Tài liệu: Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm | Giao tiếp kinh doanh
Tài liệu: Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm | Giao tiếp kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm:
1. Nguyên nhân dẫn đến xung đột trong nhóm
Xung đột nhiệm vụ
Những bất đồng có nảy sinh khi công việc của các thành viên trong nhóm phụ
thuộc lẫn nhau quá nhiều để có thể phối hợp và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Nếu
không có những thỏa thuận và cách tổ chức sắp xếp công việc hợp lý, đội nhóm
của bạn sẽ dễ gặp tình trạng xung đột nhiệm vụ.
Mâu thuẫn với nhóm trưởng
Với trọng trách tổng hợp và đưa ra quyết định, cũng như đưa ra góp ý về công việc
cho nhóm viên. Nhóm trưởng thường rất dễ khiến một số cá nhân không hài lòng
với các nhận xét thẳng thắng hoặc khác với tư tưởng cá nhân.
Bên cạnh đó, một số thành viên cũng sẽ “ngầm” đánh giá năng lực dẫn dắt của
nhóm trưởng và dễ gây mâu thuẫn nếu họ cảm thấy không phù hợp.
Phong cách làm việc không phù hợp
Mỗi một thành viên là một cá thể, một tính cách riêng biệt.
Nếu bạn không thể làm cho mình hòa hợp, kiểm soát cảm xúc và quan điểm với
tập thể thì xung đột trong nhóm diễn ra cũng chỉ là chuyện sớm muộn. Xung đột ý tưởng
Những lúc cùng bàn bạc để đưa ra ý tưởng sáng tạo, ai rồi cũng sẽ có những ý
tưởng mà bản thân tâm đắc và luôn cố gắng bảo vệ nó.
Nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra trên bàn họp cũng đồng nghĩa với cuộc tranh
luận diễn ra theo chiều hướng “nảy lửa” hơn.
Nếu không có người cầm trịch hoặc các tiêu chuẩn đánh giá sẵn khiến cho tình
trạng này kéo dài, đây sẽ không còn là cuộc tranh luận bình thường, mang tính xây
dựng nữa. Trái lại, điều này sẽ gây ra sự khó chịu cho mỗi cá nhân, và tệ hơn chính là xung đột trong nhóm.
2. Cách giải quyết xung đột trong nhóm
Tạm gác “cái tôi” sang một bên
Khi xung đột nhóm xảy ra, vấn đề lớn nhất chưa chắc đã đến từ những bất đồng
trong quan điểm, mà chính là “cái tôi” của mỗi người.
Bất kỳ tranh cãi nào cũng không thể giải quyết nếu một trong hai bên không ai chịu
đặt “cái tôi” của mình xuống trước.
Việc buông bỏ “cái tôi” của mình không có nghĩa là bạn thừa nhận mình đã sai hay
đã thua cuộc khi tranh cãi, mà chỉ đơn giản là giúp bạn có thể nhìn nhận ý kiến của
đối phương một cách khách quan hơn.
Làm rõ vấn đề nằm ở đâu
Kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức nhóm bao gồm cả việc bạn phải biết vấn
đề của hai bên ở đâu? Tại sao lại có những xung đột nhóm này? Chúng ta có đang
hành xử vì một mục tiêu chung của nhóm hay không?
Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân cốt lõi, bạn và đồng đội mới đủ bình tĩnh để đánh
giá phương án giải quyết.
Tìm giải pháp cùng nhau
Khi đã làm rõ nguyên nhân của vấn đề, đây là lúc bạn cùng cộng sự của mình
ngồi xuống để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho xung đột nhóm đó.
Lúc này, hai bên đã sẵn sàng để nhìn nhận ý kiến của đối phương, cũng như hiểu
được điều gì là tốt nhất cho đội ngũ của mình.
Chủ động lắng nghe
Thay vì là người góp ý, sao bạn không thử trở thành người lắng nghe? Hãy tập
cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Không thiên vị
Nếu bạn là người trưởng nhóm, cách giải quyết xung đột trong nhóm tốt nhất chính
là dành sự công tâm cho mỗi cá nhân.
Không nên thể hiện rõ sự ưu tiên cho bất kỳ ai vì điều này sẽ gây cản trở cho chính
mối quan hệ của bạn với các thành viên khác. Hãy là tấm gương cho những người
đồng đội của mình, tạo dựng sự tin tưởng, và đưa ra các quyết định sáng suốt.