Tài liệu Luật Thương mại quốc tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu Luật Thương mại quốc tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Contents
TỔNG QUAN LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ..................................................................................2
LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ............................................................... ................................... ......... 4
NGUỒN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ.................................................................................. 7
CHỦ THỂ CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ............................................................................. 10
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ.............................................................11
Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam:..... ............................................... ................................... ...17
Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về quyền con người đối với môi trường:... ........................18
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ....................25
QUY TRÌNH ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM............. ...................................................................... ............ ...............37
TỔNG QUAN LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
THÔNG ĐIỆP
1. Bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. BVMT là một trong những nhiệm vụ sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của con người.
3. Những thách thức lớn về môi trường trên thế giới như: dịch bệnh, sự nóng lên của Trái đất,
băng tan, thiếu nguồn nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước, không khí vv…rất cần phải có sự hợp tác
quốc tế để giải quyết.
4. Các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên vẫn cần hoàn thiện hơn nữa.
CÂU HỎI
1. Anh/chị hãy cho một số ví dụ về những thảm họa ô nhiễm môi trường lớn trên thế giới?
Tràn dầu Exxon Valdez
Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu có tên Exxon Valdez thuộc sở hữu của Công ty Vận chuyển Exxon,
Mỹ đã va chạm với đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska (Mỹ) trong quá trình
vận chuyển 148 triệu thùng dầu thô. Sự cố đã khiến con tàu bị chìm và gây ra thảm họa tràn dầu.
Các chuyên gia nhận định, việc radar tránh va chạm tàu không được bảo trì tốt lẫn thủy thủ đoàn
không được nghỉ ngơi là hai yếu tố chính gây ra vụ tai nạn. Mặc dù xảy ra từ năm 1989, nhưng
tới năm 2015, các nhà khoa học tuyên bố, dầu vẫn còn tồn tại dưới đại dương do sự cố này.
Sau khi thảm họa xảy ra, lượng lớn dầu thô tràn ra biển không chỉ gây ô nhiễm môi trường biển,
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nhóm động vật cũng như cuộc sống của người dân ở
khu vực lân cận. Đặc biệt, hàng trăm nghìn loài cá, chim biển và sinh vật khác đều chết do nước
biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2. Công ty Exxon đã đứng ra nhận trách nhiệm và khắc phục
thiệt hại cũng như phải bồi thường cho các nạn nhân trong vụ việc.
Năm 1990, Chính phủ Mỹ đã ban hành Đạo luật Ô nhiễm dầu (OPA). Theo đó, các loại thiệt hại
môi trường từ nguồn lợi tự nhiên, doanh thu công, lợi nhuận và dịch vụ công sẽ được bồi thường.
Ngoài ra, chi phí để giám định các thiệt hại trên cũng được xếp là một dạng thiệt hại. Về thời hạn
đòi bồi thường, OPA 1990 quy định là 3 năm kể từ ngày phát sinh thiệt hại, hoặc kết thúc hoạt
động khắc phục.
Thảm họa sương mù tại Vương quốc Anh tháng 2/ 1952
Lượng sương mù dày đặc tích tụ từ khí thải qua ống khói của các cơ sở công nghiệp đã vượt quá
mức bình thường. Thời tiết giá lạnh khiến các đám mây mù không chịu lan tỏa đi nơi khác, cứ lởn vởn
mãi trên bầu trời thành phố, thậm chí sà hẳn xuống mặt đất, thâm nhập vào mọi ngóc ngách tác động trực
tiếp đến cuộc sống của dân chúng.
Khởi sự từ thứ ba ngày 5/12/1952 và kéo dài suốt 4 ngày sau cho đến cuối tuần, sương mù đặc
quánh khiến tầm nhìn hạn chế làm mạng lưới giao thông tê liệt, ngoại trừ tàu điện ngầm. Ngoài
bầu không khí thiếu oxy do bị khí thải carbon (CO ) lấn át ra, kết quả nghiên cứu cho thấy sương
2
mù còn ẩn chứa các chất độc hại khác như dioxide lưu huỳnh (SO ), nitơ oxit (N O) và muội bồ
2 2
hóng. Những ai vô tình hít phải lượng thán khí này sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp, khiến phổi
tắc nghẽn mãn tính dễ lâm vào trạng thái ngừng thở nếu không chữa trị kịp thời. Đây chính là
nguyên nhân trực tiếp khiến 4.000 người thiệt mạng, cũng như 8.000 người khác lần lượt tử vong
gián tiếp từ thảm kịch này. Những tác hại từ thảm họa môi trường lớn nhất Vương quốc Anh đã
làm nảy sinh vấn đề kiểm soát sự ô nhiễm không khí, một trong những hệ lụy từ nền công nghiệp
hóa lan tràn khắp châu Âu. Năm 1954, Đạo luật về khí thải đã được Quốc hội Anh thông qua,
quy định cụ thể giới hạn tối đa cho từng loại khí thải vào bầu khí quyển.
Năm 1956 là Nghị định trợ cấp kinh phí bổ sung của Chính phủ, giúp các hộ gia đình chuyển đổi
việc sưởi ấm từ than đá sang các nguồn khác như điện hoặc khí gas. Năm 1968, Tòa thị chính
London ban hành quy định phạt nặng bất cứ hành vi nào làm bẩn bầu khí thở
2. Anh/chị hãy cho một số ví dụ về những thảm họa ô nhiễm môi trường lớn ở Việt Nam
hiện nay?
Cháy nhà máy Rạng Đông: Ô nhiễm thủy ngân năm 2019
Ô nhiễm nước sông Đà
Formosa
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Hà Nội hiện đang trong giai đoạn ô nhiễm không khí nhất trong năm. Chỉ số chất lượng
không khí (gọi tắt là AQI) tại Thủ đô Hà Nội suốt từ đầu tháng 2 đến nay có tới 10 ngày ở
mức kém. Thậm chí ngày 2/2, chất lượng không khí còn ở mức xấu. Nồng độ bụi mịn lên
tới 197, có hại cho sức khỏe của mọi người, nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh
về hô hấp, người già và trẻ nhỏ. Đây chỉ là con số tính trung bình trên toàn thành phố Hà
Nội.
Còn xét theo khu vực, có những ngày, tình trạng ô nhiễm không khí ở trung tâm thành
phố Hà Nội đã lên mức rất xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 200. Hai trạm
thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy nồng độ bụi mịn đo được còn trên 300, mức cảnh báo
nguy hại cao nhất tới sức khỏe.
Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, số người thiệt mạng do các nguyên nhân
bắt đầu từ bụi mịn của Hà Nội gần 5.800 người mỗi năm, chiếm 32% của miền Bắc. Vậy
không khí Hà Nội ô nhiễm do đâu? Qua quá trình thực đo, mới đây, các nhà khoa học đã
chỉ ra rằng, khoảng 1/3 lượng bụi PM2.5 có trong không khí đến từ các nguồn tại chỗ ở
Hà Nội, trong đó phát thải từ giao thông là nguyên nhân hàng đầu.
40% dân số của thủ đô Hà Nội đã bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45
μg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia. Đó là kết quả từ năm 2015. Nhưng có lẽ
con số này đến nay cũng không giảm, bởi gần 8 năm trôi qua, vấn đề ô nhiễm do giao
thông chưa được giải quyết.
Giao thông được chỉ mặt, đặt tên là nguyên gây ô nhiễm nội tại lớn nhất của Hà Nội.
Nhưng lượng bụi mịn do giao thông chỉ chiếm 1/3 số bụi mịn ở Hà Nội. Các số liệu đo
đạc đã cho thấy nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí lại nằm ở yếu tố bên ngoài.
2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy
điện và công nghiệp lớn cũng như các làng nghề. Các làng nghề nằm ở các tỉnh lân cận như
Hưng Yên và Bắc Ninh vẫn ngày ngày thổi khói bụi về phía thủ đô. Các loại khói thải này được
sinh ra từ việc đốt than, đốt củi tại các nồi hơi và lò nung. Gần 100 làng nghề hoạt động không
ngày nghỉ cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm tại chính hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Lo
ngại nhất là khói thải từ những làng nghề tái chế.
Bằng dữ liệu vệ tinh, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra xu thế bụi mịn tiếp
tục được vận chuyển từ khu vực bên ngoài vào Hà Nội. Từ trung tâm thành phố Hà Nội
đến làng nghề của Bắc Ninh hay Hưng Yên chỉ khoảng 30km. Vào những ngày có gió,
bụi mịn không chỉ được vận chuyển vào Hà Nội nhanh mà còn đậm đặc hơn rất nhiều.
Hoạt động của con người đều là các nguồn gây ô nhiễm không khí. Trên cơ sở mức độ ô
nhiễm được quan trắc cũng như tác động được đánh giá, các can thiệp dưới đây được
khuyến nghị thực hiện cho Hà Nội:
+ Giảm sử dụng than và sinh khối đối với nồi hơi và lò nung tại các làng nghề;
+ Ngăn chặn bụi đường bằng cách trải nhựa và phun nước;
+ Tăng cường kiểm soát khí thải đối với ô tô và xe máy;
+ Hạn chế phương tiện có lượng khí thải cao;
+ Hướng đến việc loại bỏ hoàn toàn phương tiện không đủ tiêu chuẩn về khí thải;
+ Thúc đẩy giao thông công cộng, đẩy mạnh phương tiện ô tô và xe máy điện.
3. Anh/chị hãy cho biết những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường?
LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, điều chỉnh một số quan hệ xã hội nhất định.
Luật môi trường quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Để nghiên cứu Luật môi trường quốc tế, chúng ta cần nhớ lại những kiến thức về Luật quốc tế:
Luật quốc tế là gì? Bản chất của luật quốc tế? Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế, Phương
pháp điều chỉnh của Luật quốc tế? Nguồn của luật quốc tế, Chủ thể của luật quốc tế? vv…
1. Môi trường là gì?
2. Luật môi trường quốc tế là gì?
3. Nguồn của luật môi trường quốc tế ?
4. Chủ thể của luật môi trường quốc tế?
5. Những thách thức về môi trường hiện nay cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt?
6. Đặc trưng của Luật môi trường quốc tế?
7. Các tổ chức liên quan đến môi trường?
1. Môi trường là gì?
Môi trường có thể hiểu là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy.
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con
người, sinh vật và tự nhiên (Luật BVMT 2020)
Các nhà sinh thái học đã chỉ ra rằng toàn bộ môi trường sống của chúng ta (không khí, nước,
đất đai) và tất cả các loài sinh vật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi có bất kỳ một thành tố
nào của môi trường bị tổn hại sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến các thành tố khác và kéo theo là ảnh
hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của con người, và hậu quả là chúng ta không bao giờ có
thể lường trước được hậu quả.
2. Luật môi trường quốc tế là gì?
- Sự cần thiết của Luật môi trường quốc tế:
+ Các vấn đề môi trường ngày càng đáng báo động:
Vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, băng tan là những
thách thức, các quốc gia đang phải đối mặt và cần phải có sự hợp tác quốc tế để giải
quyết.
Ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn có thể ảnh đến
các quốc gia khác. Một quốc gia không thể giải quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc
tế để giải quyết những vấn đề về môi trường.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm họa về ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả nghiêm trọng:
1. Thảm hoạ Chernobyl 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị
nổ, đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông
và Tây u, Scandinav, Anh, và đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400
lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
2. Thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal, Madhya
Pradesh, Ấn Độ năm 1984 làm hơn 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
3. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, Quân đội Iraq đã phá hoại các đường
ống dẫn dầu, gây ra thảm họa tràn dầu nghiêm trọng. Khoảng 240 triệu gallon dầu thô đã phủ lên
Vịnh Ba tư.
4. Vụ tràn dầu Hebei Spirit năm 2007, tàu Hebei Spirit chở 15.000 tấn dầu thô đã bị cần trục
của một chiếc sà lan đâm phải làm thủng một lỗ lớn gây tràn dầu, làm hơn 10.000 tấn dầu thô
tràn ra biển Hàn Quốc
5. Ở Việt Nam cũng có nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:Fomosa, cháy bóng
đèn tại Nhà máy phích nước Rạng Đông vv…
+ Những vấn đề môi trường không thể giải quyết bởi các quốc gia đơn lẻ, mà cần có sự hợp
tác giữa các quốc gia.
Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề môi trường
toàn cầu: UN, UNEP, WTO, WWF vv…
=> Do đó các tổ chức liên chính phủ về môi trường, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng,
đàm phán các Điều ước quốc tế, Hiệp ước đa phương, song phương, tích cực hình thành hệ thống
pháp luật quốc tế về môi trường để cùng nhau ngăn chặn những diễn biến xấu hơn của môi
trường. Có thể kể đến các công ước: .....
- Khái niệm Luật môi trường quốc tế:
Luật môi trường quốc tế có thể được hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luật môi
trường quốc tế điều chỉnh các vấn đề như: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô
zôn, các chất độc hại, sa mạc hóa, nguồn tài nguyên biển, cũng như chất lượng không khí, đất và
nước vv...
Luật môi trường quốc tế ra đời nhằm kiểm soát ô nhiễm và suy giảm các nguồn lực tự nhiên,
vì sự phát triển bền vững.
- Đối tượng điều chỉnh: CÁC VẤN ĐỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH
1. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
2. Quản lý, bảo vệ đất
3. Quản lý các nguồn nước quốc tế
4. Bảo vệ môi trường biển
5. Bảo vệ tầng zone cũng như chất lượng không khí
6. Ứng phó với biến đổi khí hậu
7. Quản lý rác thải
8. Quản lý hóa chất, các chất độc hại
9. Vv…
NGUỒN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế, các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng
1. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các
bên đang tranh chấp thừa nhận;
2. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những
quy phạm pháp luật;
3. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
4. Các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế
của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
Thêm vài đó, 5/ Soft law
Ngoài 4 nguồn trên Luật môi trường quốc tế còn bao gồm pháp luật của các quốc gia có
liên quan và các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
- ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ:
Điều ước quốc tế có nghĩa là thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các quốc gia dưới dạng
văn bản và được điều chỉnh bằng luật quốc tế, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó
được ghi nhận trong một văn bản hoặc trong hai hay một số văn bản có liên quan với
nhau, đồng thời không phụ thuộc vào tên gọi của nó (Điều 2 Công ước Vienna năm
1969.)
Trong lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế là nguồn cơ
bản của công pháp quốc tế và cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế và tất nhiên
trong lĩnh vực môi trường quốc tế nó có vị trí đặc biệt quan trọng.
* VAI TRÒ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Là văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng hầu hết các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được thỏa thuận của các quốc gia trên thế giới trên quy mô toàn cầu, khu vực và song
phương; các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật về môi trường quốc tế này ngày càng
được bổ sung và hoàn thiện;
Số lượng các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường hiện nay rất đa dạng và nó có
đặc điểm là liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: luật thương
mại quốc tế, luật bảo hiểm quốc tế, luật hàng hải quốc tế, luật hình sự quốc tế vv...
Một số lượng không nhỏ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường có mục tiêu
thống nhất pháp luật môi trường của các quốc gia;
Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường có tác động và ảnh hưởng tích cực đến
việc xây dựng pháp luật môi trường của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát
triển và chậm phát triển;
* ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965.
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969.
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969).
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu, 1969.
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường
biển, 1971.
CHỦ THỂ CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Nhà nước
Trong lĩnh vực Pháp luật môi trường quốc tế thì Nhà nước vẫn là chủ thể đặc trưng. Nhà
nước luôn là chủ thể cơ bản của bất cứ lĩnh vực pháp luật quốc tế nào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
môi trường quốc tế thì vai trò của nhà nước với tư cách chủ thể của luật quốc tế nổi bật hơn trong
quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác của pháp luật quốc tế như doanh nghiệp, cá nhân.
Nhà nước trong quan hệ pháp luật môi trường quốc tế chính là trách nhiệm của các quốc gia
đối với những thiệt hại gây ra bởi hành động của mình cho công dân của các quốc gia khác dù
hành động đó diễn ra trong phạm vi quyền tài phán của mình.
Trách nhiệm này của quốc gia được khẳng định tại Điều 21 Tyên bố Stockholm và được
tái khẳng định lại trong Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 và Tuyên bố “Tương lai mà
chúng ta cần” của Hội nghị Rio De Janero+20. Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992
khẳng định:
Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn
nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác. Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn
trương và kiên quyết hơn để phát triển hơn nữa luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi
thường về những tác hại môi trường do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát
của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ
(Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 )
2. Tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực thi Pháp luật môi
trường quốc tế.
- Liên hợp quốc với tư cách là tổ chức theo đuổi mục tiêu bảo vệ hòa bình, thực hiện sự
hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo
và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.
- Các hội nghị thượng đỉnh lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Pháp luật
môi trường quốc tế như Hội nghị Stockholm, Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero, Hội nghị
Thượng đỉnh Rio De Janero +20 đều do LHQ tổ chức.
- UNEP cũng được thành lập trong khuôn khổ Liên hợp quốc. LHQ đã xây dựng và thông
qua Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Trên cơ sở của UNFCCC, Thỏa thuận
Paris 2015 cũng được tổ chức thành công với nhiều nguyên tắc và qui định quan trọng đối với sự
phát triển của Pháp luật môi trường quốc tế.
Chủ thể Pháp luật môi trường quốc tế còn bao gồm nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực
khác. Do tính liên kết của các vấn đề môi trường quốc tế nên hầu như rất nhiều tổ chức quốc tế
đều trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế về môi trường. EU, WB, IFC, ADB, WWF,
WCU v.v đều tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế ở những khía cạnh khác nhau.
3. Các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm. Hoạt
động của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến sự tham gia nhiều quan hệ môi
trường quốc tế. Sự tham gia của các chủ thể này đã thay đổi khá nhiều nội dung và bản chất của
Pháp luật môi trường quốc tế.
4. Tổ chức phi chính phủ:
Các tổ chức phi chính phủ tham gia quan hệ môi pháp Pháp luật môi trường quốc tế dưới
nhiều hình thức khác nhau như vận động chính sách, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Các tổ
chức này thường liên kết trong các nỗ lực quốc tế bảo vệ môi trường. Ngay ở Việt Nam, sự có
mặt của WFF, Green Peace, FCPF v.v đã mang lại nhiều giá trị và kết quả tích cực cho hoạt động
bảo vệ môi trường
3. Những thách thức về môi trường hiện nay cộng đồng quốc tế đang phải đối
mặt?
4. Đặc trưng của Luật môi trường quốc tế?
5. Các tổ chức liên quan đến môi trường?
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Quá trình hình thành và phát triển
Luật môi trường quốc tế có thể chia ra các giai đoạn phát triển sau: (tham khảo Công pháp
quốc tế):
1. Luật môi trường trước năm 1972
2. Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người
3. Hội nghị Thượng đỉnh Ti Đất Rio de Janeiro 1992
4. Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero 2012 (Rio De Janero+20)
5. Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu 2015
* Hiệp định Đa phương về Môi trường là gì?
- Hiệp định đa phương về môi trường dùng để chỉ các văn kiện quốc tế có tính ràng buộc được
các quốc gia sử dụng nhằm cam kết đạt tới những mục tiêu nhất định về môi trường. Các Hiệp
định này có thể mang những tên gọi khác nhau như Công ước , Hiệp ước, Hiệp định và Nghị
định thư... Tuy nhiên, sự khác nhau về tên gọi này không ảnh hưởng tới tính chất ràng buộc của
các hiệp định.
- Theo nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các Hiệp định đa phương về môi trường, cũng
giống như bất kỳ điều ước quốc tế nào, chỉ ràng buộc các quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc
của Hiệp định.
- Các Hiệp định đa phương về môi trường có thể là những văn kiện đứng riêng lẻ ghi nhận tất
cả các cam kết hoặc chỉ cung cấp khuôn khổ để các quốc gia tiếp tục đàm phán các hiệp định cụ
thể sau này. Một số Hiệp định đa phương về môi trường phải dựa rất nhiều vào các phụ lục được
liên tục cập nhật bởi Hội nghị các Bên - cơ quan được lập ra để giám sát hiệp định.
* Phân loại các Hiệp định Đa phưng về môi trường:
- Các Hiệp định riêng lẻ: Hiệp định ghi nhận tất cả các cam kết
Ví dụ:
Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Các Hiệp định khung: Cần ký kết các hiệp định tiếp theo để đưa ra các tiêu chuẩn, quy trình
và các yêu cầu thực thi khác
Ví dụ:
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn
- Các Hiệp định dựa vào phụ lục: Hiệp định phụ thuộc chủ yếu vào các phụ lục
Ví dụ:
Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng
* Cấu trúc các HDĐPVMT:
Bối cảnh Cam kết Thể chế Thực thi
Lời nói đầu Các cam kết thực
chất
Hội nghị các Bên Thông tin
Các định nghĩa Trợ giúp tài chính Các cơ quan giúp
việc
Thực thi
Mục tiêu Hỗ trợ công nghệ Ban Thư ký Giải quyết tranh
chấp
Các nguyên tắc Giáo dục + Đào tạo hiệu lực
Các điều khoản
chung
Nghiên cứu và giám
sát
Sửa đổi
* Quốc gia tham gia vào một Hiệp định đa phương về môi trường
Khi muốn tham gia một Hiệp định đa phương về môi trường, quốc gia cần thực hiện một số
bước để trở thành thành viên. Các bước này được quy định trong Công ước Viên năm 1969 về
Luật điều ước quốc tế.
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Thông qua Phê chuẩn Có hiệu lực
Các hội nghị ngoại
giao thường diễn ra vào
giai đoạn cuối của quá
trình đàm phán: văn bản
cuối cùng của Hiệp định
được hoàn thiện, chấp
thuận và thông qua bởi
các nước tham gia hội
nghị.
Việc ký vào
văn bản hiệp
định sẽ chứng
thực văn bản là
văn bản cuối
cùng được các
bên chấp thuận.
Phê chuẩn hoặc
gia nhập là một
hành vi qua đó
quốc gia xác lập
trên trường quốc tế
sự chấp thuận ràng
buộc bởi hiệp định.
