Tài liệu hoàn cảnh gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thân sinh Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) vốn là nhà Nho yêu nước, ông thường được biết tới với danh xưng ông phó bảng, ông Sắc .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng hồ chí minh(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342819 lOMoARcPSD|46342819 Hoàn cảnh gia đình HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
- Thân sinh Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) vốn là nhà Nho yêu
nước, ông thường được biết tới với danh xưng ông phó bảng, ông Sắc.
- Ông theo học và được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con
nuôi, sau ông bén duyên với bà Hoàng Thị Loan (1868- 1901)- một
trong hai người con gái của cụ Đường. Hai người chính thức nên
vợ nên chồng vào năm 1883 tại làng Hoàng Trù. Ở đây, họ chung lOMoARcPSD|46342819
sống với nhau những ngày tháng hoa niên đầm ấm, tràn trề hạnh phúc lứa đôi:
“ Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”
- Bảy năm sau ngày cưới, họ có với nhau 3 người con: Con gái đầu
lòng là Nguyễn Thị Thanh (hiệu Bạch Liên), con trai thứ Nguyễn
Sinh Khiêm (tức Tất Đạt) và người con thứ ba Nguyễn Sinh Cung
(tức Tất Thành). Sau này người vợ hạ sinh người con thứ tư trong
gia đình là Nguyễn Sinh Nhuận, thường gọi là Xin, nhưng không
may mất sớm chẳng bao lâu sau khi bà Loan qua đời. TUỔI THƠ CỦA NGƯỜI
- Nguyễn Sinh Cung ra đời đương lúc mùa sen nở rộ, cả làng thơm ngát hương sen.
- Thuở thiếu thời của Người được nuôi dưỡng bằng lời giảng của
người cha- người thầy mẫu mực, bằng kho truyện cổ tích, truyện
Kiều và ca dao, dân ca của mẹ, của bà cùng sự yêu thương, chiều
chuộng của anh chị. Đức tính quý báu của cha mẹ như những sợi
tơ thêu dệt nhân cách Nguyễn Sinh Cung xuyên suốt thời thơ ấu.
- Song ngày vui ngắn chẳng tày gang, khi bước đường sự nghiệp của
thân sinh Nguyễn Sinh Sắc rộng mở cũng là lúc gia đình nhỏ phải
đón nhận tin chẳng lành. Năm 1900, người cha cùng con trai thứ
Sinh Khiêm vào Thanh Hóa; còn Sinh Cumg ở lại Huế với mẹ. Tại
Huế, bà Loan sinh người con thứ tư (Nguyễn Sinh Nhuận) và lâm
bệnh nặng. Bà mất trưa ngày 10/2/1901, bỏ lại đứa con thơ còn đỏ
hỏn và Nguyễn Sinh Cung khi ấy cũng chẳng lớn là bao. Trớ trêu
thay chỉ còn một tuần nữa là đến Tết. Trong khi trẻ em nô nức kéo
nhau đi chợ Tết Đông Ba thì Bác bế em đi xin sữa! Có những đêm
em khát sữa, gào khóc thất thanh còn anh vì bất lực mà cũng bật lOMoARcPSD|46342819
khóc theo. .Không lâu sau, người em cũng đi theo mẹ. Liên tục mất
đi người thân đã gieo vào tâm hồn thơ trẻ của Người một nỗi buồn tê tái.
- Sau biến cố gia đình, Người tiếp tục theo anh và cha bôn ba khắp
chốn , phần là để phục vụ yêu cầu thi cử của cha, phần cũng để
thỏa thú tiêu dao, ham thích học hỏi của Người. Người đã đi qua
nhiều miền đất: Thanh Chương (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh),
Diễn Châu (Thanh Hóa), Kiến Xương (Nam Định). . để thấu nỗi cơ cực của đồng bào.
- Người anh ruột Sinh Khiêm và chị Nguyễn Thị Thanh cũng là
những người đồng hành đáng tin cậy nhất của Người khi cả ba chị
em sau này đều đi theo con đường Cách mạng. Thời thanh niên
ông Khiêm tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và
phong kiến, còn người chị cả Nguyễn Thị Thanh đã hoạt động tích
cực dưới ngọn cờ của chí sĩ Phan Bội Châu.
⇨ Như vậy, công dưỡng dục của cha mẹ cùng những trải nghiệm
vàng đá của Người đã hun đúc nên một con người kiên cường, kiên
trung, bất khuất mà giàu lòng trắc ẩn, một nhà trí thức hiểu tường
biết tận mà vẫn thật gần gũi với đồng bào, quê hương. Ý CHÍNH: Phần đc highlight