vẫn ngày càng phát triển trong xã hội có áp bức. Tuần3:
3.2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
* Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ khăng khít với nhau, đều là hình thái ý thức xã hội,
nó có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi của con người cho phù hợp với yêu cầu chung của
xã hội, đem lại cuộc ssóng thanh bình và hạnh phúc cho cá nhân và cho xã hộ i.
* Cơ chế vận hành của đạo đức và pháp luật có sự khác nhau:
+ Pháp luật điều chỉnh ý thức và hành vi của con người bằng một hệ thống luật định do nhà
nước ban hành, được cụ thể hoá bằng các văn bản và đạo luật, có sức mạnh cưỡng chế và bắt
buột phải tuân thủ, phải thực hiện.
Đạo đức điều chỉnh ý thức và hành vi của con người nhờ sự tự giác, tự nguyện, do lương
tâm, do trách nhiệm thông qua dư luận xã hội.
+ Các nguyên tắc và chuẩn mực của pháp luật được thay đổi trên cơ sở sự điều hành và
quản lý của Nhà nước và mang tính phổ cập để mọi người dân thực hiện một cách dề dàng.
Ngược lại, các quy tăc và chuẩn mực đạo đức thường ở mức độ cao. “Pháp luật là đạo đức
tối thiểu, đạo đức mới là pháp luật tối đa”.
+ Thang bậc đánh giá của pháp luật theo khuôn khổ luật định từ thấp đến cao tuỳ thuộc hậu
quả của hành vi vi phạm.
Nhưng bậc thang đánh giá của đạo đức không có sự áp đặt, cưỡng bức của bất kỳ cơ quan
nào mà tuỳ thuộc vào lương tâm, trách nhiệm… của cá nhân.
3.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo.
* Đạo đức và tôn giáo đều là hình thái ý thức xã hội, đều hướng con người tới lý tưởng
sống thiện, nhân đạo. Xét về mặt hình thức, đạo đức và tôn giáo đều khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác
* Nội dung cơ bản trong phạm trù đạo đức và tôn giáo không hoàn toàn giống nhau. Con
đường dẫn tới hành vi đạo đức hoàn toàn khác với đạo đức của tôn giáo -
Lý tưởng của tôn giáo là lòng tin vào lực lượng siêu nhân, vào đấng tối cao.
Lý tưởng đạo đức là hướng tới những giá trị hiện thực của đời sống, nhưng phải thực hiện
nghĩa vụ, đạo lý và lương tâm… -
Cội nguồn của những giá trị và chuẩn mực đạo đức là hoạt động thực tiễn của con
người. Từ LĐ con người làm ra của cải vật chất tạo được niềm tin và cuộc sống hạnh phúc cho
chính mình. Hạnh phúc chân chính là hạnh phúc đích thực, có nội dung xác thực đối với cuộc sống của con người.
Hạnh phúc của tôn giáo là những ảo mộng hảo huyền của những ước mơ.., là đức tin, tín ngưỡng.
3.4. Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học. 6 lOMoARcPSD|50202050 *
Khoa học là hệ thống tri thức về thế giới, là sự nhận thức, khám phá của con người
đối với các quy luật về hiện thực khách quan, bao gồm: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và tư duy.
Khoa học đồng nghĩa với chân lý. *
Đạo đức và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng co mối tương quan rất chặc chẽ.
- Khoa học và đạo đức đều thống nhất với nhau ở mục đích phục vụ cho mọi đối tượng
nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, mong muốn đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho con
người. Lý tưởng của khoa học và lý tưởng của đạo đcứ là thống nhất, trong cái chân lý đã bao
hàm cái thiện.. Mỗi bước tiến của khoa học là niềm vui, là hạnh phúc cuả toàn nhân loại.
- Tri thức khoa học còn giúp chủ thể đạo đức nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các
giá trị đạo đức, tạo ra những điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức.
- Đạo đức có vai trò thúc đẩy quá trình tìm tới chân lý; đồng thời khoa họccũng chỉ ra được
đối tượng chân chính của mình là vì hạnh phúc của con người.
- Quan niệm của phái duy tâm thì đem đối lập giữa khoa học với đạo đức. Họ cho rằng đạo
đức và khoa học không có liên quan với nhau. Đây là quan niệm lệch lạc.
Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh rằng “Nếu khoa học mà không có đạo đức thì trở nên tàn bạo,
những có đạo đức mà không có khoa học thì cũng trở thành ngu muội”.
3.5. Mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật.
* NGhệ thuật là một hình thái ý thức xã hội. Nghệ thuật đã đem lại cho con người những
khoái cảm thẩm mỹ, những giá trị tinh thần. Cái thiện và cái đẹp là mối tương quan giữa đạo đức và nghệ thuật.
* Nghệ thuật và đạo đức có mối quan hệ tương tác, cái này làm tiền đề cho cái kia, và bổ
sung cho nhau cùng phát triển. -
Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật có nhiệm vụ và chức năng là giáo dục và hoàn thiện
nhân cách con người, như; Ca ngợi, đề cao cái thiện…Do vậy tác phẩm nghệ thuật nào thực
hiện tốt chức năng giáo dục thì tác phẩm nghệ thuật áy có giá trị cao và sẽ sống mãi với thời gian.
Tình cảm đạo đức là là ngọn nguồn của cái đẹp, của mọi cảm xúc, mọi khoái cảm. -
Nghệ thuật có tác động ngược trở lại đối với đạo đức.
+ Nghệ thuật có tác dụng nâng cao nhận thức cho con người về cái đẹp.
+ Nghệ thuật là công cụ và dễ tác động đến tình cảm đạo đức, dễ đi vào lòng người. +
Nghệ thuật có ảnh hưởng lớn đến ý thức, hành vi đạo đức của con người
Câu hỏi ôn tập chương 1.
Đạo đức là gì ? Các chức năng cơ bản của đạo đức. 2.
Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức với các hình thái ° thức xã hội khác. 3.
