Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 108 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu

Thông tin:
108 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 108 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

706 353 lượt tải Tải xuống
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hoá và văn hoá học
1.1.1. Văn hoá
Từ “văn hóa” rất nhiều nghĩa. Văn hóa vốn một từ Hán Việt nghĩa gốc “làm cho đối
tượng trở nên đẹp” (“văn” là “vẻ đẹp”; “hóa” là “biến đổi”, “chuyển đổi”).
phương Đông, thuật ngữ “văn hóa” có từ thời nhà Tây Hán với hàm nghĩa: dùng Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, điển chương, chế độ… để giáo hóa dân chúng (đối lập với việc dùng uy thế,lực để cưỡng chế,
bình định, chinh phục…). nghĩa này trở nên thông dụng đối với người Trung Quốc suốt từ đời Hán
cho đến cuối đời Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII) trước khi được bổ sung, mở rộng thêm một nghĩa mới
trong loại sách được gọi là Tân thư (một loại sách phổ biến khoa học của phương Tây).
phương Tây, thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII- XVIII: tiếng Latinh
cultura, tiếng Anh culture, tiếng Pháp cũng viết culture, tiếng Đức kultur… Cultura ban đầu
nghĩa “canh tác, vun trồng” (một mầm cây được chăm sóc, vun xới sẽ ra hoa, kết trái đem lại lợi ích
cho cuộc sống con người). Về sau culture mang một nghĩa mở rộng “giáo dục, rèn luyện năng lực
phẩm chất cho con người”. Từ đó về sau, hàm nghĩa “văn hóa” ngày càng được mở rộng, phong phú
sâu sắc hơn.
Hiện nay, trên thế giới người ta thống kê được hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định
nghĩa đều xuất phát từ một góc độ riêng. Điều này cho thấy văn hóa bao trùm phạm vi cùng rộng lớn
từ lĩnh vực vật chất (vật thể) đến lĩnh vực tinh thần (phi vật thể).
Khái niệm văn hóa của UNESCO
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hoá hôm nay thể coi tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống giá trị, những tập tụctín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có tính, óc phê
phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân
.
(1)
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng: văn hoá là một phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh
thần, vật chất, tri thức, tình cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng
miền, quốc gia, xã hội; hiểu theo nghĩa hẹp: văn hoá là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)
(
(1)
Dẫn theo Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 23-24.
chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hoá
bao gồm một hệ thống các giá trị để đánh giá một sự việc, hiện tượng (đẹp - xấu, đạo đức - vô luân, phải –
trái, đúng - sai...) theo cộng đồng ấy.
Tóm lại, bản chất của văn hoá: có nghĩa rộng và nghĩa hẹp; gắn với dân tộc, khu vực, vùng miền...
(tính dân tộc); gắn với thuyết “tương đối luận”: không xétmức độ cao thấp mà xét góc độ khác biệt;
có hạt nhân là tính nhân văn.
1.1.2. Văn hoá học
Văn hóa học khoa học nghiên cứu về văn hóa. Trên thực tế, nhiều bộ môn khoa học cùng
nghiên cứu văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, song không loại trừ nhau. Văn hóa học được xem
môn học mang tính liên ngành - một khoa học tích hợp bao quát nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về
văn hóa như: triết học văn hóa, lịch sử văn hóa, nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa.
Sự xuất hiện bộ môn khoa học nghiên cứu văn hóa một cách có hệ thống, xem nó như những hình
thái đặc biệt của cuộc sống con người đã từng tồn tại nhiều nước châu Âu, thường được xác định vào
khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX. Nhưng điều đó không có nghĩa là trước đó chưa từng có khái niệm
văn hóa học và những đặc điểm trong hoạt động sinh sống của các dân tộc khác nhau đã không từng là đối
tượng phân tích của các nhà sử học, triết học, địa lí… Đây là muốn nói về sự hình thành một môn học độc
lập, nghiên cứu sự phát triển lịch sử của các văn hóa, tiến hành phân tích, so sánh các loại hình khác nhau
của các văn hóa ấy, nghiên cứu các quy luật vận hành, tổ chức cơ cấu và sự tương tác giữa chúng với các
điều kiện tự nhiên. Ít lâu sau, vào cuối thế kỉ XIX, đã thành lập các bộ môn tại một số trường đại học tổng
hợp, thậm chí đã thành lập một số viện hoàn chỉnh nhiệm vụ chính của chúngnghiên cứu văn hóa
trên các bình diện lịch sử, cấu trúc - chức năng… Để tiến hành hệ thống hóa, khái quát hóa những dữ kiện
thực nghiệm cụ thể, các phương pháp, thủ pháp khác nhau đã được sử dụng, nhiều thuyết văn hóa đã
được lập ra, các khái niệm văn hóa học đã sắp xếp các loại thông tin khác nhau vào trong một bức tranh
thống nhất toàn vẹn. Nhiều trường hợp điều kiện lịch sử đã cho phép tiến hành nghiên cứu văn hóa
trong một bộ môn khoa học độc lập.
1.2. Một số khái niệm khác
1.2.1. Văn minh
Văn minh là từ Hán Việt (“văn” là “vẻ đẹp”; “minh” là “sáng”) chỉ giai đoạn phát triển cao của văn
hoá. Khái niệm văn minh được các học giả phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ...) dùng lẫn lộn hoặc đồng nhất
với khái niệm văn hoá. Văn minh cũng khái niệm nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mặc văn
minh khái niệm gần gũi với văn hoá, nhưng không đồng nhất. Theo F.Ăngghen, văn minh chính trị
khoanh văn hoá lại sợi dây liên kết văn minh nhà nước. Văn minh chỉ trình độ phát triển của loài
người đã thoát khỏi tình trạng mông muội, man; gắn liền với 4 yếu tố: Nhà nước, đô thị, chữ viết
các biện pháp kỹ thuật tiện ích cho cuộc sống con người.
Đặc trưng cơ bản của văn minh.
- Chỉ trình độ phát triển của lịch sử loài người, trình độ phát triển nhất định của văn hoá.
- Thiên về vật chất, kỹ thuật, đặc trưng cho một khu vực, vùng miền, một thời đại hoặc cả nhân
loại.
- Văn minh là lát cắt đồng đại trong lịch sử phát triển của văn hoá.
Như vậy, văn minh được hiểu là tổng hoà những thành quả về vật chất và tinh thần mà nhân loại đã
đạt được trong quá trình cải biến thế giới xung quanh, là tiêu chí của trạng thái khai hoá của loài người và
của tiến bộ xã hội.
Điểm khác biệt giữa văn hóa với văn minh:
Văn hoá Văn minh
Phạm vi bao quát rộng lớn, bao trùm từ lĩnh
vực vật chất đến tinh thần.
Phạm vi hạn hẹp hơn; một bộ phận của
văn hoá; chủ yếu chỉ thành tựu khoa học
thuật, thiên về vật chất.
Có bề dày truyền thống lịch sử. Chỉ trình độ phát triển của hội (về vật
chất) ở một giai đoạn nhất định.
Có tính dân tộc. Có tính quốc tế.
Có tính giao lưu, đan xen. Có thể mua, bán, trao đổi.
Gắn bó nhiều với phương Đông Gắn bó nhiều với phương Tây
1.2.2. Văn hiến
Phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm văn hiến. thể
hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ đời Lý (1010) người Việt Nam đã tự
hào nước mình là một nước văn hiến. Đến đời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong , Nguyễn TrãiBình Ngô đại cáo
viết: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang(Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước
văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng, chỉ một nền văn hóa cao, trong
đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.
Văn hiến (“văn” “vẻ đẹp”, “hiến” “hiền tài”) thiên về những giá trị tinh thần do những người
tài đức sáng tạo ra; truyền thống văn hóa lâu đời tốt đẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, một nước văn
hiến là một nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có đời sống văn hoá tinh thần phát triển thể hiện ở văn
chương sách vở, phong tục tập quán, điển chương chế độ và có nhiều nhân tài anh hùng hào kiệt làm rạng
rỡ non sông đất nước.
1.2.3. Văn vật
Văn vật (“văn” “vẻ đẹp”, “vật” “vật chất, hiện vật”) nghĩa hẹp hơn văn hóa, truyền thống
văn hóa tốt đẹp được biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử. Văn vật còn là khái
niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật giá trị nghệ thuật lịch sử. Khái niệm văn vật cũng thể
hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến, văn vật thường gắn với phương Đông nông
nghiệp trong khi khái niệm văn minh thường gắn với phương Tây đô thị.
Văn vật thường gắn với truyền thống, những thành quả văn hóa, những công trình hiện vật tốt đẹp,
sinh động, độc đáo, bền vững tiêu biểu cho miền, vùng, địa phương (những công trình hiện vật như đền,
đài, thành quách…; người ta thường nói: Hà Nội nghìn năm văn vật…).
Như vậy, các khái niệm: văn minh, văn hiến, văn vật thường mang hàm nghĩa hẹp hơn văn hóa, là một
bộ phận của văn hóa.
1.2.4. Giao lưu văn hoá
Lịch sử đã chứng minh, quá trình tồn tại, phát triển của loài người luôn gắn liền với quá trình trao
đổi các giá trị, sản phẩm văn hoá giữa vùng miền này với vùng miền khác nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người. Vì vậy, giao lưu văn hoá tồn tại như một quy luật của xã hội loài người.
Tạp chí Cộng sản số 13, tháng 7 năm 1996 định nghĩa: Giao lưu văn hoá sự tác động qua lại
biện chứng giữa các yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh trong quá trình phát triển; trong đó, các yếu tố
văn hoá nội sinh giữ vai trò chủ thể, có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng
với các yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố văn hoá ngoại sinh ảnh hưởng mạnh mẽ dưới dạng kích thích hay
kìm hãm sự tiến hoá của văn hoá nội sinh.
Các khái niệm được sử dụng tương đồng với giao lưu văn hóa như: đan xen văn hoá, giao thoa văn
hoá, hỗn dung văn hoá, thâm nhập văn hoá...
Trên thực tế, hai loại hình giao lưu văn hoá chủ yếu: giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện
giao lưu văn hoá cưỡng bức. Loại hình giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện nằm trong sự phát triển bình
thường của hội loài người; thể hiện ý chíthái độ tự nguyện mục đích phát triển; các yếu tố tích
cực đóng vai trò chủ đạo. Loại hình giao lưu văn hoá cưỡng bức giao lưu văn hoá trái quy luật, hệ quả
của xâm lược, bành trướng, thôn tính lãnh thổ; diễn ra sự đồng hoá, áp đặt văn hoá (giữa văn hoá của chủ
thể xâm lược với văn hoá bị xâm lược); các yếu tố hạn chế, tiêu cực đóng vai trò chủ đạo (đối với văn hoá
bị xâm lược).
Tuy nhiên, thuyết “tương đối luận văn hoá” cũng chỉ ra tính tích cực hay tiêu cực trong cả hai loại
hình giao lưu văn hoá đều do chủ thể văn hoá (con người) quyết định.
1.2.5. Tiếp biến văn hoá
Tiếp biến văn hoá tiếp nhận yếu tố văn hoá ngoại sinh, nhưng cải biến đi cho phù hợp với bản
chất của nền văn hoá dân tộc, làm cho văn hoá dân tộc phát triển đa sắc nhưng không biến dạng.
Tiếp biến văn hóa là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại sinh và biến đổi
chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa sau một thời gian
sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh. Đến lúc này những
người dânnơi xuất xứ của nhữngyếu tố văn hóa đó cũng không còn nhận ra chúng vốn là của mình. Ví
dụ: thuật ngữ trong tiếng Pháp được người Việt tiếp nhận biến đổi thành hoặcle savon bông
“xà phòng phòng”. Từ đã trở thành từ Việt ngoại sinh người Pháp không thể hiểu hai tiếng
phòng le savon” là nói về “ ”…
thể nói, những yếu tố ngoại sinh trong một nền văn hóa là yếu tố tuy có gốc tích từ bên ngoài
nhưng qua tiếp biến văn hóa đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa bản địa, góp phần làm giàu cho
nền văn hóa bản địa. Và người bản địa sử dụng những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh cũng thuần thục,
tinh tế như các yếu tố văn hóa nội sinh. Như vậy, giao lưu văn hóa là điều kiện cần, và tiếp biến văn hóa
là điều kiện đủ để làm phong phú thêm, giàu mạnh thêm nền văn hóa của một dân tộc.
1.2.6. Bản sắc văn hoá dân tộc
Nói dân tộc phải nói đến văn hóa nói văn hóa phải nói dân tộc. Dân tộc nào cũng nền
văn hóa của mình. Không có nền văn hóa chung chung. Văn hóa gắn với dân tộc, nảy mầm, bám rễ trong
đời sống lao động, đấu tranh, sinh hoạt của dân tộc qua suốt quá trình lịch sử. Thước đo trình độ phát triển
của một dân tộc chính là văn hóa. Những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân
tộc, tổng hòa gắn kết lại với nhau trong nền văn hóa, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa.
dân tộc những biểu hiện giá trị đặc thù (vật chất tinh thần), sắc thái riêng biệt trong đời sống
hội của mỗi cộng đồng dân tộc, từ ăn mặc, ở, đi lại... đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối ứng xử.
Ở cả hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện, bản sắc văn hóa dân tộc gồm cái bản chất cốt yếu và
cái sắc thái đặc thù đã định hình bền vững trong đời sống sinh hoạt xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc, từ
chiều sâu tâm hồn, tưởng, tình cảm, lối sống, đến cách ăn, cách mặc, cách ở, cách suy nghĩ, ứng xử,
giao tiếp... Bản chất cốt yếu làm nên bản sắc văn hóa của một dân tộc thể bắt gặp ở văn hóa của các
dân tộc khác, bởi lẽ, bản sắc văn hóa dân tộc không phải chỉ những cái tuyệt đối riêng. Sự phát triển
văn hóa của một dân tộc không tách rời sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.vậy, cùng với cái
bản chất cốt yếu là sắc thái đặc thù. đây mới chính là phần đặc sắc riêng biệt của bản sắc văn hóa một
dân tộc.như: chủ nghĩa yêu nước một giá trị nhân lõi làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
cũng giá trị làm nên bản sắc văn hóa dân tộc của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng tâm con
người, cách thể hiện chủ nghĩa yêu nước cũng như tiếng nói, chữ viết, nhiều kiểu trang phục, kiến trúc,
nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống... trong hệ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thì chỉ có ở dân
tộc Việt Nam.
Văn hóa gắn với dân tộc, nền văn hóa của một dân tộc lẽ tự nhiên mang bản sắc dân tộc. Nhưng
bản sắc văn hóa dân tộc mặc cái đã định hình, bền vững nhưng không phải bất biến trải qua
những thử thách, biến cố lịch sử có những biến đổi. Nó có thể mai một đi và có thể sâu sắc hơn, được bồi
đắp thêm chất lượng mới, nâng lên phẩm chất mới phong phú hơn, cao đẹp hơn. Một thử thách to lớn đối
với một dân tộc suốt lịch sử tồn tại, phát triển là việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Để
mất bản sắc văn hóa dân tộc đẩy dân tộc tới suy vong. Cho nên, vấn đề sống còn luôn đặt ra đối với
một dân tộc phải xây dựng văn hóa dân tộc sao cho không những không bị mai một đi bản sắc
ngày càng đầy đặn, phong phú hơn. Trải qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước, dân tộc
Việt Nam đã xây dựng và ngày một bồi đắp phong phú nền văn hóa in đậm bản sắc dân tộc.
Quá trình xây dựng văn hóa dân tộc quá trình sàng lọc, gạt bỏ những cái đã trở thành lạc hậu,
điều chỉnh, bổ sung thêm những nhân tố mới thích hợp, tiến bộ. Do vậy, giữ gìn phát huy bản sắc dân
tộc không phải công việc phục cổ cực đoan, cũng không phải đóng cửa, bằng lòng với những đã
có mà sáng suốt đứng vững trên quan điểm dân tộc chân chính, quan điểm khoa học, nhân văn để loại
bỏ những cái lỗi thời trong phong tục, tập quán mở rộng giao lưu với các dân tộc bạn trên thế
giới, tiếp thu chọn lọc những cái hay, các đẹp, cái thích hợp trong văn hóa các dân tộc khác, bổ sung vào
nền văn hóa dân tộc những nhân tố mới, tiến bộ, hiện đại.
Bản sắc văn hóa dân tộc tinh túy kết tụ từ các nguồn vốn văn hóa của dân tộc Văn hóa mỗi dân
tộc có ba nguồn vốn: thứ nhất là di sản văn hóa dân tộc đã tích lũy được trong quá khứ, thứ hai là những
sáng tạo mới từ nội lực dân tộc. Thứ ba là tiếp thu tinh hoa văn hóa thích hợp từ bên ngoài. Nhân tố hàng
đầu của văn hóa là con người. Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, tiếp nhận văn hóa, bảo lưu văn hóa
và tiếp thu văn hóa qua giao lưu quốc tế. Ba nguồn vốn văn hóa dân tộc giàu có đến đâu, chất lượng ở tầm
cao bao nhiêu tùy thuộc vào con người, vào các thế hệ đồng bào trong cộng đồng dân tộc. Bởi vậy,
chăm lo xây dựng phát triển nền văn hóa dân tộc, làm cho ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc thì
công việc trung tâm, bao trùm, quyết định là xây dựng con người. Bản thân mỗi thành viên dân tộc là một
biểu tượng của đạo dân tộc, mang bản sắc dân tộc đậm đà,y chính cái biểu hiện căn bản điều
kiện tiên quyết để xây dựng nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Con người - chủ thể/ khách thể của văn hoá
Văn hoá khái niệm gắn liền với sự tồn tạiphát triển của con người. Văn hoá con người, con
người văn hoá trở thành thuật ngữ để phân biệt người với động vật. Văn hoá do con người sáng tạo ra.
“Tất cả những không phải tự nhiên đều là văn hoá” (Nguyễn Từ Chi). Mọi giá trị, sản phẩm (vật chất,
tinh thần) đều do con người tạo ra. Điều đó nghĩa là, con người là chủ thể, văn hoá là khách thể. Ví như: con
người làm ra nhà cửa, chùa chiền, tác phẩm nghệ thuật… Những sản phẩm ấy phụ thuộco sự sáng tạo của
con người.
Con người tạo ra văn hoá qua nhiều mối quan hệ tương tác, chủ yếu là các mối quan hệ sau:
- Con người với môi trường tự nhiên.
- Con người với môi trường xã hội.
- Con người với chính bản thân mình.
Hiện nay, giới nghiên cứu còn nói đến mối quan hệ của con người với thế giới tâm linh.
Với môi trường tự nhiên: con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, thích nghi vừa
khám phá, cải tạo, chinh phục tự nhiên. Con người đã tạo ra môi trường nhân tạo và đó chínhvăn hoá.
Văn hoá là sự biến đổi tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
Với môi trường hội: con người không sống riêng lẻ sống cùng nhau, tạo thành cộng đồng.
Xã hội chính là sự tổ chức mối quan hệ giữa người với người. Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
Tương ứng với mỗi hình thức tổ chức xã hội, sẽ hình thành những chuẩn mực, quan niệm, lối sống... Con
người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối sống...
được cộng đồng thừa nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ con người với
hội.
Trong mối quan hệ với chính mình, con người vừa sản phẩm của hội (nói trên), vừa sản
phẩm của tự nhiên (bản năng, bẩm sinh). Con người sẽ điều chỉnh, chế ngự bản năng bẩm sinh của mình
cho phù hợp với chuẩn mực hội. Văn hoá là sự chế ngự bản năng, chiến thắng sự thống trị của bản
năng.
Sơ đồ sau đây thể hiện vai trò trung tâm, chủ thể văn hóa của con người:
- đồ thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên, hội bản thân
con người.
- Con người là trung tâm, là chủ thể văn hoá.
- Các mối quan hệ là biện chứng.
Nhưng không phải bao giờ con người cũng là chủ thể của văn hóa, có nhiều khi văn hóa là chủ thể,
con người khách thể. Văn hoá do con người sáng tạo ra, nhưng chính văn hóa lại trở thành thước đo
cho trình độ, sự phát triển của con người. Suy cho cùng, con người cũng là sản phẩm của văn hoá,đại
biểu mang giá trị văn hoá do chính mình sáng tạo ra. Mặt khác, nhiều sản phẩm văn hoá do con người tạo
ra nhưng chính con người lại bị chi phối, thậm chí phụ thuộc vào nó. như: con người tạo ra luật pháp
nhưng sau đó lại bị chính những điều mình tạo ra trói buộc…
1.4. Con người Việt Nam - chủ thể/khách thể của văn hoá Việt Nam
Con người sáng tạo ra văn hóa và cũng chịu sự tác động của văn hóa. Vì vậy, con người mỗi vùng,
mỗi quốc gia, hay mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, tính dân tộc riêng phản ánh đặc điểm của văn hóa
dân tộc đó. Con người Việt Nam vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là hiện thân của văn hoá Việt
Nam. Điều này được lí giải từ đặc điểm khí chất của con người Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí
tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ức thì phát đạt lắm giàu trí tuệ nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực
CN
TN XH
giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học. Song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích
thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn trì hoãn bớt,
nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng phán đoán thườngvẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó
nhọc, nhất là người ở miền Bắc thì ít dân tộc bì kịp, cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực
khổ hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang
trang hoàng bề ngoài; ưa danh thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát chuộng hòa bình song
ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tạo thì ít, nhưng mà bắt chước thích ứng và dung hòa
thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo song cũng có não tinh vặt hay bài bác chế nhạo
(1)
.
Con người Việt Nam mang đặc điểm của nền văn hóa gốc nông nghiệp với những ưu điểm
nhược điểm riêng. Về ưu điểm, người Việt Nam tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống
định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và
trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử với cộng đồng (cư dân nông
nghiệp lấy dung hợp, hòa hiếu làm trọng); dễ thích nghi với môi trường tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến
đổi, tuỳ thuộc, thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần trong lao động (bù lại những khó khăn, cản
trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì
điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội dễ xảy ra, con người dễ gặp bất
trắc)... Nhưng bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng tồn tại những nhược điểm, trong đó những
nhược điểm lại bắt nguồn từ chính nguyên nhân làm thành ưu điểm, phẩm chất của con người Việt Nam.
Chẳng hạn, chính đặc trưng văn hoá trồng lúa nước đã hình thành tâm tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh
mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình nghĩamặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt
trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, sợ dư luận hơn sợ pháp luật, xuề xoà, hoà cả làng…
Tóm lại, văn hóa Việt Nam được hình thành từ chính đặc điểm khí chất của con người Việt Nam
với những ưu điểm và nhược điểm như trên. Cuộc sống hôm nay đặt ra hội thách thức cho vấn đề
xây dựng và phát triển con người Việt Nam, trên cả ba phương diện: chủ thể sáng tạo, khách thể tiếp nhận
và bản thân mang trên mình những giá trị văn hóa của dân tộc. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng và phát
triển con người Việt Nam, nhân cách văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Mỗi người Việt Nam hôm nay,
cần ý thức phát huy những ưu điểm và khắc phục, hạn chế nhược điểm để hướng đến mục tiêu “Xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.5. Chức năng của văn hóa
1.5.1. Quan niệm về chức năng của văn hóa
(1)
(1)
Đào Duy Anh (1992), V Nxb thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24. iệt Nam văn hóa sử cương,
Con người sáng tạo ra văn hóa, đến lượt nó, văn hóa có tác động trở lại đối với cuộc sống của con
người. Hiểu một cách đơn giản, chức năng văn hóa chính hệ thống các tác động của văn hóa đối với
con người. Trong giới nghiên cứu, tên gọi và các chức năng trong hệ thống chức năng của văn hóa còn tồn
tại ít nhiều sự khác biệt.
Theo GS Trần Ngọc Thêm, văn hóa những chức năng bản: , chức năng tổ chức chức năng
điều chỉnh chức năng giao tiếp chức năng giáo dục, , . Ngoài ra, văn hóa còn các chức năng khác như:
chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí…
Nhà nghiên cứu Tạ Văn Thành lại cho rằng: chức năng chính của văn hóa .chức năng giáo dục
Để thực hiện chức năng này, văn hóa các chức năng khác như: chức năng nhận thức, chức năng định
hướng đánh giá, xác định chuẩn mực điều chỉnh cách ứng xử của con người, chức năng giao tiếp, chức
năng đảm bảo tính kế tục lịch sử…
Theo GS Trần Quốc Vượng, văn hóa những chức năng bản: giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ,
giải trí.
Như vậy, sự khác biệt nói trên, hoặc chỉ mang tính hình thức của ngôn ngữ diễn đạt, hoặc xuất phát
từ những góc nhìn khác nhau về văn hóa. Về cơ bản, hệ thống các chức năng văn hóa được nhìn nhận, đã
đánh giá tương đối thống nhất. Các chức năng này khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của văn hóa đối với
cuộc sống con người.
1.5.2. Các chức năng của văn hóa
- : Đây là chức năng bao trùm nhất của văn hóa, bởi vì văn hóa bồi dưỡng conChức năng giáo dục
người, hướng tưởng, đạo đức hành vi của con người vào điều hay lẽ phải theo những khuôn mẫu,
chuẩn mực hội quy định. Bằng chức năng giáo dục, văn hóa tạo cho lịch sử nhân loại lịch sử
mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục.
Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính
lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu.được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức
cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian.những giá
trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và
tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật
pháp, dư luận… Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng
những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định những giá trị đang hình thành tạo nên một hệ
thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành
nhân cách con người, dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo
truyền thống văn hóa trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy sẽ mang hành
vi, tính nết của loài thú. Chức năng giáo dục của văn hóa đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh
học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì văn hóa được coi một thứ “gien” hội di
truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, văn hóa có tính nhân
sinh đậm nét trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một
dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau sự giao tiếp giữa
các nền văn hóa khác nhau. Bằng chức năng giáo dục, văn hóa sẽ điều chỉnh hội, định hướng các
chuẩn mực, các cách ứng xử của con người. Vì vậy, văn hóa chính là động lực của sự phát triển.
- Đây là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hóa, thiếu nó không thểChức năng nhận thức:
nói tới chức năng nào khác. Nhận thức một yếu tố căn bản để phân biệt giữa con người với loài vật.
Loài vật chỉ sống với một ý nghĩ muốn tồn tại y như có. Con người do nhận thức cao nên ngoài ý
nghĩa tồn tại y như nó có, còn muốn cao hơn. Con người có khả năng tự hoàn thiện theo hướng nhân bản
hơn, người hơn.
- Đây cũng là một chức năng quan trọng của văn hoá, nhưng hay bị bỏ quên,Chức năng thẩm mĩ:
bị xem nhẹ. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con
người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp như Các Mác từng khẳng định, cho nên văn hóa nghệ
thuật phải chức năng này. Suy cho cùng, văn hóa sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái
đẹp.
- Con người nhu cầu cao về giải tỏa tinh thần, tâm lý, sự mệt mỏi bắpChức năng giải trí:
sau khi lao động, họ tìm đến với các hoạt động văn hóa chính đi tìm sự giải trí. Chức năng này cũng
không tách rời chức năng giáo dục và không đi ra ngoài mục tiêu hoàn thiện con người. Bởi lẽ, trong cuộc
sống, con người ngoài hoạt động lao động, còn có nhu cầu giải tỏa tinh thần. Trong một chừng mực nhất
định, sự giải trí bổ ích cần thiết. như: sau một vòng quay mùa vụ của dân nông nghiệp trồng
lúa nước, đi hội, xem hội nhu cầu thực sự của người nông dân, không chỉ đơn thuần là sự giải tỏa tâm
linh mà còn là sự giải trí.
Nói tóm lại, nhận biết các chức năng của văn hóa chínhkhẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả
của văn hóa nhằm hướng tới con người, vì con người. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu động lực phát triển của hội xuyên suốt thời gian không gian. Văn hóa là chất keo gắn
kết con người với con người.
Chương 2: LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Loại hình văn hóa
2.1.1. Khái niệm loại hình văn hóa
Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường
tự nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu tố bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá
nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp văn hoá gốc du mục (tương ứng các nền văn
hoá phương Đông và phương Tây).
2.1.2. Đặc điểm các loại hình văn hóa
Văn hóa gốc nông nghiệp: chủ yếu ứng
với môi trường sống của các cộng đồng
cư dân ở phương Đông.
Văn hóa gốc du mục: chủ yếu ứng với
môi trường sống của các cộng đồng
dân ở phương Tây.
Môi trường tự nhiên: xứ nóng sinh ra
mưa nhiều (ẩm), tạo nên nhiều con sông
lớn và các vùng đồng bằng trù phú.
Môi trường tự nhiên: xứ lạnh với khí
hậu khô, không thích hợp cho thực vật
sinh trưởng, trừ những vùng đồng cỏ
rộng.
Nghề mưu sinh: sinh sống bằng nghề
trồng trọt chính, do đó hình thành lối
sống định cư.
Nghề mưu sinh: sinh sống bằng chăn nuôi
là chính, do đó hình thành lối sống du cư.
Tổ chức đời sống: lo tạo dựng cuôc sống
ổn định lâu dài, không xáo trô n nên mang
tính chất trọng tĩnh (cuộc sống yên bình, ít
di chuyển).
Tổ chức đời sống: lo tổ chức để thường
xuyên di chuyển gọn gàng, nhanh chóng,
thuâ n tiê n nên mang tính chất trọng đô ng
(cuộc sống năng động, di chuyển nhiều).
Ứng xử với môi trường tự nhiên: t ôn
trọng, hòa hợp với thiên nhiên. Người dân
sống phụ thuô c nhiều vào thiên nhiên,
cố định t chỗ với cái nhà, cái cây của
mình nên ý thức tôn trọng, không dám
ganh đua với tự nhiên; sống hòa hợp với
tự nhiên mong muốn của dân; tận
dụng tự nhiên: ăn thực vật chủ yếu; ưu
điểm: con người giữ gìn được môi trường
sống tự nhiên; nhược điểm: rụt rè, e ngại
thậm chí tôn sùng tự nhiên.
Ứng xử với môi trường tự nhiên: coi
thường và luôn muốn chinh phục, chế ngự
tự nhiên. dân du mục nếu thấy nơi
này không thuâ n tiê n, có thể dễ dàng bỏ đi
nơi khác, do y dẫn đến tâm coi
thường tự nhiên. Bởi y, người phương
Tây luôn có tham vọng chinh phục và chế
ngự tự nhiên; tận dụng tự nhiên: chủ yếu
ăn động vật; ưu điểm: khuyến khích con
người dũng cảm đối t với tự nhiên,
khuyến khích khoa học phát triển; nhược
điểm: hủy hoại môi trường.
Lối nhận thức, duy: tổng hợp - biện
chứng. thống tri thức thu được bằng
con đường kinh nghiê m, chủ quan, cảm
tính. Sức thuyết phục thấp, nhưng bao giờ
cũng diễn đạt ngắn gọn, súc tích, thâm
thúy. Do được hình thành t cách tự
nhiên (không bị giới hạn đối tượng)
được kiểm chứng bằng kinh nghiê m của
nhiều thế nên tính đúng của duy
tổng hợp - biện chứng thường khá cao; ưu
điểm: nhìn nhận vấn đề toàn diện, luôn
thấy mối quan hệ giữa chúng; nhược
điểm: thiếu triệt để, sâu sắc.
Lối nhận thức, duy: phân tích - siêu
hình. Khoa học hình thành theo con
đường thực nghiê m, khách quan, tính;
tính chặt chẽ sức thuyết phục cao. Đây
do khiến khoa học phát triển nhanh -
tư tưởng trước sai sẽ có tưởng sau thay
thế; ưu điểm: sự sâu sắc, phát triển
mạnh các ngành khoa học chuyên sâu;
nhược điểm: thiếu toàn diện.
Xu hướng khoa học: thiên về thiên văn,
triết học tâm linh và tôn giáo.
Xu hướng khoa học: thiên về khoa học tự
nhiên và kỹ thuật.
Ứng xử hội: con người nông nghiê p
trọng tình, dẫn đến thái đô trọng đức,
trọng văn, trọng phụ nữ. Lối sống trọng
tình đã dẫn đến cách thức tổ chức ng
đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho
thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Con
người cư xử bình đẳng (dân chủ) với nhau
(dân chủ làng mạc). Lối sống trọng tình
và cách xử dân chủ dẫn đến đă c trưng
quan trọng bâ c nhất là tâm lý coi trọng p
thể, ng đồng; ưu điểm: lối sống hiếu
hòa, nhân nghĩa trong quan i;
nhược điểm: mặt trái của linh hoạt, dân
chủ tùy tiện, tâm hòa cả làng, bệnh
coi thường phép nước.
Ứng xử xã hội: con người du mục trọng lý
trí, dẫn đến trọng sức mạnh, trọng tài,
trọng võ, trọng nam giới. Cuô c sống du
dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng
theo nguyên tắc với tính tổ chức cao (nếp
sống theo pháp luật); quyền lực tuyê t đối
nằm trong tay người cai trị - quân chủ.
duy phân tích, cách tổ chức ng đồng
theo nguyên tắc dẫn đến t đă c điểm
quan trọng của văn hóa du mụctâm
trọng nhân; ưu điểm: mọi vấn đề đều
theo một nguyên tắc khách quan với các
chuẩn mực cố định, văn minh; nhược
điểm: mặt trái của nguyên tắc là máy móc,
rập khuôn, cứng nhắc, áp đặt, thiếu bình
đẳng.
Đặc trưng văn hóa: dung hợp trong tiếp
nhâ n và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.
Đặc trưng n hóa: đô c tôn trong tiếp
nhâ n cứng rắn, hiếu thắng trong đối
phó.
Tôn giáo: tín ngưỡng đa thần cổ xưa được
kế tục bằng đa tôn giáo.
Tôn giáo: tín ngưỡng đa thần khai
nhanh chóng chuyển sang nhất thần giáo
và tôn giáo độc tôn.
Văn học nghệ thuật: thiên về thơ, nhạc trữ
tình.
Văn học nghệ thuật: thiên về truyện, kịch,
múa sôi động.
Lưu ý: sự phân chia hai loại hình văn hóa ở trên chủ yếu dựa vào văn hoá gốc. Ngày nay, xu thế giao
lưu văn hóa đa chiều khiến hai loại hình văn hóa ấy có sự giao thoa, xích lại gần nhau.
2.2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là tổng thể các nhân tố ngoại cảnh xung quanh chúng ta như: bầu khí quyển, thổ
nhưỡng, nước, thực vật, động vật, khoáng sản… Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát
triển với môi trường tự nhiên nên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên cũng một mặt bản của
đời sống văn hóa. Không khí con người hít thở, đồ ăn, nước uống… đều lấy từ môi trường tự nhiên.
vậy, những gì có lợi cho mình thì con người sẽ thích nghi, tận dụng; còn những gì có hại thì con người sẽ
cải tạo, ứng phó.Từng nền văn hóa, xét cho cùng, đều hậu quả của việc từng cộng đồng để tồn tại,
phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó
1(1)
.
. Ngay từ khi đặt chân trên
Con người là một sinh vật nhìn về phía trước, mắt hướng về tương lai
(2)
trái đất này, con người đã không ngừng nỗ lực vượt lên trên các khả năng và giới hạn của mình. Đó là đặc
điểm tiến hóa của con người, để con người đứng trên mọi sinh vật khác, động vật bậc cao nhất. Con
người sẽ dần thích nghi với những điều kiện sống mà môi trường tự nhiên áp đặt và cả những thách thức
con người tự đặt ra. Bằng bàn tay, khối óc con tim… con người dần tạo ra những biến đổi rộng
khắp từ không khí, đất, nước, thảm thực vật, động vật… tạo thành môi trường sống. Quá trình thích nghi
này góp phần hình thành những nét đặc thù của bản sắc văn hóa một dân tộc. Suy cho cùng, sự khác nhau
về văn hóa giữa các dân tộc, các cộng đồng người được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về
môi trường sống. Chính sự khác nhau về môi trường sống này đã giúp các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt
Nam trongngoài nước khẳng định sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam, bên cạnh
nền văn minh văn hóa Trung Hoa. Bản sắc văn hóa từng dân tộc được khắc họa bởi điều kiện lịch sử,
hội, tâm điều kiện môi trường tự nhiên. Theo nghĩa rộng, văn hóa cái tự nhiên được biến đổi
1
(1)
Nguyễn Từ Chi (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 55.
(2) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 30.
(2)
bởi con người, từ đó hình thành một lối sống, tư duy, ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với
vũ trụ, thiên nhiên và xã hội; là vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống chuẩn mực, giá trị,
quan niệm mang dấu ấn riêng của con người. Như vậy, nhìn nhận về cội nguồn bản sắc văn hóa Việt
Nam phải chú ý đến điều kiện môi trường tự nhiên và sau đó là điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, “ngã tư đường của các cư dân và các nền
văn minh
(1)
. Điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiềugió mùa hằng số tự nhiên của văn hóa Việt
Nam. Nó tạo nên đặc trưng văn hóa Việt Nam là văn hóa lúa nước. Hệ sinh thái thực vật rất phong phú, đa
dạng, trong đó, thực vật phát triển mạnh hơn động vật, động vật dễ bị dịch bệnh do khí hậu nóng ẩm
gió mùa. Vì vậy, trong thời kinh tế thu lượm thì hái lượm vượt trội hơn săn bắt. Thời kinh tế nông nghiệp
thì trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi. Tính chất thực vật môi trường sông nước xét từ góc độ môi
trường tự nhiên ảnh hưởng khá rõ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam ở nhiều phương diện như:
ăn, mặc, ở, đi lại…
2.2.1. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam
Ăn uống (ẩm thực) một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người để duy trì sự
sống. Nhưng, khác xa với con vật, ăn uống của con người còn một hành động mang tính văn hóa chứ
không chỉ dừng lạibản năng sinh tồn. Nếu các cư dân của nền văn hóa gốc du mục (phương Tây) thiên
về ăn thịt các chế phẩm từ sữa động vật thì ăn uống của người Việt Nam lại bộc lộ rất dấu ấn của
truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.
- trongcấu bữa ăn: có thể nói, văn minh Việt Nam là nền văn minh thực vật.Dấu ấn nông nghiệp
Người Việt Nam không truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt ăn nên cấu bữa ăn truyền thống
được mô hình: cơm - rau - cá (mắm). Trong bữa ăn thiên về thực vật ấy, lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ
có những câu như: Người sống về gạo, cá bạo về nước; Cơm tẻ là mẹ ruột; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ
no cơm tẻ thì thôi mọi đường. Người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm.
Trong bữa ăn của người Việt Nam, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm một trong những trung tâm
trồng trọt, rau quả của Việt Nam mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì Đói ăn
rau, đau uống thuốc; Ăn cơm không rau như đau không thuốc Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau;
muống nhớ cà dầm tương; Tương cà là gia bản…
Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam là các loại thủy hải sản- sản vật của vùng sông
nước: Từ các loài thủy hải sản, người Việt Nam chếCon đánh ngã bát cơm; đổ vạ cho cơm
tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm. Với người Việt Nam, từ bữa cơm thường trong gia đình cho
đến những bữa tiệc đãi khách sang trọng, nhất định không thể thiếu bát nước mắm.
(1)
(1)
Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 33.
vị trí cuối cùng trong bữa ăn người Việt Nam là các loại quả cây tráng miệng, rồi đồ uống, hút như
trầu cau, thuốc lào, nước chè, nước vối… hầu hết đều là những sản vật của nghề trồng trọt Đông Nam Á.
- Ăn uống của người Việt Nam mang đậm : tính cộng cảm, cộng đồng. Ngườidấu ấn văn hóa làng
Việt Nam ăn chung cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau (khác hẳn
người phương Tây ai có suất của người ấy, bộc lộ tính cá nhân rất rõ). Vì vậy, bữa ăn là dịp sum họp, quây
quần, người Việt Nam rất thích chuyện trò. Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người một thứ văn hóa cao trong
ăn uống ( ). mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ mựcĂn trông nồi, ngồi trông hướng
thước khi ăn.
- Ăn uống của người Việt Nam mang đậm : sự hòa hợp, tổng hợp, cân bằng âm-triết lí phương Đông
dương. Điều này được thể hiện trong cách chế biến đồ ăn (pha chế tổng hợp trong món ăn, sử dụng
nguyên liệu theo mùa, dùng gia vị…); cách ăn (ăn và cảm nhận bằng đủ các giác quan, dùng đũa…).
2.2.2. Văn hóa mặc, ở và đi lại của người Việt Nam
- Quan trọng đối với con người, sau ăn là mặc. Mặc giúp cho con người ứng phó được với cái nóng,
rét, mưa, gió quan trọng hơn, mặc còn để trang điểm, làm đẹp (Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân;
Quen sợ dạ, lạ sợ áo…). Mỗi dân tộc có cách mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành biểu tượng
của văn hóa dân tộc. Văn hóa mặc của người Việt Nam mang đậm . Để đối phó vớidấu ấn nông nghiệp
khí hậu nóng ẩm, người Việt Nam ưa sử dụng chất liệu may mặc mềm, mỏng, nhẹ, thoáng, thấm mồ hôi;
cũng là những chất liệu có nguồn gốc thực vật, sản phẩm của nghề trồng trọt nông nghiệp: tơ, lụa, lượt, là,
gấm, vóc, the, đũi, gai, bông, đay… Trong khi đó, người phương Tây ưa dùng chất liệu là da, lông thú…
- Ở và đi lại cũng là biểu hiện của việc người Việt Nam ứng phó với môi trường tự nhiên. Ngôi nhà là
mái ấm để con người đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão, một trong những yếu tố quan trọng
nhất đảm bảo cho người Việt cuộc sống định cư ổn định. an cư thì mới lạc nghiệp. Vì ngôi nhà chiếm
vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống, cho nên trong tiếng Việt “nhà”(chỗ ở) được đồng nhất với gia
đình (gồm mọi người sống trong nhà). Ngôi nhà của người Việt Nam có những đặc điểm sau:
+ Do khu vực trú vùng sông nước nên ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường
sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò...) thường lấy thuyền, bè làm nhà
ở, gọi nhà thuyền, nhà bè; nhiều gia đình quần tụ lập nên các xóm chài, làng chài. Nhiều người tuy
không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhàn để ứng phó với ngập lụt, ẩm ướt, bởi khí hậu
nhiệt đới có độ ẩm cao.
+ Để ứng phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm nên người Việt Nam ưa thích nhà hướng Nam, nhà
cao cửa rộng. Tục ngữ câu: Cấu trúc nhà như vậy, tạo khôngLấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam
gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, khác với kiến trúc nhà phương Tây ở xứ lạnh, nhà đóng kín, trần
thấp, tường dày, cửa ít để giữ hơi ấm. Nhà của người Việt “cao” để ứng phó với lụt lội, ẩm ướt, côn
trùng…; “cửa rộng” là để đón gió mát và tránh nắng.
+ Tính cộng đồng của văn hóa nông nghiệp thể hiện ở việc trong nhà không chia thành nhiều phòng
nhỏ biệt lập như nhàcủa người phương Tây. Người Việt Namtruyền thống thờ cúng tổ tiên hiếu
khách, cho nên đặc biệt chú ý đến không gian dành để thờ cúng tổ tiên và không gian dành cho việc tiếp
khách.
- Về đi lại, trong hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cho nên con
người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì chỉ đi gần (từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương). Nhiều cụ già ở nông
thôn, suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình. vậy, dễ hiểu tại sao Việt Nam trước đây,
giao thông, nhất là giao thông đường bộ kém phát triển.
Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài.
Vì vậy phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa đường thủy. Tục ngữcâu: Nhất cận thị, nhị cận
giang. Phương tiện giao thông chuyên chở trên sông nước Việt Nam rất phong phú: thuyền, ghe,
xuồng, bè, mảng, phà…
Nói tóm lại, con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, vừa thích ứng với tự nhiên;
nhưng mặt khác, con người tìm hiểu, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc
sống của mình. nghĩa là, con người tạo ra môi trường nhân tạo, tạo ra giá trị văn hóa. Văn hoá s
biến đổi tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
2.3. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường xã hội
Con người không thể sống riêng lẻ mà phải sống cùng nhau, sống với nhau tạo thành cộng đồng.
hội chính s tổ chức mối quan hệ giữa người với người. “Con người tổng hoà các quan hệ
hội”. Tương ứng với mỗi hình thức tổ chức xã hội sẽ hình thành những chuẩn mực, quan niệm, lối sống...
Con người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối
sống... được cộng đồng thừa nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ con
người với hội. Đây mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó hội giữ vai trò quyết
định. hội điều kiện, là môi trường, phương thức để nhân phát triển. nhân không chỉ
sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể thúc đẩy sự phát triển xã hội.
hội Việt Nam trong hàng ngàn năm một hội nông nghiệp, nền văn hoá của cũng văn
hoá nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc đã tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều này
làm nảy sinh nguyên tắc: giá trị gia đình cộng đồng được đặt trên giá trị nhân. nhân bị hoà tan
trong cộng đồng, nếu tách riêng ra cá nhân không có ý nghĩa. “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân.
Chỉ đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn nhân, cái bản sắc của nhân chìm đắm
trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả
(1)
.
(1)
(1)
Hoài Thanh- Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 45.
ba nguyên líbản tập hợp nhân thành hội là cùng dòng máu (gia đình), cùng chỗ ở (làng
xóm), cùng lợi ích dân tộc (quốc gia).
2.3.1. Đặc điểm gia đình Việt Nam
Gia đình hình ảnh hội thu nhỏ. đó, quan hệ người- người dựa trên những nguyên tắc tình
cảm, dòng máu, luân lí, đạo đức, kinh tế… Theo nghĩa rộng nhất, gia đình cội nguồn chốn nương
náu của mỗi cá nhân; một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để
thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Đứa trẻ vừa sinh ra đã được sống cảm thụ, thâm nhập
văn hóa trước hết ở gia đình, rồi sau đó mở rộng ra làng xóm. Vì vậy, gia đình đóng vai trò rất quan trọng
đối với việc hình thành nhân cách con người. Chính gia đình đã tạo nên mối liên hệ xã hội bền vững nhất,
nơi duy trì và trao truyền những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, mối quan hệ người - người
trong gia đình cũng có những thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các hình thức hôn nhân cụ thể.
Gia đình người Việt Nam hiện nay, tồn tại đa số kiểu gia đình (gồm bố mẹ con cáihạt nhân
chưa trưởng thành), bên cạnh đó, còn một số kiểu gia đình (gồm bố mẹ gia đình một con trai,nhỏ
thường là con trai trưởng). Ngoài ra, giai đoạn hiện đại còn xuất hiện những gia đình “thiếu”, hoặc chỉ
mẹ, hoặc chỉ có cha. Xã hội hiện đại có xu hướng dung hòa mối quan hệ giữa gia đình và tự do cá nhân.
Gia đình Việt Nam mang nét - ảnh hưởng Nho giáo: con trai nối dõi, thờ cúng; đềđặc thù Á Đông
cao tính tinh thần vì lợi ích chung (mỗi thành viên bị chi phối bởi tập thể chung của gia đình)cộng đồng,
nhưng cũng tôn trọng giới hạn tự do nhân. Về bản, phụ nữ (người vợ, người mẹ...) địa vị bình
đẳng với nam giới (người chồng, người cha...). Điều này được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa
nước truyền thống, tự cung tự cấp. Về bản chất, người nam giới vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn
người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng).
Trong gia đình Việt Nam, văn hóa được đề cao (tình nghĩa cha - con, mẹ - con, vợ - chồng,tình nghĩa
tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là văn hóa nghĩa tình rất Á Đông.
Quan hệ của người Việt trong gia đình: đối với bề trên, với cha mẹ thì hiếu kính; với anh em (huynh
đệ) thì hoà thuận (đễ); với vợ chồng thì nghĩa tình, thuỷ chung, tôn trọng lẫn nhau… Tất cả đã tạo nên giá
trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Có thể nói, với tư cách một xã hội thu nhỏ, gia đình Việt Nam gồm tổng hoà nhiều mối quan hệ xã
hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, mang phong vị Á Đông độc đáo. Mỗi gia đình
người Việt Nam hôm nay cùng chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh,
phồn vinh.
2.3.2. Đặc điểm làng Việt Nam
Làng là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam (nhà -làng- nước). Làng là một đơn vị
cộng cư, một vùng đất chung củan nông nghiệp. Làng Việt Nam mang tính chất công nông
thôn theo quan hệ láng giềng, điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng phong phú của
người nông dân.
Quan hệ của người Việt Nam trong làng xóm: trọng tình cảm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; tôn trọng
người cao tuổi (những người chứng kiến lịch sử thăng trầm của làng, hiểu biết, có kinh nghiệm trong ứng
xử).
Đình làng nơi trung tâm chính trị, văn hóa của làng. Đó là nơi họp làng, nơi xử lý những công việc
chung của làng, nơi diễn ra hội làng, tế lễ, thờ cúng Thành Hoàng làng (vị thần phù trợ cho làng).
một đơn vị hội của văn hóa Việt Nam, làng một môi trường văn hóa đặc trưng. đó, mọi
thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh thành, phát triển, lưu giữ trao truyền đến mọi thể. Văn
hóa làng nổi bật với hai đặc điểm bản . Tính cộng đồng thúc đẩy tínhtính cộng đồng tính tự trị
dân chủ làng ý thức cố kết mỗi thành viên trong làng (cây đa, giếng làng, sân đình, hội làng…
không gian sinh hoạt chung). Tính tự trị thông qua lệ làng và hương ước khiến mỗi làng có diện mạo văn
hóa riêng như tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, hội làng, thậm chí giọng nói cả cách ứng xử
(đất lề, quê thói, Trống làng nào làng ấy đánh/ Thánh làng nào làng ấy thờ…). Chính những đặc điểm này
giúp làng đứng vững trong bão táp của lịch sử dân tộc. Sự cố kết rất tự nhiên mang đặc trưng của nền
nông nghiệp lúa nước đã làm cho làng Việt Nam in đậm trong tâm thức những người dân Việt Nam tình
quê hương tha thiết. Ai đi xa cũng nhớ về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh, cổng làng… in dấu
thời gian gắn bó với tuổi thơ mỗi người từng sinh ra và lớn lên ở làng. Tuy vậy, cũng chính tính tự trị của
làng đã làm cản trở sự phát triển của tư duy khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam.
Để rồi khi sự đổi mới thì những giá trị văn hóa đó nhanh chóng bị phá vỡ nhường chỗ cho văn hóa
phương Tây phát triển. Những ngôi làng được coi truyền thống văn hóa cũng những làng đi tiên
phong trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói tóm lại, người Việt Nam cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời
cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người nhân phát triển, hướng
đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Tính sáng tạo, linh hoạt truyền thống
của người Việt Nam cần giữ lại, song cần chấm dứt thói tùy tiện. Chỉ như vậy mới thoát ra khỏi tầm
nhìn hạn hẹp của văn hóa làng xã tiểu nông, để trênsở đó gìn giữ và phát huy được những giá trị tinh
hoa của văn hóa làng, xây dựng được văn hóa đô thị Việt Nam văn minh, hiện đại.
2.4. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
2.4.1. Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Xuất phát từ văn hóa làng với đặc trưng là tính cộng đồng và tính tự trị nên người Việt Nam vừa thích
giao tiếp lại vừa rụt rè, e ngại. Đối với cộng đồng quen thuộc thì xởi lởi, thích giao tiếp nhưng khi gặp
người lạ, ở ngoài cộng đồng quen thuộc thì e dè, ngại ngùng. Hai tính cách tưởng như trái ngược ấy không
hề mâu thuẫn với nhau, chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng hai mặt của cùng
một bản chất. Đó cũng là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Trong giao tiếp người Việt Nam đề cao tình cảm, đề cao tình hơn lí. Điều này là do cội nguồn của nền
văn hóa gốc nông nghiệp vốn đề cao tình cảm trong ứng xử cộng đồng. Khi giao tiếp với những người
xung quanh, người Việt Nam thường quy về mối quan hệ thân tình và xưng hô thân mật như: anh, chị, cô,
chú, bác, cháu…; hay cười để thể hiện sự thân thiện…
Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa quan tâm tìm hiểu đối tượng giao tiếp của mình nên thường hỏi
thăm tuổi tác, gia đình, quê quán, trình độ học vấn… Điều này khiến cho người nước ngoài có nhận xét
người Việt Nam hay tò mò.
Vì ưa sự tế nhị, ý tứ, tránh làm mất lòng người khác nên khi giao tiếp người Việt Nam thường đắn đo
cân nhắc trước khi nói, hoặc nói vòng vo khéo léo không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề
như người phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu
tính quyết đoán.
Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa sự khiêm nhường và lịch sự nên thường hạ thấp khi nói về mình,
còn đề cao đối tượng giao tiếp… Điều này khiến người Việt Nam thiếu tự tin vào cá nhân mình.
Tóm lại, bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều và hội nhập ngày nay, đòi hỏi người Việt Nam cần ý thức
đầy đủ về ưu điểm và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của dân tộc. Từ đó, biết khắc phục hạn chế, biết tiếp
thu và học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp.
2.4.2. Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Ngôn ngữ thành tố của văn hóa, công c giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tiếng Việt
phản ánh rõ nhất tâm hồn, tính cách của con người và đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.
Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam mang tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện xu
hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với cấu trúc cân đối hài hòa (Cầu này cầu ái cầu ân/ Một trăm cô gái rửa
chân cầu này…). Người Việt sống duy cảm nên trong truyền thống văn chương Việt Nam, thơ ca phát
triển mạnh hơn hẳn văn xuôi. Đó là dân tộc “ ” (Huy Cận). Thơ ca Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
nghệ thuật ngôn từ có vần, giàu nhạc điệu, thể hiện sự cân đối, hài hòa.
Ngôn từ Việt Nam rất giàu tính biểu cảm, giàu thanh điệu tính nhạc - đặc trưng của văn hóa trọng
tình. Ngôn từ nghệ thuật Việt Nam còn mang tính linh hoạt - đặc trưng ứng xử văn hóa của người Việt
Nam. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu đặc trưng văn hóa Việt Nam
2.5. Hằng số văn hoá Việt Nam
2.5.1.Khái niệm hằng số văn hoá
Hằng số văn hoá khái niệm chỉ những đặc điểm, những yếu tố bất biến trong quá trình vận động,
phát triển của một nền văn hoá. Văn hoá luôn biến đổi, vận động, phát triển. Vì vậy, khi nói hằng số (bất
biến) trong văn hoá là nói đến một số đặc điểm, nhân tố hữu hạn nào đó mà thôi.
2.5.2. Các hằng số văn hoá Việt Nam
- : văn hoá Việt Nam là nền văn hoá cởi mở, sẵn sàng đón nhận, thâu nạp cácTính không chối từ
giá trị, tinh hoa văn hoá ngoại sinh để làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc (thực ra, trong “không chối
từ” đã hàm chứa “chối từ”, nghĩa là văn hóa Việt Nam không dung nạp những gì xa lạ, trái với truyền
thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Nó chỉ thu nạp và tiếp biến những giá trị phù hợp với cộng đồng. Văn hóa
Việt Nam bản sắc văn hóa của quốc gia đa dân tộc, tiếp biến nhuần nhị những yếu tố văn hóa Ấn Độ,
Trung Hoa, Âu - Mỹ… hòa đồng với tự nhiên, làng bản, đất nước.thống nhất dựa trên sự phong phú,
đa dạng, đa sắc màu, cởi mở, tiếp xúc, tiếp biến).
- Văn hoá Việt Nam nền văn hoá nông nghiệp nông dân - nông nghiệp lúa nước - với ba nhân tố
làng xã. Ba nhân tố này đã trở thành nét hằng xuyên đi suốt không gian, thời gian của văn hoá dân tộc. Nó
in đậm, chi phối mọi mặt đời sống văn hoá dân tộc.
- : chủ thể văn hoá Việt Nam gồm nhiều tộc người (54 dân tộc anh em). Cùng vớiTính đa dân tộc
những nhân tố khác, tính đa dân tộc làm cho văn hoá Việt Nam đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong
đa dạng.
Chương 3: VĂN HÓA VIỆT NAM - GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
3.1. Quá trình giao lưu văn hoá trong văn hóa Việt Nam
Giao lưu văn hóaquy luật vận động và phát triển tất yếu của văn hóa đời sống, một nhu cầu
tự nhiên của con người. Trong quá trình phát triển, mỗi cộng đồng người luôn có nhu cầu học hỏi, tiếp thu
những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu thêm văn hóa truyền thống. Văn hóa Việt Nam cũng
không nằm ngoài quy luật ấy.
Việt Nam nằm trên “ngã tư đường của các nền văn minh”, mang trong mình cơ tầng văn hóa Đông
Nam Á, trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, sau này
thêm cả văn hóa Nga, Đông Âu, Mỹ... Do đó, sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của
quá trình giao lưu ở các cấp độ: khu vực, châu lục và toàn cầu. Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của
văn hóa Việt Nam, thể hiện năng lực tiếp biến văn hóa tài tình trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự
nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống
lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức
mạnh giải phóng bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng
lớn. Có thể nói đến các cuộc giao lưu lớn sau trong lịch sử văn hóa của Việt Nam:
3.1.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Đông Nam Á
Từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm"Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới để
chỉ một khu vực nằm ở phía đông nam của châu Átầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị. Trước
Thế chiến thứ hai, phần Đông Nam Á lục địa ngày nay được gọi là Indo-China (Đông Dương), còn phần
Đông Nam Á hải đảo được gọi thế giới Mã Lai. Ngày nay, khái niệm Đông Nam Á vừa được sử dụng
để gọi một khu vực địa lý hành chính, vừa để chỉ một khu vực văn hóa-tộc người.
Về Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunây, Campuchia, Inđônêxia,khu vực địa lý hành chính,
Lào, Malayxia, Myanma, Philíppin, Singapo, Thái Lan, Timor Leste, Việt Nam; với dân s khoảng
600 triệu người. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt
ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. Lúc mới đầu5 thành viên là: Indonesia, Thái lan,
Philippine, Singapore, Malaysia. Tiếp sau, các quốc gia khác gia nhập Hiệp hội trong các thời gian khác
nhau: Bruney (1984), Việt Nam (1995), Lào Myanmar (1997), Cambodia (1999). Tháng 11 năm 2007
các thành viên đã Hiến chương ASEAN, một điều luật quản bên trong các thành viên ASEAN
biến ASEAN thành một thực thể pháp luật quốc tế. Ngày nay, trở thành một cộng đồng kinh tếASEAN
quan trọng của thế giới.
Theo Đông Nam Á được quan niệm rộng hơn. Ngoài khu vực 11 nước như vừavăn hóa tộc người,
trình bày trên đây, còn bao gồm cả dải đất kéo dài từ Đài Loan, qua nam Trung Quốc (phía nam sông
Dương Tử), vùng đông-bắc nam Ấn Độ. Nói chungtoàn bộ khu vực bị chi phối bởi chế độ thời tiết
khí hậu của châu Á.nhiệt đới, gió mùa
Theo phần lớn các nhà sử học, Việt Nam thuộc một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình
thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên phát triển rực rỡ vào giữa thiên
niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn
hoá khác đương thời trong khu vực, những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng
của văn hoá vùng Đông Nam Á, chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) nền văn
minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau
(lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đó là kết quả
của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn
bó cộng đồng đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng).... Đây cũng là thời kỳ
ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng siêu làng (để
chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.
Nhìn vào bản đồ khu vực ngày nay, ta thấy Việt Namvào vị trí địa rất thuận lợi cho việc giao
lưu với các vùng miền trong và ngoài khu vực qua các đường giao thông thủy, bộ, ven biển và vượt biển.
Chính vị trí tưởng này khiến văn hóa Việt Nam đã sự giao lưu rất sớm với văn hoá Đông Nam Á
nhiều lĩnh vực như: nghề trồng lúa nước; các lễ hội gắn với nông nghiệp; kĩ thuật đúc đồng, luyện kim;
văn học nghệ thuật; giao thông đường thuỷ…
Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Do đó, các hoạt động giao lưu văn hoá với các nước Đông Nam Á ngày càng toàn diện hơn.
3.1.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Trung Hoa
Văn hoá Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương
diện, vì các do: Trung Hoa là nền văn hoá lớn của khu vực, bề dày lịch sử; là nước láng giềng có vị
trí cận kề Việt Nam; Việt Nam bị Trung Hoa xâm lược từ sớm, cai trị lâu dài. Quá trình giao lưu, tiếp biến
với văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam diễn racả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bứcgiao
lưu tự nguyện.
Giao lưu cưỡng bức xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị xâm lược, bị đô hộ: từ thế
kỉ I đến thế kỉ X (thời Bắc thuộc) từ 1407- 1427 (thời Minh thuộc). Suốt thời Bắc thuộc, nhà Hán
thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa Việt. Tiếp đó, nhà Minh lại thực hiện
nhiều chính sách tàn bạo nhằm đồng hóa văn hóa Việt. Chắc chắn, ở những thời kì lịch sử đầy cam go và
thử thách này, người Việt đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Giao lưu tự nguyện với văn hóa Trung Hoa chủ yếu diễn ra những giai đoạn hòa bình dưới các
triều đại phong kiến, nhằm mục đích phát triển kinh tế,hội, văn hóa...tưởng Nho giáo ảnh hưởng
đến đời sống người Việt rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực:
- Về thể chế chính trị thời phong kiến, đạo đức hội: chịu ảnh hưởng của Nho gia với những
chuẩn mực “tam cương, ngũ thường”…
- Về tôn giáo và đời sống tâm linh: người Việt hấp thụ từ văn hóa Trung Hoa các tôn giáo lớn như
Đạo giáo, triết lí âm dương ngũ hành…
- Về ngôn ngữ: các từ ngữ Hán Việt chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngôn ngữ người Việt; chữ Nôm
cũng được sáng tạo trên cơ sở hình thức văn tự chữ Hán.
- Về kiến trúc, ăn, mặc, ở và một sốthuật canh tác nông nghiệp, người Việt cũng thừa hưởng từ
nền văn hóa Trung Hoa.
thể nói, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Việt Nam từ lĩnh vực vật chất đến
tinh thần, đặc biệt tình cảm lối duy, ứng xử dưới thời trung đại. Người Việt đã tiếp nhận cải
biến những yếu tố văn hóa ngoại sinh nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc.
3.1.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Ấn Độ
Với vị thế là trung tâm của Đông Nam Á tiền sử, nằm trên các ngả đường giao thông thủy bộ ven
biển thuận tiện, dân Việt cổ đã sớm những cuộc giao lưu tiếp xúc với các vùng đất phía Nam
phía Tây, trong đó có Ấn Độ.
Nếu giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa tồn tại ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức
giao lưu tự nguyện, thì giao lưu văn hóa trong quan hệ Việt Nam với Ấn Độ giao lưu văn hóa tự
nguyện. Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với Ấn Độ diễn ra khá sớm, khoảng đầu thế kỉ thứ II khi Phật
giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. các yếu tố văn hoá Ấn Độ khi giao lưu với văn hóa Việt Nam đối
với các vùng, miền khác nhau cũng có sự khác nhau.
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất ở miền Bắc, sau đó đến miền Trung, rồi miền Nam. Sở
dĩ Phật giáo sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi, vì đã được truyền bá vào đất Việt qua những nhà tu
hành- sứ giả của hòa bình không phải bằng con đường xâm lược, cưỡng bức. tưởng lớn của đạo
Phật là “từ bi hỉ xả” rất phù hợp với hiếu hòa, nhân ái, thương yêu con người… đã được người Việt thích
ứng tiếp biến để làm giàu phong phú thêm văn hóa bản địa. Nơi nhà tu hành thường không
phải chốn hang sâu rừng thẳm, ngay giữa xóm làng ( ). VềĐất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt
một phương diện nhất định, chùa làng đã thay thế cho “ngôi nhà chung” trong đời sống cộng đồng: sân
chùa, vườn chùa… nơi tụ hội,i sinh hoạt văn hóa của đông đảo dân làng, không phân biệt tuổi tác,
địa vị… làm sống lại không khí “dân chủ bình đẳng nguyên thủy”. Ngày nay, Phật giáo phát triển mạnh
mẽ, trở thành tôn giáo lớn nhất ở nước ta.
Văn hóa Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa Chămpa với những biểu
hiện: kiến trúc, điêu khắc, tập quán, tín ngưỡng…
3.1.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá phương Tây
Giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với phương Tây diễn ra khoảng thế kỉ XVI, thông qua hoạt động
thương mại truyền giáo của người Bồ Đào Nha Pháp, nhưng thực s được tính từ mốc thời gian
1858, khi Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa văn hóa Việt Nam và văn hoá Pháp là cuộc gặp gỡ
giữa phương Đông với phương Tây, giữa văn hoá nông nghiệp với văn hoá công nghiệp. Tính chất giao
lưu văn hóa ở thời kì này có cả hai dạng: cưỡng bức, áp đặt và tiếp nhận một cách tự nguyện.
Về phương diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng rõ nhất của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt
Nam sự phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông: điện, nước, xi măng, chế biến nông lâm sản, xây
dựng, kiến trúc, hệ thống đường bộ, đường sắt… Về phương diện văn hoá tinh thần là sự xuất hiện văn tự
- ngôn ngữ, báo chí, văn học- nghệ thuật, khoa học- giáo dục, tư tưởng, tôn giáo…
Nhìn chung, cuộc giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra bước ngoặt lớn đối với văn
hóa Việt Nam. Từ đây văn hóa Việt Nam đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn công
nghiệp, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa đất nước. Kết quả văn hóa Việt Nam thay đổi diện mạo nhưng
không hề làm mất đi bản sắc dân tộc.
3.1.5. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Nga và các nước XHCN
Tiếp xúc văn hoá Việt - Nga đã được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ trước năm 1945, khi Nguyễn Ái
Quốc và những người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến học tập tại Đại học phương Đông Moskva (1923 -
1930) tiếp thu tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhiều bản dịch văn
học Nga đã xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám qua Pháp văn Trung văn như củaNgười mẹ
M.Gorki, Anna Karenina của L.Tolstoi, của Dostoievski...Năm đêm trắng
Trong nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi Liên Xô tan vỡ, giao lưu văn hóa
Việt - Nga là dòng chủ lưu, quan trọng nhất trong các mối giao lưu văn hóa với các nước anh em trong hệ
thống XHCN.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai đoạn lịch sử có sự
tiếp nhận theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình thức
nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, giáo dục, đào tạo, xuất bản…
Sau khi Liên tan rã, sự hợp tác giữa hai nước gặp khó khăn. Giao lưu văn hóa thế không
tránh khỏi tình trạng chìm lắng, ngưng trệ. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ mới, quan hệ giữa hai nước đã
được khôi phục trở lại. Hiện nay, Nga đang tích cực đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam và khẳng định vị trí đối
tác chiến lược với Việt Nam. Các hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa đã được phát huy trở lại. Liên tục từ
năm 2001 đến năm 2008, việc tổ chức thành công "Những ngày văn hóa Nga", "Những ngày Matxcơva
Nội", "Tuần lễ phim Nga" tại Việt Nam, "Những ngày Nội Matxcơva", "Những ngày văn hóa
Việt Nam" tại Nga… đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt
Nam đến đông đảo nhân dân Nga.
Cùng với Nga, Việt Nam còn tích cực giao lưu văn hoá với các nước hội chủ nghĩa. Việc giao
lưu này đã làm tăng thêm tình hữu nghị, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.6. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá toàn nhân loại
Từ sau năm 1986, nước ta nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, đổi mới phát triển, phá
thế bao vây, cấm vận để hội nhập với khu vực và thế giới… Trong bối cảnh đó, văn hóa dân tộc cũng chịu
nhiều tác động và có những thay đổi lớn so với các giai đoạn trước.
Trước hết, sự tiến bộ của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông
tin khiến cho văn hóa các sản phẩm văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú hơn. Đứng
trước thời cơ, vận hội mới, Đảng ta kịp thời thực hiện đường lối đổi mới nhằm tăng cường thế và lực của
đất nước.
Về văn hóa, Việt Nam thực hiện chủ trương: hội nhập toàn cầu, giao lưu văn hoá với mọi quốc gia
trên thế giới. Sự giao lưu dựa trên nguyên tắc: bình đẳng, hợp tác, cùng lợi. Điều này nhằm mục đích
thúc đẩy văn hóa Việt Nam tiến kịp văn minh nhân loại nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra nghị quyết “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đó cho thấy Đảng ta đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn
hóa đối với chiến lược phát triển đất nước. Đứng trước thời cơ thuận lợi và cả những thách thức khó khăn
hiện nay, mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn
trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng hội. Văn hóa trở
thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,
phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội chủ
nghĩa.
Tóm lại, sự ra đời phát triển của văn hóa Việt Nam kết quả của quá trình giao lưu cấp độ
khu vực, châu lục toàn cầu. Văn hóa Việt Nam kiểu văn hóa hỗn dung điển hình, do nằm tại vùng
giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta cần chung sống
giữa truyền thống và hiện đại, vừa gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc vừa tiếp tục quá trình
“giao lưu - tiếp biến văn hóa” để xây dựng một nền văn hóa độc đáo và hiện đại.
3.2. Bài học, kinh nghiệm lịch sử của cha ông trong giao lưu giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc
Việt Nam trải qua nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, bị áp đặt hay tự nguyện,
văn hóa Việt Nam không những giđược bản sắc của mình còn làm cho văn hoá dân tộc ngày một
giàu đẹp thêm. Trải qua các cuộc giao lưu văn hoá, cha ông ta đã để lại không ít bài học và kinh nghiệm
lịch sử quý giá.
3.2.1. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá ngoại sinh
Khi tiếp thu, tiếp xúc một hệ thống văn hoá nào đó, cha ông ta không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ lựa
chọn những yếu tố, những giá trị văn hoá ngoại sinh phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (bài học “lựa
chọn” luôn đúng với mọi thời đại). Ví dụ, tiếp thu Phật giáo, nhưng cha ông ta không chịu ảnh hưởng toàn
bộ tư tưởng của Phật giáo. Ngay trong giới cao tăng thông hiểu triết lí sâu xa của Phật pháp cũng có nhiều
vị không chủ trương đi tìm cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng nơi Niết Bàn mà muốn hòa mình với đời, làm
những việc cần làm, tự tin vào bản thân, không cầu tìm tha lực. Do đó, ở Việt Nam, “Thiền tông chú trọng
vào công phu thiền định, vào sự giác ngộ trong lòng chứ không câu nệ ở kinh kệ, nghi thức”
(1)
3.2.2. Tiếp thu và điều chỉnh, sắp xếp lại các thang bậc giá trị văn hoá ngoại sinh
Trong khi tiếp nhận một cách chọn lựa, cha ông ta đồng thời sắp xếp lại các bậc thang giá trị khác
nhau cho phù hợp với quan niệm mang tính truyền thống của con người Việt Nam, phù hợp với từng điều
kiện hoàn cảnh cụ thể. Tiêu biểu cho phương thức này thường được thể hiện các nhà văn hoá lớn, các
nhà tư tưởng lớn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống cộng đồng. Chẳng hạn trường hợp Nguyễn Trãi.
