-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Tài liệu Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI THẢO LUẬN NHÓM ĐỀ BÀI:
Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu "Vương Triều”
ngày 10/2/2022 Bên chuyển: Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch
vụ Sức Khỏe Vàng, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu “Sức Khỏe Vàng” cho mua, bán, xuất khẩu thực phẩm bảo vệ sức
khỏe. Bên nhận: bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Hợp đồng chuyển nhượng
đã được hai bên ký, đóng dấu. Bà Thanh Bình đã tiến hành nộp đơn
đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu Vương Triều tại Cục SHTT ngày
310/6/2022, Cục SHTT đang trong quá trình thẩm định thì
ngày 10/6/2023 nhận được thông tin từ Công ty Sức Khỏe Vàng là công
ty đã thay đổi nhãn hiệu từ “Sức Khỏe Vàng” thành “Vương Triều" và
đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận. Hỏi: 1. bà Thanh Bình có cần
yêu cầu Công ty Sức Khỏe Vàng nộp hồ sơ lên cục SHTT yêu cầu sửa
đổi nhãn hiệu không? 2. Bà Thanh Bình và Công ty Sức Khỏe Vàng có
cần ký lại hợp đồng chuyển nhượng không? Nếu có: Hãy cho biết vì
sao?, Nếu không: Bà Thanh Bình cần nộp bổ sung những giấy tờ gì lên 1 Cục SHTT?
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA TÀI SẢN TRÍ TUỆ
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN: Ths. Đỗ Thị Diện NHÓM THỰC HIỆN: 01 Thừa Thiên Huế, năm 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU CUNG ỨNG DỊCH VỤ TƯ VẤN
VỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NA Y 2 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU Trang B. NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu............................................................
1.1. Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu.........................................
1.2. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.........................
1.3. Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu.....................................
1.4. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu.....................
1.5. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu......................
1.6. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu..............................................
II. Phân tích tình huống........................................................................
III. Giải quyết tình huống................................................................... C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 A.MỞ ĐẦU
“Chuyển nhượng nhãn hiệu là chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.
Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN được định nghĩa tại Khoản 1 Điều
141 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 là “việc chủ sở hữu đối
tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”. “Vì vậy có thể hiểu
chuyển nhượng nhãn hiệu (hay còn gọi là chuyển nhượng nhãn hiệu) là việc chủ
sở hữu nhãn hiệu cho phép một cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu của
mình trên một vùng lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định,
trong đó nhãn hiệu được chuyển nhượng nhãn hiệu phải thuộc quyền sử dụng
của bên giao chuyển nhượng nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền độc
quyền sử dụng nhãn hiệu thời hạn bảo hộ (thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo
hộ) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng nhãn hiệu
đang trong thời hạn bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu
nhãn hiệu cho phép. Chuyển nhượng nhãn hiệu là một hình thức khai thác quyền
sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu nhãn hiệu thu về một khoản tiền (phí
chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử
dụng nhãn hiệu. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu nhãn hiệu
không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Chuyển
nhượng nhãn hiệu còn góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển
khai, hạn chế độc quyền”. 4 B.NỘI DUNG
1.1. Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể thực hiện chuyển
nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình sang cho cá nhân, tổ chức khác nếu
không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển
nhượng cần nhanh chóng đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công
nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
1.2. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải được thực hiện dưới hình
thức văn bản. Cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Hợp đồng chuyển
nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên chuyển nhượng và
bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu. Quyền sở hữu
nhãn hiệu của bên chuyển nhượng (chủ sở hữu trước đây) sẽ ngay lập tức được
chuyển giao sang cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng chuyển nhượng
được đăng ký thành công tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở để các bên xác định đúng quyền và
nghĩa vụ của mình, từ đó, đảm bảo thực hiện chính xác quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện
đúng đồng thời sẽ giúp các bên đảm bảo được quyền lợi của mình. Hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ sở
pháp lý hợp pháp để sử dụng trong các tranh chấp phát sinh liên quan tới chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bên cạnh những điều khoản không trái với quy định của pháp luật mà mỗi
bên thỏa thuận, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần ghi nhận và nêu rõ
những thông tin cơ bản về bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng; căn cứ
pháp lý của hợp đồng; phạm vi chuyển nhượng nhãn hiệu; chi phí mà bên nhận 5
chuyển nhượng cần phải trả cho bên chuyển nhượng (nếu có); quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên; hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng; thẩm quyền ký kết.