Hiệp định thường có
hiệu lực sau một khoảng
thời gian cụ thể được
quy định rõ (ví dụ 30,
60, hoặc 90 ngày) kể từ
thời điểm một số lượng
nhất định các quốc gia
phê chuẩn hiệp định.
* Thực thi các Hiệp định đa phương về môi trường
Khi ký và phê chuẩn các Hiệp định đa phương về môi trường, các thành viên của hiệp định đã
chấp nhận một số cam kết đối với các mục tiêu đề ra. Một khi quốc gia đã trở thành thành viên
của một Hiệp định đa phương về môi trường, quốc gia phải bắt đầu những nỗ lực tuân thủ và
thực thi của mình.
Thực thi Tuân thủ
Thực thi các nghĩa vụ nêu trong hiệp định bằng việc:
- thông qua hoặc sửa đổi các luật về môi trường và các văn bản
thi hành
- thiết lập hoặc kiện toàn các thiết chế nhà nước có liên quan
Các thủ tục và hành động
nhằm đảm bảo rằng các cá nhân,
tổ chức tuân thủ các luật và quy
định về môi trường Thanh tra, ((((((((((((( (
phạt vi phạm)
Một số Hiệp định đa phương về môi trường quy định sẽ xây dựng các thủ tục và cơ chế đảm
bảo thực thi, cũng như xác định và xử lý các trường hợp không thực thi.
Cơ chế thực thi Nghĩa vụ báo cáo Giải quyết tranh chấp
Các ủy ban thực thi với
nhiệm vụ tạo thuận lợi cho
việc thực thi
Ví dụ: Điều 15 Thỏa
thuận Paris
Nộp thông tin
Vàbáo cáo rà soát
Ví dụ: Điều 12
UNFCCC
Thủ tục giải quyết tranh chấp với
các kết luận không có tính ràng buộc
Ví dụ: Điều 14 UNFCCC
Thường các Hiệp định đa phương về môi trường không có các cơ chế đảm bảo thực thi có tính
ràng buộc. Tuy nhiên, một số thành viên có thể sử dụng các quan hệ hoặc công cụ thương mại để
gây ảnh hưởng lên việc thực thi, chẳng hạn những tiêu chí cần thỏa mãn để được tham gia vào
các cơ chế trao đổi thương mại, như quy định trong Nghị định thư Kyoto hay các biện pháp
thương mại như quy định trong Nghị định thư Montreal hoặc Công ước CITES.
Việc thực thi hiệp định thường chủ yếu dựa vào việc các thành viên nộp báo cáo quốc gia
về các chỉ số chính. Các yêu cầu về báo cáo cũng được áp dụng cho việc rà soát mức độ hiệu quả
của hiệp định và các chức năng giám sát về môi trường.
* Quá trình hình thành và phát triển
Hiệp định đa phương về môi trường ra đời cách đây khoảng 100 năm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện có khoảng gần 1.000 Hiệp định đa phương về môi trường
đang có hiệu lực.
Số lượng các Hiệp định chỉ gia tăng nhanh chóng từ một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là từ
sau Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người
Sự gia tăng này là nhằm ứng phó với các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng và là kết
quả của nhận thức ngày càng tăng rằng các vấn đề môi trường thường mang tính toàn cầu.
Những Hiệp định đa phương về môi trường đầu tiên rất khác biệt so với các Hiệp định
được ký và có hiệu lực những năm gần đây. Chúng chủ yếu nhằm bảo vệ một số loài cụ
thể, chẳng hạn như các loài động vật hoặc nhằm giải quyết một vấn đề thuộc mối quan
tâm đặc biệt như bảo vệ các đại dương.
Năm 1902 Công ước quốc tế về bảo vệ các loài chim có ích cho nông nghiệp đã được ký
kết tại Paris quy định bảo vệ các loài động vật hoang dã. Công ước đặc biệt quan tâm đến
việc bảo vệ các loài động vật ăn côn trùng và mục đích chủ yếu là để tăng cường bảo vệ
sản xuất nông nghiệp.
Năm 1916 Canada và Mỹ đã ký Công ước về bảo vệ các loại chim di trú từ Mỹ và
Canada.
Công ước về bảo vệ các loài động vật, thực vật đã được ký kết áp dụng đối với các quốc
gia Châu phi năm 1933.
Công ước Washington về đánh cá vùng Tây Bắc Đại Tây dương năm 1949
Công ước Tokyo về đánh cá vùng biển sâu Bắc Thái bình dương năm 1952
Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm Biển do Dầu năm 1954.
Những Hiệp định đa phương về môi trường đầu tiên chủ yếu nhằm bảo vệ một số loài cụ
thể, chẳng hạn như các loài động vật hoặc nhằm giải quyết một vấn đề thuộc mối quan
tâm đặc biệt như bảo vệ các đại dương
Vào đầu 1960s có những công bố của các nhà khoa học đưa ra những minh chứng là nguồn tài
nguyên thiên nhiên của chúng ta đang bị ô nhiễm và đặc biệt là sức khỏe của con người ngày
càng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường.
Cuốn Mùa xuân im lặng của nhà văn Rachel Carson, năm 1962, tiết lộ về những hiểm họa
của thuốc trừ sâu DDT, loại thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được biết đến trên thế giới, đã làm tổn
thương tới các hệ tự nhiên. Chỉ một lần phun DDT để diệt một loài sâu hại cây trồng, nó không
chỉ diệt được loài sâu bệnh trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, mà đồng thời cũng tiêu diệt luôn
nhiều loài côn trùng có lợi khác và tồn lưu như một độc chất trong môi trường.
Số lượng các Hiệp định chỉ gia tăng nhanh chóng từ một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là
từ sau Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người.
Tại hội nghị này, các quốc gia đã ra Tuyên bố Stockholm, qui định 26 nguyên tắc bảo vệ
môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển Pháp luật môi trường quốc tế. 26
nguyên tắc của Tuyên bố Stockholm 1972 được tái khẳng định lại trong 27 nguyên tắc
của Tuyên bố Rio 1992.
Hội nghị Stockholm 1972
Năm 1972 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị thế giới về môi trường của
con người ở Stockholm. Hội nghị này được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực
chung của toàn thể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hội nghị có 6.000 đại
biểu đến từ 113 quốc gia, 700 quan sát viên đến từ các tổ chức phi chính phủ và 1.500 nhà báo
tham dự.
Hội nghị Stockholm năm 1972 là tiền đề cho sự ra đời của các công ước quốc tế về bảo vệ
môi trường trên cả phương diện quốc gia và quốc tế trên các lĩnh vực: môi trường biển, không
khí, nguồn nước, ngoài tầng sinh quyển, động thực vật hoang dã, đồng thời cũng hình thành các
tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo
tồn thế giới”.
Sau Hội nghị thế giới về môi trường của ở Stockholm năm 1972 kéo theo sự ra đời của pháp
luật quốc gia về môi trường:
Luật ô nhiễm dầu của Hoa Kỳ 1990;
Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu của Nhật Bản năm 1975;
Luật bảo vệ môi trường của Hàn Quốc năm 1980 (sửa đổi năm 1986, 1999);
Luật ngăn ngừa ô nhiễm biển của Hàn Quốc năm 1995 (sửa đổi năm 1997,1999, 2004);
Luật biển của Canađa năm 1996; Luật bảo vệ môi trường của Canađa năm 1999;
Pháp luật về bảo vệ môi trường (Nga 2001); Đạo luật môi trường quốc gia của Sri Lanka;
Luật Bảo vệ Môi trường của Ấn Độ; Luật Bảo vệ môi trường của Nepal; Đạo luật Bảo
tồn Môi trường Bangladesh; Luật Bảo vệ môi trường của Pakistan; Luật Môi trường của
Bulgaria (1991); Luật chung cho sinh thái cân bằng và bảo vệ môi trường (Mexico,
1988)...
Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro 1992
Hội nghị Rio de Janeiro được tổ chức ở Rio De Janero, Brazil năm 1992 với sự tham gia của
178 nước trong đó có 112 nguyên thủ quốc quốc gia.
Hội nghị đã ra tuyên bố Rio De Janero, Chương trình nghị sự và các thỏa thuận quốc tế quan
trọng. Tuyên bố Rio De Janero hầu như tái khẳng định 26 nguyên tắc của Tuyên bố Stockholm
với những bổ sung và hoàn thiện ở tầm cao xét ở các cam kết quốc tế.
Tuyên bố Rio De Janero bên cạnh việc khẳng định “con người là trung tâm của những mối
quan tâm về sự phát triển lâu dài, con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và
lành mạnh mạnh hài hoà với thiện nhiên” nhấn mạnh các nghĩa vụ quốc tế của thành viên.
Hội nghị thượng định Rio De Janero được coi như là bước phát triển lớn của Pháp luật môi
trường quốc tế vì bên cạnh Tuyên bố Rio De Janero, Chương trình nghị sự 21, Công ước Da
dạng sinh học đã được thông qua. Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero năm 1992 cũng đã thỏa
luận những nền tảng quan trọng cho dự thảo Công ước chống sa mạc hóa, dự thảo Công ước
khung về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero 2012 (Rio De Janero+20)
Trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh 2012 các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Văn kiện với tên gọi “Tương lai mà chúng ta cần” gồm 283 điểm trong đó có ý nghĩa rất lớn
đối với sự phát triển của Pháp luật môi trường quốc tế.
Ngoài việc tái khẳng định những cam kết trong Tuyên bố Stockholm, Tuyên bố Rio De Janero
năm 1992, Chương trình nghị sự 21 các các kế hoạch hành động đã đưa ra, Văn kiện của Hội
nghị Rio De Janero+20 đặt ra cho các thành viên nhiều cam kết mới.
Văn kiện “Tương lai mà chúng ta cần” toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường đều được
đề cập như xóa nghèo bền vững, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; nước và vệ sinh;
năng lượng; du lịch bền vững; giao thông bền vững; thành phố và định cư bền vững; dân số và
sức khỏe; việc làm đầy đủ cho mọi người và đảm bảo xã hội; đại dương và biển v.v.
Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu 2015
Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với Pháp luật môi trường quốc tế sau Hội nghị thượng đỉnh
Rio De Janero+20 là Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu. Rất nhiều nguyên tắc pháp Pháp luật
môi trường quốc tế được phát triển trong thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam:
1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông
nghiệp bền vững
3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;
4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập
suốt đời cho tất cả mọi người
5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi
người
7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi
trả cho tất cả mọi người
8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất
và việc làm tốt cho tất cả mọi người
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm
và bền vững, tăng cường đổi mới
10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội
11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống
và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh
thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền
vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả,
có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền
vững.
Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về quyền con người đối với môi trường:
* Kể từ khi ra đời cho đến nay, Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế đã thông qua
hàng loạt văn kiện nhân quyền, trong đó đã có sự gắn kết giữa môi trường và quyền con
người.
1. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Đây là văn kiện quốc tế, được thừa
nhận như là luật tập quán quốc tế, đề cập một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người
về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuyên ngôn thừa nhận các quyền cơ bản của
con người, từ quyền sống đến chuẩn mực sống thích đáng cho sức khoẻ và sự thịnh vượng,
trong đó có quyền về thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ...
2. Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986 khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến
và không thể chuyển nhượng, là bộ phận thiết yếu của quyền con người, vì vậy các quốc gia
cam kết áp dụng các biện pháp cần thiết để hiện thực hoá quyền phát triển và bảo đảm bình
đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản. Giải
thích quy định này, Đại Hội đồng đã làm rõ và tái khẳng định trong Nghị quyết 54/175 rằng:
“quyền thực phẩm và nước sạch là các quyền con người cơ bản và thúc đẩy các quyền này là
yêu cầu đạo đức bắt buộc cho cả các chính phủ và cả cộng đồng quốc tế.
3. Tuyên bố Stockholm năm 1972. Đây là văn kiện về môi trường đầu tiên thừa nhận môi
trường là quyền con người. Nguyên tắc 1 thừa nhận con người có quyền tự do cơ bản, bình
đẳng và các điều kiện sống thích đáng. Một môi trường bình đẳng cho phép cuộc sống trong
nhân phẩm và sự thịnh vượng, và mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ và không ngừng cải
thiện môi trường cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Và Nguyên tắc 2 cũng thừa nhận rằng,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm không khí, nước, đất, thực vật và động vật nhất
định phải được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ không chỉ hiện tại, mà còn thế hệ tương lai.
4. Pháp luật Việt Nam về quyền con người
- Hiến pháp năm 2013, tại Chương II quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, theo đó các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật
Điều 43 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 63 Hiến pháp năm 2013 :
(1) Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo.
(3) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm
đa d ạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
- đưa ra các nguyên tắc về bảo đảm quyền con người. Cụ thể Luật bảo vệ môi trường 2020
Khoản 3 Điều 4 qui định: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em,
bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực vào 01/01/2018 đã quy định về tội gây ô nhiễm môi
trường, không chỉ qui định trách trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà còn qui định trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); qui định trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
(Điều 237).
- , có hiệu lực vào 01/01/2017 đã quy định về các nguyên tắc bồi Bộ luật dân sự năm 2015
thường thiệt hại (Điều 585); trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp
gây ô nhiễm môi trường (Điều 602): “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Thông tư 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009 qui định về qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường, bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
=> Như vậy: Các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo vệ, bảo đảm thi
hành bằng cả hệ thống pháp luật (Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Hôn nhân
và gia đình, Luật Quốc tịch, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự…)
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Nguyên tắc phòng ngừa
2. Nguyên tắc ngăn chặn
3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
4. Nguyên tắc chủ quyền
5. Nguyên tắc hợp tác
6. Nguyên tắc phát triển bền vững
7. Nguyên tắc trách nhiệm chung những có khác biệt
8. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
9. Cấm gây hại xuyên biên giới
10. Công bằng giữa các thế hệ
1. Nguyên tắc phòng ngừa
- Nguyên tắc phòng ngừa được hình thành trên sở của Nguyên tắc thứ 15 của Tuyên bố
Rio 1992. Nguyên tắc này được thể hiện như sau:
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa
tuỳ theo khả năng từng quốc gia, ở chỗ nào nguy tác hại nghiêm trọng hay không thể sửa
được, thì không thể nêu do thiếu sự chắc chắn khoa học hoàn toàn để trì hoãn áp dụng các
biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự thoái hoá môi trường.
- Bản chất của nguyên tắc phòng ngừa thể hiện mục tiêu mà nó hướng tới là sự ngăn chặn
kịp thời các tác tố tác động xấu đến môi trường. Cần ghi nhớ là ngay cả việc chưa có các bằng
chứng khoa học về tác động tiêu cực đến môi trường cũng không là lý do cho việc cản trở hay trì
hoãn các hành động bảo vệ môi trường trước những tổn hại hoặc tổn hại tiềm năng.
- Việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa có những lợi thế nhất định.
Thứ nhất, tạo được căn cứ hợp pháp để hành động trong các rủi ro môi trường khi chưa xác
định được quan hệ nhân quả.
Thứ hai, tạo nền tảng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật về đánh giá tác động môi
trường.
2. Nguyên tắc ngăn chặn
Nguyên tắc ngăn chặn hay còn được gọi là nguyên tắc “Không gây hại” ngăn ngừa quyết liệt
những hoạt động nguy tổn hại môi trường tiên liệu được. Mục tiêu của việc áp dụng
nguyên tắc này là không cho phép tiến hành các hoạt động gây hại môi trường. Theo nguyên tắc
này, các quốc gia nghĩa vụ hành động để ngăn chặn các tổn hại đối với môi trường của quốc
gia mình. Các quốc gia, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành các bước
cần thiết để tránh gây hại cho môi trường quốc gia và cả môi trường nằm ngoài phạm vi lãnh thổ
quốc gia mình.
3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
Bản chất của nguyên tắc này là chuyển chi phí xã hội cho việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình
trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường cho chính những nhân, tổ chức những hoạt động gây
hại đến môi trường.
Tác dụng của việc áp dụng nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh chính sau:
(i) buộc các cá nhân, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay bất cứ hoạt
động nào đều tính đến hậu quả đối với môi trường. Cá nhân, tổ chức phải cân nhắc để chọn giải
pháp tối ưu nhằm hạn chế chi phí phát sinh do phải trả tiền cho hoạt động gây tổn hại cho môi
trường. Đối với doanh nghiệp, việc tăng chi phí sẽ giảm tính cạnh tranh đây điều các
doanh nghiệp buộc phải chú ý.
(ii) Cá nhân, tổ chức phải đối mặt cả với những chi phí do bồi thường thiệt hại cho những thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản gây ra với cá nhân và tổ chức khác.
(iii) Xã hội giải phóng được một nguồn lực công luôn dành cho việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ
những người bị thiệt hại trong các sự cố hoặc thảm họa môi trường do con người gây ra.
Nguyên tắc này trở thành nguyên tắc của Pháp luật môi trường quốc tế, được nghi nhận trong
Tuyên bố Rio 1992 (nguyên tắc 16):
Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá những chi phí môi trường
và sự sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung không
ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế.
Nguyên tắc này cũng được qui định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu UNFCCC nhiều các văn bản pháp luật môi trường quốc tế khác như Nghị định thư
Montreal, Nghị định thư Kyoto.
Thỏa thuận Paris không đề cập đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. Tuy nhiên, những
kết quả Paris nhấn rất mạnh rằng việc giảm phát thải khí nhà kính cần được thu phí cả ở phạm
vi quốc tế lẫn quốc gia, và vì thế các quốc gia phải chấp nhận chi phí ít nhất đối với sự phát thải
của mình hoặc bằng cách tự giảm lượng phát thải của mình hoặc phải trả tiền cho quốc gia
khác để làm điều này.
Nguyên tắc này được qui định tại Khoản 6 Điều 4, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có
nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố suy thoái
môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử chịu trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.”
4. Nguyên tắc chủ quyền
Nguyên tắc 21 Tuyên bố Stockholm:
Các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, có chủ quyền khai thác tài nguyên của mình theo các chính sách môi trường của riêng mình,
và trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hoặc sự kiểm soát của
họ không gây ra thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của các khu vực vượt ra
ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia.
Mỗi quốc gia đều chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, kể cả các nguồn tài nguyên trên
dưới phạm vi lãnh thổ đó. Trong lĩnh vực môi trường, chủ quyền của quốc gia đối với các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ không thể bị ảnh hưởng. Các quốc gia phải tôn
trọng quyền của các quốc gia khác được sống trong môi trường trong lành. Việc khai thác tài
nguyên phải được tiến hành theo những cách thức không gây hại vềi trường cho quốc gia
khác hay vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi tài phán của mình.
5. Nguyên tắc hợp tác
Ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, còn thể ảnh đến các
quốc gia khác. Một quốc gia không thể giải quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc tế. Chính vì
thế, hợp tác được coi là nguyên tắc quan trọng của Pháp luật môi trường quốc tế.
Trong nguyên tắc 24 của Tuyên bố Stockholm năm 1972:
Các vấn đề quốc tế về bảo vệ và cải thiện môi trường cần được xử lý trong một tinh thần hợp
tác của tất cả các nước, lớn và nhỏ, trênsở bình đẳng. Hợp tác thông qua các thỏa thuận đa
phương hay song phương hoặc các phương tiện thích hợp khác điều cần thiết để kiểm soát
hiệu quả, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ ảnh hưởng xấu đến môi trường do các hoạt động tiến
hành trong tất cả các lĩnh vực, theo cách sự quan tâm thích đáng đến chủ quyền lợi ích
của tất cả các nước.
Nguyên tắc này nêu các vấn đề quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường cần được xử
trên tinh thần hợp tác bởi tất cả các quốc gia dù lớn nhỏ trên nền tảng bình đẳng.
Hợp tác quốc tế cũng cần thiết để nâng cao nguồn lực để hỗ trợ các nước đang phát triển
trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này. Một loạt các vấn đề môi trường
ngày càng gia tăng, bởi chúng tính chất khu vực hoặc toàn cầu về phạm vi, hoặc chúng
ảnh hưởng chung đến cộng đồng quốc tế, nên yêu cầu sự hợp tác sâu rộng giữa các quốc gia
hành động của các tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.
(Tuyên bố Stockholm năm 1972)
Các quốc gia nên hợp tác để củng cố xây dựng năng lực nội sinh cho sự phát triển bền vững
bằng cách nâng cao sự hiểu biết khoa học thông qua trao đổi kiến thức khoa họccông nghệ,
bằng cách đẩy mạnh sự phát triển, thích nghi truyền chuyển giao công nghệ, kể cả
những công nghệ mới và sáng tạo.
(Nguyên tắc 9 Tuyên bố Rio 1992)
Những vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của mọi công dân liên
quan, cấp độ thích hợp, cấp độ quốc gia, mỗi nhân sẽ quyền thông tin thích hợp liên
quan đến môi trường do các nhà chức trách nắm giữ, bao gồm thông tin về những nguyên liệu
hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng, hội tham gia vào những quá trình quyết định.
Các quốc gia cần tạo điều kiện và khuyến khích nhận thức công chúng và sự tham gia bằng cách
phổ biến thông tin rộng rãi. Người dân cần được tiếp cận hiệu quả những thủ tục pháp
hành chính, bao gồm việc bồi thường và chế tài.
(Nguyên tắc 10 Tuyên bố Rio 1992)
6. Nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững trở thành một nguyên tắc của Luật môi trường quốc tế được qui
định trong Tuyên bố Rio 1992, Tuyên bố Rio+20, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của phát triển bền vững
Phát triển bền vững không chỉ là một chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức mà là một
quá trình hoà nhập sự phát triển mọi mặt của con người, hội loài người với thiên nhiên. Tại
Hội nghị Thượng đỉnh năm 2000, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ/PTBV cũng đã đạt đuợc
sự nhất trí với 8 mục tiêu sẽ đuợc thực hiện vào trước năm 2015 là: i) Xoá tình trạng nghèo đói
cùng cực; ii) Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; iii) Khuyến khích bình đẳng giới và nâng cao
địa vị của phụ nữ; iv) Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em; v) Nâng cao sức khoẻ sinh sản; vi) Phòng
chống HIV/AIDS, sốt rét các bệnh khác; viii) Bảo đảm bền vững về môi truờng; và ix) Phát
triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển
Các quốc gia cần thông báo trước kịp thời cung cấp thông tin liên quan cho các
quốc gia khả năng bị ảnh hưởng về những hoạt động thgây ảnh hưởng xấu đáng
kể đến môi trường vượt ra ngoài biên giới cần tham khảo ý kiến của các quốc gia này
sớm và có thiện ý. (Tuyên bố Rio 1992, Nguyên tắc 19).