(1)
(1)
Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, H, 2006, tr.262.
Ông vốn xuất thân từ gia đình truyền thống Nho học. Nhưng nếuNho giáo, trung với vua được xếp
lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi, khi vận dụng vào sự nghiệp cứu nước cứu dân, trước sau Nguyễn Trãi đều
xem nhân nghĩa giá trị bao trùm, nhìn từ cả hai phía:Việc nhân nghĩa cốt yên dân” (Bình Ngô đại
cáo); “Cơm kẻ bất nhân, ăn ấy chớ/ Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” (Quốc âm thi tập).
3.2.3. Tiếp thu trên tinh thần cải biến nhằm tạo ra các giá trị văn hoá mới của dân tộc
Cùng với việc tiếp thu, cha ông ta luôn cải biến, tạo ra các hình thức mới để biểu đạt nội dung và
giá trị văn hoá dân tộc. Việc phỏng chữ Hán để tạo thành chữ Nôm do cha ông ta thực hiện từ ngàn
năm trước dụ điển hình về một trong nhiều cách thức tiếp thu sáng tạo thành tựu văn hóa nước
ngoài. Đặc biệt, trong cuộc tiếp xúc văn hóa với phương Tây thời cận đại, nhờ có bản lĩnh và truyền thống
tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại lai từ lâu đời, cho nên chỉ trong một thời gian lịch sử ngắn, chủ yếu từ
sau Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì hàng loạt loại hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam từ văn tự,
giáo dục, báo chí, tiểu thuyết, thơ văn đến kiến trúc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh... đã chuyển
mạnh theo hướng canh tân. Mặc dù tiếp thu gần như toàn bộ những loại hình văn hóa, nghệ thuật phương
Tây, song tâm hồn, đạo lý, thị hiếu thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc vẫn là dòng chủ lưu
được chuyển tải trong đó. Dĩ nhiên, bên cạnh việc chuyển tải những giá trị cội nguồn, nhiều giá trị mới ấy
cũng đã được tiếp thu được biểu đạt một cách tinh tế, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam.
Nói chung, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hóa Việt Nam đã liên tục phát triển, ngày càng
trở nên phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Bí quyết là ở chỗ cha ông ta đã tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại trên tinh thần độc lập tự chủ cao và với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị nền tảng
của con người Việt Nam, của truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính với tinh thần ấy, khi tiếp
xúc với các nền văn hóa lớn, cha ông ta đã không bị rơi vào mặc cảm tự ti, không thái độ vong bản,
sùng ngoại,luôn luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa, sáng tạo không ngừng. Nhờ vậy, dân tộc ta
vẫn giữ được độc lập mà không hề biệt lập, học hỏi bên ngoài mà không bị sao chép, hội nhập với thế giới
mà không bị hòa tan.
3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Văn hoá vật chất: dấu ấn văn hóa nông nghiệp (các phương diện: ăn, mặc, ở…). Đồ ăn của người
Việt phần nhiều các sản phẩm nông nghiệp (cơm, rau, quả…). Đồ mặc cũng từ sản phẩm nghề nông
(trồng bông, dệt lụa…). Nhàthiết kế vừa phù hợp với khí hậu (nhà sàn, hướng nam, nhiều cửa sổ) vừa
có nhiều khu vực lưu trữ sản phẩm nông nghiệp (buồng, chái, kho)…
- Tổ chức đời sống cộng đồng: định cư, đoàn kết, gắn kết gia đình, gia tộc, dòng họ, làng xã, quốc gia.
Nền văn hóa Việt Nam dựa trên sở nền văn minh lúa nước, sống định cư. Cuộc sống của người Việt
luôn luôn gắn mật thiết với xóm làng, quê hương. Tthuở bình minh của lịch sử, người Việt liên tục
phải chống chọi với thiên tai giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, dân tộc. thế, người Việt sớm
tình yêu tha thiết với quê hương đất nước và gắn bó máu thịt với dân tộc mình.
Cùng với tình yêu quê hương, đất nước, người Việt còn sự gắn kết gia đình, họ tộc. Văn hóa gia
đình được nảy nở và bao bọc trong văn hóa cộng đồng làng xã, văn hóa dòng họ, dòng tộc. Hệ thống các
công trình văn hóa cộng đồng như cổng làng, đường làng, giếng làng, đa làng, tre làng, chùa làng, đình
làng, miếu làng… đều tác động sâu sắc đến văn hóa gia đình từ không gian trú đến đời sống tâm
linh, tinh thần. Các gia đình, dòng họ lưu giữ nhiều văn bia, văn tự, gia phả, tộc phả, đình miếu, nhà thờ
họ, lăng mộ, sắc phong… Những vẻ đẹp văn hoá ấy vừa niềm tự hào vừa tác dụngcùng to lớn
đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Ứng xử: trọng tình thương đạo lý; linh hoạt, cởi mở trong tiếp nhận dễ hòa nhập… Truyền
thống nhân văn, nhân ái của dân tộc đã được tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca như: “Lá lành
đùm rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng
gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương
lấy cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đặc điểm bản sắc văn hóa này đã góp phần to
lớn làm nên sức mạnh của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, thành trì vững bền
trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
3.4. Những di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giớiUNESCO
Cho đến năm 2016, Việt Nam đã có 3 loại di sản được công nhận là di sản thế giới:
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Di sản văn hóa: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành
nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội
Gióng đền Phù Đổng, Hát xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ,
Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm,
giặm Nghệ Tĩnh, Châu bản triều Nguyễn, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
tam phủ.
- Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An.
Những di sản trên là niềm tự hào của người Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đề nghị UNESCO công
nhận các di sản quý báu khác của dân tộc.
Chương 4
MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
Thành tố văn hóa chính các bộ phận cấu thành nên văn hóa, bao gồm: Ngôn ngữ, Nghệ thuật trình
diễn, Kiến trúc, Thông tin, tín hiệu, Mass media, Văn chương, Nhiếp ảnh, điện ảnh, Lối sống, Nghệ thuật
tạo hình, Tín ngưỡng, tôn giáo, Phong tục, tập quán, Nghệ thuật âm thanh, Lễ hội, Sân khấu tuồng, chèo,
kịch, Nghề thủ công. Ở tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một vài thành tố cơ bản của văn hóa.
Sơ đồ các thành tố văn hóa:
4.1. Ngôn ngữ
4.1.1. Nguồn gốc tiếng Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt. Nhà văn Bình Nguyên Lộc trong
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam Lột trần Việt ngữ (1972) và (1973), và ý kiến của Hồ Lê (1996)
xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo. Việc nêu vấn đề tiếng Việt quan hệ họ hàng với các ngôn
ngữ Nam Đảo chỉ mang tính giả thiết giả thiết ấy chưa được chứng minh. Ý kiến đáng chú ý hơn cả,
cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Thái, được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ
XX. Tuy nhiên, những luận điểm của Maspéro còn có hạn chế và những hạn chế đó sau này đã được A.G.
Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục rằng tiếng Việt thành viên của nhánh Môn - Khmer thuộc họ
Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay .
(1)
Quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm 1856) được nhiều người chấp nhận
được coi là có cơ sở khoa học nhất. Đây là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở
Đông Nam Á; vùng này vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới thời cổ.
4.1.2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt
Thế giới4 loại hình ngôn ngữ: đơn lập (Việt, Hán, Thái…); chắp dính (Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan…);
hòa kết (Nga, Anh, Hy Lạp, Rập…); đa tổng hợp (ngôn ngữ Ấn Nam Mỹ, Đông Nam Xibêri…).
Tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Về mặt loại hình, có ba đặc điểm sau:
(1)
(1)
Phạm Đức Dương (2007), Việt Nam – Đông Nam Á ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Giáo dục, tr490.
Thứ nhất, : lời nói ra hoặc viết ra luôn luôn được phân cách thành các âm tiết.ngôn ngữ phân tiết tính
Mỗi âm tiết được nói viết tách bạch, ràng đều khả năng biểu hiện nghĩa. Đây một trong
những biểu hiện của tính chất đơn lập (ví dụ: …). Ở ngôn ngữ biến hình như tiếngnhà, xe, đi, ăn, xanh, đỏ
Anh chẳng hạn, các âm tiết thường khó nhận ra khi nói bởi chúng thường bị phát âm nối dính vào nhau
(ví dụ: …). Tiếng Việt cũngtrường hợp từ đa âm tiết, song đại đa số các từ đó từ vayThis is a book
mượn (ví dụ: …). Cũng từ thuần Việt như: bồ kết, mặc cả, bồ hòn…ni-tơ, a-xít, in-tơ-nét, gác-đờ-xen
Tuy nhiên, việc nhận diện âm tiết trong các từ này khá dễ dàng. Xét về mặt sử dụng, các âm tiết tiếng Việt
có thể tạo thành các từ ghép và từ láy có ý nghĩa và có giá trị biểu cảm cao.
Thứ hai, quan hệ ngữ pháp ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ như:
trật tự từ, hư từ, ngữ điệu .
Trật tự từ một đặc điểm nổi bật thể hiện đặc điểm ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp. Cụ thể là, sự thay
đổi vị trí các từ trong câu thường dẫn đến sự thay đổi chức vụ ngữ pháp của từ và ý nghĩa của câu. Chẳng
hạn, chủ ngữ có thể trở thành bổ ngữ, từ ghép thành cụm từ…
Tôi tặng Hoa một cuốn sách. Hoa tặng lại tôi một cái bút.
CN BN CN BN
xe đạp - đạp xe (từ thành cụm từ)
bóng đá - đá bóng (từ thành cụm từ)
bàn chân - chân bàn (nghĩa khác nhau)
lái mới - mới lái (lái mới – xe mới thay người lái mới ↔ mới lái – người mới lái xe)
trong tiếng Việt sự chi phối đến ngữ pháp. Thay đổi từ dẫn đến sự thay đổi về quan hệtừ
cũng như ý nghĩa của câu.
Anh và tôi (quan hệ ngữ pháp đẳng lập)
Anh của tôi (quan hệ sở hữu)
đã làm (việc đã xảy ra)
đang làm (việc đang xảy ra)
sẽ làm (việc chưa xảy ra)
buổi sáng - những buổi sáng (số ít - số nhiều)
Ngữ điệu dùng để phân biệt mục đích phát ngôn khác nhau của câu có cùng thành phần từ vựng và trật
tự sắp xếp các từ. Các câu này nhờ sự khác nhau về độ cao hay thấp, độ mạnh hay yếu, nhanh hay chậm
mà phân biệt là câu tường thuật hay nghi vấn hoặc cảm thán.
Ví dụ: Mẹ đã về. (câu tường thuật, ngữ điệu bình thường)
Mẹ đã về? (câu nghi vấn, lên giọng cuối câu)
Mẹ đã về! (câu cảm thán, ngữ điệu reo vui )
Thứ ba, Khi thay đổi vị trí, chức năng ngữ pháptừ không biến đổi hình thái, ổn định về mặt hình thức.
của từ cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, hình thái từ vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Người người Người 1 và 2 là bổ ngữ cho động từ cười. 3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười. Như
vậy, chức vụ ngữ pháp của từ có thay đổi nhưng xét về mặt ngữ âm và chữ viết hoàn toàn không cóngười
sự đổi thay .
Có thể khẳng định, câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Namvốn là cách nói vui thông
dụng, không chỉ chứng tỏ ngữ pháp phức tạp còn chỉ sự phong phú, giàu có, hấp dẫn của ngôn ngữ -
một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc.
4.2. Tôn giáo
Ở Việt Nam, tôn giáo một thuật ngữ không thuần Việt, nguyên nghĩa “tông giáo”, được du nhập
từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh)
và“religion”, lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) nghĩathu lượm thêm sức mạnh siêu
nhiên. Vào đầu công nguyên, nó chỉ là riêng của đạo Kitô sau này mới được dùng nhằm chỉ các hình thức
tôn giáo khác nhau trên thế giới. “Religion” được dịch thành “tông giáo” Nhật Bản vào đầu thế kỷ
XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ “tông giáo”
lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nhằm chỉ đạo Phật (giáo: là lời thuyết giảng của Đức Phật,
tông: lời của các đệ tử đức Phật). Thuật ngữ “tông giáo” được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi “tôn giáo” được sử
dụng thông dụng trong đời sống văn hóa nước ta.
Tùy theo góc độ tiếp cận mà có nhiều định nghĩa tôn giáo khác nhau. Các nhà thần học cho rằng: “Tôn
giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Một số nhà tâm lý học chỉ ra: “Tôn giáo là sự sáng tạo
của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa
bao giờ tôn giáo”. C.Mác: “Tôn giáotiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, trái tim của thế giới
không trái tim, cũng giống như tinh thần của trạng thái không tinh thần. Tôn giáo thuốc
phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc ảo của nhân dân của mình”. Ph.Ăngghen: “Tôn giáo sự
phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong
đời sống hàng ngày…”. Khó có được một khái niệm có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn
giáo, nhưng có thể thấy, khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai
tính thiêng tục, giữa chúng không sự tách bạch. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh San định nghĩa:
“Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan niệm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng
bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh; cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người,
con người phải phục tùng, tôn thờ”.
4.2.1. Phật giáo
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ V trước Công nguyên. Sự xuất hiện của
tôn giáo này phản ứng đối với Bàlamôn giáo khi hội phân chia đẳng cấp, mâu thuẫn một cách sâu
sắc hội tồn tại nhiều bất công, ngang trái. Tương truyền, hội Ấn Độ đương thời tới 62 63
trường phái triết học, nhưng tôn giáo giữ địa vị thống trị đạo Bàlamôn với chế độ chủng tính cực kỳ
nghiệt ngã. Con người được phân thành bốn đẳng cấp bản, bao gồm: Tu Bàlamôn (Brahmans
Bơrama) là các tăng lữ, được coi là những người có khả năng, có quyền thay mặt xã hội giao tiếp với các
đấng thần linh; Vương tướng (Kshatriyas – Xatơria) là những người nắm quyền lực chính trị mà đứng đầu
nhà vua; Thực nghiệp (Vaishyas Vaxia) những người smạng quản trị làm tăng nguồn của
cải, gồm thương gia, nông gia, chủ ngân hàng…; Người lao động (Shudras – Xuđơra) là những người trực
tiếp làm các loại lao động chân taynông thôn, thành thị. Họ chiếm đa số trong hội. Ngoài ra còn có
một tầng lớp bị truất khỏi mọi đẳng cấp trong hội, đó những người dân mạt hạng trong hội
(Pariahs). Tầng lớp tu sĩ Bàlamôn là cao quý nhất, ai xúc phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề, nhất là tầng lớp
người lao động phạm tội này sẽ bị cắt lưỡi, rót dầu đun sôi vào tai hoặc lấy dùi nung đỏ đâm vào
mồm. Người Bàlamôn có phạm tội thì cũng được miễn hoặc giảm tội.
Bất bình trước sự phân hóa đẳng cấp, kỳ thị màu da đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân, thái tử
Siddhatta (Tất Đạt Đa) đã từ bỏ đạo Bàlamôn để sáng tạo ra đạo Phật.
Thái tử Siddhatta (Tất Đạt Đa) sinh 563, mất 483 trước CN, họ Sakya (Thích Ca), con vua Tịnh Phạn
hoàng hậu Ma gia. Sau này ông được tôn vinh Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), Buddha (Bụt,
Phật). Ngay lúc sinh ra đã đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng 32 tướng tốt: lòng bàn chân
bằng phẳng, bàn chân có bánh xe ngàn cánh, ngón tay thon dài, gót chân rộng, ngón tay ngón chân cong
lại, tay chân mềm mại, sống chân cong lên, thân người như con sơn dương, tay dài quá gối, nam căn ẩn
kín, thân thể mạnh mẽ, thân thể nhiều lông, lông tóc hình xoáy, thân thể vàng rực, thân phát ánh sáng, da
mềm, tay vai và đầu tròn, thân người như sư tử, hân thẳng, vai mạnh mẽ, có bốn mươi răng, răng đều đặn
và trắng, hàm nhưtử, lưỡi rộng, giọng nói như Phạm thiên, mắt xanh trong, lông mi như bị rừng, lông
xoáy giữa hai chân mày (bạch hào), chóp nổi cao trên đỉnh đầu... Các nhà tiên tri cho rằng Tất Đạt Đa sẽ
trở thành một đại đế hay một bậc giác ngộ. Nhưng vua cha chỉ muốn ông làm vua, nên đặt tên
Siddartha (Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ).
Bảy ngày sau khi sinh thì mẹ Tất Đạt Đa mất, ông được người Mahabaxàba đề chăm sóc. Năm
lên 16 tuổi, ông kết hôn với công chúa Daduđàla. Vua cha không muốn thái tử đi tu nên không để Tất Đạt
Đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, ông vẫn trốn ra khỏi thành nhiều lần. Lần thứ nhất thái tử thấy hình
ảnh một nông phu vất vả cày ruộng, côn trùng bị lưỡi cày xé nát, chim chóc lại sà xuống để ăn xác chúng.
Trong rừng có người thợ săn đang rình để bắn chim và bọn hổ báo thì rình bắt người thợ săn. Thái tử xót
xa than rằng: “Đời chỉ là một chuỗi nhọc nhằn gian khổ và sự xâu xé lẫn nhau mà thôi”. Lần sau, đi ra cửa
thành phía Đông, Thái tử chứng kiến một ông già đang vất vả chống đvới tuổi tác. cửa thành phía
Nam, thấy một người đang đau khổ bệnh tật. Cửa thành phía Tây thấy một người chết. Cửa Bắc trông
thấy một tu đang bình thản đi. vậy thái tử quyết chí đi tu. 19 tuổi, sau khi sinh con trai Lahầula
(Rahuia nghĩa trở ngại), Tất Đạt Đa rời cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng khác
nhau. Từ đó người ta gọi ông là Thích ca Mâu ni.
Theo truyền thống, Ấn Độ lúc đó chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Tất Đạt Đa đến với
những nhà tu lâu năm để học hỏi nhưng không tìm thấyhọ lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết
tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỉ khâu đồng hành. Trong suốt 6 năm tu khổ hạnh (mỗi ngày
ăn cầm hơi một hạt kê, một hạt vừng, uống một ngụm nước), có lúc gần kề cái chết, ông nhận ra đó không
phải phép tu dẫn đến giác ngộ nên bắt đầu ăn uống bình thường, năm Tỉ khâu kia thất vọng bỏ đi. Tất
Đạt Đa đến ngồi dưới gốc một cây Bồ đề tập trung suy nghĩ với quyết tâm tìm ra nguyên nhân và cơ chế
của Khổ. Sau 49 ngày thiền định, ông đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 30. Sau đó, Tất Đạt Đa tìm lại năm
người bạn cùng tu hành trước đó để giác ngộ cho họ cùng với họ trong suốt những năm còn lại của
cuộc đời đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá tư tưởng của mình. Từ đó người ta gọi ngài là Bụt,
Phật.
Thích ca Mâu ni nhập diệt năm 80 tuổi (có sách nói là 84 tuổi) vào 15 tháng 2. Sau khi đức Phật tạ thế,
các đệ tử định kỳ họp lại nhưng nảy sinh bất đồng ý kiến nên đã chia thành hai phái. Phái các vị trưởng
lão, gọi phái theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nguyên giáo luật;Thượng tọa
Phật tử chỉ giác ngộ cho bản thân, chỉ thờ Thích ca và chỉ cầu sớm chứng quả La hán (thoát khỏi luân hồi,
không tái sinh nữa); Phái chủ trương không câu nệ vào kinh điển, khoan dung độ lượng trongĐại chúng
thực hiện giáo luật, thu nạp rộng rãi tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ
nhiều Phật, nhân vật lý tưởng là Bồ tát.
Phái soạn ra kinh sách riêng tự xưng (cỗ xe lớn, ngụ ý chở được nhiềuĐại chúng Đại thừa
người) và gọi phái Thượng tọa Tiểu thừa Đại thừa (cỗ xe nhỏ, chỉ chở được một người). Phái phát triển
lên phía Bắc nên được gọi (phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên…). Phái Bắc Tông Tiểu
thừa Nam Tôngphát triển xuống phía Nam được gọi (từ trung tâm Sri-Lanca phát triển sang các nước
Đông Nam Á).
Toàn bộ giáo lý của Phật giáo được sắp xếp thành . Tạng sưu tập cácba tạng kinh – luật – luận kinh
bài thuyết pháp của đức Phật và các đề tử lớn; tạng sưu tập các lời Phật dạy về giới luật và nghi thứcluật
sinh hoạt của tăng chúng; tạng gồm các điểm tranh luận, những lời bàn luận.luận
Thực chất, đạo Phật một học thuyết về nỗi khổ sự giải thoát. Những điều Phật Thích ca
chứng nghiệm dưới gốc Bồ đề và mong muốn đưa ra giác ngộ chúng sinh đi trên con đường giải thoát để
đến được cõi niết bàn là . Chân ấychân về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ
được thể hiện trong (bốn chân lý kỳ diệu) hay còn gọi (bốn chân lý thánh), đóTứ diệu đế Tứ thánh đế
là Khổ đế, Tập đế (Nhân đế), Diệt đế, Đạo đế.
Khổ đế - chân về bản chất của nỗi khổ. Phật giáo cho rằng cuộc sống hiện thực luôn đầy đau khổ.
Khổ đó trạng thái buồn phiền phổ biến con người do sinh, lão, bệnh, tử gây ra hoặc do mọi thứ
nguyện vọng không được thỏa mãn. (Phật giáo cho rằng tám nỗi khổ - bát khổ: sinh, lão (già), bệnh
(ốm đau), tử (chết), thụ biệt ly (thương yêu phải xa nhau), oán tăng hội (oán ghét nhau nhưng phải sống
gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn nhưng không được), ngũ thụ uẩn (năm yếu tố tụ lại nung nấu làm
khổ sở).
Tập đế Nhân đế (còn gọi ; tập nghĩa tích tụ, tập trung khởi lên) - chân về nguyên nhân
của nỗi khổ. Đây là sự thật sâu xa về luật Nhân - Quả và Duyên Nghiệp (nghiệp báo). Phật giáo giải thích,
tất cả đau khổ trên đời đều bắt nguồn từ (ham muốn) (sự kém sáng suốt), ái dục vô minh tham – sân –
si (lòng tham, sự giận dữ, sự ngu dốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi nghiệp; hành động
(nghiệp xấu) khiến con người phải nhận lấy hậu quả của nó, nên cứ luẩn quản trong vòng khôngluân hồi
thoát ra được.
Diệt đế - chân về diệt khổ. Phật giáo cho rằng, nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra đau
khổ ( ) bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là (nghĩa đen là “dập tắt”: dập tắt ngọnái dục, vô minh niết bàn
lửa phiền não). Đó thế giới tưởng của sự giác ngộ giải thoát. Mục đích của Phật tử thực hiện
niết bàn. Khi đang tu dưỡng là thực hiện từng phần. Khi giác ngộ rồi là thực hiện được niết bàn niết bàn
toàn phần – trở thành Phật.
Đạo đế - chân chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát giác ngộ đòi hỏi phải
rèn luyện đạo đức ( ), rèn luyện tưởng ( ) khai sáng trí tuệ ( ). Con đường này gọi giới định tuệ Bát
chính đạo (tám nẻo đường chân chính), chia thành 3 nhóm. Nhóm bao gồm: Chính ngữ (lời nói “giới”
chân thật, hòa ái); Chính nghiệp (làm những việc tốt (thiện nghiệp), thực hiện ngũ giới - không sát sinh,
không trộm cắp, khôngdâm, không uống rượu, không nói dối; Chính mạng (nuôi sống thân mình bằng
nghề nghiệp chính đáng, lương thiện). Nhómđịnh” bao gồm: Chính niệm (luôn nhớ, luôn nghĩ những
điều lành); Chính định (tĩnh tâm, tập trung tư tưởng vào một đối tượng). Nhóm “tuệ” bao gồm: Chính tinh
tấn (nỗ lực tiến bộ một cách chính đáng); Chínhduy (suy nghĩa đúng đắn); Chính kiến (hiểu biết đúng
đắn, kiến giải chính xác).
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ đầu Công nguyên các nhà sư Ấn Độ đã đến nước
ta theo đường biển. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm
Phật giáo quan trọng. Tại đây, cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (trong khoảng các năm 168 - 189)
là sự xuất hiện truyền thuyết Phật giáo đầu tiên về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu. Sau này,
vào thế kỷ thứ IV - V, Phật giáo đến từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam (vừa cưỡng bứcĐại thừa Bắc tông
vừa tự giác). Không lâu sau, nó lấn át thay thế luồng trước đó. Như thế, tuy được coi xứNam tông
sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, nguồn cung cấp tu kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng
Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng tiếng Hán được truyền vào
nước ta. Đến đời - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống con
người. Thời Hậu Lê, nhà nước coi trọng Nho giáo, Phật giáo mất vai trò trên chính trường dần đi sâu
vào đời sống nhân dân. Đến thế kỷ XVII về sau, Phật giáo được phục hưng trở lại từ chủ trương của
người cầm quyền cho đến các trí thức dân chúng. Đến thế kỷ XX, mặc ảnh hưởng mạnh của quá
trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng
góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Ngày nay, Phật giáotôn giáo chiếm được
cảm tình lớn nhất của nhân dân, với số lượng Phật tử đông đảo, nhiều chùa chiền được gia công, tu bổ.
Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam. kết hợp với lối sống trọng tình, tạo nên
phẩm chất nhân nghĩa, nhân ái, hiếu hòa của người Việt.thời Lý- Trần còn tạo ra một đội ngũ trí thức
vừa nắm giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình vừa là tác giả của một bộ phận văn học có giá trị.
Phật giáo cũng góp phần xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc, mĩ thuật đặc biệt.
Phật giáo ở Việt Nam mang tính tổng hợp rõ rệt: tổng hợp giữa Phật giáotín ngưỡng truyền thống,
tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo, tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Bên cạnh đó, nó thể
hiện tính hài hòa âm dương, biểu hiện trạng thái phần thiên về nữ tính, ngoài việc rất trọng Phật
Quan Âm người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như , Man Nương Phật Mẫu Quan Âm Thị
Kính, . Phật giáo ở Việt Nam cũng thể hiện tính linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi làQuan Âm Diệu Thiện
tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên (Tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có
thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau), nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật.
4.2.2. Nho giáo
Hiện nay vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về Nho giáo. quan điểm cho rằng: Nho giáo là tôn
giáo vì Nho giáo có tôn thờ mệnh trời, tôn Khổng Tử là thánh, thờ Khổng Tử và các học trò của ông. Có
quan điểm lại cho rằng: Nho giáo không phải là tôn giáo mà là tư tưởng, là học thuyết chính trị - đạo đức.
Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, cósở hình thành từ thời Tây Chu với nhân vật đặc biệt là Chu Công
Đán. Thời Xuân Thu, xã hội loạn ly, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích
cực truyền bá, vậy, ông được xem người sáng lập Nho giáo hay còn được gọi Thánh tổ của đạo
Nho.
Khổng Tử tên Khâu, tự là Trọng Ni. Tương truyền, mẹ ông lên núi Ni Khâu cầu tự nên khi sinh ra
ông liền nhân điềm ấy đặt tên, sách chép rằng, trán ông cao gồ lên chon mới đặt Khâu,
nghĩa cái gò. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên vào thời Xuân Thu, tại ấp Trâu,
làng Xương Bình, nước Lỗ (nay huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông). Ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí
tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha ông là Thúc Lương Ngột, làm quan võấp Trâu, ngoài 70
tuổi mới lấy Nhan thị làm vợ ba sinh ra ông. Năm Khổng Tlên ba, cha mất. Lớn lên, ông phải làm
lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho.
Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền
bá các tưởngtìm người dùng các tư tưởng đó. nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông
bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng
chức Đại khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị.
Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về
nước Lỗ, tiếp tục dạy học bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ
Ngũ Kinh. Ông mất tháng 4 năm 479 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi.
Kinh điển của Nho giáo gồm hai bộ. Bộ thứ nhất gồm sáu cuốn, phần lớn có từ trước thờiLục Kinh
Khổng Tử, Khổng Tử đã gia công san định, hiệu đính giải thích. Đó , , ,Kinh Thi Kinh Thư Kinh Lễ
Kinh Dịch Kinh Xuân Thu Kinh Nhạc Tứ thư Đại Học Trung Dung, , . Bộ thứ hai là , gồm bốn cuốn: , , Luận
Ngữ, .Mạnh Tử
Nội dung cơ bản của Nho giáo là thuyết “thiên mệnh”. Khổng Tử tin có trời làm chủ tể cả vũ trụ, định
đoạt số phận con người. Bên cạnh đó, Nho giáo quan niệm con người không bình đẳng, chia thành hai
loại . Quân tử người học, phải lao tâm, còn tiểu nhân người phải lao lực,quân tử tiểu nhân
người lao tâm cai trị người, người lao lực bị người cai trị. phải biết tự đào tạo – “tu thân”.Người quân tử
Có ba tiêu chuẩn chính cho việc tu thân, đó , và phải biết . Do vậy màĐạt đạo Đạt đức thi, thư, lễ, nhạc
về sau, chữ “quân tử” còn được dùng để chỉ người đạo đức nói chung, thể không cầm quyền;
ngược lại, người đang cầm quyền không đạo đức thì cũng như kẻ tiểu nhân (như dân thường)
thôi. Sau khi tu thân, người quân tử phải “hành đạo” tức phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của
công việc này được công thức hóa thành ”. Tức phải hoàn thành nhữngtề gia, trị quốc, bình thiên hạ
việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, đạt đến mức cuối cùng bình thiên hạ (thống nhất thiên
hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm nhân trị
chính danh. Đó chính những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm
gọi lại trong công thức: , nhằm phục vụ đắc lực nhất mục đích. Caitu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
trị của các nhà cầm quyền thời phong kiến. Nho giáo đặc biệt “trọng nam khinh nữ”. Người nam có mọi
quyền hành còn phụ nữ sống phụ thuộc, không có quyền gì. Trách nhiệm của vợ đối với chồng phải theo
công thức: “ ” mở rộng ra thành trách nhiệm của người phụ nữ đối với giới đàn ông nóiPhu xướng phụ tùy
chung qua công thức “tam tòng”: và “tứ đức”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử Công,
dung, ngôn, hạnh.
Nho giáo vào nước ta từ khá sớm, bắt đầu bằng việc Thái Thú Giao Chỉ Tích Quang lấy “Nghĩa”
dạy dân và Thái Thú Cửu ChânNhâm Diên dạy dân bằng “Lễ”. Nhưng thời kỳ này Nho giáo chưa có
chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Đến thời Lý (1010 – 1225), Nho giáo bắt đầu được tiếp nhận chính thức
cùng với việc lập Văn Miếu thờ Khổng Tử (1070), tổ chức thi Tam giáo (1074) để chọn hiền tài, lập Quốc
Tử Giám - trường Đại học đầu tiên Việt Nam (1076). Thời Trần, Nho văn học mới được nắm quyền
bính, được coi như bước ngoặt lớn đối với Nhonước ta. Đến cuối thế kỷ XIV phong trào bài xích Phật
giáo nổi lên và kết thúc bằng chủ trương của Hồ Quý Ly bắt tăng hoàn tục. Đến nhà Lê, sau cuộc kháng
chiến chống quân Minh, Nho giáo dần chiếm địa vị quan trọng nhất. Thời Lê mạt thì Nho giáo bắt đầu suy
đồi. Sang triều Nguyễn, địa vị Nho giáo lại được các ông vua cầm quyền khôi phục trở lại, song nằm
trong chủ trương chính, còn thực tế thì lung lay đến tận cùng. Đến khi phương Tây xâm lược thì suy
yếu dần và tàn lụi hẳn vào đầu thế kỷ XX.
Nho giáo vào Việt Nam đã tạo nên bộ máy nhà nước phong kiến với mô hình thống nhất qua các triều
đại, đồng thời tạo nên đội ngũ trí thức Nho học, xây dựng nên một quốc gia độc lập, tự chủ. Nó cũng làm
nên một nền Hán học phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần dân tộc. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc có
ý nghĩa: Văn miếu - Quốc tử giám, Văn miếu Huế... Ảnh hưởng mạnh đến tưởng dân tộc: trọng nam
khinh nữ; thủ cựu, gia trưởng..
4.2.3. Đạo giáo
Đạo giáo ra đời tại Trung Hoa, do Lão Tử đề xướng Trang Tử hoàn thiện. vậy còn được gọi
học thuyết Lão - Trang. Thực chất, Đạo giáo triết học đạo giáo tôn giáo chút khác biệt. Đạo giáo
triết học (Đạo gia) là một học thuyết tập trung vào hai khái niệm Đạo (tức là con đường) và vi (tức là
không hành động mà thuận theo lẽ tự nhiên). Trong khi đó, các phái khác nhau của Đạo giáo tôn giáo đều
đi tìm sự trường sinh bất tử.
Lão Tử người nước Sở, tên Nhĩ, tự Đam (còn gọi Lão Đam), sống khoảng thế kỷ VI V
trước CN, gần như cùng thời với Khổng Tử. Ông từng làm quan coi thư viện nhà Chu, sau lui về ẩn.
Cho đến nay, không ai biết Lão Tử mất năm nào. Tương truyền, về già ông cưỡi con trâu xanh đi về phía
Tâyo núi rồi biến mất. Trong Đạo giáo, Lão Tử được nâng lên hàng thần linh được tôn kính như
Thái Thượng lão quân hay Đại đức Thiên tôn. Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong cuốn Đạo đức
kinh, gồm 81 chương, 37 chương đầu là bàn về Đạo, 44 chương sau là bàn về Đức.
Trang Tử tên thật là Trang Chu, người nước Tống, sinh khoảng năm 309, mất năm 286 trước CN. Ông
suốt đời từ chối làm quan, cuối đời sống ẩn dật tại núi Nam Hoa. tưởng của ông được ghi lại trong
sách . Nam Hoa kinh
tưởng bản của Đạo gia . Đạo một khái niệm triết học trừu tượng (“Đạo Đức mắt nhìn
không thấy, tai lắng không nghe, tay bắt không được”) chỉ cái lẽ tự nhiên, cái sẵn một cách tự nhiên:
“Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên”. Lão Tử quan
niệm, Đạo là nguồn gốc chung của thế giới muôn vật, và cũng nghĩa là “quy luật tự nhiên” hoặc “quy
luật khách quan của thế giới vật chất”. Đức là đặc tính của các sự vật tồn tại cụ thểcũng là sự thể hiện
của đạo trong các sự vật cụ thể: “Đạo sinh ra nó (vạn vật), Đức chứa đựng nó, làm cholớn, làm cho
sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho thành ra chất, nuôi nấng che chở cho ”. Nếu Đạo
cái tĩnh vô hình thì Đức cái động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của trụ thì Đức là sự cấu
tạo tồn tại của trụ. Theo Lão Tử, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu
đáo, do vậy mầu nhiệm. Muôn vật được chi phối bởi : luật quân bình âm dương Muôn vật đều cõng
âm mà bồng dương, nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau”. Mọi sự bất cập, thái quá (mất quân bình) đều
trái với lẽ tự nhiên do vậy phải tự điều chỉnh theo nguyên tắc (trở về), tức là theo luật âm sinhphản phục
dương, dương sinh âm.
Lão Tử suy ra triết sống từ quan niệm về trụ, đó là, muốn làm việc phải đi từ điểm đối lập,
phải “ ”. “Vô vi” – thuận theo lẽ tự nhiên. Áp dụng vào đời sống cá nhân vi hòa nhập với tự nhiên
“tỏ lòng giản dị, giữ tính tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục Ta có ba vật báu: một là Từ, hai”. Lão Tử nói: “
Kiệm, ba không dám đứng trước thiên hạ (Từ nhân từ, lấy đức báo oán; Kiệm không xa xỉ;
Không đứng trước thiên hạ không tranh đua). Đó triết lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng
cường, “ ”, “chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình bởi thế thánh nhân để thân mình
ra sau mà thành ra thân mình ở trước, bỏ thân mình ra ngoài mà thánh ra thân mình còn mãi”.
Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương thời, ông ảo tưởng rằng thể xóa bỏ
mọi bất công bằng chính sách ”. Ông nói: vi nhi trị ngu dân Dân sở đói trên thu thuế
nhiều, dân sở khó trị là trên theo lối hữu vi”, muốn dân yên ổn thì cách cai trị một nước phải giống
như kho một nồi cá nhỏ (cá nhỏ để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột; khi kho cá không khuấy đảo,
cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho nát). Ông chủ trương, ”, muốn quay lại thời đạinước nhỏ dân ít
công nguyên thủy ”, thắt nút dây trị nước dân đâu yên đó, đến chết già cũng không qua lại
thăm viếng nhau”.
Nếu Lão Tử chỉ không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ cầm quyền đến cực độ.
Ông châm biếm: “Kẻ trộm gươm thì chết, người trộm nước thì làm vua chư hầu. Cửa vua chư hầu mà còn
có nhân nghĩa nữa sao?” Giải pháp của Trang Tử là đẩy phép vô vi của Lão Tử với chủ trương sống một
cách tự nhiên, hòa mình với tự nhiên tới mức cực đoan thành , trở về hộichủ nghĩa yếm thế thoát tục
nguyên thủy: “Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật chung sống, làng xóm liên tiếp cùng
ở với cầm thú”.
Chất duy tâm của Trang Tử đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa Đạo gia thành Đạo giáo. Đạo giáo
thờ tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi ông Thái Thượng Lão Quân, coi ông hóa thân của Đạo Đạo
giáng sinh xuống trần. Mục đích của việc tu theo Đạo giáo là , tìm sự . sống lâu trường sinh bất tử
Đạo giáo hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ trị bệnh, chủ yếu giúp cho người
bình dân mạnh khỏe; Đạo giáo thần tiên dạy tu tiên, luyện đan, dành cho giới quý tộc cầu trường sinh bất
tử.
Như vậy, Đạo gia Đạo giáo có sự khác biệt. Về mặt triết học, Đạo gia dạy thuyết tuân theo tự
nhiên, còn về mặt tôn giáo, Đạo giáo dạy một thuyết theo đó ta phải hành động trái với tự nhiên.
Lão Tử và Trang Tử quan niệm, trong trời đất vật hễ có sống thì có chết, do đó ta phải bình tĩnhchịu
theo vòng sinh tử tự nhiên ấy. Nhưng Đạo giáo lại đi tìm sự trường sinh bất tử với những pháp thuật đặc
biệt là hoàn toàn trái tự nhiên.
Kinh điển của Đạo giáo gọi là Ngoài sách về nghi lễ, giáo lý còn bao gồm cả cácĐạo Tạng. Đạo tạng
sách thuốc, dưỡng sinh, bói toán, tướng số, xem đất, thơ văn, bút ký… tổng cộng lên tới trên năm nghìn
quyển.
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ II. Sách ghi: “Sau khi vuaĐại tạng kinh
Hán Linh đế băng hà, hội (Trung Hoa) rối loạn, chỉ đất Giao Châu yên ổn. Người phương Bắc
sang lánh nạn rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo cách nhịn ăn”. Bên cạnh đó,
nhiều quan lại Trung Hoa sang nước ta cai trị đều sính phương thuật, điển hình Cao Biền đời Đường
từng lùng tìm yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các long mạch để triệt nguồn nhân tài Việt Nam (Chuyện Cao
Biền trấn yểm long mạch Việt Nam có lẽ chỉ là ngoa ngôn, bởi nếu ông ta giỏi đến thế thì sau khi về nước
chắc đã không bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật để rồi chết những thuật này).
Đạo giáo, đặc biệt đã ngay lập tức ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt.Đạo giáo phù thủy
Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng nhữngbùa, những câu thần chú
thể chữa được bệnh tật trị được ma. Tương truyền Hùng Vương giỏi phù phép nên thu thập
được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. vậy, nếu Nho giáo phải đến thời mới được thừa nhận thì
Đạo giáo ngay lập tức đã hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới.
Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các triều Đinh, Lê,
Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh còncả . VàoTăng quan Đạo quan
thế kỷ XVIII, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên .Nội Đạo
Người sáng lập Trần Toàn quê Thanh Hóa, đạo đến 10 vạn tín đồ Trần Toàn được coi
Thượng sư. Tương truyền, vua Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú chữa
khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc, đến tận đầu thế kỷ XX, hàng
vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ - Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.
Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam vớicách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh
hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn mạnh mẽ.
Đạo giáo Việt Nam mang tính tổng hợp. Khi du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo bị hòa trộn với tín
ngưỡng truyền thống Đạo giáo phù thủy tín ngưỡng. Đối với Đạo giáo thì rất đặc biệt, rất tương đồng với
ma thuật nên sự hòa trộn xảy ra mãnh liệt đến không thể phân biệt nổi đâu là Đạo giáo, đâu là tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, Đạo giáo cũng mang tính linh hoạt và âm dương hòa hợp. Đạo giáo phù thủy thờ các vị thần
Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan
Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình: Đức Thánh Trần và Bà Chúa Liễu - "Tháng 8 giỗ
cha, tháng 3 giỗ mẹ".
Hiện nay Việt Nam những hiện tượng đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú… vẫn còn lưu truyền
nhưng đó là di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống, Đạo giáo thực thụ thì không còn tồn tại.
4.2.4. Thiên Chúa giáo
Ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo còn gọiđạo Công giáo, vốn một bộ phận của Ki giáo thờ chúa
Jesus Christ. Đạo này ra đời khoảng thế kỷ I trước Công nguyên ở phía đông Đế quốc La Mã cổ đại.
Jesus là tên người sáng lập ra tôn giáo này, tên Jesus có nghĩa là cứu thế. Christo là danh hiệu được tín
đồ tôn xưng, tiếng Hy Lạp nghĩa “người được xức dầu”, chỉ một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn
giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Phiên âm tiếng Việt của từ Christ là Ki tô, Gia tô, Cơ đốc.
Jesus (có thể viết khác Giêsu, Giê-xu, Gia tô, Da tô) sinh tại Bethlehem (gần Jerusalem). Mẹ của
Jesus Mary, một đồng trinh mang thai bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Mary
chồng Joseph, người ta suy đoán rằng ông qua đời trước khi Jesus bắt đầu đi giảng đạo. Khoảng ba
mươi tuổi, Jesus đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilee để giảng dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy
của ông đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông tìm đến bất cứ nơi nào Jesus mặt.
Nhiều người xem Jesus như một nhà cải cách hội, thậm chí như vị vua đến để giải phóng dân Do
Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La Mã. Còn giới cầm quyền xem Jesus như một thế lực mới đe dọa
những định chế tôn giáo và chính trị đương thời.
Khi Jesus cùng các môn đồ lên thành Jerusalem, ông đã vào Đền thờ, đánh đuổi những người buôn
bán, những kẻ đổi tiền lật đổ bàn của họ quở trách họ “Nhà ta được gọinhà cầu nguyện nhưng
các ngươi biến thành hang của bọn trộm cướp”. Sau đó, Jesus bị bắt. Tòa Công luận cáo buộc ông tội
xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Jesus bịnh hình bằng cách đóng
đinh trên cây Thánh giá. Jesus được chôn sau khi chết, nhưng các tín đồ tin rằng ông đã sống lại sau ba
ngày thăng thiên. Sự kiện này được gọi sự Phục sinh của Chúa Jesus. Hàng năm người ta vẫn tổ
chức ngày Lễ Phục sinh.
Giáo lý của tôn giáo này chứa đựng trong , bao gồm hai bộ . Nội dungKinh thánh Cựu ước Tân ước
bản cho rằng, Thiên Chúatrước đời đời, có trước cả không gian thời gian, đấng sáng tạo nên
trời đất, muôn loài từ hư không trong sáu ngày, có quyền phép vạn năng xếp sắp, vận hành trật tự trong vũ
trụ. (Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng, tối đặt tên ngày, đêm. Ngày thứ 2 tạo ra không gian gọi trời.
Ngày thứ 3 tạo ra cây cỏ, đất, nước.Ngày thứ 4 tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt trăng. Ngày thứ 5 tạo ra muôn
vật, chim, thú. Ngày thứ 6 tạo ra con người. Ngày thứ 7 Thiên Chúa nghỉ). Con người là do chúa sáng tạo,
có nghĩa vụ thờ phụng chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Con người chính là sản
phẩm hoàn hảo, tuyệt mĩ nhất của Chúa. Vì con người có lương tâm, có trí khôn, đạo đức nên làm chủ thế
giới.
Thế kỷ XVI, Kitô giáo vào Việt Nam bằng con đường ngoại bang xâm lược, tôn giáo thương mại.
Nhưng Kitô giáo một thời gian dài đã không hòa đồng được với văn hóa không thể trở thành đạo của
số đông người Việt Nam tôn giáo này đi vào Việt Nam cùng với chiến tranh xâm lược, bản thân nó lại
vốn mang đậm tính cách cứng rắn của văn hóa phương Tây nên khó phù hợp với văn hóa Việt. Sau bốn
thế kỷ truyền giáo, tới nay Kitô giáo đã có chỗ đứng vững chắc nước ta. Người theo đạo nêu cao khẩu
hiệu “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc”xây dựng cho mình một truyền thống tốt đẹp “Kính Chúa và
Yêu Nước”.
4.3. Tín ngưỡng
Theo Nguyễn Minh San, “Tín ngưỡng sự tin tưởng, ngưỡng mộ sùng bái những thần thánh, vật
thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho những
phẩm chất siêu phàm”.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thường được phân biệt với Tôn giáo như sau:
Tín ngưỡng Tôn giáo
Chưa hệ thống giáo mới chỉ các
huyền thoại, thần tích và truyền thuyết.
hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện quan
điểm trụ nhân sinh truyền thụ qua việc
học tập ở các tu viện, thánh đường.
Chưa thành hệ thống thần điện, còn mang tính
chất đa thần.
Thần điện đã thành hệ thống dưới dạng đa thần
hay nhất thần.
Còn hòa nhập giữa thế giới thần linh con
người. Chưa mang tính “cứu thế”.
Tách biệt thế giới thần linh và con người. Xuất
hiện hình thức “cứu thế”.
Gắn với nhân cộng đồng làng xã, chưa
thành giáo hội.
Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ, hình
thành hệ thống giáo chức.
Nơi thờ cúng nghi lễ còn phân tán chưa Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ
thành quy ước chặt chẽ. (chùa, nhà thờ, thánh đường…)
Mang tính dân gian, sinh hoạt dân gian, gắn
với đời sống nông dân.
Không mang tính dân gian, nếu có chỉ sự
dân gian hóa như Phật giáo dân gian.
4.3.1. Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên con người. hai
dạng thờ, đó là . Thờ sinh thực khí là hình thái đơn giản của tínthờ sinh thực khí thờ hành vi giao phối
ngưỡng phồn thực, phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc thờ sinh thực khí có từ thời xa xưa, minh chứng còn lại đến ngày nay khá nhiều. Chẳng hạn như
hình nam nữ thể hiện đậm nét bộ phận sinh dục được tìm thấy các di chỉ niên đại hàng ngàn năm
trước Công nguyên. Tượng đá được cường điệu hóa giới tính ở di chỉ Văn Điển – Hà Nội. Các hình khắc
trên những tảng đá cổ trong thung lũng Sa Pa. Các sinh thực khí thánh địa Mỹ Sơn. Nhiều địa phương
có tục thờ cúng mà tiêu biểu nhất là miếu Trò ở Lâm Thao, Phú Thọ thờ vật linh để trừ tà, đuổinõ nường
ma, triệt tiêu hiểm họa tai ương, cầu yên cầu phúc, cầu tài lộc. Ở đây có lễ hội Trò Trám, còn gọi là “Linh
tinh tình phộc” diễn ra đều đặn hàng năm. Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện các loại , các loạicột
hốc…
Dạng thờ hành vi giao phối cũng khá phổ biến. Chẳng hạn, các hình nam nữ đang giao phối được khắc
trên nắp Thạp đồng tìm được làng Đào Thịnh (Yên Bái), niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài
hình tượng người, cả hình các loài động vật như sấu, chim, cóc... đang giao phối cũng rất phổ biến…
Một số nơi có tục giã cối thể hiện ước mong trai gái sẽ thành lứa đôi và sinh con đẻ cái.
Tín ngưỡng phồn thực một yếu tố độc đáo. chính biểu hiện của tinh thần dân chủ, tính cách
hồn nhiên và chiều sâu văn hóa cổ truyền của dân tộc.
4.3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên tín ngưỡng bản địa, xuất hiện sớm - thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng
mộ, tôn vinh thờ phụng những vị thần gắn với các hiện tượng tự nhiên. Tín ngưỡng này xuất phát từ
các vùng rừng núi rồi mới xuống vùng đồng bằng, sông nước. Đó là do điều kiện sống từ thời thượng cổ,
địa bàn cư trú của con người bắt đầu làvùng rừng núi - ở trong các hang, động… ăn bằng những
việc săn bắt, hái lượm thu được. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, hiểm họa do tự nhiên mang lại.
vậy, việc hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tất yếu.
Các dạng thờ của tín ngưỡng này bao gồm: thờ Mặt Trời; thờ các hiện tượng tự nhiên; thờ các loài
động, thực vật...
Thờ Mặt trời: phổ biến ở cả vùng Đông Nam Á nói chung.
Thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian thời gian. Trong đó, đượcthần không gian
hình dung theo Ngũ hành: , rồi coi sóc các phương trời,Ngũ Hành Nương Nương Ngũ Phương chi thần
Ngũ Đạo chi thần Thần thời gian trông coi các ngả đường. được hình dung theo địa chi, địa chi được
dùng như một hệ đo thời gian (12 giờ một ngày, 12 tháng 1 năm). Thần đó là (12 vịThập Nhị Hành Khiển
thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tý, Sửu, Dần, Mão…). Thời gian kéo dài bảo tồn sự sống vô tận, nên
12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là .Mười hai Bà Mụ
Thờ động vật và thực vật thể hiện rõ đặc trưng nông nghiệp của người Việt. Chim, rắn, cá sấu là những
loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, do vậy, thuộc loại được sùng bái hàng đầu. Khác với văn
hóa phương Tây thờ các con vật sức mạnh như chó sói, hổ, sư tử, chim ưng..., tín ngưỡng Việt thờ
các con vật hiền lành hơn như hươu, nai, trâu, cóc, chim, rắn, sấu... các con vật đó gần gũi với cuộc
sống của một xã hội nông nghiệp. Thực vật được tôn sùng nhất là cây Lúa (Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa),
sau đó là các loài cây khác như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu
4.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng thờ các lực lượng thần thánh dưới dạng các Mẫu. Với ý nghĩa Mẫu
là mẹ sinh ra những đứa con, nuôi sống, che chở các con trước thiên tai, thú dữ...
Trên nền tảng thờ Nữ thần Mẫu thần, dần dần hình thành, phát triển nên tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Phủ và Tứ Phủ. Sau khi đã hình thành rồi thì hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ lại “Tam Phủ , Tứ Phủ” hóa tín
ngưỡng thờ Nữ thầnMẫu thần trên nhiều phương diện như hệ thống thần linh, nghi lễ thờ cúng… Tuy
nhiên, thờ Mẫu chỉ liên quan mật thiết với tục thờ nữ thần chứ không đồng nhất. Mẫu đều nữ thần
nhưng không phải nữ thần nào cũng là Mẫu mà chỉ có một số nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần.
Tam Phủ gồm ba phủ Thiên, Địa, Thoải. Tứ Phủ thêm Phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ). Nhạc phủ
chính một nét đặc thù của Đạo Mẫu Việt Nam. Nơi thờ Mẫu các Phủ, Đền, Chùa, Điện. Riêng Ông
Lốt được thờ tại Miếu. Hệ thống điện thần bao gồm:
1. Phật Bà Quan Âm
2. Ngọc Hoàng
3. Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
4. Năm ông quan thừa hành.
5. Bốn Thánh Bà (Tứ vị chầu Bà) giúp việc bốn Thánh Mẫu, cũng được xếp theo các dòng: Thiên phủ,
Địa phủ, Nhạc phủ, Thủy phủ.
6. Mười Ông Hoàng.
7. Mười hai Tiên Cô là các thị nữ của Thánh Mẫu.
8. Ngang hàng với 12 Cô là các Cậu Quận phục vụ Thánh Mẫu.
9. Quan Ngũ Hổ (năm ông hổ).
10. Ông Lốt (rắn).
Miền Bắc (tính đến Huế) thờ hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ với các Mẫu: Thượng Thiên, Thượng Ngàn,
Thoải, Địa một hệ thống các thần linh thứ bậc tiếp theo. Nổi bật nhất miền Bắc Thánh Mẫu
Liễu Hạnh. Đây vị thánh xuất hiện muộn (khoảng thế kỷ XVI) nhưng nhanh chóng trở thành vị thần
chủ đạo của Đạo Mẫu được tôn vinh hơn tất cả các Thánh Mẫu khác. được coi hóa thân của
Thánh Mẫu Thượng Thiên – vị thần chủ cao nhất, được thờ cúng nhiều nhất trong Đạo Mẫu.
Riêng ở Huế, do sắc thái địa phương trong điện thờ Tam vị Thánh Mẫu vị thần chủ cao nhất lại là
Thiên Ya Na một thánh Mẫu nguồn gốc Chăm đã Việt hóa. Hai bên thờ Mẫu Thoải và Mẫu Thượng
Ngàn. Ở điện Hòn Chén, dưới Tam vị Thánh Mẫu đã kể trên có ban thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh riêng cùng
với Quế Hoa và Quỳnh Hoa.
Miền Trung không thờ theo dạng thức Tam Phủ, Tứ Phủ phân thành hai dạng chính. Đó dạng
thờ Nữ thần Tứ vị nương nương, Bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) mà tiêu biểu …; dạng thứ 2
là thờ Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar.
Miền Nam cả dạng thờ nữ thần, Mẫu thần Tam Phủ, Tứ Phủ. Các Mẫu thần là: Chúa Ngọc
(Thiên Ya Na); Bà Chúa Xứ; bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu; Bà Thiên Hậu; Cửu Thiên huyền nữ. Nổi bật
nhất là thờ Bà Chúa Xứ và Bà Đen.
Là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, gắn bó với tín ngưỡng này là hệ thống các huyền thoại,
thần tích, các bài văn chầu, các truyện thơ Nôm, các câu đối, đan xen với các hình thái diễn xướng như
âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng và lên đồng.
Với niềm tin tâm linh vào các đức thánh Mẫu, với hình thức thờ cúng diễn xướng độc đáo, tín
ngưỡng thờ Mẫu chiếm được cảm tình của đông đảo nhân dân, đã và đang phát triển khá mạnh trong đời
sống văn hóa Việt Nam.
4.3.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người xưa cho rằng, con người có hai phần “vật chất” “tinh thần”. Phần vật chất chính là thể xác,
còn tinh thần thì trừu tượng, khó nắm bắt, nên đã thần thánh hóa thành khái niệm “linh hồn”. Khi con
người chết đi, phần xác về với cát bụi còn phần hồn vẫn tồn tại và có quan hệ với những người đang sống.
Bên cạnh đó, lối sống ” “ ”, biết ơn những đấng sinh thànhuống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đã khiến người xưa hình thành nên tục thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á, nhưng phổ biến và phát triển hơn cả là ở người
Việt - gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn
thờ tổ tiên trong nhà. Người miền Nam gọi Đạo Ông Bà. Thờ cúng tổ tiên phải tính lên năm đời mới
chấm dứt (nếu lấy bản thân làm chủ lễ thì phải thờ bốn đời trước là cha, ông, cụ, kị). Theo sự biến chuyển
vật chất qua ngũ hành: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại
sinh mộc trong một chu trình biến chuyển vật chất khác. Nghĩa phải qua năm đời con người mới hết
quan hệ máu mủ.
Người Việt Nam cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi ngày kỵ - kỵ nhật), tin rằng đó ngày con
người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các ngày
sóc, vọng (mồng một, ngày rằm), dịp lễ tết hoặc bất kỳ khi nào trong nhà có việc quan trọng...
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt gian giữa - nơi trang trọng nhất. Người Việt Nam quan niệm trần
sao âm vậy, cho nên cúng tổ tiên bằng cả đồ ăn lẫn đồ mặc, đồ dùng, tiền nong (làm bằng giấy, gọi là vàng
mã). Cùng với đồ ăn đồ mặc hương hoa, trà rượu. Rượu (rượu gạo) thể hoặc không, nhưng li
nước lã thì nhất thiết không thể thiếu, vì nó đơn giản nhất, nhà nào, lúc nào cũng sẵn; và vì ý nghĩa triết lí:
nước là thứ quý nhất (sau đất) của dân nông nghiệp lúa nước.
Tục thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Con người có ý thức nhớ
về cội nguồn, những người có công trong việc tạo lập cuộc sống trong mỗi gia đình, làng xóm. Thờ cúng
ông bà tổ tiên, cùng với việc gìn giữ các bản gia phả, tộc phả có ý nghĩa lớn cho sự giáo dục con cháu nhớ
về cội nguồn; giáo dục con người lòng hiếu thảo, nhân nghĩa, đồng thời gắn kết gia đình, gia tộc. Hàng
năm đến ngày cúng giỗ, con cháu dù ở đâu cũng nhớ làm giỗ cho cha mẹ, tổ tiên. Người Việt Nam thường
lệ, tất cả họ hàng, con cháu đến nhà trưởng họ hoặc con trưởng để làm giỗ, điều này khiến sự gắn kết
giữa các thành viên trong họ tộc mật thiết hơn.
4.3.5. Tín ngưỡng thờ thần
Thờ thần giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Thần thường được nhân
dân thờ ở hai dạng cơ bản, đó là .Phúc thần Tà thần
Phúc thần những vị thần người Việt Nam tin rằng họ thể bảo vệ, che chở ban phúc lành
cho con người.
Ác thần những vị thần người Việt tin rằng linh hồn của họ thể hiển linh báo ứng (gây dịch
bệnh, hỏa hoạn…), quấy đảo cuộc sống con người.
Ngoài ra còn có dạng thần là những con vật được nhân dân tôn vinh thành thần linh.
Một số hiện tượng thờ Thần tiêu biểu:
Tứ bất tử (4 vị Thánh/ Thần bất tử): Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu
Liễu Hạnh.
Thánh Tản Viên biểu tượng cho sức mạnh sự sáng tạo của con người; Chử Đạo Tổ (ông tổ của
đạo thờ tiên) biểu tượng cho lòng hiếu thảo, nhân ái mở mang khai phá những cánh đồng tốt tươi;
Đức Thánh Gióng bản hùng ca về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm;
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là niềm tin của người dân vào sự che chở yêu thương của Mẹ.
Tứ trấn Thăng Long (bốn vị Thần trấn giữ thành Thăng Long ở 4 phương): Thần trấn phương đông
Đông Quốc đế Thăng Long thành hoàng Đại vương (Long Đỗ) được thờ Đền Bạch phố Hàng
Buồm- Nội. Công lao của vị thần này gắn liền với lịch sử Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành
Thăng Long; Thần trấn phương tây là Linh Lang Đại vương, được thờđền Voi Phục (Ngọc Khánh- Hà
Nội); Thần trấn phương namCao Sơn đại vương, được thờ ở Đền Kim Liên (Đống Đa-Nội); Thần
trấn phương bắc là Huyền thiên Trấn Vũ, được thờ ở Đền Quán Thánh (Ba Đình- Hà Nội).
Tín ngưỡng thờ Thần của người Việt Nam thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Đó còn sự
cộng cảm tinh thần cố kết cộng đồng trong sức mạnh của dân tộc; giúp hậu thế hiểu và gìn giữ những
giá trị truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, đặc biệt góp phần làm cho đời sống tâm hồn con
người thêm bình yên, trong lành.
4.4. Phong tục
4.4.1. Hôn nhân
Hôn nhân là việc trọng đại của đời người, đồng thời biểu hiện rõ nét của tính tập thể vốn là đặc tính cơ
bản của văn hóa Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, việc hôn nhân của người Việtviệc
của cha mẹ, của các bậc huynh trưởng trong gia đình ( , Dựng vợ gả chồng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy).
Điều này là do người Việt quan niệm, mục đích chính của hôn nhân là sinh con đẻ cái, đặc biệt là sinh con
trai để ”. Hôn nhân của người Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tình yêu đôi lứanối dõi tông đường
trọng nhưng yếu tố “môn đăng hộ đối” hay “hợp tuổi” lại gần như có ý nghĩa quyết định.
Theo tục lệ cổ truyền, việc cưới xin của người Việt (người Kinh) có ba lễ chính, đó là:
Lễ chạm ngõ (chạm mặt): Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để ước hẹn với nhau sẽ cho đôi trai gái nên
vợ nên chồng. Nhà gái đem lễ vật cúng gia tiên rồi chia biếu các vị tôn trưởng trong gia tộc.
Lễ ăn hỏi: Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xin xác định ngày làm lễ thành hôn. Nhà gái tiếp nhận lễ
vật, bày cúng gia tiên, có bớt lại phần để trao lại cho nhà trai (gọi lại quả), còn bao nhiêu thì đem chia
thành nhiều phần nhỏ, biếu bà con, họ hàng…
Lễ cưới: Nhà trai làm lễ đón dâu, còn nhà gái làm lễ đưa dâu.
Bên cạnh đó còn : sau đám cưới ba ngày, sang ngày thứ tư, nhà trai sắp sửa cau, rượu, xôi,Lễ lại mặt
gà… cho đôi vợ chồng mới đưa sang nhà gái để cúng gia tiên rồi làm lễ ăn mừng.
Ngoài ra còn nhiều lễ khác liên quan đến hôn nhân như một số tục nhưlễ hồng, lễ động phòng
tục chăng dây, báo hỷ…
Phong tục cưới xin của các dân tộc thiểu số lại mang những đặc trưng khác, với những tục lệ khá đa
dạng, phong phú hấp dẫn. Ngày nay, những tục lệ bản vẫn được gìn giữ thực hiện mỗi đám
cưới, bảo lưu khá trọn vẹn những nét đẹp của văn hóa dân tộc.
4.4.2. Tang ma
Tang ma là tục thể hiện tình thương tiếc đối với người đã chết. Nghi thức cho một đám tang về cơ bản
được tuân thủ khá nghiêm túc, tuy nhiên mỗi một địa phương lại ít nhiều có những biến cải cho phù hợp
với tập tục riêng.
Tang chủ là người con trai trưởng. Khi trong nhà có người mất sẽ lần lượt thực hiện các tục lệ sau :
Đặt (tên thụy, tên hiệu) cho người sắp chết (do người sắp chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho).tên hèm
Nếu không kịp thì khấn đọc bên tai ngay sau khi tắt thở.
Đặt hồn bạch (thiết hồn). Lấy bảy thước lụa (một thước ta = 40cm) đặt trên ngực người sắp chết để
đón hơi thở người chết vào đây, rồi kết như hình người, một đầu hai tay còn hai đầu dải rời ra làm chân.
Sau khi làm lễ nhập quan, đặt hồn bạch lên linh sàng để sớm tối rước ra vào. Ngày nay dùng ảnh thay hồn
bạch.
Đặt bông ngoài lỗ mũi để kiểm tra đã hết khí chưa, bông không động đậy là đã mất. Việc này cũng để
xác định giờ tắt nghỉ.
Khi tắt thở, tang chủ đặt chiếc đũa cả ngang hàm (chuẩn bị cho lễ phạn hàm) phủ khăn lên mặt
người chết để ma quỷ khỏi quấy nhiễu. Dùng dây buộc hai ngón tay cái ngón chân cái với nhau. Sau
đó khiêng xác đặt xuống đất rồi lại khiêng lên giường (trải chiếu dưới đất rồi đặt).
Chiêu hồn, phục hồn (Hú vía): người con cầm cái áo của người chết mới thay, trèo lên mái nhà từ phía
trước hú vía ba lần (ba hồn bảy vía ông ... ở đâu về với... hoặc ba hồn chín vía bà ...), sau đó trèo xuống từ
phía sau nhà. Mang áo phủ lên người chết. Ngụ ý mong người chết sống lại. nơi, người làm lễ chiêu
hồn đứng trên mái nhà, hướng về phía trước. Tay trái gicổ áo, tay phải nắm vạt áo to ba lần: ông ...
(hoặc bà...) ở đâu trở về nào.
Lễ (tiểu liệm): Trước khi khâm liệm, phải làm lễ tắm gội, cắt móng tay, chân, thay quần áoMộc dục
mới cho người chết. Nước tắm phải là nước sạch, thơm (nước ngũ vị hương). Dùng khăn bông thấm nước
ấm lau. Cha mất thì con trai tắm, mẹ mất thì con gái tắm. Gia đình thiếu người thì người phụ nữ lớn tuổi
trong gia đình cũng có thể tắm rửa cho đàn ông. Lau tắm xong, gói móng chân, móng tay cho vào một cái
túi nhỏ để vào áo quan, mặc quần áo mới cho người chết.
Lễ : chuẩn bị một nhúm gạo vo sạch và ba đồng tiền. Lấy thìa xúc gạo và một đồng tiền chophạn hàm
vào miệng. Lần thứ nhất , lần thứa hai , lần thứ ba . Lần phạn hàm tái phạn hàm tam phạn hàm
lượt vào bên trái, bên phải và ở giữa. Nhà giàu dùng chín hạt ngọc trai và ba miếng vàng thay cho gạo và
đồng tiền. Bỏ đũa gài ngang miệng, buộc hàm dưới lên sát hàm trên cho miệng khỏi trễ xuống.
Khâm liệm: dùng vải bọc xác người chết thành một khối vuông vức. Trước khi liệm, tang chủ quỳ
xuống khóc, người chấp sự quỳ theo khấn: Sau đó tang chủĐược ngày giờ, xin làm lễ liệm. Cẩn cáo.
sụp lạy và đứng lên. Đến bên thi thể, cởi bỏ dải buộc hàm, chít đầu, phủ mặt bằng một vuông vải hay vóc
nhiễu màu đen lót hàng màu hồng dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, đi bít tất giày cho người
chết.
Nhập quan (đại liệm): chọn được giờ lành thì chuyển thây người chết từ linh sàng vào quan tài, đầu
quay ra phía ngoài, chèn bốn xung quanh cỗ quan cho chặt. Bên dưới quan tài lót giấy bản hoặc chè để
thấm hút khi thây người rữa ra. Trên nắp quan tài đặt một bát cơm lèn chặt và quả trứng luộc giữa đôi đũa.
Sau khi thi thể đã được liệm xong phải phá bỏ ngay chiếc linh sàng, vì nếu không thì dễ xảy ra hiện tượng
trùng tang.
Đặt bàn thờ: lập bàn thờ trước linh cữu.
Thành phục: con cháu vào làm lễ rồi mặc áo tang, đội khăn tang, mũ tang.
Phúng viếng: bạn bè thân thích đến phúng viếng. Con cháu đứng hai bên linh cữu và bàn thờ để đáp lễ.
Đưa đám: con cháu mặc tang phụcngười thân quen đi đưa tiễn theo linh cữu. Dọc đường rắc vàng
thoi (hàng mã) để ma quỷ khỏi quấy nhiễu.
Hạ huyệt: trước khi hạ huyệt phải làm lễ tế thổ thần. Sau đó thầy địa hoặc thầy cúng dùng la bàn
gióng hướng, bấm giờ.
Cúng thất thất lai tuần (cúng chung thất): còn gọi là cúng 49 ngày (bảy lần bảy bốn chín ngày).
Cúng 100 ngày (bách nhật) còn gọi là Tốt khốc (tốt: cuối cùng; khốc: khóc). Cúng 100 ngày xong thì
không khóc và không cúng nữa.
Giỗ đầu (tiểu tường): một năm sau ngày mất thì người nhà làm lễ giỗ đầu.
Giỗ hết (đại tường): hai năm sau ngày mất thì người nhà làm lễ giỗ hết - đoạn tang. Nhưng phải chờ
khoảng hai đến ba tháng sau giỗ hết thì mới được bỏ hết tang phục (trừ phục). Như vậy, tuy gọi là để tang
ba năm nhưng thực tế chỉ là 27 tháng.
Cải táng: dân gian gọi là bốc mộ, sang tiểu. Việc cải táng làm sớm, khi mặt trời chưa lên để tránh ánh
sáng soi vào nơi bốc mộ và hài cốt.
Tảo mộ: vào ngày lễ tết, ngày giỗ… con cháu trong nhà ra mộ quét tước, dọn dẹp mộ phần, bày lễ vật
cúng tại chỗ.
4.4.3. Lễ tết
Phong tục lễ tếtthói quen ăn sâu vào đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận, làm theo. “Tết” là
đọc chệch âm chữ “tiết”- thời gian tính theo âm lịch. Các ngày lễ tết của Việt Nam khá nhiều được
phân bố đều theo thời gian âm lịch trong năm, đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ: Tết
Nguyên Đán; Tết Thượng Nguyên (Nguyên tiêu, Rằm tháng giêng); Tết Hàn Thực (3.3 âm lịch); Tết
Đoan Ngọ (5.5 âm lịch); Tết Trung Nguyên (15.7 âm lịch); Tết Trung Thu (15.8 âm lịch); Tết Trùng Cửu
(9.9 âm lịch); Tết Trùng Thập (10.10 âm lịch); Tết Hạ Nguyên (15.10 âm lịch); Tết Ông Táo (23 tháng
Chạp âm lịch).
Cấu trúc của lễ tết thông thường bao gồm hai phần:
Lễ: thờ cúng trời đất, tổ tiên.