Phân t¯ch và chứng minh nhân đnh: Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa . 7 lOMoARcPSD|50202050
Chương 2. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học Tuần4:
1. Vai trò, nguồn gốc, bản chất và chức năng của đạo đức
1.1. Vai trò của đạo đức trong xã hội
Cách đây hàng nghìn năm vấn đề đạo đức đã được các nhà XH học xem xét và bàn luận. *
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ: Là xã hội sơ khai, loài người cũng đã hình
thành ý thức về chuẩn mực đạo đức: Phải dựa vào nhau để duy trì sự tồn tại của mình
và không có lao động thì không có cái để nuôi sống con ngườì.. ừ đó xã hội hình thành
những nguyên tắc: Chủ nghĩa tập thể; tính tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; nguyên tắc bình đẳng về lợi ích. *
Xã hội chiếm hữu nô lệ: Đây là XH có giai cấp đầu tiên. Do vậy ý thức đạo
đức và quan hệ đạo đức cũng thể hiện tính giai cấp. Đạo đức của nô lệ đối lập với đạo đức của chủ nô. *
Chế độ phong kiến: Xuất hiện nhiều luật lề hà khắc, quy định ngặt nghèo.
Giai cấp địa chủ, phông kiến đã biến tư tưởng thống trị thành những quy tắc đạo đức
để phục vụ cho lợi ích của họ, như: Lý thuyết đạo đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; tam tòng; tứ đức…
- Đối lập với đạo đức của gia cấp phong kiến, nhân dân laođộng cúng dưa ra những chuẩn
mực đạo đức riêng, như: Phép vua thua lệ làng; lá lành đùm lá rách;Chị ngã em nâng; Đói cho sạch, rách cho thơm… *
Chủ nghĩa tư bản: Do thủ đoạn cạnh tranh tinh vi và tàn bạo. Đối lập với sự
vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản ( bóc lột đến xương tuỷ người lao động) thì những
giá trị đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp cuỉa con người được đề cao ( Tự do, bình đẳng, hạnh phúc..). *
Chủ nghĩa xã hội: Mục tiêu là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột,
dem lại hạnh phúc chân chính tốt đẹp cho con người.
Tóm lại: Khi đề cập đến vai trò của đạo đức, ta cần thấy rõ: -
Đạo đức là hiện tượng phổ biến của mọi xã hội, của mọi thời đại. nó tồn tại
một cách tất yếu khách quan nhằm điều chỉnh ýthức, hành vi, quan hệ ứng xử của con
người trong xã hội. ở đâu có con người thì ở đó có quan hệ đạo đức. -
Đạo đức giúp con người hoàn thiện nhân cách. Trong các chuẩn mực đạo
đức của xã hội, mỗi người lựa chọn cho mình các tiêu chuẩn giá trị đạo đức, các khuôn
mẫu và các cách ứng xử của con người với nhau. -
Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Nhờ có hành vi đạo đức,
con người mới dem lại hạnh phúc cho người khác và chủ thể đạo đức khi thực hiện
hành vi đạo đức cũng trở nên hạnh phúc.. -
Đạo đức còn có vai trò tích cực, nó như là động cơ, sức mạnh thôi thúc con
người đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu; nó giữ gìn và phát triển cái tốt, cái thiện góp
phần làm cho xã hội ngày càng phát triển, vì mục tiêu hoà bình, dân chủ, độc lập và tiến bộ xã hội. -
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từtồn tại xã hội, đồng thời
nó tác động ngược lại xã hội. Không phải lúc nào nó cũng phải ánh theo chiều tích 8 lOMoARcPSD|50202050
cực, mà cũng có những tác động tiêu cực, đạo đức biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội.
1.2. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đức.
1.2.1. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức.
* Các quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của đạo đức
+ Quan điểm tôn giáo: Nguồn gốc đạo đức là từ tôn giáo. vì vậy bản chất của đạo đức là
bản chất tôn giáo. Họ cho rằng từ bỏ tôn giáp lf từ bỏ đạo đức.
+ Quan điểm tự nhiên: Nguồn gốc đạo đức từ bản chất vật chất . Đó là bản chất vĩnh viễn của con người.
+ Quan điểm xã hội: Nguồn gốc đạo đức trong đời sống xã hội. Nhưng họ giải thích theo
những lý thuyết chủ quan, như: Khế ước XH, vị kỷ hợp lý
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc và bản chất của đạo đức:
Nguồn gốc của đạo đức là lao động sản xuất và cùng với lao động sản xuất là đời sống cộng
đồng xã hội. Trong lao động, con người không những làm biến đổi thể chất của mình mà còn làm
nảy sinh ý thức và luôn luôn thúc đẩy sự phát triển và sự hoàn thiện của con người.
Như vậy, bản chất của đạo đức trước hết là sự phản ánh những giá trị cao đẹp của đời sống
con người trong mối tương quan giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Bản chất
của đạo đức không phải là có sẵn, bất biến hoặc thiên định. Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội và bị chi phối bởi điều kiện KT-XH và lịch sử. Đạo đức
cũng luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội. Tiêu chuẩn giá trị đạo đức được thể
hiện trong ý thức và hành vi của con người, gồm những yêu cầu sau: -
Con người tự nguyện, tự giác thực hiện các hành vi đạo đức. -
Con người suy nghĩ và hành động không vụ lợi. Con người cần giải quyết
đúng đắn, hài hoà mọi quan hệ lợi ích giữa mình với xã hội, giữa mình với tập thể. Đó
là người có đạo đức. - Con người phải có các phẩm chất, như: phẩm hạnh, lòng nhân ái, trung thực..
1.2.2. Chức năng của đạo đức. Có 3 chức năng sau đây: * Chức năng nhận thức. * Chức năng giáo dục.
* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức. Tuần5:
2. Một số phạm trù của đạo đức học
2.1. Phạm trù đạo đức học a) Khái niệm
Phạm trù đạo đức học là những khái niệm đạo đức cơ bản có ngoại diên rộng lớn, khái
quát phản ánh những đặc tính, những phương diện và những quan hệ phổ biến của và những hiện
tượng đạo đức trong đời sống xã hội. b) Đặc điểm
- Đặc điểm chung của các phạm trù đạo đức học là tính phổ biến và tính khái quát cao.
