Tài liệu kỹ năng lắng nghe hiệu quả môn Giao Tiếp Kinh doanh

Tài liệu kỹ năng lắng nghe hiệu quả môn Giao Tiếp Kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ
(trên slide chỉ ghi chữ in đậm)
Mở:
“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Vậy, câu hỏi đặt ra là đâu là bí quyết “khai
thác kim cương” và chúng ta nên lắng nghe như thế nào cho hiệu quả.
Trước hết, ta cần hiểu về các mức độ của lắng nghe.
1. MỨC ĐỘ LẮNG NGHE.
Câu hỏi (4 bạn): Chia sẻ tình huống của bản thân trong mỗi trường hợp - Bạn đã bao giờ (phớt
lờ/giả vờ/chọn lọc/tập trung) lắng nghe chưa?
-> Giải thích về 4 mức độ:
Nghe phớt lờ: không nghe gì cả , nhìn lơ đễnh không tập trung hoặc chăm chú vào
việc khác. Đây là mức độ tệ nhất của việc nghe, thiếu tôn trọng người khác và chính
mình.
Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không cần thiết hoặc không
đồng tình và không muốn nghe, nhưng vì sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đang lắng nghe
nhưng thực tế là không nghe gì cả.
Nghe chọn lọc chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm: . Các thông tin khác đều
bỏ ngoài tai.
Nghe tập trung: tập trung sự chú ý và tâm trí để nắm bắt và lưu giữ người nghe
thông tin.
Câu hỏi: Nêu ví dụ về nghe thấu cảm (1-2 bạn)
Nghe thấu cảm: cấp độ cao nhất đặt mình vào vị trí của việc nghe. Người nghe
người nói để cảm nhận tâm tư tình cảm, suy nghĩ, năng lượng của người nói; nghe
tích cực, nghe chân thành.
2. KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ
Vậy làm thế nào để LẮNG NGHE thay vì NGHE?
* Thái độ: 80% hiệu quả lắng nghe phụ thuộc vào thái độ.
Điều đầu tiên ta cần chú ý khi lắng nghe chính là thái độ.
Thái độ chỉ biểu hiện bằng sự im lặng bên ngoài (bởi đó có thể là phớt lờ, giả vờ nghe) thì chưa
đủ mà còn là sự tĩnh lặng ở bên trong (nghe tập trung, nghe thấu cảm). Đó là khi ta thực sự
mong muốn lắng nghe và hiểu đúng những điều người nói muốn chia sẻ, muốn thấu hiểu và
đồng cảm với họ.
Không thành tâm, không có thiện chí, không muốn lắng nghe thì tất cả các kỹ năng đều không
mang lại kết quả. Phải có thái độ tốt rồi mới đến kỹ năng, kỹ năng mà không có thái độ chỉ là
những hành vi vô cảm như những cỗ máy.
Ví dụ: Trên lớp, có những vấn đề mà chúng ta đã được nghe giảng qua nhưng đến khi học môn
khác, vấn đề đó lại xuất hiện và được thầy cô giảng lại. Và bài giảng đó rất có thể sẽ nhận
được thái độ hững hờ.
Điều này là không nên
Ta bỏ lỡ 1 cơ hội tiếp thu kiến thức vì chưa chắc ta nghe rồi, nhưng đã nhớ và đã hiểu.
Thầy cô sẽ cảm thấy phản cảm, mất cảm hứng giảng bài.
Thay vào đó, nếu ta có thái độ vui vẻ lắng nghe, thì ta sẽ hiểu thêm, nhớ thêm vấn đề
đó - đạt hiệu quả học tập cao hơn.
* Sự tập trung: toàn tâm toàn ý lắng nghe
Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành
công vì trong khi lắng nghe người khác họ để các công việc khác xen vào.
Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách
hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có
thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn.
* Tham dự: hoà mình vào cuộc giao tiếp
Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe được
biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, cái gật đầu hay những từ đệm như: “Dạ", “Vâng ạ", “Thế
ạ", '"Thật không?"...
* Hiểu: nhắc lại được những từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình bày.
Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp
của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại
thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của
mình hoặc đặt câu hỏi để xác nhận như: “Tôi hiểu như thế này có đúng không?" hoặc “Ý anh là
thế này...?"
* Ghi nhớ: chọn lọc và ghi chép nhanh những thông tin quan trọng
“Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ”.
Nhiều điều đòi hỏi tính cụ thể và chi tiết, không thể đại khái chung chung (VD: bài giảng trên lớp
- chỉ nghe thôi sẽ quên ngay). Vậy cách tốt nhất để ghi nhớ chính xác là ghi lại những thông tin
cơ bản.
* Hồi đáp: đặt câu hỏi, trao đổi, tương tác với đối tượng giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận
thông điệp, người nhận cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới
có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe.
Mình thấy đây là 1 kỹ năng học sinh sinh viên còn yếu - khi thầy cô đặt câu hỏi thì ít ai xung
phong phát biểu, chúng ta chỉ nghe mà không có hồi đáp.
Hồi đáp giúp người nói điều chỉnh nội dung và phong cách nói chuyện cho phù hợp và giúp
người nói tự tin hơn khi thấy có người lắng nghe mình.
* Phát triển: đặt ra câu hỏi để mở rộng vấn đề, giúp định hướng cuộc nói chuyện đi theo
hướng hai bên mong muốn.
Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá trình hồi đáp là sự chấm dứt
cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp
bước sang một chu trình mới. Vì vậy, chu trình lắng nghe được mô tả như trên là một mô hình
khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy ốc đi lên.
| 1/5