Nhãn hiệu chỉ được coi là chuyển nhượng thành công khi bên chuyển nhượng
hoặc bên nhận chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng này với
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
1.3.Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu
Chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện chuyển nhượng như sau:
Một là, việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức
hợp đồng bằng văn bản.
Hai là, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng
ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;
Ba là, trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với
nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi
thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.
1.4. Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu
Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận
chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện
hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:
Một là, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình
trong phạm vi được bảo hộ;
Hai là, việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự
nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Ba là, quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá 6
nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
1.5. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:
(a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
(b) Căn cứ chuyển nhượng; (c) Giá chuyển nhượng;
(d) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
(đ) Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.
1.6.Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Ký kết thỏa thuận chuyển nhượng nhãn hiệu.
Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những thành phần sau đây:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc
Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
- 02 Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc 02 Hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu,
trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); Nếu hợp đồng làm
bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng
Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của
các bên hoặc đóng dấu giáp lai; 7
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (đối với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu);
- Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc
Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, nếu
quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
- 02 mẫu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng (Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với
nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ
bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bằng hình thức
nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển
nhượng nhãn hiệu là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ
sơ sửa chữa thiếu sót).
(ii) Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng không có các thiếu sót,
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:
- Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu (đối với hợp đồng
chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu) và quyết định cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển
quyền sử dụng nhãn hiệu);
- Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu: Ghi nhận vào văn bằng
bảo hộ chủ sở hữu mới; 8
- Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người nộp hồ sơ; đóng
dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;
- Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc
gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
- Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền nhãn hiệu và quyết
định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.
(iii) Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu
trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:
- Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các
thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người
nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
- Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa
chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý
kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối
đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền nhãn hiệu trong thời hạn đã được ấn định. 2. Phân tích tình huống
Để nắm rõ hơn về quy định hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào
thì nhóm mình xin phân tích bài tập nhóm của mình.
Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu "Vương Triều” ngày
10/2/2022 Bên chuyển: Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Sức Khỏe
Vàng, được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sức Khỏe
Vàng” cho mua, bán, xuất khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bên nhận: bà
Nguyễn Thị Thanh Bình - Hợp đồng chuyển nhượng đã được hai bên ký, đóng 9
dấu. Bà Thanh Bình đã tiến hành nộp đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng
nhãn hiệu Vương Triều tại Cục SHTT ngày 310/6/2022, Cục SHTT đang trong
quá trình thẩm định thì ngày 10/6/2023 nhận được thông tin từ Công ty Sức
Khỏe Vàng là công ty đã thay đổi nhãn hiệu từ “Sức Khỏe Vàng” thành “Vương
Triều" và đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận. Hỏi:
1. Bà Thanh Bình có cần yêu cầu Công ty Sức Khỏe Vàng nộp hồ sơ lên cục
SHTT yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu không?