Dựa vào những phạm trù đạo đức để làm tiêu chuẩn đánh giá ý thức, hành vi, quan hệ của
con người về mặt đạo đức và cũng lấy đó làm tiêu chuẩn để nhận thức và xem xét bản thân và
mọi người trong cộng đồng. Nó có ý nghĩa nhân sinh quan. 9 lOMoARcPSD|50202050
- Phạm trù đạo đức học còn chứa đựng nội dung thông báo và nội dung đánh giá.
Nó thể hiện tính hai mặt: Một mặt thông báo về tính chất của hành vi; mặt khác nó biểu
hiện thái độ của con người đối với hành vi đó.
- Phạm trù đạo đức học có tính phân cực là phủ định hay khẳng định, như;
Thiện- ác; hạnh phúc- bất hạnh; có lương tâm- vô lương tâm…
- Phạm trù đạo đức có sự kết hợp giữa ính khách quan và tính chủ quan, cũng
như phạm trù của các khoa học khác, phạm trù đạo đức phản ánh nội dung khách
quan của mọi hiện tượng trong xã hội loài người thuộc phạm vi khoa học đó. Song
nó cũng chức đựng nhân tố chủ quan và luôn gắn với cảm xúc trách nhiệm, sự lựa chọn của mỗi cá nhân.
- Các quan niệm về phạm trù đạo đức mang tính giai cấp và biến đổi qua các thời đại lịch sử .
2.2. Nội dung các phạm trù cơ bản của đạo đức học.(5 phạm
trù) 2.2.1. Lẽ sống. a)
Khái niệm: Trong cuộc sống, mỗi người thường tự đặt cho mình những câu hỏi: Sống
như thế nào ? Vì mục đích gì ? Tồn tại để làm gì ? *
Lễ sống là quan niệm sống của con người, nó là cơ sở là nền tảng để xây dựng lý
tưởng sống, hướng con người xác định được mục đích của cuộc sống.
- Lẽ sống đem lại cho con người niềm lạc quan yêu đời, nó phát huy và khích thích
tính tích cực, tự giác, kiên trì khác phục khó khăn, khát khao vươn tới cuộc sống chân, thiẹn, mỹ.
- Lẽ sống là phạm trù trung tâm của đạo đức học. Phạm trù lẽ sống bao trùm, tác
động và liên hệ với các phạm trù khác của đạo đức học. Lễ sống còn là một phạm trù
mang tính chất phổ biến, là nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người. Do vậy mỗi người cần
xây dựng cho mình một lẽ sống đúng đắn.
* Lẽ sống đạo đức là lễ sống giúp con người tự nhận thức và tự giác hành động vì lý tưởng
đạo đức cao cả, dựa trên quan niệm nhân sinh quan tiến bộ.
- Lẽ sống đạo đức khác lẽ sống thông thường ở chỗ: Con người nhận thức được ý nghĩa
cuộc sống của mình, hướng tới những giá trị đích thực, tự giác thực hiện những điều có lợi cho
con người, cho xã hội, luôn có ý thức gìn giữ phẩm giá, nhân cách của mình. - Lẽ sống đạo đức
là tiêu chuẩn giá trị cao của đời sống con người. b)
Quan niệm về lẽ sống qua các thời đại lịch sử. *
Thời kỳ trước khi Chủ nghĩa Mác ra đời:
+ Thời cổ đại Hi Lạp họ quan niệm người có lẽ sống là phải xây dựng cho mình làm những
việc có ý nghĩa đối với cuộc sống là niềm vui là sự thanh thản.
+ Thời kì phong kiến Trung Quốc theo quan niệm của các nhà nho lẽ sống của con người
đó là lí tưởng của những người quân tử phải tu dưỡng theo các điều: Nhân, nghĩa, lễ, chí, tín;
phải để tâm trí vào việc học tập.
+ Thời kì phục hưng (từ thế kỉ XV đến XVIII) các nhà triết học họ quan niệm lẽ sống của
con người là quá trình trau rồi tri thức khoa học và đề cao giá trị của con người.
+ Giai đoạn CNTB thì mục đích cuộc sống đó là lối sống theo CN cá nhân, vị kỷ bao trùm
lên toàn bộ xã hội. Đồng tiền được đặt lên trên mọi giá trị đạo đức. 10 lOMoARcPSD|50202050
Tóm lại: Quan niệm lẽ sống trước khi CN Mác ra đời đã phạm sai lầm là tuyệt đối hoá một
mặt nào đó về lẽ sống, như:
Phái nghĩa vụ luận thì cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi làm tròn nghĩa vụ đối với người khác theo nghĩa phục tùng.
Phái hạnh phúc luận thì họ coi toàn bộ hoạt động của con người chỉ cốt để thoả mãn khát
vọng vật chất hoặc tinh thần của bản thân cho nên họ dành cả tâm trí, cả cuộc đời để tìm kiếm
hạnh phúc theo quan niệm của họ.
* Quan niệm về lẽ sống của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
Đạo đức học Mác - Lê Nin cho rằng lẽ sống là quá trình thống nhất biện chứng giữa nghĩa
vụ và hạnh phúc. Nghĩa là con người chỉ thực sự hạnh phúc khi làm tròn nghĩa vụ đối với xã
hội và đem lại hạnh phúc cho bản thân mình cũng như đem lại hạnh phúc cho toà n xã hội.
+ Lẽ sống là sự thống nhất giữa nghĩa vụ và hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ thoả mãn nhu
cầu của cá nhân mà hạnh phúc còn được thể hiện ở việc thực hiện tốt nghĩa vụ đối với người khác
và xã hội. Cơ sở tạo nên lẽ sống, hạnh phúc của con người là trong quá trình lao động. Lao động
là cội nguồn của lẽ sống con người. Chính lao động tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần
để thoả mãn nhu cầu và làm nảy sinh nhu cầu mới của con người.