Preview text:

KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ
(trên slide chỉ ghi chữ in đậm) Mở:
“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Vậy, câu hỏi đặt ra là đâu là bí quyết “khai
thác kim cương” và chúng ta nên lắng nghe như thế nào cho hiệu quả.
Trước hết, ta cần hiểu về các mức độ của lắng nghe.
1. MỨC ĐỘ LẮNG NGHE.
Câu hỏi (4 bạn): Chia sẻ tình huống của bản thân trong mỗi trường hợp - Bạn đã bao giờ (phớt
lờ/giả vờ/chọn lọc/tập trung) lắng nghe chưa?
-> Giải thích về 4 mức độ:
Nghe phớt lờ: không nghe gì cả, nhìn lơ đễnh không tập trung hoặc chăm chú vào
việc khác. Đây là mức độ tệ nhất của việc nghe, thiếu tôn trọng người khác và chính mình.
Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không cần thiết hoặc không
đồng tình và không muốn nghe, nhưng vì sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đang lắng nghe
nhưng thực tế là không nghe gì cả.
Nghe chọn lọc: chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm. Các thông tin khác đều bỏ ngoài tai.
Nghe tập trung: người nghe tập trung sự chú ý và tâm trí để nắm bắt và lưu giữ thông tin.
Câu hỏi: Nêu ví dụ về nghe thấu cảm (1-2 bạn)
Nghe thấu cảm: cấp độ cao nhất của việc nghe. Người nghe đặt mình vào vị trí
người nói để cảm nhận tâm tư tình cảm, suy nghĩ, năng lượng của người nói; nghe
tích cực, nghe chân thành.
2. KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ
Vậy làm thế nào để LẮNG NGHE thay vì NGHE?
* Thái độ: 80% hiệu quả lắng nghe phụ thuộc vào thái độ.
Điều đầu tiên ta cần chú ý khi lắng nghe chính là thái độ.
Thái độ chỉ biểu hiện bằng sự im lặng bên ngoài (bởi đó có thể là phớt lờ, giả vờ nghe) thì chưa
đủ mà còn là sự tĩnh lặng ở bên trong (nghe tập trung, nghe thấu cảm). Đó là khi ta thực sự
mong muốn lắng nghe và hiểu đúng những điều người nói muốn chia sẻ, muốn thấu hiểu và đồng cảm với họ.
Không thành tâm, không có thiện chí, không muốn lắng nghe thì tất cả các kỹ năng đều không
mang lại kết quả. Phải có thái độ tốt rồi mới đến kỹ năng, kỹ năng mà không có thái độ chỉ là
những hành vi vô cảm như những cỗ máy.
Ví dụ: Trên lớp, có những vấn đề mà chúng ta đã được nghe giảng qua nhưng đến khi học môn
khác, vấn đề đó lại xuất hiện và được thầy cô giảng lại. Và bài giảng đó rất có thể sẽ nhận
được thái độ hững hờ. Điều này là không nên
● Ta bỏ lỡ 1 cơ hội tiếp thu kiến thức vì chưa chắc ta nghe rồi, nhưng đã nhớ và đã hiểu.
● Thầy cô sẽ cảm thấy phản cảm, mất cảm hứng giảng bài.
● Thay vào đó, nếu ta có thái độ vui vẻ lắng nghe, thì ta sẽ hiểu thêm, nhớ thêm vấn đề
đó - đạt hiệu quả học tập cao hơn.
* Sự tập trung: toàn tâm toàn ý lắng nghe
Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp không thành
công vì trong khi lắng nghe người khác họ để các công việc khác xen vào.
Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói đến người nghe không có chung một cách
hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có
thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn.
* Tham dự: hoà mình vào cuộc giao tiếp
Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe được
biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, cái gật đầu hay những từ đệm như: “Dạ", “Vâng ạ", “Thế ạ", '"Thật không?"...
* Hiểu: nhắc lại được những từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình bày.
Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì không hiểu được thông điệp
của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại
thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của
mình hoặc đặt câu hỏi để xác nhận như: “Tôi hiểu như thế này có đúng không?" hoặc “Ý anh là thế này...?"
* Ghi nhớ: chọn lọc và ghi chép nhanh những thông tin quan trọng
“Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ”.
Nhiều điều đòi hỏi tính cụ thể và chi tiết, không thể đại khái chung chung (VD: bài giảng trên lớp
- chỉ nghe thôi sẽ quên ngay). Vậy cách tốt nhất để ghi nhớ chính xác là ghi lại những thông tin cơ bản.
* Hồi đáp: đặt câu hỏi, trao đổi, tương tác với đối tượng giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận
thông điệp, người nhận cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới
có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe.
Mình thấy đây là 1 kỹ năng học sinh sinh viên còn yếu - khi thầy cô đặt câu hỏi thì ít ai xung
phong phát biểu, chúng ta chỉ nghe mà không có hồi đáp.
Hồi đáp giúp người nói điều chỉnh nội dung và phong cách nói chuyện cho phù hợp và giúp
người nói tự tin hơn khi thấy có người lắng nghe mình.
* Phát triển: đặt ra câu hỏi để mở rộng vấn đề, giúp định hướng cuộc nói chuyện đi theo
hướng hai bên mong muốn.

Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá trình hồi đáp là sự chấm dứt
cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp
bước sang một chu trình mới. Vì vậy, chu trình lắng nghe được mô tả như trên là một mô hình
khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy ốc đi lên.