Tài liệu "Lenin với vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước vô sản trong tác phẩm "Thà ít mà tốt""

Tài liệu "Lenin với vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước vô sản trong tác phẩm "Thà ít mà tốt"" của Học viện hành chính quốc gia gồm các nội dung liên quan đến môn học Triết học Mac - Lenin giúp bạn củng cố và đạt điểm cao trong bài thi học phần

LÊNIN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC SẢN
TRONG TÁC PHẨM "THÀ ÍT MÀ TỐT"
Ths. Nguyễn Đức Hải
Viện Kinh tế chính trị học
Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Vào thời kỳ 1922-1923, Chính quyền Nga Viết đứng trước nhiều
nhiệm vụ mới mẻ, cấp bách nặng nề. Nước Nga một nước nghèo nàn,
lạc hậu, lại mới trải qua chiến tranh, NEP thì mới được khởi động, cuộc sống
của nhân dân n rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong điều kiện nhà ớc
XHCN đầu tiên trên thế giới vừa mới ra đời đang trong quá trình xây dựng,
lại bị các nước bản đế quốc bao vây. Bọn sản phản động trong nước
thì luôn tìm cách giành lại địa vị đã mất. Tất cả những điều đó đã đặt n
nước viết trước những thách thức to lớn. Để giải quyết tốt những nhiệm
vụ nêu trên thì vấn đề quyết định phải củng cố bộ máy chính quyền nhà
nước vững mạnh, hiệu quả để cáng đáng được trọng trách nặng nề của sự
nghiệp xây dựng bảo vtổ quốc XHCN. Trong hoàn cảnh nvậy, bên
cạnh việc thúc đẩy NEP, Lênin đã nhận thấy phải quan tâm củng cbộ máy
nhà nước. Do đó, mặc vết thương tái phát nghiêm trọng, phải nằm trên
giường bệnh, nhưng Lênin đã tập trung trí tusức lực của mình để trăn trở
cho vấn đề cải tổ củng cố bộ máy nnước viết. Tác phẩm Thà ít
tốtđã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Với ý nghĩa lớn lao của tác phẩm,
thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn và
sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước vô sản.
1. Lênin đánh giá về thực trạng của Nhà nước viết nguyên
nhân của những khuyết điểm, yếu kém
Theo Lênin, Nhà nước viết sau 5 năm ra đời và xây dựng đã đạt
được những thành tựu đáng kể để từng bước khẳng định hướng tới xây
dựng một nhà nước thật sự mang bản chất của một nnước kiểu mới. Tuy
nhiên, Lênin cũng nghiêm khắc chỉ ra những yếu kém của nhà nước viết.
Đó tình trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, lề lối làm việc giấy tờ,
sính kế hoạch, cán bộ thì không ít người rơi vào thói ba hoa, tự mãn, công
thần, xa thực tế. Người thẳng thắn nhận định: “Tình hình bộ máy nhà nước
của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là tồi tệ” [tr.442]. Mặc dù được gọi
nhà nước Xô viết, nhưng theo Lênin, bộ máy nhà nước Nga vẫn mang nặng
tàn của hội cũ, bộ máy nhà nước mà rất ít được sửa đổi, “nó vẫn
điển hình thật sự của bộ máy nhà nước cũ”. Vì thế, nó chưa thực sự mang đầy
đủ tính chất là một nhà nước XHCN.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém đó của bộ máy nnước
Nga Xô viết, Lênin đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây:
Một , những yếu kém của nhà nước viết bắt nguồn từ tàn của
nhà nước cũ, hội . Thật vậy, nước Nga trước cách mạng Tháng Mười tuy
một nước TBCN đã phát triển đến độ trung bình nhưng về bản vẫn còn
một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún phổ biến, thói quen lao động tiểu nông, lạc hậu, thủ
công, rụt rè; mặt bằng văn hoá của nhân dân còn thấp. Sự yếu kém của bộ
máy nnước Nga Xô viết đã phản ánh thực trạng đó điều dễ hiểu kiến
trúc thượng tầng bao giờ cũng sinh ra từ sở htầng phản ánh sở hạ
tầng đã sinh ra nó. Lênin viết: “Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội,
kinh tế chính trị chúng ta đều tỏ ra cách mạng ghê gớm, nhưng về mặt
cấp bậc, vmặt tôn trọng những hình thức những thể lệ về thủ tục hành
chính thì “tính cách mạng” của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh
thần thủ cựu hủ bại nhất” [tr. 453 - 454]. Những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của
hội còn tồn tại lẽ tất yếu bởi hội mất đi, nhưng không thể
mất ngay tức khắc, nhất ý thức hội của hội thì còn tồn tại u
dài tính bảo thủ, lạc hậu so với tồn tại hội. Lênin viết: “Những
khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá khứ này tuy đã blật đổ, nhưng
chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”,
cũng theo Lênin thì những tư tưởng, ý thức thường ăn sâu vào đời sống
văn hoá, vào phong tục, tập quán” [tr. 443]
Hai , do trình độ văn hoá của giai cấp công nhân nhân dân lao
động còn thấp. Lênin cho rằng, giai cấp công nhân những người chủ yếu
trực tiếp xây dựng, tổ chức lên bộ máy nhà nước viết. Họ rất muốn xây
dựng một bộ máy nhà nước tốt hơn nhưng “họ chưa có đầy đủ học thức”, nên
“họ không biết làm thế nào. Họ không thlàm được việc đó” [tr. 443 - 444].
Còn trình độ văn hoá nói chung của nhân dân lao động Nga thì: những yếu tố
kiến thức, học thức, giáo dục…so với tất cả các nước khác, thì chúng ta ít
ỏi đến nực cười”, mà theo Lênin, xây dựng bộ máy nhà nước là công việc khó
khăn, phức tạp nên “để làm được việc ấy…cần phải có văn hoá” [tr. 444].
Ba , do chiến tranh kéo dài do sự phá hoại của các thế lực t
địch, phản động chống CNXH. Ngay khi mới ra đời, nước Nga viết non
trẻ đã phải đối phó với cuộc bao vây can thiệp của các nước đế quốc phương
Tây. vậy, mọi nhân tài, vật lực của nước Nga đều phải dồn cho kháng
chiến. Đảng Nhà nước viết Nga đã phải tập trung cao độ mọi nguồn
lực, cán bộ cho quân đội. Những đảng viên, những công nhân ưu tú, những
cán bộ tài đức đã được tăng cường cho kháng chiến. Do đó, chính quyền
các cấp thiếu nhiều cán bộ tài đức. Bên cạnh đó, không ít những phần tử
hội, những người có trình độ, năng lực và đạo đức yếu kém đã lọt vào bộ máy
nhà nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Hơn nữa,
các thế lực thù địch và phản động trong ngoài nước hết sức tức tối với
nước Nga viết, chúng tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước Nga, “chúng đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau” [tr. 455].