Việc quốc gia thượng lưu xây dựng quá nhiều dập, chặn nguồn nước sẽ dẫn đến tình trạng
các quốc gia hạ lưu gặp khó khăn. Việc làm đập thủy điện Trung Quốc, Lào ảnh
hưởng đến lợi ích của Căm Pu chia và Việt Nam.
Phát triển bền vững gắn với liền không thể tách rời với quyền con người.
Trên sở lấy con người làm trung tâm, các văn bản pháp luật quốc tế về môi trường đều khi
điều chỉnh các vấn đề môi trường quốc tế đều gắn với việc bảo vệ quyền con người.
Hiến pháp luật của nhiều quốc gia đều qui định con người quyền sống trong môi trường
trong lành và mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đảm bảo quyền này.
Nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi môi trường phải được coi như một phần của mọi
chính sách hoặc hoạt động, kể cả các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội:
Phát triển bền vững sự phát triển thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
không làm phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.’
Nguyên tắc 8 của Tuyên bố Rio 1992 nhấn mạnh: Để đạt được sự phát triển bền vững và
chất lượng cuộc sống cao hơn cho tất cả mọi người, các quốc gia cần giảm thiểu và tiến
xóa bỏ các phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và thúc đẩy sự chính sách
dân cư phù hợp.
7. Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt
Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt bao gồm hai yếu tố:
Một là, liên quan đến trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường
hoặc một phần của nó ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Hai là, liên quan đến sự cần thiết phải tính đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, hoàn cảnh lịch sử và nhất là vai trò của mỗi quốc gia trong việc
phát sinh các rủi ro môi trường, khả năng ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro đó.
Các quốc gia sẽ hợp tác trên tinh thần đối tác toàn cầu để bảo tồn, bảo vệ khôi phục sức
khỏe tính toàn vẹn của hệ sinh thái trên Trái đất. Dựa vào mức độ gây suy thoái môi trường
toàn cầu khác nhau, các quốc gia có trách nhiệm chung nhưng phân biệt.
Các nước phát triển thừa nhận trách nhiệm họ phải gánh chịu trong quá trình theo
đuổi phát triển bền vững toàn cầu mà áp lực hội ở những nước này đặt ra đối với môi trường
toàn cầu và nguồn lực công nghệ và tài chính mà họ nắm giữ.
Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần đối tác toàn cầu để gìn giữ, bảo vệ phục hồi sự
lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của trái đất. Vì sự đóng góp khác nhau vào việc làm
thoái hoá môi trường toàn cầu, các quốc gia những trách nhiệm chung nhưng sự khác
biệt. Các nước phát triển công nhận trách nhiệm của họ trong sự theo đuổi quy mô quốc tế về s
phát triển bền vững do những áp lực mà xã hội của họ gây cho môi trường toàn cầu và do những
công nghệ và những nguồn tài chính họ chi phối, điều khiển. (Nguyên tắc 7 Tuyên bố Rio 1992)
Điều 3, Khoản 1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu qui định về
nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.
Các Bên phải bảo vệ hệ thống khí hậulợi ích của các thế hệ hiện naymai sau của
nhân loại, trên sở công bằng phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng phân biệt
phải đi đầu trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của nó.
8. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
Nguyên tắc di sản chung của nhân loại được hiểu là một số vùng hoặc một yếu tố môi trường
được coi di sản của nhân loại chúng nằm trong quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào
phải được ủy thác để gìn giữ cho cho các thế hệ tương lai, chống lại bất cứ sự khai thác của quốc
gia, doanh nghiệp thâm chí Nhà nước. Nhiều di sản nhân loại đã được công nhận và được bảo vệ
theo những yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Di sản chung của nhân loại bao gồm di sản văn hóa và
di sản thiên nhiên. (gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể)
Các di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt và được điều chỉnh bởi nhiều công ước quốc tế. Đáy
đại dương, không gian, vùng nước quốc tế, bề mặt đáy biến quốc tế, lòng đất đáy biển quốc tế
nằm ngoài phạm vi tài phán của quốc gia những di sản chung của nhân loại. Việc xác định di
sản chung của nhân loại về cơ bản được xác định dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia và vai
trò của di sản chung đối với sự phát triển của nhân loại.
9.Nguyên tắc đánh giá tác động môi trường
Tuyên bố Rio 1992 theo đó đánh giá tác động môi trường, với tư cách công cụ quốc gia sẽ
được thực hiện đối với các hoạt động có khả năng hiện hữu tác động xấu đến môi trường và phải
được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quyết định.
Mục đích của nguyên tắc đánh giá tác động môi trường là giảm thiểu tối đa các dự án, chương
trình phát triển có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong mỗi quốc giá. Tuy nhiên, cần khẳng định
rằng giá trị của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc rất nhiều vào tính minh bạch của quá
trình đánh giá tác động, sự giám sát của người dân.
10. Nguyên tắc cấm gây hại xuyên biên giới
Các quốc gia nghĩa vụ chung không được sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của
mình để gây hại tới lợi ích của quốc gia khác. Điều này này bao gồm cả i trường của các
Quốc gia khác cũng như các vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của quốc gia. Trong
trường hợp vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, quốc gia thể phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm của quốc gia vẫn chưa được xác định rõ, nhất liên quan tới
việc xác định trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường của Việt Nam
Các Nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2020:
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế
- xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài
nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo
đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu
tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường,
giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài
nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế
thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường
có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy
thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích
quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng
lượng vào không khí, khi việc đó gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, hệ sinh thái gây ra thiệt hại về vật chất, làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm không khí cũng thể hiểu trong không khí chứa các chất gây ô nhiễm gây
nguy hiểm cho sức khỏe con người, hoặc tạo ra những tác động xấu đối với môi trường.
Xét về phương diện pháp lí, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí,
vi phạm tiêu chuẩn không khí pháp luật đã quy định. Ô nhiễm không khí tình trạng trong
không khí xuất hiện chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm
thay đổi tính chất lí, hoá vốn của nó, vi phạm tiêu chuẩn môi trường doquan nhà nước
thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: nitơ
dioxyt (NOx); lưu huỳnh dioxyt (SOx); cacbon monoxit (CO); chì (Pb); zon tầng bình lưu (O3);
vật chất dạng hạt (PM).
3. Nguyên nhân ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có thể xảy ra do các hiện tượng tự nhiên (từ bụi, cháy rừng, núi lửa, chất
phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển,…) hoặc từ hoạt động của con người: do hút thuốc lá, quá
trình đốt rơm rạ thải ra các khói, trong quá trình sản xuất công nghiệp, do đốt các nhiên liệu hóa
thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra CO2 , CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết, muội than,
bụi, quá trình thất thoát, rỉ trên dây chuyền công nghệ, do quá trình vận chuyển các hóa chất
bay hơi, bụi,… Ô nhiễm môi trường không khí thể xảy ra trên quy một vùng, một quốc
gia, một khu vực hoặc ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc năm nguồn chính gây ô
nhiễm không khí:
3.1. Hộ gia đình
Một trong những nguồn ô nhiễm không khí chính là bắt nguồn từ các hộ gia đình khi đốt các
nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật, một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu rơm,
rạ trấu để nấu ăn, sưởi ấm thắp sáng nhà cửa. Việc đốt các các nhiên liệu hóa thạch, gỗ,
phân động vật rơm, rạ, trấu tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt
vật chất (PM), metan, carbon monoxide, hydrocarbon và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).
Đốt cháy dầu hỏa trong khi thắp sáng bằng đèn dầu cũng tạo ra lượng khí thải đáng kể của các
hạt mịn và các chất ô nhiễm khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiệnkhoảng 3 tỉ người vẫn nấu ăn bằng nhiên liệu rắn
như gỗ, rơm rạ, than tổ ong, dầu hỏa phân động vật. Hầu hết những người này đều nghèo
sống ở các nước thu nhập thấp,trung bình [10].
3.2. Hoạt động công nghiệp
Đây nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Qtrình gây ô nhiễm quá trình
đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO,
SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Các nhà máy nhiệt điện chạy than
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, các máy phát điện diesel cũng đóng góp cho quá trình ô nhiễm này.
Việc sử dụng dung môi, trong các ngành công nghiệp hóa chất khai thác, cũng những
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra khí thải từ xe giới các phương tiện vận
chuyển hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
3.3. Giao thông vận tải
Ngành giao thông vận tải toàn cầu chiếm gần một phần lượng khí thải carbon dioxide liên
quan đến năng lượng tỉ lệ này đang ngày một tăng lên. Ô nhiễm không khí từ giao thông gây
ra gần 400.000 ca tử vong sớm. Gần một nửa strường hợp tử vong do ô nhiễm không khí do
giao thông do khí thải diesel, 12% những người sống gần các tuyến đường huyết mạnh giao
thông chính có khả năng mắc chứng bệnh mất trí nhớ. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các
chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4,… Đối với
những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thôngthể gây ô
nhiễm không khí cao hơn khi sử dụng các phương tiện giao thông lỗi thời, không đạt tiêu
chuẩn khí thải, cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
Việc giảm khí thải từ các phương tiện giao thông một trong những cách làm cải thiện chất
lượng không khí, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Các chính sáchtiêu chuẩn về sử dụng nhiên
liệu sạch và tiêu chuẩn khí thải xe tiên tiến có thể giảm 90% lượng khí thải.
3.4. Nông nghiệp
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính từ nông nghiệp đó từ chăn nuôi gia súc: trâu, bò,
ngựa, lợn,…thải ra khí metan và amoniac, việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng cũng sản sinh ra
khí metan. Khí thải metan góp phần vào việc hình thành ozone tầng bình lưu, nguyên nhân
gây ra bệnh hen suyễn các bệnh về đường hấp. Khí metan cũng là một loại khí đóng góp
vào sự nóng lên toàn cầu mạnh. Việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng tạo ra khói, bụi làm phát
sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng
không khí. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân.
không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng
rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh.
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học các loại phân tươi trong các hoạt động nông nghiệp
cũng phát sinh ra khí độc hại amoniac gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu hít phải nhiều amoniac sẽ
bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng), gấy ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt, gây
đau thắt ngực, khó thở. Năm 1962, nữ văn Rachel Carson xuất bản cuốn sách “Mùa xuân im
lặng” đã tiết lộ về những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT. Chỉ một lần phun thuốc trừ sâu DDT
để diệt một loài sâu hại cây trồng, không chỉ diệt được loài sâu bệnh trong nhiều tuần hoặc
nhiều tháng, đồng thời cũng tiêu diệt luôn nhiều loài côn trùng lợi khác tồn lưu như
một độc chất trong môi trường.
3.5. Chất thải
Đốt rác thải chất thải hữu trong các bãi chôn lấp rác thải cũng phát sinh nhiều chất ô
nhiễm độc hại như: bụi, NOx, CO, CO2 , SOx, THC, HCl, HF, dioxin/furan, hơi nước và tro vào
khí quyển. Khí thải sinh ra từ các đốt rác cũng đang làm ô nhiễm môi trường không khí
nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên toàn cầu, ước tính 40% chất thải
được đốt công khai. Vấn đề nghiêm trọng nhất các khu vực đô thị hóa các nước đang phát
triển.
3.6. Những nguồn khác
Không phải tất cả các nguồn gây ô nhiễm không khí đều đến từ hoạt động của con người. Các
vụ phun trào núi lửa, bão bụi và các quá trình tự nhiên khác cũng gây ra ô nhiễm không khí. Bão
cát bụi cũng nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, các hạt bụi li ti thể di chuyển hàng
ngàn dặm trong bầu khí quyển sau của những cơn bão, đi theo chúng cũng thể mang mầm
bệnh những con vi rút hay các chất độc hại, gây ra các bệnh đường hấp mãn tính. Chiến
tranh hay các cuộc tập trận quân sự: khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học tên lửa
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời chủ yếu là từ
các phương phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt điện than, trong nông nghiệp và việc đốt
các chất thải. Nấu ăn, sưởi ấm và
thắp sáng nhà cửa bằng cách sử dụng lửa khi đốt các nhiên liệu hóa thạch (gỗ, phân động vật
và chất thải cây trồng) và than là nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà.
4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra có khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm là do
ô nhiễm không khí trong nhà mỗi năm, phần lớn trong số họ các nước đang phát triển [12],
trong đó: 27% là do viêm phổi, 18% từ đột quỵ, 27% từ bệnh tim thiếu máu cục bộ, 20% từ bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), 8% từ ung thư phổi.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: hít thở không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ
mắc bệnh suy nhược gây chết người như bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi viêm phế quản
mãn tính. Ô nhiễm không khí cũng được coi yếu tố nguy gây ra một s bệnh như hen
suyễn, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh alzheimer parkinson, biến chứng tâm lí, tự kỷ,
bệnh võng mạc, giảm tăng trưởng thai nhi và nhẹ cân.
Ô nhiễm không khí thể khuếch tán lan truyền nhanh, không chỉ gói gọn trong một địa
phương hoặc khu vực, không phân chia được ranh giới, không biên giới (xuyên biên giới).
Nghiên cứu gần đây của M Sand và cộng sự (2016) chỉ ra rằng ô nhiễm không khí ở một khu vực
cũng thể tác động đáng kể đến khí hậu khu vực khác. dụ, khí thải từ các quốc gia
Châu Á đóng góp rất lớn cho sự nóng lênBắc Cực. Thương mại quốc tế do quá trình toàn cầu
hóa cũng đóng góp vào sự ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu của Jaganathan cộng sự (2019) cho thấy tác động bất lợi của ô nhiễm không
khí đối với bệnh ung thư và các bệnh mãn tính, trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả
đã xem xét mối quan hệ giữa phơi nhiễm lâu dài với bụi các hợp chất trong bụi được
(Particulate matter) và bệnh chuyển hóa timcác nước đang phát triển; Theo Filippini cộng
sự (2019) nghiên cứu và phân tích mối liên quan giữa ô nhiễm không khí ngoài trời và bệnh bạch
cầu trẻ em dựa trên phân tích tổng hợp; Zhiming Yang cộng sự (2019) chỉ ra mối quan hệ
giữa ô nhiễm không khí và béo phì dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ những người trung niên và cao
tuổi ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra ô nhiễm không khí là một yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến béo phì: mức độ ô nhiễm không khí càng cao, tác động càng nghiêm trọng và tác
động này có tác động đến bép phì những người trung niên và cao tuổi ở Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác của Niya Zhou cộng sự (2014) cho thấy ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí dẫn đến bệnh sinh nam giới [15]. Ngoài những tác động tiêu cực của ô nhiễm
không khí đối với sức khỏe con người, thì còn có những thiệt hại kinh tế, năng suất cây trồng, do
đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng ô nhiễm
không khí một nhân tố làm suy giảm sự đa dạng sinh học trong đó hệ sinh thái nước ngọt bị
ảnh hưởng nhiều nhất. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí liên quan chủ yếu đến
việc suy giảm, làm yếu đi các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng
tiếp tục ô nhiễm như hiện nay thì một số loài động thực vật bị mất đi là không thể tránh khỏi.
dụ: biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng El nino gây khô hạn kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước,
cháy rừng, nhiều loài động thực vật bị chết.
5. Pháp luật Quốc tế về bảo vệ môi trường không khí:
1.Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979.
2. Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định và tiếp
cận công lý trong lĩnh vực môi trường.
3. Hiệp định ASEAN về khói mù xuyên biên giới.
6.1. Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979
Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa được 32 quốc gia trong khu vực Châu
Âu thông qua. Công ước có hiệu lực vào năm 1983, kể từ khi có hiệu lực đến nay có 53 quốc gia
phê chuẩn.
Công ước đưa ra quy định ràng buộc pháp quốc tế đầu tiên để giải quyết các vấn đề ô
nhiễm không khí trên sở khu vực rộng lớn. Sự ra đời của công ước đã góp phần đáng kể vào
sự phát triển của luật môi trường quốc tế và đã tạo ra sở pháp để kiểm soát giảm thiểu
thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường do ô nhiễm không khí xuyên biên giới gây ra.
Mục tiêu của Công ước ngăn ngừa, kiểm soát nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các
tổn thất cho con người và môi trường do ô nhiễm không khí tầm xa gây ra, từ bất kể nguồn gây ô
nhiễm nào.
Công ước đề cập đến các quy định trong Tuyên bố Hội nghị LHQ về môi trường con người,
đặc biệt nguyên tắc 21, thể hiện niềm tin chung rằng các quốc gia quyền khai thác tài
nguyên của mình trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền
hoặc sự kiểm soát của họ không gây ra thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của
các khu vực vượt ra ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Không định sẵn sàng tăng cường
hợp tác quốc tế để xây dựng các chính sách quốc gia phù hợp bằng cách trao đổi thông tin,
tham vấn. nghiên cứu giám sát để phối hợp hành động quốc gia trong việc chống ô nhiễm
không khí bao gồm ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa.
Lời nói đầu các Điều 2, Điều 3 Điều 4 đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện
công ước: Các quốc gia thành viên, xem xét thực tế vấn đề liên quan, quyết tâm bảo vệ con
người môi trường của mình chống lại ô nhiễm không khí sẽ nỗ lực để hạn chế và, càng
sớm càng tốt, giảm dần ngăn ngừa ô nhiễm không khí bao gồm cả ô nhiễm không khí xuyên
biên giới tầm xa. (Điều 2).
Cam kết:
Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết hợp tác trong việc tiến hành nghiên cứu và
phát triển:
- Công nghệ cho việc giảm thải các hợp chất như lưu huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm
không khí chính khác;
- Các thiết bị để theo dõi đo tốc độ phát thải nồng độ chất ô nhiễm không khí ngoài
trời để hiểu rõ hơn về việc lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa,
- Những ảnh hưởng của các hợp chất như lưu huỳnh đioxit các chất gây ô nhiễm không
khí chính khác đến sức khỏe con người môi trường, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thủy sản và các hệ sinh thái tự nhiên.
- Đánh giá những tác động đối với kinh tế, hội môi trường của những biện pháp thay
thế để đạt được các mục tiêu môi trường, bao gồm giảm thiểu ô nhiễm không khí xuyên biên giới
tầm xa.
Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết, vì lợi ích chung cần trao đổi thông tin đã có
về:
- Dữ liệu về khí thải như Lưu huỳnh đioxít và các chất gây ô nhiễm không khí khác đã được
thỏa thuận;
- Những thay đổi lớn trong chính sách quốc gia trong phát triển công nghiệp những
tác động của chúng,thể sẽ gây ra những thay đổi đáng kể ô nhiễm không khí xuyên biên giới
tầm xa;
- Áp dụng công nghệ để giảm ô nhiễm không khí liên quan đến ô nhiễm không khí xuyên
biên giới tầm xa,
- Chi phí kiểm soát khí thải đối với hợp chất lưu huỳnh đioxit các chất gây ô nhiễm
không khí chính khác trên quy mô quốc gia;
- Các chính sách chiến lược quốc gia để kiểm soát khí thải đối với hợp chất lưu huỳnh
điôxít và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác.
Các bên tham gia Công ước nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện Chương trình hợp tác để
giám sát và đánh giá việc phát thải chất ô nhiễm không khí tầm xa ở châu Âu (EMEP):
- Thiết lập các trạm quan trắc về ô nhiễm không khí thu thập dữ liệu với hợp chất lưu
huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác. Việc thiết lập các trạm quan trắc và
thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện dưới quyền tài phán quốc gia của quốc gia nơi đặt các trạm
quan trắc
-Trao đổi và cập nhật thông tin định kỳ dữ liệu quốc gia về tổng lượng phát thải các chất gây
ô nhiễm không khí như lưu huỳnh điôxit và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác.
Đến nay, Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979, đã góp phần đáng kể
vào sự phát triển của Luật môi trường quốc tế và tạo ra khuôn khổ phápđể kiểm soát và giảm
thiểu thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường do ô nhiễm không khí xuyên biên giới.
Kết quả báo cáo thực hiện 40 năm kể từ khi công ước được kết: lượng khí thải của một
loạt các chất gây ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người và môi trường trong khu vực
đã giảm từ 40% đến 80% kể từ năm 1990. Đặc biệt, việc giảm lượng khí thải lưu huỳnh điôxít
làm cho đất rừng trong khu vực trở lên màu mỡ hơn.
Nồng độ bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (Particulate matter) tại các vị trí đo
châu Âu đã giảm khoảng một phần ba trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012. Nồng độ
bụi mịn PM 2,5 trung bình hàng năm trên toàn quốc (PM2,5) giảm 33% từ năm 2000 đến 2012
tại Hoa Kỳ và 4 % ở Canada và hiện thấp hơn khoảng 20% so với năm 1990.
6.2. Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết
định và tiếp cận công lý trong lĩnh vực môi trường (Công ước Aarhus )
Công ước gồm 22 Điều, 02 Phụ lục, có hiệu lực từ 30/10/2001. Công ước được mở cho
các quốc gia ngoài châu Âu ký kết.
Mục tiêu của Công ước
Yêu cầu tất cả các Bên tham gia công ước phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, sự tham
gia của công chúng trong quá trình ra quyết địnhtiếp cận công trong lĩnh vực môi trường
để góp phần bảo vệ quyền của mọi người thuộc thế hệ hiện tạitương lai được sống trong một
môi trường có lợi cho sức khỏe và hạnh phúc của họ (Điều 1).
Công ước đề cập đến tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng
trong quá trình ra quyết định tiếp cận công trong lĩnh vực môi trường để phát triển bền
vững thân thiện với môi trường, đồng thời cũng khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ, duy trì,
cải thiện tình trạng môi trường cần thiết đối với hạnh phúc của con người việc hưởng thụ
các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền được sống.