+ Quá trình lao động giúp con người đạt được những thành quả nhất định và thấy được
những giá trị, ý nghĩa của bản thân. Từ đó giúp cho con người tự hoàn thiện bản thân mình cũng
như loại bỏ được những thói quen xấu
+ Điều quan trọng là mỗi người phải xác định cho mình một lẽ sống đúng đắn phù hợp với
sự tiến bộ của xã hội và qui luật phát triển, biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
xã hội. Đem lại những giá trị văn minh cho bản thân mình, cho người khác và cho xã hội. 2.2.2. Hạnh phúc. a. Khái niệm:
- Phạm trù hạnh phúc là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học
- Hạnh phúc là khát vọng tự nhiên của con người. Hạnh phúc là sự cảm xúc vui
sướng, thanh thản, phấn trấn của con người trong cuộc sống khi được thoả mãn những
nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc được hình thành và được thể
hiện trong quá trình sống của con người và ngày càng được phát triển, hoàn thiện cả về bề rộng và chiều sâu.
b. Quan niệm hạnh phúc trong các thời kì lịch sử:
*Các quan niệm về hạnh phúc trước khi chủ nghĩa Mác ra đời;
- Trong lịch sử loài người đã tồn tại nhiều quan niệm về hạnh phúc. Quan niệm đó
đều bắt nguồn trong cuộc sống hiện thực và được phát triển qua các thời kì lịch sử + Thời
kì cổ đại hi lạp: Nhà triết học Đêmôcrit cho rằng: Hạnh phúc của con người không có
những dằn vặt khổ đau mà được thể hiện ở sự thanh thản, yên tĩnh trong tâm hồn.
+ Quan niệm của cơ đốc giáo, đạo phật, đạo hồi: Hạnh phúc là cái gì đó không có ở trần
gian. Cuộc sống ở trần gian đầy rẫy những khổ ải, bất công và tai hoạ. Theo họ, hạnh phúc chỉ
có ở thế giới bên kia (thượng giời, cõi niết bàn hoặc ở kiếp sau). Vì vậy để đạt hạnh phúc con
người phải tu nghiệp, nhẫn nhục và phải làm điều thiện.
+ Theo quan niệm của nho giáo (khổng tử, mạnh tử): hạnh phúc là do mệnh trời quyết định.
Quan niệm này cũng ảnh hưởng tới các nhà nho Việt Nam, như: 11 lOMoARcPSD|50202050
“Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao” Nguyễn Du
* Quan niệm về hạnh phúc của Chủ nghĩa Mác - Lênin:
-Hạnh phúc là sự đánh giá chung nhất của đời sống con người là sự tổng hợp những yếu tố
xã hội và cá nhân con người, nó có tính lịch sử xã hội.
- Hạnh phúc đích thực là con người sống và hoạt động để tạo ra nhiều của cải vật
chất và tinh thần nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của xã hội.
- Hạnh phúc bao hàm cả hai yếu tố khach quan và chủ quan
- Hạnh phúc có tính lịch sử cụ thể,
- Hạnh phúc cũng thể hiện sự khác nhau đối với từng lứa tuổi
- Hạnh phúc xã hội bao hàm hạnh phúc cá nhân
- Cội nguồn của hạnh phúc là hoạt động thực tiễn
- Hạnh phúc là một phạm trù có tính chất tương đối chúng luôn vận động và phát
triển cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội.
2.2.3. Nghĩa vụ đạo đức.
a. Khái niệm về nghĩa vụ đạo đức và vai trò của nghĩa vụ trong đời sống con người
- Nghĩa vụ: Theo quan niệm thông thường nghĩa vụ là trách nhiệm của con người
đối với người khác và đối với xã hội.
- Nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm là tình cảm đạo đức tự giác của con người
đối với người khác và đối với xã hội được con người ý thức và tự nguyện thực hiện.
- Nghĩa vụ đạo đức là sự phù hợp giữa lý trí và tình cảm của cá nhân với những nhu
cầu đạo đức của xã hội. Nó được thể hiện trong sự thống nhất với nhau giữa ý thức và
hành vi của con người, là một trong những tiêu chuẩn giá trị cao nhất được hình thành tồn
tại và phát triển như một qui luật tất yếu và có ý nghĩa trong lịch sử xã hội.
- Nghĩa vụ đạo đức là sự thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mỗi người phù hợp với
ý chí và nguyện vọng của toàn xã hội, nó trở thành động cơ thôi thúc con người phải có ý
thức trách nhiệm trước người khác và trước xã hội.
b. Quan niệm về đạo đức trong các thời kì lịch sử:
*Các quan niệm về nghĩa vụ trước khi chủ nghĩa Mác ra đời
+ Thời cổ đại Hi Lạp: Theo Đêmôcrit ý thức nghĩa vụ là động cơ sâu kín bên trong của mỗi
con người là động lực thúc đẩy con người tự giác hành động.
+Tôn giáo cho rằng: Nghĩa vụ là ý thức trách nhiệm trước thượng đế. Nghĩa vụ của con
người là hy sinh mọi nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân trước lực lượng siêu nhiên để được
hưởng hạnh phúc ở kiếp sau.
+ Các nhà duy vật Pháp (thế kỉ XVII - XVIII), cho rằng: Nghĩa vụ đạo đức gắn liền với lợi
ích của cá nhân, đó là tính tất yếu đối với mọi người và phải thực hiện có trách nhiệm.
Họ cho rằng: Nghĩa vụ không tách rời hạnh phúc của con người.
Ví dụ như: Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái…
+ Lý thuyết đạo đức của tư sản hiện đại: Theo họ nghĩa vụ như cái gì đó hoàn toàn có tính
chất chủ quan, không có nội dung khách quan. Vì vậy họ đi đến bác bỏ, phủ nhận việc giáo dục
ý thức nghĩa vụ cho con người. 12 lOMoARcPSD|50202050
Những người theo chủ nghĩa thực chứng cho rằng: Việc giáo dục con người không phải là
giáo dục ý thức nghĩa vụ mà chỉ dạy hành động, họ có ý định áp đặt và điều khiển mọi hành động
của con người, biến con người thành cái máy hoặc thành những con vật.
* Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức của chủ nghĩa Mác- Lê Nin .
- Theo quan niệm của đạo đức học Mác - Lê Nin nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm
của con người lợi ích chung của xã hội và của người khác, là ý thức cần phải làm, muốn làm,
mong muốn làm và thực hiện hành động một cách tự giác vì lợi ích chung của toàn x ã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức là phải tự giác và tự do, phải xuất phát từ quan niệm đúng
đắn về cái thiện trong xã hội.
- Mỗi người không chỉ ý thức được nghĩa vụ đạo đức và phải thực hiện bằng những hành
vi đạo đức. Nghĩa vụ là cái tất yếu bên trong chứ không phải cái bắt buộc bên ngoài. Đó chính là
quá trình biến nhận thức cái tất yếu thành tự do.
- Việc giáo dục ý thức về nghĩa vụ đạo đức nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
hình thành đạo đức cá nhân.
Nó không thể hình thành một cách ngẫu nhiên, nhất thời mà phải trãi qua một qúa trình lâu
dài bằng những hoạt động tích cực của cá nhân đó.
- Trong thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức có khi mâu thuẩn, chủ thể đạo đức phải có
sự lựa chọn sáng suốt. Tiêu chuẩn chung của sự lựa chọn là phải định hướng đúng đắn và phải
tuân theo bậc thang giá trị đạo đức tiến bộ. Tuần6: 2.2.4. Lương tâm. a) Khái niệm:
Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những
hành vi, cách ứng xử cảu mình trong đời sống xã hội.
( Phạm Khắc Chương. Đạo đức học. NxbĐHSP. 2007,tr 37).
- Lương tâm là một phạm trù đạo đức học có tính phổ biến, nó tồn tại vĩnh viễn trong đời
sống xã hội., là yếu tố đặc trưng trong đời sống đạo đức của cá nhân.
- Trong đời sống đạo đức, lương tâm có tính chất đặc trưng là luôn hướng con người làm
điều thiện và tự đành giá hành động của mình, tự phân sử bản thân. mặt khác, lương âm cảu con
người luôn đấu tranh laọi trừ cái xấu, cái ác…
- Đối với mỗi cá nhân: Lương tâm có vai trò điều chỉnh ý thức và hành vi của con người.
Khi con người để mất lương tâm tức là tự đánh mất mình. Lương tâm giúp mỗi người tự đánh
giá, tự nhìn nhận để điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình cho phù hợp.
- Đối với xã hội: Nhờ có lương tâm mà các giá trị đạo đức của cá nhân và của xã hội được
bảo tồn và phát triển. Lương tâm giúp con người hướng tới sự công bằng và đạo lý. Nó đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho con người và cho xã hội
b. Quan niệm về lương tâm trong các thời kì lịch sử:
*Các quan niệm về lương tâm trước khi chủ nghĩa Mác ra đời.
- Platôn cho rằng: Lương tâm là sự mách bảo của thượng đế.
- Kantơ cho rằng: Lương tâm là sự “ thao thức cuỉa tinh thần”, nó gắn liền với con người như bẩm sinh.
- Hêghen cho lương tâm là sản phẩm của tinh thần khách quan. Theo ông: Chân lý của
lương tâm phụ thuộc vào đạo đức của xã hội, còn hình thức của nó phụ thuộc vào các cá nhân khác nhau. 13 lOMoARcPSD|50202050
- Các nhà duy vật ở thế kỷ XVII-XVIII : Họ gắn lương tâm với ý thức của con người về lợi
ích và thừa nhận vai trò xã hội của lương tâm.
* Quan niệm về lương tâm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Lương tâm là sự tự đánh giá những hành vi và cách ứng xử của bản thân, sự phân xử và
giải quyết đúng đắn các hoạt động của mình trong các quan hệ xã hội.
Vậy lương tâm chính là sự biểu hiện của ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức.
- Nguồn gốc của lương tâm là sự nhận thức nghĩa vụ đạo đức, biến nố thành tình cảm đạo
đức. Vì vậy, lương tâm không phải đơn thuần là tình cảm mà còn chứa đựng cả yếu tố ý thức của con người
- Lương tâm được hình thành gắn liền với hoạt động cải tạo tự nhiện và cải tạo xã hội của
mỗi người, qua một quá trình từ thấp đến cao, theo các mức độ sau đây:
+ ý thức về cái cần phải làm do lo sợ về sự trừng phạm cảu thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh.
+ ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội.
+ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với chính bản thân.
Chỉ khi nào con người cảm thấy xấu hổ vì một cử chỉ, hành vi không tốt đẹp của bản
thân. Đó chính là bước đầu của lương tâm.
-Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái, khẳng định và phủ định:
+ Giá trị của sự khẳng định của lương tâm là sự thanh thản.
+ Giá trị của sự phủ định của lương tâm là sự cắn rứt.
- Trong quá trình hoạt động, lương tâm xuất hiện và tồn tại trong suốt cả quá trình, từ lúc
dự kiến hành vi đến sau khi đã kết thúc hành vi đạo đức.
Lương tâm được nảy sinh, xây dựng trên cơ sở của tình cảm tự giác, từ sức mạnh nội tại
của chủ thể. Lương tâm là sự hối cải biết phục thiện để tiến bộ. - Lương tâm là điều kiện của hạnh phúc.
2.2.5. Thiện và ác. a) khái niệm
- Thiện và ác là một cặp ohạm trù đối lập nhau và tồn tại trong mọi thời đại. quan niệm về
thiện và ác có sự thay đổi trong các giai đoạn lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Quan
niệm về thiện và ác không phải là vĩnh viễn đối với .lloài người hoặc đúng với mọi thời đại.
Cái thiện là tất cả những gì có tác động thuận lợi cho đời sống của con người và của toàn
xã hội. Nó mang lại những lợi ích thiết thực cho sự tiến bộ của toàn nhân loại.
Cái ác là tất cả những gì gây nên thảm hoạ cho con người, cho xã hội.