Trong thời kỳ đầu thì chúng đã lợi dụng cuộc nội chiến Nga nhằm phá hoại
nước ta đến cực độ”, nhưng khi không đánh đổ được nước Nga bằng chiến
tranh thì chúng lại tìm mọi cách “cản trở sự phát triển của nó lên chủ nghĩa xã
hội…, chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước
tiến…, chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khả năng đủ
để trở thành chủ nghĩa hội” [tr. 455]. Mặt khác, nước Nga viết trong
quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) đã buộc phải sdụng các
nhân tố kinh tế - chính trị của CNTB, nhất là phải sdụng các chuyên gia
sản trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, nước Nga Xô viết và bộ máy nhà nước của nó
không thể tránh khỏi việc “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại lố
lăng nhất” [tr. 453]. Các nước bản đế quốc đã lợi dụng hội này để cài
cắm gián điệp vào phá hoại bộ máy nhà nước và nền kinh tế - xã hội Nga.
Bốn , do một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng rơi vào quan liêu,
hội, thoái hoá biến chất. Lênin khẳng định rằng, sự yếu kém của bộ máy
nhà nước một phần do những phần tử quan liêu, hội, thoái hoá biến chất,
những kẻ phô trương, kiểu cách dởm, ba hoa, cách mạng suông chất chui vào
làm cản trở hiệu lực của bộ máy nhà nước làm biến dạng chế độ nhà
nước mới. Những phần tử đó “đang tồn tại không những trong các quan
viết mà cả trong các quan Đảng nữa” [tr. 451]. Người khẳng định rằng
quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới với việc sử dụng nhng nhân tố
kinh tế của CNTB nên không thể tránh khỏi việc trong bộ máy nhà nước
viết bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại lố lăng nhất”. Nhưng trong
một chừng mực nào đó thì những thói xấu đó lại được những phần tử quan liêu,
hội, thoái hoá trong bộ máy nhà nước Xô viết tiếp nhận với ý đồ trục lợi và
chúng làm lây lan sang cả những cán bộ khác trong bộ máy nhà nước Xô viết.
Lênin viết: “Trong một chừng mực nào đó, bệnh truyền nhiễm ấy cũng là do
những phần tử quan liêu đáng yêu của chúng ta cố ý làm lây lan sang chúng ta,
với hy vọng nhiều dịp buông câu trong đám nước đục do những thiên kiến
đó khuấy lên” [tr. 453].
Năm , tình trạng "đáng buồn" của bộ máy nhà nước viết còn do
những yếu kém trong quá trình cải tổ gây ra. Lênin nói: Tuy chúng ta đã
ra sức cải tiến bmáy nhà nước”, nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công,
một hoạt động…đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ hiệu,
thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác” [tr. 445]. Vnhững yếu
kém trong quá trình cải tổ bộ máy nnước viết trong những năm sau
cách mạng Tháng Mười được Lênin chỉ rõ: “Điều tai hại nhất đây hấp
tấp. Điều tai hại nhất tưởng rằng chúng ta…đã được một số yếu tố khá
lớn để xây dựng được một bmáy thật sự mới thật sự xứng đáng với danh
hiệu bộ máy XHCN, bộ máy viết, v.v..” [tr. 443]. Ông khẳng định rằng
bộ máy nhà nước XHCN thực sự chúng ta chưa có, ngay cả những yếu tố
cho phép chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng ít ỏi đến nực
cười”. Người chỉ rõ: “muốn xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta không được
ngại tốn thời gian, rằng việc đó đòi hỏi nhiều, nhiều, rất nhiều năm tháng” [tr.
443].
2. Mục đích, điều kiện phương châm cải tiến bộ máy nhà nước
viết
Tác phẩm nêu mục đích của việc đổi mới, cải tiến bộ máy nnước
viết là nhằm xây dựng bộ máy đó thực sự xứng danh bộ máy nhà nước
XHCN; đảm bảo cho bmáy nhà nước chất lượng kiểu mẫu thực sự, gọn
nhẹ, mang tính hiệu quả, hiệu lực cao, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đầy
đủ năng lực quản đất nước. Đó s một nnước được mọi người tín
nhiệm, đầy đủ điều kiện khả năng trụ vững không phải chỉ chừng mực
một nước tiểu nông cả trình độ một nước công nghiệp hoá điện khí
hoá. Đó một nhà nước thể “trừ bỏ được đến cả những lãng phí nhỏ
nhất trong mọi lĩnh vực đời sống hội, bằng cách thực hành tiết kiệm
nghiêm ngặt” [tr. 458].
cuối cùng, về mặt quốc tế, bộ máy nhà nước viết cần được củng
cố để có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh biến động của tình hình quốc tế.
Muốn vậy, phải tránh được những xung đột với các nước TBCN đủ
sức mạnh ngăn cản mọi âm mưu hành động xâm lược, phá hoại của các thế
lực đế quốc, thù địch bên ngoài chưa hề từ bỏ ý đồ đè bẹp nhà nước viết
non trẻ. [tr. 456-457]
Lênin đã nêu lên hai điều kiện để cải tiến bộ máy nhà nước viết:
Một , phải đội ngũ những người lao động, nhất giai cấp công
nhân, những cán bộ, đảng viên quần chúng nhân dân lao động ý thức
cách mạng cao, hăng hái đấu tranh cho CNXH, yêu CNXH và trung thành với
lý tưởng XHCN.
Hai , họ phải trình độ về văn hoá, KHKT, tổ chức và quản lý kinh
tế - hội muốn cải tiến bộ máy nhà nước thì cần phải văn hoá, chứ việc
này “không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc
xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ
một trong những đức nh tốt đẹp nhất nào của con người” [tr. 444]. Người
nhấn mạnh rằng: muốn tri thức thì không cách nào khác ngoài việc
“một học tập, hai học tập, ba học tập mãi, sau nữa, phải làm sao cho
việc học thức nước ta không nằm trên giấy hoặc một lời nói theo mốt
nữa, phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn thực
tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta…, xứng đáng
thích hợp với một nước đang đặt cho mình nhiệm vụ trở thành một nước
XHCN” [tr. 444].