Công ước gồm 3 trụ cột. Trụ cột I: Tiếp cận thông tin
Mục đích của việc tiếp cận thông tin môi trường đảm bảo rằng các thành viên của cộng đồng
có thể biết và hiểu những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh họ. Các Bên tham gia cần
phải cung cấp thông tin về môi trường cho Công chúng, đồng thời quy định các quyền đối với
Công chúng trong quá trình tiếp cận thông tin, tham gia vào quá trình ra quyết định tiếp cận
công lý trong lĩnh vực môi trường.
Cơ quan công quyền phải cung cấp thông tin về môi trường cho Công chúng ngay khi có thể
hoặc vào thời điểm muộn nhất trong thời hạn một tháng kể từ khi có yêu cầu, trừ khi khối lượng
tính chất phức tạp của thông tin đòi hỏi thời gian này phải được kéo dài, nhưng tối đa không
quá hai tháng kể từ khi có yêu cầu. Trong trường hợp này, người yêu cầu cung cấp thông tin phải
được thông báo về việc kéo dài thời gian và lý do kéo dài thời gian (Điều 4).
quan công quyền cũng thể từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp không giữ
thông tin môi trường được yêu cầu: Công chúng yêu cầu cung cấp thông tin về môi trường không
hợp hoặc yêu cầu quá chung chung; thông tin đó tài liệu đang trong quá trình hoàn thành
hoặc liên quan đến thông tin liên lạc nội bộ của các Cơ quan công quyền, mà theo quy định trong
luật quốc gia hoặc thông lệ thông tin đó không được tiết lộ; việc tiết lộ sẽ ảnh hưởng xấu đến tính
bảo mật của thủ tục tố tụng của các cơ quan công quyền; quan hệ quốc tế, quốc phòng hoặc an
ninh công cộng; quyền sở hữu trí tuệ vv...
Trong trường hợp Cơ quan công quyền từ chối cung cấp thông tin, thì cần có văn bản trả lời
cho người yêu cầu bằng văn bản, trong đó nêu do từ chối cung cấp thông tin. Các
quan công quyền có thể yêu cầu trả tiền cung cấp thông tin nhưng phải trên cơ sở hợp lý.
Việc thu thập và phổ biến thông tin
Các Bên tham gia cần đảm bảo rằng: Các quan công quyền nắm giữ cập nhật thông
tin môi trường liên quan đến chức năng của họ. thông tin đó được cung cấp công khai, minh
bạch và dễ dàng truy cập;
Thông tin có thể truy cập dạng này bao gồm: Báo cáo về tình môi trường; các văn bản pháp
luật về hoặc liên quan đến môi trường; các chính sách, kế hoạch chương trình về hoặc liên
quan đến môi trường.
Các Bên tham gia cần phổ biến: các tài liệu về chính sách, pháp luật, cũng như những tài
liệu về chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động liên quan đến môi trường và báo cáo tiến
độ thực hiện chúng; điều ước quốc tế, công ước thỏa thuận về các vấn đề môi trường;các
tài liệu quốc tế quan trọng khác về các vấn đề môi trường, khi thích hợp. Các Bên tham gia cần
phải đảm bảo rằng cứ ba hoặc bốn năm xuất bản công bố một Báo cáo quốc gia về tình trạng
môi trường, chất lượng môi trường.
Trụ cột II: Sự tham gia của công chúng trong quá trình ra quyết định
Các quy định sự tham gia của công chúng trong Công ước được chia thành ba phần
- Phần thứ nhất đề cập đến sự tham gia của công chúng thể bị ảnh hưởng hoặc quan
tâm đến việc ra quyết định về các hoạt động cụ thể có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, ví dụ,
các quyết định về đề xuất, xây dựng vận hành của một số sở, trên một quy nhất định,
cũng như các hoạt động khác như thủ tục đánh giá tác động môi trường, bao gồm cả sự tham gia
của công chúng được yêu cầu theo luật quốc gia, được đề cập trong Điều 6.
- Phần thứ hai đề cập đến sự tham gia của công chúng vào việc xây dựng các kế hoạch,
chương trình chính sách liên quan đến môi trường. bao gồm kế hoạch sử dụng đất hoặc kế
hoạch hành động môi trường chính sách môi trường ở tất cả các cấp, được đề cập trong Điều
7.
- Phần thứ ba đề cập đến sự tham gia của công chúng trong việc chuẩn bị luật pháp, quy tắc
và các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý
Trụ cột III: Tiếp cận công lý
Trụ cột thứ ba của Công ước Aarhus là quyền tiếp cận công lý. được đề cập trong Điều 9. Nó
giúp thực thi cả trụ cột thông tin trụ cột tham gia cộng đồng trong các hệ thống pháp luật
trong nước, cũng như bất kỳ quy định nào khác của Công ước các Bên quy định trong luật
quốc gia của mình sẽ được thi hành theo cách này.
Mỗi bên trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, phải đảm bảo rằng tòa án hoặc một quan
độc lập khách quan sẽ can thiệp trong trường hợp bất kỳ nhân nào nhận thấy một phần
hoặc toàn bộ yêu cầu thông tin môi trường của nhân đó bị khước từ, bị phớt hoặc
không được giải đáp một cách hợp lý.
6.3. Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã được các chính phủ của 10 nước
thành viên ASEAN kết vào ngày 10/6/2002 trong hội nghị triển lãm thế giới về nguy
cháy rừng và hỏa hoạn được diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 10-12/6/2002.
Hiệp định qui định về việc hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm
khói mù xuyên biên giới xuất phát từ các vụ cháy đất và hoặc cháy rừng bao gồm việc cung cấp
thông tin liên quan, hợp tác kỹ thuật nghiên cứu khoa học, việc sử dụng các biện pháp pháp
lý, hành chính hoặc các biện pháp khác để thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm ngăn ngừa và kiểm
soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Hiệp định cũng đề xuất việc thành lập trung tâm hợp tác ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói
mù xuyên biên giới. Hiệp định này đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 25/11/2003.
Mục tiêu của Hiệp định
Mục tiêu của Hiệp định này là ngăn chặn và theo dõi ô nhiễm khóixuyên biên giới xuất
phát từ các vụ cháy đất và hoặc rừng cần được giảm bớt thông qua nỗ lực tổng hợp của quốc gia
và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế.
Mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để theo dõi tất cả cả các vụ cháy đất và/hoặc
rừng ngăn chặn cũng như kiểm soát các hoạt động liên quan đến cháy rừng, các biện
pháp pháp lý, hành chính các biện pháp khác để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp
định này.
Đây Hiệp định khu vực đầu tiên trên thế giới ràng buộc nhóm các quốc gia tiếp giáp
với nhau nhằm giải quyết ô nhiễm khói xuyên biên giới, ô nhiễm phát sinh từ cháy đất
rừng, Việt Nam ký Hiệp định này ngày 10/6/2002.
Nội dung của Hiệp định
Hiệp định được chia làm sáu phản và gồm có 32 điều. Phần 1 là c điều khoản chung, gồm có
04 điều Phần là theo dõi đánh giá ngh chặnđáp ứng, gồm11 điều Phần 3 là hợp tác về kỹ
thuật và nghiên cứu khoa học, gồm có 02 điều. Phần 4 là các sắp xếp về thể chế gồm có 03 điều.
Phần 5 là thủ tục, gồm có 07 điều. Phần 6 là các điều khoản cuối cùng, gồm có 05 điều
Và có một Phụ lục là về phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của trung tâm điều phối ASEAN về
kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới Trung tâm ASEAN.
Các nguyên tắc của Hiệp định
Các bên tham gia, có quyền khai thác nguồn tài nguyên phù hợp với chính sách và phát triển
về môi trường của mình, trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt đồng nằm trong quyền tài
phán của mình không gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe con người của các quốc gia khác
hoặc trong khu vực ngoài quyền tài phán của quốc gia mình.
Tăng cường hợp tác, phối hợp để ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm khói xuyên biên giới
xuất phát từ các vụ cháy đất và hoặc cháy rừng.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để dự đoán, ngăn chặn giám sát ô nhiễm khói
xuyên biên giới.
Quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình, bao gồm cả tài nguyên rừng và đất đai,
theo cách thức sinh thái và bền vững.
Cần phải sự tham gia hợp tác của tất cả các bên bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ
chức phi chính phủ, người nông dân các doanh nghiệp nhân trong việc giải quyết ô nhiễm
khói mù xuyên biên giới.
Về Thể chế: yêu cầu các bên tham gia hiệp định phải
Hợp tác trong việc phát triển thực hiện các biện pháp phòng ngừa giám sát ô nhiễm
khói xuyên biên giới, xây dựng các hệ thống theo dõi, đánh giá cảnh báo sớm, trao đổi
thông tin và công nghệ, và tiến hành tương trợ lẫn nhau.
Khi ô nhiễm khói mù xuyên biên giới xuất phát ngay trên lãnh thổ của mình thì các Bên cần
nhanh chóng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin liên quan hoặc tham khảo ý kiến do một Quốc
gia hoặc các Quốc gia bị tác động hoặc khả năng chịu tác động của ô nhiễm khói xuyên
biên giới đó, nhằm giảm bớt đến mức tối thiểu hậu quả của ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Theo dõi mọi vùng dễ phát sinh cháy, các điều kiện môi trường thể dẫn đến các vụ chảy
đất và hoặc chảy rừng.
Mỗi bên tham gia hiệp định sẽ chỉ định một hoặc nhiều quan thực thi chức năng các
Trung tâm Quốc gia về theo dõi để tiến hành việc theo dõi, theo đúng các thủ tục quốc gia của
mình.
6. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường không khí
Nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định đa phương về môi trường
xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, Việt Nam đã ban hành triển khai nhiều chính sách, pháp
luật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm
không khí.
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: Mọi người quyền được sống trong môi trường trong
lành nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43). Tổ chức, nhân gây ô nhiễm môi trường,
làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử nghiêm
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. (Khoản 3 Điều 63).
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về bảo vệ môi trường không khí như sau: “(i)
Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá kiểm soát; (ii) Tổ chức, nhân
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường trách
nhiệm giảm thiểu xử bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp
luật. (Điều 62)
Quy định cụ thể trách nhiệm của các quan quản nhà nước về bảo vệ môi trường “Cơ
quan quản nhà nước về bảo vệ môi trường trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi
trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí
xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử kịp thời” (Điều 63). Đối với việc kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, luật cũng quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn
phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng kí nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây
dựng sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải. sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự
động, liên tục được quan quản nhà nước thẩm quyền cấp phép xả thải” (khoản 3, 4
Điều 64).
Đối với việc quản kiểm soát bụi, khí thải: “Tổ chức, nhân hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát xử lí bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn
kĩ thuật môi trường; Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi,
khí thải phải bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm
thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường” (Khoản 1, 2 Điều 102).
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản chất thải phế liệu cũng đề cập tới quy định đăng nguồn thải, cấp phép xả thải
quan trắc khí thải liên tục đối với các nguồn phát thải khí công nghiệp lớn như xi măng, nhiệt
điện, sản xuất phôi thép, hóa chất và phân bón hóa học, …
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định rõ: Đối với các dự án đầu xây dựng khu công
nghiệp các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp nguy gây ô nhiễm môi trường
quy định tại Phụ lục IIaMục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường phải phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với khí
thải”; Tổ chức, nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí xung quanh phảitrách
nhiệm xử lí, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường (khoản 4 Điều 13); Chủ dự án, chủ cơ sở
phát sinh khí thải công nghiệp thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 khoản 3 Điều 22 Nghị định số
18/2015/NĐ-CP phải xây dựng quản sở dữ liệu khí thải công nghiệp. sở dữ liệu khí
thải công nghiệp bao gồm các số liệu đo đạc, thống kê, kiểm kê về lưu lượng, thông số, tính chất,
đặc điểm khí thải công nghiệp. Chủ dự án, chủ sở trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nội
dung này khi lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường báo cáo công tác
bảo vệ môi trường hàng năm (Điều 45). Quy định về những đối tượng phải thực hiện quan trắc
khí thải tự động, liên tục. Chủ nguồn thải khí thải công nghiệp phát sinh khí thải lưu lượng
lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên
tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên Môi trường để kiểm soát. Các dự án có phát sinh
chất thải công nghiệp lớn đều phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp (Điều 47).
Thủ tướng Chính phủ cũng đã Quyết định số 985a/QĐ-TTg, ngày 01/6/20016 về việc phê
duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025. Đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất tại các
khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề
bức xúc của xã hội, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị đã họp và ra Kết luận số 56-KL/TW về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường không khí.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về tội gây ô nhiễm môi trường, không chỉ quy định
trách trách nhiệm hình sự đối với nhân, còn quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237).
Ô nhiễm không khí tác động lớn đến sức khỏe con người môi trường, nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nguy tử vong cao, đặc biệt các nước đang phát triển
như Việt Nam. Do đó, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí rất quan trọng nên nằm
trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách lập pháp
phải cập nhật tất cả các luật quy định liên quan đến ô nhiễm không khí để xây dựng một đạo
luật chuyên biệt, Luật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí. Cần có sự phối hợp giữa các
cơ quan ban ngành khác nhau liên quan đến ô nhiễm không khí để có thể xử lí sự cố xảy ra, trước
mắt cần thành lập quan chuyên trách, độc lập về bảo vệ môi trường không khí, nhà nước cấp
đủ ngân sách cho quản lí, nghiên cứu, giám sát, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí.
QUY TRÌNH ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Các loại thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Theo quy định của Điều 130 Luật BVMT năm 2020: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gồm hai loại chính.
a. Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là thiệt hại về môi trường nói chung như: thiệt hại đối với
những loài môi trường sống tự nhiên cần được bảo vệ (là bất cứ thiệt hại nào có ảnh hướng xấu đáng kể đến việc đạt được
hoặc duy trì tình trạng bảo tồn thuận lợi của môi trường sống hoặc của loài đó); thiệt hại về nước (các thiệt hại ảnh hưởng tiêu
cực tới hiện trạng sinh thái, hóa học, định lượng, tiềm năng sinh thái); thiệt hại về đất (gây ô nhiễm đất tạo ra những nguy cơ, rủi
ro cho sức khỏe con người, các loài vi sinh vật, sinh vật sống trong đất hoặc trên mặt đất v.v.); thiệt hại về không khí, tiếng ồn, độ
rung, tia phóng xạ, nhiệt độ, ánh sáng, mùi vị.
b. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm
chức năng, tính hữu của môi trường gây ra. Đó có thể đó thiệt hại về tính mạng (sự cố môi trường làm người chết), sức khỏe
(khí độc làm người bị ốm đau, bệnh tật; các chất độc hại gây sinh con quái thai, dị dạng), tài sản (ví dụ: tài sản bị lũ lụt cuốn trôi,
tài sản bị thiệt hại do mưa a xít, cá chết nước bị ô nhiễm v.v.). thể đóthiệt hại nạn nhân được xác định cụ thể (cá
nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức nào đó bị xâm hại: do có tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản bị xâm hại).
Như vậy, về chủ thể bị thiệt hại, thể chia thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thành 2 loại chính:
thiệt hại có nạn nhân xác định và thiệt hại chung cho môi trường (tức là cộng đồng nói chung hoặc lợi ích công cộng bị xâm hại).
Thông thường, hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đều gây ra 2 loại thiệt hại này. dụ, hành vi xả nước thải
chưa qua xử của công ty Vedan vừa gây thiệt hại về hoa màu (thiệt hại về tài sản, lợi ích kinh tế) cho các nông dân ở TP. Hồ
Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng đồng thời cũng làm cho các loài thủy sinh trên sông phải chịu thiệt
hại (tức là gây thiệt hại chung cho môi trường tự nhiên - thứ tài sản công mà nạn nhân thường khó xác định được cụ thể).
2. Các loại trình tự , thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Do có hai loại thiệt hại như đã phân tích ở trên nên trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường bao
gồm hai loại thủ tục sau đây:
2.1. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường theo quy định tại điều 113
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 bao gồm:
a. Thông báo thiệt hại đối với môi trường.
b. Tiếp nhận thông báo và xem xét thẩm quyền giải quyết
c. Kiểm tra, xác minh thông tin.
d. Xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
e. Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại
về môi trường.
e.1. Tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, phù hợp thực hiện.
e.2. Thành lập hội đồng thẩm định.
e.3. Đưa ra yêu cầu Bồi thường dựa trên kết quả thẩm định.
f) Giải quyết Bồi thường thiệt hại thông qua các thương lượng giữa các bên. Nếu không thương lượng được thì lựa chọn
giải quyết thông qua các hình thức:
f.1. Hòa giải
f.2. Giải quyết bồi thường thông qua trọng tài.
f.3. Giải quyết bồi thường bằng Tòa án
2.2. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra thực hiện theo các bước sau đây:
a) Nhận biết thiệt hại về môi trường
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
c) Khởi kiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thủ tục, trình tự khởi kiện tại tòa án được thực hiện theo quy định của
Bộ Luật Tố tụng dân sự (Hình 1).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường có các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp
khác có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết theo các quy định tại Điều 33, Điều 35, Điều 36,
Điều 159 và Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được Tòa án thụ lý, các vụ bồi thường thiệt hại
thường phải trải qua nhiều thủ tục như thủ tục hòa giải trước phiên xét xử, thủ tục xét xử sơ
thẩm, hầu hết các trường hợp, vụ việc chỉ thực sự kết thúc sau khi đã có xét xử phúc thẩm. Nhiều
vụ việc, ngay cả khi đã có xét xử phúc thẩm, vụ việc cũng có thể bị xem xét lại và giải quyết theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Sau khi phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực, nếu bên phải
bồi thường không tự nguyện bồi thường, bên được bồi thường có thể nhờ tới sự can thiệp của các
cơ quan thi hành án dân sự để tiến hành các biện pháp cần thiết (trong đó có cả các biện pháp
cưỡng chế thi hành án).
Qua nghiên cứu hai trình tự, thủ tục nêu trên chúng tôi rút ra một số nét tương đồng sau
đây:
- Mục tiêu của hai thủ tục đều yêu cầu chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi
của mình gây ra;
- Thương lượng, hòa giải giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là thủ tục rất cần thiết và
không thể xem nhẹ;
- Thu thập thông tin, dữ liệu chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình là
trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan;
- Chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại của hai thủ tục trên có thể tự mình hoặc thuê đơn vị
tư vấn thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính
mình;
- Thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự và thủ
tục thi hành án dân sự (nếu có);
Bên cạnh đó hai thủ tục này có những nét khác biệt như sau:
- Người khởi kiện đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra gồm
có cá nhân, nhóm cá nhân, pháp nhân.
- Người khởi kiện đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường chỉ có pháp nhân (UBND cấp xã, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh và Bộ TN&MT).
- Nguồn kinh phí chi cho việc xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi
trường đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra các cá nhân, nhóm cá nhân, pháp nhân
chi trả;
- Nguồn kinh phí thực hiện thủ tục, trình tự yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường do Nhà nước chi trả. Trong trường hợp thắng kiện tổ chức, cá nhân
gây thiệt hại về môi trường phải chi trả toàn bộ chi phí (Khoản 2 Điều 130 Luật BVMT
năm 2020);
- Trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp
luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô
nhiễm về môi trường. (Khoản 2 Điều 133 Luật BVMT năm 2020).
- Việc thành lập Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ nhằm xem xét, thẩm định, đánh giá các
dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập, để xác định, tính toán thiệt hại đối với môi trường là yêu cầu
bắt buộc trong quá trình giải quyết thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường (Điểm 6, khoản 4 Điều 113 Và Điều 114 Nghị định số 08/2022/NĐ-
CP ngày 10 tháng 1 năm 2022).
3. Các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại
về môi trường
3.1. Đối với trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Để chủ động có nguồn kinh phí thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để thu thập dữ
liệu, chứng cứ, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường
do ô nhiễm, suy thoái, cơ quan nhà nước cần bố trí nguồn kinh phí hoặc lấy từ nguồn kinh phí
của Quỹ bảo vệ môi trường Trung ương và địa phương cho đơn vị có trách nhiệm yêu cầu bồi
thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường theo quy định tại điều 131 Luật BVMT
năm 2020.
- Theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì Bộ tài nguyên và Môi trường và UBND các
cấp là chủ thể có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình. Trên thực tế chưa quy định rõ cơ quan nào sẽ
có trách nhiệm chủ trì giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp thực hiện hoạt động
này (đó là cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tư pháp hay cơ quan nào khác?). Vì vậy
cần phải quy định rõ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ này.
- Khó khăn trong việc thu thập các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
như mẫu giám định chất thải và kết luận của cơ quan thanh tra về môi trường; kết luận giám định
của cơ quan chuyên môn về hành vi vi phạm; biên bản đối thoại giữa các bên về giải quyết tranh
chấp; biên bản vi phạm hoặc quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm môi trường như:
xả nước thải, bụi, khói, gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị buộc phải thực hiện các
biện pháp khắc phục như cấm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; đối với các trường hợp
nêu trên, nếu các bên tranh chấp không đồng tình về việc xử lý vi phạm hoặc bồi thường thiệu
hại đều phải tiến hành giám định hoặc tái giám định. Tuy nhiên, việc giám định, thẩm định thiệt
hại, tái giám định thường rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, chi phí thực hiện lớn
và khó đảm bảo tính kịp thời trong các vụ việc yêu cầu về bồi thường thiệt hại.
- Khó khăn trong việc lựa chọn phương thức giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại: Theo quy
định tại Điều 133, Luật Bảo vệ môi trường 2020, khi có thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quyền thương lượng với nhau. Trong
trường hợp không thương lượng được, các bên có thể chọn lựa các phương thức giải quyết như
(1) hòa giải; (2) nhờ trọng tài giải quyết; (3) khởi kiện tại Tòa án. Do đó trong thời gian tới cần
quan tấm đến vấn đề này. Việc sử dụng phương thức trọng tài trong thực tế là khả thi. Tuy nhiên,
nội dung này vẫn chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể
3.2. Đối với trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người,
tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây
ra cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của
pháp luật. Để thực hiện nội dung này, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần hướng
dẫn cụ thể.