- Nếu trong xã hội cái thiện được xác lập và chiếm ưu thế, thì cái ác bị đẩy lùi. Xã hội đó
đảm bảo đem lại hạnh phúc cho con người.. b) Quan niệm về thiện và ác trong lịch sử.
* Quan niệm về thiện - ác giai đoạn trước chủ nghĩa Mác. - Thời kỳ cổ đại:
+ Platon cho rằng: Con người phải biết sống thiện và chính thượng đế đã đem lại cho con người điều thiện.
+ Arixtốt quan niệm: Lòng tốt của con người là thiện tâm, thiện ý.
+Các nhà học giả phương Đông, như: Khổng Tử(551-479), Mạnh Tử (372- 289): cho rằng,
con người sinh ra đã mang mầm mống của “ cái thiện”, “ Nhân chi sơ tính bản thiện” . Con người
ta không ai là không thiện, cũng như nước không lúc nào không chảy vào chỗ t rũng. 14 lOMoARcPSD|50202050
Trái với Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử (289-238) lại cho rằng: Tính con người ta vốn là ác.
- Thời kỳ phục hưng (thế kỹ XV-XVIII : Ở phương Tây xuất hiện những trào lưu tư tưởng
nhân văn, hộ đề cao cái thiện trong đời sống. Trong các tác phẩm nghệ thuật, hình tượng người
mẹ là biểu tượng của lòng nhân ái, là biểu tưởng của sự hướng thiện, hướng tới chân lý của tình người.
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thiện và ác.
- Thiện - ác là cặp phạm trù của đạo đức học thuộc hình thái ý thức xã hội.
Quan niệm về thiện- ác đều có cơ sở từ tồn tại xã hội và bị chi phối bởi điều kiện kinh tế xã hội.
- Quan niệm về thiện - ác thay đổi qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, không có quan niệm
về thiện -ác đúng với mọi thời đại, mọi giai cấp, đúng với mọi hoàn cảnh.
(Đạo đức học Mác- Lênin quan niệm: Cái thiện theo nghĩa tổng quát là cái tốt đẹp và được
thể hiện trong đời sống hiện thực. Sự thiện tâm, thiện ý phải thực hiện bằng những hành vi cụ thể mới có tác dụng.
+ Cái thiện là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả hành động, giữa động cơ và phương tiện thực hiện.
+ Cái thiện có tác dụng kích thích tính tích cực của xã hội. Đối với cá nhân, cái thiện nâng
cao giá trị nhân cách của cá nhân đó. Đối với xã hội, cái thiện tạo nên những quan hệ xã hội tốt đạp, văn minh.
(Đối lập với cái thiện là cái ác. Cái ác là cái đáng ghê tởm, nó cản trở, có hại cho con người
và xã hội, cần gạt ra khỏi đời sống
+ Trong xã hội, cái ác diễn ra như: chiến tranh, sự phân biệt chủng tộc, những vụ thảm sát,
sự bóc lột tàn bạo.v.v...Đối với cá nhân, cái ác tồn tại như: Sự vô lương tâm, hành vi tàn bạo, sự
thờ ơ, vô trách nhiệm trước số phận của người khácv.v....
+ Cũng như cái thiện, cái ác không tồn tại vĩng viễn mà có sự biến đổi và mang tính lịch sử.
+ Ngày nay, quan niệm cái ác là tất cả những gi đi ngược, cản trở sự biến hoá, văn minh
của nhân loại trên phạm vi toàn cầu.
(Tiêu chuẩn để đánh giá cái thiện - ác như sau:
-> Động cơ tốt, kết quả tốt, đó là thiện.
-> Động cơ tốt, kết quả xấu, không coi là cái ác.
-> Động cơ xấu, kết quả tốt, không coi là cái thiện.
-> Động cơ xấu, kết quả xấu, đó là ác.
+ Vai trò động cơ có ý nghĩa quyết định đối với hành vi đạo đức của con người, Đồng thời
nó còn là cơ sở, là động lục thúc đẩy của hành vi đạo đức. Tuần7: * Bài tập thảo luận:
- Phân tích những nội dung cơ bản của các phạm trù của đạo đức học đối với sự phát
triển của cá nhân và xã hội
* KT - ĐG giữa kỳ: Có thể kiểm tra trong những vấn đề sau
- Nội dung các phạm trù cơ bản của đạo đức học: Lẽ sống, Hạnh phúc, Nghĩa vụ đạo
đức, Lương tâm, Danh dự, Thiện và ác. 15 lOMoARcPSD|50202050
- Liên hệ thực tế việc vận dụng các phạm trù trên trong đời sống xã hội hiện nay.
Chương III: Sự hình thành đạo đức cá nhân Tuần8:
1. Điều kiện xã hội và sự hình thành đạo đức cá nhân.
1. 1.Cá nhân và xã hội. -
Trong xã hội, con người tồn tại với tư cách là những cá nhân. Con người là
thành viên của một xã hội nhất định. 16 lOMoARcPSD|50202050 -
Mối quan hệ giữa con người và xã hội được thể hiện như là kết quả vận
động của quy luật tự nhiên, mặt khác lại là kết quả hoạt động chủ động của con người.
Đó là quan niện coi con người là tồn tại của xã hội- lịch sử.. -
Trong qua trình hình thành và phát triển, con người đã phát hiện và sử dụng
những quy luật khách quan như công cụ và phương tiện hoạt động họ. Con người
khám phá thế giới xung quanh, đồng thời tham gia cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo xã hôi. -
Trong Luận cương về Phơbách, C. Mác đã viết: “Trong tính hiện thực của
nó- Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”.
Những tiền đề có thực đó là: Các cá thể thực, hoạt động của họ, các điều kiện sẵn có mà họ
tìm thấy và cả những điều kiện do họ tạo ra bằng chính hoạt động của bản thân.
Như vậy, con người vừa là sản phẩm của một xã hội- lịch sử, vừa là sản phẩm hoạt động của chính mình.