Theo Lênin thì phương châm cải tiến bộ máy nhà nước viết thà
ít mà tốt”, tức là thà mất hai năm hay thậm trí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội
vàng không chút hy vọng nào đào tạo được một nhân liệu tốt” [tr. 445].
Phương châm này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Một , việc cải tổ cần trọng điểm, tập trung giải quyết khâu vị
trí quan trọng, không tràn lan, dàn trải, không chạy theo số lượng quan
tâm đầy đủ tới chất lượng cả về tài và đức của đội ngũ những người lãnh đạo,
quản lý. Khâu trọng tâm ý nghĩa quyết định then chốt đó Bộ dân uỷ
thanh tra công nông, một bộ dân uỷ hiệu quả công tác quá kém trong khi
biên chế quá cồng kềnh. Người yêu cầu không nhìn vào số lượng mà "phải
chăm lo để được một chất lượng kiểu mẫu thật sự” [tr. 445-446]. Chất
lượng kiểu mẫu ấy chính là “những phần tử ưu trong chế độ hội chúng
ta, tức là: trước hết, những công nhân tiên tiến, sau nữa, những phần tử
học thức mà người ta thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không
nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ
thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc
đấu tranh nào để đạt được mục đích họ sẽ tự đặt cho mình một cách
nghiêm chỉnh” [tr. 444-445]. Mục đích cuối cùng “chúng ta phải làm cho
Bộ dân uỷ thanh tra công nông, công cụ để cải tiến bộ máy của ta thành một
cơ quan thật sự gương mẫu” [tr. 444].
Hai , cải tiến bộ máy nhà nước phải từng bước thận trọng, vững chắc
nhưng không lề mề, trì trệ kéo dài. Cải tiến bộ máy nhà nước một công việc
khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. vậy, không nên vội vàng, hấp tấp, bởi
“sự hấp tấp sẽ gây tác hại lớn” [tr. 446]. Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà
nước “chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn”, phải “hết sức thận trọng,
suy nghĩ kỹ với sự am hiểu cặn kẽ” [tr. 444]. Cải tiến bộ máy nhà nước
phải thời gian, có schuẩn bị và không “từ chối làm lại những việc thể
đã làm qua một lần rồi” [tr. 448].
3. Những biện pháp chủ yếu cải tiến bộ máy nhà ớc
Trong tác phẩm này Lênin đã nêu lên mt số biện pháp bản để cải
tiến bộ máy nhà nước Xô viết:
Một , tăng cường công tác kiểm tra nhằm nắm chắc tình hình hoạt
động của bộ máy nhà nước, trên sở ấy xây dựng các phương hướng
chỉnh đốn nhằm khắc phục các yếu kém. Lênin ch rõ, kiểm tra một khâu
then chốt trong cải tiến bmáy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả hiệu lực. Theo Lênin, trước hết phải củng cố
quan kiểm tra của Đảng nhà nước, tức Bộ Dân uỷ thanh tra công
nông Uỷ ban kiểm tra Trung ương, trong đó đặt trọng tâm vào cải tiến Bộ
Dân uỷ thanh tra công nông. Từ đó phát huy vai trò của quan này để cải tổ
toàn bộ bộ máy nhà nước, bởi theo Lênin “chỉ nguyên một mình Bộ dân uỷ y
cũng đã phải quyết định tình hình của toàn thể bộ máy nhà ớc của chúng ta nói
chung” [tr. 448-449]. vậy, Người yêu cầu phải chọn lựa đặc biệt cẩn thận
nhng cán bộ sẽ bổ nhiệm o Bộ y, phải keo về mặt số lượng” coi trọng
chất lượng. nin yêu cầu “c một tiểu ban chịu tch nhiệm thảo chương trình
bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào m việc Bộ Dân uỷ thanh tra công
nông; cũng như cho những người định tuyển vào chức vụ uỷ viên Ban kiểm tra
Trung ương” [tr. 449].
Về hoạt động của bộ máy thanh, kiểm tra Lênin yêu cầu Ban kiểm tra
Trung ương Bộ dân uỷ thanh tra công nông phải phối hợp chặt chẽ với
nhau, nhiệm vụ “xem xét đều đặn tất cả những htài liệu của Bộ
chính trị” “phải phân phối hợp thời gian của họ cho các công tác kiểm
tra hoạt động hành chính của các quan của ta, từ những quan nhỏ nhất
tính chất bộ phận cho đến những cơ quan cao nhất của nhà nước ta” [tr.
450]. Lênin chỉ rõ rằng Bộ dân uthanh tra công nông nhiệm vụ thanh tra
tất cả các quan nhà nước không trừ một quan nào tTrung ương đến
địa phương, ở tất cả các ngành.
Về nội dung công tác kiểm tra, Lênin yêu cầu “kiểm tra lại những chủ
trương chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây,
chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định khó hiểu của
những chủ trương đó” [tr.443]. Lênin yêu cầu khi kiểm tra thì “không nên
kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê
trách được, một cái thể làm cho tất cả từng người phải tôn trọng
không chỉ vì chức vị và cấp bậc” [tr. 447].
Hai , hợp hoá các tổ chức, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức quản hành chính. Theo Lênin, bộ
máy nnước phải được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, trùng lặp,
chồng chéo chức năng nhiệm vgiữa các bộ phận, quan nhà nước. Ông
yêu cầu hợp nhất một số cơ quan Đảng với một số quan nhà nước chức
năng nhiệm vụ giống, như “hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra
của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền” [tr. 453]. Ông cho rằng sự
hợp nhất đó không trở ngại cả đảm bảo cho công tác kiểm tra
kết quả tốt hơn.
Về vấn đề tinh giản biên chế trong các quan nhà nước, Lênin đặt vấn
đề giải quyết tốt mối quan hgiữa số lượng chất lượng. Ông nhấn mạnh
đến chất lượng hiệu quả công việc nên yêu cầu trong việc tuyển cán bộ
phải “tỏ ra đặc biệt keo về mặt số lượng”. Đối với Bộ dân uỷ thanh tra
công nông, nin yêu cầu giảm số nhân viên từ 1000 người xuống 300 - 400
người, tuỳ theo từng vị trí công việc bố trí người, chọn người với quan
điểm phải “vứt bngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân
viên của các cơ quan thuộc Bộ ấy” [tr.446].
Đối với công tác thực hành tiết kiệm Lênin yêu cầu “một stiết kiệm
nghiêm ngặt nhất trong việc quản nhà nước”, “giảm bớt đến mức tối đa tất
cả những cái không tuyệt đối cần thiết” [tr. 459]. Ông nhấn mạnh: “chúng ta
phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta, chúng
ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí nước Nga quân chủ bộ máy quan
liêu TBCN của đã để lại đầy rẫy” [tr. 459]. Số tiền tiết kiệm dùng để phát
triển đất nước, để phát triển đại công nghiệp khí”, để phát triển điện khí
hoá”. Tóm lại là để xây dựng đất nước.