- Việc miễn, giảm hoặc không yêu cầu tạm ứng các chi phí tố tụng có ý nghĩa thực tế lớn khi các
nạn nhân ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là người dân ở nông thôn, có thu nhập thấp. Đây
là yếu tố quan trọng để họ quyết định có khởi kiện hay không sau khi đã gánh chịu các thiệt hại
do ô nhiễm môi trường.
Những nhược điểm của các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
| 1/42

Preview text:

Contents
TỔNG QUAN LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ..................................................................................2
LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ...........................................................................................................4
NGUỒN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ..................................................................................7
CHỦ THỂ CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ.............................................................................10
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ.............................................................11
Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam:..........................................................................................17
Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về quyền con người đối với môi trường:...........................18
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ....................25
QUY TRÌNH ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
..............................................................................................................37
TỔNG QUAN LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ THÔNG ĐIỆP
1. Bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. BVMT là một trong những nhiệm vụ sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của con người.
3. Những thách thức lớn về môi trường trên thế giới như: dịch bệnh, sự nóng lên của Trái đất,
băng tan, thiếu nguồn nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước, không khí vv…rất cần phải có sự hợp tác
quốc tế để giải quyết.
4. Các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên vẫn cần hoàn thiện hơn nữa. CÂU HỎI
1. Anh/chị hãy cho một số ví dụ về những thảm họa ô nhiễm môi trường lớn trên thế giới?
Tràn dầu Exxon Valdez
Ngày 24/3/1989, tàu chở dầu có tên Exxon Valdez thuộc sở hữu của Công ty Vận chuyển Exxon,
Mỹ đã va chạm với đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska (Mỹ) trong quá trình
vận chuyển 148 triệu thùng dầu thô. Sự cố đã khiến con tàu bị chìm và gây ra thảm họa tràn dầu.
Các chuyên gia nhận định, việc radar tránh va chạm tàu không được bảo trì tốt lẫn thủy thủ đoàn
không được nghỉ ngơi là hai yếu tố chính gây ra vụ tai nạn. Mặc dù xảy ra từ năm 1989, nhưng
tới năm 2015, các nhà khoa học tuyên bố, dầu vẫn còn tồn tại dưới đại dương do sự cố này.
Sau khi thảm họa xảy ra, lượng lớn dầu thô tràn ra biển không chỉ gây ô nhiễm môi trường biển,
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nhóm động vật cũng như cuộc sống của người dân ở
khu vực lân cận. Đặc biệt, hàng trăm nghìn loài cá, chim biển và sinh vật khác đều chết do nước
biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2. Công ty Exxon đã đứng ra nhận trách nhiệm và khắc phục
thiệt hại cũng như phải bồi thường cho các nạn nhân trong vụ việc.
Năm 1990, Chính phủ Mỹ đã ban hành Đạo luật Ô nhiễm dầu (OPA). Theo đó, các loại thiệt hại
môi trường từ nguồn lợi tự nhiên, doanh thu công, lợi nhuận và dịch vụ công sẽ được bồi thường.
Ngoài ra, chi phí để giám định các thiệt hại trên cũng được xếp là một dạng thiệt hại. Về thời hạn
đòi bồi thường, OPA 1990 quy định là 3 năm kể từ ngày phát sinh thiệt hại, hoặc kết thúc hoạt động khắc phục.
 Thảm họa sương mù tại Vương quốc Anh tháng 2/ 1952
Lượng sương mù dày đặc tích tụ từ khí thải qua ống khói của các cơ sở công nghiệp đã vượt quá
mức bình thường. Thời tiết giá lạnh khiến các đám mây mù không chịu lan tỏa đi nơi khác, cứ lởn vởn
mãi trên bầu trời thành phố, thậm chí sà hẳn xuống mặt đất, thâm nhập vào mọi ngóc ngách tác động trực
tiếp đến cuộc sống của dân chúng.
Khởi sự từ thứ ba ngày 5/12/1952 và kéo dài suốt 4 ngày sau cho đến cuối tuần, sương mù đặc
quánh khiến tầm nhìn hạn chế làm mạng lưới giao thông tê liệt, ngoại trừ tàu điện ngầm. Ngoài
bầu không khí thiếu oxy do bị khí thải carbon (CO2) lấn át ra, kết quả nghiên cứu cho thấy sương
mù còn ẩn chứa các chất độc hại khác như dioxide lưu huỳnh (SO ), nitơ oxit (N 2 O) và muội bồ 2
hóng. Những ai vô tình hít phải lượng thán khí này sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp, khiến phổi
tắc nghẽn mãn tính dễ lâm vào trạng thái ngừng thở nếu không chữa trị kịp thời. Đây chính là
nguyên nhân trực tiếp khiến 4.000 người thiệt mạng, cũng như 8.000 người khác lần lượt tử vong
gián tiếp từ thảm kịch này. Những tác hại từ thảm họa môi trường lớn nhất Vương quốc Anh đã
làm nảy sinh vấn đề kiểm soát sự ô nhiễm không khí, một trong những hệ lụy từ nền công nghiệp
hóa lan tràn khắp châu Âu. Năm 1954, Đạo luật về khí thải đã được Quốc hội Anh thông qua,
quy định cụ thể giới hạn tối đa cho từng loại khí thải vào bầu khí quyển.
Năm 1956 là Nghị định trợ cấp kinh phí bổ sung của Chính phủ, giúp các hộ gia đình chuyển đổi
việc sưởi ấm từ than đá sang các nguồn khác như điện hoặc khí gas. Năm 1968, Tòa thị chính
London ban hành quy định phạt nặng bất cứ hành vi nào làm bẩn bầu khí thở
2. Anh/chị hãy cho một số ví dụ về những thảm họa ô nhiễm môi trường lớn ở Việt Nam hiện nay?
 Cháy nhà máy Rạng Đông: Ô nhiễm thủy ngân năm 2019
 Ô nhiễm nước sông Đà  Formosa
 Ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Hà Nội hiện đang trong giai đoạn ô nhiễm không khí nhất trong năm. Chỉ số chất lượng
không khí (gọi tắt là AQI) tại Thủ đô Hà Nội suốt từ đầu tháng 2 đến nay có tới 10 ngày ở
mức kém. Thậm chí ngày 2/2, chất lượng không khí còn ở mức xấu. Nồng độ bụi mịn lên
tới 197, có hại cho sức khỏe của mọi người, nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh
về hô hấp, người già và trẻ nhỏ. Đây chỉ là con số tính trung bình trên toàn thành phố Hà Nội.
Còn xét theo khu vực, có những ngày, tình trạng ô nhiễm không khí ở trung tâm thành
phố Hà Nội đã lên mức rất xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 200. Hai trạm
thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy nồng độ bụi mịn đo được còn trên 300, mức cảnh báo
nguy hại cao nhất tới sức khỏe.
Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, số người thiệt mạng do các nguyên nhân
bắt đầu từ bụi mịn của Hà Nội gần 5.800 người mỗi năm, chiếm 32% của miền Bắc. Vậy
không khí Hà Nội ô nhiễm do đâu? Qua quá trình thực đo, mới đây, các nhà khoa học đã
chỉ ra rằng, khoảng 1/3 lượng bụi PM2.5 có trong không khí đến từ các nguồn tại chỗ ở
Hà Nội, trong đó phát thải từ giao thông là nguyên nhân hàng đầu.
40% dân số của thủ đô Hà Nội đã bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45
μg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia. Đó là kết quả từ năm 2015. Nhưng có lẽ
con số này đến nay cũng không giảm, bởi gần 8 năm trôi qua, vấn đề ô nhiễm do giao
thông chưa được giải quyết.
Giao thông được chỉ mặt, đặt tên là nguyên gây ô nhiễm nội tại lớn nhất của Hà Nội.
Nhưng lượng bụi mịn do giao thông chỉ chiếm 1/3 số bụi mịn ở Hà Nội. Các số liệu đo
đạc đã cho thấy nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí lại nằm ở yếu tố bên ngoài.
2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy
điện và công nghiệp lớn cũng như các làng nghề. Các làng nghề nằm ở các tỉnh lân cận như
Hưng Yên và Bắc Ninh vẫn ngày ngày thổi khói bụi về phía thủ đô. Các loại khói thải này được
sinh ra từ việc đốt than, đốt củi tại các nồi hơi và lò nung. Gần 100 làng nghề hoạt động không
ngày nghỉ cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm tại chính hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Lo
ngại nhất là khói thải từ những làng nghề tái chế.
Bằng dữ liệu vệ tinh, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra xu thế bụi mịn tiếp
tục được vận chuyển từ khu vực bên ngoài vào Hà Nội. Từ trung tâm thành phố Hà Nội
đến làng nghề của Bắc Ninh hay Hưng Yên chỉ khoảng 30km. Vào những ngày có gió,
bụi mịn không chỉ được vận chuyển vào Hà Nội nhanh mà còn đậm đặc hơn rất nhiều.
Hoạt động của con người đều là các nguồn gây ô nhiễm không khí. Trên cơ sở mức độ ô
nhiễm được quan trắc cũng như tác động được đánh giá, các can thiệp dưới đây được
khuyến nghị thực hiện cho Hà Nội:
+ Giảm sử dụng than và sinh khối đối với nồi hơi và lò nung tại các làng nghề;
+ Ngăn chặn bụi đường bằng cách trải nhựa và phun nước;
+ Tăng cường kiểm soát khí thải đối với ô tô và xe máy;
+ Hạn chế phương tiện có lượng khí thải cao;
+ Hướng đến việc loại bỏ hoàn toàn phương tiện không đủ tiêu chuẩn về khí thải;
+ Thúc đẩy giao thông công cộng, đẩy mạnh phương tiện ô tô và xe máy điện.
3. Anh/chị hãy cho biết những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường?
LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, điều chỉnh một số quan hệ xã hội nhất định.
Luật môi trường quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế.
Để nghiên cứu Luật môi trường quốc tế, chúng ta cần nhớ lại những kiến thức về Luật quốc tế:
Luật quốc tế là gì? Bản chất của luật quốc tế? Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế, Phương
pháp điều chỉnh của Luật quốc tế? Nguồn của luật quốc tế, Chủ thể của luật quốc tế? vv… 1. Môi trường là gì?
2. Luật môi trường quốc tế là gì?
3. Nguồn của luật môi trường quốc tế ?
4. Chủ thể của luật môi trường quốc tế?
5. Những thách thức về môi trường hiện nay cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt?
6. Đặc trưng của Luật môi trường quốc tế?
7. Các tổ chức liên quan đến môi trường?
1. Môi trường là gì?
Môi trường có thể hiểu là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy.
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con
người, sinh vật và tự nhiên (Luật BVMT 2020)
Các nhà sinh thái học đã chỉ ra rằng toàn bộ môi trường sống của chúng ta (không khí, nước,
đất đai) và tất cả các loài sinh vật có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi có bất kỳ một thành tố
nào của môi trường bị tổn hại sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến các thành tố khác và kéo theo là ảnh
hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của con người, và hậu quả là chúng ta không bao giờ có
thể lường trước được hậu quả.
2. Luật môi trường quốc tế là gì?
- Sự cần thiết của Luật môi trường quốc tế:
+ Các vấn đề môi trường ngày càng đáng báo động:
Vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, băng tan là những
thách thức, các quốc gia đang phải đối mặt và cần phải có sự hợp tác quốc tế để giải quyết. 
Ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn có thể ảnh đến
các quốc gia khác. Một quốc gia không thể giải quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc
tế để giải quyết những vấn đề về môi trường.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm họa về ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả nghiêm trọng:
1. Thảm hoạ Chernobyl 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị
nổ, đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông
và Tây u, Scandinav, Anh, và đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400
lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
2. Thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal, Madhya
Pradesh, Ấn Độ năm 1984 làm hơn 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
3. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, Quân đội Iraq đã phá hoại các đường
ống dẫn dầu, gây ra thảm họa tràn dầu nghiêm trọng. Khoảng 240 triệu gallon dầu thô đã phủ lên Vịnh Ba tư.
4. Vụ tràn dầu Hebei Spirit năm 2007, tàu Hebei Spirit chở 15.000 tấn dầu thô đã bị cần trục
của một chiếc sà lan đâm phải làm thủng một lỗ lớn gây tràn dầu, làm hơn 10.000 tấn dầu thô tràn ra biển Hàn Quốc
5. Ở Việt Nam cũng có nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:Fomosa, cháy bóng
đèn tại Nhà máy phích nước Rạng Đông vv…
+ Những vấn đề môi trường không thể giải quyết bởi các quốc gia đơn lẻ, mà cần có sự hợp tác giữa các quốc gia.
Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề môi trường
toàn cầu: UN, UNEP, WTO, WWF vv…
=> Do đó các tổ chức liên chính phủ về môi trường, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng,
đàm phán các Điều ước quốc tế, Hiệp ước đa phương, song phương, tích cực hình thành hệ thống
pháp luật quốc tế về môi trường để cùng nhau ngăn chặn những diễn biến xấu hơn của môi
trường. Có thể kể đến các công ước: .....
- Khái niệm Luật môi trường quốc tế:
Luật môi trường quốc tế có thể được hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Luật môi
trường quốc tế điều chỉnh các vấn đề như: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô
zôn, các chất độc hại, sa mạc hóa, nguồn tài nguyên biển, cũng như chất lượng không khí, đất và nước vv...
Luật môi trường quốc tế ra đời nhằm kiểm soát ô nhiễm và suy giảm các nguồn lực tự nhiên,
vì sự phát triển bền vững.
- Đối tượng điều chỉnh: CÁC VẤN ĐỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH
1. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
2. Quản lý, bảo vệ đất
3. Quản lý các nguồn nước quốc tế
4. Bảo vệ môi trường biển
5. Bảo vệ tầng zone cũng như chất lượng không khí
6. Ứng phó với biến đổi khí hậu 7. Quản lý rác thải
8. Quản lý hóa chất, các chất độc hại 9. Vv…
NGUỒN CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế, các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng
1. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các
bên đang tranh chấp thừa nhận;
2. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
3. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
4. Các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế
của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật. Thêm vài đó, 5/ Soft law
Ngoài 4 nguồn trên Luật môi trường quốc tế còn bao gồm pháp luật của các quốc gia có
liên quan và các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế. - ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ: 
Điều ước quốc tế có nghĩa là thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các quốc gia dưới dạng
văn bản và được điều chỉnh bằng luật quốc tế, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó
được ghi nhận trong một văn bản hoặc trong hai hay một số văn bản có liên quan với
nhau, đồng thời không phụ thuộc vào tên gọi của nó (Điều 2 Công ước Vienna năm 1969.) 
Trong lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế là nguồn cơ
bản của công pháp quốc tế và cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế và tất nhiên
trong lĩnh vực môi trường quốc tế nó có vị trí đặc biệt quan trọng.
* VAI TRÒ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 
Là văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng hầu hết các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
được thỏa thuận của các quốc gia trên thế giới trên quy mô toàn cầu, khu vực và song
phương; các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật về môi trường quốc tế này ngày càng
được bổ sung và hoàn thiện; 
Số lượng các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường hiện nay rất đa dạng và nó có
đặc điểm là liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: luật thương
mại quốc tế, luật bảo hiểm quốc tế, luật hàng hải quốc tế, luật hình sự quốc tế vv... 
Một số lượng không nhỏ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường có mục tiêu
thống nhất pháp luật môi trường của các quốc gia; 
Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường có tác động và ảnh hưởng tích cực đến
việc xây dựng pháp luật môi trường của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát
triển và chậm phát triển;
* ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971. 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971. 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971. 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971. 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971. 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra
ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969) 
Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948. 
Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965. 
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi 
Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969). 
Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969. 
Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971.
CHỦ THỂ CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ 1. Nhà nước
Trong lĩnh vực Pháp luật môi trường quốc tế thì Nhà nước vẫn là chủ thể đặc trưng. Nhà
nước luôn là chủ thể cơ bản của bất cứ lĩnh vực pháp luật quốc tế nào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
môi trường quốc tế thì vai trò của nhà nước với tư cách chủ thể của luật quốc tế nổi bật hơn trong
quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác của pháp luật quốc tế như doanh nghiệp, cá nhân.
Nhà nước trong quan hệ pháp luật môi trường quốc tế chính là trách nhiệm của các quốc gia
đối với những thiệt hại gây ra bởi hành động của mình cho công dân của các quốc gia khác dù
hành động đó diễn ra trong phạm vi quyền tài phán của mình.
Trách nhiệm này của quốc gia được khẳng định tại Điều 21 Tyên bố Stockholm và được
tái khẳng định lại trong Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 và Tuyên bố “Tương lai mà
chúng ta cần” của Hội nghị Rio De Janero+20. Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 khẳng định:
Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn
nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác. Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn
trương và kiên quyết hơn để phát triển hơn nữa luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi
thường về những tác hại môi trường do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát
của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ
(Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 )
2. Tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực thi Pháp luật môi trường quốc tế.
- Liên hợp quốc với tư cách là tổ chức theo đuổi mục tiêu bảo vệ hòa bình, thực hiện sự
hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo
và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.
- Các hội nghị thượng đỉnh lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Pháp luật
môi trường quốc tế như Hội nghị Stockholm, Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero, Hội nghị
Thượng đỉnh Rio De Janero +20 đều do LHQ tổ chức.
- UNEP cũng được thành lập trong khuôn khổ Liên hợp quốc. LHQ đã xây dựng và thông
qua Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Trên cơ sở của UNFCCC, Thỏa thuận
Paris 2015 cũng được tổ chức thành công với nhiều nguyên tắc và qui định quan trọng đối với sự
phát triển của Pháp luật môi trường quốc tế.
Chủ thể Pháp luật môi trường quốc tế còn bao gồm nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực
khác. Do tính liên kết của các vấn đề môi trường quốc tế nên hầu như rất nhiều tổ chức quốc tế
đều trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế về môi trường. EU, WB, IFC, ADB, WWF,
WCU v.v đều tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế ở những khía cạnh khác nhau. 3. Các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm. Hoạt
động của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến sự tham gia nhiều quan hệ môi
trường quốc tế. Sự tham gia của các chủ thể này đã thay đổi khá nhiều nội dung và bản chất của
Pháp luật môi trường quốc tế.
4. Tổ chức phi chính phủ:
Các tổ chức phi chính phủ tham gia quan hệ môi pháp Pháp luật môi trường quốc tế dưới
nhiều hình thức khác nhau như vận động chính sách, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Các tổ
chức này thường liên kết trong các nỗ lực quốc tế bảo vệ môi trường. Ngay ở Việt Nam, sự có
mặt của WFF, Green Peace, FCPF v.v đã mang lại nhiều giá trị và kết quả tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường
3. Những thách thức về môi trường hiện nay cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt?
4. Đặc trưng của Luật môi trường quốc tế?
5. Các tổ chức liên quan đến môi trường?
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Quá trình hình thành và phát triển
Luật môi trường quốc tế có thể chia ra các giai đoạn phát triển sau: (tham khảo Công pháp quốc tế):
1. Luật môi trường trước năm 1972
2. Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người
3. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro 1992
4. Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero 2012 (Rio De Janero+20)
5. Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu 2015
* Hiệp định Đa phương về Môi trường là gì?
- Hiệp định đa phương về môi trường dùng để chỉ các văn kiện quốc tế có tính ràng buộc được
các quốc gia sử dụng nhằm cam kết đạt tới những mục tiêu nhất định về môi trường. Các Hiệp
định này có thể mang những tên gọi khác nhau như Công ước , Hiệp ước, Hiệp định và Nghị
định thư... Tuy nhiên, sự khác nhau về tên gọi này không ảnh hưởng tới tính chất ràng buộc của các hiệp định.
- Theo nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các Hiệp định đa phương về môi trường, cũng
giống như bất kỳ điều ước quốc tế nào, chỉ ràng buộc các quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc của Hiệp định.
- Các Hiệp định đa phương về môi trường có thể là những văn kiện đứng riêng lẻ ghi nhận tất
cả các cam kết hoặc chỉ cung cấp khuôn khổ để các quốc gia tiếp tục đàm phán các hiệp định cụ
thể sau này. Một số Hiệp định đa phương về môi trường phải dựa rất nhiều vào các phụ lục được
liên tục cập nhật bởi Hội nghị các Bên - cơ quan được lập ra để giám sát hiệp định.
* Phân loại các Hiệp định Đa phưng về môi trường:
- Các Hiệp định riêng lẻ: Hiệp định ghi nhận tất cả các cam kết Ví dụ:
Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
- Các Hiệp định khung: Cần ký kết các hiệp định tiếp theo để đưa ra các tiêu chuẩn, quy trình
và các yêu cầu thực thi khác Ví dụ:
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn
- Các Hiệp định dựa vào phụ lục: Hiệp định phụ thuộc chủ yếu vào các phụ lục Ví dụ:
Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng * Cấu trúc các HDĐPVMT: Bối cảnh Cam kết Thể chế Thực thi Lời nói đầu Các cam kết thực Hội nghị các Bên Thông tin chất Các định nghĩa Trợ giúp tài chính Các cơ quan giúp Thực thi việc Mục tiêu Hỗ trợ công nghệ Ban Thư ký Giải quyết tranh chấp Các nguyên tắc Giáo dục + Đào tạo hiệu lực Các điều khoản Nghiên cứu và giám Sửa đổi chung sát
* Quốc gia tham gia vào một Hiệp định đa phương về môi trường
Khi muốn tham gia một Hiệp định đa phương về môi trường, quốc gia cần thực hiện một số
bước để trở thành thành viên. Các bước này được quy định trong Công ước Viên năm 1969 về
Luật điều ước quốc tế. Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Thông qua Ký Phê chuẩn Có hiệu lực Các hội nghị ngoại Việc ký vào Phê chuẩn hoặc Hiệp định thường có giao thường diễn ra vào văn bản hiệp gia nhập là một
hiệu lực sau một khoảng
giai đoạn cuối của quá định sẽ chứng hành vi qua đó
thời gian cụ thể được
trình đàm phán: văn bản thực văn bản là quốc gia xác lập quy định rõ (ví dụ 30,
cuối cùng của Hiệp định văn bản cuối
trên trường quốc tế 60, hoặc 90 ngày) kể từ
được hoàn thiện, chấp cùng được các
sự chấp thuận ràng thời điểm một số lượng thuận và thông qua bởi bên chấp thuận.
buộc bởi hiệp định. nhất định các quốc gia các nước tham gia hội phê chuẩn hiệp định. nghị.