1.2. Điều kiện xã hội và sự hình thàn, phát triển đạo đức cá nhân. -
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội như là
yêu cầu chung của xã hội. -
Sự tiếp thu các yêu cầu đạo đức xã hội của mỗi cá nhân phụ thuộc vào đặc
điểm hoạt động của từng cá nhân. -
Những phẩm chất đạo đức của cá nhân đều chứa đựng nội dung, nguyên tắc,
quy tắc đạo đức của xã hội, đồng thời nó mang ý nghĩa tâm lý, đạo đức riêng của mỗi người. -
Hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định sự hình thành bộ mặt đạo đức của họ. -
Những điều kiện kinh tế- xã hội là điều kiện cho cá nhân rèn luyện, phát
triển mọi năng lực, tiềm năng của bản thân, giúp cá nhân hoàn thiện và tự hoàn thiện
các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân, đồng thời làm cho các tiêu chuẩn đạo đức xã hội phát triển ngày càng cao.
Chính sự đóng góp tích cực của cá nhân vào quá trình phát triển của xã hội, một mặt làm
cho cá nhân phát triển, mặt khác tái sản xuất ra các điều kiện mới của xã hội và ngày càng tốt đẹp hơn cho cá nhân. -
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó thường phát triển
chậm hơn so với tồn tại xã hội.
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cá nhân, đặc biệc là giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
phải được đặt ra thường xuyên, tuân theo những hình thức và biện pháp khoa học. -
Các phẩm chất đạo đức cá nhân là một bộ phận cấu thành nhân cách của cá
nhân. Nó có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và có ý nghĩa xã hội và phải tuân thủ theo những yêu cầu chung
2. Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cá nhân
2.1. Tính trung thực
2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của tính trung thực * Khái niệm: 17 lOMoARcPSD|50202050
Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức của cá nhân, là sự tôn trọng lẽ phải, tôn trọng
sự thật, chân lý, tính khách quan trong các quan hệ xã hội.
Nội dung chủ yếu của tính chân thực là thái độ khách quan, nói thẳng, nói thật, dám nhìn
thẳng vào sự thật và đấu tranh, bảo vệ cho sự thật.Đối lập với tính trung thực là sự đôi trá, đạo đức giả * Ý nghĩa. -
Tính trung thực là đặc trưng cơ bản tạo nên bản chất đạo đức của cá nhân,
là phẩm chất đầu tiên làm cơ sở để hình thành nên các phẩm chất đạo đức khác.
-Tính trung thực là tiêu chuẩn để đánh giá con người có đạo đức. -
Tính trung thực là đức tính phù hợp với đạo lý làm người và trở thành nhu
cầu của toàn xã hội, được xã hội đề cao. -
Thiếu tính trung thực, con người sẽ bị thoái hoá về phẩm chất đạo đức, sẽ
trở thành dối trá, khoách lác v.v...Nó đem lại thiệt hại cho xã hội, cho cộng đồng và
cho chính chủ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi lời nói dối đều là phi đạo đức. Có
những lời nói dối vô hại, thậm chí còn có tác dụng an ủi người khác. -
Tính trung thực là đức tính quý báu đối với mỗi người và có ý nghĩa quan
trọng trong xã hội cần phải được quan tâm và giáo dục sâu rộng. 2.1.2. Những yêu cầu
về giáo dục tính trung thực. -
Tính trung thực là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất trong mỗi con người. Nó
quy định mọi HĐ và cuộc sống của con người. -
Việc giáo dục tính trung thực cần nâng cao nhận thức cho mọi người về ý
nghĩa của tính trung thực, như: dám nhận khuyết điểm, đấu tranh bảo vệ sự thất, phê
phán đạo đức giả, sợ nói lên sự thật. -
Việc giáo dục tính trung thực cần nâng cao ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ
đạo đức, danh dự và khắc phục chủ nghĩa cá nhân. -
Giáo dục tính trung thực trong hành động và lời nói, phải chứa đựng nội
dung nhân đạo và đem lại lợi ích chân chính và hạnh phúc cho con người, cho xã hội. -
Giáo dục tính trung thực cấn chú ý nghuyên tắc không được dối trá. Tuy
nhiên, không phải mọi lời nói dối là phi đạo đức. -
2.3. Tính nguyên tắc
2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của
tính nguyên tắc * Khái niệm.
Tính nguyên tắc là một phẩm chất đạo đức của con nưgời, nét cốt yếu của tính nguyên
tác là hành động của chủ thể đạo đức phải phù hợp và tuân theo lẽ phải, theo đạo lý và chân lý,
phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và không vụ lợi.
Tính nguyên tắc không chỉ đơn thuần về mặt tư tưởng mà gắn liền với hành động. Tính
nguyên tắc là sự thống nhất giữa tri thức, trí tuệ, tình cảm và hành động
Nó cách khác, tính nguyên tắc liên quan chặt chẽ đến tính trung thực, nó chính là hình thức
biểu hiện của tính trung thực.
Tính nguyên tắc không có nghĩa là bất di, bất dịch, nhất thành bất biến. Tính nguyên tắc
không loại trừ khẳ năng thay đổi, nó khác với chủ nghĩa giáo điều. 18 lOMoARcPSD|50202050
Tính nguyên tắc còn bao hàm cả tính tích cực tự giác, tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, với xã hội. * Ý nghĩa
- Tính nguyên tắc là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của cá nhân. Nó có ý nghĩa
định hướng hoạt động và cách ứng xử của cá nhân.
- Nguyên tắc giúp con người khẳng định được tính tích cực, nó là cơ sở, là động lực giúp
con người vươn tới những giá trị đạo đức cao đẹp, đem lại lợi ích cho xã hội. Tính nguyên tắc là
điều kiện để phát triển đạo đức cá nhân.
- Con người có tính nguyên tắc sẽ giữ được bản lĩnh, cốt cách của mình, đồng thời chiến
thắng được cái xấu, thấp hèn, tiêu cực trong cuộc sống.
- Đối với xã hội, nhờ có tính nguyên tắc mà những chân lý và giá trị đạo đức cao quý được bảo vệ và phát triển.