Ba , về công tác cán bộ
Lênin cho rằng bộ máy nhà nước viết yếu m thì một nguyên
nhân quan trọng trước hết do đội ngũ cán bchưa tốt. Ông cho rằng họ
ý thức cách mạng nhưng họ còn yếu kém về trình độ và kinh nghiệm nên
chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng bộ máy nnước vững mạnh. Do đó
Lênin cho rằng cần phải làm tốt công tác cán bộ theo những hướng sau đây:
Về mục đích của công tác cán bộ: Lênin chỉ công tác cán bộ phải
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng s dụng được những cán bộ tốt, chất
lượng kiểu mẫu. Công tác cán bộ nên chiến lược lâu dài chứ không thể vội
vàng, hấp tấp. Trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ của Bộ dân uỷ
thanh tra công nông. Đối với Bộ này, Người lưu ý phải quan tâm chỉnh đốn
bộ máy đó mt cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ dân uỷ
thanh tra công nông một số nhân viên phẩm chất cao, nghĩa không kém
gì những nhân viên kiểu mẫu giỏi nhất ở Tây Âu” [tr. 442].
Về tiêu chuẩn cán bộ: Lênin đưa ra tiêu chuẩn chung của cán bộ nhà
nước, đó “những phần tử ưu tú trong chế độ hội của chúng ta, tức là:
trước hết, những công nhân tiên tiến, sau nữa, những phần tử thực sự
học thức mà người ta thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không
nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ
thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc
đấu tranh nào để đạt được mục đích họ sẽ tự đặt cho mình một cách
nghiêm chỉnh” [tr. 444-445]. Về tiêu chuẩn cán bộ thuộc Bộ n uỷ thanh tra
công nông, Lênin đòi hỏi “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn
chung về số lượng nhân viên của các quan thuộc bộ ấy, chúng ta phải lựa
chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uthanh tra công nông, căn
cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất” [tr. 446]. Ông đòi hỏi những cán bộ
được chỉ định vào làm công tác kiểm tra phải những người cộng sản
không thể chê trách được”.
Lênin cụ thể hoá tiêu chuẩn của cán bộ kiểm tra với những tiêu chuẩn
sau đây:
Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu, tức họ phải
uy tín
Hai là, họ phải trải qua một kỳ thi sát hạch kiến thức về bộ máy nhà
nước, về những nguyên tắc của khoa học quản lý, về nghiệp vụ.v.v.
Ba là, họ phải phối hợp tốt công tác với những uỷ viên Ban kiểm tra
Trung ương với ban thư riêng của mình, sao cho chúng ta thể đảm
bảo cho toàn thể bộ máy chạy tốt [tr.447].
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ của cán
bộ là “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi”. Người yêu cầu phải
làm cho “học thức không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa” mà
“thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn thực tế trở thành một bộ phận
khăng khít của cuộc sống” [tr. 444]. vậy, Lênin yêu cầu công tác cán bộ
phải quan tâm đào tạo họ học luận, nghĩa “lý luận về tổ chức công tác
họ ý định chuyên làm”, đồng thời học phải đi đôi với hành, họ cũng sẽ
phải thực tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những đồng chí kinh nghiệm, hoặc
của những giáo sư các viện nghiên cứu cao cấp về tổ chức lao động” [tr. 450].
Trong vấn đề đào tạo cán bộ, Lênin cũng rất chú ý tới việc đưa cán bộ
ra nước ngoài, nhất đến những nước bản phát triển như Anh, Đức, Mỹ,
Canada…để học tập, tiếp thu những thành tựu của CNTB về phục vụ đất
nước.
Về công tác tuyển lựa cán bộ: nin rất coi trọng việc thi tuyển cán bộ.
Ông yêu cầu cán bộ trước khi nhận nhiệm vphải qua các kỳ thi sát hạch, thi
tuyển chọn; phải uy tín; được lựa chọn đặc biệt cẩn thận, phải được thẩm
tra kỹ lưỡng trước khi bố trí việc. Theo Lênin, cần lập một tiểu ban chịu trách
nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển cán bộ, đồng thời cử
một tiểu ban trách nhiệm tìm những người để tuyển vào làm việc trong
quan nhà nước. Những người trong tiểu ban này phải “có đủ các loại nhân
viên, trong đó chúng ta cần liên kết được nhiều đức tính, liên kết được nhiều
tài năng về mọi mặt” [tr.449]. Ông còn nhấn mạnh rằng không nên tuyển
chọn cán bộ theo một khuôn mẫu nào có sẵn.
Những chỉ dẫn trên đây của Lênin về cải cách bộ máy nhà nước đang
những vấn đề thời sự nóng hổi rất ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới i
chung đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ớc ta hiện nay. Hiện trạng
bộ máy nnước ta hiện nay đang tồn tại những vấn đề mà cách đây hơn 80
năm Lênin đã nêu lên cảnh báo trong tác phẩm Thà ít tốt”. Đó tình
trạng bộ máy nhà ớc còn cồng kềnh, tổ chức bộ máy nhà nước chưa khoa
học, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Giữa các quan trong bộ máy nhà
nước còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, vừa tình trạng buông lỏng,
bỏ trống, vừa có tình trạng dẫm đạp lên nhau trong thực hiện công tác quản lý
nhà nước trên các mặt kinh tế - hội. Nặng nề nhất trong bộ máy nhà nước
vẫn còn tồn tại bệnh quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, tham
nhũng, lãng phí ngày càng nghiêm trọng. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước
thì vừa thừa, vừa thiếu vsố lượng, chất lượng còn yếu. Một bộ phận không
nhỏ cán bộ đảng viên thoái hoá, biến chất, suy đồi về đạo đức, lối sống, rơi
vào tham nhũng, sa đoạ, lãng phí, quan cách mạng, làm tha hoá bộ máy nhà
nước và làm mất niềm tin của nhân dân. Thực tiễn cách mạng cho thấy, giành
được chính quyền đã khó, giữ vững phát huy được hiệu lực của chính
quyền, đảm bảo cho bộ máy nnước thực sxứng đáng nhà nước của
dân, do dân, dân, mỗi cán bộ công chức thực sự công bộc của dân thì
càng khó khăn gấp bội. vậy trong thời gian tới, gắn liền với việc thực hiện
tốt cuộc vận động y dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
sức chiến đấu của Đảng, Đảng cần phải tiếp tục lãnh đạo đổi mới hthống
chính trị, xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh
cải cách nền hành chính quốc gia trên cả 4 khâu, tăng cường pháp chế XHCN,
ngăn chặn khắc phục tquan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, vi
phạm pháp luật…, đảm bảo cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững
mạnh, xứng đàng là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Ghi chú: Tất cả những câu trích trong bài viết này được trích trong:
V.I.Lênin, toàn tập, T45, Nxb Tiến bộ Matxcova 1978.