* Thực thi các Hiệp định đa phương về môi trường
Khi ký và phê chuẩn các Hiệp định đa phương về môi trường, các thành viên của hiệp định đã
chấp nhận một số cam kết đối với các mục tiêu đề ra. Một khi quốc gia đã trở thành thành viên
của một Hiệp định đa phương về môi trường, quốc gia phải bắt đầu những nỗ lực tuân thủ và thực thi của mình. Thực thi Tuân thủ
Thực thi các nghĩa vụ nêu trong hiệp định bằng việc:
Các thủ tục và hành động
- thông qua hoặc sửa đổi các luật về môi trường và các văn bản
nhằm đảm bảo rằng các cá nhân, thi hành
tổ chức tuân thủ các luật và quy
- thiết lập hoặc kiện toàn các thiết chế nhà nước có liên quan định về môi trường T ( ( hanh tra, phạt vi phạm)
Một số Hiệp định đa phương về môi trường quy định sẽ xây dựng các thủ tục và cơ chế đảm
bảo thực thi, cũng như xác định và xử lý các trường hợp không thực thi. Cơ chế thực thi Nghĩa vụ báo cáo
Giải quyết tranh chấp
Các ủy ban thực thi với Nộp thông tin
Thủ tục giải quyết tranh chấp với
nhiệm vụ tạo thuận lợi cho Vàbáo cáo rà soát
các kết luận không có tính ràng buộc việc thực thi Ví dụ: Điều 12 Ví dụ: Điều 14 UNFCCC Ví dụ: Điều 15 Thỏa UNFCCC thuận Paris
Thường các Hiệp định đa phương về môi trường không có các cơ chế đảm bảo thực thi có tính
ràng buộc. Tuy nhiên, một số thành viên có thể sử dụng các quan hệ hoặc công cụ thương mại để
gây ảnh hưởng lên việc thực thi, chẳng hạn những tiêu chí cần thỏa mãn để được tham gia vào
các cơ chế trao đổi thương mại, như quy định trong Nghị định thư Kyoto hay các biện pháp
thương mại như quy định trong Nghị định thư Montreal hoặc Công ước CITES.
Việc thực thi hiệp định thường chủ yếu dựa vào việc các thành viên nộp báo cáo quốc gia
về các chỉ số chính. Các yêu cầu về báo cáo cũng được áp dụng cho việc rà soát mức độ hiệu quả
của hiệp định và các chức năng giám sát về môi trường.
* Quá trình hình thành và phát triển
Hiệp định đa phương về môi trường ra đời cách đây khoảng 100 năm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện có khoảng gần 1.000 Hiệp định đa phương về môi trường đang có hiệu lực.
Số lượng các Hiệp định chỉ gia tăng nhanh chóng từ một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là từ
sau Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người
Sự gia tăng này là nhằm ứng phó với các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng và là kết
quả của nhận thức ngày càng tăng rằng các vấn đề môi trường thường mang tính toàn cầu. 
Những Hiệp định đa phương về môi trường đầu tiên rất khác biệt so với các Hiệp định
được ký và có hiệu lực những năm gần đây. Chúng chủ yếu nhằm bảo vệ một số loài cụ
thể, chẳng hạn như các loài động vật hoặc nhằm giải quyết một vấn đề thuộc mối quan
tâm đặc biệt như bảo vệ các đại dương. 
Năm 1902 Công ước quốc tế về bảo vệ các loài chim có ích cho nông nghiệp đã được ký
kết tại Paris quy định bảo vệ các loài động vật hoang dã. Công ước đặc biệt quan tâm đến
việc bảo vệ các loài động vật ăn côn trùng và mục đích chủ yếu là để tăng cường bảo vệ sản xuất nông nghiệp. 
Năm 1916 Canada và Mỹ đã ký Công ước về bảo vệ các loại chim di trú từ Mỹ và Canada. 
Công ước về bảo vệ các loài động vật, thực vật đã được ký kết áp dụng đối với các quốc gia Châu phi năm 1933. 
Công ước Washington về đánh cá vùng Tây Bắc Đại Tây dương năm 1949 
Công ước Tokyo về đánh cá vùng biển sâu Bắc Thái bình dương năm 1952 
Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm Biển do Dầu năm 1954. 
Những Hiệp định đa phương về môi trường đầu tiên chủ yếu nhằm bảo vệ một số loài cụ
thể, chẳng hạn như các loài động vật hoặc nhằm giải quyết một vấn đề thuộc mối quan
tâm đặc biệt như bảo vệ các đại dương
Vào đầu 1960s có những công bố của các nhà khoa học đưa ra những minh chứng là nguồn tài
nguyên thiên nhiên của chúng ta đang bị ô nhiễm và đặc biệt là sức khỏe của con người ngày
càng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường.
Cuốn Mùa xuân im lặng của nhà văn Rachel Carson, năm 1962, tiết lộ về những hiểm họa
của thuốc trừ sâu DDT, loại thuốc trừ sâu mạnh nhất từng được biết đến trên thế giới, đã làm tổn
thương tới các hệ tự nhiên. Chỉ một lần phun DDT để diệt một loài sâu hại cây trồng, nó không
chỉ diệt được loài sâu bệnh trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, mà đồng thời cũng tiêu diệt luôn
nhiều loài côn trùng có lợi khác và tồn lưu như một độc chất trong môi trường. 
Số lượng các Hiệp định chỉ gia tăng nhanh chóng từ một vài thập kỷ gần đây, đặc biệt là
từ sau Hội nghị Stockholm năm 1972 về Môi trường con người. 
Tại hội nghị này, các quốc gia đã ra Tuyên bố Stockholm, qui định 26 nguyên tắc bảo vệ
môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển Pháp luật môi trường quốc tế. 26
nguyên tắc của Tuyên bố Stockholm 1972 được tái khẳng định lại trong 27 nguyên tắc của Tuyên bố Rio 1992.
Hội nghị Stockholm 1972
Năm 1972 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị thế giới về môi trường của
con người ở Stockholm. Hội nghị này được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực
chung của toàn thể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hội nghị có 6.000 đại
biểu đến từ 113 quốc gia, 700 quan sát viên đến từ các tổ chức phi chính phủ và 1.500 nhà báo tham dự.
Hội nghị Stockholm năm 1972 là tiền đề cho sự ra đời của các công ước quốc tế về bảo vệ
môi trường trên cả phương diện quốc gia và quốc tế trên các lĩnh vực: môi trường biển, không
khí, nguồn nước, ngoài tầng sinh quyển, động thực vật hoang dã, đồng thời cũng hình thành các
tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới”.
Sau Hội nghị thế giới về môi trường của ở Stockholm năm 1972 kéo theo sự ra đời của pháp
luật quốc gia về môi trường: 
Luật ô nhiễm dầu của Hoa Kỳ 1990; 
Luật về trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu của Nhật Bản năm 1975; 
Luật bảo vệ môi trường của Hàn Quốc năm 1980 (sửa đổi năm 1986, 1999); 
Luật ngăn ngừa ô nhiễm biển của Hàn Quốc năm 1995 (sửa đổi năm 1997,1999, 2004); 
Luật biển của Canađa năm 1996; Luật bảo vệ môi trường của Canađa năm 1999; 
Pháp luật về bảo vệ môi trường (Nga 2001); Đạo luật môi trường quốc gia của Sri Lanka;
Luật Bảo vệ Môi trường của Ấn Độ; Luật Bảo vệ môi trường của Nepal; Đạo luật Bảo
tồn Môi trường Bangladesh; Luật Bảo vệ môi trường của Pakistan; Luật Môi trường của
Bulgaria (1991); Luật chung cho sinh thái cân bằng và bảo vệ môi trường (Mexico, 1988)...
Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro 1992
Hội nghị Rio de Janeiro được tổ chức ở Rio De Janero, Brazil năm 1992 với sự tham gia của
178 nước trong đó có 112 nguyên thủ quốc quốc gia.
Hội nghị đã ra tuyên bố Rio De Janero, Chương trình nghị sự và các thỏa thuận quốc tế quan
trọng. Tuyên bố Rio De Janero hầu như tái khẳng định 26 nguyên tắc của Tuyên bố Stockholm
với những bổ sung và hoàn thiện ở tầm cao xét ở các cam kết quốc tế.
Tuyên bố Rio De Janero bên cạnh việc khẳng định “con người là trung tâm của những mối
quan tâm về sự phát triển lâu dài, con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và
lành mạnh mạnh hài hoà với thiện nhiên” nhấn mạnh các nghĩa vụ quốc tế của thành viên.
Hội nghị thượng định Rio De Janero được coi như là bước phát triển lớn của Pháp luật môi
trường quốc tế vì bên cạnh Tuyên bố Rio De Janero, Chương trình nghị sự 21, Công ước Da
dạng sinh học đã được thông qua. Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero năm 1992 cũng đã thỏa
luận những nền tảng quan trọng cho dự thảo Công ước chống sa mạc hóa, dự thảo Công ước
khung về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero 2012 (Rio De Janero+20)
Trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh 2012 các biện pháp thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Văn kiện với tên gọi “Tương lai mà chúng ta cần” gồm 283 điểm trong đó có ý nghĩa rất lớn
đối với sự phát triển của Pháp luật môi trường quốc tế.
Ngoài việc tái khẳng định những cam kết trong Tuyên bố Stockholm, Tuyên bố Rio De Janero
năm 1992, Chương trình nghị sự 21 các các kế hoạch hành động đã đưa ra, Văn kiện của Hội
nghị Rio De Janero+20 đặt ra cho các thành viên nhiều cam kết mới.
Văn kiện “Tương lai mà chúng ta cần” toàn bộ các vấn đề liên quan đến môi trường đều được
đề cập như xóa nghèo bền vững, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; nước và vệ sinh;
năng lượng; du lịch bền vững; giao thông bền vững; thành phố và định cư bền vững; dân số và
sức khỏe; việc làm đầy đủ cho mọi người và đảm bảo xã hội; đại dương và biển v.v.
Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu 2015
Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với Pháp luật môi trường quốc tế sau Hội nghị thượng đỉnh
Rio De Janero+20 là Thỏa thuận Parsi về biến đổi khí hậu. Rất nhiều nguyên tắc pháp Pháp luật
môi trường quốc tế được phát triển trong thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam:
1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;
4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập
suốt đời cho tất cả mọi người
5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi
trả cho tất cả mọi người
8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất
và việc làm tốt cho tất cả mọi người
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm
và bền vững, tăng cường đổi mới
10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội
11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống
và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh
thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền
vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả,
có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về quyền con người đối với môi trường:
* Kể từ khi ra đời cho đến nay, Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế đã thông qua
hàng loạt văn kiện nhân quyền, trong đó đã có sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người.
1. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Đây là văn kiện quốc tế, được thừa
nhận như là luật tập quán quốc tế, đề cập một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người
về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Tuyên ngôn thừa nhận các quyền cơ bản của
con người, từ quyền sống đến chuẩn mực sống thích đáng cho sức khoẻ và sự thịnh vượng,
trong đó có quyền về thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ...
2. Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986 khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến
và không thể chuyển nhượng, là bộ phận thiết yếu của quyền con người, vì vậy các quốc gia
cam kết áp dụng các biện pháp cần thiết để hiện thực hoá quyền phát triển và bảo đảm bình
đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản. Giải
thích quy định này, Đại Hội đồng đã làm rõ và tái khẳng định trong Nghị quyết 54/175 rằng:
“quyền thực phẩm và nước sạch là các quyền con người cơ bản và thúc đẩy các quyền này là
yêu cầu đạo đức bắt buộc cho cả các chính phủ và cả cộng đồng quốc tế.
3. Tuyên bố Stockholm năm 1972. Đây là văn kiện về môi trường đầu tiên thừa nhận môi
trường là quyền con người. Nguyên tắc 1 thừa nhận con người có quyền tự do cơ bản, bình
đẳng và các điều kiện sống thích đáng. Một môi trường bình đẳng cho phép cuộc sống trong
nhân phẩm và sự thịnh vượng, và mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ và không ngừng cải
thiện môi trường cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Và Nguyên tắc 2 cũng thừa nhận rằng,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm không khí, nước, đất, thực vật và động vật nhất
định phải được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ không chỉ hiện tại, mà còn thế hệ tương lai.
4. Pháp luật Việt Nam về quyền con người
- Hiến pháp năm 2013, tại Chương II quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, theo đó các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật
Điều 43 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 63 Hiến pháp năm 2013 :
(1) Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo.
(3) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm
đa d ạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
- Luật bảo vệ môi trường 2020 đưa ra các nguyên tắc về bảo đảm quyền con người. Cụ thể
Khoản 3 Điều 4 qui định: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em,
bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực vào 01/01/2018 đã quy định về tội gây ô nhiễm môi
trường, không chỉ qui định trách trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà còn qui định trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); qui định trách
nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237).
- Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực vào 01/01/2017 đã quy định về các nguyên tắc bồi
thường thiệt hại (Điều 585); trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp
gây ô nhiễm môi trường (Điều 602): “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Thông tư 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009 qui định về qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường, bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
=> Như vậy: Các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo vệ, bảo đảm thi
hành bằng cả hệ thống pháp luật (Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Hôn nhân
và gia đình, Luật Quốc tịch, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự…)
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Nguyên tắc phòng ngừa 2. Nguyên tắc ngăn chặn
3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả 4. Nguyên tắc chủ quyền 5. Nguyên tắc hợp tác
6. Nguyên tắc phát triển bền vững
7. Nguyên tắc trách nhiệm chung những có khác biệt
8. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
9. Cấm gây hại xuyên biên giới
10. Công bằng giữa các thế hệ

1. Nguyên tắc phòng ngừa
- Nguyên tắc phòng ngừa được hình thành trên cơ sở của Nguyên tắc thứ 15 của Tuyên bố
Rio 1992. Nguyên tắc này được thể hiện như sau:
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa
tuỳ theo khả năng từng quốc gia, ở chỗ nào có nguy cơ tác hại nghiêm trọng hay không thể sửa
được, thì không thể nêu lý do là thiếu sự chắc chắn khoa học hoàn toàn để trì hoãn áp dụng các
biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự thoái hoá môi trường.
- Bản chất của nguyên tắc phòng ngừa thể hiện mục tiêu mà nó hướng tới là sự ngăn chặn
kịp thời các tác tố tác động xấu đến môi trường. Cần ghi nhớ là ngay cả việc chưa có các bằng
chứng khoa học về tác động tiêu cực đến môi trường cũng không là lý do cho việc cản trở hay trì
hoãn các hành động bảo vệ môi trường trước những tổn hại hoặc tổn hại tiềm năng.
- Việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa có những lợi thế nhất định.
Thứ nhất, tạo được căn cứ hợp pháp để hành động trong các rủi ro môi trường khi chưa xác
định được quan hệ nhân quả.
Thứ hai, tạo nền tảng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật về đánh giá tác động môi trường.
2. Nguyên tắc ngăn chặn
Nguyên tắc ngăn chặn hay còn được gọi là nguyên tắc “Không gây hại” ngăn ngừa quyết liệt
những hoạt động mà nguy cơ tổn hại môi trường tiên liệu được. Mục tiêu của việc áp dụng
nguyên tắc này là không cho phép tiến hành các hoạt động gây hại môi trường. Theo nguyên tắc
này, các quốc gia có nghĩa vụ hành động để ngăn chặn các tổn hại đối với môi trường của quốc
gia mình. Các quốc gia, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành các bước
cần thiết để tránh gây hại cho môi trường quốc gia và cả môi trường nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
Bản chất của nguyên tắc này là chuyển chi phí xã hội cho việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình
trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường cho chính những cá nhân, tổ chức có những hoạt động gây hại đến môi trường.
Tác dụng của việc áp dụng nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh chính sau:
(i) buộc các cá nhân, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay bất cứ hoạt
động nào đều tính đến hậu quả đối với môi trường. Cá nhân, tổ chức phải cân nhắc để chọn giải
pháp tối ưu nhằm hạn chế chi phí phát sinh do phải trả tiền cho hoạt động gây tổn hại cho môi
trường. Đối với doanh nghiệp, việc tăng chi phí sẽ giảm tính cạnh tranh và đây là điều mà các
doanh nghiệp buộc phải chú ý.
(ii) Cá nhân, tổ chức phải đối mặt cả với những chi phí do bồi thường thiệt hại cho những thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản gây ra với cá nhân và tổ chức khác.
(iii) Xã hội giải phóng được một nguồn lực công luôn dành cho việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ
những người bị thiệt hại trong các sự cố hoặc thảm họa môi trường do con người gây ra.
Nguyên tắc này trở thành nguyên tắc của Pháp luật môi trường quốc tế, được nghi nhận trong
Tuyên bố Rio 1992 (nguyên tắc 16):
Các nhà chức trách quốc gia nên cố gắng đẩy mạnh sự quốc tế hoá những chi phí môi trường
và sự sử dụng các biện pháp kinh tế, căn cứ vào quan điểm cho rằng về nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức đối với quyền lợi chung và không
ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế.
Nguyên tắc này cũng được qui định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu UNFCCC và nhiều các văn bản pháp luật môi trường quốc tế khác như Nghị định thư
Montreal, Nghị định thư Kyoto.
Thỏa thuận Paris không đề cập đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. Tuy nhiên, những
kết quả Paris nhấn rất mạnh rằng việc giảm phát thải khí nhà kính cần được thu phí cả ở phạm
vi quốc tế lẫn quốc gia, và vì thế các quốc gia phải chấp nhận chi phí ít nhất đối với sự phát thải
của mình hoặc bằng cách tự giảm lượng phát thải của mình hoặc phải trả tiền cho quốc gia khác để làm điều này.
Nguyên tắc này được qui định tại Khoản 6 Điều 4, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có
nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái
môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.”
4. Nguyên tắc chủ quyền
Nguyên tắc 21 Tuyên bố Stockholm:
Các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, có chủ quyền khai thác tài nguyên của mình theo các chính sách môi trường của riêng mình,
và trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hoặc sự kiểm soát của
họ không gây ra thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của các khu vực vượt ra
ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia.
Mỗi quốc gia đều có chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, kể cả các nguồn tài nguyên trên và
dưới phạm vi lãnh thổ đó. Trong lĩnh vực môi trường, chủ quyền của quốc gia đối với các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ là không thể bị ảnh hưởng. Các quốc gia phải tôn
trọng quyền của các quốc gia khác được sống trong môi trường trong lành. Việc khai thác tài
nguyên phải được tiến hành theo những cách thức không gây hại về môi trường cho quốc gia
khác hay vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi tài phán của mình.
5. Nguyên tắc hợp tác
Ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn có thể ảnh đến các
quốc gia khác. Một quốc gia không thể giải quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc tế. Chính vì
thế, hợp tác được coi là nguyên tắc quan trọng của Pháp luật môi trường quốc tế.
Trong nguyên tắc 24 của Tuyên bố Stockholm năm 1972:
Các vấn đề quốc tế về bảo vệ và cải thiện môi trường cần được xử lý trong một tinh thần hợp
tác của tất cả các nước, lớn và nhỏ, trên cơ sở bình đẳng. Hợp tác thông qua các thỏa thuận đa
phương hay song phương hoặc các phương tiện thích hợp khác là điều cần thiết để kiểm soát
hiệu quả, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ ảnh hưởng xấu đến môi trường do các hoạt động tiến
hành trong tất cả các lĩnh vực, theo cách có sự quan tâm thích đáng đến chủ quyền và lợi ích của tất cả các nước.
Nguyên tắc này nêu rõ các vấn đề quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường cần được xử lý
trên tinh thần hợp tác bởi tất cả các quốc gia dù lớn nhỏ trên nền tảng bình đẳng.
Hợp tác quốc tế cũng là cần thiết để nâng cao nguồn lực để hỗ trợ các nước đang phát triển
trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này. Một loạt các vấn đề môi trường
ngày càng gia tăng, bởi vì chúng có tính chất khu vực hoặc toàn cầu về phạm vi, hoặc vì chúng
ảnh hưởng chung đến cộng đồng quốc tế, nên yêu cầu sự hợp tác sâu rộng giữa các quốc gia và
hành động của các tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.
(Tuyên bố Stockholm năm 1972)
Các quốc gia nên hợp tác để củng cố xây dựng năng lực nội sinh cho sự phát triển bền vững
bằng cách nâng cao sự hiểu biết khoa học thông qua trao đổi kiến thức khoa học và công nghệ,
và bằng cách đẩy mạnh sự phát triển, thích nghi truyền bá và chuyển giao công nghệ, kể cả
những công nghệ mới và sáng tạo.
(Nguyên tắc 9 Tuyên bố Rio 1992)
Những vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của mọi công dân liên
quan, ở cấp độ thích hợp, ở cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ có quyền thông tin thích hợp liên
quan đến môi trường do các nhà chức trách nắm giữ, bao gồm thông tin về những nguyên liệu
và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng, và cơ hội tham gia vào những quá trình quyết định.
Các quốc gia cần tạo điều kiện và khuyến khích nhận thức công chúng và sự tham gia bằng cách
phổ biến thông tin rộng rãi. Người dân cần được tiếp cận hiệu quả những thủ tục tư pháp và
hành chính, bao gồm việc bồi thường và chế tài.