-Đối lập với tính nguyên tắc là hành vi vô nguyên tắc, bảo thủ, gàn bướng và cơ hội:
+ Vô nguyên tắc thờng nảy sinh từ kém bản lĩnh, kém hiểu biết...
+ Bảo thủ, gàn bướng có nguồn gốc từ sự chủ quan, sợ sự thật, sợ người khác hơn mình..
+ Cơ hội có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân, hiếu danh, ích kỷ, su nịnh...
2.2.2. Những yêu cầu về giáo dục tính nguyên tắc
- Trang bị cho cá nhân những tri thức về đạo đức cả về lý luận và thực tiễn. Nó là cơ sở để
xây dựng được tính nguyên tắc.
-Việc giáo dục tính nguyên tắc cần chú ý không nên giáo điều, bảo thủ.
- Việc giáo dục tính nguyên tắc cần kiên quyết chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội, hèn nhát, vô trách nhiệm...
- Giáo dục tính nguyên tắc chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc
nề nếp, kỷ cương v.v... trong cuộc sống và trong LĐ.
- Để hình thành tính nguyên tắc cho thanh thiếu niên cần có sự phối hợp giáo dục giữa nhà
trường, gia đình và xã hội. Tuần9:
2.3. Tính khiêm tốn.
2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của tính khiêm tốn * Khái niệm.
-Tính khiêm tốn là đức tính biểu hiện trực tiếp của tình cảm nghĩa vụ, danh dự, lương tâm,
lòng tự trọng, sự hợp lý, công bằng khách quan trong việc đánh giá bản thân nhằm mục đích phục
vụ cho con người và cho xã hội.
- Bản chất của tính khiêm tốn là sự trung thực, có nguyên tắc và công bằng.
- Tính khiêm tốn được biểu hiện ở sự đúng đắn trong tự đánh giá về bản thân.
+ Nếu đánh giá quá cao về mình thường dẫn đến bệnh kiêu ngạo. Bệnh kiêu ngạo không
chỉ gây nguy hại cho tập thể, mà còn là mối hiểm họa cho chính chủ thể.
+ Đánh giá quá thấp hay mặc cảm về sự thấp kém của bản thân thường dẫn đến sự tự ti.
Người tự ti thờng thường sống trong trạng thái lo sợ, làm thui chột ý chí vươn lên. * Ý nghĩa
- Đức tính khiêm tốn có tác dụng giúp con người tự khẳng định giá trị đạo đức cá nhân, tạo
nên động lực cho mỗi cá nhân không ngừng vươn lên trong học tập, trong công tác và trong đời sống. 19 lOMoARcPSD|50202050
- Tính khiêm tốn liên hệ hữu cơ với lòng tự tin, ý chí và bản lĩng vững vàng trong cuộc sống.
- Người có đức tính khiêm tốn không chỉ nhận thấy được những công lao, ưu điểm của bản
thân, mà còn trân trọng, cảm phục trước tài năng, sự công hiến của người khác.
- Người có đức tính khiêm tốn thường có lương tâm, lòng nhân ái, sự lễ độ, tế nhị, không tự cao tự đại...
- Tính khiêm tốn tạo cho mỗi người dễ hòa hợp, dề gần gủi trong giao tiếp.
- Tính khiêm tốn giúp con người sống than thản, vị tha, biết tôn trọng người khác. Đồng
thời khắc phục thói ích kỷ, tự cao tự đại, coi thường người khác.
3.2.2. Những yêu cầu về giáo dục tính khiêm tốn.
- Trong giáo dục cần tổ chức những hoạt động đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho cá
nhân phát huy mọi khả năng, giúp họ phấn đấu để khẳng định bản thân, và cống hiến cho xã hội.
- Cần làm cho lớp trẻ nhận thức đúng tính khiêm tốn và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và đối với xã hội.
- Cần có những biện pháp hữu hiện để giúp họ hình thành nên thái độ và những hành động
đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, biết trân trọng công lao và thành tích của người khác v.v...
- Cần loại trừ những biểu hiện thiếu khiêm tốn, như: Tự cao tự đại, hống hách, kiêu ngạo
và sự tự ti ở mỗi cá nhân.
2.4. Dũng cảm
2.4.1. Khái niệm, ý nghĩa của lòng dũng cảm * Khái niệm
- Nội dung cơ bản của dũng cảm biểu hiện ở hành động của chủ thể khi tiến hành công việc
có sự huy động tối đa của năng lực, của ý chí để vượt qua những khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích
của con người, lợi ích của xã hội.
- Dũng cảm là đức tính đặc thù của ý chí, của nghị lực, đồng thời là sự biểu hiện tổng hợp
của trí tuệ, của ý thức, là đỉnh cao của nhận thức lý trí: Người có lòng dũng cảm dám đương
đầu với thử thách, không chùn bước trước khó khăn, tôn trọng lẽ phải, c hân lý, có quyết tâm cao
luôn vươn tới mục đích cao thượng và chân chính.
- Lòng dũng cảm được hình thành trong quá trình sống và hoạt động, nó được hun đúc qua
quá trình rèn luyện, tu dưỡng và vợt qua thử thách trong cuộc sống.
- Dũng cảm là một trong những phẩm chất thuộc đỉnh cao của thang giá trị đạo đức.
* Ý nghĩa.
- Lòng dũng cảm giúp con người có khí phách, có những hành động anh hùng cao thượng, không sợ nguy hiểm.
- Người có lòng dũng cảm dám đương đầu với thử thách, không chùn bước trước khó khăn,
tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý, có quyết tâm cao luôn vươn tới mục đích cao thượng và chân chính.
- Nếu thiếu lòng dũng cảm, lòng tốt của con người chỉ dừng lại trong ý thức, trong cảm xúc
thiện tâm, thiện ý, không trở thành hành động thực tiễn.
- Lòng dũng cảm được hình thành trong quá trình sống và hoạt động, nó được hun đúc qua
quá trình rèn luyện, tu dưỡng và vượt qua thử thách trong cuộc sống.
2.4.2. Những yêu cầu về giáo dục lòng dũng cảm 20