| 1/13

Preview text:

LÊNIN VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÔ SẢN
TRONG TÁC PHẨM "THÀ ÍT MÀ TỐT"
Ths. Nguyễn Đức Hải
Viện Kinh tế chính trị học
Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Vào thời kỳ 1922-1923, Chính quyền Nga Xô Viết đứng trước nhiều
nhiệm vụ mới mẻ, cấp bách và nặng nề. Nước Nga là một nước nghèo nàn,
lạc hậu, lại mới trải qua chiến tranh, NEP thì mới được khởi động, cuộc sống
của nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong điều kiện nhà nước
XHCN đầu tiên trên thế giới vừa mới ra đời và đang trong quá trình xây dựng,
lại bị các nước tư bản đế quốc bao vây. Bọn tư sản và phản động trong nước
thì luôn tìm cách giành lại địa vị đã mất. Tất cả những điều đó đã đặt nhà
nước Xô viết trước những thách thức to lớn. Để giải quyết tốt những nhiệm
vụ nêu trên thì vấn đề quyết định là phải củng cố bộ máy chính quyền nhà
nước vững mạnh, hiệu quả để cáng đáng được trọng trách nặng nề của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Trong hoàn cảnh như vậy, bên
cạnh việc thúc đẩy NEP, Lênin đã nhận thấy phải quan tâm củng cố bộ máy
nhà nước. Do đó, mặc dù vết thương cũ tái phát nghiêm trọng, phải nằm trên
giường bệnh, nhưng Lênin đã tập trung trí tuệ và sức lực của mình để trăn trở
cho vấn đề cải tổ và củng cố bộ máy nhà nước Xô viết. Tác phẩm “Thà ít
tốt” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Với ý nghĩa lớn lao của tác phẩm, có
thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn và
sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước vô sản.
1. Lênin đánh giá về thực trạng của Nhà nước viết nguyên
nhân của những khuyết điểm, yếu kém
Theo Lênin, Nhà nước Xô viết sau 5 năm ra đời và xây dựng đã đạt
được những thành tựu đáng kể để từng bước khẳng định và hướng tới xây
dựng một nhà nước thật sự mang bản chất của một nhà nước kiểu mới. Tuy
nhiên, Lênin cũng nghiêm khắc chỉ ra những yếu kém của nhà nước Xô viết.
Đó là tình trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, lề lối làm việc giấy tờ,
sính kế hoạch, cán bộ thì không ít người rơi vào thói ba hoa, tự mãn, công
thần, xa thực tế. Người thẳng thắn nhận định: “Tình hình bộ máy nhà nước
của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là tồi tệ” [tr.442]. Mặc dù được gọi
là nhà nước Xô viết, nhưng theo Lênin, bộ máy nhà nước Nga vẫn mang nặng
tàn dư của xã hội cũ, bộ máy nhà nước cũ mà rất ít được sửa đổi, “nó vẫn là
điển hình thật sự của bộ máy nhà nước cũ”. Vì thế, nó chưa thực sự mang đầy
đủ tính chất là một nhà nước XHCN.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém đó của bộ máy nhà nước
Nga Xô viết, Lênin đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây:
Một , những yếu kém của nhà nước viết bắt nguồn từ tàn của
nhà nước cũ, hội . Thật vậy, nước Nga trước cách mạng Tháng Mười tuy
là một nước TBCN đã phát triển đến độ trung bình nhưng về cơ bản vẫn còn
là một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún là phổ biến, thói quen lao động tiểu nông, lạc hậu, thủ
công, rụt rè; mặt bằng văn hoá của nhân dân còn thấp. Sự yếu kém của bộ
máy nhà nước Nga Xô viết đã phản ánh thực trạng đó là điều dễ hiểu vì kiến
trúc thượng tầng bao giờ cũng sinh ra từ cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ
tầng đã sinh ra nó. Lênin viết: “Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội,
kinh tế và chính trị chúng ta đều tỏ ra là cách mạng ghê gớm, nhưng về mặt
cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành
chính thì “tính cách mạng” của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh
thần thủ cựu hủ bại nhất” [tr. 453 - 454]. Những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của
xã hội cũ còn tồn tại là lẽ tất yếu bởi xã hội cũ mất đi, nhưng nó không thể
mất ngay tức khắc, nhất là ý thức xã hội của xã hội cũ thì nó còn tồn tại lâu
dài vì nó có tính bảo thủ, lạc hậu so với tồn tại xã hội. Lênin viết: “Những
khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng
chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”, vì
cũng theo Lênin thì những tư tưởng, ý thức nó thường “ăn sâu vào đời sống
văn hoá, vào phong tục, tập quán” [tr. 443]
Hai , do trình độ văn hoá của giai cấp công nhân nhân dân lao
động còn thấp. Lênin cho rằng, giai cấp công nhân là những người chủ yếu và
trực tiếp xây dựng, tổ chức lên bộ máy nhà nước Xô viết. Họ rất muốn xây
dựng một bộ máy nhà nước tốt hơn nhưng “họ chưa có đầy đủ học thức”, nên
“họ không biết làm thế nào. Họ không thể làm được việc đó” [tr. 443 - 444].
Còn trình độ văn hoá nói chung của nhân dân lao động Nga thì: “những yếu tố
kiến thức, học thức, giáo dục…so với tất cả các nước khác, thì chúng ta có ít
ỏi đến nực cười”, mà theo Lênin, xây dựng bộ máy nhà nước là công việc khó
khăn, phức tạp nên “để làm được việc ấy…cần phải có văn hoá” [tr. 444].