(Nguyên tắc 10 Tuyên bố Rio 1992)
6. Nguyên tắc phát triển bền vững
Phát triển bền vững trở thành một nguyên tắc của Luật môi trường quốc tế và được qui
định trong Tuyên bố Rio 1992, Tuyên bố Rio+20, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
 Mục tiêu của phát triển bền vững
Phát triển bền vững không chỉ là một chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức mà là một
quá trình hoà nhập sự phát triển mọi mặt của con người, xã hội loài người với thiên nhiên. Tại
Hội nghị Thượng đỉnh năm 2000, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ/PTBV cũng đã đạt đuợc
sự nhất trí với 8 mục tiêu sẽ đuợc thực hiện vào trước năm 2015 là: i) Xoá tình trạng nghèo đói
cùng cực; ii) Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; iii) Khuyến khích bình đẳng giới và nâng cao
địa vị của phụ nữ; iv) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; v) Nâng cao sức khoẻ sinh sản; vi) Phòng
chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; viii) Bảo đảm bền vững về môi truờng; và ix) Phát
triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển 
Các quốc gia cần thông báo trước và kịp thời cung cấp thông tin có liên quan cho các
quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng về những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đáng
kể đến môi trường vượt ra ngoài biên giới và cần tham khảo ý kiến của các quốc gia này
sớm và có thiện ý. (Tuyên bố Rio 1992, Nguyên tắc 19). 
Việc quốc gia thượng lưu xây dựng quá nhiều dập, chặn nguồn nước sẽ dẫn đến tình trạng
các quốc gia ở hạ lưu gặp khó khăn. Việc làm đập thủy điện ở Trung Quốc, Lào ảnh
hưởng đến lợi ích của Căm Pu chia và Việt Nam. 
Phát triển bền vững gắn với liền không thể tách rời với quyền con người.
Trên cơ sở lấy con người làm trung tâm, các văn bản pháp luật quốc tế về môi trường đều khi
điều chỉnh các vấn đề môi trường quốc tế đều gắn với việc bảo vệ quyền con người.
Hiến pháp và luật của nhiều quốc gia đều qui định con người có quyền sống trong môi trường
trong lành và mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đảm bảo quyền này. 
Nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi môi trường phải được coi như một phần của mọi
chính sách hoặc hoạt động, kể cả các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội:
‘Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không làm phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.’ 
Nguyên tắc 8 của Tuyên bố Rio 1992 nhấn mạnh: Để đạt được sự phát triển bền vững và
chất lượng cuộc sống cao hơn cho tất cả mọi người, các quốc gia cần giảm thiểu và tiến
xóa bỏ các phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và thúc đẩy sự chính sách dân cư phù hợp.
7. Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt
Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt bao gồm hai yếu tố:
Một là, liên quan đến trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường
hoặc một phần của nó ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Hai là, liên quan đến sự cần thiết phải tính đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, hoàn cảnh lịch sử và nhất là vai trò của mỗi quốc gia trong việc
phát sinh các rủi ro môi trường, khả năng ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro đó.
Các quốc gia sẽ hợp tác trên tinh thần đối tác toàn cầu để bảo tồn, bảo vệ và khôi phục sức
khỏe và tính toàn vẹn của hệ sinh thái trên Trái đất. Dựa vào mức độ gây suy thoái môi trường
toàn cầu khác nhau, các quốc gia có trách nhiệm chung nhưng phân biệt.
Các nước phát triển thừa nhận trách nhiệm mà họ phải gánh chịu trong quá trình theo
đuổi phát triển bền vững toàn cầu mà áp lực xã hội ở những nước này đặt ra đối với môi trường
toàn cầu và nguồn lực công nghệ và tài chính mà họ nắm giữ.
Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần đối tác toàn cầu để gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự
lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của trái đất. Vì sự đóng góp khác nhau vào việc làm
thoái hoá môi trường toàn cầu, các quốc gia có những trách nhiệm chung nhưng có sự khác
biệt. Các nước phát triển công nhận trách nhiệm của họ trong sự theo đuổi quy mô quốc tế về sự
phát triển bền vững do những áp lực mà xã hội của họ gây cho môi trường toàn cầu và do những
công nghệ và những nguồn tài chính họ chi phối, điều khiển. (Nguyên tắc 7 Tuyên bố Rio 1992)
Điều 3, Khoản 1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu qui định rõ về
nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.
Các Bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của
nhân loại, trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt
phải đi đầu trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của nó.
8. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
Nguyên tắc di sản chung của nhân loại được hiểu là một số vùng hoặc một yếu tố môi trường
được coi là di sản của nhân loại dù chúng nằm trong quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào và
phải được ủy thác để gìn giữ cho cho các thế hệ tương lai, chống lại bất cứ sự khai thác của quốc
gia, doanh nghiệp thâm chí Nhà nước. Nhiều di sản nhân loại đã được công nhận và được bảo vệ
theo những yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Di sản chung của nhân loại bao gồm di sản văn hóa và
di sản thiên nhiên. (gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể)
Các di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt và được điều chỉnh bởi nhiều công ước quốc tế. Đáy
đại dương, không gian, vùng nước quốc tế, bề mặt đáy biến quốc tế, lòng đất đáy biển quốc tế
nằm ngoài phạm vi tài phán của quốc gia là những di sản chung của nhân loại. Việc xác định di
sản chung của nhân loại về cơ bản được xác định dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia và vai
trò của di sản chung đối với sự phát triển của nhân loại.
9.Nguyên tắc đánh giá tác động môi trường
Tuyên bố Rio 1992 theo đó đánh giá tác động môi trường, với tư cách là công cụ quốc gia sẽ
được thực hiện đối với các hoạt động có khả năng hiện hữu tác động xấu đến môi trường và phải
được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quyết định.
Mục đích của nguyên tắc đánh giá tác động môi trường là giảm thiểu tối đa các dự án, chương
trình phát triển có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong mỗi quốc giá. Tuy nhiên, cần khẳng định
rằng giá trị của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc rất nhiều vào tính minh bạch của quá
trình đánh giá tác động, sự giám sát của người dân.
10. Nguyên tắc cấm gây hại xuyên biên giới
Các quốc gia có nghĩa vụ chung không được sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của
mình để gây hại tới lợi ích của quốc gia khác. Điều này này bao gồm cả môi trường của các
Quốc gia khác cũng như các vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của quốc gia. Trong
trường hợp vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, quốc gia có thể phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm của quốc gia vẫn chưa được xác định rõ, nhất là liên quan tới
việc xác định trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra.
Nguyên tắc bảo vệ môi trường của Việt Nam
Các Nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2020:
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng
dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế
- xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài
nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo
đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu
tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường,
giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế
thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường
có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy
thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích
quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng
lượng vào không khí, khi việc đó gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, hệ sinh thái và gây ra thiệt hại về vật chất, làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng môi trường tự nhiên.
Ô nhiễm không khí cũng có thể hiểu là trong không khí có chứa các chất gây ô nhiễm gây
nguy hiểm cho sức khỏe con người, hoặc tạo ra những tác động xấu đối với môi trường.
Xét về phương diện pháp lí, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không khí,
vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Ô nhiễm không khí là tình trạng trong
không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm
thay đổi tính chất lí, hoá vốn có của nó, vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, có 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: nitơ
dioxyt (NOx); lưu huỳnh dioxyt (SOx); cacbon monoxit (CO); chì (Pb); zon tầng bình lưu (O3);
vật chất dạng hạt (PM).
3. Nguyên nhân ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có thể xảy ra do các hiện tượng tự nhiên (từ bụi, cháy rừng, núi lửa, chất
phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển,…) hoặc từ hoạt động của con người: do hút thuốc lá, quá
trình đốt rơm rạ thải ra các khói, trong quá trình sản xuất công nghiệp, do đốt các nhiên liệu hóa
thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra CO2 , CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết, muội than,
bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, do quá trình vận chuyển các hóa chất
bay hơi, bụi,… Ô nhiễm môi trường không khí có thể xảy ra trên quy mô một vùng, một quốc
gia, một khu vực hoặc ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc có năm nguồn chính gây ô nhiễm không khí: 3.1. Hộ gia đình
Một trong những nguồn ô nhiễm không khí chính là bắt nguồn từ các hộ gia đình khi đốt các
nhiên liệu hóa thạch, gỗ, phân động vật, một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu là rơm,
rạ và trấu để nấu ăn, sưởi ấm và thắp sáng nhà cửa. Việc đốt các các nhiên liệu hóa thạch, gỗ,
phân động vật rơm, rạ, trấu tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm gây hại cho sức khỏe, bao gồm các hạt
vật chất (PM), metan, carbon monoxide, hydrocarbon và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).
Đốt cháy dầu hỏa trong khi thắp sáng bằng đèn dầu cũng tạo ra lượng khí thải đáng kể của các
hạt mịn và các chất ô nhiễm khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 3 tỉ người vẫn nấu ăn bằng nhiên liệu rắn
như gỗ, rơm rạ, than tổ ong, dầu hỏa và phân động vật. Hầu hết những người này đều nghèo và
sống ở các nước thu nhập thấp,trung bình [10].
3.2. Hoạt động công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình
đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO,
SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Các nhà máy nhiệt điện chạy than là
nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, các máy phát điện diesel cũng đóng góp cho quá trình ô nhiễm này.
Việc sử dụng dung môi, trong các ngành công nghiệp hóa chất và khai thác, cũng là những
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra khí thải từ xe cơ giới và các phương tiện vận
chuyển hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
3.3. Giao thông vận tải
Ngành giao thông vận tải toàn cầu chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxide liên
quan đến năng lượng và tỉ lệ này đang ngày một tăng lên. Ô nhiễm không khí từ giao thông gây
ra gần 400.000 ca tử vong sớm. Gần một nửa số trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí do
giao thông là do khí thải diesel, 12% những người sống gần các tuyến đường huyết mạnh giao
thông chính có khả năng mắc chứng bệnh mất trí nhớ. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các
chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4,… Đối với
những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô
nhiễm không khí cao hơn khi sử dụng các phương tiện giao thông lỗi thời, cũ kĩ không đạt tiêu
chuẩn khí thải, cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
Việc giảm khí thải từ các phương tiện giao thông là một trong những cách làm cải thiện chất
lượng không khí, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Các chính sách và tiêu chuẩn về sử dụng nhiên
liệu sạch và tiêu chuẩn khí thải xe tiên tiến có thể giảm 90% lượng khí thải. 3.4. Nông nghiệp
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính từ nông nghiệp đó là từ chăn nuôi gia súc: trâu, bò,
ngựa, lợn,…thải ra khí metan và amoniac, việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng cũng sản sinh ra
khí metan. Khí thải metan góp phần vào việc hình thành ozone ở tầng bình lưu, là nguyên nhân
gây ra bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Khí metan cũng là một loại khí đóng góp
vào sự nóng lên toàn cầu mạnh. Việc đốt rơm rạ trên những cánh đồng tạo ra khói, bụi làm phát
sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng
không khí. Chúng tạo ra các hạt bụi mịn, ảnh hưởng sinh hoạt bình thường của người dân. Nó
không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng
rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho những vùng xung quanh.
Sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các loại phân tươi trong các hoạt động nông nghiệp
cũng phát sinh ra khí độc hại amoniac gây ô nhiễm nguồn nước. Nếu hít phải nhiều amoniac sẽ
bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng), gấy ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt, gây
đau thắt ngực, khó thở. Năm 1962, nữ văn sĩ Rachel Carson xuất bản cuốn sách “Mùa xuân im
lặng” đã tiết lộ về những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT. Chỉ một lần phun thuốc trừ sâu DDT
để diệt một loài sâu hại cây trồng, nó không chỉ diệt được loài sâu bệnh trong nhiều tuần hoặc
nhiều tháng, mà đồng thời cũng tiêu diệt luôn nhiều loài côn trùng có lợi khác và tồn lưu như
một độc chất trong môi trường. 3.5. Chất thải
Đốt rác thải và chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp rác thải cũng phát sinh nhiều chất ô
nhiễm độc hại như: bụi, NOx, CO, CO2 , SOx, THC, HCl, HF, dioxin/furan, hơi nước và tro vào
khí quyển. Khí thải sinh ra từ các lò đốt rác cũng đang làm ô nhiễm môi trường không khí
nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên toàn cầu, ước tính 40% chất thải
được đốt công khai. Vấn đề nghiêm trọng nhất ở các khu vực đô thị hóa và các nước đang phát triển.
3.6. Những nguồn khác
Không phải tất cả các nguồn gây ô nhiễm không khí đều đến từ hoạt động của con người. Các
vụ phun trào núi lửa, bão bụi và các quá trình tự nhiên khác cũng gây ra ô nhiễm không khí. Bão
cát và bụi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, các hạt bụi li ti có thể di chuyển hàng
ngàn dặm trong bầu khí quyển sau của những cơn bão, đi theo chúng cũng có thể mang mầm
bệnh là những con vi rút hay các chất độc hại, gây ra các bệnh đường hô hấp mãn tính. Chiến
tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời chủ yếu là từ
các phương phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt điện than, trong nông nghiệp và việc đốt
các chất thải. Nấu ăn, sưởi ấm và
thắp sáng nhà cửa bằng cách sử dụng lửa khi đốt các nhiên liệu hóa thạch (gỗ, phân động vật
và chất thải cây trồng) và than là nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà.
4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra có khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm là do
ô nhiễm không khí trong nhà mỗi năm, phần lớn trong số họ ở các nước đang phát triển [12],
trong đó: 27% là do viêm phổi, 18% từ đột quỵ, 27% từ bệnh tim thiếu máu cục bộ, 20% từ bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), 8% từ ung thư phổi.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: hít thở không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ
mắc bệnh suy nhược và gây chết người như bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và viêm phế quản
mãn tính. Ô nhiễm không khí cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây ra một số bệnh như hen
suyễn, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh alzheimer và parkinson, biến chứng tâm lí, tự kỷ,
bệnh võng mạc, giảm tăng trưởng thai nhi và nhẹ cân.
Ô nhiễm không khí có thể khuếch tán và lan truyền nhanh, không chỉ gói gọn trong một địa
phương hoặc khu vực, không phân chia được ranh giới, không có biên giới (xuyên biên giới).
Nghiên cứu gần đây của M Sand và cộng sự (2016) chỉ ra rằng ô nhiễm không khí ở một khu vực
cũng có thể có tác động đáng kể đến khí hậu ở khu vực khác. Ví dụ, khí thải từ các quốc gia
Châu Á đóng góp rất lớn cho sự nóng lên ở Bắc Cực. Thương mại quốc tế do quá trình toàn cầu
hóa cũng đóng góp vào sự ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu của Jaganathan và cộng sự (2019) cho thấy tác động bất lợi của ô nhiễm không
khí đối với bệnh ung thư và các bệnh mãn tính, trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả
đã xem xét mối quan hệ giữa phơi nhiễm lâu dài với bụi và các hợp chất trong bụi được
(Particulate matter) và bệnh chuyển hóa tim ở các nước đang phát triển; Theo Filippini và cộng
sự (2019) nghiên cứu và phân tích mối liên quan giữa ô nhiễm không khí ngoài trời và bệnh bạch
cầu ở trẻ em dựa trên phân tích tổng hợp; Zhiming Yang và cộng sự (2019) chỉ ra mối quan hệ
giữa ô nhiễm không khí và béo phì dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ những người trung niên và cao
tuổi ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra ô nhiễm không khí là một yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến béo phì: mức độ ô nhiễm không khí càng cao, tác động càng nghiêm trọng và tác
động này có tác động đến bép phì những người trung niên và cao tuổi ở Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác của Niya Zhou và cộng sự (2014) cho thấy ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí dẫn đến bệnh vô sinh ở nam giới [15]. Ngoài những tác động tiêu cực của ô nhiễm
không khí đối với sức khỏe con người, thì còn có những thiệt hại kinh tế, năng suất cây trồng, do
đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng ô nhiễm
không khí là một nhân tố làm suy giảm sự đa dạng sinh học trong đó hệ sinh thái nước ngọt bị
ảnh hưởng nhiều nhất. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí liên quan chủ yếu đến
việc suy giảm, làm yếu đi các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng
tiếp tục ô nhiễm như hiện nay thì một số loài động thực vật bị mất đi là không thể tránh khỏi. Ví
dụ: biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng El nino gây khô hạn kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước,
cháy rừng, nhiều loài động thực vật bị chết.
5. Pháp luật Quốc tế về bảo vệ môi trường không khí:
1.Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979.
2. Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định và tiếp
cận công lý trong lĩnh vực môi trường.
3. Hiệp định ASEAN về khói mù xuyên biên giới.
6.1. Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979
Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa được 32 quốc gia trong khu vực Châu
Âu thông qua. Công ước có hiệu lực vào năm 1983, kể từ khi có hiệu lực đến nay có 53 quốc gia phê chuẩn.
Công ước đưa ra quy định ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên để giải quyết các vấn đề ô
nhiễm không khí trên cơ sở khu vực rộng lớn. Sự ra đời của công ước đã góp phần đáng kể vào
sự phát triển của luật môi trường quốc tế và đã tạo ra cơ sở pháp lý để kiểm soát và giảm thiểu
thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường do ô nhiễm không khí xuyên biên giới gây ra.
Mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa, kiểm soát nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các
tổn thất cho con người và môi trường do ô nhiễm không khí tầm xa gây ra, từ bất kể nguồn gây ô nhiễm nào.
Công ước đề cập đến các quy định trong Tuyên bố Hội nghị LHQ về môi trường con người,
và đặc biệt nguyên tắc 21, thể hiện niềm tin chung rằng các quốc gia có quyền khai thác tài
nguyên của mình và có trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền
hoặc sự kiểm soát của họ không gây ra thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của
các khu vực vượt ra ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Không định sẵn sàng tăng cường
hợp tác quốc tế để xây dựng các chính sách quốc gia phù hợp và bằng cách trao đổi thông tin,
tham vấn. nghiên cứu và giám sát để phối hợp hành động quốc gia trong việc chống ô nhiễm
không khí bao gồm ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa.
Lời nói đầu và các Điều 2, Điều 3 và Điều 4 đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện
công ước: Các quốc gia thành viên, xem xét thực tế và vấn đề liên quan, quyết tâm bảo vệ con
người và môi trường của mình chống lại ô nhiễm không khí và sẽ nỗ lực để hạn chế và, càng
sớm càng tốt, giảm dần và ngăn ngừa ô nhiễm không khí bao gồm cả ô nhiễm không khí xuyên
biên giới tầm xa. (Điều 2). Cam kết:
Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết hợp tác trong việc tiến hành nghiên cứu và phát triển:
- Công nghệ cho việc giảm thải các hợp chất như lưu huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác;
- Các thiết bị để theo dõi và đo tốc độ phát thải và nồng độ chất ô nhiễm không khí ngoài
trời để hiểu rõ hơn về việc lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa,
- Những ảnh hưởng của các hợp chất như lưu huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm không
khí chính khác đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thủy sản và các hệ sinh thái tự nhiên.
- Đánh giá những tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường của những biện pháp thay
thế để đạt được các mục tiêu môi trường, bao gồm giảm thiểu ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa.
Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết, vì lợi ích chung cần trao đổi thông tin đã có về:
- Dữ liệu về khí thải như Lưu huỳnh đioxít và các chất gây ô nhiễm không khí khác đã được thỏa thuận;
- Những thay đổi lớn trong chính sách quốc gia và trong phát triển công nghiệp và những
tác động của chúng, có thể sẽ gây ra những thay đổi đáng kể ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa;
- Áp dụng công nghệ để giảm ô nhiễm không khí liên quan đến ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa,
- Chi phí kiểm soát khí thải đối với hợp chất lưu huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm
không khí chính khác trên quy mô quốc gia;
- Các chính sách và chiến lược quốc gia để kiểm soát khí thải đối với hợp chất lưu huỳnh
điôxít và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác.
Các bên tham gia Công ước nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện Chương trình hợp tác để
giám sát và đánh giá việc phát thải chất ô nhiễm không khí tầm xa ở châu Âu (EMEP):
- Thiết lập các trạm quan trắc về ô nhiễm không khí và thu thập dữ liệu với hợp chất lưu
huỳnh đioxit và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác. Việc thiết lập các trạm quan trắc và
thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện dưới quyền tài phán quốc gia của quốc gia nơi đặt các trạm quan trắc
-Trao đổi và cập nhật thông tin định kỳ dữ liệu quốc gia về tổng lượng phát thải các chất gây
ô nhiễm không khí như lưu huỳnh điôxit và các chất gây ô nhiễm không khí chính khác.
Đến nay, Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979, đã góp phần đáng kể
vào sự phát triển của Luật môi trường quốc tế và tạo ra khuôn khổ pháp lý để kiểm soát và giảm
thiểu thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường do ô nhiễm không khí xuyên biên giới.
Kết quả báo cáo thực hiện 40 năm kể từ khi công ước được ký kết: lượng khí thải của một
loạt các chất gây ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người và môi trường trong khu vực
đã giảm từ 40% đến 80% kể từ năm 1990. Đặc biệt, việc giảm lượng khí thải lưu huỳnh điôxít
làm cho đất rừng trong khu vực trở lên màu mỡ hơn.
Nồng độ bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (Particulate matter) tại các vị trí đo ở
châu Âu đã giảm khoảng một phần ba trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012. Nồng độ
bụi mịn PM 2,5 trung bình hàng năm trên toàn quốc (PM2,5) giảm 33% từ năm 2000 đến 2012
tại Hoa Kỳ và 4 % ở Canada và hiện thấp hơn khoảng 20% so với năm 1990.
6.2. Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết
định và tiếp cận công lý trong lĩnh vực môi trường (Công ước Aarhus )
Công ước gồm 22 Điều, và 02 Phụ lục, có hiệu lực từ 30/10/2001. Công ước được mở cho
các quốc gia ngoài châu Âu ký kết.
Mục tiêu của Công ước
Yêu cầu tất cả các Bên tham gia công ước phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, sự tham
gia của công chúng trong quá trình ra quyết định và tiếp cận công lý trong lĩnh vực môi trường
để góp phần bảo vệ quyền của mọi người thuộc thế hệ hiện tại và tương lai được sống trong một
môi trường có lợi cho sức khỏe và hạnh phúc của họ (Điều 1).