2. Bà Thanh Bình và Công ty Sức Khỏe Vàng có cần ký lại hợp đồng chuyển
nhượng không? Nếu có: Hãy cho biết vì sao?, Nếu không: Bà Thanh Bình cần
nộp bổ sung những giấy tờ gì lên Cục SHTT?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 và Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và các điều kiện
hạn chế quyền chuyển nhượng sở hữu công nghiệp thì Chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao
quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là sự thỏa thuận giữa các
bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho
bên nhận chuyển nhượng. Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà
nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về thủ
tục xử lý hồ sơ đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp “Đối với hợp
đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ
chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng
hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa, dịch vụ trong
văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó” thì đối với hợp đồng
chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. 10
Tên thương mại là một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Tên công
ty/tên doanh nghiệp có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại nếu như
nó được sử dụng trong các hoạt động thương mại hợp pháp. Để ngăn chặn khả
năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, nhãn hiệu sẽ bị từ chối bảo hộ nếu
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại. Trên nguyên tắc này, nếu
nhãn hiệu có chứa yếu tố trùng hoặc tương tự với tên thương mại của bên
chuyển nhượng, thì việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bị coi là gây nhầm lẫn cho
công chúng về đặc tính, nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, và rơi vào
trường hợp bị cấm theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nếu bạn ký kết Hợp đồng
chuyển nhượng nhãn hiệu với chủ nhãn hiệu, nhưng nhãn hiệu của bên chuyển
nhượng chính là một phần trong tên thương mại/tên công ty đó. Mà nhãn hiệu
“Sức khoẻ Vàng” trùng với tên thương mại công ty Sức khoẻ Vàng gây ra sự
nhầm lẫn cho công chúng về đặc tính, nguồn gốc thương mại của dịch vụ.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ dẫn chiếu đến khoản 1
Điều 60 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc chuyển nhượng quyền đối
với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Vậy nên để không rơi vào các trường hợp hạn chế việc chuyển nhường
quyền đối với nhãn hiệu trên thì công ty Sức Khoẻ Vàng ( bên chuyển nhượng)
phải chứng minh những tài liệu, bằng chức chứng minh.
Theo tình huống trên thì công ty Sức Khoẻ Vàng (bên chuyển nhượng) đã
thay đổi tên là “Vương Triều” sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng sao cho
không còn chứa yếu tố trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được chuyển nhượng
và việc thay đổi này phải được ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ khi được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, bà Thanh Bình cần yêu cầu công ty sức khoẻ Vàng nộp đơn lên cục
Sở hữu trí tuệ yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu.
Căn cứ vào Điều 97 Luật sở hữu trí tuệ 2005 Chủ văn bằng bảo hộ có thể
yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi các 11
thông tin sau trong văn bằng bảo hộ đó với điều kiện phải nộp phí, lệ phí theo
quy định: Thay đổi, sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của tác giả hoặc chủ văn bằng bảo hộ.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc
sửa đổi bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thì trước khi cơ quan quản lý
nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối chấp nhận đơn,
quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ người nộp đơn có thể sửa đổi,
bổ sung các tài liệu trong đơn với điều kiện việc sửa đổi đơn không được mở
rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong bản mô tả, đối với đơn đăng
ký sáng chế, trong bản mô tả và bộ ảnh chụp/bản vẽ, đối với đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu và trong danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn
đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất đối tượng nêu trong đơn
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung
đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Ngoài ra cần sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ căn cứ tại Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
2. Bà Thanh Bình và Công ty Sức Khoẻ Vàng không cần ký lại hợp đồng chuyển nhượng.
Căn cứ Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hiệu lực của
hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì bà Thanh Bình và công
ty Sức khỏe vàng không cần ký lại hợp đồng chuyển nhượng.
Và căn cứ theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì Bà Thanh Bình cần bổ
sung một số giấy tờ lên cục SHTTnhư sau:
- Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (căn cứ :
mẫu số 4 phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP)
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (căn cứ: mẫu số 14 phụ lục II NĐ
65/2023) của bên công ty Sưc Khoẻ Vàng đã thay đổi tên thành “Vương
Triều” được cục SHTT cấp giấy chứng nhận. 12
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận việc sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt hiệu
lực trước hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
(căn cứ mẫu số 03 phụ lục IV NĐ 65/2023).
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
(mẫu số 1 phụ lục IV NĐ 65/2023)
- Phiếu thu phí, lệ phí nộp bổ sung. 13 C. KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://everes
t.org.vn/hop-dong-chuyen-nhuong-nhan-hieu-nhung- dieu-can-biet/
2. Luật sở hữu trí tuệ 2005
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1. Lê Văn Thành (Leader) 2. Nguyễn Võ Hiền Khanh 3. Võ Thị Thu Hằng 4. Nguyễn Văn Lê Doanh 5. Nguyễn Văn Đức Lợi
6. Nguyễn Thị Ngọc Sương 7. Trần Thị Mai Loan 8. Phạm Phú Đức 9. Trần Thị Hoài Vy 10. Võ Thị Hồng Nhung 15 16