Ba , do chiến tranh kéo dài do sự phá hoại của các thế lực thù
địch, phản động chống CNXH. Ngay khi mới ra đời, nước Nga Xô viết non
trẻ đã phải đối phó với cuộc bao vây can thiệp của các nước đế quốc phương
Tây. Vì vậy, mọi nhân tài, vật lực của nước Nga đều phải dồn cho kháng
chiến. Đảng và Nhà nước Xô viết Nga đã phải tập trung cao độ mọi nguồn
lực, cán bộ cho quân đội. Những đảng viên, những công nhân ưu tú, những
cán bộ có tài đức đã được tăng cường cho kháng chiến. Do đó, chính quyền
các cấp thiếu nhiều cán bộ có tài đức. Bên cạnh đó, không ít những phần tử cơ
hội, những người có trình độ, năng lực và đạo đức yếu kém đã lọt vào bộ máy
nhà nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Hơn nữa,
các thế lực thù địch và phản động trong và ngoài nước hết sức tức tối với
nước Nga Xô viết, chúng tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước Nga, “chúng đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau” [tr. 455].
Trong thời kỳ đầu thì chúng đã “lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga nhằm phá hoại
nước ta đến cực độ”, nhưng khi không đánh đổ được nước Nga bằng chiến
tranh thì chúng lại tìm mọi cách “cản trở sự phát triển của nó lên chủ nghĩa xã
hội…, chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước
tiến…, chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khả năng đủ
để trở thành chủ nghĩa xã hội” [tr. 455]. Mặt khác, nước Nga Xô viết trong
quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) đã buộc phải sử dụng các
nhân tố kinh tế - chính trị của CNTB, nhất là phải sử dụng các chuyên gia tư
sản trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, nước Nga Xô viết và bộ máy nhà nước của nó
không thể tránh khỏi việc “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố
lăng nhất” [tr. 453]. Các nước tư bản đế quốc đã lợi dụng cơ hội này để cài
cắm gián điệp vào phá hoại bộ máy nhà nước và nền kinh tế - xã hội Nga.
Bốn , do một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng rơi vào quan liêu,
hội, thoái hoá biến chất. Lênin khẳng định rằng, sự yếu kém của bộ máy
nhà nước một phần là do những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá biến chất,
những kẻ phô trương, kiểu cách dởm, ba hoa, cách mạng suông chất chui vào
và làm cản trở hiệu lực của bộ máy nhà nước và làm biến dạng chế độ nhà
nước mới. Những phần tử đó “đang tồn tại không những trong các cơ quan
Xô viết mà cả trong các cơ quan Đảng nữa” [tr. 451]. Người khẳng định rằng
quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới với việc sử dụng những nhân tố
kinh tế của CNTB nên không thể tránh khỏi việc trong bộ máy nhà nước Xô
viết “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất”. Nhưng trong
một chừng mực nào đó thì những thói xấu đó lại được những phần tử quan liêu,
cơ hội, thoái hoá trong bộ máy nhà nước Xô viết tiếp nhận với ý đồ trục lợi và
chúng làm lây lan sang cả những cán bộ khác trong bộ máy nhà nước Xô viết.
Lênin viết: “Trong một chừng mực nào đó, bệnh truyền nhiễm ấy cũng là do
những phần tử quan liêu đáng yêu của chúng ta cố ý làm lây lan sang chúng ta,
với hy vọng là có nhiều dịp buông câu trong đám nước đục do những thiên kiến
đó khuấy lên” [tr. 453].
Năm , tình trạng "đáng buồn" của bộ máy nhà nước viết còn do
những yếu kém trong quá trình cải tổ gây ra. Lênin nói: Tuy “chúng ta đã
ra sức cải tiến bộ máy nhà nước”, “nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công,
một hoạt động…đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu,
thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác” [tr. 445]. Về những yếu
kém trong quá trình cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết trong những năm sau
cách mạng Tháng Mười được Lênin chỉ rõ: “Điều tai hại nhất ở đây là hấp
tấp. Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta…đã có được một số yếu tố khá
lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh
hiệu là bộ máy XHCN, bộ máy Xô viết, v.v..” [tr. 443]. Ông khẳng định rằng
bộ máy nhà nước XHCN thực sự chúng ta chưa có, và “ngay cả những yếu tố
cho phép chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng có ít ỏi đến nực
cười”. Người chỉ rõ: “muốn xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta không được
ngại tốn thời gian, rằng việc đó đòi hỏi nhiều, nhiều, rất nhiều năm tháng” [tr. 443].
2. Mục đích, điều kiện phương châm cải tiến bộ máy nhà nước viết
Tác phẩm nêu rõ mục đích của việc đổi mới, cải tiến bộ máy nhà nước
Xô viết là nhằm xây dựng bộ máy đó thực sự xứng danh là bộ máy nhà nước
XHCN; đảm bảo cho bộ máy nhà nước có chất lượng kiểu mẫu thực sự, gọn
nhẹ, mang tính hiệu quả, hiệu lực cao, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đầy
đủ năng lực quản lý đất nước. Đó sẽ là một nhà nước được mọi người tín
nhiệm, có đầy đủ điều kiện và khả năng trụ vững không phải chỉ ở chừng mực
một nước tiểu nông mà cả ở trình độ một nước công nghiệp hoá và điện khí
hoá. Đó là một nhà nước mà có thể “trừ bỏ được đến cả những lãng phí nhỏ
nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt” [tr. 458].
Và cuối cùng, về mặt quốc tế, bộ máy nhà nước Xô viết cần được củng
cố để có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh biến động của tình hình quốc tế.
Muốn vậy, nó phải tránh được những xung đột với các nước TBCN và có đủ
sức mạnh ngăn cản mọi âm mưu và hành động xâm lược, phá hoại của các thế
lực đế quốc, thù địch bên ngoài chưa hề từ bỏ ý đồ đè bẹp nhà nước Xô viết non trẻ. [tr. 456-457]
Lênin đã nêu lên hai điều kiện để cải tiến bộ máy nhà nước viết:
Một , phải có đội ngũ những người lao động, nhất là giai cấp công
nhân, những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động có ý thức
cách mạng cao, hăng hái đấu tranh cho CNXH, yêu CNXH và trung thành với lý tưởng XHCN.
Hai , họ phải có trình độ về văn hoá, KHKT, tổ chức và quản lý kinh
tế - xã hội vì muốn cải tiến bộ máy nhà nước thì cần phải có văn hoá, chứ việc
này “không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc
xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ
một trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người” [tr. 444]. Người
nhấn mạnh rằng: muốn có tri thức thì không có cách nào khác ngoài việc
“một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho
việc học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt
nữa, phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực
tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta…, xứng đáng
và thích hợp với một nước đang đặt cho mình nhiệm vụ trở thành một nước XHCN” [tr. 444].
Theo Lênin thì phương châm cải tiến bộ máy nhà nước viết là “thà
ít mà tốt”, tức là “thà mất hai năm hay thậm trí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội
vàng mà không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân liệu tốt” [tr. 445].
Phương châm này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Một , việc cải tổ cần có trọng điểm, tập trung giải quyết ở khâu có vị
trí quan trọng, không tràn lan, dàn trải, không chạy theo số lượng mà quan
tâm đầy đủ tới chất lượng cả về tài và đức của đội ngũ những người lãnh đạo,
quản lý. Khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định then chốt đó là Bộ dân uỷ
thanh tra công nông, một bộ dân uỷ mà hiệu quả công tác quá kém trong khi
biên chế quá cồng kềnh. Người yêu cầu không nhìn vào số lượng mà "phải
chăm lo để có được một chất lượng kiểu mẫu thật sự” [tr. 445-446]. Chất
lượng kiểu mẫu ấy chính là “những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội chúng
ta, tức là: trước hết, những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử có
học thức mà người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không
nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ
thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc
đấu tranh nào để đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình một cách
nghiêm chỉnh” [tr. 444-445]. Mục đích cuối cùng là “chúng ta phải làm cho
Bộ dân uỷ thanh tra công nông, công cụ để cải tiến bộ máy của ta thành một
cơ quan thật sự gương mẫu” [tr. 444].
Hai , cải tiến bộ máy nhà nước phải từng bước thận trọng, vững chắc
nhưng không lề mề, trì trệ kéo dài. Cải tiến bộ máy nhà nước là một công việc
khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, không nên vội vàng, hấp tấp, bởi vì
“sự hấp tấp sẽ gây tác hại lớn” [tr. 446]. Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà
nước “chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn”, phải “hết sức thận trọng, có
suy nghĩ kỹ và với sự am hiểu cặn kẽ” [tr. 444]. Cải tiến bộ máy nhà nước
phải có thời gian, có sự chuẩn bị và không “từ chối làm lại những việc có thể
đã làm qua một lần rồi” [tr. 448].
3. Những biện pháp chủ yếu cải tiến bộ máy nhà nước
Trong tác phẩm này Lênin đã nêu lên một số biện pháp cơ bản để cải
tiến bộ máy nhà nước Xô viết:
Một , tăng cường công tác kiểm tra nhằm nắm chắc tình hình hoạt
động của bộ máy nhà nước, trên cơ sở ấy mà xây dựng các phương hướng
chỉnh đốn nhằm khắc phục các yếu kém. Lênin chỉ rõ, kiểm tra là một khâu
then chốt trong cải tiến bộ máy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả hiệu lực. Theo Lênin, trước hết phải củng cố
cơ quan kiểm tra của Đảng và nhà nước, tức là Bộ Dân uỷ thanh tra công
nông và Uỷ ban kiểm tra Trung ương, trong đó đặt trọng tâm vào cải tiến Bộ
Dân uỷ thanh tra công nông. Từ đó phát huy vai trò của cơ quan này để cải tổ
toàn bộ bộ máy nhà nước, bởi vì theo Lênin “chỉ nguyên một mình Bộ dân uỷ ấy
cũng đã phải quyết định tình hình của toàn thể bộ máy nhà nước của chúng ta nói
chung” [tr. 448-449]. Vì vậy, Người yêu cầu phải chọn lựa đặc biệt cẩn thận
những cán bộ sẽ bổ nhiệm vào Bộ này, phải “keo cú về mặt số lượng” và coi trọng
chất lượng. Lênin yêu cầu “cử một tiểu ban chịu trách nhiệm thảo chương trình sơ
bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào làm việc ở Bộ Dân uỷ thanh tra công
nông; cũng như cho những người định tuyển vào chức vụ uỷ viên Ban kiểm tra Trung ương” [tr. 449].
Về hoạt động của bộ máy thanh, kiểm tra Lênin yêu cầu Ban kiểm tra
Trung ương và Bộ dân uỷ thanh tra công nông phải phối hợp chặt chẽ với
nhau, có nhiệm vụ “xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ và tài liệu của Bộ
chính trị” và “phải phân phối hợp lý thời gian của họ cho các công tác kiểm
tra hoạt động hành chính của các cơ quan của ta, từ những cơ quan nhỏ nhất
và có tính chất bộ phận cho đến những cơ quan cao nhất của nhà nước ta” [tr.
450]. Lênin chỉ rõ rằng Bộ dân uỷ thanh tra công nông có nhiệm vụ thanh tra
tất cả các cơ quan nhà nước không trừ một cơ quan nào từ Trung ương đến
địa phương, ở tất cả các ngành.
Về nội dung công tác kiểm tra, Lênin yêu cầu “kiểm tra lại những chủ
trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây,
chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của
những chủ trương đó” [tr.443]. Lênin yêu cầu khi kiểm tra thì “không nên
kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê
trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng
không chỉ vì chức vị và cấp bậc” [tr. 447].
Hai , hợp hoá các tổ chức, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức quản hành chính. Theo Lênin, bộ
máy nhà nước phải được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, trùng lặp,
chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, cơ quan nhà nước. Ông
yêu cầu hợp nhất một số cơ quan Đảng với một số cơ quan nhà nước có chức
năng nhiệm vụ giống, ví như “hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra
của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền” [tr. 453]. Ông cho rằng sự
hợp nhất đó không có trở ngại gì cả và nó đảm bảo cho công tác kiểm tra có kết quả tốt hơn.
Về vấn đề tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, Lênin đặt vấn
đề giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Ông nhấn mạnh
đến chất lượng và hiệu quả công việc nên yêu cầu trong việc tuyển cán bộ
phải “tỏ ra đặc biệt keo cú về mặt số lượng”. Đối với Bộ dân uỷ thanh tra
công nông, Lênin yêu cầu giảm số nhân viên từ 1000 người xuống 300 - 400
người, tuỳ theo từng vị trí công việc mà bố trí người, chọn người với quan
điểm là phải “vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân
viên của các cơ quan thuộc Bộ ấy” [tr.446].
Đối với công tác thực hành tiết kiệm Lênin yêu cầu “một sự tiết kiệm
nghiêm ngặt nhất trong việc quản lý nhà nước”, “giảm bớt đến mức tối đa tất
cả những cái không tuyệt đối cần thiết” [tr. 459]. Ông nhấn mạnh: “chúng ta
phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta, chúng
ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan
liêu TBCN của nó đã để lại đầy rẫy” [tr. 459]. Số tiền tiết kiệm dùng để phát
triển đất nước, “để phát triển đại công nghiệp cơ khí”, “để phát triển điện khí
hoá”. Tóm lại là để xây dựng đất nước.
Ba , về công tác cán bộ
Lênin cho rằng bộ máy nhà nước Xô viết yếu kém thì có một nguyên
nhân quan trọng và trước hết là do đội ngũ cán bộ chưa tốt. Ông cho rằng họ
có ý thức cách mạng nhưng họ còn yếu kém về trình độ và kinh nghiệm nên
chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Do đó
Lênin cho rằng cần phải làm tốt công tác cán bộ theo những hướng sau đây:
Về mục đích của công tác cán bộ: Lênin chỉ rõ công tác cán bộ phải
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng được những cán bộ tốt, có chất
lượng kiểu mẫu. Công tác cán bộ nên có chiến lược lâu dài chứ không thể vội
vàng, hấp tấp. Trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ của Bộ dân uỷ
thanh tra công nông. Đối với Bộ này, Người lưu ý phải “quan tâm chỉnh đốn
bộ máy đó một cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ dân uỷ
thanh tra công nông một số nhân viên có phẩm chất cao, nghĩa là không kém
gì những nhân viên kiểu mẫu giỏi nhất ở Tây Âu” [tr. 442].
Về tiêu chuẩn cán bộ: Lênin đưa ra tiêu chuẩn chung của cán bộ nhà
nước, đó là “những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội của chúng ta, tức là:
trước hết, những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử thực sự có
học thức mà người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không
nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ
thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc
đấu tranh nào để đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình một cách
nghiêm chỉnh” [tr. 444-445]. Về tiêu chuẩn cán bộ thuộc Bộ dân uỷ thanh tra
công nông, Lênin đòi hỏi “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn
chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy, chúng ta phải lựa
chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông, căn
cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất” [tr. 446]. Ông đòi hỏi những cán bộ
được chỉ định vào làm công tác kiểm tra “phải là những người cộng sản
không thể chê trách được”.
Lênin cụ thể hoá tiêu chuẩn của cán bộ kiểm tra với những tiêu chuẩn sau đây:
Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu, tức là họ phải có uy tín
Hai là, họ phải trải qua một kỳ thi sát hạch kiến thức về bộ máy nhà
nước, về những nguyên tắc của khoa học quản lý, về nghiệp vụ.v.v.
Ba là, họ phải phối hợp tốt công tác với những uỷ viên Ban kiểm tra
Trung ương và với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm
bảo cho toàn thể bộ máy chạy tốt [tr.447].
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ của cán
bộ là “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi”. Người yêu cầu phải
làm cho “học thức không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa” mà
nó “thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận
khăng khít của cuộc sống” [tr. 444]. Vì vậy, Lênin yêu cầu công tác cán bộ
phải quan tâm đào tạo họ học lý luận, nghĩa là “lý luận về tổ chức công tác
mà họ có ý định chuyên làm”, đồng thời học phải đi đôi với hành, “họ cũng sẽ
phải thực tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những đồng chí có kinh nghiệm, hoặc
của những giáo sư các viện nghiên cứu cao cấp về tổ chức lao động” [tr. 450].
Trong vấn đề đào tạo cán bộ, Lênin cũng rất chú ý tới việc đưa cán bộ
ra nước ngoài, nhất là đến những nước tư bản phát triển như Anh, Đức, Mỹ,
Canada…để học tập, tiếp thu những thành tựu của CNTB về phục vụ đất nước.
Về công tác tuyển lựa cán bộ: Lênin rất coi trọng việc thi tuyển cán bộ.
Ông yêu cầu cán bộ trước khi nhận nhiệm vụ phải qua các kỳ thi sát hạch, thi
tuyển chọn; phải có uy tín; được lựa chọn đặc biệt cẩn thận, phải được thẩm
tra kỹ lưỡng trước khi bố trí việc. Theo Lênin, cần lập một tiểu ban chịu trách
nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển cán bộ, đồng thời cử
một tiểu ban có trách nhiệm tìm những người để tuyển vào làm việc trong cơ
quan nhà nước. Những người trong tiểu ban này phải “có đủ các loại nhân
viên, trong đó chúng ta cần liên kết được nhiều đức tính, liên kết được nhiều
tài năng về mọi mặt” [tr.449]. Ông còn nhấn mạnh rằng không nên tuyển
chọn cán bộ theo một khuôn mẫu nào có sẵn.
Những chỉ dẫn trên đây của Lênin về cải cách bộ máy nhà nước đang là
những vấn đề thời sự nóng hổi rất có ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới nói
chung và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta hiện nay. Hiện trạng
bộ máy nhà nước ta hiện nay đang tồn tại những vấn đề mà cách đây hơn 80
năm Lênin đã nêu lên và cảnh báo trong tác phẩm “Thà ít tốt”. Đó là tình
trạng bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, tổ chức bộ máy nhà nước chưa khoa
học, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Giữa các cơ quan trong bộ máy nhà
nước còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, vừa có tình trạng buông lỏng,
bỏ trống, vừa có tình trạng dẫm đạp lên nhau trong thực hiện công tác quản lý
nhà nước trên các mặt kinh tế - xã hội. Nặng nề nhất trong bộ máy nhà nước
là vẫn còn tồn tại bệnh quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, tham
nhũng, lãng phí ngày càng nghiêm trọng. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước
thì vừa thừa, vừa thiếu về số lượng, chất lượng còn yếu. Một bộ phận không
nhỏ cán bộ đảng viên thoái hoá, biến chất, suy đồi về đạo đức, lối sống, rơi
vào tham nhũng, sa đoạ, lãng phí, quan cách mạng, làm tha hoá bộ máy nhà
nước và làm mất niềm tin của nhân dân. Thực tiễn cách mạng cho thấy, giành
được chính quyền đã khó, giữ vững và phát huy được hiệu lực của chính
quyền, đảm bảo cho bộ máy nhà nước thực sự xứng đáng là nhà nước của
dân, do dân, vì dân, mỗi cán bộ công chức thực sự là công bộc của dân thì
càng khó khăn gấp bội. Vì vậy trong thời gian tới, gắn liền với việc thực hiện
tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, Đảng cần phải tiếp tục lãnh đạo đổi mới hệ thống
chính trị, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh
cải cách nền hành chính quốc gia trên cả 4 khâu, tăng cường pháp chế XHCN,
ngăn chặn và khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, vi
phạm pháp luật…, đảm bảo cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững
mạnh, xứng đàng là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Ghi chú: Tất cả những câu trích trong bài viết này được trích trong:
V.I.Lênin, toàn tập, T45, Nxb Tiến bộ Matxcova 1978.