Công ước đề cập đến tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng
trong quá trình ra quyết định và tiếp cận công lý trong lĩnh vực môi trường để phát triển bền
vững và thân thiện với môi trường, đồng thời cũng khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ, duy trì,
cải thiện tình trạng môi trường là cần thiết đối với hạnh phúc của con người và việc hưởng thụ
các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền được sống.
Công ước gồm 3 trụ cột. Trụ cột I: Tiếp cận thông tin
Mục đích của việc tiếp cận thông tin môi trường đảm bảo rằng các thành viên của cộng đồng
có thể biết và hiểu những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh họ. Các Bên tham gia cần
phải cung cấp thông tin về môi trường cho Công chúng, đồng thời quy định các quyền đối với
Công chúng trong quá trình tiếp cận thông tin, tham gia vào quá trình ra quyết định và tiếp cận
công lý trong lĩnh vực môi trường.
Cơ quan công quyền phải cung cấp thông tin về môi trường cho Công chúng ngay khi có thể
hoặc vào thời điểm muộn nhất trong thời hạn một tháng kể từ khi có yêu cầu, trừ khi khối lượng
và tính chất phức tạp của thông tin đòi hỏi thời gian này phải được kéo dài, nhưng tối đa không
quá hai tháng kể từ khi có yêu cầu. Trong trường hợp này, người yêu cầu cung cấp thông tin phải
được thông báo về việc kéo dài thời gian và lý do kéo dài thời gian (Điều 4).
Cơ quan công quyền cũng có thể từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp không giữ
thông tin môi trường được yêu cầu: Công chúng yêu cầu cung cấp thông tin về môi trường không
hợp lý hoặc yêu cầu quá chung chung; thông tin đó là tài liệu đang trong quá trình hoàn thành
hoặc liên quan đến thông tin liên lạc nội bộ của các Cơ quan công quyền, mà theo quy định trong
luật quốc gia hoặc thông lệ thông tin đó không được tiết lộ; việc tiết lộ sẽ ảnh hưởng xấu đến tính
bảo mật của thủ tục tố tụng của các cơ quan công quyền; quan hệ quốc tế, quốc phòng hoặc an
ninh công cộng; quyền sở hữu trí tuệ vv...
Trong trường hợp Cơ quan công quyền từ chối cung cấp thông tin, thì cần có văn bản trả lời
cho người yêu cầu bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối và cung cấp thông tin. Các cơ
quan công quyền có thể yêu cầu trả tiền cung cấp thông tin nhưng phải trên cơ sở hợp lý.
Việc thu thập và phổ biến thông tin
Các Bên tham gia cần đảm bảo rằng: Các cơ quan công quyền nắm giữ và cập nhật thông
tin môi trường có liên quan đến chức năng của họ. thông tin đó được cung cấp công khai, minh
bạch và dễ dàng truy cập;
Thông tin có thể truy cập dạng này bao gồm: Báo cáo về tình môi trường; các văn bản pháp
luật về hoặc liên quan đến môi trường; các chính sách, kế hoạch và chương trình về hoặc liên quan đến môi trường.
Các Bên tham gia cần phổ biến: các tài liệu về chính sách, pháp luật, cũng như những tài
liệu về chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động liên quan đến môi trường và báo cáo tiến
độ thực hiện chúng; điều ước quốc tế, công ước và thỏa thuận về các vấn đề môi trường; và các
tài liệu quốc tế quan trọng khác về các vấn đề môi trường, khi thích hợp. Các Bên tham gia cần
phải đảm bảo rằng cứ ba hoặc bốn năm xuất bản và công bố một Báo cáo quốc gia về tình trạng
môi trường, chất lượng môi trường.
Trụ cột II: Sự tham gia của công chúng trong quá trình ra quyết định
Các quy định sự tham gia của công chúng trong Công ước được chia thành ba phần
- Phần thứ nhất đề cập đến sự tham gia của công chúng có thể bị ảnh hưởng hoặc có quan
tâm đến việc ra quyết định về các hoạt động cụ thể có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, ví dụ,
các quyết định về đề xuất, xây dựng và vận hành của một số cơ sở, trên một quy mô nhất định,
cũng như các hoạt động khác như thủ tục đánh giá tác động môi trường, bao gồm cả sự tham gia
của công chúng được yêu cầu theo luật quốc gia, được đề cập trong Điều 6.
- Phần thứ hai đề cập đến sự tham gia của công chúng vào việc xây dựng các kế hoạch,
chương trình và chính sách liên quan đến môi trường. bao gồm kế hoạch sử dụng đất hoặc kế
hoạch hành động môi trường và chính sách môi trường ở tất cả các cấp, được đề cập trong Điều 7.
- Phần thứ ba đề cập đến sự tham gia của công chúng trong việc chuẩn bị luật pháp, quy tắc
và các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý
Trụ cột III: Tiếp cận công lý
Trụ cột thứ ba của Công ước Aarhus là quyền tiếp cận công lý. được đề cập trong Điều 9. Nó
giúp thực thi cả trụ cột thông tin và trụ cột tham gia cộng đồng trong các hệ thống pháp luật
trong nước, cũng như bất kỳ quy định nào khác của Công ước mà các Bên quy định trong luật
quốc gia của mình sẽ được thi hành theo cách này.
Mỗi bên trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, phải đảm bảo rằng tòa án hoặc một cơ quan
độc lập và khách quan sẽ can thiệp trong trường hợp bất kỳ cá nhân nào nhận thấy một phần
hoặc toàn bộ yêu cầu thông tin môi trường của cá nhân đó bị khước từ, bị phớt là vô lý hoặc
không được giải đáp một cách hợp lý.
6.3. Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đã được các chính phủ của 10 nước
thành viên ASEAN ký kết vào ngày 10/6/2002 trong hội nghị và triển lãm thế giới về nguy cơ
cháy rừng và hỏa hoạn được diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 10-12/6/2002.
Hiệp định qui định về việc hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm
khói mù xuyên biên giới xuất phát từ các vụ cháy đất và hoặc cháy rừng bao gồm việc cung cấp
thông tin liên quan, hợp tác kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, việc sử dụng các biện pháp pháp
lý, hành chính hoặc các biện pháp khác để thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm ngăn ngừa và kiểm
soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Hiệp định cũng đề xuất việc thành lập trung tâm hợp tác ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói
mù xuyên biên giới. Hiệp định này đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 25/11/2003.
Mục tiêu của Hiệp định
Mục tiêu của Hiệp định này là ngăn chặn và theo dõi ô nhiễm khói mù xuyên biên giới xuất
phát từ các vụ cháy đất và hoặc rừng cần được giảm bớt thông qua nỗ lực tổng hợp của quốc gia
và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế.
Mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để theo dõi tất cả cả các vụ cháy đất và/hoặc
rừng và ngăn chặn cũng như kiểm soát các hoạt động liên quan đến cháy rừng, và có các biện
pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác để thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này.
Đây là Hiệp định khu vực đầu tiên trên thế giới có ràng buộc nhóm các quốc gia tiếp giáp
với nhau nhằm giải quyết ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, ô nhiễm phát sinh từ cháy đất và
rừng, Việt Nam ký Hiệp định này ngày 10/6/2002.
Nội dung của Hiệp định
Hiệp định được chia làm sáu phản và gồm có 32 điều. Phần 1 là c điều khoản chung, gồm có
04 điều Phần là theo dõi đánh giá ngh chặn và đáp ứng, gồm có 11 điều Phần 3 là hợp tác về kỹ
thuật và nghiên cứu khoa học, gồm có 02 điều. Phần 4 là các sắp xếp về thể chế gồm có 03 điều.
Phần 5 là thủ tục, gồm có 07 điều. Phần 6 là các điều khoản cuối cùng, gồm có 05 điều
Và có một Phụ lục là về phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của trung tâm điều phối ASEAN về
kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới Trung tâm ASEAN.
Các nguyên tắc của Hiệp định
Các bên tham gia, có quyền khai thác nguồn tài nguyên phù hợp với chính sách và phát triển
về môi trường của mình, và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt đồng nằm trong quyền tài
phán của mình không gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe con người của các quốc gia khác
hoặc trong khu vực ngoài quyền tài phán của quốc gia mình.
Tăng cường hợp tác, phối hợp để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
xuất phát từ các vụ cháy đất và hoặc cháy rừng.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để dự đoán, ngăn chặn và giám sát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mình, bao gồm cả tài nguyên rừng và đất đai,
theo cách thức sinh thái và bền vững.
Cần phải có sự tham gia hợp tác của tất cả các bên bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ
chức phi chính phủ, người nông dân và các doanh nghiệp tư nhân trong việc giải quyết ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Về Thể chế: yêu cầu các bên tham gia hiệp định phải
Hợp tác trong việc phát triển và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giám sát ô nhiễm
khói mù xuyên biên giới, xây dựng các hệ thống theo dõi, đánh giá và cảnh báo sớm, trao đổi
thông tin và công nghệ, và tiến hành tương trợ lẫn nhau.
Khi ô nhiễm khói mù xuyên biên giới xuất phát ngay trên lãnh thổ của mình thì các Bên cần
nhanh chóng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin liên quan hoặc tham khảo ý kiến do một Quốc
gia hoặc các Quốc gia bị tác động hoặc có khả năng chịu tác động của ô nhiễm khói mù xuyên
biên giới đó, nhằm giảm bớt đến mức tối thiểu hậu quả của ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Theo dõi mọi vùng dễ phát sinh cháy, các điều kiện môi trường có thể dẫn đến các vụ chảy
đất và hoặc chảy rừng.
Mỗi bên tham gia hiệp định sẽ chỉ định một hoặc nhiều cơ quan thực thi chức năng các
Trung tâm Quốc gia về theo dõi để tiến hành việc theo dõi, theo đúng các thủ tục quốc gia của mình.
6. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường không khí
Nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định đa phương về môi trường và
xuất phát từ chính nhu cầu nội tại, Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, pháp
luật nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có những quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí.
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong
lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (Điều 43). Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường,
làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. (Khoản 3 Điều 63).
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về bảo vệ môi trường không khí như sau: “(i)
Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát; (ii) Tổ chức, cá nhân
có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách
nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật. (Điều 62)
Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường “Cơ
quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi
trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí
xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lí kịp thời” (Điều 63). Đối với việc kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, luật cũng quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn
phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng kí nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây
dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự
động, liên tục và được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải” (khoản 3, 4 Điều 64).
Đối với việc quản lí và kiểm soát bụi, khí thải: “Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lí bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn
kĩ thuật môi trường; Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi,
khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm
thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường” (Khoản 1, 2 Điều 102).
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lí chất thải và phế liệu cũng đề cập tới quy định đăng kí nguồn thải, cấp phép xả thải và
quan trắc khí thải liên tục đối với các nguồn phát thải khí công nghiệp lớn như xi măng, nhiệt
điện, sản xuất phôi thép, hóa chất và phân bón hóa học, …
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định rõ: “ Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công
nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
quy định tại Phụ lục IIaMục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí
thải”; Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí xung quanh phải có trách
nhiệm xử lí, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường (khoản 4 Điều 13); Chủ dự án, chủ cơ sở
có phát sinh khí thải công nghiệp và thuộc đối tượng phải kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 3 Điều 22 Nghị định số
18/2015/NĐ-CP phải xây dựng và quản lí cơ sở dữ liệu khí thải công nghiệp. Cơ sở dữ liệu khí
thải công nghiệp bao gồm các số liệu đo đạc, thống kê, kiểm kê về lưu lượng, thông số, tính chất,
đặc điểm khí thải công nghiệp. Chủ dự án, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thực hiện nội
dung này khi lập báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và báo cáo công tác
bảo vệ môi trường hàng năm (Điều 45). Quy định về những đối tượng phải thực hiện quan trắc
khí thải tự động, liên tục. Chủ nguồn thải khí thải công nghiệp có phát sinh khí thải lưu lượng
lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên
tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên Môi trường để kiểm soát. Các dự án có phát sinh
chất thải công nghiệp lớn đều phải có giấy phép xả khí thải công nghiệp (Điều 47).
Thủ tướng Chính phủ cũng đã kí Quyết định số 985a/QĐ-TTg, ngày 01/6/20016 về việc phê
duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lí chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025. Đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các
khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề
bức xúc của xã hội, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị đã họp và ra Kết luận số 56-KL/TW về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường không khí.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về tội gây ô nhiễm môi trường, không chỉ quy định
trách trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà còn quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237).
Ô nhiễm không khí có tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường, là nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và có nguy vơ tử vong cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
như Việt Nam. Do đó, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí là rất quan trọng và nên nằm
trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách và lập pháp
phải cập nhật tất cả các luật và quy định liên quan đến ô nhiễm không khí để xây dựng một đạo
luật chuyên biệt, Luật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí. Cần có sự phối hợp giữa các
cơ quan ban ngành khác nhau liên quan đến ô nhiễm không khí để có thể xử lí sự cố xảy ra, trước
mắt cần thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập về bảo vệ môi trường không khí, nhà nước cấp
đủ ngân sách cho quản lí, nghiên cứu, giám sát, kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí.
QUY TRÌNH ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Các loại thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Theo quy định của Điều 130 Luật BVMT năm 2020: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gồm hai loại chính.
a. Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là thiệt hại về môi trường nói chung như: thiệt hại đối với
những loài và môi trường sống tự nhiên cần được bảo vệ (là bất cứ thiệt hại nào có ảnh hướng xấu đáng kể đến việc đạt được
hoặc duy trì tình trạng bảo tồn thuận lợi của môi trường sống hoặc của loài đó); thiệt hại về nước (các thiệt hại ảnh hưởng tiêu
cực tới hiện trạng sinh thái, hóa học, định lượng, tiềm năng sinh thái); thiệt hại về đất (gây ô nhiễm đất tạo ra những nguy cơ, rủi
ro cho sức khỏe con người, các loài vi sinh vật, sinh vật sống trong đất hoặc trên mặt đất v.v.); thiệt hại về không khí, tiếng ồn, độ
rung, tia phóng xạ, nhiệt độ, ánh sáng, mùi vị.
b. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm
chức năng, tính hữu của môi trường gây ra. Đó có thể đó là thiệt hại về tính mạng (sự cố môi trường làm người chết), sức khỏe
(khí độc làm người bị ốm đau, bệnh tật; các chất độc hại gây sinh con quái thai, dị dạng), tài sản (ví dụ: tài sản bị lũ lụt cuốn trôi,
tài sản bị thiệt hại do mưa a xít, cá chết vì nước bị ô nhiễm v.v.). Có thể đó là thiệt hại mà nạn nhân được xác định cụ thể (cá
nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức nào đó bị xâm hại: do có tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản bị xâm hại).
Như vậy, về chủ thể bị thiệt hại, có thể chia thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thành 2 loại chính:
thiệt hại có nạn nhân xác định và thiệt hại chung cho môi trường (tức là cộng đồng nói chung hoặc lợi ích công cộng bị xâm hại).
Thông thường, hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đều gây ra 2 loại thiệt hại này. Ví dụ, hành vi xả nước thải
chưa qua xử lý của công ty Vedan vừa gây thiệt hại về hoa màu (thiệt hại về tài sản, lợi ích kinh tế) cho các nông dân ở TP. Hồ
Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng đồng thời cũng làm cho các loài thủy sinh trên sông phải chịu thiệt
hại (tức là gây thiệt hại chung cho môi trường tự nhiên - thứ tài sản công mà nạn nhân thường khó xác định được cụ thể).
2. Các loại trình tự , thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Do có hai loại thiệt hại như đã phân tích ở trên nên trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường bao
gồm hai loại thủ tục sau đây:
2.1. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường theo quy định tại điều 113
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 bao gồm:
a. Thông báo thiệt hại đối với môi trường.
b. Tiếp nhận thông báo và xem xét thẩm quyền giải quyết
c. Kiểm tra, xác minh thông tin.
d. Xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
e. Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.
e.1. Tự thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, phù hợp thực hiện.
e.2. Thành lập hội đồng thẩm định.
e.3. Đưa ra yêu cầu Bồi thường dựa trên kết quả thẩm định.
f) Giải quyết Bồi thường thiệt hại thông qua các thương lượng giữa các bên. Nếu không thương lượng được thì lựa chọn
giải quyết thông qua các hình thức: f.1. Hòa giải
f.2. Giải quyết bồi thường thông qua trọng tài.
f.3. Giải quyết bồi thường bằng Tòa án
2.2. Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra thực hiện theo các bước sau đây:
a) Nhận biết thiệt hại về môi trường
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
c) Khởi kiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại. Thủ tục, trình tự khởi kiện tại tòa án được thực hiện theo quy định của
Bộ Luật Tố tụng dân sự (Hình 1).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường có các thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp
khác có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết theo các quy định tại Điều 33, Điều 35, Điều 36,
Điều 159 và Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được Tòa án thụ lý, các vụ bồi thường thiệt hại
thường phải trải qua nhiều thủ tục như thủ tục hòa giải trước phiên xét xử, thủ tục xét xử sơ
thẩm, hầu hết các trường hợp, vụ việc chỉ thực sự kết thúc sau khi đã có xét xử phúc thẩm. Nhiều
vụ việc, ngay cả khi đã có xét xử phúc thẩm, vụ việc cũng có thể bị xem xét lại và giải quyết theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Sau khi phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực, nếu bên phải
bồi thường không tự nguyện bồi thường, bên được bồi thường có thể nhờ tới sự can thiệp của các
cơ quan thi hành án dân sự để tiến hành các biện pháp cần thiết (trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế thi hành án).
Qua nghiên cứu hai trình tự, thủ tục nêu trên chúng tôi rút ra một số nét tương đồng sau đây:
- Mục tiêu của hai thủ tục đều yêu cầu chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
- Thương lượng, hòa giải giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là thủ tục rất cần thiết và không thể xem nhẹ;
- Thu thập thông tin, dữ liệu chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình là
trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan;
- Chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bị thiệt hại của hai thủ tục trên có thể tự mình hoặc thuê đơn vị
tư vấn thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình;
- Thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự và thủ
tục thi hành án dân sự (nếu có);
Bên cạnh đó hai thủ tục này có những nét khác biệt như sau:
- Người khởi kiện đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra gồm
có cá nhân, nhóm cá nhân, pháp nhân.
- Người khởi kiện đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường chỉ có pháp nhân (UBND cấp xã, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh và Bộ TN&MT).
- Nguồn kinh phí chi cho việc xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi
trường đối với tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra các cá nhân, nhóm cá nhân, pháp nhân chi trả;
- Nguồn kinh phí thực hiện thủ tục, trình tự yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường do Nhà nước chi trả. Trong trường hợp thắng kiện tổ chức, cá nhân
gây thiệt hại về môi trường phải chi trả toàn bộ chi phí (Khoản 2 Điều 130 Luật BVMT năm 2020);
- Trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp
luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô
nhiễm về môi trường. (Khoản 2 Điều 133 Luật BVMT năm 2020).
- Việc thành lập Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ nhằm xem xét, thẩm định, đánh giá các
dữ liệu, chứng cứ đã được thu thập, để xác định, tính toán thiệt hại đối với môi trường là yêu cầu
bắt buộc trong quá trình giải quyết thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường (Điểm 6, khoản 4 Điều 113 Và Điều 114 Nghị định số 08/2022/NĐ-
CP ngày 10 tháng 1 năm 2022).
3. Các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
3.1. Đối với trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Để chủ động có nguồn kinh phí thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để thu thập dữ
liệu, chứng cứ, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường
do ô nhiễm, suy thoái, cơ quan nhà nước cần bố trí nguồn kinh phí hoặc lấy từ nguồn kinh phí
của Quỹ bảo vệ môi trường Trung ương và địa phương cho đơn vị có trách nhiệm yêu cầu bồi
thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường theo quy định tại điều 131 Luật BVMT năm 2020.
- Theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì Bộ tài nguyên và Môi trường và UBND các
cấp là chủ thể có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình. Trên thực tế chưa quy định rõ cơ quan nào sẽ
có trách nhiệm chủ trì giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp thực hiện hoạt động
này (đó là cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tư pháp hay cơ quan nào khác?). Vì vậy
cần phải quy định rõ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ này.
- Khó khăn trong việc thu thập các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
như mẫu giám định chất thải và kết luận của cơ quan thanh tra về môi trường; kết luận giám định
của cơ quan chuyên môn về hành vi vi phạm; biên bản đối thoại giữa các bên về giải quyết tranh
chấp; biên bản vi phạm hoặc quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm môi trường như:
xả nước thải, bụi, khói, gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị buộc phải thực hiện các
biện pháp khắc phục như cấm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; đối với các trường hợp
nêu trên, nếu các bên tranh chấp không đồng tình về việc xử lý vi phạm hoặc bồi thường thiệu
hại đều phải tiến hành giám định hoặc tái giám định. Tuy nhiên, việc giám định, thẩm định thiệt
hại, tái giám định thường rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, chi phí thực hiện lớn
và khó đảm bảo tính kịp thời trong các vụ việc yêu cầu về bồi thường thiệt hại.
- Khó khăn trong việc lựa chọn phương thức giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại: Theo quy
định tại Điều 133, Luật Bảo vệ môi trường 2020, khi có thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quyền thương lượng với nhau. Trong
trường hợp không thương lượng được, các bên có thể chọn lựa các phương thức giải quyết như
(1) hòa giải; (2) nhờ trọng tài giải quyết; (3) khởi kiện tại Tòa án. Do đó trong thời gian tới cần
quan tấm đến vấn đề này. Việc sử dụng phương thức trọng tài trong thực tế là khả thi. Tuy nhiên,
nội dung này vẫn chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể
3.2. Đối với trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người,
tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây
ra cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của
pháp luật. Để thực hiện nội dung này, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể.
- Việc miễn, giảm hoặc không yêu cầu tạm ứng các chi phí tố tụng có ý nghĩa thực tế lớn khi các
nạn nhân ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu là người dân ở nông thôn, có thu nhập thấp. Đây
là yếu tố quan trọng để họ quyết định có khởi kiện hay không sau khi đã gánh chịu các thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Những nhược điểm của các quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường