-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Sự liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Thắng lợi VN đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Tài liệu LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Sự liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Thắng lợi VN đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46901061
ĐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1951- 1954) I.
Bối cảnh của Đại hội đại biểu lần thứ II
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 – 19/02/1951 tại xã Vinh Quang,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội II được tổ chức trong những điều
kiện tình hình có nhiều thay đổi ở trong nước lẫn trên thế giới Thế giới:
- Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vước
vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời đã làm thay đổi lực lượng so sánh trên
trường quốc tế, có lợi cho địa hình và cách mạng thế giới
- Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông
Dương, đàn áp phong trào dân chủ và giải phóng dân tộc trên thế giới. Trong nước:
- Sau CMT8, Nhà nước Dân chủ nhân dân Việt Nam thực hiện quyền làm chủ nhân dân do đảng lãnh đạo.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng
- Cách mạng Lào và Campuchia cũng có nhiều chuyển biến tích cực lOMoAR cPSD| 46901061
Điều kiện lịch sử mới đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường
lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, có những chính sách đưa
cuộc kháng chiến thắng lợi, đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra công khai
lãnh đạo cách mạng với tư cách là một đảng cầm quyền II.
Nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
Về Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Người trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của các mạng Việt Nam: “Tiêu diệu
thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mỹ, giành
thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
Đề ra những chính sách và biện pháp để
lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi
Do nhu cầu kháng chiến, cho nên đại hội quyết định ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia
cần có một đảng cách mạng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là
Đảng Lao Động Việt Nam.
Về Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam do
Trường Chinh trình bày toàn bộ đường lối
cách mạng Việt Nam, đó là đường lối cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trường Chinh đã trình bày nhiệm vụ
chống phong kiến phải được thực hiện
đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc
Luận cương nêu rõ mục tiêu “Hồn thành
giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân
dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội” lOMoAR cPSD| 46901061
- Thông qua Tuyên Ngôn Đảng Lao động Việt Nam, Báo Nhân
dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng
- Đại Hội bầu ra Ban Chấp hành Trung Ương và Bộ Chính trị
của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư
III. Các thắng lợi tiêu biểu 1951-1954
1.Chiến dịch Hòa Bình (12/1951) và chiến
dịch Tây Bắc thu đông (1952): tiêu diệt
một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một
phần Tây Bắc, phá âm mưu lập “Xứ Thái tự
trị” của thực dân Pháp
2.Chiến dịch Thượng Lào (13/04 –
03/05/1953): phát huy thắng lợi chiến dịch quân
sự trong nước, Đảng quyết định phối hợp với cách
mạng Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giúp chính
phủ kháng chiến Lào giải phóng thêm đất đai và
mở rộng khu căn cứ, phá thế bố trí chiến lược của
thực dân Pháp ở bắc Đông Phương
3. Thắng lợi Đông Xuân (1953-1954): đỉnh cao là
chiến dịch Điện Biên Phủ với phương châm “đánh chắc tiến chắc”, nhằm đánh bại âm
mưu và kế hoạch Nava. Trải qua 56 ngày đêm và 3 đợt tiến công lớn, quân đội nhân
dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang. lOMoAR cPSD| 46901061 IV.
Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường
lối chiến tranh toàn dân và toàn diện, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc
- Có sự đoàn kết của toàn dân trong mặt trận thống nhất rộng rãi – mặt trận Liên Việt
– được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và tri thức vững chắc.
Với ý chí “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ”, dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng to lớn
- Có lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo vững mạnh,
chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch và giải phóng Tổ Quốc
- Có chính quyền dân chủ nhân dân được giữ vững, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn
dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới
- Có sự liên minh keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống
một kẻ thù chung; có sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, của
các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới
Sự liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân ở ba nước Đông Dương. Thắng lợi VN đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Đánh giá ý nghĩa lịch sử
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu
đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của
nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa
bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn, có ý nghĩa
lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn lOMoAR cPSD| 46901061
lãnh thổ Việt Nam; có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc. 3. Kinh nghiệm lịch sử -
Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, đó là đường
lốichiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. -
Kết hợp chặt chẽ đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống
phongkiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đặt nền móng cho chủ nghĩa xã
hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo
vệ chính quyền cách mạng. -
Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày
càngvững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. -
Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề
ra vàthực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo,
kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến đến thắng lợi.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo
của Đảng trong chiến tranh.
những năm kháng chiến trường kỳ là một chặng đường đấu tranh đầy gian khổ của nhân
dân Việt Nam. Bên cạnh những hy sinh mất mát là những thành tích đáng tự hào. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, toàn dân đã đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi, góp phần làm
phong phú thêm nhiều kinh nghiệm trong đường lối chiến tranh của Đảng. V.
Hiệp định Giơnevơ
- Hiệp định bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mahc ngày 8/5/1954.
- Trong 75 ngày đàm phán căng thẳng, trải qua 8 phiên họp toàn thể, 23 phiên họp
cấp trưởng đoàn và nhiều cuộc gặp gỡ riêng với nhiều áp lực, tác động tiêu cực của
diễn biến tình hình quốc tế phức tạp và sức ép của các nước lớn lOMoAR cPSD| 46901061
- Phía Việt Nam luôn kiên trì đấu tranh, giữ vững nguyên tắc, nhân nhượng có điều
kiện và cũng tích cực đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính trí của lực lượng Lào và Campuchia
- Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố cuối cùng về các vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương có chữ ký của các bên. Bản Tuyên bố nêu rõ: Pháp và các nước tham
dự Hội nghi long trọng cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam,
Lào, Campuchia là độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công
việc nội bộ của các nước đó.
- Kết quả hội nghị phản ánh xu thế chung và cục diện tình hình quốc tế lúc bấy giờ.
Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia. Đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chốn thực dân Pháp, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở ra
đường cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này.