Tết: ăn uống - ăn uống cho những ngày làm lụng vất vả. Tết phải ăn cho nên người Việt thường
nói “ ”. ăn tết
Lễ tết thiên về văn hóa vật chất (nhu cầu được ăn) mang đậm bản sắc văn hoá nông nghiệp Việt
Nam. Lễ tết diễn ra trong không gian thôn dã. Chủ nhân lễ tết, lễ hội người nông dân. Thời gian tổ
chức: mang tính chất chu kỳ. Lễ vật những sản vật của nhà nông như: hoa quả (đặc biệt chuối), gà,
lợn, cơm, xôi…
Lễ tết thể hiện nếp sống cộng đồng, lối sống trọng tình: người Việt rủ nhau đi chợ sắm tết, có người đi
cốt để chơi chợ tết; cùng nhau giết lợn, gói bánh chưng; đi thăm họ hàng, làng xóm, bạn bè… Đặc biệt
sum họp đầy đủ gia đình, gia tiên gia thần…; thể hiện duy biện chứng, tổng hợp: vật chất tinh
thần; hài hòa âm dương; tính dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng…
Tết Nguyên Đán (Tết ta, Tết cả) tết quan trọng nhất trong năm. Ðây thời điểm kết thúc mùa
màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau, người trong họ tộc trở về nhà sum
vầy... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa người Việt:
Phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của trụ; sự giao
cảm giữa trời đất, con người với thần linh…
Thể hiện ý thức nhớ về nguồn cội, “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn: thờ cúng tổ tiên, sửa soạn
phần mộ người đã khuất, biết ơn ông bà, cha mẹ…
Là dịp đoàn viên, sum họp và gắn kết gia đình, gia tộc; họ hàng, làng xóm thăm hỏi nhau…
Khởi đầu một năm mới với niềm lạc quan hy vọng: người ta dành cho nhau những lời nói và tình
cảm tốt đẹp…
Tục lệ được tiến hành trong lễ tết bao gồm:
Tất niên: sau khi mọi công việc để đón mừng năm mới đã hoàn tất (quét dọn nhà cửa, bàn thờ, đèn
nến, chuẩn bị cành đào, chậu quất, thức cúng…) cả nhà quây quần ăn bữa cơm tất niên, chờ vớt bánh,
chuẩn bị đón giao thừa.
Cúng giao thừa trừ tịch: còn gọi lễ để tiễn năm cũ, đón năm mới. Người Việt tin rằng mỗi năm
một vị quan gọi là hành khiển điều hành công việc theo mệnh lệnh của Thiên đế nên trừ tịch là để tiễn vị
hành khiển năm cũ, đón vị hành khiển năm mới. Lễ này được tiến hành vào nửa đêm 30 tháng Chạp.
Xông nhà, xông đất: Người Việt quan niệm người đầu tiên bước chân vào nhà kể từ sau giao thừa nếu
tính tình vui vẻ, xởi lởi lại là người thành đạt thì sẽ đem lại may mắn cho cả nhà.
Chúc tết Mồng một thì ở nhà cha – Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.:
Chúc tết họ hàng, bạn bè, thày cô… thể hiện đặc trưng trọng tình của người Việt. Khi đi chúc tết
gặp trẻ nhỏ thì có lệ . mừng tuổi
Xuất hành: chọn giờ lành, tốt để đi.
Khai bút, khai ấn: những người làm công việc đòi hỏi phải viết lách có lệ khai bút đầu năm. Phải chọn
giờ tốt để viết những nét bút đầu tiên của năm.
Vài tục lệ khác: Đó là phongThịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
vị tết cổ truyền dân tộc.
Tục không văng tục, nói bậy; ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự
Tục kiêng quét và hót rác để khỏi rông.
Bên cạnh Tết Nguyên Đán, cái tết được “ăn” long trọng nhất trong một năm, người Việt còn có các tết
khác như sau:
* Tết Khai hạ (mùng 7 tháng 1 âm lịch)
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba -
lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày
đầu năm cngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. vậy, đến mùng
Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào
mùa Xuân mới.
* (15/1) còn gọi tết Nguyên tiêu, vào đúng rằm tháng Giêng - ngày trăng trònTết Thượng nguyên
đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền Rằm tháng Giêng còn ngày vía của Phật
tổ. Thành ngữ: “ ” xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọiLễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng
người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
* (3/3): “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).Tết Hàn thực
* (tháng 3): Thường đi theo quy luật vận hành của mặt trời - lịch dương, chứ khôngTết Thanh Minh
theo lịch mặt trăng - lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch. “Thanh Minh”
nghĩa trời trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh -
thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất
khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
* (5/5) là - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phátTết Ðoan ngọ Tết giết sâu bọ
sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm
nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con
cọp và gọiNgài Hỗ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khibệnh, lấy đó sắc làm thuốc. Có tục
đi hái thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để nấu uống
quanh năm.
* Tết Trung nguyên (15/7):
Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: (tha tội choTháng 7, ngày rằmtội vong nhân
tất cả người chết). Quan niệm dân gian cho rằng đây lễ cúng những linh hồn lang thang không nơi
nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó...
Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy
đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục “Bông hồng cài áo”
thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
* Tết Trung thu (15/8) vào Rằm tháng Tám. Trung thu tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân
đây họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối
mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...
* Tết Trùng cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch) bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Từ xưa, nho sĩ nước ta đã
theo lễ này, du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.
* Tết Trùng thập (10/10) là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười,
cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. nông thôn, ngày đó
thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan
tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!
* (15 hoặc 10/10) còn gọi là tết Cơm mới. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vìTết Hạ nguyên
đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
* (23/12) là tết mà người Việt tin rằng Táo quân lên chầu Trời tâu việc bếp núc, làm ăn,Tết Táo quân
cư xử của gia đình trong năm qua.
Người Việt hàng năm đều đặn tổ chức các lễ tết của mình như một nghi thức tất yếu thông dụng.
Phong tục này trở thành tục phổ biến trên khắp đất nước, dịp để các thành viên trong gia đình, họ
tộc sum họp, hàn huyên.
4.4.4. Lễ hội
Phong tục lễ hội trong văn hóa Việt Nam là thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội, được cộng đồng thừa
nhận, làm theo. Lễ hội phân bố theo không gian - vùng, miền phản ánh tính mùa vụ, thời vụ của sản
xuất nông nghiệp (từng vùng, làng xã đều có các lễ hội của địa phương mình).
Lễ hội ở nước ta rất đa dạng, phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam có khoảng
8000 lễ hội lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét
tiêu biểu giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn
như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt
trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Nhiều lễ hội gắn với đặc trưng của nghề nông trồng lúa nước. Chẳng hạn, (ở vùng TâyLễ tịch điền
Bắc gọi hội lồng tồng, hạ điền) lễ cầu mong mùa màng bội thu; cúng bằng những vậtLễ cơm mới
phẩm đầu mùa; lễ cúng ông tổ nghề nông; vào dịp lúa đã chín…; hộiLễ Thần Nông Lễ thượng điền
chọi trâu ở Đồ Sơn, Lập Thạch …
Cấu trúc của lễ hội thông thường bao gồm hai phần:
Lễ (yếu tố chính) được hình thành bởi nhân vật thờ phụng, hệ thống di tích, nghi thức thờ cúng mang
tính thiêng. Phần lễ là những nghi thức cần thiết được thực thi trong lễ hội để tạ ơn, cầu xin thần linh phù
hộ, bảo trợ cho con người, thường gắn với các tín ngưỡng. Phần lễ thường giống nhau trong các lễ hội do
triều đình phong kiến quy định.
Hội (yếu tố phái sinh) phần khác nhau giữa các lễ hội, được cấu thành bởi những hình thức sinh
hoạt vui chơi, trò diễn… đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí. Thành tố đáng lưu ý trò diễn để phản ánh
những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp gắn với nhân vật được thờ theo tín ngưỡng nào đó.
Lễ hội thiên về văn hóa tinh thần (nhu cầu được chơi) và mang đậm bản sắc văn hoá nông nghiệp Việt
Nam.
Những lễ hội tiêu biểu:
* : từ 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịchHội Đền Hùng
Lễ hội diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ
chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương đại diện của Nhà nước tại
đền Thượng nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn bánh chưng, bánh
dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Phần rước, nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương,
Phượng Giao, Cổ Tích...
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
* mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Phần chính của hội là hát quan họ giữa cácHội Lim
“liền anh”, “liền chị”, hát sau chùa, hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền... với đủ các làn
điệu quan họ khác nhau.
Hội Lim còn có các cuộc thi dệt của các cô gái Nội Duệ, vừa dệt vừa hát quan họ.
* (Hải Phòng) chính thức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên trước đóHội chọi trâu ở Ðồ Sơn
đã có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Chọi trâu Ðồ Sơnmột ngày hội, gắn với
tục thờ thuỷ thần với tục hiến sinh. Nhưng độc đáo hơn cả thể hiện tinh thần thượng của người
dân.
Lễ hội nước ta cùng phong phú, được tổ chức rộng khắp các địa phương, trở thành một nét sinh
hoạt văn hóa độc đáo, biểu trưng cho tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp lúa nước.
C hương 5 :TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
5.1. Khái niệm tiến trình lịch sử văn hoá
Nghiên cứu lịch sử văn hóa là nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá theo trục thời gian tuyến tính. Ứng với
mỗi giai đoạn khác nhau, văn hoá loài người nói chung, văn hoá dân tộc nói riêng có những đặc trưng
khác nhau. Tiến trình lịch sử văn hoá tìm hiểu những đặc trưng riêng trong từng thời kỳ phát triển của văn
hoá.
Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam là một cuộc hành trình dài trong mấy nghìn năm, trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau của lịch sử. Mỗi thời kỳ, văn hoá có những nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền
chung.
5.2. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam
Theo đa số các nhà nghiên cứu, nền văn hoá Việt Nam phát triển qua 6 mốc lớn sau:
5.2.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể trên dải đất Việt Nam ngày nay,
người cổ đại xuất hiện từ bao giờ. Có rất nhiều công trình khảo cổ học, mỗi công trình cho một kết quả
khác nhau. Vì thế, chỉ có thể nói một cách chung chung, mốc văn hoá được bắt đầu khi trên dải đất của Tổ
quốc ta có người cổ đại sinh sống và phát triển.
Thời tiền sử, sơ sử cách đây quá xa, nên căn cứ để xác định văn hoá là các di chỉ, hiện vật của khảo
cổ học.
5.2.1.1. Thời tiền sử
Căn cứ vào những di chỉ là công cụ bằng đá thô sơ, giới nghiên cứu xác định thời tiền sử là thời kỳ
đồ đá của văn hoá Việt Nam.
Thời kì đồ đá cũ: mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ
kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Trên bề mặt Núi
Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học
thường gọi), có bàn tay gia công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ “tay
nghề” ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được chế tác cẩn thận
nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu
kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Thời kì hậu đồ đá cũ: thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã cư trú trên một địa bàn
rất rộng và là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ
Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở Phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của
vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá
vôi.
Các bộ lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song
đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của
các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có
loại cắt ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa
tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Vết tích cư trú của loài người thời nàychỉ hạn chế ở một số
vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động.
Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng, họ đã có tư duy
phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại
hình công cụ. Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người chết ở nơi cư trú cùng với các công cụ
lao động. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ.
Thời kì đồ đá mới: thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất và
kĩ thuật sản xuất. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá,
đất sét, xương, sừng, tre, gỗ… Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ
nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân
số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình kéo dài trong khoảng từ
12.000 đến 7000 năm cách ngày nay. Người Hoà Bình sống chủ yếu bằng săn bắt (bắn), hái lượm và bắt
đầu trồng trọt (các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu
bí, được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình).
Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã mở rộng vùng đất sống đến trước
núi và ven biển. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hoá Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ
An), Hạ Long… với những làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất
hiện và ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.
Cư dân thời đại đá mới đã bước đầu nảy sinh tình yêu nghệ thuật. Họ để lại dấu vết của nghệ thuật
như những hiện vật bằng xương có vết khắc hình cá, hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội,
những mảnh thổ hoàng… Họ có một bước phát triển tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian
vũ trụ còn được thể hiện bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ vẽ trên đồ
gốm. Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.
Những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nông nghiệp đã làm hình thành rõ nét tính địa
phương của văn hoá trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại đá mới (cách đây khoảng 5000 năm).
Thời kì này cũng xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ. Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc
biệt là mặt trời đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người. Văn hoá thời kỳ đồ
đá kết thúc khi người Việt cổ phát hiện ra kim khí.
5.2.1.2. Thời sơ sử
Mốc thời gian thời sơ sử đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có ý kiến tính từ thời
Văn Lang, có ý kiến lại tính từ thời Âu Lạc (từ 208 - 179 TCN). Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu tính
từ thời Văn Lang, cách đây khoảng 4000 năm. Theo thư tịch cổ, thời Văn Lang khởi đầu khoảng giữa
thiên niên kỷ III TCN. Bên cạnh di chỉ khảo cổ học, thời sơ sử được chứng minh thêm qua các truyền
thuyết. Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam đã hình thành ba trung tâm:
-Văn hoá Đông Sơn (Miền Bắc)
- Văn hoá Sa Huỳnh (Miền Trung)
- Văn hoá Đồng Nai (Miền Nam)
* Văn hoá Đông Sơn
Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực
sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Các nền văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn
đồng thau (từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN) phân bố ở lưu vực sông Hồng. Trong giai đoạn này, con
người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm đạt độ nung cao
hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới - đồng, đã
gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hoá của các cộng đồng người.
Đặc điểm văn hoá địa phương khá rõ ràng trong thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam. Dựa vào
đặc điểm, tính chất của di vật, di tích, ta thấy có sự phát triển riêng của từng khu vực ở lưu vực sông
Hồng, sông Mã, sông Cả. Điều này phản ánh một thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc
giữa các vùng. Ở các khu vực nói trên có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế -
xã hội (hoạt động trao đổi kinh tế, trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo), hoặc
quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, xung đột và hoà giải.
Cư dân tiền Đông Sơn trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn gà… Làng mạc
giai đoạn này có diện tích rộng. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các di chỉ mộ táng. Cư dân
văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư
duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu
hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác
nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất
nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá, đúc đồng.
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới chỗ hoà
chung vào một nền văn hoá thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc các nhóm bộ lạc tập hợp lại trong
một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn hoá được hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới
Việt- Trung cho đến bờ sông Gianh Quảng Bình, mặc dù theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn có
những dáng hình địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nền văn hoá tiền Đông Sơn nào trước đó lại có
phạm vi phân bố rộng như vậy.
Việc trồng lúa nước của người Việt cổ giai đoạn này đã được ghi chép trong một số sách của Trung
Quốc như , … Cư dân văn hoá Đông Sơn là cư dân nông nghiệp Thuỷ kinh chú Giao châu ngoại vực kí
trồng lúa, canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Sản xuất của họ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.
Song, thời kì này họ có thể đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của
cư dân Đông Sơn gồm: cuốc, xẻng, mai, thuổng và có lưỡi cày bằng kim loại. Cùng với việc trồng trọt,
họ còn biết chăn nuôi. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình bò, trong một số di chỉ khảo
cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà.
Kĩ thuật đúc đồng thau rất đáng chú ý. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt.
Đặc biệt, người Đông Sơn đã để lại những biểu tượng của văn hoá dân tộc. Đó là những trống đồng, thạp
đồng Đông Sơn. Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hoá Đông
Sơn. Ngoài ra, người Đông Sơn còn biết chế tạo thuỷ tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế
tác đá.
Việc phòng thủ chiến tranh cũng đã được cư dân Đông Sơn chú ý. Tiêu biểu là thành ốc Cổ Loa.
Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú. Trống đồng cho thấy họ đóng
khổ, mặc vỏ sui và biết để một số kiểu tóc (trên trống đồng). Riêng với nữ phổ biến mặc váy thay khố,
một số có áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm. Ngoài ra còn có một số trang phục lễ hội như váy
lông chim hay lá kết, khố dài thêu… Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức. Đồ trang sức thường được
làm bằng đồng, thuỷ tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Những nghi lễ và tín ngưỡng giai
đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ mặt trời, mưa giông, các nghi lễ phồn thực
và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều… Phong tục tập
quán của người Đông Sơn cũng rất đa dạng, ví như tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non,
uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục ma chay, cưới xin… Các lễ hội có hội mùa với lễ hiến sinh trâu
bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. Nghệ thuật âm nhạc đã khá phát triển thể
hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn. Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách,
khèn. Giao lưu văn hoá thời kì này rất rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai, ở phía Bắc có
mối quan hệ và tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục địa.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một quốc gia Văn Lang
một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hoá Đông Sơn.
Thời kì này có sự hình thành những huyền thoại, thần thoại. Hệ thống thần thoại này dù đã bị vỡ ra
từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc, trước sự tiếp biến với văn hoá Hán cũng như với các tôn giáo lớn từ
bên ngoài, song vẫn còn lại ít nhiều qua các ghi chép về sau này của người Việt và dưới dạng sử thi- thần
thoại ở các bài mo “ ” của người Mường. Những huyền thoại này đã phản ánh quá trình Đẻ đất đẻ nước
khai phá và chiếm lĩnh các đồng bằng của cư dân Việt cổ, quá trình hội nhập các bộ lạc hay nhóm bộ lạc.
Dựa trên những chứng cứ về mật độ phân bố và quy mô của các di tích khảo cổ học (nơi cư trú, mộ
táng, công xưởng…) trên các địa hình khác nhau từ miền núi, đồng bằng, duyên hải và đảo của các hiện
vật khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, có một sự mở rộng các quan hệ giao lưu
giữa các công xã. Loại hình công xã thời hậu kì đá mới là loại hình công xã thị tộc phát triển. Xã hội của
người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ.
* Văn hoá Sa Huỳnh
Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung
(từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
Nền văn hoá này có quan hệ gốc gác với các nền văn hoá hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển
như văn hoá Bàu Tró, Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hoá Bầu Tró, có không gian phân bố cận kề với văn
hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kì
thời đại sắt sớm (những thế kỉ VII - VI TCN tới thế kỉ I- II trước và sau công nguyên). Các nhà nghiên
cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả ba giai đoạn sơ, trung kì (thời đại đồng thau) và hậu kì
(sơ kì thời đại sắt) đều có những đặc trưng chung và văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay Sa Huỳnh cổ xưa
là bắt nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau và chắc chắn có sự tham gia ảnh hưởng của một số
yếu tố văn hoá khác. Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh, dựa trên những niên
đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gòn (Phú Hoà- Đồng Nai), Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện
vật văn hoá Hán như tiền Ngũ Thù, Vương Mãng ở di tích Hậu Xá (Hội An- Quảng Nam), có thể chấp
nhận niên đại muộn nhất của các di tích là thế kỉ I, II SCN.
Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được người Sa Huỳnh sử dụng để chế tác công cụ và
vũ khí. Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra họ còn có các
nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức. Trong các di tích tìm thấy nhiều dọi xe chỉ các loại và
những dấu vải còn in trên công cụ vũ khí bằng sắt trong các mộ chum. Nghề gốm rất phát triển với nhiều
loại chum, vò, bát bồng, đèn, hình bình lẵng hoa, bình con tiện, cốc cao chân… và vô số những đồ gia
dụng. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh cũng là những người có năng khiếu thẩm mĩ, khéo tay và có mĩ cảm. Họ
dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai…) bằng thuỷ tinh, mã não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã
não (mã não được nhập từ nơi khác đến, vì vùng miền Trung không có nguyên liệu này). Khuyên tai (hay
bùa đeo) hai đầu thú và ba mẩu là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn biết
nấu cát làm thuỷ tinh và dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tai, khuyên tai
ba mấu, hai đầu thú…). Từ đây đồ trang sức thuỷ tinh lan ra cả phía Bắc và vào phương Nam.
Thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng
ven biển. Họ cũng sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng, biết phát triển các nghề phổ
thông, từng bước họ đã mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải
đảo và rộng hơn với Ấn Độ, với Trung Hoa. Đặc biệt ở giai đoạn cuối, phát triển nghề buôn bán bằng
đường biển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành một số tiền
cảng thị hay cảng thị sơ khai.
Mật độ phân bố di tích cũng như quy mô lớn của các di chỉ văn hoá Sa Huỳnh là chứng cớ của sự
quần tụ đông đúc dân cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu
là dấu hiệu về sức sản xuất của cư dân văn hoá này, đều chứng tỏ ở giai đoạn cuối đã hình thành một nhà
nước sơ khai. Sự trùng hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh và niên đại
mở đầu của văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt là đồ gốm và đồ
trang sức, của táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy Nhà nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà
nước Sa Huỳnh.
*Văn hoá Đồng Nai
Sau thời đại đá cũ, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỉ II- I TCN đã trở thành một trong ba
trung tâm văn hoá lớn của thời đại kim khí.
Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ với bản
sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Các di tích phân bố suốt từ vùng đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu các con
sông và ven biển. Di vật tìm thấy gồm nhiều chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương… Đá là loại di vật
phổ biến và có số lượng lớn. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng
cụ bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp kim bản địa
trong toàn miền. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức và nguyên
liệu. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất,
vũ khí (rìu, bôn, cuốc, mai, dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên). Loại hình trang sức thường gặp là các loại
vòng, vật đeo. Tại di tích Đồi Phòng Quân đã tìm được nhiều dấu tích của di chỉ xưởng. Công xưởng này
được chuyên môn hóa để chế tạo một loại sản phẩm duy nhất là vòng đá.
Đàn đá là sản phẩm đặc thù của văn hoá Đồng Nai. Đàn đá có mặt ở nhiều di tích, có niên đại
khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là ở Bình Đa, lần đầu tiên đàn đá được tìm thấy trong một tầng
văn hoá cổ, cùng với tổ hợp di vật gốm đá khác. Phát hiện này đã giúp xác định được niên đại đàn đá,
khẳng định sự tồn tại của một nhạc cụ cổ truyền ở Đồng Nai nói riêng và ở nước ta nói chung. Nghề đúc
đồng và luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4000 năm cách ngày nay. Tuy vậy, dựa trên những tư
liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc
đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, Cái Vạn, Dốc Chùa, Bưng Bạc… với hàng loạt khuôn đúc loại
hai mang liên hoàn nhiều vật đúc.
Văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng bởi sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại hình, nhiều về số lượng.
Đặc biệt những tổ hợp hiện vật gỗ tìm thấy ở các di tích vùng ngập mặn ven biển như Bưng Bạc, Bưng
Thơm, Cái Vạn… Bên cạnh đó là bộ sưu tập công cụ- đồ dùng chế tác từ xương sừng hết sức độc đáo
chưa từng có ở Đông Nam Á, với những lưỡi câu lớn gia công từ sừng hươu, dao và kim dùi từ xương trụ
của chó nhà, rìu có vai từ mai rùa biển và nhóm trang sức đủ loại.
Về đời sống kinh tế của cư dân văn hoá Đồng Nai, các nhà nghiên cứu cho rằng, những hình thức
quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không
dùng sức kéo. Ngoài ra còn có trồng rau đậu, cây có quả- củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù
của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, tôm và nhuyễn thể của sông biển.
Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện vật nghệ thuật. Tín
ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ô van hoặc chữ nhật và bán cầu có
lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng ở Dốc Chùa,
tượng Trút Long giao bằng đồng… Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hoá láng giềng
như trống đồng Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hoá Sa Huỳnh. Ở giai đoạn
cuối của nền văn hoá này, khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống của cư dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản xuất và khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh
tế- văn hoá nội vùng, tạo thành những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực
trung tâm, hình thành cơ cấu xã hội có giai cấp sơ khai và Nhà nước khởi thuỷ vào những thế kỉ đầu công
nguyên.
Nói chung, thời sơ sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay có ba nền văn hoá: Sa Huỳnh, Đông Sơn,
Đồng Nai, là ba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền Đông bán đảo Đông Dương. Ba phức hệ văn
hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn, ứng với ba quốc gia cổ: Văn Lang- Âu Lạc, Sa
Huỳnh- Chămpa, Phù Nam.
5.2.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN, nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách
lớn. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như vừa được xác lập và tồn tại chưa được bao
lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự
sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô
Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường được gọi là
thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa
bao giờ chịu khuất phục. Trong tiến trình lịch sử văn hoá bên cạnh xu hướng Hán hoá là xu hướng chống
Hán hoá mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt, văn hoá Việt.
Thời kì này có sự phát triển của những trung tâm văn hoá sau: văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc
Bộ, văn hoá Chăm pa, văn hoá Óc eo.
5.2.2.1.Văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị và chính sách văn hoá mà thế
lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt. Nhìn chung, văn hoá đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba đặc điểm
lớn: Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán; Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn
Độ; Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Thứ nhất, văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán: Nhà
Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:
- Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các quận (đứng đầu là các
thái thú), châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán.
- Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
- Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang ma, cưới xin... dần
dần bị Hán hoá.
- Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục…
Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến dạng. Nhiều yếu tố văn
hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam.
Thứ hai, giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ: Sự giao lưu văn hoá này mang
tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức. Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn
hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà
phát triển của văn hoá Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời
sống tinh thần, xã hội.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
5.2.2.2. Văn hoá Chămpa
Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc Chămpa (trước đó gồm
nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc
khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn
tại đến thế kỷ XV). Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng
hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
- Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng lúa nước, nghề rừng
thủ công, buôn bán bằng đường biển; Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ. Người Chăm
lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình.
- Chính trị: nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền
hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan võ và ngoại quan. Nghi lễ được quy định
nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng và ngự trên
mình voi, đi theo có lính và các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong
cung vua nuôi nhiều vũ nữ.
- Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật,
đạo Hồi. Người Chămpa cũng có tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
- Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng- chữ Chăm cổ (được
ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này không được sử dụng vào sáng tác văn chương
(do không có nghề làm giấy).
- Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng đồi núi cao, gạch
gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định... và nổi tiếng nhất là khu thánh địa Mĩ Sơn- Quảng Nam (cách Trà Kiệu- kinh đô cổ khoảng
20 km). Khu thánh địa Mỹ Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã
được UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới (ở Trà Kiệu có độ 10 công trình, ở Đồng Dương có
khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX).
- Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara. Tượng các vũ nữ rất phong phú, có
pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng. Nhưng pho nào cũng có điệu bộ, cử chỉ
mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ là Vũ
nữ thiên thần Ápsara. Ngoài các tượng vũ nữ còn có các hoa văn, các tượng thần khác tượng trưng cho
sức mạnh quân sự (thần cầm kiếm, thần cầm mộc - có hình cong như mo cau, tầu lá dừa...).
- Âm nhạc: nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù hợp với văn hoá cung
đình và sinh hoạt tôn giáo. Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn Độ, người Chăm đã kết hợp với tín
ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
Với tất cả những đặc điểm trên, trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hoá Chămpa đã để lại
dấu ấn độc đáo trong sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói chung.
5.2.2.3. Văn hoá Óc Eo
Tên gọi Óc Eo là quy ước của các nhà nghiên cứu, do người Pháp đặt khi họ phát hiện khu di tích
khảo cổ lớn ở Tam Giang. Tên gọi này dùng chỉ vùng văn hoá Nam Bộ, gồm cả Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Trong đó, có nhiều tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Văn hoá Óc Eo là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn
về mặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây là vùng có đặc điểm địa lý đa dạng:
vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
- Đặc điểm: cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với rất nhiều
loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, họ cũng có nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm
có những bước phát triển đột biến. Những năm gần đây, thành tựu của khảo cổ học, nhất là việc trục vớt
được những con tàu chở nhiều chủng loại gốm quý ở biển Đông đã cho phép khẳng định: nghề gốm đã đạt
đến trình độ phát triển cao, có thể so sánh với khu vực và sản phẩm của nó thu hút sự chú ý của nhiều
quốc gia trong khu vực rộng lớn. Các nghề đúc đồng, nghề rèn sắt, nghề làm đồ trang sức cũng phát triển.
Đồ trang sức tìm thấy rất phong phú: vòng nhẫn, hoa tai vàng, vòng mã não, hạt chuỗi đá... Cư dân Óc Eo
tiến tới một trình độ giao lưu, buôn bán không còn thuần tuý là những trao đổi hàng hoá giản đơn mà đã
trao đổi thông qua vật trung gian- đó là đồng tiền.
Nói chung, văn hoá Việt Nam đầu thiên niên kỉ đã tồn tại 3 vùng văn hoá với những đặc trưng khác
nhau. Văn hoá Việt Nam thời kỳ này phải được hiểu là tổng hoà diễn trình của cả ba nền văn hoá ấy. Mỗi
nền văn hoá đều in dấu ấn sâu đậm của sự giao lưu văn hoá (hoặc cưỡng bức hoặc tự nguyện), nhưng nhìn
một cách tổng quát, quá trình phát triển văn hoá dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống, bản sắc của mình.
Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hoá, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn hoá đều có những
nét chung của cơ tầng văn hoá Việt Nam và nó phát triển tiếp nối, liền mạch, không đứt đoạn với giai
đoạn sau.
5.2.3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ (938 - 1858)
Đây là giai đoạn văn hoá dân tộc trải qua 3 cuộc phục hưng văn hoá lớn:
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ X-XIV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XVIII
5.2.3.1. Văn hoá Việt Nam thế kỷ X- XIV (văn hoá Lý -Trần)
Văn hoá thời Lí -Trần có những đặc trưng: là giai đoạn phục hưng văn hoá lần thứ nhất của dân tộc
- thời kỳ khôi phục, khẳng định nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng văn hoá Phật giáo bao trùm trong đời
sống xã hội; thời kỳ bắt đầu xây dựng nền văn hoá bác học. Thời Lí- Trần, văn hoá nước nhà đã đạt được
những thành tựu to lớn.
Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với nền kinh tế điền
trang thái ấp. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Trong lễ tịch điền, vua đích thân
cày những đường cày đầu tiên. Nhà nước đặt hẳn chức quan “Hà đê” để trông coi đê điều. Đê điều được
tu bổ xây đắp (đê Cơ Xá- Hà Nội đắp dưới triều nhà Lý- 1118). Nhà nước nhập thêm giống lúa mới từ
Chiêm Thành (nay gọi lúa chiêm). Kể từ đây, mỗi năm có hai vụ lúa. Trâu bò được chăm sóc, bảo vệ…
Chính vì vậy, nền sản xuất dưới triều đại Lý- Trần dần dần đi vào ổn định, tạo cho quần chúng nhân dân
có nguồn sống no đủ.
Kiến trúc: trước hết phải kể đến hoàng thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành
và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng thành trở thành một trung tâm kinh tế,
văn hoá, chính trị của cả nước. Kinh thành ngày càng được xây dựng kiên cố, mở rộng.
Tiếp theo là các công trình gắn liền với Nho giáo và sự nghiệp giáo dục Văn Miếu được xây dựng
năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076
dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám đã chứng tỏ nhà nước bắt đầu sử dụng Nho giáo trong việc xây
dựng, phát triển triều chính và đất nước.
Thứ nữa là các công trình gắn liền với Phật giáo. Chùa chiền thời này được xây dựng rất nhiều.
Riêng năm 1031 nhà nước cho xây tới 950 ngôi chùa. Có năm riêng nguyên phi Ỷ Lan đã cho xây tới 71
ngôi chùa. Rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ này: Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa
Keo (Thái Bình), Chùa Thầy (Hà Nội), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)... Trong các công trình Phật giáo, có
bốn công trình được mệnh danh là (khí: vật dụng), bao gồm: Tháp Báo Thiên ở Hà Nội, Tứ Đại Khí
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều- Quảng Ninh, Chuông Quy Điền (chùa Diên Hựu), Vạc Phổ
Minh trong chùa Phổ Minh (xã Tức Mạc- ngoại thành Nam Định).
Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan niệm thẩm mĩ của
thời Lý Trần. Rồng thời Lý đạt đến độ thanh thoát, mềm mại, tinh xảo có nhiều biểu tượng về nước, mưa,
gió. Rồng thời Lý cũng mang nhiều đặc điểm của văn hoá Phật giáo thời kì này. Rồng thời Trần dữ dội
hơn, mang dáng dấp con rồng ở Tử Cấm Thành. Con rồng thời Trần đã mang theo ý nghĩa tượng trưng
cho uy quyền của nhà vua.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như dệt, gốm, mĩ nghệ… Nghề dệt
đã có nhiều thành tựu, từ vải, lụa đến những loại gấm đoạn với đủ các màu sắc và hoạ tiết trang trí đặc sắc
đã được những người thợ dệt khéo tay và thông minh nhà Lý làm ra.
Nghề gốm là nghề có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao. Những lò gốm thời kì này làm ra
khá nhiều gạch, ngói đặc biệt là loại ngói bằng sứ trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn có
trang trí và khắc niên hiệu đời Lý. Thời Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình
thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như làng Ma Lôi (Hưng Yên).
Thương nghiệp thời nhà Lý bắt đầu khởi sắc. Dưới triều Trần có nhiều phố buôn bán như Vân Đồn,
An Bang (Quảng Ninh), Nghi Hoà Đình (Cao Bằng)... Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61
phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có phường thủ công và phố xá buôn bán.
Về văn hóa tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý- Trần là sự dung hoà tam giáo (Nho- Phật- Đạo),
còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trong đó, Phật giáo chiếm vị trí quan trọng nhất. Các trí
thức Phật giáo có vai trò quan trọng. Chính họ đã gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham gia vào sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, các cao tăng đã tham
gia chính sự ở triều đình.
Nho giáo thời kì này chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như
một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, dựng tượng Chu Công, mở Quốc
Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu để chọn lựa nhân tài. Sau đó, nhà Lý còn mở các khoa
thi đầu tiên với các môn thi: viết chữ, làm tính, hình luật… Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã
hội. Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hoá, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử. Trong hàng ngũ
quan lại, người xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Đáng lưu ý là từ nền giáo dục này, tinh thần
Khổng giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Việt Nam.
Đạo giáo cũng đã du nhập vào Việt Nam nhưng ảnh hưởng của nó là sự kết với hợp nhiều yếu tố:
tín ngưỡng dân gian, dung hợp với Nho giáo và Phật giáo. Dưới thời Lý Trần, ảnh hưởng của nó vẫn tiếp
tục tạo nên thời kỳ “Tam giáo đồng nguyên”.
Nền văn hoá bác học được hình thành và phát triển: văn học viết được hình thành với một đội ngũ
tác giả hùng hậu. Đội ngũ này được tạo ra từ hai nguồn, một là các trí thức Phật giáo, hai là các trí thức
Nho giáo. Căn cứ vào tài liệu hiện có, từ thế kỉ X đến thế kỉ XII có trên 50 tác giả, trong số đó, đa số là
các nhà sư; từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu
trong văn học thời Lý là thơ, mà phần lớn lại là thơ của các nhà sư, do đó, nội dung liên quan đến triết học
và giáo lí Thiền tông. Tuy thế, nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn hoá. Đáng lưu ý nhất là
Nam quốc sơn hà Chiếu dời đô, Dụ chư tì tướng hịch văn.., . Ở thời nhà Trần, đa số thi nhân là các nho sĩ.
Đó là các tác giả Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi
Khanh…
Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, thời kì này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ
Nôm. Chữ Nôm có thể có từ thời Lý nhưng thơ văn bằng chữ Nôm từ thời Lý thì chưa có bằng cứ. Sử
sách có nhắc đến các tác giả có tác phẩm bằng chữ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc
đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Giáo tử phú Vịnh hoa Mạc Đĩnh Chi với , Huyền Quang với
Yên Tử phú… Ngoài ra, thời kì này các tác giả văn Nôm khác như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An… Đặt
trong tiến trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học viết (cả hai hình thức: chữ Nôm và
chữ Hán) đều là bước phát triển và về số lượng và chất lượng của nền văn hoá.
Tóm lại, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề. Hệ quả
của chính sách đồng hoá về mặt văn hoá đã làm cho dấu ấn về thành quả văn hoá của một nghìn năm hết
sức nghèo nàn, dù cha ông ta có tinh thần đề kháng mãnh liệt. Đến giai đoạn này, tất cả các thành quả đạt
được có thể coi là những bước đột phá. Do đó, văn hoá Lý- Trần xứng đáng được coi là cuộc phục hưng
lần thứ nhất của văn hoá dân tộc.
5.2.3.2n hoá Việt Nam thế kỷ XV-XVII (thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê)
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vi. Năm 1400, nhà Hồ lên nắm quyền, đổi tên nước là Đại Ngu. Nhà
Hồ đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhưng lại bị quý tộc và nông nô chống lại. Năm1407, nhà Minh lấy c
phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta. Năm 1413, nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh. Nhà Minh thực
hiện chính sách khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo và thâm độc. Năm1427, cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn thắng lợi, nhà Lê ra đời. Nhà Lê lấy mô hình Nho giáo để xây dựng đất nước. Từ đây xã hội Việt
Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá. Nhà Lê cực thịnh vào triều Lê Thánh Tông.
Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, văn hoá Việt Nam thời
kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập và chi phối diện mạo văn hoá Việt Nam. Thời
Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên
mới trong lịch sử và trong văn hoá dân tộc. Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2. Các thành
tựu văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ của triều đại
nhà Lê.
Văn hoá vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Các triều đại nhà Lê
có nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú
trọng. Triều đình đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi
hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi nông,
động vi binh". Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao
dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân… Với những chính sách đó, sản
xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được thắng lợi lớn.
Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống
được khôi phục. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc biệt là Thăng Long. Ngay dưới thời
Hậu Lê, Thăng Long đã hình thành 36 phố phường, nhiều phường trở thành phường nghề. ghiDư địa chí
lại một số phường chuyên nghề nổi tiếng như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa,
Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, T Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp y. Ở nông thôn, đã
xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ)… Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và
thủ công nghiệp đã tạo ra một nền sản xuất mang tính tự cấp tự túc, duy trì và đảm bảo cuộc sống no đủ
cho dân chúng, khiến xã hội thái bình, thịnh trị.
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông
thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu
thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà
nước kiểm soát nghiêm ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ
An), cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách
“bế quan toả cảng".
Về văn hóa tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo
đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho giáo. Đề cao Nho giáo, các vua Lê
sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật và Đạo. Lê Thái Tổ quy định sư tăng
trên 50 tuổi phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan
lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu trong
triều kết giao với tăng, đạo. Tuy nhiên, dù không được Nhà nước khuyến khích nhưng Phật, Đạo thời Lê
sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân.
Văn hoá giáo dục: triều đình định ra những quy định về giáo dục rất chặt chẽ. Lớp học mở rộng từ
trung ương đến địa phương. Bên cạnh Quốc Tử Giám, Thái học viện- cơ quan giáo dục cao nhất của nhà
nước phong kiến- các làng xã cũng có trường học tư. Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng
tuyển sinh và học tập, nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học
tập. Giám sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng và học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã. Khoa
cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ: Đặt ra lệ thi ba năm một lần, từ địa phương đến trung ương: hương-
hội- đình. Nhà Lê cũng đặt lễ cúng danh, lễ vinh quy... nhằm tôn vinh những người đỗ đạt. Bộ máy quan
lại được lựa chọn qua thi cử, trừ rất ít con em quý tộc theo chế độ nhiệm cử, tiến cử. Tất cả những chính
sách này khiến Nho giáo có sự phát triển đột biến, độc tôn, lấn át Phật giáo và Đạo giáo. Có thể nói, đây
là thời kỳ hoàng kim, đỉnh cao của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Về văn hoá tổ chức xã hội: các vua thời Hậu Lê quan tâm và thực hiện kiện toàn bộ máy nhà nước
quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới
đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi
mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một
nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp luật.
Trước khi luật Hồng Đức ra đời, nhà Lê ban hành các chiếu, chỉ ở từng lĩnh vực đời sống xã hội. Đến thời
Hồng Đức, năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi
hay . Đây là bộ luật khá hoàn chỉnh, bao quát được nhiều mặt Quốc triều hình luật Bộ luật Hồng Đức
của đời sống, bao gồm: Luật hình, luật hôn nhân, luật dân sự tố tụng... Bộ luật là một bước tiến đến trình
độ cao trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp
quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới
Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê
Thánh Tông... Đặc biệt, sự xuất hiện của Hội Tao đàn (do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần
như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh) có ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta
có “Hội nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, có quan điểm sáng tác, có hoạt động
sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình...
Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, sáng tác văn học chữ Nôm cũng để lại những thành tựu lớn, trong
đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thơ ca viết bằng tiếng mẹ đẻ: Quốc
âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc,
"sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam
Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn Thiên Nam dư hạ tập
lại 4- 5 quyển). Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô
Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý
giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử
dân tộc. Về địa lý, đáng kể là cuốn của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn Dư địa chí
dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Hồng Đức bản đồ
Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn , Lương Thế Vinh soạn Bản thảo thực vật toản yếu
Đại thành toán pháp;Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn tính toán rất chính xác trong Lập thành toán pháp,
việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng thành Thăng Long: Đại Hưng (Cửa Nam) và Đông Hoa (Cửa
Đông). Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như
hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị
miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian (rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm. lý liên
Các loại hình nghệ thuật khác ở thời Hậu Lê cũng có nhiều bước phát triển. Tuồng chèo cũng phát
triển. Thời kì này, xuất hiện những công trình mang tính lý luận về tư duy nghệ thuật: Hý phường phả lục
của Lương Thế Vinh.
Kiến trúc điêu khắc cũng có những thành tựu lớn: hệ thống đình làng thời Lê trở thành biểu tượng
của văn hoá làng xã. Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI,
với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay
chỉ còn lại đôi lan can rồng đá). Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với
hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
Các thành tựu trên làm cho thời Hậu Lê thực sự trở thành một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử văn
hoá dân tộc. Mọi thành quả văn hoá thời này đều gắn bó với các chính sách tiến bộ của thời đại. Điều đó
có ý nghĩa ngay cả trong thời đại ngày nay trong xây dựng văn hoá mới. Văn hoá thời Hậu Lê xứng đáng
được coi là cuộc đại phục hưng văn hoá lần thứ hai của lịch sử văn hoá dân tộc. Thành tựu về văn hóa
khiến cho ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
5.2.3.3. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI- 1858
Thế kỉ XVI- XVII, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến dẫn đến sự sụp đổ liên tiếp
của các triều đại. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Mạc, Lê, Nguyễn tranh chấp quyền lực, đẩy đất nước
vào cảnh nội chiến. Sang thế kỷ XVIII, nội chiến chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị phân làm hai: Đàng
Trong, Đàng Ngoài. Chính quyền suy loạn. Năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ dẹp tan 20 vạn quân
Thanh và các tập đoàn phong kiến, lập nên triều Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn
được thiết lập. Triều Nguyễn lấy Nho giáo làm quốc giáo. Tình hình lịch sử ảnh hưởng lớn đến đặc điểm
văn hoá giai đoạn này.
Về văn hoá tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi. Cùng với sự xuống dốc của
chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến- Nho giáo bước vào thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu
thế kỉ XIX. Các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo
trong đời sống tư tưởng văn hoá. Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo có
được vị thế của nó như ở thế kỉ XV.
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua,
chúa, quý tộc, quan lại cả Đàng ngoài và Đàng trong đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để
trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông,
Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hương Hải… (ở Đàng ngoài) và các chùa Thiên Mụ,
Hoà Vang, Mỹ An, Thuận Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc ân… (ở Đàng trong) đều được sửa chữa
hay xây dựng trong thời kỳ này.
Đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc đạo, luyện đan khá
thịnh hành ở Đàng ngoài. Các chúa Trịnh cho trùng tu quán Trấn Vũ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng
Thánh Trấn Vũ cao khoảng 3,9m, nặng 4 tấn, sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn Vũ ở quán Trấn
Vũ. Một số thân vương, quan lại, quý tộc cúng tiền của giúp việc xây dựng. Ở Đàng trong, chúa
Nguyễn Phúc Chu hay tin vào lời nói của các thuật sĩ Nguyễn Hữu Thừa, Đặng Văn Minh.
Trong khi ý thức hệ phong kiến suy loạn thì tư tưởng nhân văn trỗi dậyvà phát triển mạnh mẽ. Đó
là tư tưởng vì con người, đề cao con người gắn liền với sự chống lại cái xấu, cái ác nhằm giải phóng con
người. Việc hình thành chủ nghĩa nhân văn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên là sự hỗ trợ từ sức
sống khoẻ khoắn của các phong trào khởi nghĩa nông dân. Thứ nữa, còn là sự đối lập trong tình trạng
khủng hoảng của tư tưởng phong kiến, nhiều người tích cực, tiến bộ tìm đến tư tưởng mới nhằm thoát ra
khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
Sự xuất hiện của đạo Thiên chúa: Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi: “Năm Nguyên
Hoà thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người Tây tên là Inêkhu theo đường biển lẻn vào giảng
đạo Giatô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ nay thuộc Nam Định”. Từ đó, các giáo sĩ Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông để truyền giáo. Như vậy, trong đời sống tư tưởng Việt Nam có
thêm một tôn giáo. Đó là Kitô giáo. Sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam có phần khác biệt với Phật
giáo, Nho giáo ở Việt Nam. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo này qua các thời kì lịch sử có
khác nhau. “Trong thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh- Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ.
Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động để chuẩn bị cơ sở cho những hành động can thiệp và xâm
lược sau này” (Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). Nhà Nguyễn giai đoạn này đối xử
với Kitô giáo trong từng thời kì có khác nhau, lúc thì cho phép hoạt động, lúc thì cấm đoán ngặt nghèo.
Nhưng dù sao, Kitô giáo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với tư cách một tôn giáo trong đời sống tư tưởng-
văn hoá của người dân.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ: một trong những hoạt động tích cực của đạo Thiên chúa ở Việt Nam là
sự sáng tạo và truyền bá chữ quốc ngữ. Từ thế kỉ XVII, khi vào nước ta để truyền đạo, các giáo sĩ đã học
tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ dần dần xuất hiện. Sự
xuất hiện của chữ Quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới. Tuy nhiên, giai cấp thống trị
thời ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của thời đại mới
nhận thấy và sử dụng nó.
Văn hoá Đàng Trong và sự phát triển của văn hoá Việt: Nguyễn Hoàng ly khai tập đoàn phong kiến
Lê- Trịnh vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá rồi Quảng Nam, phát triển địa bàn cai trị về phương Nam tạo
ra sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Văn hoá Việt Đàng
Trong được coi là đặc trưng văn hoá của thời kỳ này. Do Đàng Trong là một vùng đất mới cho nên cư dân
người Việt đã phải xử lý nhiều mối quan hệ và tạo nên những đặc điểm văn hoá từ sự xử lý đó. Đó là 3
mối quan hệ: Mối quan hệ giữa vốn văn hoá tiềm ẩn với điều kiện tự nhiên và xã hội của một vùng đất
hoàn toàn mới; Vốn văn hoá đặc trưng của người Việt với văn hoá của các tộc người khác trên địa bàn;
Mối quan hệ giữa văn hoá của lưu dân với văn hoá của cư dân xa xưa. Kết quả của sự xử lý các quan hệ
này đã tạo nên một diện mạo văn hoá hoàn toàn khác. Đó là một diện mạo văn hoá mà vừa không mất đi ý
thức cội nguồn vừa tạo ra được những tính chất mới.
Sự phát triển đột biến của văn học: văn học lại phát triển khởi sắc cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, cả văn
chương bác học lẫn văn chương bình dân. Ngay từ thế kỷ XVI đã xuất hiện những tên tuổi lớn: Nguyễn
Bỉnh Khiêm- thơ chữ Hán và Nôm, mang tính triết lý sâu sắc, vừa thể hiện thái độ của tác giả đối với thực
trạng xã hội vừa thể hiện sự suy tàn của chế độ phong kiến; Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục- thiên cổ
kỳ bút, tác phẩm mượn chuyện ma để nói chuyện người đồng thời thể hiện thái độ của tác giả đối với hiện
thực xã hội. Đến thế kỷ XVIII, văn học phát triển vượt bậc và được coi là thời kỳ hoàng kim của văn học
với nhiều tác gia lớn, nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Phạm Thái ( ), Đặng Trần Côn, ĐoànSơ kính tân trang
Thị Điểm ( ), Nguyễn Du (Chinh phụ ngâm khúc Truyện Kiều), Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao
Bá Quát... Văn học thời kỳ này đạt đến đỉnh cao cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bên cạnh văn
học bác học, văn học bình dân cũng nở rộ. Nhiều truyện Nôm, truyện cười dân gian ra đời (Phạm Tải
Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn...).
Sự phát triển của các ngành nghệ thuật khác: thời kỳ lịch sử này thể hiện một bước phát triển mới
mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào…
đều phát triển rất mạnh mẽ. Về kiến trúc, sự trỗi dậy của Phật giáo và Đạo giáo khiến cho những công
trình kiến trúc của tôn giáo này đều được xây dựng khá nhiều. Đình, đền, chùa khá phát triển mang phong
cách dân gian đậm nét. Thế kỉ XVI- XVII, kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Bên cạnh các chủ đề tâm
linh nhân thế, điêu khắc đình làng còn có những hoa văn phản ánh sinh hoạt văn hoá đời thường. Những
ngôi chùa, những đình làng được xây dựng như đình Thạch Lỗi (Mỹ Văn- Hưng Yên), đình làng Đình
Bảng (Bắc Ninh)… thể hiện được phong cách điêu khắc thế kỉ XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong các hoa
văn trang trí, nhưng nghệ thuật trang trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái. Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ XVIII đã
đạt đến một trình độ điêu luyện. Tiêu biểu cho sáng tạo của người nghệ sĩ dân gian giai đoạn này là các
pho tượng ở chùa Tây Phương. Đáng chú ý là kiến trúc điêu khắc dưới thời các vua Nguyễn nửa đầu thế
kỉ XIX ở kinh thành Huế. Năm 1802, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long. Trên
một mặt bằng gần vuông, kinh đô Huế được xây dựng theo bố cục ba lớp thành bao bọc khác nhau là:
kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Ngày nay, cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hoá thế giới.
Nói chung, văn hóa thế kỉ XVI – 1858 đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó nổi bật là văn hóa
thời Nguyễn. Với những thành tựu đặc biệt, văn hoá thời Nguyễn được coi là cuộc phục hưng văn hoá lần
thứ ba của dân tộc.
5.2.4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với sự xâm lược Việt Nam, Pháp đã mang
theo văn hoá phương Tây, tác động lớn đến sự đổi thay của văn hoá truyền thống dân tộc. Có thể nói, giai
đoạn 1858-1945 là thời kỳ văn hoá biến động hết sức phức tạp. Sự phức tạp nảy sinh từ quan điểm đánh
giá, nhìn nhận. Sự phức tạp cũng bởi văn hoá thời kỳ này có hai tính chất: tính chất giao lưu cưỡng bức
với văn hoá phương Tây. Đồng thời vẫn diễn ra sự giao lưu tự nguyện với văn hoá Đông- Tây.
Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các sĩ phu Việt Nam - những người nhạy cảm với
văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau: Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương
Tây; chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra
làm quan cho chính quyền thuộc địa; chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải
phóng dân tộc. Xu hướng thứ ba này thuộc các nhà Nho, sĩ phu có tư tưởng canh tân, cấp tiến và một bộ
phận quần chúng nhân dân.
Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến hồi suy tàn, không
còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Khởi đầu
quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây mà chủ yếu là Pháp cũng là khởi đầu thời kì văn hoá Việt
Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Những yếu tố nói trên chi phối, tác động sâu sắc đến sự phát
triển văn hoá và cả cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá thời kỳ này.
Về văn hoá tư tưởng: do sự biến động lịch sử, hệ tư tưởng thời kỳ này cũng biến động hết sức phức
tạp. Nho giáo suy tàn, Thiên chúa giáo bước đầu đi vào đời sống xã hội, tư tưởng tư sản và vô sản xuất
hiện và chiếm lĩnh trên trường chính trị.
Nho giáo: vốn đã suy tàn, nay tuy vẫn tồn tại, chi phối xã hội nhưng không còn giữ địa vị độc tôn.
Giai cấp phong kiến tuy vẫn dùng tư tưởng Nho giáo để cai trị xã hội nhưng giai cấp này cũng chịu ảnh
hưởng nhiều tư tưởng của chủ nghĩa thực dân. Ngay tầng lớp sĩ phu tiến bộ cũng không tìm thấy con
đường cứu nước từ hệ tư tưởng này. Khi giặc Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần
lượt thất bại (phong trào Cần vương chấm dứt với cái chết của Phan Đình Phùng - 1895), những nhà Nho
tự trọng nhưng không tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, chỉ còn một cách là về hưu, quay về làng
sống cuộc đời thôn dã. Ở đó, diễn ra một sự tiếp xúc văn hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy tủi nhục, thấy
một xã hội nhố nhăng, một không khí nghẹt thở. Văn minh vật chất phương Tây, với những thói quen trái
ngược, làm họ khó chịu. Để an ủi, họ tìm chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên. Nhưng làng xóm bắt đầu bị
bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị là nơi sống, ăn chơi của một số người làm việc cho
Pháp. Đó là xu hướng tiêu cực mà cụ Tam nguyên Yên Đổ là tiêu biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác .
Ý thức hệ tư sản bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, nhất là thế kỷ XX, chủ yếu là ảnh hưởng
từ phong trào Tân thư, Tân văn. Vào đầu thế kỷ XX, các sách của phái cải cách nhập vào Việt Nam rất
đều đặn. Người ta gọi là tức sách mới, đối lập với loại sách Tống Nho quen thuộc, gọi là sách cũ.Tân thư,
Lần đầu tiên các nhà Nho vốn chỉ biết có văn chương cử tử, biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc, duy lý luận
của Descartes, thuyết giao kèo của xã hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu,
thuyết tiến hóa của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin. Có một sự tiếp thu phương Tây cực kỳ
sôi nổi và hăng hái. Các nhà Nho yêu nước nhận ra con đường cứu nước mới. Tâm trạng giữ lấy đạo nhà,
hay độc thiên kỳ thân, đã nhường chỗ cho tâm trạng phấn khởi, phá xiềng xích, lao vào thực tế để Âu hóa
nó, dĩ nhiên là theo con đường bản sắc văn hóa quy định, con đường nhân cách Việt Nam.
Do ảnh hưởng của Tân Thư, ở Việt Nam xuất hiện phong trào Đông Du. Từ cuối thế kỷ XIX, Nhật
Bản đã là một tấm gương ở chỗ nhờ biết tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây, đã đổi mới được đất
nước, giữ vững được độc lập. Đặc biệt với Nhật, chiến thắng Nga năm 1905 được người Việt Nam chào
đón như là chiến thắng chung của người da vàng đánh bại người da trắng. Người Việt Nam xem người
Nhật là cùng văn hóa, cùng chủng tộc, cùng cảnh ngộ, và tìm giải pháp cứu nước theo con đường Nhật
Bản. Đó là phong trào sang Đông, bằng con đường sang Trung Quốc để sang Nhật Bản, tìm biện pháp
duy tân đất nước, đổi mới kinh tế, chính trị, đặc biệt học tập kinh nghiệm quân sự. Các tác phẩm của
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch lúc này có ý nghĩa lớn. Trên hai trăm người ưu tú ra đi. Phan Bội
Châu (1867-1940) giải nguyên trường Nghệ năm 1903, là người lãnh đạo, cùng với Nguyễn Thượng Hiền
(hoàng giáp), Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành và những thanh niên yêu nước sẽ tham gia những cuộc khởi
nghĩa (Lương Ngọc Quyến, Trần Hữu Lực…). Như vậy, đón nhận và tiếp thu hệ tư tưởng tư sản trước hết
lại chính là các nhà Nho cấp tiến, giàu lòng yêu nước. Tầng lớp sĩ phu tiến bộ này đã lãnh đạo các phong
trào cách mạng đầu thế kỷ XX.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, từ tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp công nhân ngày càng phát triển và ngày càng
giác ngộ về mình. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng và có tổ chức. Ba tổ
chức cộng sản ra đời ở Bắc kì, Trung kì và Nam kì để rồi ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ
trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời đánh dấu “Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng
giai cấp vô sản đã trưởng thành và có đủ sức lãnh đạo cách mạng”, đồng thời nó cũng khẳng định sự hiện
diện của một hệ tư tưởng mới ở Việt Nam- hệ tư tưởng vô sản.
Thiên chúa giáo- một tôn giáo mới vốn xuất hiện từ trước nhưng đến giai đoạn này mới phát huy
tác động, ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội.
Về văn hoá vật chất: khách quan nhìn nhận và đánh giá thì thành quả xây dựng văn hoá vật chất
thời kỳ này đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, mặc dù nó gắn liền với chính sách cai trị, bóc lột
của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho lợi ích chúng. Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô
thị, công nghiệp và giao thông, đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng là khai thác thuộc địa. Trong lĩnh
vực đô thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã
chuyển theo mô hình đô thị công nghiệp - thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Nhiều nhà máy, xí
nghiệp hình thành trong các đô thị. Ở đô thị lớn hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc. Các trường trung
học và đại học cũng ra đời trong các đô thị. Nhiều đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển. Xuất
hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với
điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng hạn, các toà nhà của Trường Đại học Đông Dương, Bộ Ngoại
giao, Trường Viễn Đông Bác cổ… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát
giác… làm nổi bật tính dân tộc. Ở thành phố Sài Gòn, toà Đô Chánh (nay là trụ sở uỷ ban nhân dân thành
phố), được xây dựng từ năm 1898, Toà án được xây từ năm 1873…
Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm sản,
công nhgiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ
có thêm các ngành khác. Truyền thống lâu đời của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến nay
xuất hiện các loại cây công nghiệp từ nước ngoài mang vào như cao su; phát triển một số cây công
nghiệp trong nước đay, cói, đậu lấy dầu…
Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ, đường
sắt, sân bay, bến cảng… Những con đường xuyên rừng núi, đến các đồn điền hầm mỏ. Toàn bộ Đông
Dương không nơi nào không có đường giao thông nếu ở đó có những tài nguyên quý giá. Cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km. Đường thuỷ, nhất là ở
Nam bộ được tu bổ, khai thông, tới năm 1914, tổng số độ dài đường thuỷ đã tới 1745 km. Hệ thống
đường sắt hoàn thành vớichiều dài 2059 km được đưa vào sử dụng vào năm 1936. Những phương tiện
giao thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao thông truyền thống của Việt Nam.
Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc qua những con sông lớn ở nước ta (Cầu Long Biên).
Hệ thống đường sá và đô thị phát triển tạo cho diện mạo văn hoá vật chất giai đoạn này có những khác
biệt so với các giai đoạn trước.
Báo chí ra đời, phát triển. Trong thời phong kiến, về căn bản đời sống văn hoá Việt Nam chưa có
báo chí, nên báo chí ra đời gắn liền với sự xuất hiện của thực dân. Khởi điểm để báo chí ra đời ở Việt
Nam là từ ý đồ của thực dân Pháp cần có một thứ vũ khí nhằm tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa.
Do vậy, báo chí ra đời ở Sài Gòn trước tiên. Lúc đầu là tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bulletin officiel de
(Expédition de la Cocinchine Le Bulletin des commune Gia và tờ bằng chữ Hán). Ngày 15-4-1865, tờ
Định báo Gia Định báo Phan Yên báo Thông loại khóa trìnhra đời. Sau tờ là tờ . Năm 1888, tờ của
Trương Vĩnh Ký được phát hành. Năm 1901, tờ báo thứ ba bằng chữ Quốc ngữ ra mắt bạn đọc là tờ Nông
cổ mím đàm Lục tỉnh tân văn. Sau đó tờ ra mắt bạn đọc thế giới ở Sài Gòn. Báo chí ra đời rất nhiều như
Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn, Đuốc nhà Nam… Ở Hà Nội, có các báo bằng chữ Quốc ngữ như Đăng cổ
tùng báo, Hữu Thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn… Nói chung, những tờ báo
bằng chữ Quốc ngữ ở cả ba miền trong thời kì này, dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần vào sự phát
triển văn học chữ Quốc ngữ. Ngoài những tờ bào bằng chữ Quốc ngữ, một thế kỉ này ở cả ba đô thị: Hà
Nội, Huế, Saì Gòn đều có những tờ báo bằng chữ Pháp nhằm phục vụ chính quyền, nhưng cũng có thể có
những tờ báo tiến bộ như tờ L’Annam, tờ (Chuông rè) ở sài Gòn, tờ La Cloche fêlée Notre voix (Tiếng nói
của chúng ta), tờ Le Travail Enavant (Lao động), tờ Rassemblement (Tập hợp), (Tiến lên) ở Hà Nội trong
thời kì 1936-1939.
Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo đã là bước đột biến của
tiến trình văn hóa. Nhìn ở phương diện ngôn ngữ văn tự, đấy là một bước đột biến. Nhìn ở phương diện
lịch sử báo chí, đây cũng là một bước đột biến. Sự xuất hiện của báo chí có tác động nhiều mặt đến đời
sống văn hoá tinh thần dân tộc, bởi đó là nơi để diễn đàn tư tưởng. Đó là nơi đăng tải học thuật, văn
chương. Đó là nơi tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ. Nhìn ở phương diện lịch sử văn hoá, đây cũng là
bước phát triển đột biến.
Khởi sắc và phát triển văn học: sau khi đã phát triển tới đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ XVIII, nửa đầu thế
kỉ XIX, văn học nửa sau thế kỉ XIX, đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này. Cùng với ông là một thế hệ các nhà
văn thơ yêu nước như Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị... Sau đó là thế
hệ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… rồi đến thế hệ các nhà Nho như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Lương Văn Can… Về phương diện chính trị, lúc này văn học là một thứ vũ khí của quần chúng để chống
kẻ thù cướp nước, cổ động cho sự tiến bộ xã hội. Do tác động khách quan, văn học giai đoạn này đã có
bước phát triển nhanh chóng cả về hình thức và nội dung.
Với việc phổ biến chữ Quốc ngữ, mảng văn học bằng chữ Quốc ngữ đã phát triển. Ban đầu, chữ
Quốc ngữ được dùng để phiên âm các sách chữ Nôm, chữ Hán, chữ Pháp. Hàng loạt các tác phẩm chữ
Hán như các truyện thơ Nôm nhưĐại học, Kinh thi, Minh tâm bảo giám…, Truyện Kiều, Nhị Độ Mai,
Lục Vân Tiên…, các truyện dân gian, câu hò, câu hát, được ra mắt bạn đọc bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ.
Không thể không ghi công đầu cho một số trí thức ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX như Trương Vĩnh Kí,
Huỳnh Tịnh Của… trong lĩnh vực này. Mặt khác, sự phát triển của những sáng tác bằng chữ Quốc ngữ,
như kí sự là thể loại sớm ra đời với tác phẩm (1876) của Trương Vĩnh Kí; Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi
tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ cũng ra đời ở Nam Bộ sớm nhất. Đầu tiên phải kể tới Truyện thầy Lazarô
Phiền của Nguyễn Trọng Quản, nếu coi đây là một truyện dài, một tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ thì nó
đã ra mắt bạn đọc từ năm 1887. Sau đó là của Trương Duy Toản ra Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân
mắt bạn đọc vào năm 1910. Cũng năm này Trần Chánh Chiếu có tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ Hoàng
Tố Anh hàm oan. Thập niên hai mươi của thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ có khá nhiều tác giả:
Phạm Duy Tốn với truyện ngắn (1918). Tân Dân Tử với (1926), Sống chết mặc bay Giọt máu chung tình
và Lê Hoàng Mưu với (1915), (1920), Hà Hương phong nguyệt Oán hồng quần Tô Huệ Nhi ngoại sử
(1920), (1922), (1923), (1923), (1925).Oan kia theo mãi Cay đắng mùi đời Tỉnh mộng Nhơn tình ấm lạnh
Những tác giả này ở Sài Gòn, trong khi đó, ở Hà Nội, Nguyễn Trọng Thuật có (1925), HoàngQuả dưa đỏ
Ngọc Phách có (1925).Tố Tâm
Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã có một bước tiến bộ vượt bậc.
Nhóm với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác Tự lực văn đoàn
phẩm như Bên cạnh nhóm là các nhà văn Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm trắng… Tự lực văn đoàn
hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố với , Nam Cao với , Vũ Trọng Phụng với Tắt đèn Chí Phèo Giông tố,
Số đỏ… Sự trong sáng của tiếng Việt trong các tác phẩm này là bước tiến của văn xuôi bằng chữ Quốc
ngữ. Cùng với kí, tiểu thuyết là thơ. Phong trào Thơ Mới xuất hiện với một loạt tên tuổi như Thế Lữ,
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam
theo hướng hiện đại, sự thay thế vẻ vang của văn học bằng chữ Quốc ngữ trong đời sống văn hóa.
Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa dẫn tới sự xuất hiện của bộ phận các
tác giả cách mạng. Thời kì từ 1931-1935 là cuộc đầu tranh giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và
các quan điểm đối lập. Trên tờ , đồng chí Hải Triều đã viết nhiều bài về nguyên lí, quan Phụ nữ thời đàm
điểm của chủ nghĩa Duy vật. Tiếp đó, bản ra đời, đánh dấu một bước phát triển của vănĐề cương văn hóa
hóa trong thời đại mới. Về sáng tác, thơ Tố Hữu và các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói
tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng.
Tựu trung, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp với tính chất cưỡng bức
nhưng văn hoá giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu lớn thể hiện bản lĩnh cốt cách, truyền thống
của văn hoá dân tộc. Có thể trong cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá giai đoạn này vẫn còn có ý kiến
chưa thống nhất, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được: trên một số phương diện, ở một số
thành tố văn hoá, văn hoá dân tộc đã đạt được những thành tựu khá rực rỡ, góp phần đưa văn hoá Việt
Nam hoà nhập với văn hoá nhân loại.
5.2.5. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, lịch sử Việt Nam
bước sang một trang mới. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Quảng
trường Ba Đình lịch sử, chấm dứt chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta. Thế nhưng chỉ hai chục
ngày sau đó, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh trong vai trò lực lượng đồng minh
sang giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương, gây hấn ở Nam Bộ. Ngày 19-12-1946, nghe theo lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh kháng chiến ba
ngàn ngày không nghỉ để bảo vệ quyền độc lập mới giành lại được. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ
được kí kết, nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Quân dân ta, dưới sự
lãnh đạo của Đảng ở hai miền cùng tiến hành hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Miền Bắc đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với chiến dịch Hồ Chí
Minh năm 1975, công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta toàn thắng, giành lại toàn vẹn
non sông. Như thế, cả dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Điều này ảnh hưởng lớn
đến mọi mặt của đất nước.
Sự vận động xã hội thực sự có những thay đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và
cá nhân, kinh tế, chính trị đến văn hoá. Ở nông thôn, việc tổ chức đời sống sản xuất vào thời chiến tranh
được làm theo mô hình hợp tác xã, nông trường quốc doanh đã khiến cho diện mạo làng xã ở nông thôn
Bắc Bộ có một thời hơi khác so với xã hội nông thôn Việt Nam cổ truyền. Nếu nhìn ở phương diện kinh
tế- chính trị, mô hình ấy đã góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì ở phương
diện văn hoá, thực ra, nó chưa đủ sức để làm biến đổi hẳn làng xã cổ truyền, nhất là ở Bắc bộ. Từ sau năm
1985, chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà. Công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, lãnh đạo đã
đem đến cho nông thôn Việt Nam một sinh khí mới. Trong khi đó, từ năm 1945 đến nay, nền công nghiệp
của Việt Nam có nhiều bước tiến nổi bật, dần vượt lên hẳn những gì chính phủ thực dân đã làm trước
1945. Các khu công nghiệp Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hải Phòng… xuất hiện làm cho bộ mặt xã hội
Việt Nam thay đổi.
Về giáo dục, lần đầu tiên, nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đã từng bước xây dựng được
một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí của nhân dân, nhất là của thế
hệ trẻ, phục vụ đắc lực các cuộc kháng chiến cứu nước, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình, thống
nhất đất nước. Như thế, những thay đổi cơ bản từ kinh tế đến giáo dục khiến cho xã hội Việt Nam có
những thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện văn hoá học, ít nhất cần ghi nhận các khía cạnh: Người dân,
với tư cách công dân được khẳng định. Cùng với điều này, ý thức cá nhân được tô đậm. Dân trí ngày càng
được nâng cao, tầng lớp trí thức càng ngày càng đông đảo. Như vậy, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam
thay đổi so với giai đoạn trước cả về chất lượng lẫn số lượng.
Trong thời kì này, sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hoá có ý nghĩa to lớn. Ngay từ
những năm chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt
Nam) đã chú trọng đến văn hoá. Năm 1943, bản Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng được công bố.
Bản đề cương nhấn mạnh ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và
khoa học hoá. Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mới ở giai đoạn sau năm 1945.
Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt Bắc. Đồng chí Trường
Chinh- lúc ấy là Tổng bí thư của Đảng- đã trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt
Nam. Có thể nói, đây là văn kiện lí luận đầu tiên mà Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin để giải
quyết một số vấn đề thuộc văn hoá Việt Nam. Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ
ba (1962), lần thứ 4 (1968) do Đảng ta trực tiếp chỉ đạo đều đã đánh giá đúng đắn những thành tựu đã qua
và đề ra phương hướng cho chặng đường tới.
Sự phát triển văn hoá: điều dễ nhận thấy của văn hóa Việt Nam từ sau năm 1945 là sự phát triển
của văn hóa chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa hoạt động văn hóa. Sự phát triển này ngày càng khẳng
định rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng khẳng định sự tiếp cận với xu thế hiện đại của thời đại. Chín
năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, hoạt động báo chí, in ấn vẫn được chú trọng. Năm 1947, Đảng ta
chủ trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách và các báo. Hoạt động văn học nghệ thuật phát triển mạnh
mẽ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng chín năm từ 1945 – 1954, ta đã xuất bản được 8.
579.415 bản sách, sản xuất được 35 bộ phim thời sự tài liệu.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp được được tổ
chức lại. Các đoàn kịch nói như Hà Nội, Quân đội, Nam bộ, đoàn ca múa nhạc Trung ương, Đoàn văn
công Tổng cục chính trị, Đoàn dân ca khu V, Đoàn ca kịch Trị Thiên…; các thể loại như nhạc, kịch, thơ
múa, kịch múa, các thể loại nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới là những thể
loại đòi hỏi phải có kiến thức phong phú, trình độ kĩ thuật nghiệp vụ cao (cả về sáng tác lẫn biểu diễn) đã
phát triển. Chính vì thế, có thể nói rằng đây là thời kì nghệ thuật ca múa và sân khấu, đặc biệt là kịch nói
rất phát triển. Nghệ thuật điện ảnh qua thời kì phôi thai trước năm 1945, sau chín năm kháng chiến và từ
1954 đến nay là bước phát triển đột biến. Đã có những phim Việt Nam như và một số Cánh đồng hoang
phim khác đoạt giải thưởng quốc tế.
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều rất phát triển. Đáng kể hơn cả là sự
phát triển của văn học. Thời kỳ này có đội ngũ sáng tác văn học đông đảo và có nhiều tác phẩm. Trình độ
dân trí được nâng cao, khiến cho chủ/ khách thể của văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt động văn
hóa sinh ra và trưởng thành từ đội ngũ những người lao động như Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải… (cả hai
vốn là công nhân, bộ đội); hoặc Trần Đăng Khoa- nhà thơ thiếu nhi được người đọc trong nước và thế
giới biết đến (vốn là con em của một gia đình nông dân). Mặt khác, chính hai cuộc kháng chiến oai hùng
của dân tộc đã đào luyện một đội ngũ những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp: Tố Hữu,
Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Quang Sáng, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh... (văn học); Phạm Văn Khoa, Bùi Đình
Hạc, Trà Giang, Hải Ninh, Khải Hưng… (điện ảnh).
Sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ phía phong trào
văn hóa quần chúng. Chưa bao giờ trong tiến trình văn hóa Việt Nam lại có một phong trào văn hóa quần
chúng như giai đoạn này. Nếu trong kháng chiến chống Pháp có phong trào kháng chiến hóa văn hóa, văn
hóa hóa kháng chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại có phong trào tiếng hát át tiếng bom, tiếng loa hòa
tiếng súng. Tất cả những phong trào này đều là phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng. Sự phát triển
áy, ít nhất phải được ghi nhận từ hai phương diện: Chứng tỏ sự thay đổi chủ/khách thể của văn hóa Việt
Nam và tạo môi trường, tạo nguồn cho văn hóa chuyên nghiệp phát triển.
Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống: từ quan điểm về văn hóa, những năm qua,
Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Ngay từ năm 1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất: “Phải biết tiếp thu những kinh
nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân
tộc, khoa học và đại chúng”. Cho nên, công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Chẳng hạn, với nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng, mĩ thuật dân gian, việc kế thừa
được thực thi ở cả hai phương diện khôi phục, bảo tồn và chỉnh lí, cải biên. Công tác sưu tầm nghiên cứu
văn hóa dân gian đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Nếu như “trước Cách mạng tháng Tám, ở nước
ta chưa có ngành nghiên cứu văn học dân gian và khoa nghiên cứu văn hóa dân gian” thì hiện nay khoa
nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát triển, trở thành một ngành khoa học có vị thế quan trọng trong các
ngành nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam. Với văn hóa bác học, công việc nghiên cứu đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhiều tác giả của văn học cổ được nghiên cứu, đánh giá, khẳng định như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Hầu hết tác giả, tác
phẩm của văn học dân tộc đã được giới thiệu, nghiên cứu. Có lẽ, chỉ dưới ánh sáng của thời đại mới, văn
học truyền thống mới được đánh giá với đầy đủ các giá trị của nó.
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng: giai đoạn từ 1945 - 1975, sự giao lưu này diễn ra trong sự tự
nhiên và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa là tiếp
thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng nền văn hóa mới. Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài
được chú ý ngay từ sau khi hòa bình lập lại ở tất cả các bộ môn văn hóa: sân khấu, âm nhạc, ca múa, giao
hưởng, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa quần chúng, ba lê… Nhiều hiệp định văn hóa được kí giữa
nước ta và các nước bạn. Sự trao đổi văn hóa giữa nước ta với các nước bạn cũng đã diễn ra. Mặt khác, từ
năm 1951, nhất là sau năm 1954, khi Việt Nam là thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn
hóa giữa nước ta với các nước XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây), cũng như Trung
Quốc đã được đẩy mạnh. Trong khi đó ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, giao lưu giữa văn hóa
Việt Nam với văn hóa Mĩ không phải là giao lưu tự nhiên mà là giao lưu cưỡng bức.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 thực ra là ngắn ngủi so với tiến trình lịch sử của văn hóa
Việt Nam. Thêm vào đó trong giai đoạn này văn hóa Việt Nam lại phát triển trong điều kiện của cuộc
chiến tranh giữ nước kéo dài 30 năm, trong điều kiện lịch sử đầy biến động phức tạp nhưng nó vẫn đạt
được những thành tựu rất đỗi tự hào, tiếp nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.
5.2.6. Văn hóa Việt Nam từ 1975 đến nay
Năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là niềm vui lớn của dân tộc thắng
một đế quốc lớn. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng cơ chế quan liêu bao cấp, đất nước đứng trước nguy
cơ khủng hoảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, nhất là Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối cải
cách, đổi mới với phương châm: Việt Nam làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc, các đảng phái, miễn
là giữ vững độc lập chủ quyền. Chính đường lối ấy đã tạo bược nhảy vọt về kinh tế, đưa nước ta thoát
khỏi khủng hoảng và có sự phát triển đáng khích lệ.
Văn hoá Việt Nam sau 1975 đặt ra nhiều cơ hội to lớn và thách thức không nhỏ. Nghị quyết “Xây
dựng và phát riển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5
khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và
phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn
kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho
văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm
sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) cũng nhấn mạnh:“Phát huy nhân tố
con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách,
lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển
này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại để phát triển không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Điều kiện
này đặt ra nhiều cơ hội to lớn đối với sự phát triển văn hoá Việt Nam. Văn hoá Việt Nam ngày nay có
nhiều thuận lợi để phát triển, hội nhập, hoà nhập với thế giới. Nước ta đã có thể tham gia các thị trường
thế giới. Đây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo
các sản phẩm văn hóa nghe nhìn nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du ,
lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng...
Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có điều kiện đi tắt đón đầu để tạo sự phát triển mang ý nghĩa đổi mới.
Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nước, kích thích tiềm năng sáng tạo ở nhiều
lĩnh vực làm con người trở nên năng động, sáng tạo, tự tin hơn... Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn đ
giới thiệu với bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp phần làm phong
phú nền văn hóa chung của nhân loại.
Bên cạnh thuận lợi, văn hoá Việt Nam sau 1975 cũng có những thách thức không nhỏ. Ở tầm vĩ
mô, có thể nói thách thức lớn nhất đối với văn hóa chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Khi mở cửa, văn hóa ngoại ùa tràn vào Việt Nam. Văn hóa ngoại đang khiến không những nước
ta sẽ phải chịu thua thiệt về kinh tế, mà còn phải đối diện với những hệ lụy khôn lường về văn hóa dưới
góc độ xây dựng con người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp. Theo chân các con
đường giao lưu văn hóa, nhiều văn hoá độc hại, không phù hợp, thậm chí xa lạ được du nhập vào nước ta
(băng đĩa sex, phim chưởng, sách báo của các thế lực chống đối cách mạng…). Nền kinh tế thị trường
cũng có không ít mặt tiêu cực đã làm biến dạng nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát. Tình nghĩa
trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị phai nhạt. Tâm lý sùng ngoại, coi rẻ các giá trị truyền
thống có xu hướng lây lan. Đây là những thách thức lớn, cần phải hết sức chú ý. Bởi những thách thức ấy
có nguy cơ làm biến dạng truyền thống văn hóa dân tộc.
So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã
hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng
và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức .
tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của
nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: “Văn hoá phát triển chưa tương xứng với kinh tế.
Quản lý văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi trường văn hoá bị xâm hại, lai căng,
thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản
phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng văn hoá sau năm 1975 đã có sự phát triển rõ rệt
trong đà hội nhập thế giới.
Chương 6 : CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
6.1. Khái niệm vùng văn hóa
Một nền văn hóa của bất kỳ một dân tộc nào cũng được tạo nên bởi nhiều vùng văn hóa nhỏ. Điều
kiện tự nhiên của mỗi vùng, đặc trưng văn hóa riêng của mỗi vùng sẽ cộng hưởng với nhau tạo nên sự đa
dạng, phong phú cho nền văn hóa dân tộc ấy. Khái niệm vùng văn hóakhái niệm dựa trên không gian
lãnh thổ gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội với những khác biệt riêng tạo nên đặc trưng văn hóa.
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một
phạm vi địa của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm
sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của
con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng, đó yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên từ đó
sinh ra/quy định cách thức trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn phát triển. Yếu tố chứa đựng các hình
thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống,
phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa… giữa nội bộ
cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
6.2. Các vùng văn hóa Việt Nam
Cho đến nay, chưa quan điểm thống nhất trong phân vùng văn hóa. Mỗi nhà nghiên cứu theo
quan điểm của mình đã chia văn hóa Việt Nam thành nhiều vùng khác nhau. PGS.TS Ngô Đức Thịnh khi
chủ biên công trình , phân chia nước ta thành 7 vùng vănVăn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Vệt Nam
hoá lớn:
1- Vùng văn hóa trung du và đồng bằng Bắc Bộ với trung tâm là Thăng Long - Hà Nội.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
4- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
5- Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ.
6- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
7- Vùng văn hóa Nam Bộ, mà trung tâm là Sài Gòn - Gia Định.
GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng văn hóa Việt Nam, lại chia
nước ta chia thành 9 vùng văn hóa:
1- Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa Tây Bắc.
4- Vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh.
5- Vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân.
6. Vùng văn hóa Nam Trung Bộ.
7- Vùng văn hóa Tây Nguyên.
8- Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam.
9- Vùng văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
GS Trần Quốc Vượng - chủ biên công trình sở văn hóa Việt Nam, lại cho rằng văn hóa Việt Nam
nên chia thành 6 vùng:
1- Vùng văn hóa Tây Bắc.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ.
4- Vùng văn hóa Trung Bộ.
5- Vùng văn hóa Trường sơn – Tây Nguyên.
6- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Mỗi cách chia trên đều có cơ sở khoa học của mình và có những tác dụng nhất định trong việc tiếp cận
văn hóa Việt Nam. Trong tài liệu này, chúng tôi nhất trí với quan điểm của GS Trần Quốc Vượng, cho
rằng văn hóa Việt Nam nên chia thành 6 vùng.
6.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm chuẩn, vùng văn hóa Tây Bắc là địa bàn gồm 5 tỉnh, gồm Lai Châu, Điện
Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái một phần tỉnh Hòa Bình. Tây Bắc, một vùng văn hóa, xứ sở hoa ban,
quê hương xòe hoa, miền đất dịu ngọt của thiên tình sử Tiễn dặn người yêu, đồng thời vùng đất tràn
tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.
Điều kiện tự nhiên: Tây Bắc một miền núi cao hiểm trở. Dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km, rộng
30km, cao từ 1500m trở lên. Đỉnh cao nhất là Phanxipăng cao 3142m. Tây Bắc nằm bên bờ hai dòng sông
lớn, đóĐà và sông Thao (sông Hồng - sông Nặm Tao). Thượng nguồn của sôngcũng nằm trên đất
Tây Bắc. đặc điểm này đồng bào đây gọi vùng đất của mình đất “ba con sông” coi chúng
như một tín hiệu văn hóa để tự hào. Đặc trưng của Tây Bắc những rừng hoa ban nở trắng xen lẫn với
thông reo những rừng tre vầu lớn. Rừng ban không chỉbiểu tượng văn hóacòn nơi tạo mùn,
chắn rác vào ruộng, lấp suối… Nằm trong vòng đai nhiệt đời gió mùa, nhưng do ở độ cao từ 800 - 3000m,
địa hình lại bị chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối tạo nên những thung lũng nên khí hậu
đây chia thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Ví dụ, trong khi thung lũng Mường La nóng thì Mộc Châu lại
quá lạnh.
Điều kiện hội: Các dân tộc Thái, H’mông, Dao, Mường, Khơmú, Laha, Xinhmun, Tày… chính
chủ thể, khách thể của vùng văn hóa Tây Bắc. Trong đó, người Thái là chủ yếu, mọi người đều tự nguyện
tuân theo luật Thái. Người Thái cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng đều sống chân thật, giản dị, hòa
thuận. Trong lịch sử, cư dân Tây Bắc là một bộ phận của văn hóa Đông Sơn. Người Laha được coi là chủ
nhân của trống đồng, chủ nhân của hội lễ “Mừng mùa trăng mọc” với điệu múa sinh thực khí sinh
động. Người Kháng có tục uống nước bằng mũi, giỏi làm thuyền độc mộc. Người Mảng vẫn bảo lưu tục
xăm những chấm, những vòng tròn có chấm ở giữa, quanh miệng và cằm.
b. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất: Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng. Ở bản Thái nhất định
phải một con suối. Cư dân Tây Bắc nhà sàn, với đặc điểm riêng, đó là cái mái đầu hồi khum khum
hình mai rùa và trên đỉnh đầu hồi có hai “sừng cuộn” làm vật trang trí.
Văn hóa nông nghiệp nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, thường được gọi là “Mương – Phai – Lái – Lin”.
Lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái “phai”. Phía trên
“phai” xẻ một đường chảy lớn dẫn nước vào cánh đồng gọi là “mương”, từ “mương” có những rãnh chảy
nước vào ruộng gọi “lái”. Còn “lin” cách lấy nước từ nguồn trên núi cao về đồng ruộng, nhà bằng
các cây tre đục rỗng mấu nối tiếp nhau dài hàng cây số.
Nông nghiệp không thể thiếu nương rẫy. Từ nương rẫy, đồng bào có lúa, rau quả, cây bông và chàm…
Nhân việc làm ruộng, người Thái nuôi luôn cá ở trong ruộng lúa. Gặt xong là tháo nước bắt cá. Cá vừa ăn
sâu vừa ăn cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt nên món cũng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng.
Rừng nơi cho con người rau, thuốc chữa bệnh, củ mài, thú rừng…. Rừng chính nơi con người
nương tựa để tồn tại.
Văn hóa tinh thần: dân Tây Bắc sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ giúp
đỡ nhau tư. Các dân tộc đều tin rằng “mọi vật linh hồn”. Người Việt ba hồn bảy vía (nam), ba
hồn chín vía (nữ). Người Thái tới 80 hồn: hồn tóc, hồn lông mày, hồn tai, mũi, mắt ... Họ quan niệm
người chết không biến mất mà trở về sống ở bản của tổ tiên. Có đủ loại hồn: hồn xấu, tốt, ác, lành…
Văn hóa nghệ thuật: Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp bác học chưa
xuất hiện. Các sáng tác thơ ca từ những nghệ nhân giỏi đều tồn tại bằng truyền miệng. Mỗi dân tộc trong
vùng đều có một kho vốn sáng tác bằng ngôn từ giàu có, có đủ các thể loại: tục ngữ, thành ngữ, đồng dao,
giao duyên, khấn, bùa chú, các áng văn trong lễ tang, lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể
trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười… truyện thơ dài hàng ngàn câu Tiễn
dặn người yêu Tiếng hát làm dâu Vườn hoa núi Cối (Thái), (H`mông), (Mường)… Người Thái cả
truyện thơ lịch sử , Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha Lịch sử bản mường
Nghệ thuật múa dân tộc một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc, trong đó múa xòe đặc sản của
người Thái, trở thành biểu tượng của vùng Tây Bắc. Tương truyền tới 32 điệu xòe do cácthanh
nữ múa trong tiếng Tính Tảu dịu dàng của các chàng trai. Bên cạnh đó, người H’mông nổi tiếng về các
điệu múa khèn, đá chân hùng dũng của nam giới. Người Khơ mú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc
mông, lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) sở hữu của người Laha. Đến với người Mường thì phải
được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H’mông còn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi
nơi một vẻ riêng.
Về âm nhạc: dường như một sở thích chung cho hầu hết các dân tộc vùng Tây Bắc (không thấy
hoặc ít thấycác vùng khác). Đóhệ nhạc cụ lưỡi gà bằng tre, đồng hoặc bạc. Có tới vài chục loại
hình thuộc hệ nhạc cụ này. Nổi tiếng như pặp, khèn bè Thái, sáo khèn H’mông... nhiều dân tộc,
thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát chứ không phải để đọc. Những truyện thơ, những áng sử thi được
trình diễn bằng cả liên khúc âm nhạc, trong đó có bài trích tiêu biểu là .Inh lả ơi
Một nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng bằng
gam màu nóng; rất nhiều màu đỏ xen vào với màu vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam tím
nếu màu xanh thì phải xanh da trời tươi. Họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều
phong phú. thể thấy trong chiếc khăn Piêu Thái, trang phục nữ H’mông, Lô Lô, Dao đỏ... thể
thấy, văn hóa Tây Bắc vô cùng phong phú và hấp dẫn. Đây là một vùng văn hóa độc đáo của đất nước ta.
6.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc quê hương cách mạng, chiến khu, nơi ghi dấu
bao chiến công anh hùng của quân dân ta... Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã mô tả rất hay về vùng
đất này. Hiện nay, nói tới Việt Bắc nói tới địa bàn của 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Giang. Tuy nhiên, còn bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh.
Điều kiện tự nhiên: Việt Bắcvùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc
nhất của nó. Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở
ra ở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là: sông Gâm, Ngân
Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều. Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống
các sông Cầu, sông Thương, Lục Nam. Sông độ dốc lòng sông lớn, mùa thời gian dòng chảy
mạnh nhất. Trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen...
Điều kiện hội: dân chủ yếu của vùng Việt Bắc người Tày và Nùng. Ngoài ra còn một số
dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô, Sán Chay. Người dân Tày - Nùng đã góp sức trong rất
nhiều cuộc chiến giành lại độc lập dân tộc như khởi nghĩa Hai Trưng, khởi nghĩa của Bôn, ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, trong kháng chiến chống quân Minh, trong cuộc
chiến quét sạch 20 vạn quân Thanh của vua Quang Trung… Đặc biệt, Việt Bắc mà chủ yếu là dân tộc Tày,
Nùng đã trở thành khu căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong chống Mĩ, họ cũng đóng góp rất lớn.
Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày - Nùng chủ yếu sốngcác bản ven đường. “Bản”một
công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm cơ sở. thường nằm ven đường, cạnh các sông suối hayBản
thung lũng. Bản của người Tày - Nùng không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, mà nó chỉ một
cộng đồng về mặt hội. Sự gắn con người con người về cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa...
cũng chỉ tồn tại trên ranh giới của bản. Trên bản có những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu hay huyện,
những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không bao giờ thay đổi.
Gia đình là thành tố cấu thành các bản của người Tày – Nùng, là những gia đình phụ quyền thuộc các
dòng họ khác nhau. bản gồm 2, 3 họ, bản trên dưới 10 họ. Thiết chế dòng họ, với cách lực
lượng vận hành xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo, nhưng quan hệ giữa những người trong họ vẫn
đậm nét. Gia đình đơn vị hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng, người cha hay người chồng làm chủ
toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá
đậm trong cộng đồng, sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà.
Nhà ngoài bao giờ cũng dành riêng cho đàn ông. Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ở nhà ngoài.
Quan hệ cộng đồng vai trò quan trọng. Các bản, mới lập hay từ lâu đều miếu thờ thổ
công, mà nhiều nơi gọi là thổ địa (thổ tị), thành hoàng (thâm theng). Tổ chứchội được coi chặt chẽ
trong các bản của người Tày - Nùng là phường đám ma mà họ gọi là phe.
b. Đặc điểm văn hoá
Văn hoá vật chất: Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính là nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là dạng nhà
phổ biến, hai loại nhà sàn, sàn hai mái sàn bốn mái. Nếu nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao
giờ cũng thấp hơn hai mái chính. Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre,
gỗ, nhưng số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn. Nhà đất loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều,
nhưng cũng rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên trong. một số
vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đâymột loại nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất vừa mang
tính chất nhà sàn.
Trang phục của người Tày - Nùng tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi,
theo nhóm địa phương. Y phục của nam giới người Tày theo một kiểu, gồm áo cánh 4 thân, áo dài 5
thân, khăn đội đầu giày vải. Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ cao, hàng cúc vải trước
ngực, cùng hai túi. Hàng cúc của áo này bao giờ cũng 7 cái. Quần của nam giới được may theo kiểu
đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm. Về đồ trang sức, họ ít dùng đồ
trang sức. vậy, trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không sự trang trí bằng hoa văn.
Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục.
Trang phục của nữ giới đa dạng và phong phú. Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với
người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng. Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân,
quấn, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Đồ trang sức cũng đơn giản, trước kia thường đeo vòng cổ, vòng
tay, vòng chân tích bằng bạc. Chiếc khăn của phụ nữ Tày khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm
chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau. Phụ nữ người Nùng có khác đôi chút họ thường
bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai...
Về ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có
hương vị riêng. Thức ăn chính gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú
trọng. Trong ngày tết, cốm món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi màu hấp dẫn thườngmặt trong ngày
lễ tết của dân Tày - Nùng. Thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn,
vịt quay Thất Khê. Việc chế biến món ăn của dân Tày - Nùng, một mặt những sáng tạo, một mặt
tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt... Họ chế biến ngô một cách tinh tế, ngô được
giã hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Bữa ăn của dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng,
nhân ái. Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng.
Văn hóa tinh thần: Đời sống tinh thần của dân Việt Bắc bản giống với các khu vực khác. Tín
ngưỡng dân gian của dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ
tiên. Các thần linh của họ rất đa dạng, khi nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất, các vua,
Giàng Then…Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản.
Ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ
tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Ngoài ra, trong nhà còn thờ vua bếp.
Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người
dân Việt Bắc. Chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng những chùa đáng lưu ý, như chùa
Hang, chùa Úc Kỳ Thái Nguyên, chùa Diên Khánh, chùa Vinh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam
Thanh Lạng Sơn. Tam giáo được dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng mức độ thấp,
trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời trong dân gian.
Về giáo dục, đào tạo, tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành từ rất sớm. Đầu tiên là các trí thức dân
gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày Mo, Then, Tào, Pụt. Trong thời kì tự chủ, tầng lớp trí thức nho học
hình thành, một số đạt tới trình độ học vấn cao như: Bế Văn Phủng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức
Hậu. Đó là do triều đình có quan tâm đến việc học hành của cư dân Việt Bắc. Nhà Mạc khi chạy lên đóng
đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ, quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa. Khi thực dân
Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, tầng lớp trí thức nho học ít dần, thay vào đó tầng lớp trí thức mới
được đào tạo trong các nhà trường thực dân như các ông thông, kí, thầu phán, giáo học. Một số lòng
yêu nước, được người dân kính trọng về sau đã đi theo ánh sáng của Đảng để cứu nước như Hoàng Văn
Thụ, Lương Văn Chi... Giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển ngay từ trong kháng chiến chống
Pháp, đặc biệt là từ khi đất nước được giải phóng. Trường học các cấp ở các địa phương ngày càng nhiều.
Các trường đại học, cao đẳng được thành lập: Đại học Sư phạm Việt Bắc, Đại học Y khoa Việt Bắc... Mới
đây, Đảng, nhà nước ta lại tổ chức trường đàc tạo cán bộ khoa học cho Việt Bắc. Trong đào tạo, bên cạnh
chữ quốc ngữ, một số tộc như Tày, H’mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh.
Về chữ viết, vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua các giai đoạn: giai đoạn cổ đại
không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh.
Năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết theo lối chữ Quốc
ngữ, bằng chữ cái Latinh. Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những
nhà văn viết văn bằng chữ viết dân tộc. Đáng kể các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn,
Bàn Tài Đoàn...
Văn hóa dân gian khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm: Thành ngữ, tục ngữ,
truyện cổ tích, nói ví, câu đố, đồng dao, dân ca. Riêng dân ca, loại khá riêng biệt được viết trên nền
giấy vải khá công phu. Lời ca giao duyên: lượn cọi lượn slương, những thể loại tiêu biểu được các
thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng. Ngoài ra còn lượn Nàng hai - nằm trong hát lượn (gồm 3 loại) của
người Tày. Nếu như lượn cọi và lượn Nàng hai có địa bàn chính ở Tây Bắc Việt Nam thì lượn slương lưu
hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính. Vì thế, lượn slương còn gọi là lượn Lạng. Hơn cả nhu cầu giao duyên,
lượn slương chủ yếu bộc bạch niềm thương nhớ nhuốm màu đau thương, diễn tả tình yêu nặng sâu. Bên
cạnh đó, người Nùng còn có lối hát giao duyên rất độc đáo là sli. Sli thường được hát theo lối có tổ chức
hoặc không tổ chức trong dịp mừng nhà mới, mừng sinh nhật, ngày Tết, ngày hội đầu xuân… Sli rất
phong phú, thường mỗi nhánh Nùng một loại sli như người Nùng Giang Sli giang, người Nùng
Cháo Shi sình lăng, người Nùng Phàn sình “nhì hau” “soong hâu”… Trai gái Tày còn một sinh
hoạt dân ca độc đáo là Phong Slư- những bức thư tình, những người đang yêu đều tìm thấy trong phong
slư tiếng nói thầm kín của lòng mình, tâm tình cảm của mình. Trong đám cưới của người Tày còn
điệu “hát quan lang” do người đại diện trong đoàn nhà trai đi đón dâu hát, đóng vai trò quan trọng,
thẩm quyền giải quyết mọi việc liên quan đến nghi lễ. Dân tộc Tày- Nùng còn “Then” một diễn
xướng nghi lễ mang tính tổng hợp của các bộ môn nghệ thuật dân gian. Về mặt nghi lễ, then chứa đựng
những tôn giáo nguyên thuỷ nhất và thiết thân nhất với loài người như lễ cầu an, cầu mùa, nghi thức chữa
bệnh. Về mặt nghệ thuật dân gian, then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng hát, trang phục, điệu
múa dân gian hết sức phong phú hấp dẫn. Bên cạnh những điệu hát dân ca hết sức độc đáo, dân Việt
Bắc còn một kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết đặc biệt những câu chuyện mang tính chất
thần thoại nhằm giải thích các địa danh. Chẳng hạn như dân tộc Tày có truyện giải thích vì sao có núi dê,
núi ngựa, núi thóc, suối rau, ruộng chuột trên đất Cao Bằng? Sài Hồ là nghĩa thế nào? Vì sao có núi Cốc -
sông Công? Sự tích hồ Ba Bể… thường thường mỗi câu chuyện địa danh như vậy, gắn với một truyền
thuyết hay truyện cổ tích. Những câu chuyện hoàn toàn do sự tưởng tượng phần bay bổng hoặc
phần hồn nhiên của người dân bình thường, người dân thời cổ hay trung cận đại, vẫn tồn tại lâu dài bền
vững đi vào tâm thế các dân tộc.
Lễ hội của dân Tày - Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng hội Lồng tồng (hội
xuống đồng). Lễ hội này diễn ra gồm hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra
nơi mở hội ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây. Phần hội căn bản các trò chơi như
đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật...
Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ. Đây
nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. thể nói,
vùng văn hóa Việt Bắc nhiều nét đặc thù cũng rất phong phú. Chính tộc người chủ thể, khách thể
Tày - Nùng với lịch sử và văn hóa đã tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ
tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.
6.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,
thành phố Nội (trong đó tỉnh Tây cũ), thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Tĩnh. Vùng văn hóa châu
thố Bắc Bộ nằm giữa lưu vực dòng sông Hồng, sông Mã. Đây vùng văn hóa đúng như PGS.TS Ngô
Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc
Bộ như một vùng văn hóa độc đáo đặc sắc
(1)
. Vùng văn hóa này có thể chia thành nhiều tiểu vùng
văn hóa khác nhau, tuy nhiên đặc thù của các tiểu vùng văn hóa này không làm phá vỡ những đặc điểm
chung của toàn vùng (PGS Ngô Đức Thịnh chia ra các tiểu vùng sau: Tiểu vùng Đất Tổ - Phú Thọ, tiểu
vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh, tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội, tiểu vùng Hải Đông, tiểu vùng Hưng Yên -
Hưng Nhân, tiểu vùng - Nam - Ninh, tiểu vùng Duyên Hải, tiểu vùng lưu vực sông Mã. Ngoài ra
tiểu vùng Nghệ - Tĩnh).
(1)
(1)
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học hội, H,
tr141.
Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính:
Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong
nước và Đông Nam Á, là mục tiêu đầu tiên của tất cả những âm mưu xâm lược muốn bành trướng thế lực
vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa này tạo điều kiện cho dân thuận lợi về
giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp bằng
phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn
vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng
như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng
thấp nhưng vẫn núi như Chương Sơn, núi Đọi... Khí hậu vùng Bắc Bộ khác hẳn những đồng bằng
khác. Đây vùng duy nhất Việt Nam một mùa đông thực sự với ba tháng nhiệt độ trung bình
dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được ít
vụ lúa hơn các vùng khác. Khí hậu vùng này cũng rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất
khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - l,0km/km2, gồm các dòng sông
lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng
của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai
mùa rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong mùa dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài biển, thủy
triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu
tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, trú, tâm ứng xử cũng như sinh hoạt cộng
đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực,
vừa có cái riêng độc đáo của mình.
dân đồng bằng Bắc Bộ dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần
túy. Phương thức canh tác chính trồng lúa nước, tuy nhiên, cùng cây lúa còn nhiều loại cây khác phù
hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ
trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ những dân “xa rừng nhạt biển”. Hàng ngàn năm lịch
sử, nghề khai thác hải sản ở đây không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông
nghiệp, đánh làm muối. Dân đây chỉ trọng việc tận dụng ao, hồ, đầm để khai thác thủy sản,
không chú ý ra khơi đánh cá. Đất đai không phải là nhiều, dân cư lại đông, để tận dụng thời gian nhàn rỗi
của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công với hàng trăm nghề những người
thợ có tay nghề cao: gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng...
Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Quan hệ giai cấp ở đây
mang nặng tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một tâm lí bình
quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba
lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên
đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng... mà còn là sự gắn bó các quan hệ về
tâm linh, về chuẩn mực hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này các hương ước, khoán ước
của làng xã. Vai trò nhân bị coi nhẹ. Chính trong môi trường tự nhiên truyền thống của dân Bắc
Bộ đã ấn định văn hóa của vùng là văn hóa nông nghiệp trồng lúa.
b. Đặc điểm văn hóa
Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối
tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt
lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa
Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trongcách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ
có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này
Văn hóa vật chất: Điều phải kể đến trước tiên sự ứng xử với thiên nhiên. Hàng ngàn năm lịch sử,
người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào
mương, đắp bờ, đắp đê. Sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo
ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này.
dân Việt Bắc Bộ thường loại nhà không có chái, hình thức nhà kèo phát triển. khoảng 10
loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật
liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo
kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. Người Việt Bắc Bộ luôn muốn trồng cây cối
quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà.
Ăn uống củadân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng
đất khác: , nhưng thành phần đây chủ yếu hướng tới các loại nước ngọt. Hải sảncơm + rau +
đánh bắt biển chủ yếu giới hạn các làng ven biển, còn các làng sâu trong đồng bằng, hải sản chưa
phải là thức ăn chiếm ưu thế. dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía
Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú
ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất
cay, chua, đắng, quen thuộc vớidân Trung Bộ, Nam Bộ lại không mặt trong bữa ăn của người Việt
Bắc Bộ nhiều lắm.
Người dân Bắc Bộ lựa chọn trang phục thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ. Vào thời Hùng
Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc
ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc khâu thêm một mảnh vải vuông
vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm, áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội họ
mặc váy xòe, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều
kiểu khác nhau. Trang sức thường các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng
đá. Thời phong kiến, trang phục của người phụ nữ Bắc Bộ là váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn
mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Đàn ông với y phục đi làm chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng. Đàn
cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Bộ lễ phục của phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng áo
dài tứ thân bằng the thâm hoặc màu nâu son, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu
cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo.
Bên trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất kín đáo duyên dáng. Lễ phục của đàn ông chiếc
quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã sự thay đổi khá
nhiều. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của người phụ nữ ngày
càng được cải tiến hoàn thiện hơn. Do yêu cầu của lao động, công việc, phụ nữ Bắc Bộ cũng chỉ mặc
áo dài trong những ngày trang trọng, ngày vui...
Các di tích văn hóa có mật độ dày đặc. Đền, đình, chùa, miếu... có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các
làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ trong nước cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ
Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng...
Văn hóa tinh thần: khá đa dạng và phong phú. Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ thể coi như một
loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện
cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện
trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi
chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. những thể loại chỉ Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần
thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân
gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát
chầu văn, hát chèo, múa rối...
Tín ngưỡng một nhân tố văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nếu trên
lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, tín ngưỡng đã lắng đọng đây những nét văn hóa. Văn hóa tín
ngưỡng vùng văn hóa Bắc Bộ một hình thức văn hóa đặc thù bao chứa nhiều nội dung như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ
nghề... Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người tồn tại trong lễ hội. Cư dân đây quan
niệm, dù sống ở đâu thì đến ngày hội ở làng quê đều phải về, không đi hội thì không thành con người:
- Dù ai đi ngược về xuôi ,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Ai ơi mồng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
- Ai là con cháu Rồng Tiên,
Tháng ba mở hội Trường Yên thì về.
Khởi nguyên, các lễ hội đều các lễ hội nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu
mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm
vật, dương vật... Chính vậy, lễ hội đồng bằng Bắc Bộ thể như một bảo tàng văn hóa tổng hợp
lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng
lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung
tâm giáo dục. Năm 1070, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đãQuốc Tử Giám. Chế độ thi cử để kén
chọn người hiền tài đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn
hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước. Thời thuộc Pháp,Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu
hút các trí thức mọi vùng. PGS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Với đội ngũ trí thức mới, không những
đây nơi đầu mối các trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học, đội ngũ trí thức cũng tập trung
đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước .
(1)
Chính sự phát triển của giáo dục đây tạo ra sự
phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính đội ngũ trí thức
được sinh ra từ nền giáo dục ấy. Đội ngũ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung
Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Chính chữ Nôm, chữ Quốc ngữ sản phẩm
được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức.
Văn học nghệ thuật: Hầu hết các thơ phú (chủ yếu từ thế kỷ XV trở về trước) đều thấm đượm tình cảm
yêu nước toát lên niềm tự hào dân tộc. Tiêu biểu như , - CôngNam quốc sơn -? Chiếu dời đô
Uẩn, - Trần Hưng Đạo, - Trương Hán Siêu, -Hịch tướng Phú sông Bạch Đằng Bình Ngô đại cáo
Nguyễn Trãi... Những tập thơ Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi, của Hội tao đàn thế kỷQuỳnh uyển cửu ca
XV là sự tiếp nối và nâng cao thơ văn thời kỳ trước. Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, lịch sử thời này còn
chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Tiêu biểu - Trần Nhân Tông, trần lạc đạo phú
Ngọc tỉnh liên phú Quốc âm thi tập Hồng Đức quốc âm thi tập- Mạc Đĩnh Chi, tập thơ - Nguyễn Trãi, -
Thánh Tông Hội tao đàn... Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... đều
trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài với nội dung phong phú hơn các vùng khác. Từ vùng đất
cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển mọi vùng khác. Thời tiền sử sử, thời tự chủ, việc tiếp thu
văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa - văn hóa, địa chính trị
(1)
(1)
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân hóa vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,
H, tr161.
của quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng một trong những vùng chịu ảnh hưởng
văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả.
Tựu trung, vùng châu thổ Bắc Bộ vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các
vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội.
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản
sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
6.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Vùng văn hóa này bao gồm lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng.
Điều kiện tự nhiên: Địa hình hẹp theo chiều ngang Đông Tây. Phía Đông Biển Đông, phía Tây
dãy Trường Sơn. Địa hình chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèodãy núi đồi tách ra từ Trường
Sơn đâm ngang ra biển. Có nhiều đèo lớn nhỏ: đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông,
đèo Lý Hòa, đèo Bình Đê…Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Tây – Đông ra
biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng. Có
nhiều quần đảo san xa khơi như Hoàng Sa, Trường Sa. Các hòn đảo gần bờ như Hòn Gió (Quảng
Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa)…
chính là những “bình phong” ngăn chặn bớt sóng gió Biển Đông. Có nhiều cồn cát, ở giữa các dải cồn cát
là vùng trũng nổi phân bố xóm làng và ruộng lúa. Khí hậu miền Trung cực kỳ khắc nghiệt, mùa mưa lệch
pha với hai đầu Nam Bắc, bên cạnh đó lại có mùa vô cùng khô nóng do gió Tây (gió Lào) thổi qua.
- Điều kiện xã hội: Là vùng đất che chở tuyệt vời cho các anh hùng lập nên những sự nghiệp chính trị
to lớn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp, khai phá đất miền Trung. Về sau, đây cũng là mảnh đất
tưởng để các chúa Nguyễn đối kháng lại Đàng Ngoài. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua Phú
Xuân. Nhà Nguyễn do Nguyễn Ánh lập nên cũng lấy Huế làm nơi đặt kinh đô. Nơi đây trạm trung
chuyển, vùng đất đứng chân để người Việt tiến vào phía Nam mở cõi. Nơi đây cũng nơi diễn ra sự
giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm...
b. Đặc điểm văn hóa
Trung Bộ, Huế một tiểu vùng văn hóa độc đáo, vậy khi tìm hiểu văn hóa vùng này, cần tìm
hiểu đặc điểm chung và sau đó là những đặc điểm riêng của xứ Huế.
* Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ
Vùng Trung Bộ một thời gian dài là thuộc các tiểu vương quốc Chăm pa, do đó chứa rất nhiều dấu tích
văn hóa Chăm pa. Người Việt sau này khi khai phá vùng đất này đã tiếp nhận hầu hết những di sản văn
hóa Chăm.
Văn hóa vật chất đáng chú ý nhất là di sản tháp Chăm còn lại ở vùng này. Có thể nói khó có vùng văn
hóa nào nước ta lại nhiều tháp Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ. Tiêu biểu: Huế, theo tác giả
Trần Đại Vinh, còn tháp đôi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã có
7 tháp, “đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạnphong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa”, tại Bằng
An có 1 tháp, tại Đồng Dương có 1 tháp, tại Chiên Đàn có 3 tháp, tại Khương Mỹ có 3 ngôi tháp. Ở Bình
Dương tháp Phước Lộc, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh ít, tháp Bình Lâm, tháp Thủ Thiện, ba ngôi tháp
Dương Long; hai ngôi tháp Hưng Thạnh. tỉnh Phú Yên tháp Nhạn. Khánh Hòa tháp
Nagar. Ninh thuận cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Núi Trầm. Ở Bình Thuận tháp Đam (hay
Tầm), tháp Phú Hải. Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chăm-pa còn trên mặt đất, trong lòng đất khá
nhiều. Đó các bức tượng Nagar, tượng chó, đặc biệt các tượng linga, yoni, các phù điêu, các
trụ đá, các bia đá… Làng nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân.
Bữa ăn của dân Trung Bộ nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà
hơn trongcấu bữa ăn của cư dân ở đây. Mặt khác, người dân Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng
hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.
Văn hóa tinh thần, đó là các di sản văn hóa Chăm. Các địa danh có gốc tích của người Chăm như Cồn
Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi; là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ mẹ xứ sở, thờ voi,
thờ thần biển… Người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa biến thành di
tích văn hóa của mình. Chẳng hạn, người Việt tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở Po Yan Ina Nagar của
người Chăm, cộng với tín ngưỡng thờ Mẫu của mình để chuyển hóa thành các nữ thần Việt (Nữ thần
Mưjiưk của người Chăm biến thành bà Chúa Ngọc...). Người Việt cũng sử dụng những di sản vật chất của
người Chăm để phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng của mình. Chẳng hạn như Tháp Bà ở Nha Trang vốn là
tháp của người Chăm được người Việt sử dụng để thờ tự Mẫu của mình – một tín ngưỡng của người Việt.
Do làng nông nghiệp ở xen với làng đánh cá cho nên bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp còn
lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá.
* Tiểu vùng văn hóa xứ Huế
Tiền thân của Huế là Thuận Hóa - Phú Xuân. “Huế”cách đọc trại ra từ chữ “Hóa”. Tuy thành Phú
Xuân được xây dựng từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa mới lên nối ngôi năm 1738, nhưng hơn một
nửa thế kỷ loạn lạc, thay ngôi đổi chủ liên miên, văn hóa chưa có điều kiện định hình. Năm 1802 Nguyễn
Ánh chiến thắng Tây Sơn lên làm vua lấy hiệu Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Đây thời kỳ Huế
được xây dựng thành một kinh đô bề thế với nhiều công trình kiến trúc tráng lệ, mang tính dân tộc
nghệ thuật cao. Gần 150 năm trị với 13 đời vua của triều Nguyễn, Huế trở thành đất “thần kinh văn
vật” trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình
Văn hóa vật chất: Phong cách kiến trúc đa dạng, giàu có, độc đáo, thích ứng một cách kỳ lạ với quang
cảnh thiên nhiên. Đó là hệ thống kinh thành còn giữ được tương đối hoàn chỉnh với hoàng thành, tử cấm
thành, điện Thái Hòa, Long An, Ngọ Môn... Hệ thống lăng tẩm với những lăng Gia Long, Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức... Hệ thống chùa - đền tháp như tháp Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Từ Đàm, Túy
Vân, Diệu Đế.
Cách ăn, mặc của xứ Huế khá phong phú, đã sử dụng một cách tổng hợp các sản vật của vùng đất
cả núi rừng lẫn đồng bằng sông biển. Trang phục xứ Huế cũng một phong cách riêng, chiếc áo
dài, cái nón Bài Thơ, màu tím Huế đã thành một biểu tượng riêng mà ít vùng văn hóa có được.
Văn hóa tinh thần: Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, văn hóa vô thể xứ Huế là một kho tàng phong
phú quý giá. Trước hết nghệ thuật biểu diễn: những điệu hò, điệu hát lí, hát trò, hát sắc bùa, những
bài ca trên sông nước Hương Giang. Nét độc đáo của dân ca xứ Huế là âm sắc, ngữ âm địa phương không
lẫn với vùng nào trên đất nước ta, đồng thời ảnh hưởng của dân ca, âm nhạc Chămpa đối với dân ca xứ
Huế là điều không thể phủ nhận. Lễ hội dân gian xứ Huế, vừa giống vừa khác với lễ hội dân gian ở đồng
bằng Bắc Bộ. lễ hội dân gian gắn với tục thờ cúng cá voi, sự tiếp thu tín ngưỡng thờ cá voi của người
Chăm rất nét. Lễ hội điện Hòn Chén, mang tính chất chung của lễ hội gắn với tục thờ Mẫu, nhưng lại
có nét riêng do việc người Việt tiếp nhận tục thờ nữ thần bà mẹ xứ sở của người Chăm.
Về giáo dục: Nếu không tính từ thời chúa Nguyễn, chỉ tính riêng thời nhà Nguyễn 1802 - 1945, Huế là
trung tâm thu hút nhân tài của mọi miền đất nước, cũng như trung tâm giáo dục của nhà Nguyễn. Về
văn học, những văn đàn, thi xã như thi xã Mạc Vân, thi xã Hương Bình, Xóm Vĩ Dạ... là kết quả, cũng là
biểu hiện của trung tâm văn hoá này.
Tựu trung, xứ Huế là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ, nhưng có một sắc thái
riêng, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam.
6.2.5. Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Không gian văn hóa Tây Nguyên nằm trên một vùng cao nguyên thuộc miền Trung Việt Nam. Địa bàn
tập trung trong lãnh thổ 4 tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Có 21 tộc người, trong đó có 17
tộc người bản địa sinh sống ở Tây Nguyên.
Điều kiện tự nhiên: vùng cao nguyên được bao bọc bởi những dãy núi khối núi cao phía
Đông. Có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa
khai thác. Tây Nguyên thể coi mái nhà của miền Trung, chức năng phòng hộ rất lớn. Với đặc
điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan, lại ở độ cao khoảng 500m - 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù
hợp với những cây công nghiệp như phê, ca cao, hồ tiêu… Khí hậu Tây Nguyên được chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng
4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng
cao nguyên Đà Lạt thì khí hậu mát mẻ quanh năm.
Điều kiện hội: Trong lịch sử, các tộc người Tây Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa trên nương rẫy
theo những kỹ thuật từ xa xưa để lại: chặt cây rừng, đốt lấy tro, chọc lỗ, tra hạt. Việc canh tác phụ thuộc
hầu như hoàn toàn vào chế độ khí hậu thiên nhiên. hội còn nhiều tính chất của thời kỳ công
nguyên thủy đặc trưng bởi sự bình đẳng giữa các thành viên và sự điều khiển cuộc sống mọi mặt của làng
bởi hội đồng già làng. Đơn vị trú của các tộc người này các côngxóm làng gọi các P’lei hay
Bon.
b. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất: cư dân Tây Nguyên ở trong các nhà sàn có nhiều hình trang trí với các loại mái cao
thấp, với độ dài của nhà khác nhau. Phụ nữ Tây Nguyên trang phục rất đẹp,nhiều hoa văn và luôn
làm lộ một cách kín đáo những đường nét cơ thể. Đặc sắc nhất là trang phục nam giới. Họ đóng khố, mặc
áo, quấn khăn có cài lông chim quý nhiều màu.
Văn hóa tinh thần: Tín ngưỡng phổ biến là vạn vật hữu linh giáo, cùng với hình thức thờ cúng tổ tiên,
bái vật giáo một vài nét tàn của vật tổ giáo. Người Tây Nguyên quan niệm rằng, cộng đồng của họ
gồm hai nửa, nửa của con cháu đang sống trong các p’lei, bon phía Đông và nửa của tổ tiên đã chết
nhưng đang “sống” trong các nhà mồ nghĩa trang phía Tây. Bằng các hình thức như báo mộng, tạo ra
điềm báo trước, tổ tiên tham gia bảo vệ con cháu mùa màng tránh khỏi những tác động xấu. Ngoài tổ
tiên, con người còn tin vào sự giúp đỡ của các thần núi, thần sông, thần rừng, tinh lúa, tinh ngũ cốc, cây
cối các anh hùng trong sử thi. Nhà mồ Tây Nguyên nét văn hóa độc đáo, thể hiện rất rõ tín ngưỡng
của họ. Với một hệ thống tượng được điêu khắc thô ráp, hệ thống nhạc cụ, chiêng gió, mỗi một sự thay
đổi của ánh sáng, của gió nhà mồ lại có một dáng vẻ, một âm thanh khác nhau, rất độc đáo.
Nghệ thuật: Trường ca Tây Nguyên được người dân tộc Êđê gọi Khan, người Giarai gọi H’Ri,
người Bana Tiêu biểu H’Ămon Trường ca Đam San Xinh Chơ Nga, (thường Việt hóa thành Xinh
Nhã)… Người Bana gọi việc trình bày , tức . Cốt truyện có nhiều nhân vật,Book H’Ămon Ông H’Ămon
nhiều tình tiết, được thể hiện bằng văn vần theo luật thơ ca dân tộc xen lẫn những đoạn văn xuôi đối xứng
theo từng cặp. Việc trình bày được thể hiện dưới dạng bằng những làn điệu âm nhạc dân tộc, vớihát ngâm
ngữ điệu, sắc thái, cường độ, tốc độ, với cách đổi giọng thật sang giọng giả… Trình bày bao giờH’Ămon
cũng là một sinh hoạt cộng đồng nghiêm túc, thiêng liêng.
Cồng chiêng nét văn hóa phi vật thể đặc biệt của Tây Nguyên: Với các tộc người Tây Nguyên,
cồng chiêng là một vật thiêng. Con người tin rằng trong mỗi cái cồng chiêng đều có một vị thần trú ngụ.
Vị thần này là nữ tính hay nam tính tùy theo niềm tin của từng tộc người. Là một vật thiêng nên âm thanh
cồng chiêng cũng mang tính thiêng con người đã sử dụng như một ngôn ngữ thông qua đó họ “đối
thoại” với tổ tiên và thần linh. Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là chức năng nghi lễ. Tùy theo
tập quán của từng tộc người, mỗi người đàn ông hay đàn bà đều biết đánh chiêng. Họ có thể chơi một hay
một vài cái cồng chiêng trong một hay nhiều bài chiêng trong các nghi lễ khác nhau. Người Tây Nguyên
tai âm nhạc rất tinh. Tai của người thợ gò, sửa chiêng còn tinh hơn nữa. Chiêng mua nơi khác về, chỉ
bằng một cái búa nhỏ bằng sắt, một cái đevới kỹ thuật gõ theo đường vòng tròn quanh núm hoặc tâm
điểm, điều chỉnh độ dầy, mỏng của từng điểm khác nhau trên thân cồng chiêng, người thợ dân gian đã
điều chỉnh sự lan tỏa của sóng âm trên chiếc chiêng cho âm thanh mong muốn. Để thử độ chính xác
của âm thanh, họ đánh chiếc chiêng sửa trong hòa tấu một bài chiêng với các chiêng cồng khác của
dàn chiêng. Đó một cách đo độ chính xác của chiêng trong “bối cảnh âm nhạc”. Phần lớn các tộc Tây
Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách đeo vào vai hay cầm ở tay. Họ cũng chủ yếu diễn tấu cồng chiêng
trong hành tiến theo đường tròn quanh biểu tượng trung tâm thiêng. Chỉ có một vài tộc người dùng chiêng
treo, chiêng đặt trên giá diễn tấu trong thế đứng hay ngồi cố định. Mỗi tộc người một hệ thống
bài bản cồng chiêng gắn với các hệ thống nghi lễ vòng đời người, chu kỳ gieo trồng cây trồng và các nghi
lễ văn hóa tâm linh. Mỗi tộc người cũng chọn cho mình một phong cách âm nhạc, có thể đó là nhạc nhịp
điệu, nhạc hòa điệu, nhạc chủ điệu, nhạc dị điệu.
Vùng văn hóa Tây Nguyên chính là vùng hậu duệ rõ nét nhất của văn hóa Đông Sơn,làm nên bản
sắc và nét độc đáo cho sự phong phú của văn hóa Việt Nam.
6.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Nam Bộ địa bàn của 17 tỉnh, chia thành miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ thành phồ Hồ
Chí Minh. Miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Rịa -
Vũng Tàu; Miền Tây Nam Bộ gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đông
Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Điều kiện tự nhiên: Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam, nằm trong lưu vực hạ
lưu của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, đồng thời lại gần Biển Đông, cho nên đây là vùng đất cửa
sông giáp biển. Phần đất Đông Nam Bộ là nơi đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm
phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Phần đất Tây Nam Bộ chủ yếu đồng bằng sông Cửu Long,
cùng một vài dãy núi thấp miền Tây An Giang, Kiên Giang. Nói chung đây là vùng đấtkhung cảnh
thiên nhiên khoáng đạt, kênh rạch chằng chịt, mang lượng phù sa lớn, mang đến cho nhân dân nguồn hải
sản phong phú.
Khí hậu: trong một năm chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Với 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa
mưa tạo vòng quay thiên nhiên, mùa vụ có phần khác với đồng bằng Bắc Bộ.
Điều kiện hội: Vùng đất Nam Bộ trong lịch sử không phát triển liên tục như các vùng khác
khoảng đứt gãy. Sau sự biến mất của văn hóa Óc Eo cuối thế kỷ VI, vùng Nam Bộ trở nên hoang vu, hiểm
trở. Sau đó mới thêm các tộc người đến khai phá, trong đó phải kể đến người Khơme (thế kỷ XIII),
người Hoa, người Việt (thế kỷ XVI), người Chăm (thế kỷ XIX). Cộng với n bản địa ven vùng
đồng bằng Đông Nam Bộnhững tộc người như Mạ, Xtiêng, Chổ, Mơnông. Nam Bộ có các tộc người:
Việt, Khơme, Chăm, Hoa, Việt, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông. nguồn gốc nào, hành trang họ mang
theo không chỉ có vật dụng, vợ con... mà còn có vốn văn hóa tiềm ẩn trong tiềm thức. Các tộc người ở đây
đều lưu dân khai phá đất mới. Họ đã xa vùng đất cội nguồn về không gian thời gian. Họ sống với
nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có chiến tranh giữa các tộc người trong lịch sử. Trong đó tộc người
chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển là người Việt. Người Nam Bộ xưa là những người ít có học, họ
cũng không coi việc học hành con đường tiến thân, đổi đời như người miền Bắc. Bởi vậy họ không
phải những người sống nội tâm, chuộng suy ưa hành động. Trong ứng xử, họ bộc trực, thẳng
thắn, ít chữ nghĩa, văn chương, rào đón. Tính cách người Nam Bộ rất hiếu khách, quý nhau có thể nhường
cơm xẻ áo; cởi mở, chan hòa, không diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối; trọng nghĩa
khinh tài; dám làm ăn lớn, dám mạo hiểm.
Làng Việt Nam Bộ làng khai phá, với tuổi đời còn ít - khoảng 300 năm. Làng không một đơn vị
biệt lập như làng Bắc Bộ có lũy tre bao quanh mà tỏa dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao thông. Trong
lịch sử giao lưu văn hóa, Nam Bộ là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng thống trị của thực dân Pháp với tư cách
là vùng thuộc địa của Pháp. Sau đó lại thành thuộc địa của Mĩ. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là bắt buộc
nên vùng này có nhiều nét văn hóa khác biệt với các vùng khác.
b. Đặc điểm văn hóa
Nam là nơi trú của người Việt và các c người thiểu số dân bản địa: Stiêng, Chrau, Mạ,
hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ... Nam Bộ t vùng đất đa c người, tuy
nhiên, chủ thể văn hoá chính của toàn vùng vẫn người V t. Văn hóa của họ văn hóa của vùng đất
mới. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra một cách mau lẹ giữa các tộc người cùng sinh sống
trong một địa bàn. Điều này thể hiện rõ nhất ở phương diện ngôn ngữ. Các tộc người tự do vay mượn
ngôn ngữ của nhau. Hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ rất phổ biến. Sau đó là mọi mặt trong đời sống,
chẳng hạn, người Việt khi cùng chung sống với người Khơme đã tiếp thu chiếc bếp cà ràng dùng cho việc
nấu ăn trên đất ẩm, dùng nồi gốm chrăng để kho cá, nấu cơm. Nhiều món ăn như món canh chua, bún Bạc
Liêu tiếp thu của người Khơme. Giao lưu giữa văn hóa Việt - Pháp, Việt Mĩ, chữ quốc ngữ ra đời
trước tiên ở Nam Bộ. Các kiểu dáng kiến trúc Tây phương được du nhập nhanh chóng vào Sài Gòn.
Văn hóa vật chất: Nhà ở của người Việt Nam Bô có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn
cất dọc theo kinh rạch, nhà nổi trên sông nước. Nhà nổi trên sông nước nơi trú đồng thời
phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán các
chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông. Người Khmer trước đây đều ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều đã
chuyển thành nhà đất, nhà sàn chỉ còn phổ biến ở những khu vực gần biên giới. Nhà ở của họ ngày nay về
hình dáng, vật liệu kiến trúc cũng gần giống với nhà của người Việt và người Hoa. Nếu sống trên đất cao
thì người Khmer thường làm nhà đất, còn nơi đất thấp họ phải cất nhà sàn, nhỏ nhưng nóc cao, mái rất
dốc thường được lợp bằngdừa nước, các vùng gần biên giới thì dùng lá dừa chằm để lợp. Người
Chăm Nam Bộ trước đây cũng ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều cũng đã chuyển thành nhà đất.
miền Đông, người Stiêng vẫn còn sử dụng nhà sàn dài, phù hợp với chế độ đại gia đình phụ hệ, nhưng
người Chrau thì phần nhiều cũng đã chuyển nhà sàn thành nhà đất như người Việt.
Làng xóm cũng như cơ cấu hội nơi thôn dã không lấy làm bền chắc và chặt chẽ. Dễ sống họ trụ
lại, khó sống họ ra đi, không ngáng trở, lưu giữ con người nơi làng xóm. Làm ruộng vẫn nghề
gốc: Người ta còn truyền tụng câu “đất làm chơi ăn thật” - con người chỉ cần làm một vụ ăn cả năm, bởi ở
đây đất rộng, người thưa, thiên nhiên trù phú, nhiều nguồn lợi thiên nhiên. Con trâu cũng “đầu
nghiệp” của người dân ở đây, nhưng ngoài làm ruộng còn được tận dụng làm rất nhiều việc khác như vượt
sông, qua những cánh đồng lầy ngập nước… Dân Nam Bộ xưa có câu: Lạc nhà nắm đuôi chó - Lạc ngõ
nắm đuôi trâu” cho thấy con trâu rất có ý nghĩa đối với họ. Người dân ở đây không thể thiếu ba thứ: chiếc
xuồng ba lá để đi lại, chiếc phảng để phát hoang, chiếc nóp để đêm ngủ chống muỗi mòng.
Ăn uống của người Việt Nam Bộ cũng theo truyền thống bảo đảm cân bằng âm dương và theo quy luật
ngũ hành tương sinh tương khắc của người Việt nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao
lưu tiếp biến văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt nơi đây đã được điều chỉnh thành cơm -
canh - rau - tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp
biến các món canh chua của người Khmer, nên các món Nam Bộ cực kỳ phong phú. Do nguồncanh chua
thuỷ sản dồi dào, thành phần như cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, lươn... giữ vai tròthuỷ sản
quan trọng trong cấu bữa ăn. Cũng do môi trường lắm tôm cá, nên các loại nơi đây phong phúmắm
hơn hẳn các vùng miền khác: mắm cá lóc, mắm sặc, mắm linh, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm
còng, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm... Cách chế biến cũng rất đa dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm
kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm... Từ các nguồn nguyên liệu thuỷ sản này kết hợp với các loại rau
trái phong phú, người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng khác nhau như nướng, hấp, chưng,
luộc, kho, xào, khô, mắm... để chế biến ra các loại món ăn khác nhau với những hương vị độc đáo. Thiên
hướng trong bữa ăn của người Việt Nam Bộ là nghiêng về các món ăn có tác dụng giải nhiệt, cho nên dừa
các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trong trong các món ăn. Cách ăn uống của người
Nam Bộ không cầu kỳ, tỉ mỉ, mà thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới mỹ cảm của thức ăn. Người
Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Khikhách thì ăn uống là môi trường để bộc lộ, giãi bày, “nhậu
lai rai”. Sau nhiều năm dưới sự thống trị của Pháp, Mỹ, kinh tế hàng hóa phát triển nên trong ăn uống,
người Nam Bộ thích đến các hàng quán, không có nhu cầu mời khách về để được hãnh diện trước tài nấu
nướng của vợ con.
Trang phục: Do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất
thích . Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lộichiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn
đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới, túi để thể đựng một vài vật dụng cần thiết. Chiếc
khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi, thể dùng quấn ngang người để thay quần. Trang phục
thường nhật của nam giới người Khmer Nam Bộ cũng là . Trong dịp lễ tết, họbộ bà ba đen, quấn khăn rằn
mặc áo ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái).
Thường nhật hiện nay, trang phục của người Khmer giống với người Việtđịa phương. Trong lễ tết, họ
lại mặc loại áo dài giống người Chăm. Người Chăm Nam Bộ cũng sử dụng những trang phục dân tộc
nhưng có tiếp nhận ảnh hưởng trang phục của các tộc người cộng cư. Phụ nữ Chăm khi tiếp xúc với khách
hoặc khi ra đường đều đội khăn để che kín tóc, nhưng không phải mang mạng che mặt như phụ nữ Hồi
giáo ở Trung Đông.
Văn hóa tinh thần:một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn
có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính
vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo V t Nam. Tiếp nối truyền thống của người Việt
đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Việt Nam Bộ cũng dành ưu tiên cho , kết hợp với đạo Phật tín
ngưỡng vạn vật hữu linh thờ cúng tổ tiên . Đạo Phật kết hợp với , , ,đạo Lão đạo Khổng đạo Kitô
đạo , sở hình thành trên vùng đất Nam Bộ. Tây Ninh thánh địa của Thánh Mẫu đạo Cao Đài đạo
Cao Đài. Đạo Phật cũng là cơ sở hình thành An Giang. đạo Hoà Hảo
Các tôn giáo trên cũng cơ sở làm hình thành nhiều “đạo” khác Nam Bộ. Những “đạo” này tuy ít
tín đồ nhưng cũng góp phần giải quyết nhu cầu tâm linh của dân trên vùng đất mới trong lúc các tôn
giáo lớn chưa phát triển trong vùng: đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo Dừa, đạo Câm... Ngoài
ra, , đạo Thiên Chúa đạo Tin Lành, đạo I-xlam cũng đông tín đồ. Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín
ngưỡng n , các đình miếu, ở cácthờ cúng Bà Chúa Xứ úi Sam thờ cúng Thành hoàng thờ cúng Cá Ông
làng ven biển.
Văn học, nghệ thuật: Người Nam Bộ thích âm nhạc, văn chương và ưa ca hát. Thể loại văn học nghệ
thuật phong phú: Các nhưcon sáo, ngựa ô,con lươn, lý con mèo, lý tram hoa, lý cáilàn điệu
kéo…Các điệu hò: mái dài, mái đẩy, hoa lơ, van, truyện, tuồng… loại ứng tác
môi mép là nhiều nhất trong các loại hò. Nếu ai thua cuộc thì đành phải chữa thẹn: “Câu hò tôi đựng một
thạp cái da bò – Tôi quên đậy nắp, nó bò sạch trơn”. Vè: vè đồng dao (vè con trâu, vè con cút, vè các loại
trái…), vè chàng Lía, vè Trịnh Hâm… Nhiều bài vè đã được xuất bản thành sách. Truyện thơ: loại bổn
soạn lại, loại truyện hậu (trên cơ sở các truyện Nôm cũ: hậu Lục Vân Tiên Phạm Công Cúc Hoa, hậu …),
loại truyện diễn ca, loại truyện lịch sử… Sân khấu: cải lương, hát bội, ca hát tài tử… Các hình thức kể
truyện, nhất là kể tiểu thuyết Tàu và Tây, các hình thức văn học và diễn xướng dân gian được ưa chuộng.
Cách trình diễn một số thể loại dân gian được gọi là : nói vè, nói tuồng, nói thơ…Nói
Văn hoá bác học ở Nam Bộ cũng bước đầu phát triển với những thi đàn, thi như Tao đàn Chiêu
Anh Các, Bình Dương Thi xã, Bạch Mai Thi xã, trường thục của Gia Định Xử Trường Toản
Hoà Hưng... Trong thời kỳ cận đại, Nam Bộ có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng,
như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Thông, Hồ Biểu
Chánh, Trần Chánh Chiếu, Sương Nguyệt Anh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… Các sản phẩm văn
hoá gốc phương Tây như chữ quốc ngữ, nhà in, báo chí, tiểu thuyết, Thơ mới, trường học kiểu phương
Tây, Âu phục... đều được phổ biến ở Nam Bộ trước tiên rồi mới phổ biến đến các vùng miền còn lại.
Lễ hội của người Việt Nam Bộ rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội nông
nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá - lịch sử. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội
bắt nguồn từ Trung Bộ. bao gồm các lễ hội thường niên của đạo Phật, đạoLễ hội tín ngưỡng - tôn giáo
Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền Linh Sơn Thánh mẫu núi Đen...
Nhưng lớn nhất vẫn là ở n , , một lễ hội đặc trưng của cư dân Namlễ hội Vía Bà Chúa Xứ úi Sam Châu Đốc
Bộ, hằng năm thu hút hang triệu người hành hương và du khách. Ở các đình làng, thường xuyên có các lễ
hội Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm, để tạ ơn Thành hoàng Bổn cảnh, thần linh và các bậc tiền
hiền, hậu hiền công khai khẩn, khai cơ, giúp dân an lạc nghiệp. vùng ven biển, lễ hội Nghinh
Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá tâm linh củadân. Lễ hội văn hoá - lịch
sử bao gồm các lễ tết cổ truyền như tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ... các lễ hội tưởng niệm các danh nhân
công mở đất như Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Văn Duyệt, Trần
Thượng Xuyên, như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc
Duy Dương, Đốc binh Kiều, Phan Công Hớn, Ngô Tán Đước, Nguyễn Thanh Long, Trương Văn Rộng,
Trần Công Thận... Các lễ hội truyền thống của người Khmer bao gồm hai loại chính, bao gồm: Các lễ hội
màu sắc Phật giáo (bon) như lễ Phật đản (bon Pisakh Bâuchea), lễ nhập hạ (bon Châul Vâssa), lễ cầu
phước (bon Đa), lễ hội linh (bon Pchum Bôn), lễ tang (bon Sôp); (pithi) nhưCác lễ hội văn hoá - lịch s
lễ Tết (pithi Chôl Chnam Thmây, 14-15-16/4 dương lịch), lễ cúng tổ tiên (pithi Sen Đônta, 29/8-1/9 âm
lịch Khmer), lễ cúng trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe, còn gọi là lễ đút cốm dẹp - Âk Âmbok, 15/10 âm
lịch)... Các nghi lễ vòng đời có lễ cắt tóc (đầy tháng), lễ giáp tuổi (12 tuổi), lễ đi tu cho nam giới, lễ cưới,
lễ chúc thọ, lễ tang dùng hình thức hoả táng. Người Hoa rất nhiều lễ hội: tết Nguyên đán 1/1 âm
lịch, vía Ngọc Hoàng 9/1, vía Quan Công 13/1, tết Thượng nguyên 15/1, ngày Hàn thực 3/3, vía Ông Bổn
15/3, tiết Thanh minh tháng 3, vía Thiên Hậu 23/3, lễ tế Khổng Tử 72 tiên nho, tết Đoan ngọ 5/5,
ngày cúnghồn 15/7, tết Trung thu 15/8, ngày Hạ nguyên 15/10, tiết Đông chí 15/11; chưa kể các nghi
lễ vòng đời.
Các lễ hội truyền thống của người Chăm Nam Bộ chủ yếu là l : lễ Tolakbalaễ hội tín ngưỡng - tôn giáo
vào ngày Thứ tư tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm
ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày
cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9). gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻCác nghi lễ vòng đời
sinh (cha kak buk), lễ thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) bộ phận sinh dục khi con trai con
gái đến 15 tuổi, hôn lễ, và tang lễ dùng hình thức địa táng.
Tóm lại, Nam Bộ nhiều nét riêng so với các vùng khác. Vùng đất vừa bề dày trong diễn trình
lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc ngưởi đây. Vị thế chính trị, địa
văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả
về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ những đặc thù riêng trở
thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta.
Chương 7 : VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
7.1. Quan niệm về văn hoá và phát triển
7.1.1. Quan niệm về phát triển
Trước đây, do chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa, có những quan niệm sai lầm về sự phát
triển, cho rằng, văn hóa là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế văn hóa không sinh lợi, không tham gia vào sự
phát triển và kinh tế mới là thước đo của sự phát triển. Thực tế, khi kinh tế thế giới phát triển mạnh nhưng
các hiểm họa tính chất toàn cầu lại gia tăng, thậm chí đe dọa nghiêm trọng đến văn minh nhân loại;
người ta bắt đầu nhìn nhận lại, đó là do con người lâu nay đã quên mất vai trò của văn hóa. Năm 1988, tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp quốc (UNESSCO) nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập
kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, hoặc xu hướng
chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt liền nhau Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu”. “
phát triển kinh tế mà tách môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả
về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ suy yếu rất nhiều
.
(1)
Nghị quyết TW 5 khóa VIII Đảng ta chỉ rõ: Kinh tế văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ,
kinh tế không tự phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của
(1)
(1) (2)
Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr280.
kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả
và vững chắc nhất
(2)
.
Như vâ y, quan niê m đúng về phát triển là kinh tế và văn hóa không thể tách rời, kinh tế phải phát triển
trên cơ sở xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa để phát triển kinh tế.
7.1.2. Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển
Trên sở xác định đúng đắn quan niệm về phát triển, thể nhận thấy vai trò quan trọng của văn
hóa. Chính văn hóa là yếu tố điều tiết sự phát triển xã hội, tạo lập trạng thái cân bằng giữa tự nhiên và
hội loài người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định phát triển hài hòa, là động lực điều chỉnh sự phát
triển kinh tế hội; chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị và hội, tạo nên bản sắc
đặc thù của mỗi dân tộc; là thước đo vị thế, trình độ phát triển của một dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng họp năm 1993
khẳng định, văn hóa là tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triểnnền tảng
của dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với
thiên nhiên.vừa là một thúc đẩy vừa là một phát triển kinh tế -hội của nước ta.động lực mục tiêu
Nếu kinh tế là nền tảng vâ t chất thì văn hóa là nền tảng tinh thần, trên sở đó sự phát triển mớithể
hài hòa. Phát triển văn hóa tức phát triển theo hướng văn minh, tiến . Cuôc sống con ngườiphát
triển đi lên, do đó, văn hóa chính là đô ng lực để phát triển đúng hướng. Không hướng tới văn hóa thì mọi
sự phát triển đều vô nghĩa, vì vậý, văn hóa luôn phải là mục tiêu của phát triển.
Ngày nay, Việt Nam chú trọng xây dựng một cộng đồng văn hóa nhân văn và tiến bộ: “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dân giàu nước mạnh là đạt tới mục tiêu phát triển mạnh về
kinh tế, hội công bằng, dân chủ, văn minh chính xây dựng một đất nước giàu về văn hóa. Đó chính
là nền tảng, động lực, mục tiêu tốt đẹp để hướng tới sự phát triển bền vững.
7.1.3. Vấn đề phát triển bền vững
Theo Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED), phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến các thế hệ tương lai khi tìm cách thỏa mãn các
nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững cần phải chú ý tới văn hóa đầu tiên, đời sống con người không thể tốt đẹp nếu
thiếu một nền tảng văn hóa tốt đẹp. Phát triển bền vững sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế
phát triển văn hóa. Xây dựng nền kinh tế tăng trưởng mạnh phải đi liền với môi trường văn hóa lành
mạnh. Phát triển bền vững không làm mất cân đối hay tạo ra khoảng cách giữa các vùng miền, bộ phận,
tầng lớp dân cư; không phá vỡ hệ môi trường sinh thái; chuyển đổi, bổ sung những thiếu hụt của văn hóa
cổ truyền trước yêu cầu mới của thời đại, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng giàu có, phong phú,
(2)
đổi mới phù hợp với thời đại. Phát triển bền vững tức là cần chính sách ngoại giao văn hóa thích hợp
để gi gìn làm phong phú văn hóa dân tộc, đấu tranh mạnh mẽ đối với các tội ác, các tệ nạn hội
nhằm đạt đến sự công bằng về mọi mặt trong hội không để lại di hại cho đời sau. Như vậy, hiểu
đúng về vai trò của văn hóa sự phát triển sẽ thểy dựng được một đất nước vững mạnh trên mọi
mặt, không chỉ trước mắt mà cho cả các thế hệ tương lai mai sau.
7.2. Đường lối của Đảng xây dựng “một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
7.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng
Khác với các giai cấp đã từng giữ vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng một quan điểm, đường lối rất
đúng đắn về văn hóa. Đường lối của Đảng đi thành một quá trình gồm 4 thời kỳ:
Thời kỳ 1922 -1930: chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng với tiêu điểm là 1930 vềLuận cương Chính trị
vấn đề giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí.
Thời kỳ 1930 1960: đáng chú ý nhất là (1943), văn kiện Đề cương văn hóa Chủ nghĩa Mác văn
hóa Việt Nam (1948) của cố Tổng Bí thư Trường Chinh Báo cáo chính trị trong đại hội Đảng lần thứ
II (1951) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1943, đồng chí Tổng thư Trường Chinh viết bản - được coi tuyên ngônĐề cương văn hóa
về văn hóa của Đảng, đề ra ba nguyên tắc: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa.
Dân tộc hóa nhằm chống lại mọi ảnh hưởng dịch thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát
triển độc lập (bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc).
Đại chúng hóa nhằm chống lại mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần
chúng hoặc xa rời đông đảo quần chúng.
Khoa học hóa nhằm chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ.
Năm 1948, đồng chí Trường Chinh viết tiếp cuốn Chủ nghĩa Mác văn hóa Việt Nam cụ thể hóa ba
nguyên tắc trong đề cương năm 1943.
Năm 1951, Đại hội Đảng lần thứ II xác định, đường lối xây dựng nền văn hóa mới đó nền văn hóa
mang “ ”. Trong năm này, Bác Hồ viết nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc Thư gửi các họa
nhân dịp triển lãm hội hoạ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ, nhấn mạnh: “
trên mặt trận ấy”.
Thời kỳ 1960 1985: Quan điểm của Đảng thể hiện các văn kiện đại hội Đảng. Đại hội III năm
1960, đường lối từ Đại hội Đảng lần II 1951 được hoàn chỉnh bằng chủ trương xây dựng nền văn hóa
mới mang ”. Đại hội Đảng lần IV năm 1976, khẳng địnhnội dung hội chủ nghĩa tính chất dân tộc
trở lại đường lối III năm 1960, xây dựng nền văn hóa mang nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân
tộc”. Nhưng do chủ quan duy ý chí, đường lối của Đại hội này đã rập khuôn theo hình Viết
“chủ nghĩa cộng sản thời chiến” ở miền Bắc trước đây. Hạn chế đó đã đẩy đất nước vào hoàn cảnh cực kỳ
khó khăn. Đại hội V, năm 1982 cũng vẫn khẳng định lại đường lối đó.
Thời kỳ từ 1986 đến nay: thời kỳ đổi mới với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đề ra đường lối đổi mới khiến đời sống hội
thay đổi nhanh chóng. Hội nghị Trung ương 4, khóa VII năm 1993 khẳng định, văn hóa vừađộng lực
phát triển kinh tế, vừa mục tiêu của nước ta. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII bàn về
“xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở đó, Hội nghị
phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Thời kỳ 1986 đến nay, Đảng ta đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa trong chiến lược phát triển đất
nước. Đảng ta luôn xác định mặt trận văn hóa mặt trận chủ đạo. Xây dựng phát triển một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân hiện nay.
7.2.2. Sự thực hiện đường lối văn hoá của Đảng
Hiện thực hóa đường lối văn hóa của Đảng vào thực tiễn đời sống đã cho thấy, khi được quan tâm
đúng mức, văn hóa nước nhà đã khởi sắc theo hướng ngày một tiên tiến mà vẫn bảo tồn được bản sắc dân
tộc.
Nhiều năm gần đây, việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử được đặc biệt chú trọng.
Hầu khắp các địa phương đều có sự quan tâm thích đáng từ chính quyền đến nhân dân cho các công trình,
hiện vật văn hóagiá trị. Nhiều nơi, bên cạnh bảo tồn di tích trên phương diện kiến trúc còn chú ý giao
những người có trách nhiệm để trông coi và chăm sóc. Khắp nơi trong cả nước, các đình, đền, chùa, miếu,
phủ… đều được chú trọng tôn tạo, bảo vệ. Bên cạnh đó, Đảng nhà nước cũng đặc biệt chú ý chỉ đạo
các địa phương xây dựng mới một số công trình nhằm tôn vinh văn hóa và giáo dục truyền thống của dân
tộc như: tượng đài các anh hùng liệt sĩ, con đường gốm sứ ven sông Hồng…
Ngày nay, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân được đặc biệt tôn trọng. Các hoạt động thờ cúng cùng
nhiều hình thức diễn xướng trong các đền, chùa, phủ… hàng năm được tổ chức công phu, đáp ứng nhu
cầu tâm linh của nhân dân cả nước.
Đảng nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo việc khôi phục, bảo vệ văn hóa truyền thống bằng việc tổ
chức nhiều lễ hội theo đúng nguyên bản mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như lễ hội Đền Hùng, lễ hội
tịch điền Đọi SơnNam hàng nghìn lễ hội đã được tổ chức công phu hàng năm trên địa bàn cả
nước. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công trình, hiện vật, di sản văn hóa có giá trị lần lượt được tôn
vinh khi được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tính đến 2016, nước ta đã có 23 di sản được
Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới, bao gồm cả di sản thiên nhiên, di sản nhân tạo và di sản hỗn
hợp. Nhiều hoạt động chấn hưng nghệ thuật cổ truyền như: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ,
hát sẩm, ca trù, dân ca các dân tộc thiểu số… được tổ chức thường niên trên địa bàn cả nước và được phổ
biến khá rộng rãi trong nhân dân… được những điều này, trước hết nhờ chủ trương đúng đắn của
Đảng Nhà nước, rồi sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, đặc biệt tinh thần đồng lòng,
thái độ trân trọng của toàn dân đối với các di sản văn hóa nước nhà.
Chính sách giao lưu văn hóa đúng đắn được chủ động thực hiện, một mặt quảng bá văn hóa Việt Nam
ra thế giới, mặt khác học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại. Những bài học kinh nghiệm trong giao
lưu văn hóa cha ông để lại đang được phát huy mạnh mẽ. Đặc biệt, Đẳng nhà nước đã cụ thể hóa
chính sách phát triển văn hóa bằng việc ra các chính sách chấn chỉnh, loại trừ những yếu tố phản văn hóa,
làm xấu thuần phongtục của dân tộc… thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa nước nhà đã
ngày một thăng hoa, phát triển theo hướng tiên tiến mà vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có.
7.3. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tình hình hiện nay
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới: Xây dựng nước ta một nền
kinh tế gồm nhiều thành phần, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa quan hệ đa
phương với thế giới, xây dựng phát triển đất nước”. Từ đây, Việt Nam đã hội nhập không ngừng để
xây dựng một đất nước phát triển năng động.
Kinh tế thị trường vốn thành tựu văn hóa của nhân loại, kích thích không ngừng tăng trưởng
của cải cho hội, đồng thời cũng kích thích không ngừng phát triển khoa học công nghệ. Thực tế cho
thấy, các nước vận hành theo kinh tế thị trường đã đạt đến sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa. Việt Nam
cũng vận hành theo quy luật ấy.thực tế đời sống ngày nay đặt văn hóa Việt Nam trước thời cơ thuận
lợi và cả những khó khăn thách thức mới.
7.3.1. Thời cơ, thuận lợi
Văn hóa Việt Nam vốn đặc tính , rất thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trườnglinh hoạt
vốn đặc điểm năng động, nhanh nhạy. Từ đặc tính linh hoạt đó, ng với xu hướng hòa nhâ p, i
nhâ p, chúng ta thể , tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để phát triển mạnh mẽ…Việtđi tắt, đón đầu
Nam điều kiện học hỏi nhanh chóng những thành quả của các nước đi trước, đồng thời khắc phục
những khó khăn, những vấn đề đe dọa đến sự phát triển văn hóa nước nhà. Chúng ta đã đẩy nhanh sự phát
triển và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch với các nước phát triển trên thế giới.
Nền kinh tế thị trường các chính sách của Đảng đã kích thích snăng động, sáng tạo của mọi
nhân, mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế… Nhân tố con người trở nên tích cực hơn, chủ động, nhanh
nhạy hơn, ý thức pháp luật được nâng cao hơn. Tinh thần dân chủ công bằng hội được củng cố...
Mỗi cá nhân tập thể đềuhội bình đẳng,thể trở thành doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh
tế, đồng thời làm phong phú hơn bản sắc văn hóa nước nhà.
Giao lưu với quốc tế được tăng cường, đất nước nền văn hoá n tộc được quảng bá, giới thiệu
rộng rãi trên thế giới, thu hút nhiều quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế đến Việt Nam làm ăn, kinh doanh...
góp phần phát triển kinh tế, hội, văn hóa, đồng thời rất thuận lợi cho việc tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, nước ta đã ngày một tham gia sâu rộng hơn vào quá
trình hội nhập, khiến vị thế, uy tín của nước ta ngày càng cao trên trường quốc tế (gia nhập WTO, APEC,
TPP… đã cho chúng ta nhiều hội phát triển to lớn). Được tham gia các thị trường thế giới với tư cách
một thành viên bình đẳng, kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Đây chính là một trong những tiền đề
thúc đẩy văn hóa phát triển - thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu
diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử,
bảo tàng... Chúng ta thể giới thiệu với thế giới những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp
phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại, đồng thời thể điều chỉnh lại một số chính sách
thuộc lĩnh vực văn hóa cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực thế giới mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc
riêng của Việt Nam.
7.3.2. Khó khăn, thách thức
Kinh tế thị trường sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa nhân loại không chỉ mang lại cho Việt Nam
thời cơ, thuận lợi trong công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà bên cạnh đó, còn đặt
ra những khó khăn, thách thức riêng.
Sự phát triển mạnh mẽ của chế thị trường khiến văn hóa Việt Nam đứng trước nguy bị biến
dạng, nảy sinh tiêu cực đối với một dân tộc vốn trọng tình nghĩa, nhân ái... Lối sống thực dụng, vụ lợi trở
nên khá phổ biến đối với một bộ phận dân cư, nhiều tệ nạn hội phát sinh như quan liêu, tham nhũng,
mại dâm, ma tuý, HIV, AID... Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt có xu hướng hưởng thụ, ăn chơi vượt
quá sự đóng góp lao động của bản thân (tâm lý phá phách, chơi bời trác táng ở một bộ phận giới trẻ; nạn
đua xe trái phép, lắc thâu đêm ở các vũ trường, tệ nghiện ngập ma túy, cờ bạc...)
Văn hoá ngoại sinh cùng nhiều tàn văn hóa độc hại du nhập vào Việt Nam một cách dễ dàng,
khiến văn hóa Việt Nam bị biến dạng. Tình trạng học theo lối sống ngoại lai (sùng ngoại), coi rẻ các giá
trị truyền thống có xu hướng lây lan… Phim ảnh bạo lực, kích thích nhục dục… khiến đạo đức con người
bị xói mòn, nhân cách bị biến dạng.
Thách thức lớn đối với văn hóa Việt là nguy cơ bị “xâm lăng” bằng văn hóa thông tin, trong điều kiện
văn hóa thông tin nước nhà còn đang trên đà phát triển, chưa đủ lực cạnh trạnh với các nước mạnh trên
thế giới. Như vậy, văn hóa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lu mờ, xói mòn, đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc. Chúng ta cần có những chính sách để phát huy thời cơ thuận lợi và hạn chế khó khăn thách thức,
cụ thể như sau:
chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng, phát triển văn hoá phải được hiện thực hóa
vào cuộc sống của toàn dân.
Có bộ máy và con người tương xứng để hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng.
Mọi thành viên trong hội nhận thức được vai trò của văn hoá để thái độ hành động -xây
chống nhằm xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc theo định hướng mà Đảng ta đã đề ra.
Tóm lại, phát huy bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chính việc nuôi
dưỡng và bồi đắp sức sống mới cho những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là điều kiện quan
trọng để văn hóa Việt Nam thể giao lưu và “nối vòng tay lớn” với nhiều nền văn hóa khác nhau trên
thế giới, vì mục đích “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
| 1/108

Preview text:

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hoá và văn hoá học 1.1.1. Văn hoá
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Văn hóa vốn là một từ Hán Việt có nghĩa gốc là “làm cho đối
tượng trở nên đẹp” (“văn” là “vẻ đẹp”; “hóa” là “biến đổi”, “chuyển đổi”).
Ở phương Đông, thuật ngữ “văn hóa” có từ thời nhà Tây Hán với hàm nghĩa: dùng Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, điển chương, chế độ… để giáo hóa dân chúng (đối lập với việc dùng uy thế, vũ lực để cưỡng chế,
bình định, chinh phục…). Và nghĩa này trở nên thông dụng đối với người Trung Quốc suốt từ đời Hán
cho đến cuối đời Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII) trước khi được bổ sung, mở rộng thêm một nghĩa mới
trong loại sách được gọi là Tân thư (một loại sách phổ biến khoa học của phương Tây).
Ở phương Tây, thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII- XVIII: tiếng Latinh là
cultura, tiếng Anh là culture, tiếng Pháp cũng viết là culture, tiếng Đức là kultur… Cultura ban đầu có
nghĩa là “canh tác, vun trồng” (một mầm cây được chăm sóc, vun xới sẽ ra hoa, kết trái đem lại lợi ích
cho cuộc sống con người). Về sau culture mang một nghĩa mở rộng “giáo dục, rèn luyện năng lực và
phẩm chất cho con người”. Từ đó về sau, hàm nghĩa “văn hóa” ngày càng được mở rộng, phong phú và sâu sắc hơn.
Hiện nay, trên thế giới người ta thống kê được hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định
nghĩa đều xuất phát từ một góc độ riêng. Điều này cho thấy văn hóa bao trùm phạm vi vô cùng rộng lớn
từ lĩnh vực vật chất (vật thể) đến lĩnh vực tinh thần (phi vật thể).
Khái niệm văn hóa của UNESCO
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi
không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”(1).
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng: văn hoá là một phức thể - tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh
thần, vật chất, tri thức, tình cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng
miền, quốc gia, xã hội; hiểu theo nghĩa hẹp: văn hoá là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)
((1) Dẫn theo Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 23-24.
chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hoá
bao gồm một hệ thống các giá trị để đánh giá một sự việc, hiện tượng (đẹp - xấu, đạo đức - vô luân, phải –
trái, đúng - sai...) theo cộng đồng ấy.
Tóm lại, bản chất của văn hoá: có nghĩa rộng và nghĩa hẹp; gắn với dân tộc, khu vực, vùng miền...
(tính dân tộc); gắn với thuyết “tương đối luận”: không xét ở mức độ cao thấp mà xét ở góc độ khác biệt;
có hạt nhân là tính nhân văn. 1.1.2. Văn hoá học
Văn hóa học là khoa học nghiên cứu về văn hóa. Trên thực tế, có nhiều bộ môn khoa học cùng
nghiên cứu văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, song không loại trừ nhau. Văn hóa học được xem là
môn học mang tính liên ngành - một khoa học tích hợp bao quát nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về
văn hóa như: triết học văn hóa, lịch sử văn hóa, nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa.
Sự xuất hiện bộ môn khoa học nghiên cứu văn hóa một cách có hệ thống, xem nó như những hình
thái đặc biệt của cuộc sống con người đã từng tồn tại ở nhiều nước châu Âu, thường được xác định vào
khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX. Nhưng điều đó không có nghĩa là trước đó chưa từng có khái niệm
văn hóa học và những đặc điểm trong hoạt động sinh sống của các dân tộc khác nhau đã không từng là đối
tượng phân tích của các nhà sử học, triết học, địa lí… Đây là muốn nói về sự hình thành một môn học độc
lập, nghiên cứu sự phát triển lịch sử của các văn hóa, tiến hành phân tích, so sánh các loại hình khác nhau
của các văn hóa ấy, nghiên cứu các quy luật vận hành, tổ chức cơ cấu và sự tương tác giữa chúng với các
điều kiện tự nhiên. Ít lâu sau, vào cuối thế kỉ XIX, đã thành lập các bộ môn tại một số trường đại học tổng
hợp, thậm chí đã thành lập một số viện hoàn chỉnh mà nhiệm vụ chính của chúng là nghiên cứu văn hóa
trên các bình diện lịch sử, cấu trúc - chức năng… Để tiến hành hệ thống hóa, khái quát hóa những dữ kiện
thực nghiệm cụ thể, các phương pháp, thủ pháp khác nhau đã được sử dụng, nhiều lí thuyết văn hóa đã
được lập ra, các khái niệm văn hóa học đã sắp xếp các loại thông tin khác nhau vào trong một bức tranh
thống nhất toàn vẹn. Nhiều trường hợp và điều kiện lịch sử đã cho phép tiến hành nghiên cứu văn hóa
trong một bộ môn khoa học độc lập.
1.2. Một số khái niệm khác 1.2.1. Văn minh
Văn minh là từ Hán Việt (“văn” là “vẻ đẹp”; “minh” là “sáng”) chỉ giai đoạn phát triển cao của văn
hoá. Khái niệm văn minh được các học giả phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ...) dùng lẫn lộn hoặc đồng nhất
với khái niệm văn hoá. Văn minh cũng là khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mặc dù văn
minh là khái niệm gần gũi với văn hoá, nhưng không đồng nhất. Theo F.Ăngghen, văn minh là chính trị
khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Văn minh chỉ trình độ phát triển của loài
người đã thoát khỏi tình trạng mông muội, dã man; gắn liền với 4 yếu tố: Nhà nước, đô thị, chữ viết và
các biện pháp kỹ thuật tiện ích cho cuộc sống con người.
Đặc trưng cơ bản của văn minh.
- Chỉ trình độ phát triển của lịch sử loài người, trình độ phát triển nhất định của văn hoá.
- Thiên về vật chất, kỹ thuật, đặc trưng cho một khu vực, vùng miền, một thời đại hoặc cả nhân loại.
- Văn minh là lát cắt đồng đại trong lịch sử phát triển của văn hoá.
Như vậy, văn minh được hiểu là tổng hoà những thành quả về vật chất và tinh thần mà nhân loại đã
đạt được trong quá trình cải biến thế giới xung quanh, là tiêu chí của trạng thái khai hoá của loài người và của tiến bộ xã hội.
Điểm khác biệt giữa văn hóa với văn minh: Văn hoá Văn minh
Phạm vi bao quát rộng lớn, bao trùm từ lĩnh Phạm vi hạn hẹp hơn; là một bộ phận của
vực vật chất đến tinh thần.
văn hoá; chủ yếu chỉ thành tựu khoa học kĩ
thuật, thiên về vật chất.
Có bề dày truyền thống lịch sử.
Chỉ trình độ phát triển của xã hội (về vật
chất) ở một giai đoạn nhất định. Có tính dân tộc. Có tính quốc tế. Có tính giao lưu, đan xen.
Có thể mua, bán, trao đổi.
Gắn bó nhiều với phương Đông
Gắn bó nhiều với phương Tây 1.2.2. Văn hiến
Phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, từ xa xưa đã phổ biến khái niệm văn hiến. Có thể
hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử. Từ đời Lý (1010) người Việt Nam đã tự
hào nước mình là một nước văn hiến. Đến đời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi
viết: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước
văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng, chỉ một nền văn hóa cao, trong
đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.
Văn hiến (“văn” là “vẻ đẹp”, “hiến” là “hiền tài”) thiên về những giá trị tinh thần do những người
có tài đức sáng tạo ra; là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, một nước văn
hiến là một nước có truyền thống văn hoá lâu đời, có đời sống văn hoá tinh thần phát triển thể hiện ở văn
chương sách vở, phong tục tập quán, điển chương chế độ và có nhiều nhân tài anh hùng hào kiệt làm rạng rỡ non sông đất nước. 1.2.3. Văn vật
Văn vật (“văn” là “vẻ đẹp”, “vật” là “vật chất, hiện vật”) có nghĩa hẹp hơn văn hóa, là truyền thống
văn hóa tốt đẹp được biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử. Văn vật còn là khái
niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Khái niệm văn vật cũng thể
hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến, văn vật thường gắn với phương Đông nông
nghiệp trong khi khái niệm văn minh thường gắn với phương Tây đô thị.
Văn vật thường gắn với truyền thống, những thành quả văn hóa, những công trình hiện vật tốt đẹp,
sinh động, độc đáo, bền vững tiêu biểu cho miền, vùng, địa phương (những công trình hiện vật như đền,
đài, thành quách…; người ta thường nói: Hà Nội nghìn năm văn vật…).
Như vậy, các khái niệm: văn minh, văn hiến, văn vật thường mang hàm nghĩa hẹp hơn văn hóa, là một bộ phận của văn hóa. 1.2.4. Giao lưu văn hoá
Lịch sử đã chứng minh, quá trình tồn tại, phát triển của loài người luôn gắn liền với quá trình trao
đổi các giá trị, sản phẩm văn hoá giữa vùng miền này với vùng miền khác nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người. Vì vậy, giao lưu văn hoá tồn tại như một quy luật của xã hội loài người.
Tạp chí Cộng sản số 13, tháng 7 năm 1996 định nghĩa: Giao lưu văn hoá là sự tác động qua lại
biện chứng giữa các yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh trong quá trình phát triển; trong đó, các yếu tố
văn hoá nội sinh giữ vai trò chủ thể, có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng
với các yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố văn hoá ngoại sinh ảnh hưởng mạnh mẽ dưới dạng kích thích hay
kìm hãm sự tiến hoá của văn hoá nội sinh.
Các khái niệm được sử dụng tương đồng với giao lưu văn hóa như: đan xen văn hoá, giao thoa văn
hoá, hỗn dung văn hoá, thâm nhập văn hoá...
Trên thực tế, có hai loại hình giao lưu văn hoá chủ yếu: giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện và
giao lưu văn hoá cưỡng bức. Loại hình giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện nằm trong sự phát triển bình
thường của xã hội loài người; thể hiện ý chí và thái độ tự nguyện vì mục đích phát triển; các yếu tố tích
cực đóng vai trò chủ đạo. Loại hình giao lưu văn hoá cưỡng bức là giao lưu văn hoá trái quy luật, hệ quả
của xâm lược, bành trướng, thôn tính lãnh thổ; diễn ra sự đồng hoá, áp đặt văn hoá (giữa văn hoá của chủ
thể xâm lược với văn hoá bị xâm lược); các yếu tố hạn chế, tiêu cực đóng vai trò chủ đạo (đối với văn hoá bị xâm lược).
Tuy nhiên, thuyết “tương đối luận văn hoá” cũng chỉ ra tính tích cực hay tiêu cực trong cả hai loại
hình giao lưu văn hoá đều do chủ thể văn hoá (con người) quyết định.
1.2.5. Tiếp biến văn hoá
Tiếp biến văn hoá là tiếp nhận yếu tố văn hoá ngoại sinh, nhưng cải biến đi cho phù hợp với bản
chất của nền văn hoá dân tộc, làm cho văn hoá dân tộc phát triển đa sắc nhưng không biến dạng.
Tiếp biến văn hóa là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại sinh và biến đổi
chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa và sau một thời gian
sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh. Đến lúc này những
người dân ở nơi xuất xứ của nhữngyếu tố văn hóa đó cũng không còn nhận ra chúng vốn là của mình. Ví
dụ: thuật ngữ “le savon” trong tiếng Pháp được người Việt tiếp nhận và biến đổi thành “xà bông” hoặc
“xà phòng”. Từ “xà phòng” đã trở thành từ Việt ngoại sinh và người Pháp không thể hiểu hai tiếng “xà
phòng” là nói về “le savon”…
Có thể nói, những yếu tố ngoại sinh trong một nền văn hóa là yếu tố tuy có gốc tích từ bên ngoài
nhưng qua tiếp biến văn hóa đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa bản địa, góp phần làm giàu cho
nền văn hóa bản địa. Và người bản địa sử dụng những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh cũng thuần thục,
tinh tế như các yếu tố văn hóa nội sinh. Như vậy, giao lưu văn hóa là điều kiện cần, và tiếp biến văn hóa
là điều kiện đủ để làm phong phú thêm, giàu mạnh thêm nền văn hóa của một dân tộc.
1.2.6. Bản sắc văn hoá dân tộc
Nói dân tộc là phải nói đến văn hóa và nói văn hóa là phải nói dân tộc. Dân tộc nào cũng có nền
văn hóa của mình. Không có nền văn hóa chung chung. Văn hóa gắn với dân tộc, nảy mầm, bám rễ trong
đời sống lao động, đấu tranh, sinh hoạt của dân tộc qua suốt quá trình lịch sử. Thước đo trình độ phát triển
của một dân tộc chính là văn hóa. Những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân
tộc, tổng hòa gắn kết lại với nhau trong nền văn hóa, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa
dân tộc là những biểu hiện giá trị đặc thù (vật chất và tinh thần), là sắc thái riêng biệt trong đời sống xã
hội của mỗi cộng đồng dân tộc, từ ăn mặc, ở, đi lại... đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối ứng xử.
Ở cả hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện, bản sắc văn hóa dân tộc gồm cái bản chất cốt yếu và
cái sắc thái đặc thù đã định hình bền vững trong đời sống sinh hoạt xã hội của mỗi cộng đồng dân tộc, từ
chiều sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, lối sống, đến cách ăn, cách mặc, cách ở, cách suy nghĩ, ứng xử,
giao tiếp... Bản chất cốt yếu làm nên bản sắc văn hóa của một dân tộc có thể bắt gặp ở văn hóa của các
dân tộc khác, bởi lẽ, bản sắc văn hóa dân tộc không phải chỉ là những cái tuyệt đối riêng. Sự phát triển
văn hóa của một dân tộc không tách rời sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Vì vậy, cùng với cái
bản chất cốt yếu là sắc thái đặc thù. Và đây mới chính là phần đặc sắc riêng biệt của bản sắc văn hóa một
dân tộc. Ví như: chủ nghĩa yêu nước là một giá trị nhân lõi làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam,
cũng là giá trị làm nên bản sắc văn hóa dân tộc của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng tâm lý con
người, cách thể hiện chủ nghĩa yêu nước cũng như tiếng nói, chữ viết, nhiều kiểu trang phục, kiến trúc,
nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống... trong hệ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thì chỉ có ở dân tộc Việt Nam.
Văn hóa gắn với dân tộc, nền văn hóa của một dân tộc lẽ tự nhiên mang bản sắc dân tộc. Nhưng
bản sắc văn hóa dân tộc mặc dù là cái đã định hình, bền vững nhưng không phải bất biến mà trải qua
những thử thách, biến cố lịch sử có những biến đổi. Nó có thể mai một đi và có thể sâu sắc hơn, được bồi
đắp thêm chất lượng mới, nâng lên phẩm chất mới phong phú hơn, cao đẹp hơn. Một thử thách to lớn đối
với một dân tộc suốt lịch sử tồn tại, phát triển là việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Để
mất bản sắc văn hóa dân tộc là đẩy dân tộc tới suy vong. Cho nên, vấn đề sống còn luôn đặt ra đối với
một dân tộc là phải xây dựng văn hóa dân tộc sao cho nó không những không bị mai một đi bản sắc mà
ngày càng đầy đặn, phong phú hơn. Trải qua mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc
Việt Nam đã xây dựng và ngày một bồi đắp phong phú nền văn hóa in đậm bản sắc dân tộc.
Quá trình xây dựng văn hóa dân tộc là quá trình sàng lọc, gạt bỏ những cái đã trở thành lạc hậu,
điều chỉnh, bổ sung thêm những nhân tố mới thích hợp, tiến bộ. Do vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc không phải là công việc phục cổ cực đoan, cũng không phải là đóng cửa, bằng lòng với những gì đã
có mà là sáng suốt đứng vững trên quan điểm dân tộc chân chính, quan điểm khoa học, nhân văn để loại
bỏ những cái lỗi thời trong phong tục, tập quán cũ và mở rộng giao lưu với các dân tộc bạn bè trên thế
giới, tiếp thu chọn lọc những cái hay, các đẹp, cái thích hợp trong văn hóa các dân tộc khác, bổ sung vào
nền văn hóa dân tộc những nhân tố mới, tiến bộ, hiện đại.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tinh túy kết tụ từ các nguồn vốn văn hóa của dân tộc Văn hóa mỗi dân
tộc có ba nguồn vốn: thứ nhất là di sản văn hóa dân tộc đã tích lũy được trong quá khứ, thứ hai là những
sáng tạo mới từ nội lực dân tộc. Thứ ba là tiếp thu tinh hoa văn hóa thích hợp từ bên ngoài. Nhân tố hàng
đầu của văn hóa là con người. Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, tiếp nhận văn hóa, bảo lưu văn hóa
và tiếp thu văn hóa qua giao lưu quốc tế. Ba nguồn vốn văn hóa dân tộc giàu có đến đâu, chất lượng ở tầm
cao bao nhiêu là tùy thuộc vào con người, vào các thế hệ đồng bào trong cộng đồng dân tộc. Bởi vậy,
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, làm cho nó ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc thì
công việc trung tâm, bao trùm, quyết định là xây dựng con người. Bản thân mỗi thành viên dân tộc là một
biểu tượng của đạo lý dân tộc, mang bản sắc dân tộc đậm đà, ấy chính là cái biểu hiện căn bản và điều
kiện tiên quyết để xây dựng nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Con người - chủ thể/ khách thể của văn hoá
Văn hoá là khái niệm gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Văn hoá con người, con
người văn hoá trở thành thuật ngữ để phân biệt người với động vật. Văn hoá do con người sáng tạo ra.
“Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hoá” (Nguyễn Từ Chi). Mọi giá trị, sản phẩm (vật chất,
tinh thần) đều do con người tạo ra. Điều đó nghĩa là, con người là chủ thể, văn hoá là khách thể. Ví như: con
người làm ra nhà cửa, chùa chiền, tác phẩm nghệ thuật… Những sản phẩm ấy phụ thuộc vào sự sáng tạo của con người.
Con người tạo ra văn hoá qua nhiều mối quan hệ tương tác, chủ yếu là các mối quan hệ sau:
- Con người với môi trường tự nhiên.
- Con người với môi trường xã hội.
- Con người với chính bản thân mình.
Hiện nay, giới nghiên cứu còn nói đến mối quan hệ của con người với thế giới tâm linh.
Với môi trường tự nhiên: con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, thích nghi vừa
khám phá, cải tạo, chinh phục tự nhiên. Con người đã tạo ra môi trường nhân tạo và đó chính là văn hoá.
Văn hoá là sự biến đổi tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
Với môi trường xã hội: con người không sống riêng lẻ mà sống cùng nhau, tạo thành cộng đồng.
Xã hội chính là sự tổ chức mối quan hệ giữa người với người. Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
Tương ứng với mỗi hình thức tổ chức xã hội, sẽ hình thành những chuẩn mực, quan niệm, lối sống... Con
người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp và tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối sống...
được cộng đồng thừa nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ con người với xã hội.
Trong mối quan hệ với chính mình, con người vừa là sản phẩm của xã hội (nói trên), vừa là sản
phẩm của tự nhiên (bản năng, bẩm sinh). Con người sẽ điều chỉnh, chế ngự bản năng bẩm sinh của mình
cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Văn hoá là sự chế ngự bản năng, là chiến thắng sự thống trị của bản năng.
Sơ đồ sau đây thể hiện vai trò trung tâm, chủ thể văn hóa của con người:
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên, xã hội và bản thân CN con người.
- Con người là trung tâm, là chủ thể văn hoá.
- Các mối quan hệ là biện chứng. TN XH
Nhưng không phải bao giờ con người cũng là chủ thể của văn hóa, có nhiều khi văn hóa là chủ thể,
con người là khách thể. Văn hoá do con người sáng tạo ra, nhưng chính văn hóa lại trở thành thước đo
cho trình độ, sự phát triển của con người. Suy cho cùng, con người cũng là sản phẩm của văn hoá, là đại
biểu mang giá trị văn hoá do chính mình sáng tạo ra. Mặt khác, nhiều sản phẩm văn hoá do con người tạo
ra nhưng chính con người lại bị chi phối, thậm chí phụ thuộc vào nó. Ví như: con người tạo ra luật pháp
nhưng sau đó lại bị chính những điều mình tạo ra trói buộc…
1.4. Con người Việt Nam - chủ thể/khách thể của văn hoá Việt Nam
Con người sáng tạo ra văn hóa và cũng chịu sự tác động của văn hóa. Vì vậy, con người mỗi vùng,
mỗi quốc gia, hay mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng, tính dân tộc riêng phản ánh đặc điểm của văn hóa
dân tộc đó. Con người Việt Nam vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là hiện thân của văn hoá Việt
Nam. Điều này được lí giải từ đặc điểm khí chất của con người Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí
tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì phát đạt lắm mà giàu trí tuệ nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực
giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học. Song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích
thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn trì hoãn bớt,
nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó
nhọc, nhất là người ở miền Bắc thì ít dân tộc bì kịp, cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực
khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí và hay thất vọng, hay khoe khoang
trang hoàng bề ngoài; ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Thường thì nhút nhát và chuộng hòa bình song
ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tạo thì ít, nhưng mà bắt chước thích ứng và dung hòa
thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo song cũng có não tinh vặt hay bài bác chế nhạo”(1).
Con người Việt Nam mang đặc điểm của nền văn hóa gốc nông nghiệp với những ưu điểm và
nhược điểm riêng. Về ưu điểm, người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống
định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và
trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử với cộng đồng (cư dân nông
nghiệp lấy dung hợp, hòa hiếu làm trọng); dễ thích nghi với môi trường tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến
đổi, tuỳ thuộc, thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần cù trong lao động (bù lại những khó khăn, cản
trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì
điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội dễ xảy ra, con người dễ gặp bất
trắc)... Nhưng bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng tồn tại những nhược điểm, trong đó có những
nhược điểm lại bắt nguồn từ chính nguyên nhân làm thành ưu điểm, phẩm chất của con người Việt Nam.
Chẳng hạn, chính đặc trưng văn hoá trồng lúa nước đã hình thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh
mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình nghĩa là mặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt
trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, sợ dư luận hơn sợ pháp luật, xuề xoà, hoà cả làng…
Tóm lại, văn hóa Việt Nam được hình thành từ chính đặc điểm khí chất của con người Việt Nam
với những ưu điểm và nhược điểm như trên. Cuộc sống hôm nay đặt ra cơ hội và thách thức cho vấn đề
xây dựng và phát triển con người Việt Nam, trên cả ba phương diện: chủ thể sáng tạo, khách thể tiếp nhận
và bản thân mang trên mình những giá trị văn hóa của dân tộc. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng và phát
triển con người Việt Nam, nhân cách văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Mỗi người Việt Nam hôm nay,
cần ý thức phát huy những ưu điểm và khắc phục, hạn chế nhược điểm để hướng đến mục tiêu “Xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.5. Chức năng của văn hóa
1.5.1. Quan niệm về chức năng của văn hóa (1)(1) Đào Duy Anh (1992),
Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24.
Con người sáng tạo ra văn hóa, đến lượt nó, văn hóa có tác động trở lại đối với cuộc sống của con
người. Hiểu một cách đơn giản, chức năng văn hóa chính là hệ thống các tác động của văn hóa đối với
con người. Trong giới nghiên cứu, tên gọi và các chức năng trong hệ thống chức năng của văn hóa còn tồn
tại ít nhiều sự khác biệt.
Theo GS Trần Ngọc Thêm, văn hóa có những chức năng cơ bản: chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, chức
năng giao tiếp, chức năng giáo dục. Ngoài ra, văn hóa còn các chức năng khác như:
chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí…
Nhà nghiên cứu Tạ Văn Thành lại cho rằng: chức năng chính của văn hóa là chức năng giáo dục.
Để thực hiện chức năng này, văn hóa có các chức năng khác như: chức năng nhận thức, chức năng định
hướng đánh giá, xác định chuẩn mực điều chỉnh cách ứng xử của con người, chức năng giao tiếp, chức
năng đảm bảo tính kế tục lịch sử…
Theo GS Trần Quốc Vượng, văn hóa có những chức năng cơ bản: giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ, giải trí.
Như vậy, sự khác biệt nói trên, hoặc chỉ mang tính hình thức của ngôn ngữ diễn đạt, hoặc xuất phát
từ những góc nhìn khác nhau về văn hóa. Về cơ bản, hệ thống các chức năng văn hóa đã được nhìn nhận,
đánh giá tương đối thống nhất. Các chức năng này khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của văn hóa đối với cuộc sống con người.
1.5.2. Các chức năng của văn hóa
- Chức năng giáo dục: Đây là chức năng bao trùm nhất của văn hóa, bởi vì văn hóa bồi dưỡng con
người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào điều hay lẽ phải theo những khuôn mẫu,
chuẩn mực mà xã hội quy định. Bằng chức năng giáo dục, văn hóa tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử
mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục.
Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính
lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là
cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá
trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và
tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật
pháp, dư luận… Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng
những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những giá trị đang hình thành tạo nên một hệ
thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành
nhân cách ở con người, dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo
truyền thống văn hóa trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng, đứa trẻ ấy sẽ mang hành
vi, tính nết của loài thú. Chức năng giáo dục của văn hóa đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh
học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì văn hóa được coi là một thứ “gien” xã hội di
truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Do là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người, văn hóa có tính nhân
sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một
dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa
các nền văn hóa khác nhau. Bằng chức năng giáo dục, văn hóa sẽ điều chỉnh xã hội, định hướng các
chuẩn mực, các cách ứng xử của con người. Vì vậy, văn hóa chính là động lực của sự phát triển.
- Chức năng nhận thức: Đây là chức năng đầu tiên của mọi hoạt động văn hóa, thiếu nó không thể
nói tới chức năng nào khác. Nhận thức là một yếu tố căn bản để phân biệt giữa con người với loài vật.
Loài vật chỉ sống với một ý nghĩ là muốn tồn tại y như nó có. Con người do nhận thức cao nên ngoài ý
nghĩa tồn tại y như nó có, còn muốn cao hơn. Con người có khả năng tự hoàn thiện theo hướng nhân bản hơn, người hơn.
- Chức năng thẩm mĩ: Đây cũng là một chức năng quan trọng của văn hoá, nhưng hay bị bỏ quên,
bị xem nhẹ. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con
người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp như Các Mác từng khẳng định, cho nên văn hóa nghệ
thuật phải có chức năng này. Suy cho cùng, văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp.
- Chức năng giải trí: Con người có nhu cầu cao về giải tỏa tinh thần, tâm lý, sự mệt mỏi cơ bắp
sau khi lao động, họ tìm đến với các hoạt động văn hóa chính là đi tìm sự giải trí. Chức năng này cũng
không tách rời chức năng giáo dục và không đi ra ngoài mục tiêu hoàn thiện con người. Bởi lẽ, trong cuộc
sống, con người ngoài hoạt động lao động, còn có nhu cầu giải tỏa tinh thần. Trong một chừng mực nhất
định, sự giải trí là bổ ích và cần thiết. Ví như: sau một vòng quay mùa vụ của cư dân nông nghiệp trồng
lúa nước, đi hội, xem hội là nhu cầu thực sự của người nông dân, không chỉ đơn thuần là sự giải tỏa tâm
linh mà còn là sự giải trí.
Nói tóm lại, nhận biết các chức năng của văn hóa chính là khẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả
của văn hóa nhằm hướng tới con người, vì con người. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu và động lực phát triển của xã hội xuyên suốt thời gian và không gian. Văn hóa là chất keo gắn
kết con người với con người.
Chương 2: LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Loại hình văn hóa
2.1.1. Khái niệm loại hình văn hóa
Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường
tự nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu quy văn hoá
nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục (tương ứng là các nền văn
hoá phương Đông và phương Tây).
2.1.2. Đặc điểm các loại hình văn hóa
Văn hóa gốc nông nghiệp: chủ yếu ứng Văn hóa gốc du mục: chủ yếu ứng với
với môi trường sống của các cộng đồng môi trường sống của các cộng đồng cư cư dân ở phương Đông. dân ở phương Tây.
Môi trường tự nhiên: là xứ nóng sinh ra Môi trường tự nhiên: là xứ lạnh với khí
mưa nhiều (ẩm), tạo nên nhiều con sông hậu khô, không thích hợp cho thực vật
lớn và các vùng đồng bằng trù phú.
sinh trưởng, trừ những vùng đồng cỏ rộng.
Nghề mưu sinh: sinh sống bằng nghề Nghề mưu sinh: sinh sống bằng chăn nuôi
trồng trọt là chính, do đó hình thành lối là chính, do đó hình thành lối sống du cư. sống định cư.
Tổ chức đời sống: lo tạo dựng cuô „c sống Tổ chức đời sống: lo tổ chức để thường
ổn định lâu dài, không xáo trô „n nên mang xuyên di chuyển gọn gàng, nhanh chóng,
tính chất trọng tĩnh (cuộc sống yên bình, ít thuâ „ n tiê „
n nên mang tính chất trọng đô „ng di chuyển).
(cuộc sống năng động, di chuyển nhiều).
Ứng xử với môi trường tự nhiên: t ôn Ứng xử với môi trường tự nhiên: coi
trọng, hòa hợp với thiên nhiên. Người dân thường và luôn muốn chinh phục, chế ngự
sống phụ thuô „c nhiều vào thiên nhiên, ở tự nhiên. Cư dân du mục nếu thấy ở nơi
cố định mô „t chỗ với cái nhà, cái cây của này không thuâ „ n tiê „
n, có thể dễ dàng bỏ đi
mình nên có ý thức tôn trọng, không dám nơi khác, do vâ „ y dẫn đến tâm lý coi
ganh đua với tự nhiên; sống hòa hợp với thường tự nhiên. Bởi vâ „ y, người phương
tự nhiên là mong muốn của cư dân; tận Tây luôn có tham vọng chinh phục và chế
dụng tự nhiên: ăn thực vật là chủ yếu; ưu ngự tự nhiên; tận dụng tự nhiên: chủ yếu
điểm: con người giữ gìn được môi trường ăn động vật; ưu điểm: khuyến khích con
sống tự nhiên; nhược điểm: rụt rè, e ngại người dũng cảm đối mă „ t với tự nhiên,
thậm chí tôn sùng tự nhiên.
khuyến khích khoa học phát triển; nhược
điểm: hủy hoại môi trường.
Lối nhận thức, tư duy: tổng hợp - biện Lối nhận thức, tư duy: phân tích - siêu
chứng. Hê „ thống tri thức thu được bằng hình. Khoa học hình thành theo con con đường kinh nghiê „
m, chủ quan, cảm đường thực nghiê „ m, khách quan, lý tính;
tính. Sức thuyết phục thấp, nhưng bao giờ tính chặt chẽ và sức thuyết phục cao. Đây
cũng diễn đạt ngắn gọn, súc tích, thâm là lí do khiến khoa học phát triển nhanh -
thúy. Do được hình thành mô „t cách tự tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay
nhiên (không bị giới hạn đối tượng) và thế; ưu điểm: có sự sâu sắc, phát triển
được kiểm chứng bằng kinh nghiê „
m của mạnh các ngành khoa học chuyên sâu;
nhiều thế hê „ nên tính đúng của tư duy nhược điểm: thiếu toàn diện.
tổng hợp - biện chứng thường khá cao; ưu
điểm: nhìn nhận vấn đề toàn diện, luôn
thấy mối quan hệ giữa chúng; nhược
điểm: thiếu triệt để, sâu sắc.
Xu hướng khoa học: thiên về thiên văn, Xu hướng khoa học: thiên về khoa học tự
triết học tâm linh và tôn giáo. nhiên và kỹ thuật.
Ứng xử xã hội: con người nông nghiê „
p Ứng xử xã hội: con người du mục trọng lý
trọng tình, dẫn đến thái đô „ trọng đức, trí, dẫn đến trọng sức mạnh, trọng tài,
trọng văn, trọng phụ nữ. Lối sống trọng trọng võ, trọng nam giới. Cuô „c sống du
tình đã dẫn đến cách thức tổ chức cô „ng cư dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng
đồng theo lối linh hoạt, luôn biến báo cho theo nguyên tắc với tính tổ chức cao (nếp
thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Con sống theo pháp luật); quyền lực tuyê „ t đối
người cư xử bình đẳng (dân chủ) với nhau nằm trong tay người cai trị - quân chủ. Tư
(dân chủ làng mạc). Lối sống trọng tình duy phân tích, cách tổ chức cô „ng đồng
và cách cư xử dân chủ dẫn đến đă „
c trưng theo nguyên tắc dẫn đến mô „t đăc „ điểm quan trọng bâ „
c nhất là tâm lý coi trọng tâ „
p quan trọng của văn hóa du mục là tâm lý
thể, cô „ng đồng; ưu điểm: lối sống hiếu trọng cá nhân; ưu điểm: mọi vấn đề đều
hòa, nhân nghĩa trong quan hê „ xã hô „i;theo một nguyên tắc khách quan với các
nhược điểm: mặt trái của linh hoạt, dân chuẩn mực cố định, văn minh; nhược
chủ là tùy tiện, tâm lý hòa cả làng, bệnh điểm: mặt trái của nguyên tắc là máy móc, coi thường phép nước.
rập khuôn, cứng nhắc, áp đặt, thiếu bình đẳng.
Đặc trưng văn hóa: dung hợp trong tiếp Đặc trưng văn hóa: đô „ c tôn trong tiếp nhâ „
n và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó. nhâ „
n và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.
Tôn giáo: tín ngưỡng đa thần cổ xưa được Tôn giáo: tín ngưỡng đa thần sơ khai
kế tục bằng đa tôn giáo.
nhanh chóng chuyển sang nhất thần giáo và tôn giáo độc tôn.
Văn học nghệ thuật: thiên về thơ, nhạc trữ Văn học nghệ thuật: thiên về truyện, kịch, tình. múa sôi động.
Lưu ý: sự phân chia hai loại hình văn hóa ở trên chủ yếu dựa vào văn hoá gốc. Ngày nay, xu thế giao
lưu văn hóa đa chiều khiến hai loại hình văn hóa ấy có sự giao thoa, xích lại gần nhau.
2.2. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là tổng thể các nhân tố ngoại cảnh xung quanh chúng ta như: bầu khí quyển, thổ
nhưỡng, nước, thực vật, động vật, khoáng sản… Con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát
triển với môi trường tự nhiên nên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên cũng là một mặt cơ bản của
đời sống văn hóa. Không khí con người hít thở, đồ ăn, nước uống… đều lấy từ môi trường tự nhiên. Vì
vậy, những gì có lợi cho mình thì con người sẽ thích nghi, tận dụng; còn những gì có hại thì con người sẽ
cải tạo, ứng phó. “Từng nền văn hóa, xét cho cùng, đều là hậu quả của việc từng cộng đồng để tồn tại,
phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó”1(1).
“Con người là một sinh vật nhìn về phía trước, mắt hướng về tương lai”(2). Ngay từ khi đặt chân trên
trái đất này, con người đã không ngừng nỗ lực vượt lên trên các khả năng và giới hạn của mình. Đó là đặc
điểm tiến hóa của con người, để con người đứng trên mọi sinh vật khác, là động vật bậc cao nhất. Con
người sẽ dần thích nghi với những điều kiện sống mà môi trường tự nhiên áp đặt và cả những thách thức
mà con người tự đặt ra. Bằng bàn tay, khối óc và con tim… con người dần tạo ra những biến đổi rộng
khắp từ không khí, đất, nước, thảm thực vật, động vật… tạo thành môi trường sống. Quá trình thích nghi
này góp phần hình thành những nét đặc thù của bản sắc văn hóa một dân tộc. Suy cho cùng, sự khác nhau
về văn hóa giữa các dân tộc, các cộng đồng người được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về
môi trường sống. Chính sự khác nhau về môi trường sống này đã giúp các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt
Nam trong và ngoài nước khẳng định sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam, bên cạnh
nền văn minh và văn hóa Trung Hoa. Bản sắc văn hóa từng dân tộc được khắc họa bởi điều kiện lịch sử,
xã hội, tâm lí và điều kiện môi trường tự nhiên. Theo nghĩa rộng, văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi
1(1) Nguyễn Từ Chi (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 55.
(2) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 30. (2)
bởi con người, từ đó hình thành một lối sống, tư duy, ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với
vũ trụ, thiên nhiên và xã hội; là vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống chuẩn mực, giá trị,
quan niệm mang dấu ấn riêng của con người. Như vậy, nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt
Nam phải chú ý đến điều kiện môi trường tự nhiên và sau đó là điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, “là ngã tư đường của các cư dân và các nền
văn minh”(1). Điều kiện khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa Việt
Nam. Nó tạo nên đặc trưng văn hóa Việt Nam là văn hóa lúa nước. Hệ sinh thái thực vật rất phong phú, đa
dạng, trong đó, thực vật phát triển mạnh hơn động vật, vì động vật dễ bị dịch bệnh do khí hậu nóng ẩm
gió mùa. Vì vậy, trong thời kinh tế thu lượm thì hái lượm vượt trội hơn săn bắt. Thời kinh tế nông nghiệp
thì trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi. Tính chất thực vật và môi trường sông nước xét từ góc độ môi
trường tự nhiên ảnh hưởng khá rõ trong đời sống văn hóa của người Việt Nam ở nhiều phương diện như: ăn, mặc, ở, đi lại…
2.2.1. Văn hóa ăn uống của người Việt Nam
Ăn uống (ẩm thực) là một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người để duy trì sự
sống. Nhưng, khác xa với con vật, ăn uống của con người còn là một hành động mang tính văn hóa chứ
không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn. Nếu các cư dân của nền văn hóa gốc du mục (phương Tây) thiên
về ăn thịt và các chế phẩm từ sữa động vật thì ăn uống của người Việt Nam lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của
truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.
- Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn: có thể nói, văn minh Việt Nam là nền văn minh thực vật.
Người Việt Nam không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt ăn nên cơ cấu bữa ăn truyền thống
được mô hình: cơm - rau - cá (mắm). Trong bữa ăn thiên về thực vật ấy, lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ
có những câu như: Người sống về gạo, cá bạo về nước; Cơm tẻ là mẹ ruột; Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ
no cơm tẻ thì thôi mọi đường. Người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm.
Trong bữa ăn của người Việt Nam, sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở một trong những trung tâm
trồng trọt, rau quả của Việt Nam mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam thì Đói ăn
rau, đau uống thuốc; Ăn cơm không rau như đau không thuốc; Anh
đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau
muống nhớ cà dầm tương; Tương cà là gia bản…
Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam là các loại thủy hải sản- sản vật của vùng sông
nước: Con cá đánh ngã bát cơm; Có cá đổ vạ cho cơm… Từ các loài thủy hải sản, người Việt Nam chế
tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm. Với người Việt Nam, từ bữa cơm thường trong gia đình cho
đến những bữa tiệc đãi khách sang trọng, nhất định không thể thiếu bát nước mắm.
(1)(1) Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd, tr. 33.
Ở vị trí cuối cùng trong bữa ăn người Việt Nam là các loại quả cây tráng miệng, rồi đồ uống, hút như
trầu cau, thuốc lào, nước chè, nước vối… hầu hết đều là những sản vật của nghề trồng trọt Đông Nam Á.
- Ăn uống của người Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa làng: tính cộng cảm, cộng đồng. Người
Việt Nam ăn chung cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau (khác hẳn
người phương Tây ai có suất của người ấy, bộc lộ tính cá nhân rất rõ). Vì vậy, bữa ăn là dịp sum họp, quây
quần, người Việt Nam rất thích chuyện trò. Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người một thứ văn hóa cao trong
ăn uống (Ăn trông nồi, ngồi trông hướng). Vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ và mực thước khi ăn.
- Ăn uống của người Việt Nam mang đậm triết lí phương Đông: sự hòa hợp, tổng hợp, cân bằng âm-
dương. Điều này được thể hiện trong cách chế biến đồ ăn (pha chế tổng hợp trong món ăn, sử dụng
nguyên liệu theo mùa, dùng gia vị…); cách ăn (ăn và cảm nhận bằng đủ các giác quan, dùng đũa…).
2.2.2. Văn hóa mặc, ở và đi lại của người Việt Nam
- Quan trọng đối với con người, sau ăn là mặc. Mặc giúp cho con người ứng phó được với cái nóng,
rét, mưa, gió và quan trọng hơn, mặc còn để trang điểm, làm đẹp (Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân;
Quen sợ dạ, lạ sợ áo…). Mỗi dân tộc có cách mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành biểu tượng
của văn hóa dân tộc. Văn hóa mặc của người Việt Nam mang đậm dấu ấn nông nghiệp. Để đối phó với
khí hậu nóng ẩm, người Việt Nam ưa sử dụng chất liệu may mặc mềm, mỏng, nhẹ, thoáng, thấm mồ hôi;
cũng là những chất liệu có nguồn gốc thực vật, sản phẩm của nghề trồng trọt nông nghiệp: tơ, lụa, lượt, là,
gấm, vóc, the, đũi, gai, bông, đay… Trong khi đó, người phương Tây ưa dùng chất liệu là da, lông thú…
- Ở và đi lại cũng là biểu hiện của việc người Việt Nam ứng phó với môi trường tự nhiên. Ngôi nhà là
mái ấm để con người đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng
nhất đảm bảo cho người Việt cuộc sống định cư ổn định. Có an cư thì mới lạc nghiệp. Vì ngôi nhà chiếm
vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống, cho nên trong tiếng Việt “nhà”(chỗ ở) được đồng nhất với gia
đình (gồm mọi người sống trong nhà). Ngôi nhà của người Việt Nam có những đặc điểm sau:
+ Do khu vực cư trú là vùng sông nước nên ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường
sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò...) thường lấy thuyền, bè làm nhà
ở, gọi là nhà thuyền, nhà bè; nhiều gia đình quần tụ lập nên các xóm chài, làng chài. Nhiều người tuy
không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với ngập lụt, ẩm ướt, bởi khí hậu
nhiệt đới có độ ẩm cao.
+ Để ứng phó với môi trường tự nhiên nóng ẩm nên người Việt Nam ưa thích nhà hướng Nam, nhà
cao cửa rộng. Tục ngữ có câu: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam… Cấu trúc nhà như vậy, tạo không
gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, khác với kiến trúc nhà phương Tây ở xứ lạnh, nhà đóng kín, trần
thấp, tường dày, cửa ít để giữ hơi ấm. Nhà của người Việt “cao” là để ứng phó với lụt lội, ẩm ướt, côn
trùng…; “cửa rộng” là để đón gió mát và tránh nắng.
+ Tính cộng đồng của văn hóa nông nghiệp thể hiện ở việc trong nhà không chia thành nhiều phòng
nhỏ biệt lập như nhà ở của người phương Tây. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu
khách, cho nên đặc biệt chú ý đến không gian dành để thờ cúng tổ tiên và không gian dành cho việc tiếp khách.
- Về đi lại, trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con
người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì chỉ đi gần (từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương). Nhiều cụ già ở nông
thôn, suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình. Vì vậy, dễ hiểu là tại sao ở Việt Nam trước đây,
giao thông, nhất là giao thông đường bộ kém phát triển.
Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài.
Vì vậy mà phương tiện đi lại phổ biến từ ngàn xưa là đường thủy. Tục ngữ có câu: Nhất cận thị, nhị cận
giang. Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam rất phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà…
Nói tóm lại, con người sống trong môi trường tự nhiên vừa phụ thuộc, vừa thích ứng với tự nhiên;
nhưng mặt khác, con người tìm hiểu, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc
sống của mình. Có nghĩa là, con người tạo ra môi trường nhân tạo, tạo ra giá trị văn hóa. Văn hoá là sự
biến đổi tự nhiên phục vụ cuộc sống con người.
2.3. Đặc điểm văn hóa Việt Nam trong quan hệ với môi trường xã hội
Con người không thể sống riêng lẻ mà phải sống cùng nhau, sống với nhau và tạo thành cộng đồng.
Xã hội chính là sự tổ chức mối quan hệ giữa người với người. “Con người là tổng hoà các quan hệ xã
hội”. Tương ứng với mỗi hình thức tổ chức xã hội sẽ hình thành những chuẩn mực, quan niệm, lối sống...
Con người điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp và tuân theo những chuẩn mực, quan niệm, lối
sống... được cộng đồng thừa nhận. Từ đó, tạo ra các sản phẩm văn hoá như là hệ quả của mối quan hệ con
người với xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết
định. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để cá nhân phát triển. Và cá nhân không chỉ là
sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn hoá của nó cũng là văn
hoá nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc đã tạo thành đơn vị xã hội cơ sở. Điều này
làm nảy sinh nguyên tắc: giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên giá trị cá nhân. Cá nhân bị hoà tan
trong cộng đồng, nếu tách riêng ra cá nhân không có ý nghĩa. “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân.
Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm
trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”(1).
(1)(1) Hoài Thanh- Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 45.
Có ba nguyên lí cơ bản tập hợp cá nhân thành xã hội là cùng dòng máu (gia đình), cùng chỗ ở (làng
xóm), cùng lợi ích dân tộc (quốc gia).
2.3.1. Đặc điểm gia đình Việt Nam
Gia đình là hình ảnh xã hội thu nhỏ. Ở đó, quan hệ người- người dựa trên những nguyên tắc tình
cảm, dòng máu, luân lí, đạo đức, kinh tế… Theo nghĩa rộng nhất, gia đình là cội nguồn và chốn nương
náu của mỗi cá nhân; một thiết chế có luật lệ và tôn ti trật tự. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để
cá thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Đứa trẻ vừa sinh ra đã được sống và cảm thụ, thâm nhập
văn hóa trước hết ở gia đình, rồi sau đó mở rộng ra làng xóm. Vì vậy, gia đình đóng vai trò rất quan trọng
đối với việc hình thành nhân cách con người. Chính gia đình đã tạo nên mối liên hệ xã hội bền vững nhất,
nơi duy trì và trao truyền những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, mối quan hệ người - người
trong gia đình cũng có những thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các hình thức hôn nhân cụ thể.
Gia đình người Việt Nam hiện nay, tồn tại đa số là kiểu gia đình hạt nhân (gồm bố mẹ và con cái
chưa trưởng thành), bên cạnh đó, còn một số kiểu gia đình
nhỏ (gồm bố mẹ và gia đình một con trai,
thường là con trai trưởng). Ngoài ra, giai đoạn hiện đại còn xuất hiện những gia đình “thiếu”, hoặc chỉ có
mẹ, hoặc chỉ có cha. Xã hội hiện đại có xu hướng dung hòa mối quan hệ giữa gia đình và tự do cá nhân.
Gia đình Việt Nam mang nét đặc thù Á Đông -
ảnh hưởng Nho giáo: con trai nối dõi, thờ cúng; đề
cao tính cộng đồng, tinh
thần vì lợi ích chung (mỗi thành viên bị chi phối bởi tập thể chung của gia đình)
nhưng cũng tôn trọng giới hạn tự do cá nhân. Về cơ bản, phụ nữ (người vợ, người mẹ...) có địa vị bình
đẳng với nam giới (người chồng, người cha...). Điều này được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa
nước truyền thống, tự cung tự cấp. Về bản chất, người nam giới có vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn
người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng).
Trong gia đình Việt Nam, văn hóa tình nghĩa được đề cao (tình nghĩa cha - con, mẹ - con, vợ - chồng,
tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là văn hóa nghĩa tình rất Á Đông.
Quan hệ của người Việt trong gia đình: đối với bề trên, với cha mẹ thì hiếu kính; với anh em (huynh
đệ) thì hoà thuận (đễ); với vợ chồng thì nghĩa tình, thuỷ chung, tôn trọng lẫn nhau… Tất cả đã tạo nên giá
trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Có thể nói, với tư cách là một xã hội thu nhỏ, gia đình Việt Nam gồm tổng hoà nhiều mối quan hệ xã
hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, mang phong vị Á Đông độc đáo. Mỗi gia đình
người Việt Nam hôm nay cùng chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.
2.3.2. Đặc điểm làng Việt Nam
Làng là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam (nhà -làng- nước). Làng là một đơn vị
cộng cư, có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp. Làng Việt Nam mang tính chất công xã nông
thôn theo quan hệ láng giềng, là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân.
Quan hệ của người Việt Nam trong làng xóm: trọng tình cảm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; tôn trọng
người cao tuổi (những người chứng kiến lịch sử thăng trầm của làng, hiểu biết, có kinh nghiệm trong ứng xử).
Đình làng là nơi trung tâm chính trị, văn hóa của làng. Đó là nơi họp làng, nơi xử lý những công việc
chung của làng, nơi diễn ra hội làng, tế lễ, thờ cúng Thành Hoàng làng (vị thần phù trợ cho làng).
Là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam, làng là một môi trường văn hóa đặc trưng. Ở đó, mọi
thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh thành, phát triển, lưu giữ và trao truyền đến mọi cá thể. Văn
hóa làng nổi bật với hai đặc điểm cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị. Tính cộng đồng thúc đẩy tính
dân chủ làng xã và ý thức cố kết mỗi thành viên trong làng (cây đa, giếng làng, sân đình, hội làng… là
không gian sinh hoạt chung). Tính tự trị thông qua lệ làng và hương ước khiến mỗi làng có diện mạo văn
hóa riêng như tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, hội làng, thậm chí giọng nói và cả cách ứng xử
(đất lề, quê thói, Trống làng nào làng ấy đánh/ Thánh làng nào làng ấy thờ…). Chính những đặc điểm này
giúp làng đứng vững trong bão táp của lịch sử dân tộc. Sự cố kết rất tự nhiên mang đặc trưng của nền
nông nghiệp lúa nước đã làm cho làng Việt Nam in đậm trong tâm thức những người dân Việt Nam tình
quê hương tha thiết. Ai đi xa cũng nhớ về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh, cổng làng… in dấu
thời gian gắn bó với tuổi thơ mỗi người từng sinh ra và lớn lên ở làng. Tuy vậy, cũng chính tính tự trị của
làng đã làm cản trở sự phát triển của tư duy khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam.
Để rồi khi có sự đổi mới thì những giá trị văn hóa đó nhanh chóng bị phá vỡ nhường chỗ cho văn hóa
phương Tây phát triển. Những ngôi làng được coi là truyền thống văn hóa cũng là những làng đi tiên
phong trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói tóm lại, người Việt Nam cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời
cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người cá nhân phát triển, hướng
đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Tính sáng tạo, linh hoạt truyền thống
của người Việt Nam cần giữ lại, song cần chấm dứt thói tùy tiện. Chỉ có như vậy mới thoát ra khỏi tầm
nhìn hạn hẹp của văn hóa làng xã tiểu nông, để trên cơ sở đó gìn giữ và phát huy được những giá trị tinh
hoa của văn hóa làng, xây dựng được văn hóa đô thị Việt Nam văn minh, hiện đại.
2.4. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
2.4.1. Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Xuất phát từ văn hóa làng với đặc trưng là tính cộng đồng và tính tự trị nên người Việt Nam vừa thích
giao tiếp lại vừa rụt rè, e ngại. Đối với cộng đồng quen thuộc thì xởi lởi, thích giao tiếp nhưng khi gặp
người lạ, ở ngoài cộng đồng quen thuộc thì e dè, ngại ngùng. Hai tính cách tưởng như trái ngược ấy không
hề mâu thuẫn với nhau, vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng là hai mặt của cùng
một bản chất. Đó cũng là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Trong giao tiếp người Việt Nam đề cao tình cảm, đề cao tình hơn lí. Điều này là do cội nguồn của nền
văn hóa gốc nông nghiệp vốn đề cao tình cảm trong ứng xử cộng đồng. Khi giao tiếp với những người
xung quanh, người Việt Nam thường quy về mối quan hệ thân tình và xưng hô thân mật như: anh, chị, cô,
chú, bác, cháu…; hay cười để thể hiện sự thân thiện…
Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa quan tâm tìm hiểu đối tượng giao tiếp của mình nên thường hỏi
thăm tuổi tác, gia đình, quê quán, trình độ học vấn… Điều này khiến cho người nước ngoài có nhận xét là
người Việt Nam hay tò mò.
Vì ưa sự tế nhị, ý tứ, tránh làm mất lòng người khác nên khi giao tiếp người Việt Nam thường đắn đo
cân nhắc trước khi nói, hoặc nói vòng vo khéo léo mà không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề
như người phương Tây. Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán.
Trong giao tiếp, người Việt Nam ưa sự khiêm nhường và lịch sự nên thường hạ thấp khi nói về mình,
còn đề cao đối tượng giao tiếp… Điều này khiến người Việt Nam thiếu tự tin vào cá nhân mình.
Tóm lại, bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều và hội nhập ngày nay, đòi hỏi người Việt Nam cần ý thức
đầy đủ về ưu điểm và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của dân tộc. Từ đó, biết khắc phục hạn chế, biết tiếp
thu và học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp.
2.4.2. Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Tiếng Việt
phản ánh rõ nhất tâm hồn, tính cách của con người và đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.
Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam mang tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu
hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với cấu trúc cân đối hài hòa (Cầu này cầu ái cầu ân/ Một trăm cô gái rửa
chân cầu này…). Người Việt sống duy cảm nên trong truyền thống văn chương Việt Nam, thơ ca phát
triển mạnh hơn hẳn văn xuôi. Đó là dân tộc “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” (Huy Cận). Thơ ca là
nghệ thuật ngôn từ có vần, giàu nhạc điệu, thể hiện sự cân đối, hài hòa.
Ngôn từ Việt Nam rất giàu tính biểu cảm, giàu thanh điệu và tính nhạc - đặc trưng của văn hóa trọng
tình. Ngôn từ nghệ thuật Việt Nam còn mang tính linh hoạt - đặc trưng ứng xử văn hóa của người Việt
Nam. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu đặc trưng văn hóa Việt Nam
2.5. Hằng số văn hoá Việt Nam
2.5.1.Khái niệm hằng số văn hoá
Hằng số văn hoá là khái niệm chỉ những đặc điểm, những yếu tố bất biến trong quá trình vận động,
phát triển của một nền văn hoá. Văn hoá luôn biến đổi, vận động, phát triển. Vì vậy, khi nói hằng số (bất
biến) trong văn hoá là nói đến một số đặc điểm, nhân tố hữu hạn nào đó mà thôi.
2.5.2. Các hằng số văn hoá Việt Nam
- Tính không chối từ: văn hoá Việt Nam là nền văn hoá cởi mở, sẵn sàng đón nhận, thâu nạp các
giá trị, tinh hoa văn hoá ngoại sinh để làm giàu có thêm nền văn hóa dân tộc (thực ra, trong “không chối
từ” đã hàm chứa “chối từ”, có nghĩa là văn hóa Việt Nam không dung nạp những gì xa lạ, trái với truyền
thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Nó chỉ thu nạp và tiếp biến những giá trị phù hợp với cộng đồng. Văn hóa
Việt Nam là bản sắc văn hóa của quốc gia đa dân tộc, tiếp biến nhuần nhị những yếu tố văn hóa Ấn Độ,
Trung Hoa, Âu - Mỹ… hòa đồng với tự nhiên, làng bản, đất nước. Nó thống nhất dựa trên sự phong phú,
đa dạng, đa sắc màu, cởi mở, tiếp xúc, tiếp biến).
- Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp với ba nhân tố nông dân - nông nghiệp lúa nước -
làng xã. Ba nhân tố này đã trở thành nét hằng xuyên đi suốt không gian, thời gian của văn hoá dân tộc. Nó
in đậm, chi phối mọi mặt đời sống văn hoá dân tộc.
- Tính đa dân tộc: chủ thể văn hoá Việt Nam gồm nhiều tộc người (54 dân tộc anh em). Cùng với
những nhân tố khác, tính đa dân tộc làm cho văn hoá Việt Nam đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong đa dạng.
Chương 3: VĂN HÓA VIỆT NAM - GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
3.1. Quá trình giao lưu văn hoá trong văn hóa Việt Nam
Giao lưu văn hóa là quy luật vận động và phát triển tất yếu của văn hóa và đời sống, một nhu cầu
tự nhiên của con người. Trong quá trình phát triển, mỗi cộng đồng người luôn có nhu cầu học hỏi, tiếp thu
những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu có thêm văn hóa truyền thống. Văn hóa Việt Nam cũng
không nằm ngoài quy luật ấy.
Việt Nam nằm trên “ngã tư đường của các nền văn minh”, mang trong mình cơ tầng văn hóa Đông
Nam Á, và trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, và sau này
thêm cả văn hóa Nga, Đông Âu, Mỹ... Do đó, sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của
quá trình giao lưu ở các cấp độ: khu vực, châu lục và toàn cầu. Lịch sử đã cho thấy sức sống mãnh liệt của
văn hóa Việt Nam, thể hiện ở năng lực tiếp biến văn hóa tài tình dù trong hoàn cảnh bị áp đặt hay tự
nguyện tiếp nhận văn hóa ngoại lai, đến mức tiếp biến văn hóa trở thành phương tiện để người Việt chống
lại đồng hóa văn hóa, làm giàu và phát triển mạnh mẽ nền văn hóa với bản sắc riêng của mình, tạo ra sức
mạnh giải phóng và bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước trước những thế lực xâm lược bành trướng
lớn. Có thể nói đến các cuộc giao lưu lớn sau trong lịch sử văn hóa của Việt Nam:
3.1.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Đông Nam Á
Từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm"Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới để
chỉ một khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị. Trước
Thế chiến thứ hai, phần Đông Nam Á lục địa ngày nay được gọi là Indo-China (Đông Dương), còn phần
Đông Nam Á hải đảo được gọi là thế giới Mã Lai. Ngày nay, khái niệm Đông Nam Á vừa được sử dụng
để gọi một khu vực địa lý hành chính, vừa để chỉ một khu vực văn hóa-tộc người.
Về khu vực địa lý hành chính, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Brunây, Campuchia, Inđônêxia,
Lào, Malayxia, Myanma, Philíppin, Singapo, Thái Lan, Timor Leste, và Việt Nam; với dân số khoảng
600 triệu người. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là
ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. Lúc mới đầu có 5 thành viên là: Indonesia, Thái lan,
Philippine, Singapore, Malaysia. Tiếp sau, các quốc gia khác gia nhập Hiệp hội trong các thời gian khác
nhau: Bruney (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), Cambodia (1999). Tháng 11 năm 2007
các thành viên đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý bên trong các thành viên ASEAN và
biến ASEAN thành một thực thể pháp luật quốc tế. Ngày nay, ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế
quan trọng của thế giới.
Theo văn hóa tộc người, Đông Nam Á được quan niệm rộng hơn. Ngoài khu vực 11 nước như vừa
trình bày trên đây, nó còn bao gồm cả dải đất kéo dài từ Đài Loan, qua nam Trung Quốc (phía nam sông
Dương Tử), vùng đông-bắc và nam Ấn Độ. Nói chung là toàn bộ khu vực bị chi phối bởi chế độ thời tiết
khí hậu nhiệt đới, gió mùa của châu Á.
Theo phần lớn các nhà sử học, Việt Nam thuộc một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình
thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên
niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn
hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng
của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn
minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau
(lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đó là kết quả
của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng tộc, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn
bó cộng đồng đấu tranh chống ngoại xâm phương Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng).... Đây cũng là thời kỳ
ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để
chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.
Nhìn vào bản đồ khu vực ngày nay, ta thấy Việt Nam ở vào vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc giao
lưu với các vùng miền trong và ngoài khu vực qua các đường giao thông thủy, bộ, ven biển và vượt biển.
Chính vị trí lí tưởng này khiến văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu rất sớm với văn hoá Đông Nam Á ở
nhiều lĩnh vực như: nghề trồng lúa nước; các lễ hội gắn với nông nghiệp; kĩ thuật đúc đồng, luyện kim;
văn học nghệ thuật; giao thông đường thuỷ…
Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Do đó, các hoạt động giao lưu văn hoá với các nước Đông Nam Á ngày càng toàn diện hơn.
3.1.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Trung Hoa
Văn hoá Trung Hoa du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và có ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương
diện, vì các lí do: Trung Hoa là nền văn hoá lớn của khu vực, có bề dày lịch sử; là nước láng giềng có vị
trí cận kề Việt Nam; Việt Nam bị Trung Hoa xâm lược từ sớm, cai trị lâu dài. Quá trình giao lưu, tiếp biến
với văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.
Giao lưu cưỡng bức xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị xâm lược, bị đô hộ: từ thế
kỉ I đến thế kỉ X (thời Bắc thuộc) và từ 1407- 1427 (thời Minh thuộc). Suốt thời kì Bắc thuộc, nhà Hán
thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa Việt. Tiếp đó, nhà Minh lại thực hiện
nhiều chính sách tàn bạo nhằm đồng hóa văn hóa Việt. Chắc chắn, ở những thời kì lịch sử đầy cam go và
thử thách này, người Việt đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Giao lưu tự nguyện với văn hóa Trung Hoa chủ yếu diễn ra ở những giai đoạn hòa bình dưới các
triều đại phong kiến, nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng
đến đời sống người Việt rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực:
- Về thể chế chính trị thời phong kiến, đạo đức xã hội: chịu ảnh hưởng của Nho gia với những
chuẩn mực “tam cương, ngũ thường”…
- Về tôn giáo và đời sống tâm linh: người Việt hấp thụ từ văn hóa Trung Hoa các tôn giáo lớn như
Đạo giáo, triết lí âm dương ngũ hành…
- Về ngôn ngữ: các từ ngữ Hán Việt chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngôn ngữ người Việt; chữ Nôm
cũng được sáng tạo trên cơ sở hình thức văn tự chữ Hán.
- Về kiến trúc, ăn, mặc, ở và một số kĩ thuật canh tác nông nghiệp, người Việt cũng thừa hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
Có thể nói, văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Việt Nam từ lĩnh vực vật chất đến
tinh thần, đặc biệt là tình cảm và lối tư duy, ứng xử dưới thời trung đại. Người Việt đã tiếp nhận và cải
biến những yếu tố văn hóa ngoại sinh nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc.
3.1.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Ấn Độ
Với vị thế là trung tâm của Đông Nam Á tiền sử, nằm trên các ngả đường giao thông thủy bộ ven
biển thuận tiện, cư dân Việt cổ đã sớm có những cuộc giao lưu tiếp xúc với các vùng đất phía Nam và
phía Tây, trong đó có Ấn Độ.
Nếu giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa tồn tại ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức
và giao lưu tự nguyện, thì giao lưu văn hóa trong quan hệ Việt Nam với Ấn Độ là giao lưu văn hóa tự
nguyện. Giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với Ấn Độ diễn ra khá sớm, khoảng đầu thế kỉ thứ II khi Phật
giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. Và các yếu tố văn hoá Ấn Độ khi giao lưu với văn hóa Việt Nam đối
với các vùng, miền khác nhau cũng có sự khác nhau.
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất ở miền Bắc, sau đó đến miền Trung, rồi miền Nam. Sở
dĩ Phật giáo sớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi, vì đã được truyền bá vào đất Việt qua những nhà tu
hành- sứ giả của hòa bình mà không phải bằng con đường xâm lược, cưỡng bức. Tư tưởng lớn của đạo
Phật là “từ bi hỉ xả” rất phù hợp với hiếu hòa, nhân ái, thương yêu con người… đã được người Việt thích
ứng và tiếp biến để làm giàu có và phong phú thêm văn hóa bản địa. Nơi nhà sư tu hành thường không
phải là chốn hang sâu rừng thẳm, mà ngay ở giữa xóm làng (Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt). Về
một phương diện nhất định, chùa làng đã thay thế cho “ngôi nhà chung” trong đời sống cộng đồng: sân
chùa, vườn chùa… là nơi tụ hội, nơi sinh hoạt văn hóa của đông đảo dân làng, không phân biệt tuổi tác,
địa vị… làm sống lại không khí “dân chủ bình đẳng nguyên thủy”. Ngày nay, Phật giáo phát triển mạnh
mẽ, trở thành tôn giáo lớn nhất ở nước ta.
Văn hóa Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa Chămpa với những biểu
hiện: kiến trúc, điêu khắc, tập quán, tín ngưỡng…
3.1.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá phương Tây
Giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với phương Tây diễn ra khoảng thế kỉ XVI, thông qua hoạt động
thương mại và truyền giáo của người Bồ Đào Nha và Pháp, nhưng thực sự được tính từ mốc thời gian
1858, khi Pháp xâm lược Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa văn hóa Việt Nam và văn hoá Pháp là cuộc gặp gỡ
giữa phương Đông với phương Tây, giữa văn hoá nông nghiệp với văn hoá công nghiệp. Tính chất giao
lưu văn hóa ở thời kì này có cả hai dạng: cưỡng bức, áp đặt và tiếp nhận một cách tự nguyện.
Về phương diện văn hoá vật chất, ảnh hưởng rõ nhất của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt
Nam là sự phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông: điện, nước, xi măng, chế biến nông lâm sản, xây
dựng, kiến trúc, hệ thống đường bộ, đường sắt… Về phương diện văn hoá tinh thần là sự xuất hiện văn tự
- ngôn ngữ, báo chí, văn học- nghệ thuật, khoa học- giáo dục, tư tưởng, tôn giáo…
Nhìn chung, cuộc giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra bước ngoặt lớn đối với văn
hóa Việt Nam. Từ đây văn hóa Việt Nam đi vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn công
nghiệp, nhằm thúc đẩy hiện đại hóa đất nước. Kết quả là văn hóa Việt Nam có thay đổi diện mạo nhưng
không hề làm mất đi bản sắc dân tộc.
3.1.5. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá Nga và các nước XHCN
Tiếp xúc văn hoá Việt - Nga đã được bắt đầu từ rất sớm, ngay từ trước năm 1945, khi Nguyễn Ái
Quốc và những người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đến học tập tại Đại học phương Đông Moskva (1923 -
1930) và tiếp thu tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhiều bản dịch văn
học Nga đã xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám qua Pháp văn và Trung văn như Người mẹ của
M.Gorki, Anna Karenina của L.Tolstoi, Năm đêm trắng của Dostoievski...
Trong nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi Liên Xô tan vỡ, giao lưu văn hóa
Việt - Nga là dòng chủ lưu, quan trọng nhất trong các mối giao lưu văn hóa với các nước anh em trong hệ thống XHCN.
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai đoạn lịch sử có sự
tiếp nhận theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình thức và
nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, giáo dục, đào tạo, xuất bản…
Sau khi Liên Xô tan rã, sự hợp tác giữa hai nước gặp khó khăn. Giao lưu văn hóa vì thế không
tránh khỏi tình trạng chìm lắng, ngưng trệ. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ mới, quan hệ giữa hai nước đã
được khôi phục trở lại. Hiện nay, Nga đang tích cực đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam và khẳng định vị trí đối
tác chiến lược với Việt Nam. Các hoạt động trao đổi, hợp tác văn hóa đã được phát huy trở lại. Liên tục từ
năm 2001 đến năm 2008, việc tổ chức thành công "Những ngày văn hóa Nga", "Những ngày Matxcơva ở
Hà Nội", "Tuần lễ phim Nga" tại Việt Nam, "Những ngày Hà Nội ở Matxcơva", "Những ngày văn hóa
Việt Nam" tại Nga… đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt
Nam đến đông đảo nhân dân Nga.
Cùng với Nga, Việt Nam còn tích cực giao lưu văn hoá với các nước xã hội chủ nghĩa. Việc giao
lưu này đã làm tăng thêm tình hữu nghị, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1.6. Giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hoá toàn nhân loại
Từ sau năm 1986, nước ta nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, đổi mới và phát triển, phá
thế bao vây, cấm vận để hội nhập với khu vực và thế giới… Trong bối cảnh đó, văn hóa dân tộc cũng chịu
nhiều tác động và có những thay đổi lớn so với các giai đoạn trước.
Trước hết, sự tiến bộ của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông
tin khiến cho văn hóa và các sản phẩm văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Đứng
trước thời cơ, vận hội mới, Đảng ta kịp thời thực hiện đường lối đổi mới nhằm tăng cường thế và lực của đất nước.
Về văn hóa, Việt Nam thực hiện chủ trương: hội nhập toàn cầu, giao lưu văn hoá với mọi quốc gia
trên thế giới. Sự giao lưu dựa trên nguyên tắc: bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Điều này nhằm mục đích
thúc đẩy văn hóa Việt Nam tiến kịp văn minh nhân loại nhưng vẫn phải giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra nghị quyết “Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Điều đó cho thấy Đảng ta đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn
hóa đối với chiến lược phát triển đất nước. Đứng trước thời cơ thuận lợi và cả những thách thức khó khăn
hiện nay, mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn
trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở
thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,
phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ
khu vực, châu lục và toàn cầu. Văn hóa Việt Nam là kiểu văn hóa hỗn dung điển hình, do nằm tại vùng
giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta cần chung sống
giữa truyền thống và hiện đại, vừa gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc vừa tiếp tục quá trình
“giao lưu - tiếp biến văn hóa” để xây dựng một nền văn hóa độc đáo và hiện đại.
3.2. Bài học, kinh nghiệm lịch sử của cha ông trong giao lưu và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam trải qua nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, dù bị áp đặt hay tự nguyện,
văn hóa Việt Nam không những giữ được bản sắc của mình mà còn làm cho văn hoá dân tộc ngày một
giàu đẹp thêm. Trải qua các cuộc giao lưu văn hoá, cha ông ta đã để lại không ít bài học và kinh nghiệm lịch sử quý giá.
3.2.1. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá ngoại sinh
Khi tiếp thu, tiếp xúc một hệ thống văn hoá nào đó, cha ông ta không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ lựa
chọn những yếu tố, những giá trị văn hoá ngoại sinh phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (bài học “lựa
chọn” luôn đúng với mọi thời đại). Ví dụ, tiếp thu Phật giáo, nhưng cha ông ta không chịu ảnh hưởng toàn
bộ tư tưởng của Phật giáo. Ngay trong giới cao tăng thông hiểu triết lí sâu xa của Phật pháp cũng có nhiều
vị không chủ trương đi tìm cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng nơi Niết Bàn mà muốn hòa mình với đời, làm
những việc cần làm, tự tin vào bản thân, không cầu tìm tha lực. Do đó, ở Việt Nam, “Thiền tông chú trọng
vào công phu thiền định, vào sự giác ngộ trong lòng chứ không câu nệ ở kinh kệ, nghi thức”(1)
3.2.2. Tiếp thu và điều chỉnh, sắp xếp lại các thang bậc giá trị văn hoá ngoại sinh
Trong khi tiếp nhận một cách chọn lựa, cha ông ta đồng thời sắp xếp lại các bậc thang giá trị khác
nhau cho phù hợp với quan niệm mang tính truyền thống của con người Việt Nam, phù hợp với từng điều
kiện hoàn cảnh cụ thể. Tiêu biểu cho phương thức này thường được thể hiện ở các nhà văn hoá lớn, các
nhà tư tưởng lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống cộng đồng. Chẳng hạn trường hợp Nguyễn Trãi.
(1)(1) Đặng Đức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, H, 2006, tr.262.
Ông vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học. Nhưng nếu ở Nho giáo, trung với vua được xếp
lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi, khi vận dụng vào sự nghiệp cứu nước cứu dân, trước sau Nguyễn Trãi đều
xem nhân nghĩa là giá trị bao trùm, nhìn từ cả hai phía: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình Ngô đại
cáo); “Cơm kẻ bất nhân, ăn ấy chớ/ Áo người vô nghĩa, mặc chẳng thà” (Quốc âm thi tập).
3.2.3. Tiếp thu trên tinh thần cải biến nhằm tạo ra các giá trị văn hoá mới của dân tộc
Cùng với việc tiếp thu, cha ông ta luôn cải biến, tạo ra các hình thức mới để biểu đạt nội dung và
giá trị văn hoá dân tộc. Việc mô phỏng chữ Hán để tạo thành chữ Nôm do cha ông ta thực hiện từ ngàn
năm trước là ví dụ điển hình về một trong nhiều cách thức tiếp thu có sáng tạo thành tựu văn hóa nước
ngoài. Đặc biệt, trong cuộc tiếp xúc văn hóa với phương Tây thời cận đại, nhờ có bản lĩnh và truyền thống
tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại lai từ lâu đời, cho nên chỉ trong một thời gian lịch sử ngắn, chủ yếu từ
sau Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì hàng loạt loại hình văn hóa, nghệ thuật Việt Nam từ văn tự,
giáo dục, báo chí, tiểu thuyết, thơ văn đến kiến trúc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh... đã chuyển
mạnh theo hướng canh tân. Mặc dù tiếp thu gần như toàn bộ những loại hình văn hóa, nghệ thuật phương
Tây, song tâm hồn, đạo lý, thị hiếu thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc vẫn là dòng chủ lưu
được chuyển tải trong đó. Dĩ nhiên, bên cạnh việc chuyển tải những giá trị cội nguồn, nhiều giá trị mới ấy
cũng đã được tiếp thu và được biểu đạt một cách tinh tế, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nói chung, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hóa Việt Nam đã liên tục phát triển, ngày càng
trở nên phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Bí quyết là ở chỗ cha ông ta đã tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại trên tinh thần độc lập tự chủ cao và với lòng tự hào sâu sắc về những giá trị nền tảng
của con người Việt Nam, của truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chính với tinh thần ấy, khi tiếp
xúc với các nền văn hóa lớn, cha ông ta đã không bị rơi vào mặc cảm tự ti, không có thái độ vong bản,
sùng ngoại, mà luôn luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa, sáng tạo không ngừng. Nhờ vậy, dân tộc ta
vẫn giữ được độc lập mà không hề biệt lập, học hỏi bên ngoài mà không bị sao chép, hội nhập với thế giới mà không bị hòa tan.
3.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
- Văn hoá vật chất: dấu ấn văn hóa nông nghiệp (các phương diện: ăn, mặc, ở…). Đồ ăn của người
Việt phần nhiều là các sản phẩm nông nghiệp (cơm, rau, quả…). Đồ mặc cũng từ sản phẩm nghề nông
(trồng bông, dệt lụa…). Nhà ở thiết kế vừa phù hợp với khí hậu (nhà sàn, hướng nam, nhiều cửa sổ) vừa
có nhiều khu vực lưu trữ sản phẩm nông nghiệp (buồng, chái, kho)…
- Tổ chức đời sống cộng đồng: định cư, đoàn kết, gắn kết gia đình, gia tộc, dòng họ, làng xã, quốc gia.
Nền văn hóa Việt Nam dựa trên cơ sở nền văn minh lúa nước, sống định cư. Cuộc sống của người Việt
luôn luôn gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương. Từ thuở bình minh của lịch sử, người Việt liên tục
phải chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, dân tộc. Vì thế, người Việt sớm có
tình yêu tha thiết với quê hương đất nước và gắn bó máu thịt với dân tộc mình.
Cùng với tình yêu quê hương, đất nước, người Việt còn có sự gắn kết gia đình, họ tộc. Văn hóa gia
đình được nảy nở và bao bọc trong văn hóa cộng đồng làng xã, văn hóa dòng họ, dòng tộc. Hệ thống các
công trình văn hóa cộng đồng như cổng làng, đường làng, giếng làng, đa làng, tre làng, chùa làng, đình
làng, miếu làng… đều có tác động sâu sắc đến văn hóa gia đình từ không gian cư trú đến đời sống tâm
linh, tinh thần. Các gia đình, dòng họ lưu giữ nhiều văn bia, văn tự, gia phả, tộc phả, đình miếu, nhà thờ
họ, lăng mộ, sắc phong… Những vẻ đẹp văn hoá ấy vừa là niềm tự hào vừa có tác dụng vô cùng to lớn
đối với việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Ứng xử: trọng tình thương và đạo lý; linh hoạt, cởi mở trong tiếp nhận và dễ hòa nhập… Truyền
thống nhân văn, nhân ái của dân tộc đã được tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca như: “Lá lành
đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng
gần”,“Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương
lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đặc điểm bản sắc văn hóa này đã góp phần to
lớn làm nên sức mạnh của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, là thành trì vững bền
trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
3.4. Những di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Cho đến năm 2016, Việt Nam đã có 3 loại di sản được công nhận là di sản thế giới:
- Di sản thiên nhiên: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Di sản văn hóa: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành
nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội
Gióng ở đền Phù Đổng, Hát xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ,
Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm,
Ví giặm Nghệ Tĩnh, Châu bản triều Nguyễn, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ.
- Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An.
Những di sản trên là niềm tự hào của người Việt Nam. Việt Nam đang tiếp tục đề nghị UNESCO công
nhận các di sản quý báu khác của dân tộc. Chương 4
MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
Thành tố văn hóa chính là các bộ phận cấu thành nên văn hóa, bao gồm: Ngôn ngữ, Nghệ thuật trình
diễn, Kiến trúc, Thông tin, tín hiệu, Mass media, Văn chương, Nhiếp ảnh, điện ảnh, Lối sống, Nghệ thuật
tạo hình, Tín ngưỡng, tôn giáo, Phong tục, tập quán, Nghệ thuật âm thanh, Lễ hội, Sân khấu tuồng, chèo,
kịch, Nghề thủ công. Ở tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một vài thành tố cơ bản của văn hóa.
Sơ đồ các thành tố văn hóa: 4.1. Ngôn ngữ
4.1.1. Nguồn gốc tiếng Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt. Nhà văn Bình Nguyên Lộc trong
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1972) và Lột
trần Việt ngữ (1973), và ý kiến của Hồ Lê (1996)
xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo. Việc nêu vấn đề tiếng Việt có quan hệ họ hàng với các ngôn
ngữ Nam Đảo chỉ mang tính giả thiết và giả thiết ấy chưa được chứng minh. Ý kiến đáng chú ý hơn cả,
cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Thái, được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ
XX. Tuy nhiên, những luận điểm của Maspéro còn có hạn chế và những hạn chế đó sau này đã được A.G.
Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục rằng tiếng Việt là thành viên của nhánh Môn - Khmer thuộc họ
Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay(1).
Quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm 1856) được nhiều người chấp nhận và
được coi là có cơ sở khoa học nhất. Đây là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở
Đông Nam Á; vùng này vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới thời cổ.
4.1.2. Đặc điểm loại hình tiếng Việt
Thế giới có 4 loại hình ngôn ngữ: đơn lập (Việt, Hán, Thái…); chắp dính (Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan…);
hòa kết (Nga, Anh, Hy Lạp, Ả Rập…); đa tổng hợp (ngôn ngữ Ấn ở Nam Mỹ, Đông Nam Xibêri…).
Tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Về mặt loại hình, có ba đặc điểm sau:
(1)(1) Phạm Đức Dương (2007), Việt Nam – Đông Nam Á ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Giáo dục, tr490.
Thứ nhất, ngôn ngữ phân tiết tính: lời nói ra hoặc viết ra luôn luôn được phân cách thành các âm tiết.
Mỗi âm tiết được nói và viết tách bạch, rõ ràng và đều có khả năng biểu hiện nghĩa. Đây là một trong
những biểu hiện của tính chất đơn lập (ví dụ: nhà, xe, đi, ăn, xanh, đỏ…). Ở ngôn ngữ biến hình như tiếng
Anh chẳng hạn, các âm tiết thường khó nhận ra khi nói bởi chúng thường bị phát âm nối dính vào nhau (ví dụ: This is a …). book
Tiếng Việt cũng có trường hợp từ đa âm tiết, song đại đa số các từ đó là từ vay
mượn (ví dụ: ni-tơ, a-xít, in-tơ-nét, gác-đờ-xen…). Cũng có từ thuần Việt như: bồ kết, mặc cả, bồ hòn…
Tuy nhiên, việc nhận diện âm tiết trong các từ này khá dễ dàng. Xét về mặt sử dụng, các âm tiết tiếng Việt
có thể tạo thành các từ ghép và từ láy có ý nghĩa và có giá trị biểu cảm cao.
Thứ hai, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ như:
trật tự từ, hư từ, ngữ điệu .
Trật tự từ là một đặc điểm nổi bật thể hiện đặc điểm ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp. Cụ thể là, sự thay
đổi vị trí các từ trong câu thường dẫn đến sự thay đổi chức vụ ngữ pháp của từ và ý nghĩa của câu. Chẳng
hạn, chủ ngữ có thể trở thành bổ ngữ, từ ghép thành cụm từ…
Tôi tặng Hoa một cuốn sách. Hoa tặng lại tôi một cái bút. CN BN CN BN
xe đạp - đạp xe (từ thành cụm từ)
bóng đá - đá bóng (từ thành cụm từ)
bàn chân - chân bàn (nghĩa khác nhau)
lái mới - mới lái (lái mới – xe mới thay người lái mới ↔ mới lái – người mới lái xe)
Hư từ trong tiếng Việt có sự chi phối đến ngữ pháp. Thay đổi hư từ dẫn đến sự thay đổi về quan hệ
cũng như ý nghĩa của câu.
Anh và tôi (quan hệ ngữ pháp đẳng lập)
Anh của tôi (quan hệ sở hữu)
đã làm (việc đã xảy ra)
đang làm (việc đang xảy ra)
sẽ làm (việc chưa xảy ra)
buổi sáng - những buổi sáng (số ít - số nhiều)
Ngữ điệu dùng để phân biệt mục đích phát ngôn khác nhau của câu có cùng thành phần từ vựng và trật
tự sắp xếp các từ. Các câu này nhờ sự khác nhau về độ cao hay thấp, độ mạnh hay yếu, nhanh hay chậm
mà phân biệt là câu tường thuật hay nghi vấn hoặc cảm thán.
Ví dụ: Mẹ đã về. (câu tường thuật, ngữ điệu bình thường)
Mẹ đã về? (câu nghi vấn, lên giọng cuối câu)
Mẹ đã về! (câu cảm thán, ngữ điệu reo vui )
Thứ ba, từ không biến đổi hình thái, ổn định về mặt hình thức. Khi thay đổi vị trí, chức năng ngữ pháp
của từ cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, hình thái từ vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Người 1 và người 2 là bổ ngữ cho động từ cười. Người 3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười. Như
vậy, chức vụ ngữ pháp của từ người có thay đổi nhưng xét về mặt ngữ âm và chữ viết hoàn toàn không có sự đổi thay.
Có thể khẳng định, câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” vốn là cách nói vui thông
dụng, không chỉ chứng tỏ ngữ pháp phức tạp mà còn chỉ sự phong phú, giàu có, hấp dẫn của ngôn ngữ -
một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc. 4.2. Tôn giáo
Ở Việt Nam, tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, nguyên nghĩa là “tông giáo”, được du nhập
từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh)
và“religion”, lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu
nhiên. Vào đầu công nguyên, nó chỉ là riêng của đạo Kitô sau này mới được dùng nhằm chỉ các hình thức
tôn giáo khác nhau trên thế giới. “Religion” được dịch thành “tông giáo” ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ
XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ “tông giáo”
lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (giáo: là lời thuyết giảng của Đức Phật,
tông: lời của các đệ tử đức Phật). Thuật ngữ “tông giáo” được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX
và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “tôn giáo” và được sử
dụng thông dụng trong đời sống văn hóa nước ta.
Tùy theo góc độ tiếp cận mà có nhiều định nghĩa tôn giáo khác nhau. Các nhà thần học cho rằng: “Tôn
giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Một số nhà tâm lý học chỉ ra: “Tôn giáo là sự sáng tạo
của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa
bao giờ có tôn giáo”. C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân của mình”. Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự
phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong
đời sống hàng ngày…”. Khó có được một khái niệm có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn
giáo, nhưng có thể thấy, khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai
tính thiêng và tục, giữa chúng không có sự tách bạch. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh San định nghĩa:
“Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan niệm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng
bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh; cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người,
con người phải phục tùng, tôn thờ”. 4.2.1. Phật giáo
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ V trước Công nguyên. Sự xuất hiện của
tôn giáo này là phản ứng đối với Bàlamôn giáo khi xã hội phân chia đẳng cấp, mâu thuẫn một cách sâu
sắc và xã hội tồn tại nhiều bất công, ngang trái. Tương truyền, xã hội Ấn Độ đương thời có tới 62 – 63
trường phái triết học, nhưng tôn giáo giữ địa vị thống trị là đạo Bàlamôn với chế độ chủng tính cực kỳ
nghiệt ngã. Con người được phân thành bốn đẳng cấp cơ bản, bao gồm: Tu sĩ Bàlamôn (Brahmans –
Bơrama) là các tăng lữ, được coi là những người có khả năng, có quyền thay mặt xã hội giao tiếp với các
đấng thần linh; Vương tướng (Kshatriyas – Xatơria) là những người nắm quyền lực chính trị mà đứng đầu
là nhà vua; Thực nghiệp (Vaishyas – Vaxia) là những người có sứ mạng quản trị và làm tăng nguồn của
cải, gồm thương gia, nông gia, chủ ngân hàng…; Người lao động (Shudras – Xuđơra) là những người trực
tiếp làm các loại lao động chân tay ở nông thôn, thành thị. Họ chiếm đa số trong xã hội. Ngoài ra còn có
một tầng lớp bị truất khỏi mọi đẳng cấp trong xã hội, đó là những người dân mạt hạng trong xã hội
(Pariahs). Tầng lớp tu sĩ Bàlamôn là cao quý nhất, ai xúc phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề, nhất là tầng lớp
người lao động mà phạm tội này sẽ bị cắt lưỡi, rót dầu đun sôi vào tai hoặc lấy dùi nung đỏ đâm vào
mồm. Người Bàlamôn có phạm tội thì cũng được miễn hoặc giảm tội.
Bất bình trước sự phân hóa đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân, thái tử
Siddhatta (Tất Đạt Đa) đã từ bỏ đạo Bàlamôn để sáng tạo ra đạo Phật.
Thái tử Siddhatta (Tất Đạt Đa) sinh 563, mất 483 trước CN, họ Sakya (Thích Ca), con vua Tịnh Phạn
và hoàng hậu Ma gia. Sau này ông được tôn vinh là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), là Buddha (Bụt,
Phật). Ngay lúc sinh ra đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng – 32 tướng tốt: lòng bàn chân
bằng phẳng, bàn chân có bánh xe ngàn cánh, ngón tay thon dài, gót chân rộng, ngón tay ngón chân cong
lại, tay chân mềm mại, sống chân cong lên, thân người như con sơn dương, tay dài quá gối, nam căn ẩn
kín, thân thể mạnh mẽ, thân thể nhiều lông, lông tóc hình xoáy, thân thể vàng rực, thân phát ánh sáng, da
mềm, tay vai và đầu tròn, thân người như sư tử, hân thẳng, vai mạnh mẽ, có bốn mươi răng, răng đều đặn
và trắng, hàm như sư tử, lưỡi rộng, giọng nói như Phạm thiên, mắt xanh trong, lông mi như bị rừng, lông
xoáy giữa hai chân mày (bạch hào), chóp nổi cao trên đỉnh đầu... Các nhà tiên tri cho rằng Tất Đạt Đa sẽ
trở thành một đại đế hay một bậc giác ngộ. Nhưng vua cha chỉ muốn ông làm vua, nên đặt tên là
Siddartha (Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ).
Bảy ngày sau khi sinh thì mẹ Tất Đạt Đa mất, ông được người dì là Mahabaxàba đề chăm sóc. Năm
lên 16 tuổi, ông kết hôn với công chúa Daduđàla. Vua cha không muốn thái tử đi tu nên không để Tất Đạt
Đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, ông vẫn trốn ra khỏi thành nhiều lần. Lần thứ nhất thái tử thấy hình
ảnh một nông phu vất vả cày ruộng, côn trùng bị lưỡi cày xé nát, chim chóc lại sà xuống để ăn xác chúng.
Trong rừng có người thợ săn đang rình để bắn chim và bọn hổ báo thì rình bắt người thợ săn. Thái tử xót
xa than rằng: “Đời chỉ là một chuỗi nhọc nhằn gian khổ và sự xâu xé lẫn nhau mà thôi”. Lần sau, đi ra cửa
thành phía Đông, Thái tử chứng kiến một ông già đang vất vả chống đỡ với tuổi tác. Ở cửa thành phía
Nam, thấy một người đang đau khổ vì bệnh tật. Cửa thành phía Tây thấy một người chết. Cửa Bắc trông
thấy một tu sĩ đang bình thản đi. Vì vậy thái tử quyết chí đi tu. 19 tuổi, sau khi sinh con trai là Lahầula
(Rahuia – nghĩa là trở ngại), Tất Đạt Đa rời cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác
nhau. Từ đó người ta gọi ông là Thích ca Mâu ni.
Theo truyền thống, Ấn Độ lúc đó chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Tất Đạt Đa đến với
những nhà tu lâu năm để học hỏi nhưng không tìm thấy ở họ lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết
tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỉ khâu đồng hành. Trong suốt 6 năm tu khổ hạnh (mỗi ngày
ăn cầm hơi một hạt kê, một hạt vừng, uống một ngụm nước), có lúc gần kề cái chết, ông nhận ra đó không
phải là phép tu dẫn đến giác ngộ nên bắt đầu ăn uống bình thường, năm Tỉ khâu kia thất vọng bỏ đi. Tất
Đạt Đa đến ngồi dưới gốc một cây Bồ đề tập trung suy nghĩ với quyết tâm tìm ra nguyên nhân và cơ chế
của Khổ. Sau 49 ngày thiền định, ông đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 30. Sau đó, Tất Đạt Đa tìm lại năm
người bạn cùng tu hành trước đó để giác ngộ cho họ và cùng với họ trong suốt những năm còn lại của
cuộc đời đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá tư tưởng của mình. Từ đó người ta gọi ngài là Bụt, Phật.
Thích ca Mâu ni nhập diệt năm 80 tuổi (có sách nói là 84 tuổi) vào 15 tháng 2. Sau khi đức Phật tạ thế,
các đệ tử định kỳ họp lại nhưng nảy sinh bất đồng ý kiến nên đã chia thành hai phái. Phái các vị trưởng
lão, gọi là phái Thượng tọa theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nguyên giáo luật;
Phật tử chỉ giác ngộ cho bản thân, chỉ thờ Thích ca và chỉ cầu sớm chứng quả La hán (thoát khỏi luân hồi,
không tái sinh nữa); Phái Đại chúng chủ trương không câu nệ vào kinh điển, khoan dung độ lượng trong
thực hiện giáo luật, thu nạp rộng rãi tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ
nhiều Phật, nhân vật lý tưởng là Bồ tát.
Phái Đại chúng soạn ra kinh sách riêng và tự xưng là Đại thừa (cỗ
xe lớn, ngụ ý chở được nhiều
người) và gọi phái Thượng tọa là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, chỉ chở được một người). Phái Đại thừa phát triển
lên phía Bắc nên được gọi là Bắc Tông (phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên…). Phái Tiểu
thừa phát triển xuống phía Nam được gọi là Nam Tông (từ trung tâm Sri-Lanca phát triển sang các nước Đông Nam Á).
Toàn bộ giáo lý của Phật giáo được sắp xếp thành ba tạng là
kinh – luật – luận. Tạng kinh sưu tập các
bài thuyết pháp của đức Phật và các đề tử lớn; tạng luật sưu
tập các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức
sinh hoạt của tăng chúng; tạng luận gồm các điểm tranh luận, những lời bàn luận.
Thực chất, đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Những điều mà Phật Thích ca
chứng nghiệm dưới gốc Bồ đề và mong muốn đưa ra giác ngộ chúng sinh đi trên con đường giải thoát để
đến được cõi niết bàn là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Chân lý ấy
được thể hiện trong Tứ diệu đế (bốn chân lý kỳ diệu) hay còn gọi là Tứ thánh đế (bốn chân lý thánh), đó
là Khổ đế, Tập đế (Nhân đế), Diệt đế, Đạo đế.
Khổ đế - chân lý về bản chất của nỗi khổ. Phật giáo cho rằng cuộc sống hiện thực luôn đầy đau khổ.
Khổ đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử gây ra hoặc do mọi thứ
nguyện vọng không được thỏa mãn. (Phật giáo cho rằng có tám nỗi khổ - bát khổ: sinh, lão (già), bệnh
(ốm đau), tử (chết), thụ biệt ly (thương yêu phải xa nhau), oán tăng hội (oán ghét nhau nhưng phải sống
gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn nhưng không được), ngũ thụ uẩn (năm yếu tố tụ lại nung nấu làm khổ sở).
Tập đế (còn gọi là Nhân đế; tập có nghĩa là tích tụ, tập trung mà khởi lên) - chân lý về nguyên nhân
của nỗi khổ. Đây là sự thật sâu xa về luật Nhân - Quả và Duyên Nghiệp (nghiệp báo). Phật giáo giải thích,
tất cả đau khổ trên đời đều bắt nguồn từ ái dục (ham muốn) và vô minh (sự
kém sáng suốt), tham – sân –
si (lòng tham, sự giận dữ, sự ngu dốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp; hành động
(nghiệp xấu) khiến con người phải nhận lấy hậu quả của nó, nên cứ luẩn quản trong vòng luân hồi không thoát ra được.
Diệt đế - chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng, nỗi khổ sẽ bị tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra đau
khổ (ái dục, vô minh) bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nghĩa đen là “dập tắt”: dập tắt ngọn
lửa phiền não). Đó là thế giới lý tưởng của sự giác ngộ và giải thoát. Mục đích của Phật tử là thực hiện
niết bàn. Khi đang tu dưỡng là thực hiện niết bàn từng
phần. Khi giác ngộ rồi là thực hiện được niết bàn
toàn phần – trở thành Phật.
Đạo đế - chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải
rèn luyện đạo đức (giới), rèn luyện tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Con đường này gọi là Bát
chính đạo (tám nẻo đường chân chính), chia thành 3 nhóm. Nhóm “giới” bao gồm: Chính ngữ (lời nói
chân thật, hòa ái); Chính nghiệp (làm những việc tốt (thiện nghiệp), thực hiện ngũ giới - không sát sinh,
không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối; Chính mạng (nuôi sống thân mình bằng
nghề nghiệp chính đáng, lương thiện). Nhóm “định” bao gồm: Chính niệm (luôn nhớ, luôn nghĩ những
điều lành); Chính định (tĩnh tâm, tập trung tư tưởng vào một đối tượng). Nhóm “tuệ” bao gồm: Chính tinh
tấn (nỗ lực tiến bộ một cách chính đáng); Chính tư duy (suy nghĩa đúng đắn); Chính kiến (hiểu biết đúng
đắn, kiến giải chính xác).
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ đầu Công nguyên các nhà sư Ấn Độ đã đến nước
ta theo đường biển. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm
Phật giáo quan trọng. Tại đây, cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (trong khoảng các năm 168 - 189)
là sự xuất hiện truyền thuyết Phật giáo đầu tiên về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu. Sau này,
vào thế kỷ thứ IV - V, Phật giáo Đại thừa Bắc tông đến từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam (vừa cưỡng bức
vừa tự giác). Không lâu sau, nó lấn át và thay thế luồng Nam tông trước đó. Như thế, tuy được coi là xứ
sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng
Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng tiếng Hán được truyền vào
nước ta. Đến đời Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống con
người. Thời Hậu Lê, nhà nước coi trọng Nho giáo, Phật giáo mất vai trò trên chính trường và dần đi sâu
vào đời sống nhân dân. Đến thế kỷ XVII về sau, Phật giáo được phục hưng trở lại từ chủ trương của
người cầm quyền cho đến các trí thức và dân chúng. Đến thế kỷ XX, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá
trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng
góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Ngày nay, Phật giáo là tôn giáo chiếm được
cảm tình lớn nhất của nhân dân, với số lượng Phật tử đông đảo, nhiều chùa chiền được gia công, tu bổ.
Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam. Nó kết hợp với lối sống trọng tình, tạo nên
phẩm chất nhân nghĩa, nhân ái, hiếu hòa của người Việt. Ở thời Lý- Trần còn tạo ra một đội ngũ trí thức
vừa nắm giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình vừa là tác giả của một bộ phận văn học có giá trị.
Phật giáo cũng góp phần xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc, mĩ thuật đặc biệt.
Phật giáo ở Việt Nam mang tính tổng hợp rõ rệt: tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống,
tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo, tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Bên cạnh đó, nó thể
hiện rõ tính hài hòa âm dương, biểu hiện ở trạng thái có phần thiên về nữ tính, ngoài việc rất trọng Phật
Bà Quan Âm người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu, Quan Âm Thị
Kính, Quan Âm Diệu Thiện. Phật giáo ở Việt Nam cũng thể hiện tính linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là
“tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên” (Tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có
thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau), nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. 4.2.2. Nho giáo
Hiện nay vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau về Nho giáo. Có quan điểm cho rằng: Nho giáo là tôn
giáo vì Nho giáo có tôn thờ mệnh trời, tôn Khổng Tử là thánh, thờ Khổng Tử và các học trò của ông. Có
quan điểm lại cho rằng: Nho giáo không phải là tôn giáo mà là tư tưởng, là học thuyết chính trị - đạo đức.
Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, có cơ sở hình thành từ thời Tây Chu với nhân vật đặc biệt là Chu Công
Đán. Thời Xuân Thu, xã hội loạn ly, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích
cực truyền bá, vì vậy, ông được xem là người sáng lập Nho giáo hay còn được gọi là Thánh tổ của đạo Nho.
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Tương truyền, mẹ ông lên núi Ni Khâu cầu tự nên khi sinh ra
ông liền nhân điềm ấy mà đặt tên, có sách chép rằng, trán ông cao và gồ lên cho nên mới đặt là Khâu,
nghĩa là cái gò. Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên vào thời Xuân Thu, tại ấp Trâu,
làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông). Ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí
tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha ông là Thúc Lương Ngột, làm quan võ ở ấp Trâu, ngoài 70
tuổi mới lấy Nhan thị làm vợ ba mà sinh ra ông. Năm Khổng Tử lên ba, cha mất. Lớn lên, ông phải làm
lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho.
Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền
bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông
bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng
chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị.
Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa. Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về
nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ
Ngũ Kinh. Ông mất tháng 4 năm 479 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi.
Kinh điển của Nho giáo gồm hai bộ. Bộ thứ nhất là Lục Kinh gồm sáu cuốn, phần lớn có từ trước thời
Khổng Tử, Khổng Tử đã gia công san định, hiệu đính và giải thích. Đó là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh Nhạc . Bộ thứ hai là Tứ
thư, gồm bốn cuốn: Đại Học, T rung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
Nội dung cơ bản của Nho giáo là thuyết “thiên mệnh”. Khổng Tử tin có trời làm chủ tể cả vũ trụ, định
đoạt số phận con người. Bên cạnh đó, Nho giáo quan niệm con người không bình đẳng, chia thành hai
loại quân tử và tiểu nhân. Quân tử là người có học, phải lao tâm, còn tiểu nhân là người phải lao lực,
người lao tâm cai trị người, người lao lực bị người cai trị. Người quân tử phải biết tự đào tạo – “tu thân”.
Có ba tiêu chuẩn chính cho việc tu thân, đó là Đạt đạo, Đạt đức và phải biết thi, thư, lễ, nhạc. Do vậy mà
về sau, chữ “quân tử” còn được dùng để chỉ người có đạo đức nói chung, dù có thể không cầm quyền;
ngược lại, người đang cầm quyền mà không có đạo đức thì cũng như kẻ tiểu nhân (như dân thường) mà
thôi. Sau khi tu thân, người quân tử phải “hành đạo” tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của
công việc này được công thức hóa thành “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tức là phải hoàn thành những
việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên
hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm nhân trị và
chính danh. Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm
gọi lại trong công thức: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nhằm phục vụ đắc lực nhất mục đích. Cai
trị của các nhà cầm quyền thời phong kiến. Nho giáo đặc biệt “trọng nam khinh nữ”. Người nam có mọi
quyền hành còn phụ nữ sống phụ thuộc, không có quyền gì. Trách nhiệm của vợ đối với chồng phải theo
công thức: “Phu xướng phụ tùy” mở rộng ra thành trách nhiệm của người phụ nữ đối với giới đàn ông nói
chung qua công thức “tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và “tứ đức”: Công, dung, ngôn, hạnh.
Nho giáo vào nước ta từ khá sớm, bắt đầu bằng việc Thái Thú Giao Chỉ là Tích Quang lấy “Nghĩa”
dạy dân và Thái Thú Cửu Chân là Nhâm Diên dạy dân bằng “Lễ”. Nhưng thời kỳ này Nho giáo chưa có
chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Đến thời Lý (1010 – 1225), Nho giáo bắt đầu được tiếp nhận chính thức
cùng với việc lập Văn Miếu thờ Khổng Tử (1070), tổ chức thi Tam giáo (1074) để chọn hiền tài, lập Quốc
Tử Giám - trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam (1076). Thời Trần, Nho sĩ văn học mới được nắm quyền
bính, được coi như bước ngoặt lớn đối với Nho sĩ nước ta. Đến cuối thế kỷ XIV phong trào bài xích Phật
giáo nổi lên và kết thúc bằng chủ trương của Hồ Quý Ly bắt tăng hoàn tục. Đến nhà Lê, sau cuộc kháng
chiến chống quân Minh, Nho giáo dần chiếm địa vị quan trọng nhất. Thời Lê mạt thì Nho giáo bắt đầu suy
đồi. Sang triều Nguyễn, địa vị Nho giáo lại được các ông vua cầm quyền khôi phục trở lại, song nó nằm
trong chủ trương là chính, còn thực tế thì lung lay đến tận cùng. Đến khi phương Tây xâm lược thì suy
yếu dần và tàn lụi hẳn vào đầu thế kỷ XX.
Nho giáo vào Việt Nam đã tạo nên bộ máy nhà nước phong kiến với mô hình thống nhất qua các triều
đại, đồng thời tạo nên đội ngũ trí thức Nho học, xây dựng nên một quốc gia độc lập, tự chủ. Nó cũng làm
nên một nền Hán học phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần dân tộc. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc có
ý nghĩa: Văn miếu - Quốc tử giám, Văn miếu Huế... Ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng dân tộc: trọng nam
khinh nữ; thủ cựu, gia trưởng.. 4.2.3. Đạo giáo
Đạo giáo ra đời tại Trung Hoa, do Lão Tử đề xướng và Trang Tử hoàn thiện. Vì vậy còn được gọi là
học thuyết Lão - Trang. Thực chất, Đạo giáo triết học và đạo giáo tôn giáo có chút khác biệt. Đạo giáo
triết học (Đạo gia) là một học thuyết tập trung vào hai khái niệm Đạo (tức là con đường) và vô vi (tức là
không hành động mà thuận theo lẽ tự nhiên). Trong khi đó, các phái khác nhau của Đạo giáo tôn giáo đều
đi tìm sự trường sinh bất tử.
Lão Tử là người nước Sở, tên là Nhĩ, tự là Đam (còn gọi là Lão Đam), sống khoảng thế kỷ VI – V
trước CN, gần như cùng thời với Khổng Tử. Ông từng làm quan coi thư viện nhà Chu, sau lui về ở ẩn.
Cho đến nay, không ai biết Lão Tử mất năm nào. Tương truyền, về già ông cưỡi con trâu xanh đi về phía
Tây vào núi rồi biến mất. Trong Đạo giáo, Lão Tử được nâng lên hàng thần linh và được tôn kính như
Thái Thượng lão quân hay Đại đức Thiên tôn. Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong cuốn Đạo đức
kinh, gồm 81 chương, 37 chương đầu là bàn về Đạo, 44 chương sau là bàn về Đức.
Trang Tử tên thật là Trang Chu, người nước Tống, sinh khoảng năm 309, mất năm 286 trước CN. Ông
suốt đời từ chối làm quan, cuối đời sống ẩn dật tại núi Nam Hoa. Tư tưởng của ông được ghi lại trong sách Nam Hoa kinh.
Tư tưởng cơ bản của Đạo gia là Đạo và
Đức. Đạo là một khái niệm triết học trừu tượng (“mắt nhìn
không thấy, tai lắng không nghe, tay bắt không được”) chỉ cái lẽ tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên:
“Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên”. Lão Tử quan
niệm, Đạo là nguồn gốc chung của thế giới muôn vật, và cũng có nghĩa là “quy luật tự nhiên” hoặc “quy
luật khách quan của thế giới vật chất”. Đức là đặc tính của các sự vật tồn tại cụ thể và cũng là sự thể hiện
của đạo trong các sự vật cụ thể: “Đạo sinh ra nó (vạn vật), Đức chứa đựng nó, làm cho nó lớn, làm cho
nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho nó thành ra chất, và nuôi nấng che chở cho nó”. Nếu Đạo là
cái tĩnh vô hình thì Đức là cái động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu
tạo và tồn tại của vũ trụ. Theo Lão Tử, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu
đáo, do vậy mà mầu nhiệm. Muôn vật được chi phối bởi luật quân bình âm dương: “Muôn vật đều cõng
âm mà bồng dương, nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau”. Mọi sự bất cập, thái quá (mất quân bình) đều
trái với lẽ tự nhiên do vậy phải tự điều chỉnh theo nguyên tắc phản phục (trở
về), tức là theo luật âm sinh dương, dương sinh âm.
Lão Tử suy ra triết lý sống từ quan niệm về vũ trụ, đó là, muốn làm việc gì phải đi từ điểm đối lập,
phải “vô vi”. “Vô vi” là hòa nhập với tự nhiên – thuận theo lẽ tự nhiên. Áp dụng vào đời sống cá nhân là
“tỏ lòng giản dị, giữ tính tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục”. Lão Tử nói: “Ta có ba vật báu: một là Từ, hai
là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ” (Từ là nhân từ, lấy đức báo oán; Kiệm là không xa xỉ;
Không đứng trước thiên hạ là không tranh đua). Đó là triết lý lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng
cường, “chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình”, “bởi thế thánh nhân để thân mình
ra sau mà thành ra thân mình ở trước, bỏ thân mình ra ngoài mà thánh ra thân mình còn mãi”.
Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương thời, ông có ảo tưởng rằng có thể xóa bỏ
mọi bất công bằng chính sách “vô vi nhi trị” và “ngu dân”. Ông nói: “Dân sở dĩ đói là vì trên thu thuế
nhiều, dân sở dĩ khó trị là vì trên theo lối hữu vi”, muốn dân yên ổn thì cách cai trị một nước phải giống
như kho một nồi cá nhỏ (cá nhỏ để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột; khi kho cá không khuấy đảo,
cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho cá nát). Ông chủ trương, “nước nhỏ dân ít”, muốn quay lại thời đại
công xã nguyên thủy “thắt nút dây mà trị nước”, “dân ở đâu yên đó, đến chết già cũng không qua lại thăm viếng nhau”.
Nếu Lão Tử chỉ không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ cầm quyền đến cực độ.
Ông châm biếm: “Kẻ trộm gươm thì chết, người trộm nước thì làm vua chư hầu. Cửa vua chư hầu mà còn
có nhân nghĩa nữa sao?” Giải pháp của Trang Tử là đẩy phép vô vi của Lão Tử với chủ trương sống một
cách tự nhiên, hòa mình với tự nhiên tới mức cực đoan thành chủ nghĩa yếm thế thoát tục, trở về xã hội
nguyên thủy: “Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật chung sống, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú”.
Chất duy tâm của Trang Tử đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa Đạo gia thành Đạo giáo. Đạo giáo
thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi ông là Thái Thượng Lão Quân, coi ông là hóa thân của Đạo
giáng sinh xuống trần. Mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu, tìm sự trường sinh bất tử.
Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho người
bình dân mạnh khỏe; Đạo giáo thần tiên dạy tu tiên, luyện đan, dành cho giới quý tộc cầu trường sinh bất tử.
Như vậy, Đạo gia và Đạo giáo có sự khác biệt. Về mặt triết học, Đạo gia dạy lý thuyết tuân theo tự
nhiên, còn về mặt tôn giáo, Đạo giáo dạy một lý thuyết mà theo đó ta phải hành động trái với tự nhiên.
Lão Tử và Trang Tử quan niệm, trong trời đất vật hễ có sống thì có chết, do đó ta phải bình tĩnh mà chịu
theo vòng sinh tử tự nhiên ấy. Nhưng Đạo giáo lại đi tìm sự trường sinh bất tử với những pháp thuật đặc
biệt là hoàn toàn trái tự nhiên.
Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo Tạng. Ngoài sách về nghi lễ, giáo lý Đạo tạng còn bao gồm cả các
sách thuốc, dưỡng sinh, bói toán, tướng số, xem đất, thơ văn, bút ký… tổng cộng lên tới trên năm nghìn quyển.
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ II. Sách Đại tạng kinh ghi: “Sau khi vua
Hán Linh đế băng hà, xã hội (Trung Hoa) rối loạn, chỉ có đất Giao Châu là yên ổn. Người phương Bắc
sang lánh nạn rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ luyện phép trường sinh theo cách nhịn ăn”. Bên cạnh đó,
nhiều quan lại Trung Hoa sang nước ta cai trị đều sính phương thuật, điển hình là Cao Biền đời Đường
từng lùng tìm yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các long mạch để triệt nguồn nhân tài Việt Nam (Chuyện Cao
Biền trấn yểm long mạch Việt Nam có lẽ chỉ là ngoa ngôn, bởi nếu ông ta giỏi đến thế thì sau khi về nước
chắc đã không bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật để rồi chết vì những thuật này).
Đạo giáo, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy đã ngay lập tức ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt.
Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú
có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên thu thập
được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Vì vậy, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì
Đạo giáo ngay lập tức đã hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới.
Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các triều Đinh, Lê,
Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan. Vào
thế kỷ XVIII, dưới đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện một trường phái Đạo giáo Việt Nam có tên Nội Đạo.
Người sáng lập là Trần Toàn quê ở Thanh Hóa, đạo có đến 10 vạn tín đồ và Trần Toàn được coi là
Thượng sư. Tương truyền, vua Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng thần chú mà chữa
khỏi. Phái đạo này phát triển từ Thanh Hóa vào đến Nghệ An rồi lan ra Bắc, đến tận đầu thế kỷ XX, hàng
vạn tín đồ còn tập hợp ở Giảng Võ - Hà Nội để cúng lễ và chữa bệnh.
Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh
hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn mạnh mẽ.
Đạo giáo ở Việt Nam mang tính tổng hợp. Khi du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo bị hòa trộn với tín
ngưỡng truyền thống. Đối với Đạo giáo thì rất đặc biệt, Đạo giáo phù thủy rất tương đồng với tín ngưỡng
ma thuật nên sự hòa trộn xảy ra mãnh liệt đến không thể phân biệt nổi đâu là Đạo giáo, đâu là tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, Đạo giáo cũng mang tính linh hoạt và âm dương hòa hợp. Đạo giáo phù thủy thờ các vị thần
là Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan
Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình: Đức Thánh Trần và Bà Chúa Liễu - "Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ".
Hiện nay ở Việt Nam những hiện tượng đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú… vẫn còn lưu truyền
nhưng đó là di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống, Đạo giáo thực thụ thì không còn tồn tại. 4.2.4. Thiên Chúa giáo
Ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo còn gọi là đạo Công giáo, vốn là một bộ phận của Ki tô giáo thờ chúa
Jesus Christ. Đạo này ra đời khoảng thế kỷ I trước Công nguyên ở phía đông Đế quốc La Mã cổ đại.
Jesus là tên người sáng lập ra tôn giáo này, tên Jesus có nghĩa là cứu thế. Christo là danh hiệu được tín
đồ tôn xưng, tiếng Hy Lạp nghĩa là “người được xức dầu”, chỉ một vị lãnh đạo, chính trị cũng như tôn
giáo, được chọn bởi Thiên Chúa. Phiên âm tiếng Việt của từ Christ là Ki tô, Gia tô, Cơ đốc.
Jesus (có thể viết khác là Giêsu, Giê-xu, Gia tô, Da tô) sinh tại Bethlehem (gần Jerusalem). Mẹ của
Jesus là Mary, là một đồng trinh mang thai bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Mary có
chồng là Joseph, người ta suy đoán rằng ông qua đời trước khi Jesus bắt đầu đi giảng đạo. Khoảng ba
mươi tuổi, Jesus đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Galilee để giảng dạy và chữa bệnh. Cung cách giảng dạy
của ông đã thu hút rất nhiều người. Họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Jesus có mặt.
Nhiều người xem Jesus như một nhà cải cách xã hội, thậm chí như là vị vua đến để giải phóng dân Do
Thái khỏi ách thống trị của Đế quốc La Mã. Còn giới cầm quyền xem Jesus như một thế lực mới đe dọa
những định chế tôn giáo và chính trị đương thời.
Khi Jesus cùng các môn đồ lên thành Jerusalem, ông đã vào Đền thờ, đánh đuổi những người buôn
bán, những kẻ đổi tiền và lật đổ bàn của họ và quở trách họ “Nhà ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng
các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm cướp”. Sau đó, Jesus bị bắt. Tòa Công luận cáo buộc ông tội
xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Jesus bị hành hình bằng cách đóng
đinh trên cây Thánh giá. Jesus được chôn sau khi chết, nhưng các tín đồ tin rằng ông đã sống lại sau ba
ngày và thăng thiên. Sự kiện này được gọi là sự Phục sinh của Chúa Jesus. Hàng năm người ta vẫn tổ chức ngày Lễ Phục sinh.
Giáo lý của tôn giáo này chứa đựng trong Kinh thánh, bao gồm hai bộ Cựu ước và Tân ước. Nội dung
cơ bản cho rằng, Thiên Chúa có trước đời đời, có trước cả không gian và thời gian, là đấng sáng tạo nên
trời đất, muôn loài từ hư không trong sáu ngày, có quyền phép vạn năng xếp sắp, vận hành trật tự trong vũ
trụ. (Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng, tối đặt tên là ngày, đêm. Ngày thứ 2 tạo ra không gian gọi là trời.
Ngày thứ 3 tạo ra cây cỏ, đất, nước.Ngày thứ 4 tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt trăng. Ngày thứ 5 tạo ra muôn
vật, chim, thú. Ngày thứ 6 tạo ra con người. Ngày thứ 7 Thiên Chúa nghỉ). Con người là do chúa sáng tạo,
có nghĩa vụ thờ phụng chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Con người chính là sản
phẩm hoàn hảo, tuyệt mĩ nhất của Chúa. Vì con người có lương tâm, có trí khôn, đạo đức nên làm chủ thế giới.
Thế kỷ XVI, Kitô giáo vào Việt Nam bằng con đường ngoại bang xâm lược, tôn giáo và thương mại.
Nhưng Kitô giáo một thời gian dài đã không hòa đồng được với văn hóa và không thể trở thành đạo của
số đông người Việt Nam vì tôn giáo này đi vào Việt Nam cùng với chiến tranh xâm lược, bản thân nó lại
vốn mang đậm tính cách cứng rắn của văn hóa phương Tây nên khó phù hợp với văn hóa Việt. Sau bốn
thế kỷ truyền giáo, tới nay Kitô giáo đã có chỗ đứng vững chắc ở nước ta. Người theo đạo nêu cao khẩu
hiệu “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc” và xây dựng cho mình một truyền thống tốt đẹp “Kính Chúa và Yêu Nước”. 4.3. Tín ngưỡng
Theo Nguyễn Minh San, “Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật
thiêng hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm”.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng thường được phân biệt với Tôn giáo như sau: Tín ngưỡng Tôn giáo
Chưa có hệ thống giáo lý mà mới chỉ có các Có hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện quan
huyền thoại, thần tích và truyền thuyết.
điểm vũ trụ và nhân sinh truyền thụ qua việc
học tập ở các tu viện, thánh đường.
Chưa thành hệ thống thần điện, còn mang tính Thần điện đã thành hệ thống dưới dạng đa thần chất đa thần. hay nhất thần.
Còn hòa nhập giữa thế giới thần linh và con Tách biệt thế giới thần linh và con người. Xuất
người. Chưa mang tính “cứu thế”.
hiện hình thức “cứu thế”.
Gắn với cá nhân và cộng đồng làng xã, chưa Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ, hình thành giáo hội.
thành hệ thống giáo chức.
Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán và chưa Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ
thành quy ước chặt chẽ.
(chùa, nhà thờ, thánh đường…)
Mang tính dân gian, sinh hoạt dân gian, gắn Không mang tính dân gian, nếu có chỉ là sự
với đời sống nông dân.
dân gian hóa như Phật giáo dân gian.
4.3.1. Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Có hai
dạng thờ, đó là thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Thờ sinh thực khí là hình thái đơn giản của tín
ngưỡng phồn thực, phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc thờ sinh thực khí có từ thời xa xưa, minh chứng còn lại đến ngày nay khá nhiều. Chẳng hạn như
hình nam nữ thể hiện đậm nét bộ phận sinh dục được tìm thấy ở các di chỉ có niên đại hàng ngàn năm
trước Công nguyên. Tượng đá được cường điệu hóa giới tính ở di chỉ Văn Điển – Hà Nội. Các hình khắc
trên những tảng đá cổ trong thung lũng Sa Pa. Các sinh thực khí ở thánh địa Mỹ Sơn. Nhiều địa phương
có tục thờ cúng nõ nường mà tiêu biểu nhất là miếu Trò ở Lâm Thao, Phú Thọ thờ vật linh để trừ tà, đuổi
ma, triệt tiêu hiểm họa tai ương, cầu yên cầu phúc, cầu tài lộc. Ở đây có lễ hội Trò Trám, còn gọi là “Linh
tinh tình phộc” diễn ra đều đặn hàng năm. Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở các loại cột, các loại hốc…
Dạng thờ hành vi giao phối cũng khá phổ biến. Chẳng hạn, các hình nam nữ đang giao phối được khắc
trên nắp Thạp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài
hình tượng người, cả hình các loài động vật như cá sấu, chim, cóc... đang giao phối cũng rất phổ biến…
Một số nơi có tục giã cối thể hiện ước mong trai gái sẽ thành lứa đôi và sinh con đẻ cái.
Tín ngưỡng phồn thực là một yếu tố độc đáo. Nó chính là biểu hiện của tinh thần dân chủ, tính cách
hồn nhiên và chiều sâu văn hóa cổ truyền của dân tộc.
4.3.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là tín ngưỡng bản địa, xuất hiện sớm - thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng
mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị thần gắn với các hiện tượng tự nhiên. Tín ngưỡng này xuất phát từ
các vùng rừng núi rồi mới xuống vùng đồng bằng, sông nước. Đó là do điều kiện sống từ thời thượng cổ,
địa bàn cư trú của con người bắt đầu là ở vùng rừng núi - ở trong các hang, động… ăn bằng những gì mà
việc săn bắt, hái lượm thu được. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, hiểm họa do tự nhiên mang lại. Vì
vậy, việc hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tất yếu.
Các dạng thờ của tín ngưỡng này bao gồm: thờ Mặt Trời; thờ các hiện tượng tự nhiên; thờ các loài động, thực vật...
Thờ Mặt trời: phổ biến ở cả vùng Đông Nam Á nói chung.
Thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Trong đó, thần không gian được
hình dung theo Ngũ hành: Ngũ Hành Nương Nương, rồi Ngũ Phương chi thần coi sóc các phương trời,
Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Thần
thời gian được hình dung theo địa chi, vì địa chi được
dùng như một hệ đo thời gian (12 giờ một ngày, 12 tháng 1 năm). Thần đó là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị
thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tý, Sửu, Dần, Mão…). Thời gian kéo dài bảo tồn sự sống vô tận, nên
12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười hai Bà Mụ.
Thờ động vật và thực vật thể hiện rõ đặc trưng nông nghiệp của người Việt. Chim, rắn, cá sấu là những
loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, do vậy, thuộc loại được sùng bái hàng đầu. Khác với văn
hóa phương Tây là thờ các con vật có sức mạnh như chó sói, hổ, sư tử, chim ưng..., tín ngưỡng Việt thờ
các con vật hiền lành hơn như hươu, nai, trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu... các con vật đó gần gũi với cuộc
sống của một xã hội nông nghiệp. Thực vật được tôn sùng nhất là cây Lúa (Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa),
sau đó là các loài cây khác như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu…
4.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng thờ các lực lượng thần thánh dưới dạng các Mẫu. Với ý nghĩa Mẫu
là mẹ sinh ra những đứa con, nuôi sống, che chở các con trước thiên tai, thú dữ...
Trên nền tảng thờ Nữ thần và Mẫu thần, dần dần hình thành, phát triển nên tín ngưỡng thờ Mẫu Tam
Phủ và Tứ Phủ. Sau khi đã hình thành rồi thì hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ lại “Tam Phủ , Tứ Phủ” hóa tín
ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần trên nhiều phương diện như hệ thống thần linh, nghi lễ thờ cúng… Tuy
nhiên, thờ Mẫu chỉ liên quan mật thiết với tục thờ nữ thần chứ không đồng nhất. Mẫu đều là nữ thần
nhưng không phải nữ thần nào cũng là Mẫu mà chỉ có một số nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần.
Tam Phủ gồm ba phủ Thiên, Địa, Thoải. Tứ Phủ có thêm Phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ). Nhạc phủ
chính là một nét đặc thù của Đạo Mẫu Việt Nam. Nơi thờ Mẫu là các Phủ, Đền, Chùa, Điện. Riêng Ông
Lốt được thờ tại Miếu. Hệ thống điện thần bao gồm: 1. Phật Bà Quan Âm 2. Ngọc Hoàng
3. Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
4. Năm ông quan thừa hành.
5. Bốn Thánh Bà (Tứ vị chầu Bà) giúp việc bốn Thánh Mẫu, cũng được xếp theo các dòng: Thiên phủ,
Địa phủ, Nhạc phủ, Thủy phủ. 6. Mười Ông Hoàng.
7. Mười hai Tiên Cô là các thị nữ của Thánh Mẫu.
8. Ngang hàng với 12 Cô là các Cậu Quận phục vụ Thánh Mẫu.
9. Quan Ngũ Hổ (năm ông hổ). 10. Ông Lốt (rắn).
Miền Bắc (tính đến Huế) thờ hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ với các Mẫu: Thượng Thiên, Thượng Ngàn,
Thoải, Địa và một hệ thống các thần linh có thứ bậc tiếp theo. Nổi bật nhất ở miền Bắc là Thánh Mẫu
Liễu Hạnh. Đây là vị thánh xuất hiện muộn (khoảng thế kỷ XVI) nhưng nhanh chóng trở thành vị thần
chủ đạo của Đạo Mẫu và được tôn vinh hơn tất cả các Thánh Mẫu khác. Bà được coi là hóa thân của
Thánh Mẫu Thượng Thiên – vị thần chủ cao nhất, được thờ cúng nhiều nhất trong Đạo Mẫu.
Riêng ở Huế, do sắc thái địa phương mà trong điện thờ Tam vị Thánh Mẫu vị thần chủ cao nhất lại là
Thiên Ya Na – một thánh Mẫu có nguồn gốc Chăm đã Việt hóa. Hai bên thờ Mẫu Thoải và Mẫu Thượng
Ngàn. Ở điện Hòn Chén, dưới Tam vị Thánh Mẫu đã kể trên có ban thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh riêng cùng
với Quế Hoa và Quỳnh Hoa.
Miền Trung không thờ theo dạng thức Tam Phủ, Tứ Phủ mà phân thành hai dạng chính. Đó là dạng
thờ Nữ thần mà tiêu biểu là Tứ vị nương nương, Bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)…; dạng thứ 2
là thờ Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar.
Miền Nam có cả dạng thờ nữ thần, Mẫu thần và Tam Phủ, Tứ Phủ. Các Mẫu thần là: Bà Chúa Ngọc
(Thiên Ya Na); Bà Chúa Xứ; bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu; Bà Thiên Hậu; Cửu Thiên huyền nữ. Nổi bật
nhất là thờ Bà Chúa Xứ và Bà Đen.
Là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, gắn bó với tín ngưỡng này là hệ thống các huyền thoại,
thần tích, các bài văn chầu, các truyện thơ Nôm, các câu đối, đan xen với các hình thái diễn xướng như
âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng và lên đồng.
Với niềm tin tâm linh vào các đức thánh Mẫu, với hình thức thờ cúng và diễn xướng độc đáo, tín
ngưỡng thờ Mẫu chiếm được cảm tình của đông đảo nhân dân, đã và đang phát triển khá mạnh trong đời sống văn hóa Việt Nam.
4.3.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Người xưa cho rằng, con người có hai phần “vật chất” và “tinh thần”. Phần vật chất chính là thể xác,
còn tinh thần thì trừu tượng, khó nắm bắt, nên đã thần thánh hóa thành khái niệm “linh hồn”. Khi con
người chết đi, phần xác về với cát bụi còn phần hồn vẫn tồn tại và có quan hệ với những người đang sống.
Bên cạnh đó, lối sống “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, biết ơn những đấng sinh thành
đã khiến người xưa hình thành nên tục thờ cúng tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á, nhưng phổ biến và phát triển hơn cả là ở người
Việt - nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn
thờ tổ tiên trong nhà. Người miền Nam gọi là Đạo Ông Bà. Thờ cúng tổ tiên phải tính lên năm đời mới
chấm dứt (nếu lấy bản thân làm chủ lễ thì phải thờ bốn đời trước là cha, ông, cụ, kị). Theo sự biến chuyển
vật chất qua ngũ hành: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại
sinh mộc trong một chu trình biến chuyển vật chất khác. Nghĩa là phải qua năm đời con người mới hết quan hệ máu mủ.
Người Việt Nam cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là ngày kỵ - kỵ nhật), vì tin rằng đó là ngày con
người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các ngày
sóc, vọng (mồng một, ngày rằm), dịp lễ tết hoặc bất kỳ khi nào trong nhà có việc quan trọng...
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa - nơi trang trọng nhất. Người Việt Nam quan niệm trần
sao âm vậy, cho nên cúng tổ tiên bằng cả đồ ăn lẫn đồ mặc, đồ dùng, tiền nong (làm bằng giấy, gọi là vàng
mã). Cùng với đồ ăn đồ mặc là hương hoa, trà rượu. Rượu (rượu gạo) có thể có hoặc không, nhưng li
nước lã thì nhất thiết không thể thiếu, vì nó đơn giản nhất, nhà nào, lúc nào cũng sẵn; và vì ý nghĩa triết lí:
nước là thứ quý nhất (sau đất) của dân nông nghiệp lúa nước.
Tục thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Con người có ý thức nhớ
về cội nguồn, những người có công trong việc tạo lập cuộc sống trong mỗi gia đình, làng xóm. Thờ cúng
ông bà tổ tiên, cùng với việc gìn giữ các bản gia phả, tộc phả có ý nghĩa lớn cho sự giáo dục con cháu nhớ
về cội nguồn; giáo dục con người lòng hiếu thảo, nhân nghĩa, đồng thời gắn kết gia đình, gia tộc. Hàng
năm đến ngày cúng giỗ, con cháu dù ở đâu cũng nhớ làm giỗ cho cha mẹ, tổ tiên. Người Việt Nam thường
có lệ, tất cả họ hàng, con cháu đến nhà trưởng họ hoặc con trưởng để làm giỗ, điều này khiến sự gắn kết
giữa các thành viên trong họ tộc mật thiết hơn.
4.3.5. Tín ngưỡng thờ thần
Thờ thần giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Thần thường được nhân
dân thờ ở hai dạng cơ bản, đó là Phúc thần và Tà thần.
Phúc thần là những vị thần mà người Việt Nam tin rằng họ có thể bảo vệ, che chở và ban phúc lành cho con người.
Ác thần là những vị thần mà người Việt tin rằng linh hồn của họ có thể hiển linh báo ứng (gây dịch
bệnh, hỏa hoạn…), quấy đảo cuộc sống con người.
Ngoài ra còn có dạng thần là những con vật được nhân dân tôn vinh thành thần linh.
Một số hiện tượng thờ Thần tiêu biểu:
Tứ bất tử (4 vị Thánh/ Thần bất tử): Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Thánh Tản Viên là biểu tượng cho sức mạnh và sự sáng tạo của con người; Chử Đạo Tổ (ông tổ của
đạo thờ tiên) là biểu tượng cho lòng hiếu thảo, nhân ái và mở mang khai phá những cánh đồng tốt tươi;
Đức Thánh Gióng là bản hùng ca về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm;
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là niềm tin của người dân vào sự che chở yêu thương của Mẹ.
Tứ trấn Thăng Long (bốn vị Thần trấn giữ thành Thăng Long ở 4 phương): Thần trấn phương đông là
Đông Quốc đế Thăng Long thành hoàng Đại vương (Long Đỗ) được thờ ở Đền Bạch Mã phố Hàng
Buồm- Hà Nội. Công lao của vị thần này gắn liền với lịch sử Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành
Thăng Long; Thần trấn phương tây là Linh Lang Đại vương, được thờ ở đền Voi Phục (Ngọc Khánh- Hà
Nội); Thần trấn phương nam là Cao Sơn đại vương, được thờ ở Đền Kim Liên (Đống Đa- Hà Nội); Thần
trấn phương bắc là Huyền thiên Trấn Vũ, được thờ ở Đền Quán Thánh (Ba Đình- Hà Nội).
Tín ngưỡng thờ Thần của người Việt Nam thể hiện rõ tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Đó còn là sự
cộng cảm và tinh thần cố kết cộng đồng trong sức mạnh của dân tộc; giúp hậu thế hiểu và gìn giữ những
giá trị truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, và đặc biệt là góp phần làm cho đời sống tâm hồn con
người thêm bình yên, trong lành. 4.4. Phong tục 4.4.1. Hôn nhân
Hôn nhân là việc trọng đại của đời người, đồng thời biểu hiện rõ nét của tính tập thể vốn là đặc tính cơ
bản của văn hóa Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, việc hôn nhân của người Việt là việc
của cha mẹ, của các bậc huynh trưởng trong gia đình (Dựng vợ gả chồng, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy).
Điều này là do người Việt quan niệm, mục đích chính của hôn nhân là sinh con đẻ cái, đặc biệt là sinh con
trai để “nối dõi tông đường”. Hôn nhân của người Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tình yêu đôi lứa là
trọng nhưng yếu tố “môn đăng hộ đối” hay “hợp tuổi” lại gần như có ý nghĩa quyết định.
Theo tục lệ cổ truyền, việc cưới xin của người Việt (người Kinh) có ba lễ chính, đó là:
Lễ chạm ngõ (chạm mặt): Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để ước hẹn với nhau sẽ cho đôi trai gái nên
vợ nên chồng. Nhà gái đem lễ vật cúng gia tiên rồi chia biếu các vị tôn trưởng trong gia tộc.
Lễ ăn hỏi: Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xin xác định ngày làm lễ thành hôn. Nhà gái tiếp nhận lễ
vật, bày cúng gia tiên, có bớt lại phần để trao lại cho nhà trai (gọi là lại quả), còn bao nhiêu thì đem chia
thành nhiều phần nhỏ, biếu bà con, họ hàng…
Lễ cưới: Nhà trai làm lễ đón dâu, còn nhà gái làm lễ đưa dâu.
Bên cạnh đó còn Lễ lại mặt: sau đám cưới ba ngày, sang ngày thứ tư, nhà trai sắp sửa cau, rượu, xôi,
gà… cho đôi vợ chồng mới đưa sang nhà gái để cúng gia tiên rồi làm lễ ăn mừng.
Ngoài ra còn nhiều lễ khác liên quan đến hôn nhân như lễ tơ hồng, lễ động phòng và một số tục như
tục chăng dây, báo hỷ…
Phong tục cưới xin của các dân tộc thiểu số lại mang những đặc trưng khác, với những tục lệ khá đa
dạng, phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, những tục lệ cơ bản vẫn được gìn giữ và thực hiện ở mỗi đám
cưới, bảo lưu khá trọn vẹn những nét đẹp của văn hóa dân tộc. 4.4.2. Tang ma
Tang ma là tục thể hiện tình thương tiếc đối với người đã chết. Nghi thức cho một đám tang về cơ bản
được tuân thủ khá nghiêm túc, tuy nhiên mỗi một địa phương lại ít nhiều có những biến cải cho phù hợp với tập tục riêng.
Tang chủ là người con trai trưởng. Khi trong nhà có người mất sẽ lần lượt thực hiện các tục lệ sau :
Đặt tên hèm (tên thụy, tên hiệu) cho người sắp chết (do người sắp chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho).
Nếu không kịp thì khấn đọc bên tai ngay sau khi tắt thở.
Đặt hồn bạch (thiết hồn). Lấy bảy thước lụa (một thước ta = 40cm) đặt trên ngực người sắp chết để
đón hơi thở người chết vào đây, rồi kết như hình người, một đầu hai tay còn hai đầu dải rời ra làm chân.
Sau khi làm lễ nhập quan, đặt hồn bạch lên linh sàng để sớm tối rước ra vào. Ngày nay dùng ảnh thay hồn bạch.
Đặt bông ngoài lỗ mũi để kiểm tra đã hết khí chưa, bông không động đậy là đã mất. Việc này cũng để
xác định giờ tắt nghỉ.
Khi tắt thở, tang chủ đặt chiếc đũa cả ngang hàm (chuẩn bị cho lễ phạn hàm) và phủ khăn lên mặt
người chết để ma quỷ khỏi quấy nhiễu. Dùng dây buộc hai ngón tay cái và ngón chân cái với nhau. Sau
đó khiêng xác đặt xuống đất rồi lại khiêng lên giường (trải chiếu dưới đất rồi đặt).
Chiêu hồn, phục hồn (Hú vía): người con cầm cái áo của người chết mới thay, trèo lên mái nhà từ phía
trước hú vía ba lần (ba hồn bảy vía ông ... ở đâu về với... hoặc ba hồn chín vía bà ...), sau đó trèo xuống từ
phía sau nhà. Mang áo phủ lên người chết. Ngụ ý mong người chết sống lại. Có nơi, người làm lễ chiêu
hồn đứng trên mái nhà, hướng về phía trước. Tay trái giữ cổ áo, tay phải nắm vạt áo hô to ba lần: ông ...
(hoặc bà...) ở đâu trở về nào.
Lễ Mộc dục (tiểu liệm): Trước khi khâm liệm, phải làm lễ tắm gội, cắt móng tay, chân, thay quần áo
mới cho người chết. Nước tắm phải là nước sạch, thơm (nước ngũ vị hương). Dùng khăn bông thấm nước
ấm lau. Cha mất thì con trai tắm, mẹ mất thì con gái tắm. Gia đình thiếu người thì người phụ nữ lớn tuổi
trong gia đình cũng có thể tắm rửa cho đàn ông. Lau tắm xong, gói móng chân, móng tay cho vào một cái
túi nhỏ để vào áo quan, mặc quần áo mới cho người chết.
Lễ phạn hàm: chuẩn bị một nhúm gạo vo sạch và ba đồng tiền. Lấy thìa xúc gạo và một đồng tiền cho
vào miệng. Lần thứ nhất là sơ phạn hàm, lần thứa hai là tái phạn hàm, lần thứ ba là tam phạn hàm. Lần
lượt vào bên trái, bên phải và ở giữa. Nhà giàu dùng chín hạt ngọc trai và ba miếng vàng thay cho gạo và
đồng tiền. Bỏ đũa gài ngang miệng, buộc hàm dưới lên sát hàm trên cho miệng khỏi trễ xuống.
Khâm liệm: dùng vải bọc xác người chết thành một khối vuông vức. Trước khi liệm, tang chủ quỳ
xuống khóc, người chấp sự quỳ theo và khấn: Được ngày giờ, xin làm lễ liệm. Cẩn cáo. Sau đó tang chủ
sụp lạy và đứng lên. Đến bên thi thể, cởi bỏ dải buộc hàm, chít đầu, phủ mặt bằng một vuông vải hay vóc
nhiễu màu đen lót hàng màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, đi bít tất và giày cho người chết.
Nhập quan (đại liệm): chọn được giờ lành thì chuyển thây người chết từ linh sàng vào quan tài, đầu
quay ra phía ngoài, chèn bốn xung quanh cỗ quan cho chặt. Bên dưới quan tài lót giấy bản hoặc chè để
thấm hút khi thây người rữa ra. Trên nắp quan tài đặt một bát cơm lèn chặt và quả trứng luộc giữa đôi đũa.
Sau khi thi thể đã được liệm xong phải phá bỏ ngay chiếc linh sàng, vì nếu không thì dễ xảy ra hiện tượng trùng tang.
Đặt bàn thờ: lập bàn thờ trước linh cữu.
Thành phục: con cháu vào làm lễ rồi mặc áo tang, đội khăn tang, mũ tang.
Phúng viếng: bạn bè thân thích đến phúng viếng. Con cháu đứng hai bên linh cữu và bàn thờ để đáp lễ.
Đưa đám: con cháu mặc tang phục và người thân quen đi đưa tiễn theo linh cữu. Dọc đường rắc vàng
thoi (hàng mã) để ma quỷ khỏi quấy nhiễu.
Hạ huyệt: trước khi hạ huyệt phải làm lễ tế thổ thần. Sau đó thầy địa lý hoặc thầy cúng dùng la bàn gióng hướng, bấm giờ.
Cúng thất thất lai tuần (cúng chung thất): còn gọi là cúng 49 ngày (bảy lần bảy bốn chín ngày).
Cúng 100 ngày (bách nhật) còn gọi là Tốt khốc (tốt: cuối cùng; khốc: khóc). Cúng 100 ngày xong thì
không khóc và không cúng nữa.
Giỗ đầu (tiểu tường): một năm sau ngày mất thì người nhà làm lễ giỗ đầu.
Giỗ hết (đại tường): hai năm sau ngày mất thì người nhà làm lễ giỗ hết - đoạn tang. Nhưng phải chờ
khoảng hai đến ba tháng sau giỗ hết thì mới được bỏ hết tang phục (trừ phục). Như vậy, tuy gọi là để tang
ba năm nhưng thực tế chỉ là 27 tháng.
Cải táng: dân gian gọi là bốc mộ, sang tiểu. Việc cải táng làm sớm, khi mặt trời chưa lên để tránh ánh
sáng soi vào nơi bốc mộ và hài cốt.
Tảo mộ: vào ngày lễ tết, ngày giỗ… con cháu trong nhà ra mộ quét tước, dọn dẹp mộ phần, bày lễ vật cúng tại chỗ. 4.4.3. Lễ tết
Phong tục lễ tết là thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận, làm theo. “Tết” là
đọc chệch âm chữ “tiết”- thời gian tính theo âm lịch. Các ngày lễ tết của Việt Nam khá nhiều và được
phân bố đều theo thời gian âm lịch trong năm, đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ: Tết
Nguyên Đán; Tết Thượng Nguyên (Nguyên tiêu, Rằm tháng giêng); Tết Hàn Thực (3.3 âm lịch); Tết
Đoan Ngọ (5.5 âm lịch); Tết Trung Nguyên (15.7 âm lịch); Tết Trung Thu (15.8 âm lịch); Tết Trùng Cửu
(9.9 âm lịch); Tết Trùng Thập (10.10 âm lịch); Tết Hạ Nguyên (15.10 âm lịch); Tết Ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch).
Cấu trúc của lễ tết thông thường bao gồm hai phần:
Lễ: thờ cúng trời đất, tổ tiên.
Tết: ăn uống - ăn uống bù cho những ngày làm lụng vất vả. Tết là phải ăn cho nên người Việt thường nói “ăn tết”.
Lễ tết thiên về văn hóa vật chất (nhu cầu được ăn) và mang đậm bản sắc văn hoá nông nghiệp Việt
Nam. Lễ tết diễn ra trong không gian thôn dã. Chủ nhân lễ tết, lễ hội là người nông dân. Thời gian tổ
chức: mang tính chất chu kỳ. Lễ vật là những sản vật của nhà nông như: hoa quả (đặc biệt là chuối), gà, lợn, cơm, xôi…
Lễ tết thể hiện nếp sống cộng đồng, lối sống trọng tình: người Việt rủ nhau đi chợ sắm tết, có người đi
cốt để chơi chợ tết; cùng nhau giết lợn, gói bánh chưng; đi thăm họ hàng, làng xóm, bạn bè… Đặc biệt là
sum họp đầy đủ gia đình, gia tiên và gia thần…; thể hiện tư duy biện chứng, tổng hợp: vật chất – tinh
thần; hài hòa âm dương; tính dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng…
Tết Nguyên Đán (Tết ta, Tết cả) là tết quan trọng nhất trong năm. Ðây là thời điểm kết thúc mùa
màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau, người trong họ tộc trở về nhà sum
vầy... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa người Việt:
Phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ; sự giao
cảm giữa trời đất, con người với thần linh…
Thể hiện ý thức nhớ về nguồn cội, “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn: thờ cúng tổ tiên, sửa soạn
phần mộ người đã khuất, biết ơn ông bà, cha mẹ…
Là dịp đoàn viên, sum họp và gắn kết gia đình, gia tộc; họ hàng, làng xóm thăm hỏi nhau…
Khởi đầu một năm mới với niềm lạc quan và hy vọng: người ta dành cho nhau những lời nói và tình cảm tốt đẹp…
Tục lệ được tiến hành trong lễ tết bao gồm:
Tất niên: sau khi mọi công việc để đón mừng năm mới đã hoàn tất (quét dọn nhà cửa, bàn thờ, đèn
nến, chuẩn bị cành đào, chậu quất, thức cúng…) cả nhà quây quần ăn bữa cơm tất niên, chờ vớt bánh,
chuẩn bị đón giao thừa.
Cúng giao thừa: còn gọi là lễ trừ tịch để tiễn năm cũ, đón năm mới. Người Việt tin rằng mỗi năm có
một vị quan gọi là hành khiển điều hành công việc theo mệnh lệnh của Thiên đế nên trừ tịch là để tiễn vị
hành khiển năm cũ, đón vị hành khiển năm mới. Lễ này được tiến hành vào nửa đêm 30 tháng Chạp.
Xông nhà, xông đất: Người Việt quan niệm người đầu tiên bước chân vào nhà kể từ sau giao thừa nếu
tính tình vui vẻ, xởi lởi lại là người thành đạt thì sẽ đem lại may mắn cho cả nhà.
Chúc tết: Mồng một thì ở nhà cha – Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.
Chúc tết họ hàng, bạn bè, thày cô… thể hiện đặc trưng trọng tình của người Việt. Khi đi chúc tết mà
gặp trẻ nhỏ thì có lệ mừng tuổi.
Xuất hành: chọn giờ lành, tốt để đi.
Khai bút, khai ấn: những người làm công việc đòi hỏi phải viết lách có lệ khai bút đầu năm. Phải chọn
giờ tốt để viết những nét bút đầu tiên của năm.
Vài tục lệ khác: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Đó là phong
vị tết cổ truyền dân tộc.
Tục không văng tục, nói bậy; ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự
Tục kiêng quét và hót rác để khỏi rông.
Bên cạnh Tết Nguyên Đán, cái tết được “ăn” long trọng nhất trong một năm, người Việt còn có các tết khác như sau:
* Tết Khai hạ (mùng 7 tháng 1 âm lịch)
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba -
lợn, mùng Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày
đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng
Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Ðán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.
* Tết Thượng nguyên (15/1) còn gọi là tết Nguyên tiêu, vào đúng rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn
đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật
tổ. Thành ngữ: “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi
người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.
* Tết Hàn thực (3/3): “Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).
* Tết Thanh Minh (tháng 3): Thường đi theo quy luật vận hành của mặt trời - lịch dương, chứ không
theo lịch mặt trăng - lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch. “Thanh Minh”
có nghĩa là trời trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh -
thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Ði thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất
khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
* Tết Ðoan ngọ (5/5) là Tết giết sâu bọ - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát
sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm
nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con
cọp và gọi là Ngài Hỗ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Có tục
đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để nấu uống quanh năm. * Tết Trung nguyên (15/7):
Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: “Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân” (tha tội cho
tất cả người chết). Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn lang thang không nơi
nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó...
Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy
đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục “Bông hồng cài áo”
thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
* Tết Trung thu (15/8) vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân
đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối
mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...
* Tết Trùng cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch) bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Từ xưa, nho sĩ nước ta đã
theo lễ này, du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.
* Tết Trùng thập (10/10) là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười,
cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. Ở nông thôn, ngày đó
thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan
tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!
* Tết Hạ nguyên (15 hoặc 10/10) còn gọi là tết Cơm mới. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì
đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.
* Tết Táo quân (23/12) là tết mà người Việt tin rằng Táo quân lên chầu Trời tâu việc bếp núc, làm ăn,
cư xử của gia đình trong năm qua.
Người Việt hàng năm đều đặn tổ chức các lễ tết của mình như một nghi thức tất yếu và thông dụng.
Phong tục này trở thành mĩ tục phổ biến trên khắp đất nước, là dịp để các thành viên trong gia đình, họ tộc sum họp, hàn huyên. 4.4.4. Lễ hội
Phong tục lễ hội trong văn hóa Việt Nam là thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội, được cộng đồng thừa
nhận, làm theo. Lễ hội phân bố theo không gian - vùng, miền và phản ánh tính mùa vụ, thời vụ của sản
xuất nông nghiệp (từng vùng, làng xã đều có các lễ hội của địa phương mình).
Lễ hội ở nước ta rất đa dạng, phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam có khoảng
8000 lễ hội lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét
tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn
như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt
trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Nhiều lễ hội gắn với đặc trưng của nghề nông trồng lúa nước. Chẳng hạn, Lễ tịch điền (ở vùng Tây
Bắc gọi là hội lồng tồng, hạ điền) là lễ cầu mong mùa màng bội thu; Lễ cơm mới cúng bằng những vật
phẩm đầu mùa; Lễ Thần Nông là lễ cúng ông tổ nghề nông; Lễ thượng điền vào
dịp lúa đã chín…; hội
chọi trâu ở Đồ Sơn, Lập Thạch …
Cấu trúc của lễ hội thông thường bao gồm hai phần:
Lễ (yếu tố chính) được hình thành bởi nhân vật thờ phụng, hệ thống di tích, nghi thức thờ cúng mang
tính thiêng. Phần lễ là những nghi thức cần thiết được thực thi trong lễ hội để tạ ơn, cầu xin thần linh phù
hộ, bảo trợ cho con người, thường gắn với các tín ngưỡng. Phần lễ thường giống nhau trong các lễ hội do
triều đình phong kiến quy định.
Hội (yếu tố phái sinh) là phần khác nhau giữa các lễ hội, được cấu thành bởi những hình thức sinh
hoạt vui chơi, trò diễn… đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí. Thành tố đáng lưu ý là trò diễn để phản ánh
những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp gắn với nhân vật được thờ theo tín ngưỡng nào đó.
Lễ hội thiên về văn hóa tinh thần (nhu cầu được chơi) và mang đậm bản sắc văn hoá nông nghiệp Việt Nam.
Những lễ hội tiêu biểu:
* Hội Đền Hùng: từ 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch
Lễ hội diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 9 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ
chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước tại
đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh
dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
* Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Phần chính của hội là hát quan họ giữa các
“liền anh”, “liền chị”, hát sau chùa, hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền... với đủ các làn điệu quan họ khác nhau.
Hội Lim còn có các cuộc thi dệt của các cô gái Nội Duệ, vừa dệt vừa hát quan họ.
* Hội chọi trâu ở Ðồ Sơn (Hải Phòng) chính thức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên trước đó
đã có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Chọi trâu Ðồ Sơn là một ngày hội, gắn với
tục thờ thuỷ thần và với tục hiến sinh. Nhưng độc đáo hơn cả là thể hiện tinh thần thượng võ của người dân.
Lễ hội ở nước ta vô cùng phong phú, được tổ chức rộng khắp các địa phương, trở thành một nét sinh
hoạt văn hóa độc đáo, biểu trưng cho tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp lúa nước. C hương
5 :TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
5.1. Khái niệm tiến trình lịch sử văn hoá
Nghiên cứu lịch sử văn hóa là nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá theo trục thời gian tuyến tính. Ứng với
mỗi giai đoạn khác nhau, văn hoá loài người nói chung, văn hoá dân tộc nói riêng có những đặc trưng
khác nhau. Tiến trình lịch sử văn hoá tìm hiểu những đặc trưng riêng trong từng thời kỳ phát triển của văn hoá.
Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam là một cuộc hành trình dài trong mấy nghìn năm, trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau của lịch sử. Mỗi thời kỳ, văn hoá có những nét đặc trưng riêng, thống nhất trong nền chung.
5.2. Tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam
Theo đa số các nhà nghiên cứu, nền văn hoá Việt Nam phát triển qua 6 mốc lớn sau:
5.2.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được cụ thể trên dải đất Việt Nam ngày nay,
người cổ đại xuất hiện từ bao giờ. Có rất nhiều công trình khảo cổ học, mỗi công trình cho một kết quả
khác nhau. Vì thế, chỉ có thể nói một cách chung chung, mốc văn hoá được bắt đầu khi trên dải đất của Tổ
quốc ta có người cổ đại sinh sống và phát triển.
Thời tiền sử, sơ sử cách đây quá xa, nên căn cứ để xác định văn hoá là các di chỉ, hiện vật của khảo cổ học. 5.2.1.1. Thời tiền sử
Căn cứ vào những di chỉ là công cụ bằng đá thô sơ, giới nghiên cứu xác định thời tiền sử là thời kỳ
đồ đá của văn hoá Việt Nam.
Thời kì đồ đá cũ: mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ
kì thời đại đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ, thuộc huyện Triệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Trên bề mặt Núi
Đọ, các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè (hay mảnh tước như các nhà khảo cổ học
thường gọi), có bàn tay gia công của người nguyên thuỷ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ “tay
nghề” ghè đẽo còn rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay, loại công cụ được chế tác cẩn thận
nhất của người vượn. Sau văn hoá Núi Đọ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc hậu
kì đá cũ ở Việt Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
Thời kì hậu đồ đá cũ: thời gian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN, con người đã cư trú trên một địa bàn
rất rộng và là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam, từ
Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở Phía Đông. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của
vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi.
Các bộ lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song
đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của
các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có
loại cắt ngang ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa
tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Vết tích cư trú của loài người thời nàychỉ hạn chế ở một số
vùng, trên các gò đồi, trong một số hang động.
Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng, họ đã có tư duy
phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại
hình công cụ. Người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người chết ở nơi cư trú cùng với các công cụ
lao động. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, cây, quả, hạt và một số động vật vừa và nhỏ.
Thời kì đồ đá mới: thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất và
kĩ thuật sản xuất. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá,
đất sét, xương, sừng, tre, gỗ… Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ
nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân
số gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Văn hoá Hoà Bình kéo dài trong khoảng từ
12.000 đến 7000 năm cách ngày nay. Người Hoà Bình sống chủ yếu bằng săn bắt (bắn), hái lượm và bắt
đầu trồng trọt (các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu
bí, được coi là đã thuần dưỡng trong một số di chỉ văn hoá Hoà Bình).
Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá mới, con người đã mở rộng vùng đất sống đến trước
núi và ven biển. Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hoá Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn (Nghệ
An), Hạ Long… với những làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất
hiện và ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.
Cư dân thời đại đá mới đã bước đầu nảy sinh tình yêu nghệ thuật. Họ để lại dấu vết của nghệ thuật
như những hiện vật bằng xương có vết khắc hình cá, hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội,
những mảnh thổ hoàng… Họ có một bước phát triển tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian
vũ trụ còn được thể hiện bằng những hoa văn, kí hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ vẽ trên đồ
gốm. Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.
Những điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển của nông nghiệp đã làm hình thành rõ nét tính địa
phương của văn hoá trong những khu vực hẹp vào cuối thời đại đá mới (cách đây khoảng 5000 năm).
Thời kì này cũng xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ. Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc
biệt là mặt trời đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người. Văn hoá thời kỳ đồ
đá kết thúc khi người Việt cổ phát hiện ra kim khí. 5.2.1.2. Thời sơ sử
Mốc thời gian thời sơ sử đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Có ý kiến tính từ thời
Văn Lang, có ý kiến lại tính từ thời Âu Lạc (từ 208 - 179 TCN). Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu tính
từ thời Văn Lang, cách đây khoảng 4000 năm. Theo thư tịch cổ, thời Văn Lang khởi đầu khoảng giữa
thiên niên kỷ III TCN. Bên cạnh di chỉ khảo cổ học, thời sơ sử được chứng minh thêm qua các truyền
thuyết. Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam đã hình thành ba trung tâm:
-Văn hoá Đông Sơn (Miền Bắc)
- Văn hoá Sa Huỳnh (Miền Trung)
- Văn hoá Đồng Nai (Miền Nam) * Văn hoá Đông Sơn
Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực
sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Các nền văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn
đồng thau (từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN) phân bố ở lưu vực sông Hồng. Trong giai đoạn này, con
người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng… để chế tạo công cụ và vũ khí. Đồ gốm đạt độ nung cao
hơn, dày và cứng hơn, đa số có màu xanh mốc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới - đồng, đã
gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hoá của các cộng đồng người.
Đặc điểm văn hoá địa phương khá rõ ràng trong thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam. Dựa vào
đặc điểm, tính chất của di vật, di tích, ta thấy có sự phát triển riêng của từng khu vực ở lưu vực sông
Hồng, sông Mã, sông Cả. Điều này phản ánh một thời kì tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc
giữa các vùng. Ở các khu vực nói trên có sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ thông qua việc tiếp xúc kinh tế -
xã hội (hoạt động trao đổi kinh tế, trao đổi phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo), hoặc
quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao, xung đột và hoà giải.
Cư dân tiền Đông Sơn trồng lúa nước, chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn gà… Làng mạc
giai đoạn này có diện tích rộng. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các di chỉ mộ táng. Cư dân
văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư
duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu
hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác
nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất
nông nghiệp và kĩ thuật chế tác đá, đúc đồng.
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới chỗ hoà
chung vào một nền văn hoá thống nhất - văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc các nhóm bộ lạc tập hợp lại trong
một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn hoá được hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới
Việt- Trung cho đến bờ sông Gianh Quảng Bình, mặc dù theo các nhà khảo cổ học nhà nước này vẫn có
những dáng hình địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nền văn hoá tiền Đông Sơn nào trước đó lại có
phạm vi phân bố rộng như vậy.
Việc trồng lúa nước của người Việt cổ giai đoạn này đã được ghi chép trong một số sách của Trung
Quốc như Thuỷ kinh chú, Giao châu ngoại vực kí… Cư dân văn hoá Đông Sơn là cư dân nông nghiệp
trồng lúa, canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Sản xuất của họ phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.
Song, thời kì này họ có thể đã có những kĩ thuật trị thuỷ như đắp đê chống lụt. Các loại hình nông cụ của
cư dân Đông Sơn gồm: cuốc, xẻng, mai, thuổng và có lưỡi cày bằng kim loại. Cùng với việc trồng trọt,
họ còn biết chăn nuôi. Trên trống đồng người ta tìm thấy khắc hoa văn hình bò, trong một số di chỉ khảo
cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà.
Kĩ thuật đúc đồng thau rất đáng chú ý. Số lượng và loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng tăng vọt.
Đặc biệt, người Đông Sơn đã để lại những biểu tượng của văn hoá dân tộc. Đó là những trống đồng, thạp
đồng Đông Sơn. Kĩ thuật luyện và rèn sắt cũng khá phát triển, đặc biệt ở giai đoạn cuối của văn hoá Đông
Sơn. Ngoài ra, người Đông Sơn còn biết chế tạo thuỷ tinh, làm mộc, sơn, dệt vải, đan lát, làm gốm, chế tác đá.
Việc phòng thủ chiến tranh cũng đã được cư dân Đông Sơn chú ý. Tiêu biểu là thành ốc Cổ Loa.
Người Đông Sơn đã có những phong tục, y phục khá phong phú. Trống đồng cho thấy họ đóng
khổ, mặc vỏ sui và biết để một số kiểu tóc (trên trống đồng). Riêng với nữ phổ biến mặc váy thay khố,
một số có áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm. Ngoài ra còn có một số trang phục lễ hội như váy
lông chim hay lá kết, khố dài thêu… Người Đông Sơn ưa thích đồ trang sức. Đồ trang sức thường được
làm bằng đồng, thuỷ tinh, song không thấy đồ vàng bạc hay đá quý. Những nghi lễ và tín ngưỡng giai
đoạn này gắn chặt với nghề nông trồng lúa nước. Đó là tục thờ mặt trời, mưa giông, các nghi lễ phồn thực
và những nghi lễ nông nghiệp khác như hát đối đáp gái trai, tục đua thuyền, tục thả diều… Phong tục tập
quán của người Đông Sơn cũng rất đa dạng, ví như tục nhuộm răng ăn trầu, xăm mình, ăn đất nung non,
uống nước bằng mũi, giã cối làm lệnh, tục ma chay, cưới xin… Các lễ hội có hội mùa với lễ hiến sinh trâu
bò, hội cầu nước với lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng. Nghệ thuật âm nhạc đã khá phát triển thể
hiện đời sống tinh thần của cả cư dân Đông Sơn. Nhạc cụ đáng lưu ý là trống đồng, sau đó là sênh, phách,
khèn. Giao lưu văn hoá thời kì này rất rộng rãi. Ngoài giao lưu với Sa Huỳnh và Đồng Nai, ở phía Bắc có
mối quan hệ và tiếp xúc với các cư dân Nam Trung Hoa, phía Đông với các hải đảo, phía Tây với lục địa.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam phần đông đều nhất trí cho rằng đã hình thành một quốc gia Văn Lang và
một nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hoá Đông Sơn.
Thời kì này có sự hình thành những huyền thoại, thần thoại. Hệ thống thần thoại này dù đã bị vỡ ra
từng mảnh trong thời kì Bắc thuộc, trước sự tiếp biến với văn hoá Hán cũng như với các tôn giáo lớn từ
bên ngoài, song vẫn còn lại ít nhiều qua các ghi chép về sau này của người Việt và dưới dạng sử thi- thần
thoại ở các bài mo “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường. Những huyền thoại này đã phản ánh quá trình
khai phá và chiếm lĩnh các đồng bằng của cư dân Việt cổ, quá trình hội nhập các bộ lạc hay nhóm bộ lạc.
Dựa trên những chứng cứ về mật độ phân bố và quy mô của các di tích khảo cổ học (nơi cư trú, mộ
táng, công xưởng…) trên các địa hình khác nhau từ miền núi, đồng bằng, duyên hải và đảo của các hiện
vật khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, có một sự mở rộng các quan hệ giao lưu
giữa các công xã. Loại hình công xã thời hậu kì đá mới là loại hình công xã thị tộc phát triển. Xã hội của
người Việt đến đây vẫn hoàn toàn là xã hội nguyên thuỷ. * Văn hoá Sa Huỳnh
Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung
(từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
Nền văn hoá này có quan hệ gốc gác với các nền văn hoá hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển
như văn hoá Bàu Tró, Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hoá Bầu Tró, có không gian phân bố cận kề với văn hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kì
thời đại sắt sớm (những thế kỉ VII - VI TCN tới thế kỉ I- II trước và sau công nguyên). Các nhà nghiên
cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả ba giai đoạn sơ, trung kì (thời đại đồng thau) và hậu kì
(sơ kì thời đại sắt) đều có những đặc trưng chung và văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay Sa Huỳnh cổ xưa
là bắt nguồn từ những di tích của thời đại đồng thau và chắc chắn có sự tham gia ảnh hưởng của một số
yếu tố văn hoá khác. Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh, dựa trên những niên
đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gòn (Phú Hoà- Đồng Nai), Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện
vật văn hoá Hán như tiền Ngũ Thù, Vương Mãng ở di tích Hậu Xá (Hội An- Quảng Nam), có thể chấp
nhận niên đại muộn nhất của các di tích là thế kỉ I, II SCN.
Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được người Sa Huỳnh sử dụng để chế tác công cụ và
vũ khí. Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra họ còn có các
nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức. Trong các di tích tìm thấy nhiều dọi xe chỉ các loại và
những dấu vải còn in trên công cụ vũ khí bằng sắt trong các mộ chum. Nghề gốm rất phát triển với nhiều
loại chum, vò, bát bồng, đèn, hình bình lẵng hoa, bình con tiện, cốc cao chân… và vô số những đồ gia
dụng. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh cũng là những người có năng khiếu thẩm mĩ, khéo tay và có mĩ cảm. Họ
dùng đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai…) bằng thuỷ tinh, mã não, đá, gốm, nephrit, nhiều nhất là mã
não (mã não được nhập từ nơi khác đến, vì vùng miền Trung không có nguyên liệu này). Khuyên tai (hay
bùa đeo) hai đầu thú và ba mẩu là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn biết
nấu cát làm thuỷ tinh và dùng thuỷ tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tai, khuyên tai
ba mấu, hai đầu thú…). Từ đây đồ trang sức thuỷ tinh lan ra cả phía Bắc và vào phương Nam.
Thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng
ven biển. Họ cũng sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng, biết phát triển các nghề phổ
thông, từng bước họ đã mở rộng quan hệ buôn bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải
đảo và rộng hơn với Ấn Độ, với Trung Hoa. Đặc biệt ở giai đoạn cuối, phát triển nghề buôn bán bằng
đường biển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỉ trước, sau công nguyên đã hình thành một số tiền
cảng thị hay cảng thị sơ khai.
Mật độ phân bố di tích cũng như quy mô lớn của các di chỉ văn hoá Sa Huỳnh là chứng cớ của sự
quần tụ đông đúc dân cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu
là dấu hiệu về sức sản xuất của cư dân văn hoá này, đều chứng tỏ ở giai đoạn cuối đã hình thành một nhà
nước sơ khai. Sự trùng hợp về địa bàn phân bố, của niên đại kết thúc của văn hoá Sa Huỳnh và niên đại
mở đầu của văn minh Chămpa cũng như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt là đồ gốm và đồ
trang sức, của táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy Nhà nước Chămpa là sự tiếp nối của nhà nước Sa Huỳnh. *Văn hoá Đồng Nai
Sau thời đại đá cũ, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỉ II- I TCN đã trở thành một trong ba
trung tâm văn hoá lớn của thời đại kim khí.
Văn hoá Đồng Nai được coi như bước mở đầu cho truyền thống văn hoá tại chỗ ở Nam Bộ với bản
sắc riêng và sức sống mãnh liệt. Các di tích phân bố suốt từ vùng đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu các con
sông và ven biển. Di vật tìm thấy gồm nhiều chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương… Đá là loại di vật
phổ biến và có số lượng lớn. Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng
cụ bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu- kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp kim bản địa
trong toàn miền. Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức và nguyên
liệu. Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn hoá cao. Chiếm số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất,
vũ khí (rìu, bôn, cuốc, mai, dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên). Loại hình trang sức thường gặp là các loại
vòng, vật đeo. Tại di tích Đồi Phòng Quân đã tìm được nhiều dấu tích của di chỉ xưởng. Công xưởng này
được chuyên môn hóa để chế tạo một loại sản phẩm duy nhất là vòng đá.
Đàn đá là sản phẩm đặc thù của văn hoá Đồng Nai. Đàn đá có mặt ở nhiều di tích, có niên đại
khoảng 3000 năm cách ngày nay. Đặc biệt là ở Bình Đa, lần đầu tiên đàn đá được tìm thấy trong một tầng
văn hoá cổ, cùng với tổ hợp di vật gốm đá khác. Phát hiện này đã giúp xác định được niên đại đàn đá,
khẳng định sự tồn tại của một nhạc cụ cổ truyền ở Đồng Nai nói riêng và ở nước ta nói chung. Nghề đúc
đồng và luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4000 năm cách ngày nay. Tuy vậy, dựa trên những tư
liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đã khá phổ biến vào khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc
đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, Cái Vạn, Dốc Chùa, Bưng Bạc… với hàng loạt khuôn đúc loại
hai mang liên hoàn nhiều vật đúc.
Văn hoá Đồng Nai còn nổi tiếng bởi sưu tập công cụ gỗ phong phú về loại hình, nhiều về số lượng.
Đặc biệt những tổ hợp hiện vật gỗ tìm thấy ở các di tích vùng ngập mặn ven biển như Bưng Bạc, Bưng
Thơm, Cái Vạn… Bên cạnh đó là bộ sưu tập công cụ- đồ dùng chế tác từ xương sừng hết sức độc đáo
chưa từng có ở Đông Nam Á, với những lưỡi câu lớn gia công từ sừng hươu, dao và kim dùi từ xương trụ
của chó nhà, rìu có vai từ mai rùa biển và nhóm trang sức đủ loại.
Về đời sống kinh tế của cư dân văn hoá Đồng Nai, các nhà nghiên cứu cho rằng, những hình thức
quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không
dùng sức kéo. Ngoài ra còn có trồng rau đậu, cây có quả- củ cho bột bằng phương pháp phát- đốt đặc thù
của nông nghiệp nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, tôm và nhuyễn thể của sông biển.
Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện vật nghệ thuật. Tín
ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ô van hoặc chữ nhật và bán cầu có
lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng ở Dốc Chùa,
tượng Trút Long giao bằng đồng… Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hoá láng giềng
như trống đồng Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hoá Sa Huỳnh. Ở giai đoạn
cuối của nền văn hoá này, khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống của cư dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản xuất và khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh
tế- văn hoá nội vùng, tạo thành những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực
trung tâm, hình thành cơ cấu xã hội có giai cấp sơ khai và Nhà nước khởi thuỷ vào những thế kỉ đầu công nguyên.
Nói chung, thời sơ sử, trên dải đất Việt Nam ngày nay có ba nền văn hoá: Sa Huỳnh, Đông Sơn,
Đồng Nai, là ba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền Đông bán đảo Đông Dương. Ba phức hệ văn
hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn, ứng với ba quốc gia cổ: Văn Lang- Âu Lạc, Sa Huỳnh- Chămpa, Phù Nam.
5.2.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên (thời kì Bắc thuộc)
Vào những thế kỉ cuối của thiên niên kỉ TCN, nền văn hoá Việt cổ bắt đầu chịu những thử thách
lớn. Quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc và dân tộc hầu như vừa được xác lập và tồn tại chưa được bao
lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Thời kì này kéo dài từ năm 179 TCN (tuy vậy nó được bắt đầu thực sự
sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 43 sau công nguyên) tới năm 938 với chiến thắng của Ngô
Quyền mở đầu cho kỉ nguyên độc lập thời tự chủ của quốc gia Đại Việt. Thời kì này thường được gọi là
thời nghìn năm Bắc thuộc, song có lẽ đúng hơn là thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vì người Việt chưa
bao giờ chịu khuất phục. Trong tiến trình lịch sử văn hoá bên cạnh xu hướng Hán hoá là xu hướng chống
Hán hoá mạnh mẽ, giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt, văn hoá Việt.
Thời kì này có sự phát triển của những trung tâm văn hoá sau: văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc
Bộ, văn hoá Chăm pa, văn hoá Óc eo.
5.2.2.1.Văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ
Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề các chính sách cai trị và chính sách văn hoá mà thế
lực phương Bắc đã duy trì và áp đặt. Nhìn chung, văn hoá đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ba đặc điểm
lớn: Bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán; Giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn
Độ; Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc.
Thứ nhất, văn hoá châu thổ đồng bằng Bắc Bộ bị cưỡng bức trong giao lưu với văn hoá Hán: Nhà
Hán, sau khi thôn tính Âu Lạc, thực hiện hàng loạt chính sách cai trị, áp đặt thể chế chính trị, văn hoá:
- Áp đặt thể chế chính trị Trung Hoa: xoá tên nước, biến nước ta thành các quận (đứng đầu là các
thái thú), châu, phủ...; người Việt mất quyền hành, đứng đầu các cơ cơ quan chủ chốt là người Hán.
- Ra sức tuyên truyền, quảng bá những học thuyết chính trị, tiêu biểu là Nho giáo và Đạo giáo.
- Cho du nhập các phong tục tập quán từ phương Bắc: trang phục, đầu tóc, tang ma, cưới xin... dần dần bị Hán hoá.
- Thủ tiêu những thành quả văn hoá của người Việt đạt được trước đó: chữ viết, nhiều phong tục…
Sự cưỡng bức giao lưu văn hoá ít nhiều làm cho văn hoá nước nhà bị biến dạng. Nhiều yếu tố văn
hoá phương Bắc thâm nhập vào đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam.
Thứ hai, giao lưu văn hoá tự nhiên, tự nguyện với văn hoá Ấn Độ: Sự giao lưu văn hoá này mang
tính đối trọng với sự giao lưu văn hoá Hán mang tính cưỡng bức. Cho nên, kết quả của sự giao lưu văn
hoá tự nhiên Việt- Ấn để lại dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt. Đó là sự xâm nhậpvà
phát triển của văn hoá Phật giáo. Tư tưởng Phật giáo cuối giai đoạn này đã có vị trí vững chắc trong đời sống tinh thần, xã hội.
Thứ ba, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Việt hoá văn hoá Hán để phát triển văn hoá dân tộc. 5.2.2.2. Văn hoá Chămpa
Theo các nhà nghiên cứu, dải đất miền Trung ngày nay thuộc vương quốc Chămpa (trước đó gồm
nhiều tiểu vương quốc, trong đó có vương quốc Chămpa; nhà nước Chămpa ra đời muộn hơn Âu Lạc
khoảng 300 năm, khoảng thế kỷ I TCN; đến thế kỷ IX có tên là Chiêm Thành; vương quốc Chămpa tồn
tại đến thế kỷ XV). Tên gọi Chămpa là sự phát triển tiếp nối văn hoá Sa Huỳnh trước đó bởi có sự trùng
hợp không gian và có sự tiếp nối về thời gian.
- Đặc điểm: người Chăm duy trì một nền kinh tế đa thành phần, kết hợp trồng lúa nước, nghề rừng
thủ công, buôn bán bằng đường biển; Chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá và tôn giáo Ấn Độ. Người Chăm
lấy thể chế, tổ chức chính trị, tôn giáo của Ấn Độ làm thể chế, tổ chức và tôn giáo của mình.
- Chính trị: nước Chămpa có một thể chế chính trị tương đối chặt chẽ. Vua đứng đầu, nắm quyền
hành tuyệt đối về kinh tế và tôn giáo. Sau đó là quan văn, quan võ và ngoại quan. Nghi lễ được quy định
nghiêm ngặt. Chỉ vua mới được ở nhà cao và được mặc áo gấm. Kiệu của vua che lọng trắng và ngự trên
mình voi, đi theo có lính và các phi tần. Các phi tần đi theo luôn phải mang những khay cau trầu. Trong
cung vua nuôi nhiều vũ nữ.
- Tôn giáo: thờ thần Inđra và các thần linh khác trong giáo phả của người Ấn Độ, theo đạo Phật,
đạo Hồi. Người Chămpa cũng có tín ngưỡng phồn thực. Họ thờ thần Linga và Yoni (thờ sinh thực khí).
- Tiếp thu chữ viết cổ của Ấn Độ là chữ Phạn để sáng tạo một kiểu chữ riêng- chữ Chăm cổ (được
ghi lại trên các tấm bia cổ thế kỷ IV, tiếc rằng thành tựu này không được sử dụng vào sáng tác văn chương
(do không có nghề làm giấy).
- Tiếp thu kiến trúc Ấn Độ: kiến trúc đền tháp. Tháp được xây dựng trên vùng đồi núi cao, gạch
gắn bằng nhựa cây đặc biệt, có cửa chính, cửa giả, nhiều tầng. Tháp có nhiều ở Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định... và nổi tiếng nhất là khu thánh địa Mĩ Sơn- Quảng Nam (cách Trà Kiệu- kinh đô cổ khoảng
20 km). Khu thánh địa Mỹ Sơn xây dựng khoảng thế kỷ VII- VIII, gồm 68 công trình. Địa chỉ này đã
được UNSECO công nhận là di sản văn hoá thế giới (ở Trà Kiệu có độ 10 công trình, ở Đồng Dương có
khoảng 30 công trình, xây dựng khoảng thế kỷ IX).
- Điêu khắc gắn với tháp Chàm là biểu tượng vũ nữ Ápsara. Tượng các vũ nữ rất phong phú, có
pho toàn thân, có pho bán thân, mỗi pho một dáng điệu riêng. Nhưng pho nào cũng có điệu bộ, cử chỉ
mềm mại, dáng vẻ tươi tắn trong nghi thức diễn xướng để dâng các vị thần. Người Chămpa gọi họ là Vũ
nữ thiên thần Ápsara. Ngoài các tượng vũ nữ còn có các hoa văn, các tượng thần khác tượng trưng cho
sức mạnh quân sự (thần cầm kiếm, thần cầm mộc - có hình cong như mo cau, tầu lá dừa...).
- Âm nhạc: nghệ thuật múa và vũ điệu phát triển song song với nhau để phù hợp với văn hoá cung
đình và sinh hoạt tôn giáo. Khi du nhập tôn giáo và kiến trúc Ấn Độ, người Chăm đã kết hợp với tín
ngưỡng bản địa và sáng tạo những yếu tố mới thể hiện quan niệm tư tưởng, thẩm mỹ của người Chăm.
Với tất cả những đặc điểm trên, trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hoá Chămpa đã để lại
dấu ấn độc đáo trong sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói chung. 5.2.2.3. Văn hoá Óc Eo
Tên gọi Óc Eo là quy ước của các nhà nghiên cứu, do người Pháp đặt khi họ phát hiện khu di tích
khảo cổ lớn ở Tam Giang. Tên gọi này dùng chỉ vùng văn hoá Nam Bộ, gồm cả Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Trong đó, có nhiều tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, duyên hải ven biển Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Văn hoá Óc Eo là sự tiếp nối văn hoá Đồng Nai thời sơ sử nhưng có rộng hơn
về mặt không gian và có phần giao thoa với văn hoá Chămpa. Đây là vùng có đặc điểm địa lý đa dạng:
vừa có đồng bằng vừa có vùng ven biển và các hải cảng.
- Đặc điểm: cư dân Óc Eo duy trì nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với rất nhiều
loại cây trồng do được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó, họ cũng có nghề thủ công, đặc biệt là nghề gốm
có những bước phát triển đột biến. Những năm gần đây, thành tựu của khảo cổ học, nhất là việc trục vớt
được những con tàu chở nhiều chủng loại gốm quý ở biển Đông đã cho phép khẳng định: nghề gốm đã đạt
đến trình độ phát triển cao, có thể so sánh với khu vực và sản phẩm của nó thu hút sự chú ý của nhiều
quốc gia trong khu vực rộng lớn. Các nghề đúc đồng, nghề rèn sắt, nghề làm đồ trang sức cũng phát triển.
Đồ trang sức tìm thấy rất phong phú: vòng nhẫn, hoa tai vàng, vòng mã não, hạt chuỗi đá... Cư dân Óc Eo
tiến tới một trình độ giao lưu, buôn bán không còn thuần tuý là những trao đổi hàng hoá giản đơn mà đã
trao đổi thông qua vật trung gian- đó là đồng tiền.
Nói chung, văn hoá Việt Nam đầu thiên niên kỉ đã tồn tại 3 vùng văn hoá với những đặc trưng khác
nhau. Văn hoá Việt Nam thời kỳ này phải được hiểu là tổng hoà diễn trình của cả ba nền văn hoá ấy. Mỗi
nền văn hoá đều in dấu ấn sâu đậm của sự giao lưu văn hoá (hoặc cưỡng bức hoặc tự nguyện), nhưng nhìn
một cách tổng quát, quá trình phát triển văn hoá dân tộc vẫn giữ gìn được truyền thống, bản sắc của mình.
Dù có nét khác biệt giữa mỗi vùng văn hoá, nhưng diễn trình lịch sử của cả ba nền văn hoá đều có những
nét chung của cơ tầng văn hoá Việt Nam và nó phát triển tiếp nối, liền mạch, không đứt đoạn với giai đoạn sau.
5.2.3. Văn hóa Việt Nam thời tự chủ (938 - 1858)
Đây là giai đoạn văn hoá dân tộc trải qua 3 cuộc phục hưng văn hoá lớn:
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ X-XIV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XV
- Cuộc phục hưng văn hoá thế kỷ XVIII
5.2.3.1. Văn hoá Việt Nam thế kỷ X- XIV (văn hoá Lý -Trần)
Văn hoá thời Lí -Trần có những đặc trưng: là giai đoạn phục hưng văn hoá lần thứ nhất của dân tộc
- thời kỳ khôi phục, khẳng định nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng văn hoá Phật giáo bao trùm trong đời
sống xã hội; thời kỳ bắt đầu xây dựng nền văn hoá bác học. Thời Lí- Trần, văn hoá nước nhà đã đạt được
những thành tựu to lớn.
Về văn hóa vật chất: sản xuất nông nghiệp đặc biệt được chú trọng, gắn liền với nền kinh tế điền
trang thái ấp. Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Trong lễ tịch điền, vua đích thân
cày những đường cày đầu tiên. Nhà nước đặt hẳn chức quan “Hà đê” để trông coi đê điều. Đê điều được
tu bổ xây đắp (đê Cơ Xá- Hà Nội đắp dưới triều nhà Lý- 1118). Nhà nước nhập thêm giống lúa mới từ
Chiêm Thành (nay gọi lúa chiêm). Kể từ đây, mỗi năm có hai vụ lúa. Trâu bò được chăm sóc, bảo vệ…
Chính vì vậy, nền sản xuất dưới triều đại Lý- Trần dần dần đi vào ổn định, tạo cho quần chúng nhân dân có nguồn sống no đủ.
Kiến trúc: trước hết phải kể đến hoàng thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành
và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý - Trần. Hoàng thành trở thành một trung tâm kinh tế,
văn hoá, chính trị của cả nước. Kinh thành ngày càng được xây dựng kiên cố, mở rộng.
Tiếp theo là các công trình gắn liền với Nho giáo và sự nghiệp giáo dục Văn Miếu được xây dựng
năm 1070, là nơi thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076
dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám đã chứng tỏ nhà nước bắt đầu sử dụng Nho giáo trong việc xây
dựng, phát triển triều chính và đất nước.
Thứ nữa là các công trình gắn liền với Phật giáo. Chùa chiền thời này được xây dựng rất nhiều.
Riêng năm 1031 nhà nước cho xây tới 950 ngôi chùa. Có năm riêng nguyên phi Ỷ Lan đã cho xây tới 71
ngôi chùa. Rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ này: Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa
Keo (Thái Bình), Chùa Thầy (Hà Nội), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)... Trong các công trình Phật giáo, có
bốn công trình được mệnh danh là Tứ Đại Khí (khí: vật dụng), bao gồm: Tháp Báo Thiên ở Hà Nội,
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm- Đông Triều- Quảng Ninh, Chuông Quy Điền (chùa Diên Hựu), Vạc Phổ
Minh trong chùa Phổ Minh (xã Tức Mạc- ngoại thành Nam Định).
Về điêu khắc: hình tượng con rồng là một thành tựu lớn, thể hiện tài năng, quan niệm thẩm mĩ của
thời Lý Trần. Rồng thời Lý đạt đến độ thanh thoát, mềm mại, tinh xảo có nhiều biểu tượng về nước, mưa,
gió. Rồng thời Lý cũng mang nhiều đặc điểm của văn hoá Phật giáo thời kì này. Rồng thời Trần dữ dội
hơn, mang dáng dấp con rồng ở Tử Cấm Thành. Con rồng thời Trần đã mang theo ý nghĩa tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
Cùng với kiến trúc, các nghề thủ công rất phát triển ở thời Lý như dệt, gốm, mĩ nghệ… Nghề dệt
đã có nhiều thành tựu, từ vải, lụa đến những loại gấm đoạn với đủ các màu sắc và hoạ tiết trang trí đặc sắc
đã được những người thợ dệt khéo tay và thông minh nhà Lý làm ra.
Nghề gốm là nghề có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao. Những lò gốm thời kì này làm ra
khá nhiều gạch, ngói đặc biệt là loại ngói bằng sứ trắng, ngói tráng men và những loại gạch khổ lớn có
trang trí và khắc niên hiệu đời Lý. Thời Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình
thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định, như làng Ma Lôi (Hưng Yên).
Thương nghiệp thời nhà Lý bắt đầu khởi sắc. Dưới triều Trần có nhiều phố buôn bán như Vân Đồn,
An Bang (Quảng Ninh), Nghi Hoà Đình (Cao Bằng)... Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 61
phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có phường thủ công và phố xá buôn bán.
Về văn hóa tư tưởng, đặc trưng nổi trội thời Lý- Trần là sự dung hoà tam giáo (Nho- Phật- Đạo),
còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên. Trong đó, Phật giáo chiếm vị trí quan trọng nhất. Các trí
thức Phật giáo có vai trò quan trọng. Chính họ đã gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham gia vào sự
nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, các cao tăng đã tham
gia chính sự ở triều đình.
Nho giáo thời kì này chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam như
một hiện tượng xã hội hiển nhiên. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, dựng tượng Chu Công, mở Quốc
Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu để chọn lựa nhân tài. Sau đó, nhà Lý còn mở các khoa
thi đầu tiên với các môn thi: viết chữ, làm tính, hình luật… Từ đây, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã
hội. Đến nhà Trần, vương triều đã chính quy hoá, tạo ra quy củ cho việc học hành, thi cử. Trong hàng ngũ
quan lại, người xuất thân từ nho sĩ ngày càng nhiều hơn. Đáng lưu ý là từ nền giáo dục này, tinh thần
Khổng giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân Việt Nam.
Đạo giáo cũng đã du nhập vào Việt Nam nhưng ảnh hưởng của nó là sự kết với hợp nhiều yếu tố:
tín ngưỡng dân gian, dung hợp với Nho giáo và Phật giáo. Dưới thời Lý Trần, ảnh hưởng của nó vẫn tiếp
tục tạo nên thời kỳ “Tam giáo đồng nguyên”.
Nền văn hoá bác học được hình thành và phát triển: văn học viết được hình thành với một đội ngũ
tác giả hùng hậu. Đội ngũ này được tạo ra từ hai nguồn, một là các trí thức Phật giáo, hai là các trí thức
Nho giáo. Căn cứ vào tài liệu hiện có, từ thế kỉ X đến thế kỉ XII có trên 50 tác giả, trong số đó, đa số là
các nhà sư; từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIV có trên 60 tác giả, trong số đó đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu
trong văn học thời Lý là thơ, mà phần lớn lại là thơ của các nhà sư, do đó, nội dung liên quan đến triết học
và giáo lí Thiền tông. Tuy thế, nhiều bài thơ có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn hoá. Đáng lưu ý nhất là
Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Dụ chư tì tướng hịch văn... Ở thời nhà Trần, đa số thi nhân là các nho sĩ.
Đó là các tác giả Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh…
Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, thời kì này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ
Nôm. Chữ Nôm có thể có từ thời Lý nhưng thơ văn bằng chữ Nôm từ thời Lý thì chưa có bằng cứ. Sử
sách có nhắc đến các tác giả có tác phẩm bằng chữ Nôm thời kì này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc
đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Mạc Đĩnh Chi với Giáo tử phú, Huyền Quang với Vịnh hoa
Yên Tử phú… Ngoài ra, thời kì này các tác giả văn Nôm khác như Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An… Đặt
trong tiến trình lịch sử văn hoá dân tộc, sự xuất hiện một nền văn học viết (cả hai hình thức: chữ Nôm và
chữ Hán) đều là bước phát triển và về số lượng và chất lượng của nền văn hoá.
Tóm lại, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hoá Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề. Hệ quả
của chính sách đồng hoá về mặt văn hoá đã làm cho dấu ấn về thành quả văn hoá của một nghìn năm hết
sức nghèo nàn, dù cha ông ta có tinh thần đề kháng mãnh liệt. Đến giai đoạn này, tất cả các thành quả đạt
được có thể coi là những bước đột phá. Do đó, văn hoá Lý- Trần xứng đáng được coi là cuộc phục hưng
lần thứ nhất của văn hoá dân tộc.
5.2.3.2 Văn hoá Việt Nam thế kỷ XV-XVII (thời kỳ Minh thuộc- Hậu Lê)
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vi. Năm 1400, nhà Hồ lên nắm quyền, đổi tên nước là Đại Ngu. Nhà
Hồ đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhưng lại bị quý tộc và nông nô chống lại. Năm1407, nhà Minh lấy cớ
phù Trần diệt Hồ xâm lược nước ta. Năm 1413, nước ta hoàn toàn rơi vào tay giặc Minh. Nhà Minh thực
hiện chính sách khủng bố, bóc lột, đồng hoá hết sức tàn bạo và thâm độc. Năm1427, cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn thắng lợi, nhà Lê ra đời. Nhà Lê lấy mô hình Nho giáo để xây dựng đất nước. Từ đây xã hội Việt
Nam chuyển nhanh trên con đường phong kiến hoá. Nhà Lê cực thịnh vào triều Lê Thánh Tông.
Trong thời Minh thuộc, do bị chính sách cai trị và đồng hoá của nhà Minh, văn hoá Việt Nam thời
kỳ này bị tàn phá nặng nề; văn hoá phương Bắc xâm nhập và chi phối diện mạo văn hoá Việt Nam. Thời
Hậu Lê, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, vương triều Hậu Lê được thiết lập đã mở ra một kỷ nguyên
mới trong lịch sử và trong văn hoá dân tộc. Đất nước ta vào cuộc phục hưng văn hoá lần thứ 2. Các thành
tựu văn hoá đạt được dưới thời Hậu Lê đều gắn liền với các chủ trương, chính sách tiến bộ của triều đại nhà Lê.
Văn hoá vật chất: nhà Lê đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Các triều đại nhà Lê
có nhiều chiếu dụ, chỉ dụ khuyến khích thúc đẩy sản xuất. Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú
trọng. Triều đình đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi
hành chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi nông,
động vi binh". Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao
dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân… Với những chính sách đó, sản
xuất nông nghiệp thời Hậu Lê thu được thắng lợi lớn.
Nhà Lê cũng đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất thủ công nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống
được khôi phục. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp đã xuất hiện, đặc biệt là Thăng Long. Ngay dưới thời
Hậu Lê, Thăng Long đã hình thành 36 phố phường, nhiều phường trở thành phường nghề. Dư địa chí ghi
lại một số phường chuyên nghề nổi tiếng như Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa,
Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp y. Ở nông thôn, đã
xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ)… Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và
thủ công nghiệp đã tạo ra một nền sản xuất mang tính tự cấp tự túc, duy trì và đảm bảo cuộc sống no đủ
cho dân chúng, khiến xã hội thái bình, thịnh trị.
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông
thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu
thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà
nước kiểm soát nghiêm ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ
An), cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách “bế quan toả cảng".
Về văn hóa tôn giáo, tư tưởng: các nhà vua thời Lê sơ từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo
đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang độc tôn Nho giáo. Đề cao Nho giáo, các vua Lê
sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật và Đạo. Lê Thái Tổ quy định sư tăng
trên 50 tuổi phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan
lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu trong
triều kết giao với tăng, đạo. Tuy nhiên, dù không được Nhà nước khuyến khích nhưng Phật, Đạo thời Lê
sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân.
Văn hoá giáo dục: triều đình định ra những quy định về giáo dục rất chặt chẽ. Lớp học mở rộng từ
trung ương đến địa phương. Bên cạnh Quốc Tử Giám, Thái học viện- cơ quan giáo dục cao nhất của nhà
nước phong kiến- các làng xã cũng có trường học tư. Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng
tuyển sinh và học tập, nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học
tập. Giám sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng và học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã. Khoa
cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ: Đặt ra lệ thi ba năm một lần, từ địa phương đến trung ương: hương-
hội- đình. Nhà Lê cũng đặt lễ cúng danh, lễ vinh quy... nhằm tôn vinh những người đỗ đạt. Bộ máy quan
lại được lựa chọn qua thi cử, trừ rất ít con em quý tộc theo chế độ nhiệm cử, tiến cử. Tất cả những chính
sách này khiến Nho giáo có sự phát triển đột biến, độc tôn, lấn át Phật giáo và Đạo giáo. Có thể nói, đây
là thời kỳ hoàng kim, đỉnh cao của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam.
Về văn hoá tổ chức xã hội: các vua thời Hậu Lê quan tâm và thực hiện kiện toàn bộ máy nhà nước
quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), nó đạt tới
đỉnh cao, trở thành một nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi
mô hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý - Trần mang đậm tính Phật giáo màu sắc Đông Nam Á sang một
nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Á.
Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo, các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp luật.
Trước khi luật Hồng Đức ra đời, nhà Lê ban hành các chiếu, chỉ ở từng lĩnh vực đời sống xã hội. Đến thời
Hồng Đức, năm 1483 Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi
là Quốc triều hình luật hay Bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật khá hoàn chỉnh, bao quát được nhiều mặt
của đời sống, bao gồm: Luật hình, luật hôn nhân, luật dân sự tố tụng... Bộ luật là một bước tiến đến trình
độ cao trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp
quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới
Về văn học: xuất hiện nhiều tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê
Thánh Tông... Đặc biệt, sự xuất hiện của Hội Tao đàn (do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần
như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh) có ý nghĩa hết sức quan trọng: lần đầu tiên nước ta
có “Hội nhà văn” mang tính chất nhà nước, chính thống có tổ chức, có quan điểm sáng tác, có hoạt động
sáng tác, có in ấn tác phẩm, có hoạt động phê bình...
Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, sáng tác văn học chữ Nôm cũng để lại những thành tựu lớn, trong
đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thơ ca viết bằng tiếng mẹ đẻ: Quốc
âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập.
Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc,
"sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam
Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn
lại 4- 5 quyển). Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô
Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý
giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử
dân tộc. Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn
dưới thời Lê Thánh Tông, thường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện.
Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Về khoa học kỹ thuật, Phan Phu Tiên có cuốn Bản thảo thực vật toản yếu, Lương Thế Vinh soạn
Đại thành toán pháp;Vũ Hữu (cha Vũ Quỳnh) soạn Lập thành toán pháp, tính toán rất chính xác trong
việc thiết kế xây dựng, tu sửa hai cửa Hoàng thành Thăng Long: Đại Hưng (Cửa Nam) và Đông Hoa (Cửa
Đông). Hình tượng con rồng thời Lê trong điêu khắc cũng dữ tợn, oai nghiêm hơn, không thanh thoát như
hình tượng con rồng giun uốn lượn thời Lý- Trần. Thời kỳ này, văn hóa dân gian bị hạ thấp, thậm chí bị
miệt thị. Năm 1448, điệu múa dân gian lý liên (rí ren) bị coi là dâm tục, nhảm nhí và bị cấm.
Các loại hình nghệ thuật khác ở thời Hậu Lê cũng có nhiều bước phát triển. Tuồng chèo cũng phát
triển. Thời kì này, xuất hiện những công trình mang tính lý luận về tư duy nghệ thuật: Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh.
Kiến trúc điêu khắc cũng có những thành tựu lớn: hệ thống đình làng thời Lê trở thành biểu tượng
của văn hoá làng xã. Hoàng thành Thăng Long được tu sửa, mở rộng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI,
với nhiều cung điện nguy nga. Điện Kính Thiên ở trung tâm Hoàng thành đã được xây dựng (ngày nay
chỉ còn lại đôi lan can rồng đá). Ở quê hương Lê Lợi, Lam Kinh cũng đã được xây dựng quy mô đồ sộ với
hệ thống lăng mộ và tấm bia Vĩnh Lăng nổi tiếng.
Các thành tựu trên làm cho thời Hậu Lê thực sự trở thành một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử văn
hoá dân tộc. Mọi thành quả văn hoá thời này đều gắn bó với các chính sách tiến bộ của thời đại. Điều đó
có ý nghĩa ngay cả trong thời đại ngày nay trong xây dựng văn hoá mới. Văn hoá thời Hậu Lê xứng đáng
được coi là cuộc đại phục hưng văn hoá lần thứ hai của lịch sử văn hoá dân tộc. Thành tựu về văn hóa
khiến cho ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
5.2.3.3. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI- 1858
Thế kỉ XVI- XVII, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến dẫn đến sự sụp đổ liên tiếp
của các triều đại. Các tập đoàn phong kiến Trịnh, Mạc, Lê, Nguyễn tranh chấp quyền lực, đẩy đất nước
vào cảnh nội chiến. Sang thế kỷ XVIII, nội chiến chấm dứt nhưng đất nước vẫn bị phân làm hai: Đàng
Trong, Đàng Ngoài. Chính quyền suy loạn. Năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ dẹp tan 20 vạn quân
Thanh và các tập đoàn phong kiến, lập nên triều Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn
được thiết lập. Triều Nguyễn lấy Nho giáo làm quốc giáo. Tình hình lịch sử ảnh hưởng lớn đến đặc điểm văn hoá giai đoạn này.
Về văn hoá tư tưởng: ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ Nho giáo suy vi. Cùng với sự xuống dốc của
chế độ phong kiến, ý thức hệ phong kiến- Nho giáo bước vào thời kỳ khủng hoảng, kéo dài đến nửa đầu
thế kỉ XIX. Các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo
trong đời sống tư tưởng văn hoá. Tuy nhiên, các thế lực vương triều cũng không làm cho Nho giáo có
được vị thế của nó như ở thế kỉ XV.
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được phục hưng. Các vua,
chúa, quý tộc, quan lại cả Đàng ngoài và Đàng trong đua nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để
trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều chùa, tháp mới. Các chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông,
Độc Tông, Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hương Hải… (ở Đàng ngoài) và các chùa Thiên Mụ,
Hoà Vang, Mỹ An, Thuận Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc ân… (ở Đàng trong) đều được sửa chữa
hay xây dựng trong thời kỳ này.
Đạo giáo cũng có bước phát triển, được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc đạo, luyện đan khá
thịnh hành ở Đàng ngoài. Các chúa Trịnh cho trùng tu quán Trấn Vũ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng
Thánh Trấn Vũ cao khoảng 3,9m, nặng 4 tấn, sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn Vũ ở quán Trấn
Vũ. Một số thân vương, quan lại, quý tộc cúng tiền của giúp việc xây dựng. Ở Đàng trong, chúa
Nguyễn Phúc Chu hay tin vào lời nói của các thuật sĩ Nguyễn Hữu Thừa, Đặng Văn Minh.
Trong khi ý thức hệ phong kiến suy loạn thì tư tưởng nhân văn trỗi dậyvà phát triển mạnh mẽ. Đó
là tư tưởng vì con người, đề cao con người gắn liền với sự chống lại cái xấu, cái ác nhằm giải phóng con
người. Việc hình thành chủ nghĩa nhân văn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên là sự hỗ trợ từ sức
sống khoẻ khoắn của các phong trào khởi nghĩa nông dân. Thứ nữa, còn là sự đối lập trong tình trạng
khủng hoảng của tư tưởng phong kiến, nhiều người tích cực, tiến bộ tìm đến tư tưởng mới nhằm thoát ra
khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
Sự xuất hiện của đạo Thiên chúa: Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi: “Năm Nguyên
Hoà thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người Tây tên là Inêkhu theo đường biển lẻn vào giảng
đạo Giatô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ nay thuộc Nam Định”. Từ đó, các giáo sĩ Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông để truyền giáo. Như vậy, trong đời sống tư tưởng Việt Nam có
thêm một tôn giáo. Đó là Kitô giáo. Sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam có phần khác biệt với Phật
giáo, Nho giáo ở Việt Nam. Thái độ của các vương triều đối với tôn giáo này qua các thời kì lịch sử có
khác nhau. “Trong thế kỉ XVII, chính quyền Trịnh- Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ.
Tuy vậy, nhiều giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động để chuẩn bị cơ sở cho những hành động can thiệp và xâm
lược sau này” (Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). Nhà Nguyễn giai đoạn này đối xử
với Kitô giáo trong từng thời kì có khác nhau, lúc thì cho phép hoạt động, lúc thì cấm đoán ngặt nghèo.
Nhưng dù sao, Kitô giáo cũng đã xuất hiện ở Việt Nam với tư cách một tôn giáo trong đời sống tư tưởng- văn hoá của người dân.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ: một trong những hoạt động tích cực của đạo Thiên chúa ở Việt Nam là
sự sáng tạo và truyền bá chữ quốc ngữ. Từ thế kỉ XVII, khi vào nước ta để truyền đạo, các giáo sĩ đã học
tiếng Việt để giảng đạo, dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ dần dần xuất hiện. Sự
xuất hiện của chữ Quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới. Tuy nhiên, giai cấp thống trị
thời ấy đã không nhận ra lợi ích của việc dùng chữ quốc ngữ. Mãi sau này, các thức giả của thời đại mới
nhận thấy và sử dụng nó.
Văn hoá Đàng Trong và sự phát triển của văn hoá Việt: Nguyễn Hoàng ly khai tập đoàn phong kiến
Lê- Trịnh vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá rồi Quảng Nam, phát triển địa bàn cai trị về phương Nam tạo
ra sự chia cắt đất nước Đàng Trong- Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Văn hoá Việt Đàng
Trong được coi là đặc trưng văn hoá của thời kỳ này. Do Đàng Trong là một vùng đất mới cho nên cư dân
người Việt đã phải xử lý nhiều mối quan hệ và tạo nên những đặc điểm văn hoá từ sự xử lý đó. Đó là 3
mối quan hệ: Mối quan hệ giữa vốn văn hoá tiềm ẩn với điều kiện tự nhiên và xã hội của một vùng đất
hoàn toàn mới; Vốn văn hoá đặc trưng của người Việt với văn hoá của các tộc người khác trên địa bàn;
Mối quan hệ giữa văn hoá của lưu dân với văn hoá của cư dân xa xưa. Kết quả của sự xử lý các quan hệ
này đã tạo nên một diện mạo văn hoá hoàn toàn khác. Đó là một diện mạo văn hoá mà vừa không mất đi ý
thức cội nguồn vừa tạo ra được những tính chất mới.
Sự phát triển đột biến của văn học: văn học lại phát triển khởi sắc cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, cả văn
chương bác học lẫn văn chương bình dân. Ngay từ thế kỷ XVI đã xuất hiện những tên tuổi lớn: Nguyễn
Bỉnh Khiêm- thơ chữ Hán và Nôm, mang tính triết lý sâu sắc, vừa thể hiện thái độ của tác giả đối với thực
trạng xã hội vừa thể hiện sự suy tàn của chế độ phong kiến; Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục- thiên cổ
kỳ bút, tác phẩm mượn chuyện ma để nói chuyện người đồng thời thể hiện thái độ của tác giả đối với hiện
thực xã hội. Đến thế kỷ XVIII, văn học phát triển vượt bậc và được coi là thời kỳ hoàng kim của văn học
với nhiều tác gia lớn, nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Phạm Thái (Sơ kính tân trang), Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm (Chinh phụ ngâm khúc), Nguyễn Du (Truyện Kiều), Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Cao
Bá Quát... Văn học thời kỳ này đạt đến đỉnh cao cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bên cạnh văn
học bác học, văn học bình dân cũng nở rộ. Nhiều truyện Nôm, truyện cười dân gian ra đời (Phạm Tải
Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn...).
Sự phát triển của các ngành nghệ thuật khác: thời kỳ lịch sử này thể hiện một bước phát triển mới
mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào…
đều phát triển rất mạnh mẽ. Về kiến trúc, sự trỗi dậy của Phật giáo và Đạo giáo khiến cho những công
trình kiến trúc của tôn giáo này đều được xây dựng khá nhiều. Đình, đền, chùa khá phát triển mang phong
cách dân gian đậm nét. Thế kỉ XVI- XVII, kiến trúc đình làng phát triển mạnh. Bên cạnh các chủ đề tâm
linh nhân thế, điêu khắc đình làng còn có những hoa văn phản ánh sinh hoạt văn hoá đời thường. Những
ngôi chùa, những đình làng được xây dựng như đình Thạch Lỗi (Mỹ Văn- Hưng Yên), đình làng Đình
Bảng (Bắc Ninh)… thể hiện được phong cách điêu khắc thế kỉ XVII, cảnh sinh hoạt ít dần trong các hoa
văn trang trí, nhưng nghệ thuật trang trí thì vẫn tự nhiên, thoải mái. Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ XVIII đã
đạt đến một trình độ điêu luyện. Tiêu biểu cho sáng tạo của người nghệ sĩ dân gian giai đoạn này là các
pho tượng ở chùa Tây Phương. Đáng chú ý là kiến trúc điêu khắc dưới thời các vua Nguyễn nửa đầu thế
kỉ XIX ở kinh thành Huế. Năm 1802, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô thay cho Thăng Long. Trên
một mặt bằng gần vuông, kinh đô Huế được xây dựng theo bố cục ba lớp thành bao bọc khác nhau là:
kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Ngày nay, cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Nói chung, văn hóa thế kỉ XVI – 1858 đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó nổi bật là văn hóa
thời Nguyễn. Với những thành tựu đặc biệt, văn hoá thời Nguyễn được coi là cuộc phục hưng văn hoá lần thứ ba của dân tộc.
5.2.4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Với sự xâm lược Việt Nam, Pháp đã mang
theo văn hoá phương Tây, tác động lớn đến sự đổi thay của văn hoá truyền thống dân tộc. Có thể nói, giai
đoạn 1858-1945 là thời kỳ văn hoá biến động hết sức phức tạp. Sự phức tạp nảy sinh từ quan điểm đánh
giá, nhìn nhận. Sự phức tạp cũng bởi văn hoá thời kỳ này có hai tính chất: tính chất giao lưu cưỡng bức
với văn hoá phương Tây. Đồng thời vẫn diễn ra sự giao lưu tự nguyện với văn hoá Đông- Tây.
Đối với chủ thể văn hoá Việt Nam, thái độ của các sĩ phu Việt Nam - những người nhạy cảm với
văn hoá đương thời diễn ra ở ba thái cực khác nhau: Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương
Tây; chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra
làm quan cho chính quyền thuộc địa; chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải
phóng dân tộc. Xu hướng thứ ba này thuộc các nhà Nho, sĩ phu có tư tưởng canh tân, cấp tiến và một bộ
phận quần chúng nhân dân.
Nho giáo tuy được phục hồi làm quốc giáo từ thời nhà Nguyễn nhưng đã đến hồi suy tàn, không
còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Khởi đầu
quá trình thâm nhập của văn hoá phương Tây mà chủ yếu là Pháp cũng là khởi đầu thời kì văn hoá Việt
Nam hội nhập vào nền văn hoá nhân loại. Những yếu tố nói trên chi phối, tác động sâu sắc đến sự phát
triển văn hoá và cả cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá thời kỳ này.
Về văn hoá tư tưởng: do sự biến động lịch sử, hệ tư tưởng thời kỳ này cũng biến động hết sức phức
tạp. Nho giáo suy tàn, Thiên chúa giáo bước đầu đi vào đời sống xã hội, tư tưởng tư sản và vô sản xuất
hiện và chiếm lĩnh trên trường chính trị.
Nho giáo: vốn đã suy tàn, nay tuy vẫn tồn tại, chi phối xã hội nhưng không còn giữ địa vị độc tôn.
Giai cấp phong kiến tuy vẫn dùng tư tưởng Nho giáo để cai trị xã hội nhưng giai cấp này cũng chịu ảnh
hưởng nhiều tư tưởng của chủ nghĩa thực dân. Ngay tầng lớp sĩ phu tiến bộ cũng không tìm thấy con
đường cứu nước từ hệ tư tưởng này. Khi giặc Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần
lượt thất bại (phong trào Cần vương chấm dứt với cái chết của Phan Đình Phùng - 1895), những nhà Nho
tự trọng nhưng không tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, chỉ còn một cách là về hưu, quay về làng
sống cuộc đời thôn dã. Ở đó, diễn ra một sự tiếp xúc văn hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy tủi nhục, thấy
một xã hội nhố nhăng, một không khí nghẹt thở. Văn minh vật chất phương Tây, với những thói quen trái
ngược, làm họ khó chịu. Để an ủi, họ tìm chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên. Nhưng làng xóm bắt đầu bị
bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị là nơi sống, ăn chơi của một số người làm việc cho
Pháp. Đó là xu hướng tiêu cực mà cụ Tam nguyên Yên Đổ là tiêu biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác .
Ý thức hệ tư sản bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, nhất là thế kỷ XX, chủ yếu là ảnh hưởng
từ phong trào Tân thư, Tân văn. Vào đầu thế kỷ XX, các sách của phái cải cách nhập vào Việt Nam rất
đều đặn. Người ta gọi là Tân thư, tức sách mới, đối lập với loại sách Tống Nho quen thuộc, gọi là sách cũ.
Lần đầu tiên các nhà Nho vốn chỉ biết có văn chương cử tử, biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc, duy lý luận
của Descartes, thuyết giao kèo của xã hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu,
thuyết tiến hóa của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin. Có một sự tiếp thu phương Tây cực kỳ
sôi nổi và hăng hái. Các nhà Nho yêu nước nhận ra con đường cứu nước mới. Tâm trạng giữ lấy đạo nhà,
hay độc thiên kỳ thân, đã nhường chỗ cho tâm trạng phấn khởi, phá xiềng xích, lao vào thực tế để Âu hóa
nó, dĩ nhiên là theo con đường bản sắc văn hóa quy định, con đường nhân cách Việt Nam.
Do ảnh hưởng của Tân Thư, ở Việt Nam xuất hiện phong trào Đông Du. Từ cuối thế kỷ XIX, Nhật
Bản đã là một tấm gương ở chỗ nhờ biết tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây, đã đổi mới được đất
nước, giữ vững được độc lập. Đặc biệt với Nhật, chiến thắng Nga năm 1905 được người Việt Nam chào
đón như là chiến thắng chung của người da vàng đánh bại người da trắng. Người Việt Nam xem người
Nhật là cùng văn hóa, cùng chủng tộc, cùng cảnh ngộ, và tìm giải pháp cứu nước theo con đường Nhật
Bản. Đó là phong trào sang Đông, bằng con đường sang Trung Quốc để sang Nhật Bản, tìm biện pháp
duy tân đất nước, đổi mới kinh tế, chính trị, đặc biệt học tập kinh nghiệm quân sự. Các tác phẩm của
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch lúc này có ý nghĩa lớn. Trên hai trăm người ưu tú ra đi. Phan Bội
Châu (1867-1940) giải nguyên trường Nghệ năm 1903, là người lãnh đạo, cùng với Nguyễn Thượng Hiền
(hoàng giáp), Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành và những thanh niên yêu nước sẽ tham gia những cuộc khởi
nghĩa (Lương Ngọc Quyến, Trần Hữu Lực…). Như vậy, đón nhận và tiếp thu hệ tư tưởng tư sản trước hết
lại chính là các nhà Nho cấp tiến, giàu lòng yêu nước. Tầng lớp sĩ phu tiến bộ này đã lãnh đạo các phong
trào cách mạng đầu thế kỷ XX.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, từ tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp công nhân ngày càng phát triển và ngày càng
giác ngộ về mình. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng và có tổ chức. Ba tổ
chức cộng sản ra đời ở Bắc kì, Trung kì và Nam kì để rồi ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ
trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời đánh dấu “Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ rằng
giai cấp vô sản đã trưởng thành và có đủ sức lãnh đạo cách mạng”, đồng thời nó cũng khẳng định sự hiện
diện của một hệ tư tưởng mới ở Việt Nam- hệ tư tưởng vô sản.
Thiên chúa giáo- một tôn giáo mới vốn xuất hiện từ trước nhưng đến giai đoạn này mới phát huy
tác động, ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội.
Về văn hoá vật chất: khách quan nhìn nhận và đánh giá thì thành quả xây dựng văn hoá vật chất
thời kỳ này đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, mặc dù nó gắn liền với chính sách cai trị, bóc lột
của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho lợi ích chúng. Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô
thị, công nghiệp và giao thông, đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng là khai thác thuộc địa. Trong lĩnh
vực đô thị, từ cuối thế kỷ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã
chuyển theo mô hình đô thị công nghiệp - thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Nhiều nhà máy, xí
nghiệp hình thành trong các đô thị. Ở đô thị lớn hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc. Các trường trung
học và đại học cũng ra đời trong các đô thị. Nhiều đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển. Xuất
hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với
điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng hạn, các toà nhà của Trường Đại học Đông Dương, Bộ Ngoại
giao, Trường Viễn Đông Bác cổ… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát
giác… làm nổi bật tính dân tộc. Ở thành phố Sài Gòn, toà Đô Chánh (nay là trụ sở uỷ ban nhân dân thành
phố), được xây dựng từ năm 1898, Toà án được xây từ năm 1873…
Về công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến nông lâm sản,
công nhgiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam trước đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ
có thêm các ngành khác. Truyền thống lâu đời của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến nay
xuất hiện các loại cây công nghiệp từ nước ngoài mang vào như cao su; phát triển một số cây công
nghiệp trong nước đay, cói, đậu lấy dầu…
Về giao thông: hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ, đường
sắt, sân bay, bến cảng… Những con đường xuyên rừng núi, đến các đồn điền hầm mỏ. Toàn bộ Đông
Dương không nơi nào không có đường giao thông nếu ở đó có những tài nguyên quý giá. Cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn km. Đường thuỷ, nhất là ở
Nam bộ được tu bổ, khai thông, tới năm 1914, tổng số độ dài đường thuỷ đã tới 1745 km. Hệ thống
đường sắt hoàn thành vớichiều dài 2059 km được đưa vào sử dụng vào năm 1936. Những phương tiện
giao thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao thông truyền thống của Việt Nam.
Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc qua những con sông lớn ở nước ta (Cầu Long Biên).
Hệ thống đường sá và đô thị phát triển tạo cho diện mạo văn hoá vật chất giai đoạn này có những khác
biệt so với các giai đoạn trước.
Báo chí ra đời, phát triển. Trong thời phong kiến, về căn bản đời sống văn hoá Việt Nam chưa có
báo chí, nên báo chí ra đời gắn liền với sự xuất hiện của thực dân. Khởi điểm để báo chí ra đời ở Việt
Nam là từ ý đồ của thực dân Pháp cần có một thứ vũ khí nhằm tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa.
Do vậy, báo chí ra đời ở Sài Gòn trước tiên. Lúc đầu là tờ báo bằng tiếng Pháp Le Bulletin officiel de
(Expédition de la Cocinchine và tờ Le Bulletin des commune bằng chữ Hán). Ngày 15-4-1865, tờ Gia
Định báo ra đời. Sau tờ Gia Định báo là tờ Phan Yên báo. Năm 1888, tờ Thông loại khóa trình của
Trương Vĩnh Ký được phát hành. Năm 1901, tờ báo thứ ba bằng chữ Quốc ngữ ra mắt bạn đọc là tờ Nông
cổ mím đàm. Sau đó tờ Lục tỉnh tân văn ra mắt bạn đọc thế giới ở Sài Gòn. Báo chí ra đời rất nhiều như
Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn, Đuốc nhà Nam… Ở Hà Nội, có các báo bằng chữ Quốc ngữ như Đăng cổ
tùng báo, Hữu Thanh, Thực nghiệp dân báo, Nam phong, Trung Bắc tân văn… Nói chung, những tờ báo
bằng chữ Quốc ngữ ở cả ba miền trong thời kì này, dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần vào sự phát
triển văn học chữ Quốc ngữ. Ngoài những tờ bào bằng chữ Quốc ngữ, một thế kỉ này ở cả ba đô thị: Hà
Nội, Huế, Saì Gòn đều có những tờ báo bằng chữ Pháp nhằm phục vụ chính quyền, nhưng cũng có thể có
những tờ báo tiến bộ như tờ L’Annam, tờ La Cloche fêlée (Chuông rè) ở sài Gòn, tờ Notre voix (Tiếng nói
của chúng ta), tờ Le Travail (Lao động), tờ Rassemblement (Tập hợp), Enavant (Tiến lên) ở Hà Nội trong thời kì 1936-1939.
Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo đã là bước đột biến của
tiến trình văn hóa. Nhìn ở phương diện ngôn ngữ văn tự, đấy là một bước đột biến. Nhìn ở phương diện
lịch sử báo chí, đây cũng là một bước đột biến. Sự xuất hiện của báo chí có tác động nhiều mặt đến đời
sống văn hoá tinh thần dân tộc, bởi đó là nơi để diễn đàn tư tưởng. Đó là nơi đăng tải học thuật, văn
chương. Đó là nơi tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ. Nhìn ở phương diện lịch sử văn hoá, đây cũng là
bước phát triển đột biến.
Khởi sắc và phát triển văn học: sau khi đã phát triển tới đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ XVIII, nửa đầu thế
kỉ XIX, văn học nửa sau thế kỉ XIX, đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này. Cùng với ông là một thế hệ các nhà
văn thơ yêu nước như Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị... Sau đó là thế
hệ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… rồi đến thế hệ các nhà Nho như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Lương Văn Can… Về phương diện chính trị, lúc này văn học là một thứ vũ khí của quần chúng để chống
kẻ thù cướp nước, cổ động cho sự tiến bộ xã hội. Do tác động khách quan, văn học giai đoạn này đã có
bước phát triển nhanh chóng cả về hình thức và nội dung.
Với việc phổ biến chữ Quốc ngữ, mảng văn học bằng chữ Quốc ngữ đã phát triển. Ban đầu, chữ
Quốc ngữ được dùng để phiên âm các sách chữ Nôm, chữ Hán, chữ Pháp. Hàng loạt các tác phẩm chữ
Hán như Đại học, Kinh thi, Minh tâm bảo giám…, các truyện thơ Nôm như Truyện Kiều, Nhị Độ Mai,
Lục Vân Tiên…, các truyện dân gian, câu hò, câu hát, được ra mắt bạn đọc bằng chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ.
Không thể không ghi công đầu cho một số trí thức ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX như Trương Vĩnh Kí,
Huỳnh Tịnh Của… trong lĩnh vực này. Mặt khác, sự phát triển của những sáng tác bằng chữ Quốc ngữ,
như kí sự là thể loại sớm ra đời với tác phẩm Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Kí;
tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ cũng ra đời ở Nam Bộ sớm nhất. Đầu tiên phải kể tới Truyện thầy Lazarô
Phiền của Nguyễn Trọng Quản, nếu coi đây là một truyện dài, một tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ thì nó
đã ra mắt bạn đọc từ năm 1887. Sau đó là Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản ra
mắt bạn đọc vào năm 1910. Cũng năm này Trần Chánh Chiếu có tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ Hoàng
Tố Anh hàm oan. Thập niên hai mươi của thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ có khá nhiều tác giả:
Phạm Duy Tốn với truyện ngắn Sống chết mặc bay (1918). Tân Dân Tử với Giọt máu chung tình (1926),
và Lê Hoàng Mưu với Hà Hương phong nguyệt (1915), Oán hồng quần (1920), Tô Huệ Nhi ngoại sử
(1920), Oan kia theo mãi (1922), Cay đắng mùi đời (1923), Tỉnh mộng (1923), Nhơn tình ấm lạnh (1925).
Những tác giả này ở Sài Gòn, trong khi đó, ở Hà Nội, Nguyễn Trọng Thuật có Quả dưa đỏ (1925), Hoàng
Ngọc Phách có Tố Tâm (1925).
Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ đã có một bước tiến bộ vượt bậc.
Nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… đã cho ra mắt bạn đọc một loạt tác
phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm trắng… Bên cạnh nhóm Tự lực văn đoàn là các nhà văn
hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nam Cao với Chí Phèo, Vũ Trọng Phụng với Giông tố,
Số đỏ… Sự trong sáng của tiếng Việt trong các tác phẩm này là bước tiến của văn xuôi bằng chữ Quốc
ngữ. Cùng với kí, tiểu thuyết là thơ. Phong trào Thơ Mới xuất hiện với một loạt tên tuổi như Thế Lữ,
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam
theo hướng hiện đại, sự thay thế vẻ vang của văn học bằng chữ Quốc ngữ trong đời sống văn hóa.
Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống văn hóa dẫn tới sự xuất hiện của bộ phận các
tác giả cách mạng. Thời kì từ 1931-1935 là cuộc đầu tranh giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và
các quan điểm đối lập. Trên tờ Phụ nữ thời đàm, đồng chí Hải Triều đã viết nhiều bài về nguyên lí, quan
điểm của chủ nghĩa Duy vật. Tiếp đó, bản Đề cương văn hóa ra đời, đánh dấu một bước phát triển của văn
hóa trong thời đại mới. Về sáng tác, thơ Tố Hữu và các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói
tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng.
Tựu trung, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, văn hoá Pháp với tính chất cưỡng bức
nhưng văn hoá giai đoạn này vẫn đạt được những thành tựu lớn thể hiện bản lĩnh cốt cách, truyền thống
của văn hoá dân tộc. Có thể trong cách nhìn nhận, đánh giá về văn hoá giai đoạn này vẫn còn có ý kiến
chưa thống nhất, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được: trên một số phương diện, ở một số
thành tố văn hoá, văn hoá dân tộc đã đạt được những thành tựu khá rực rỡ, góp phần đưa văn hoá Việt
Nam hoà nhập với văn hoá nhân loại.
5.2.5. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, lịch sử Việt Nam
bước sang một trang mới. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Quảng
trường Ba Đình lịch sử, chấm dứt chế độ thực dân nửa phong kiến ở nước ta. Thế nhưng chỉ hai chục
ngày sau đó, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh trong vai trò lực lượng đồng minh
sang giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương, gây hấn ở Nam Bộ. Ngày 19-12-1946, nghe theo lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh kháng chiến ba
ngàn ngày không nghỉ để bảo vệ quyền độc lập mới giành lại được. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ
được kí kết, nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Quân dân ta, dưới sự
lãnh đạo của Đảng ở hai miền cùng tiến hành hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Miền Bắc đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với chiến dịch Hồ Chí
Minh năm 1975, công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta toàn thắng, giành lại toàn vẹn
non sông. Như thế, cả dân tộc phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm. Điều này ảnh hưởng lớn
đến mọi mặt của đất nước.
Sự vận động xã hội thực sự có những thay đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và
cá nhân, kinh tế, chính trị đến văn hoá. Ở nông thôn, việc tổ chức đời sống sản xuất vào thời chiến tranh
được làm theo mô hình hợp tác xã, nông trường quốc doanh đã khiến cho diện mạo làng xã ở nông thôn
Bắc Bộ có một thời hơi khác so với xã hội nông thôn Việt Nam cổ truyền. Nếu nhìn ở phương diện kinh
tế- chính trị, mô hình ấy đã góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì ở phương
diện văn hoá, thực ra, nó chưa đủ sức để làm biến đổi hẳn làng xã cổ truyền, nhất là ở Bắc bộ. Từ sau năm
1985, chủ trương khoán hộ được thực hiện đại trà. Công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng, lãnh đạo đã
đem đến cho nông thôn Việt Nam một sinh khí mới. Trong khi đó, từ năm 1945 đến nay, nền công nghiệp
của Việt Nam có nhiều bước tiến nổi bật, dần vượt lên hẳn những gì chính phủ thực dân đã làm trước
1945. Các khu công nghiệp Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Hải Phòng… xuất hiện làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi.
Về giáo dục, lần đầu tiên, nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đã từng bước xây dựng được
một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí của nhân dân, nhất là của thế
hệ trẻ, phục vụ đắc lực các cuộc kháng chiến cứu nước, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình, thống
nhất đất nước. Như thế, những thay đổi cơ bản từ kinh tế đến giáo dục khiến cho xã hội Việt Nam có
những thay đổi căn bản. Nhìn ở phương diện văn hoá học, ít nhất cần ghi nhận các khía cạnh: Người dân,
với tư cách công dân được khẳng định. Cùng với điều này, ý thức cá nhân được tô đậm. Dân trí ngày càng
được nâng cao, tầng lớp trí thức càng ngày càng đông đảo. Như vậy, chủ/ khách thể của văn hoá Việt Nam
thay đổi so với giai đoạn trước cả về chất lượng lẫn số lượng.
Trong thời kì này, sự lãnh đạo của Đảng trên phương diện văn hoá có ý nghĩa to lớn. Ngay từ
những năm chưa giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt
Nam) đã chú trọng đến văn hoá. Năm 1943, bản Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng được công bố.
Bản đề cương nhấn mạnh ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và
khoa học hoá. Đó là định hướng quan trọng cho sự ra đời của nền văn hoá mới ở giai đoạn sau năm 1945.
Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai họp tại chiến khu Việt Bắc. Đồng chí Trường
Chinh- lúc ấy là Tổng bí thư của Đảng- đã trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt
Nam. Có thể nói, đây là văn kiện lí luận đầu tiên mà Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin để giải
quyết một số vấn đề thuộc văn hoá Việt Nam. Các đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ
ba (1962), lần thứ 4 (1968) do Đảng ta trực tiếp chỉ đạo đều đã đánh giá đúng đắn những thành tựu đã qua
và đề ra phương hướng cho chặng đường tới.
Sự phát triển văn hoá: điều dễ nhận thấy của văn hóa Việt Nam từ sau năm 1945 là sự phát triển
của văn hóa chuyên nghiệp, chuyên nghiệp hóa hoạt động văn hóa. Sự phát triển này ngày càng khẳng
định rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng khẳng định sự tiếp cận với xu thế hiện đại của thời đại. Chín
năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, hoạt động báo chí, in ấn vẫn được chú trọng. Năm 1947, Đảng ta
chủ trương xây dựng lại các nhà xuất bản sách và các báo. Hoạt động văn học nghệ thuật phát triển mạnh
mẽ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chỉ tính riêng chín năm từ 1945 – 1954, ta đã xuất bản được 8.
579.415 bản sách, sản xuất được 35 bộ phim thời sự tài liệu.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, lực lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp được được tổ
chức lại. Các đoàn kịch nói như Hà Nội, Quân đội, Nam bộ, đoàn ca múa nhạc Trung ương, Đoàn văn
công Tổng cục chính trị, Đoàn dân ca khu V, Đoàn ca kịch Trị Thiên…; các thể loại như nhạc, kịch, thơ
múa, kịch múa, các thể loại nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới là những thể
loại đòi hỏi phải có kiến thức phong phú, trình độ kĩ thuật nghiệp vụ cao (cả về sáng tác lẫn biểu diễn) đã
phát triển. Chính vì thế, có thể nói rằng đây là thời kì nghệ thuật ca múa và sân khấu, đặc biệt là kịch nói
rất phát triển. Nghệ thuật điện ảnh qua thời kì phôi thai trước năm 1945, sau chín năm kháng chiến và từ
1954 đến nay là bước phát triển đột biến. Đã có những phim Việt Nam như Cánh đồng hoang và một số
phim khác đoạt giải thưởng quốc tế.
Cùng với điện ảnh là nghệ thuật sân khấu, tạo hình, tất cả đều rất phát triển. Đáng kể hơn cả là sự
phát triển của văn học. Thời kỳ này có đội ngũ sáng tác văn học đông đảo và có nhiều tác phẩm. Trình độ
dân trí được nâng cao, khiến cho chủ/ khách thể của văn hóa Việt Nam thay đổi. Nhiều nhà hoạt động văn
hóa sinh ra và trưởng thành từ đội ngũ những người lao động như Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải… (cả hai
vốn là công nhân, bộ đội); hoặc Trần Đăng Khoa- nhà thơ thiếu nhi được người đọc trong nước và thế
giới biết đến (vốn là con em của một gia đình nông dân). Mặt khác, chính hai cuộc kháng chiến oai hùng
của dân tộc đã đào luyện một đội ngũ những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp: Tố Hữu,
Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Quang Sáng, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh... (văn học); Phạm Văn Khoa, Bùi Đình
Hạc, Trà Giang, Hải Ninh, Khải Hưng… (điện ảnh).
Sự thay đổi trong chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ phía phong trào
văn hóa quần chúng. Chưa bao giờ trong tiến trình văn hóa Việt Nam lại có một phong trào văn hóa quần
chúng như giai đoạn này. Nếu trong kháng chiến chống Pháp có phong trào kháng chiến hóa văn hóa, văn
hóa hóa kháng chiến thì kháng chiến chống Mĩ lại có phong trào tiếng hát át tiếng bom, tiếng loa hòa
tiếng súng. Tất cả những phong trào này đều là phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng. Sự phát triển
áy, ít nhất phải được ghi nhận từ hai phương diện: Chứng tỏ sự thay đổi chủ/khách thể của văn hóa Việt
Nam và tạo môi trường, tạo nguồn cho văn hóa chuyên nghiệp phát triển.
Kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống: từ quan điểm về văn hóa, những năm qua,
Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Ngay từ năm 1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất: “Phải biết tiếp thu những kinh
nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất dân
tộc, khoa học và đại chúng”. Cho nên, công tác kế thừa, phát triển văn hóa truyền thống đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Chẳng hạn, với nghệ thuật truyền thống chèo, tuồng, mĩ thuật dân gian, việc kế thừa
được thực thi ở cả hai phương diện khôi phục, bảo tồn và chỉnh lí, cải biên. Công tác sưu tầm nghiên cứu
văn hóa dân gian đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Nếu như “trước Cách mạng tháng Tám, ở nước
ta chưa có ngành nghiên cứu văn học dân gian và khoa nghiên cứu văn hóa dân gian” thì hiện nay khoa
nghiên cứu văn hóa dân gian đã phát triển, trở thành một ngành khoa học có vị thế quan trọng trong các
ngành nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam. Với văn hóa bác học, công việc nghiên cứu đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhiều tác giả của văn học cổ được nghiên cứu, đánh giá, khẳng định như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu… Hầu hết tác giả, tác
phẩm của văn học dân tộc đã được giới thiệu, nghiên cứu. Có lẽ, chỉ dưới ánh sáng của thời đại mới, văn
học truyền thống mới được đánh giá với đầy đủ các giá trị của nó.
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng: giai đoạn từ 1945 - 1975, sự giao lưu này diễn ra trong sự tự
nhiên và tự giác. Điểm xuất phát của vấn đề là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa là tiếp
thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng nền văn hóa mới. Việc trao đổi văn hóa với nước ngoài
được chú ý ngay từ sau khi hòa bình lập lại ở tất cả các bộ môn văn hóa: sân khấu, âm nhạc, ca múa, giao
hưởng, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa quần chúng, ba lê… Nhiều hiệp định văn hóa được kí giữa
nước ta và các nước bạn. Sự trao đổi văn hóa giữa nước ta với các nước bạn cũng đã diễn ra. Mặt khác, từ
năm 1951, nhất là sau năm 1954, khi Việt Nam là thành viên của các nước XHCN nên sự giao lưu văn
hóa giữa nước ta với các nước XHCN như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây), cũng như Trung
Quốc đã được đẩy mạnh. Trong khi đó ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, giao lưu giữa văn hóa
Việt Nam với văn hóa Mĩ không phải là giao lưu tự nhiên mà là giao lưu cưỡng bức.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 thực ra là ngắn ngủi so với tiến trình lịch sử của văn hóa
Việt Nam. Thêm vào đó trong giai đoạn này văn hóa Việt Nam lại phát triển trong điều kiện của cuộc
chiến tranh giữ nước kéo dài 30 năm, trong điều kiện lịch sử đầy biến động phức tạp nhưng nó vẫn đạt
được những thành tựu rất đỗi tự hào, tiếp nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.
5.2.6. Văn hóa Việt Nam từ 1975 đến nay
Năm 1975, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là niềm vui lớn của dân tộc thắng
một đế quốc lớn. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng cơ chế quan liêu bao cấp, đất nước đứng trước nguy
cơ khủng hoảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, nhất là Đại hội Đảng lần VI đã đề ra đường lối cải
cách, đổi mới với phương châm: Việt Nam làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc, các đảng phái, miễn
là giữ vững độc lập chủ quyền. Chính đường lối ấy đã tạo bược nhảy vọt về kinh tế, đưa nước ta thoát
khỏi khủng hoảng và có sự phát triển đáng khích lệ.
Văn hoá Việt Nam sau 1975 đặt ra nhiều cơ hội to lớn và thách thức không nhỏ. Nghị quyết “Xây
dựng và phát riển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5
khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và
phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ mới. Văn
kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho
văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm
sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) cũng nhấn mạnh:“Phát huy nhân tố
con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách,
lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương hướng phát triển
này vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc và bản lĩnh văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại để phát triển không ngừng, đạt tới trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Điều kiện
này đặt ra nhiều cơ hội to lớn đối với sự phát triển văn hoá Việt Nam. Văn hoá Việt Nam ngày nay có
nhiều thuận lợi để phát triển, hội nhập, hoà nhập với thế giới. Nước ta đã có thể tham gia các thị trường
thế giới. Đây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo
các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du
lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng...
Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có điều kiện đi tắt đón đầu để tạo sự phát triển mang ý nghĩa đổi mới.
Nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản bộ mặt đất nước, kích thích tiềm năng sáng tạo ở nhiều
lĩnh vực làm con người trở nên năng động, sáng tạo, tự tin hơn... Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để
giới thiệu với bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp phần làm phong
phú nền văn hóa chung của nhân loại.
Bên cạnh thuận lợi, văn hoá Việt Nam sau 1975 cũng có những thách thức không nhỏ. Ở tầm vĩ
mô, có thể nói thách thức lớn nhất đối với văn hóa chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Khi mở cửa, văn hóa ngoại ùa tràn vào Việt Nam. Văn hóa ngoại đang khiến không những nước
ta sẽ phải chịu thua thiệt về kinh tế, mà còn phải đối diện với những hệ lụy khôn lường về văn hóa dưới
góc độ xây dựng con người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp. Theo chân các con
đường giao lưu văn hóa, nhiều văn hoá độc hại, không phù hợp, thậm chí xa lạ được du nhập vào nước ta
(băng đĩa sex, phim chưởng, sách báo của các thế lực chống đối cách mạng…). Nền kinh tế thị trường
cũng có không ít mặt tiêu cực đã làm biến dạng nhiều mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát. Tình nghĩa
trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị phai nhạt. Tâm lý sùng ngoại, coi rẻ các giá trị truyền
thống có xu hướng lây lan. Đây là những thách thức lớn, cần phải hết sức chú ý. Bởi những thách thức ấy
có nguy cơ làm biến dạng truyền thống văn hóa dân tộc.
So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã
hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng
và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức
tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: “Văn hoá phát triển chưa tương xứng với kinh tế.
Quản lý văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi trường văn hoá bị xâm hại, lai căng,
thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản
phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng văn hoá sau năm 1975 đã có sự phát triển rõ rệt
trong đà hội nhập thế giới.
Chương 6 : CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
6.1. Khái niệm vùng văn hóa
Một nền văn hóa của bất kỳ một dân tộc nào cũng được tạo nên bởi nhiều vùng văn hóa nhỏ. Điều
kiện tự nhiên của mỗi vùng, đặc trưng văn hóa riêng của mỗi vùng sẽ cộng hưởng với nhau tạo nên sự đa
dạng, phong phú cho nền văn hóa dân tộc ấy. Khái niệm vùng văn hóa là khái niệm dựa trên không gian
lãnh thổ gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội với những khác biệt riêng tạo nên đặc trưng văn hóa.
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một
phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm
sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của
con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Có hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng, đó là yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó
sinh ra/quy định cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển. Yếu tố chứa đựng các hình
thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống,
phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa… giữa nội bộ
cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
6.2. Các vùng văn hóa Việt Nam
Cho đến nay, chưa có quan điểm thống nhất trong phân vùng văn hóa. Mỗi nhà nghiên cứu theo
quan điểm của mình đã chia văn hóa Việt Nam thành nhiều vùng khác nhau. PGS.TS Ngô Đức Thịnh khi
chủ biên công trình Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Vệt Nam, phân chia nước ta thành 7 vùng văn hoá lớn:
1- Vùng văn hóa trung du và đồng bằng Bắc Bộ với trung tâm là Thăng Long - Hà Nội.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
4- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
5- Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ.
6- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
7- Vùng văn hóa Nam Bộ, mà trung tâm là Sài Gòn - Gia Định.
GS Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng văn hóa Việt Nam, lại chia
nước ta chia thành 9 vùng văn hóa:
1- Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa Tây Bắc.
4- Vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh.
5- Vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân.
6. Vùng văn hóa Nam Trung Bộ.
7- Vùng văn hóa Tây Nguyên.
8- Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam.
9- Vùng văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
GS Trần Quốc Vượng - chủ biên công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, lại cho rằng văn hóa Việt Nam nên chia thành 6 vùng: 1- Vùng văn hóa Tây Bắc.
2- Vùng văn hóa Việt Bắc.
3- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. 4- Vùng văn hóa Trung Bộ.
5- Vùng văn hóa Trường sơn – Tây Nguyên. 6- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Mỗi cách chia trên đều có cơ sở khoa học của mình và có những tác dụng nhất định trong việc tiếp cận
văn hóa Việt Nam. Trong tài liệu này, chúng tôi nhất trí với quan điểm của GS Trần Quốc Vượng, cho
rằng văn hóa Việt Nam nên chia thành 6 vùng.
6.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Lấy thủ đô Hà Nội làm điểm chuẩn, vùng văn hóa Tây Bắc là địa bàn gồm 5 tỉnh, gồm Lai Châu, Điện
Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và một phần tỉnh Hòa Bình. Tây Bắc, một vùng văn hóa, xứ sở hoa ban,
quê hương xòe hoa, miền đất dịu ngọt của thiên tình sử Tiễn dặn người yêu, đồng thời là vùng đất tràn
tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.
Điều kiện tự nhiên: Tây Bắc là một miền núi cao hiểm trở. Dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km, rộng
30km, cao từ 1500m trở lên. Đỉnh cao nhất là Phanxipăng cao 3142m. Tây Bắc nằm bên bờ hai dòng sông
lớn, đó là Đà và sông Thao (sông Hồng - sông Nặm Tao). Thượng nguồn của sông Mã cũng nằm trên đất
Tây Bắc. Vì đặc điểm này mà đồng bào ở đây gọi vùng đất của mình là đất “ba con sông” và coi chúng
như một tín hiệu văn hóa để tự hào. Đặc trưng của Tây Bắc là những rừng hoa ban nở trắng xen lẫn với
thông reo và những rừng tre vầu lớn. Rừng ban không chỉ là biểu tượng văn hóa mà còn là nơi tạo mùn,
chắn rác vào ruộng, lấp suối… Nằm trong vòng đai nhiệt đời gió mùa, nhưng do ở độ cao từ 800 - 3000m,
địa hình lại bị chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối tạo nên những thung lũng nên khí hậu ở
đây chia thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Ví dụ, trong khi thung lũng Mường La nóng thì Mộc Châu lại quá lạnh.
Điều kiện xã hội: Các dân tộc Thái, H’mông, Dao, Mường, Khơmú, Laha, Xinhmun, Tày… chính là
chủ thể, khách thể của vùng văn hóa Tây Bắc. Trong đó, người Thái là chủ yếu, mọi người đều tự nguyện
tuân theo luật Thái. Người Thái cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng đều sống chân thật, giản dị, hòa
thuận. Trong lịch sử, cư dân Tây Bắc là một bộ phận của văn hóa Đông Sơn. Người Laha được coi là chủ
nhân của trống đồng, là chủ nhân của hội lễ “Mừng mùa trăng mọc” với điệu múa sinh thực khí sinh
động. Người Kháng có tục uống nước bằng mũi, giỏi làm thuyền độc mộc. Người Mảng vẫn bảo lưu tục
xăm những chấm, những vòng tròn có chấm ở giữa, quanh miệng và cằm. b. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất: Bản Thái thường nằm ở ven đồi, chân núi, nhìn ra cánh đồng. Ở bản Thái nhất định
phải có một con suối. Cư dân Tây Bắc ở nhà sàn, với đặc điểm riêng, đó là cái mái đầu hồi khum khum
hình mai rùa và trên đỉnh đầu hồi có hai “sừng cuộn” làm vật trang trí.
Văn hóa nông nghiệp nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, thường được gọi là “Mương – Phai – Lái – Lin”.
Lợi dụng độ dốc của dòng chảy, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái “phai”. Phía trên
“phai” xẻ một đường chảy lớn dẫn nước vào cánh đồng gọi là “mương”, từ “mương” có những rãnh chảy
nước vào ruộng gọi là “lái”. Còn “lin” là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao về đồng ruộng, nhà bằng
các cây tre đục rỗng mấu nối tiếp nhau dài hàng cây số.
Nông nghiệp không thể thiếu nương rẫy. Từ nương rẫy, đồng bào có lúa, rau quả, cây bông và chàm…
Nhân việc làm ruộng, người Thái nuôi luôn cá ở trong ruộng lúa. Gặt xong là tháo nước bắt cá. Cá vừa ăn
sâu vừa ăn cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt nên món cũng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng.
Rừng là nơi cho con người rau, thuốc chữa bệnh, củ mài, thú rừng…. Rừng chính là nơi con người
nương tựa để tồn tại.
Văn hóa tinh thần: Cư dân Tây Bắc sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ và giúp
đỡ nhau vô tư. Các dân tộc đều tin rằng “mọi vật có linh hồn”. Người Việt có ba hồn bảy vía (nam), ba
hồn chín vía (nữ). Người Thái có tới 80 hồn: hồn tóc, hồn lông mày, hồn tai, mũi, mắt ... Họ quan niệm
người chết không biến mất mà trở về sống ở bản của tổ tiên. Có đủ loại hồn: hồn xấu, tốt, ác, lành…
Văn hóa nghệ thuật: Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp bác học chưa
xuất hiện. Các sáng tác thơ ca từ những nghệ nhân giỏi đều tồn tại bằng truyền miệng. Mỗi dân tộc trong
vùng đều có một kho vốn sáng tác bằng ngôn từ giàu có, có đủ các thể loại: tục ngữ, thành ngữ, đồng dao,
giao duyên, khấn, bùa chú, các áng văn trong lễ tang, lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể
trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười… Có truyện thơ dài hàng ngàn câu Tiễn dặn người yêu (Thái), T
iếng hát làm dâu (H`mông), Vườn
hoa núi Cối (Mường)… Người Thái có cả
truyện thơ lịch sử Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha, Lịch sử bản mường…
Nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc, trong đó múa xòe là đặc sản của
người Thái, và trở thành biểu tượng của vùng Tây Bắc. Tương truyền có tới 32 điệu xòe do các cô thanh
nữ múa trong tiếng Tính Tảu dịu dàng của các chàng trai. Bên cạnh đó, người H’mông nổi tiếng về các
điệu múa khèn, đá chân hùng dũng của nam giới. Người Khơ mú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc
mông, lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Đến với người Mường thì phải
được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H’mông còn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng.
Về âm nhạc: dường như có một sở thích chung cho hầu hết các dân tộc vùng Tây Bắc (không thấy
hoặc ít thấy ở các vùng khác). Đó là hệ nhạc cụ có lưỡi gà bằng tre, đồng hoặc bạc. Có tới vài chục loại
hình thuộc hệ nhạc cụ này. Nổi tiếng như Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn H’mông... Ở nhiều dân tộc,
thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát chứ không phải để đọc. Những truyện thơ, những áng sử thi được
trình diễn bằng cả liên khúc âm nhạc, trong đó có bài trích tiêu biểu là Inh lả ơi.
Một nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng bằng
gam màu nóng; rất nhiều màu đỏ xen vào với màu vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam và tím và
nếu có màu xanh thì phải là xanh da trời tươi. Họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và
phong phú. Có thể thấy rõ trong chiếc khăn Piêu Thái, trang phục nữ H’mông, Lô Lô, Dao đỏ... Có thể
thấy, văn hóa Tây Bắc vô cùng phong phú và hấp dẫn. Đây là một vùng văn hóa độc đáo của đất nước ta.
6.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Trong tâm thức người dân Việt Nam, Việt Bắc là quê hương cách mạng, là chiến khu, là nơi ghi dấu
bao chiến công anh hùng của quân dân ta... Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã mô tả rất hay về vùng
đất này. Hiện nay, nói tới Việt Bắc là nói tới địa bàn của 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Tuy nhiên, nó còn bao gồm cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh.
Điều kiện tự nhiên: Việt Bắc là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc
nhất của nó. Địa hình Việt Bắc có cấu trúc theo kiểu cánh cung, tụ lại ở Tam Đảo, các cánh cung này mở
ra ở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự từ trong ra biển là: sông Gâm, Ngân
Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều. Toàn vùng có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống
các sông Cầu, sông Thương, Lục Nam. Sông có độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy
mạnh nhất. Trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen...
Điều kiện xã hội: Cư dân chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng. Ngoài ra còn có một số
dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay. Người dân Tày - Nùng đã góp sức trong rất
nhiều cuộc chiến giành lại độc lập dân tộc như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa của Lý Bôn, ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, trong kháng chiến chống quân Minh, trong cuộc
chiến quét sạch 20 vạn quân Thanh của vua Quang Trung… Đặc biệt, Việt Bắc mà chủ yếu là dân tộc Tày,
Nùng đã trở thành khu căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong chống Mĩ, họ cũng đóng góp rất lớn.
Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày - Nùng chủ yếu sống ở các bản ven đường. “Bản” là một
công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm cơ sở. Bản thường nằm ven đường, cạnh các sông suối hay
thung lũng. Bản của người Tày - Nùng không làm chức năng của một đơn vị sản xuất, mà nó chỉ là một
cộng đồng về mặt xã hội. Sự gắn bó con người và con người về cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa...
cũng chỉ tồn tại trên ranh giới của bản. Trên bản có những thiết chế xã hội như xã, tổng, châu hay huyện,
những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không bao giờ thay đổi.
Gia đình là thành tố cấu thành các bản của người Tày – Nùng, là những gia đình phụ quyền thuộc các
dòng họ khác nhau. Có bản gồm 2, 3 họ, có bản trên dưới 10 họ. Thiết chế dòng họ, với tư cách là lực
lượng vận hành xã hội, có nơi chặt chẽ, có nơi lại lỏng lẻo, nhưng quan hệ giữa những người trong họ vẫn
đậm nét. Gia đình là đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng, người cha hay người chồng làm chủ
toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoài làng. Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá
đậm trong cộng đồng, sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà.
Nhà ngoài bao giờ cũng dành riêng cho đàn ông. Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ở nhà ngoài.
Quan hệ cộng đồng có vai trò quan trọng. Các bản, dù mới lập hay có từ lâu đều có miếu thờ thổ
công, mà nhiều nơi gọi là thổ địa (thổ tị), thành hoàng (thâm theng). Tổ chức xã hội được coi là chặt chẽ
trong các bản của người Tày - Nùng là phường đám ma mà họ gọi là phe. b. Đặc điểm văn hoá
Văn hoá vật chất: Người Tày - Nùng có hai loại nhà chính là nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn là dạng nhà
phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái. Nếu là nhà sàn bốn mái, hai mái đầu hồi bao
giờ cũng thấp hơn hai mái chính. Cửa có thể mở ở mặt trước hoặc đầu hồi, cầu thang lên xuống bằng tre,
gỗ, nhưng số bậc bao giờ cũng lẻ, không dùng bậc chẵn. Nhà đất là loại nhà xuất hiện ngày càng nhiều,
nhưng cũng có rất nhiều thay đổi so với ngôi nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên trong. Ở một số
vùng còn có loại nhà nửa sàn nửa đất, đây là một loại nhà đặc biệt, vừa mang tính chất nhà đất vừa mang tính chất nhà sàn.
Trang phục của người Tày - Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi,
theo nhóm địa phương. Y phục của nam giới người Tày theo một kiểu, gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5
thân, khăn đội đầu và giày vải. Chiếc áo 4 thân được cắt may theo kiểu xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước
ngực, cùng hai túi. Hàng cúc của áo này bao giờ cũng là 7 cái. Quần của nam giới được may theo kiểu
đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm. Về đồ trang sức, họ ít dùng đồ
trang sức. Vì vậy, trang phục của người đàn ông Tày khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn.
Giữa nam giới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục.
Trang phục của nữ giới đa dạng và phong phú. Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với
người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng. Y phục nữ Tày - Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân,
quấn, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Đồ trang sức cũng đơn giản, trước kia thường đeo vòng cổ, vòng
tay, vòng chân và xà tích bằng bạc. Chiếc khăn của phụ nữ Tày là khăn vuông, khi lễ tết, họ buộc thêm
chỉ đỏ, xanh quanh vành khăn rồi thắt nút ra phía sau. Phụ nữ người Nùng có khác đôi chút là họ thường
bịt răng vàng, ưa thích đồ trang sức bằng bạc như vòng chân, vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, hoa tai...
Về ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có
hương vị riêng. Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú
trọng. Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn. Các loại xôi màu hấp dẫn thường có mặt trong ngày
lễ tết của cư dân Tày - Nùng. Thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn,
vịt quay Thất Khê. Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt
tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt... Họ chế biến ngô một cách tinh tế, ngô được
giã hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh. Bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng,
nhân ái. Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng.
Văn hóa tinh thần: Đời sống tinh thần của cư dân Việt Bắc cơ bản giống với các khu vực khác. Tín
ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời - đất, tổ
tiên. Các thần linh của họ rất đa dạng, có khi là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất, các vua,
Giàng Then…Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản.
Ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thông qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có một bàn thờ
tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Ngoài ra, trong nhà còn thờ vua bếp.
Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người
dân ở Việt Bắc. Chùa thờ Phật ít hơn dưới đồng bằng, nhưng cũng có những chùa đáng lưu ý, như chùa
Hang, chùa Úc Kỳ ở Thái Nguyên, chùa Diên Khánh, chùa Vinh Quang, chùa Nhị Thanh, chùa Tam
Thanh ở Lạng Sơn. Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp,
trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời trong dân gian.
Về giáo dục, đào tạo, tầng lớp trí thức Tày - Nùng hình thành từ rất sớm. Đầu tiên là các trí thức dân
gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày Mo, Then, Tào, Pụt. Trong thời kì tự chủ, tầng lớp trí thức nho học
hình thành, có một số đạt tới trình độ học vấn cao như: Bế Văn Phủng, Nông Quỳnh Văn, Hoàng Đức
Hậu. Đó là do triều đình có quan tâm đến việc học hành của cư dân Việt Bắc. Nhà Mạc khi chạy lên đóng
đô ở Cao Bằng ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ, quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa. Khi thực dân
Pháp đặt ách cai trị lên toàn quốc, tầng lớp trí thức nho học ít dần, thay vào đó là tầng lớp trí thức mới
được đào tạo trong các nhà trường thực dân như các ông thông, kí, thầu phán, giáo học. Một số có lòng
yêu nước, được người dân kính trọng về sau đã đi theo ánh sáng của Đảng để cứu nước như Hoàng Văn
Thụ, Lương Văn Chi... Giáo dục ở Việt Bắc được chú trọng phát triển ngay từ trong kháng chiến chống
Pháp, đặc biệt là từ khi đất nước được giải phóng. Trường học các cấp ở các địa phương ngày càng nhiều.
Các trường đại học, cao đẳng được thành lập: Đại học Sư phạm Việt Bắc, Đại học Y khoa Việt Bắc... Mới
đây, Đảng, nhà nước ta lại tổ chức trường đàc tạo cán bộ khoa học cho Việt Bắc. Trong đào tạo, bên cạnh
chữ quốc ngữ, một số tộc như Tày, H’mông cũng có chữ viết xây dựng trên cơ sở mẫu chữ Latinh.
Về chữ viết, vùng Việt Bắc với người Tày - Nùng, chữ viết trải qua các giai đoạn: giai đoạn cổ đại
không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh.
Năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày - Nùng xây dựng hệ thống chữ viết theo lối chữ Quốc
ngữ, bằng chữ cái Latinh. Cũng chính vì vậy, nét đáng chú ý là cư dân Tày - Nùng ở Việt Bắc đã có những
nhà văn viết văn bằng chữ viết dân tộc. Đáng kể là các tác giả như Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn...
Văn hóa dân gian khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm: Thành ngữ, tục ngữ,
truyện cổ tích, nói ví, câu đố, đồng dao, dân ca. Riêng dân ca, là loại khá riêng biệt được viết trên nền
giấy vải khá công phu. Lời ca giao duyên: lượn cọi và lượn slương, là những thể loại tiêu biểu được các
thế hệ trẻ Tày - Nùng ưa chuộng. Ngoài ra còn có lượn Nàng hai - nằm trong hát lượn (gồm 3 loại) của
người Tày. Nếu như lượn cọi và lượn Nàng hai có địa bàn chính ở Tây Bắc Việt Nam thì lượn slương lưu
hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính. Vì thế, lượn slương còn gọi là lượn Lạng. Hơn cả nhu cầu giao duyên,
lượn slương chủ yếu bộc bạch niềm thương nhớ nhuốm màu đau thương, diễn tả tình yêu nặng sâu. Bên
cạnh đó, người Nùng còn có lối hát giao duyên rất độc đáo là sli. Sli thường được hát theo lối có tổ chức
hoặc không có tổ chức trong dịp mừng nhà mới, mừng sinh nhật, ngày Tết, ngày hội đầu xuân… Sli rất
phong phú, thường mỗi nhánh Nùng có một loại sli như người Nùng Giang có Sli giang, người Nùng
Cháo có Shi sình lăng, người Nùng Phàn sình có “nhì hau” “soong hâu”… Trai gái Tày còn có một sinh
hoạt dân ca độc đáo là Phong Slư- những bức thư tình, những người đang yêu đều tìm thấy trong phong
slư tiếng nói thầm kín của lòng mình, tâm tư tình cảm của mình. Trong đám cưới của người Tày còn có
điệu “hát quan lang” do người đại diện trong đoàn nhà trai đi đón dâu hát, đóng vai trò quan trọng, có
thẩm quyền giải quyết mọi việc liên quan đến nghi lễ. Dân tộc Tày- Nùng còn có “Then” là một diễn
xướng nghi lễ mang tính tổng hợp của các bộ môn nghệ thuật dân gian. Về mặt nghi lễ, then chứa đựng
những tôn giáo nguyên thuỷ nhất và thiết thân nhất với loài người như lễ cầu an, cầu mùa, nghi thức chữa
bệnh. Về mặt nghệ thuật dân gian, then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng hát, trang phục, điệu
múa dân gian hết sức phong phú hấp dẫn. Bên cạnh những điệu hát dân ca hết sức độc đáo, cư dân Việt
Bắc còn có một kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết và đặc biệt là những câu chuyện mang tính chất
thần thoại nhằm giải thích các địa danh. Chẳng hạn như dân tộc Tày có truyện giải thích vì sao có núi dê,
núi ngựa, núi thóc, suối rau, ruộng chuột trên đất Cao Bằng? Sài Hồ là nghĩa thế nào? Vì sao có núi Cốc -
sông Công? Sự tích hồ Ba Bể… thường thường mỗi câu chuyện địa danh như vậy, gắn với một truyền
thuyết hay truyện cổ tích. Những câu chuyện hoàn toàn là do sự tưởng tượng có phần bay bổng hoặc có
phần hồn nhiên của người dân bình thường, người dân thời cổ hay trung cận đại, vẫn tồn tại lâu dài bền
vững đi vào tâm thế các dân tộc.
Lễ hội của cư dân Tày - Nùng rất phong phú. Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (hội
xuống đồng). Lễ hội này diễn ra gồm hai phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra
nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như
đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật...
Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùng Việt Bắc, không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ. Đây
là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Có thể nói,
vùng văn hóa Việt Bắc có nhiều nét đặc thù và cũng rất phong phú. Chính tộc người chủ thể, khách thể
Tày - Nùng với lịch sử và văn hóa đã tạo ra nét đặc thù này. Tuy nhiên, những đặc thù này không phá vỡ
tính thống nhất của văn hóa Việt Bắc và văn hoá cả nước.
6.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,
thành phố Hà Nội (trong đó có tỉnh Hà Tây cũ), thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng văn hóa châu
thố Bắc Bộ nằm giữa lưu vực dòng sông Hồng, sông Mã. Đây là vùng văn hóa đúng như PGS.TS Ngô
Đức Thịnh nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc
Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc”(1). Vùng văn hóa này có thể chia thành nhiều tiểu vùng
văn hóa khác nhau, tuy nhiên đặc thù của các tiểu vùng văn hóa này không làm phá vỡ những đặc điểm
chung của toàn vùng (PGS Ngô Đức Thịnh chia ra các tiểu vùng sau: Tiểu vùng Đất Tổ - Phú Thọ, tiểu
vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh, tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội, tiểu vùng Hải Đông, tiểu vùng Hưng Yên -
Hưng Nhân, tiểu vùng Hà - Nam - Ninh, tiểu vùng Duyên Hải, tiểu vùng lưu vực sông Mã. Ngoài ra là tiểu vùng Nghệ - Tĩnh).
(1)(1) Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, tr141.
Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính:
Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong
nước và Đông Nam Á, là mục tiêu đầu tiên của tất cả những âm mưu xâm lược muốn bành trướng thế lực
vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về
giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng
phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn
vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng
như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng
thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi... Khí hậu vùng Bắc Bộ khác hẳn những đồng bằng
khác. Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình
dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được ít
vụ lúa hơn các vùng khác. Khí hậu vùng này cũng rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất
khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - l,0km/km2, gồm các dòng sông
lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng
của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai
mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài biển, thủy
triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu
tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng
đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực,
vừa có cái riêng độc đáo của mình.
Cư dân đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần
túy. Phương thức canh tác chính là trồng lúa nước, tuy nhiên, cùng cây lúa còn nhiều loại cây khác phù
hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ
trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển”. Hàng ngàn năm lịch
sử, nghề khai thác hải sản ở đây không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông
nghiệp, có đánh cá và làm muối. Dân ở đây chỉ trọng việc tận dụng ao, hồ, đầm để khai thác thủy sản,
không chú ý ra khơi đánh cá. Đất đai không phải là nhiều, dân cư lại đông, để tận dụng thời gian nhàn rỗi
của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công với hàng trăm nghề và những người
thợ có tay nghề cao: gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng...
Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Quan hệ giai cấp ở đây
mang nặng tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một tâm lí bình
quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba
lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên
đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng... mà còn là sự gắn bó các quan hệ về
tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước
của làng xã. Vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính trong môi trường tự nhiên và truyền thống của cư dân Bắc
Bộ đã ấn định văn hóa của vùng là văn hóa nông nghiệp trồng lúa. b. Đặc điểm văn hóa
Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối
tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt
lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa
Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ
có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này
Văn hóa vật chất: Điều phải kể đến trước tiên là sự ứng xử với thiên nhiên. Hàng ngàn năm lịch sử,
người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào
mương, đắp bờ, đắp đê. Sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo
ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này.
Cư dân Việt Bắc Bộ thường ở loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển. Có khoảng 10
loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật
liệu bền như xi măng, sắt thép. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo
kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan. Người Việt Bắc Bộ luôn muốn trồng cây cối
quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà.
Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng
đất khác: cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản
đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa
phải là thức ăn chiếm ưu thế. Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía
Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú
ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Các gia vị có tính chất
cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm.
Người dân Bắc Bộ lựa chọn trang phục thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ. Vào thời Hùng
Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc
ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông
vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm, áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội họ
mặc váy xòe, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều
kiểu khác nhau. Trang sức thường là các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng
đá. Thời phong kiến, trang phục của người phụ nữ Bắc Bộ là váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn
mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng. Đàn bà
cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm. Bộ lễ phục của phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo
dài tứ thân bằng the thâm hoặc màu nâu son, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu
cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo.
Bên trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất kín đáo và duyên dáng. Lễ phục của đàn ông là chiếc
quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Ngày nay y phục của người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá
nhiều. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của người phụ nữ ngày
càng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Do yêu cầu của lao động, công việc, phụ nữ Bắc Bộ cũng chỉ mặc
áo dài trong những ngày trang trọng, ngày vui...
Các di tích văn hóa có mật độ dày đặc. Đền, đình, chùa, miếu... có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các
làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ
Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng...
Văn hóa tinh thần: khá đa dạng và phong phú. Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một
loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện
cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn truyện
trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi
chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại, kiểu như thần
thoại. Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân
gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát
chầu văn, hát chèo, múa rối...
Tín ngưỡng là một nhân tố văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nếu trên
lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, tín ngưỡng đã lắng đọng ở đây những nét văn hóa. Văn hóa tín
ngưỡng ở vùng văn hóa Bắc Bộ là một hình thức văn hóa đặc thù bao chứa nhiều nội dung như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ
nghề... Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội. Cư dân ở đây quan
niệm, dù sống ở đâu thì đến ngày hội ở làng quê đều phải về, không đi hội thì không thành con người:
- Dù ai đi ngược về xuôi ,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
- Ai ơi mồng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
- Ai là con cháu Rồng Tiên,
Tháng ba mở hội Trường Yên thì về.
Khởi nguyên, các lễ hội đều là các lễ hội nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu
mưa, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm
vật, dương vật... Chính vì vậy, lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp
lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng
lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung
tâm giáo dục. Năm 1070, Văn Miếu đã xuất hiện, năm 1076 đã có Quốc Tử Giám. Chế độ thi cử để kén
chọn người hiền tài đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn
hóa tầm cỡ trong nước, ngoài nước. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu
hút các trí thức mọi vùng. PGS.TS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Với đội ngũ trí thức mới, không những ở
đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, mà đội ngũ trí thức cũng tập trung
đông đảo nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước”(1). Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự
phát triển của văn hóa bác học, bởi chủ thể sáng tạo nền văn hóa bác học này chính là đội ngũ trí thức
được sinh ra từ nền giáo dục ấy. Đội ngũ này, tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung
Quốc, Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác học. Chính chữ Nôm, chữ Quốc ngữ là sản phẩm
được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức.
Văn học nghệ thuật: Hầu hết các thơ phú (chủ yếu từ thế kỷ XV trở về trước) đều thấm đượm tình cảm
yêu nước và toát lên niềm tự hào dân tộc. Tiêu biểu như Nam quốc sơn hà -?, Chiếu dời đô - Lý Công
Uẩn, Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo -
Nguyễn Trãi... Những tập thơ Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi, Quỳnh uyển cửu ca của Hội tao đàn thế kỷ
XV là sự tiếp nối và nâng cao thơ văn thời kỳ trước. Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, lịch sử thời này còn
chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Tiêu biểu là Cư trần lạc đạo phú - Trần Nhân Tông,
Ngọc tỉnh liên phú - Mạc Đĩnh Chi, tập thơ Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập -
Lê Thánh Tông và Hội tao đàn... Những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... đều
trưởng thành và gắn bó với vùng văn hóa này.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài với nội dung phong phú hơn các vùng khác. Từ vùng đất
cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác. Thời tiền sử và sơ sử, thời tự chủ, việc tiếp thu
văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn Bắc Bộ, có những nét riêng do vị thế địa - văn hóa, địa chính trị
(1)(1) Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân hóa vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, tr161.
của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, đồng bằng Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng
văn hóa phương Tây đậm nét hơn cả.
Tựu trung, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các
vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội.
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản
sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định.
6.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Vùng văn hóa này bao gồm lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng.
Điều kiện tự nhiên: Địa hình hẹp theo chiều ngang Đông Tây. Phía Đông là Biển Đông, phía Tây là
dãy Trường Sơn. Địa hình chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là dãy núi đồi tách ra từ Trường
Sơn đâm ngang ra biển. Có nhiều đèo lớn nhỏ: đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông,
đèo Lý Hòa, đèo Bình Đê…Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Tây – Đông ra
biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng. Có
nhiều quần đảo san hô xa khơi như Hoàng Sa, Trường Sa. Các hòn đảo gần bờ như Hòn Gió (Quảng
Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa)…
chính là những “bình phong” ngăn chặn bớt sóng gió Biển Đông. Có nhiều cồn cát, ở giữa các dải cồn cát
là vùng trũng nổi phân bố xóm làng và ruộng lúa. Khí hậu miền Trung cực kỳ khắc nghiệt, mùa mưa lệch
pha với hai đầu Nam Bắc, bên cạnh đó lại có mùa vô cùng khô nóng do gió Tây (gió Lào) thổi qua.
- Điều kiện xã hội: Là vùng đất che chở tuyệt vời cho các anh hùng lập nên những sự nghiệp chính trị
to lớn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp, khai phá đất miền Trung. Về sau, đây cũng là mảnh đất
lý tưởng để các chúa Nguyễn đối kháng lại Đàng Ngoài. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú
Xuân. Nhà Nguyễn do Nguyễn Ánh lập nên cũng lấy Huế làm nơi đặt kinh đô. Nơi đây là trạm trung
chuyển, là vùng đất đứng chân để người Việt tiến vào phía Nam mở cõi. Nơi đây cũng là nơi diễn ra sự
giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm... b. Đặc điểm văn hóa
Ở Trung Bộ, Huế là một tiểu vùng văn hóa độc đáo, vì vậy khi tìm hiểu văn hóa vùng này, cần tìm
hiểu đặc điểm chung và sau đó là những đặc điểm riêng của xứ Huế.
* Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ
Vùng Trung Bộ một thời gian dài là thuộc các tiểu vương quốc Chăm pa, do đó chứa rất nhiều dấu tích
văn hóa Chăm pa. Người Việt sau này khi khai phá vùng đất này đã tiếp nhận hầu hết những di sản văn hóa Chăm.
Văn hóa vật chất đáng chú ý nhất là di sản tháp Chăm còn lại ở vùng này. Có thể nói khó có vùng văn
hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ. Tiêu biểu: Ở Huế, theo tác giả
Trần Đại Vinh, còn tháp đôi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã có
7 tháp, “đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa”, tại Bằng
An có 1 tháp, tại Đồng Dương có 1 tháp, tại Chiên Đàn có 3 tháp, tại Khương Mỹ có 3 ngôi tháp. Ở Bình
Dương có tháp Phước Lộc, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh ít, tháp Bình Lâm, tháp Thủ Thiện, ba ngôi tháp
Dương Long; hai ngôi tháp ở Hưng Thạnh. Ở tỉnh Phú Yên có tháp Nhạn. Ở Khánh Hòa có tháp Pô
Nagar. Ở Ninh thuận có cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Núi Trầm. Ở Bình Thuận có tháp Pô Đam (hay Pô
Tầm), tháp Phú Hải. Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chăm-pa còn trên mặt đất, trong lòng đất khá
nhiều. Đó là các bức tượng bà Pô Nagar, tượng chó, đặc biệt là các tượng linga, yoni, các phù điêu, các
trụ đá, các bia đá… Làng nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân.
Bữa ăn của cư dân Trung Bộ nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà
hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây. Mặt khác, người dân Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng
hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.
Văn hóa tinh thần, đó là các di sản văn hóa Chăm. Các địa danh có gốc tích của người Chăm như Cồn
Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi; là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi,
thờ thần biển… Người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa nó biến thành di
tích văn hóa của mình. Chẳng hạn, người Việt tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở Po Yan Ina Nagar của
người Chăm, cộng với tín ngưỡng thờ Mẫu của mình để chuyển hóa thành các nữ thần Việt (Nữ thần
Mưjiưk của người Chăm biến thành bà Chúa Ngọc...). Người Việt cũng sử dụng những di sản vật chất của
người Chăm để phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng của mình. Chẳng hạn như Tháp Bà ở Nha Trang vốn là
tháp của người Chăm được người Việt sử dụng để thờ tự Mẫu của mình – một tín ngưỡng của người Việt.
Do làng nông nghiệp ở xen với làng đánh cá cho nên bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp còn có
lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá.
* Tiểu vùng văn hóa xứ Huế
Tiền thân của Huế là Thuận Hóa - Phú Xuân. “Huế” là cách đọc trại ra từ chữ “Hóa”. Tuy thành Phú
Xuân được xây dựng từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa mới lên nối ngôi năm 1738, nhưng hơn một
nửa thế kỷ loạn lạc, thay ngôi đổi chủ liên miên, văn hóa chưa có điều kiện định hình. Năm 1802 Nguyễn
Ánh chiến thắng Tây Sơn lên làm vua lấy hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Đây là thời kỳ Huế
được xây dựng thành một kinh đô bề thế với nhiều công trình kiến trúc tráng lệ, mang tính dân tộc và
nghệ thuật cao. Gần 150 năm trị vì với 13 đời vua của triều Nguyễn, Huế trở thành đất “thần kinh văn
vật” trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình
Văn hóa vật chất: Phong cách kiến trúc đa dạng, giàu có, độc đáo, thích ứng một cách kỳ lạ với quang
cảnh thiên nhiên. Đó là hệ thống kinh thành còn giữ được tương đối hoàn chỉnh với hoàng thành, tử cấm
thành, điện Thái Hòa, Long An, Ngọ Môn... Hệ thống lăng tẩm với những lăng Gia Long, Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Đức... Hệ thống chùa - đền tháp như tháp Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Từ Đàm, Túy Vân, Diệu Đế.
Cách ăn, mặc của xứ Huế khá phong phú, vì đã sử dụng một cách tổng hợp các sản vật của vùng đất
có cả núi rừng lẫn đồng bằng và sông biển. Trang phục xứ Huế cũng có một phong cách riêng, chiếc áo
dài, cái nón Bài Thơ, màu tím Huế đã thành một biểu tượng riêng mà ít vùng văn hóa có được.
Văn hóa tinh thần: Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, văn hóa vô thể xứ Huế là một kho tàng phong
phú và quý giá. Trước hết là nghệ thuật biểu diễn: những điệu hò, điệu hát lí, hát trò, hát sắc bùa, những
bài ca trên sông nước Hương Giang. Nét độc đáo của dân ca xứ Huế là âm sắc, ngữ âm địa phương không
lẫn với vùng nào trên đất nước ta, đồng thời ảnh hưởng của dân ca, âm nhạc Chămpa đối với dân ca xứ
Huế là điều không thể phủ nhận. Lễ hội dân gian xứ Huế, vừa giống vừa khác với lễ hội dân gian ở đồng
bằng Bắc Bộ. Ở lễ hội dân gian gắn với tục thờ cúng cá voi, sự tiếp thu tín ngưỡng thờ cá voi của người
Chăm rất rõ nét. Lễ hội điện Hòn Chén, mang tính chất chung của lễ hội gắn với tục thờ Mẫu, nhưng lại
có nét riêng do việc người Việt tiếp nhận tục thờ nữ thần bà mẹ xứ sở của người Chăm.
Về giáo dục: Nếu không tính từ thời chúa Nguyễn, chỉ tính riêng thời nhà Nguyễn 1802 - 1945, Huế là
trung tâm thu hút nhân tài của mọi miền đất nước, cũng như là trung tâm giáo dục của nhà Nguyễn. Về
văn học, những văn đàn, thi xã như thi xã Mạc Vân, thi xã Hương Bình, Xóm Vĩ Dạ... là kết quả, cũng là
biểu hiện của trung tâm văn hoá này.
Tựu trung, xứ Huế là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ, nhưng có một sắc thái
riêng, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam.
6.2.5. Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Không gian văn hóa Tây Nguyên nằm trên một vùng cao nguyên thuộc miền Trung Việt Nam. Địa bàn
tập trung trong lãnh thổ 4 tỉnh Đắc Lắc, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Có 21 tộc người, trong đó có 17
tộc người bản địa sinh sống ở Tây Nguyên.
Điều kiện tự nhiên: Là vùng cao nguyên được bao bọc bởi những dãy núi và khối núi cao ở phía
Đông. Có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa
khai thác. Tây Nguyên có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Với đặc
điểm thổ nhưỡng là đất đỏ bazan, lại ở độ cao khoảng 500m - 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù
hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu… Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng
4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng
cao nguyên Đà Lạt thì khí hậu mát mẻ quanh năm.
Điều kiện xã hội: Trong lịch sử, các tộc người Tây Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa trên nương rẫy
theo những kỹ thuật từ xa xưa để lại: chặt cây rừng, đốt lấy tro, chọc lỗ, tra hạt. Việc canh tác phụ thuộc
hầu như hoàn toàn vào chế độ khí hậu thiên nhiên. Xã hội còn có nhiều tính chất của thời kỳ công xã
nguyên thủy đặc trưng bởi sự bình đẳng giữa các thành viên và sự điều khiển cuộc sống mọi mặt của làng
bởi hội đồng già làng. Đơn vị cư trú của các tộc người này là các công xã xóm làng gọi là các P’lei hay Bon. b. Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất: cư dân Tây Nguyên ở trong các nhà sàn có nhiều hình trang trí với các loại mái cao
thấp, với độ dài của nhà khác nhau. Phụ nữ Tây Nguyên có trang phục rất đẹp, có nhiều hoa văn và luôn
làm lộ một cách kín đáo những đường nét cơ thể. Đặc sắc nhất là trang phục nam giới. Họ đóng khố, mặc
áo, quấn khăn có cài lông chim quý nhiều màu.
Văn hóa tinh thần: Tín ngưỡng phổ biến là vạn vật hữu linh giáo, cùng với hình thức thờ cúng tổ tiên,
bái vật giáo và một vài nét tàn dư của vật tổ giáo. Người Tây Nguyên quan niệm rằng, cộng đồng của họ
gồm hai nửa, nửa của con cháu đang sống ở trong các p’lei, bon ở phía Đông và nửa của tổ tiên đã chết
nhưng đang “sống” trong các nhà mồ nghĩa trang ở phía Tây. Bằng các hình thức như báo mộng, tạo ra
điềm báo trước, tổ tiên tham gia bảo vệ con cháu và mùa màng tránh khỏi những tác động xấu. Ngoài tổ
tiên, con người còn tin vào sự giúp đỡ của các thần núi, thần sông, thần rừng, tinh lúa, tinh ngũ cốc, cây
cối và các anh hùng trong sử thi. Nhà mồ Tây Nguyên là nét văn hóa độc đáo, thể hiện rất rõ tín ngưỡng
của họ. Với một hệ thống tượng được điêu khắc thô ráp, hệ thống nhạc cụ, chiêng gió, mỗi một sự thay
đổi của ánh sáng, của gió nhà mồ lại có một dáng vẻ, một âm thanh khác nhau, rất độc đáo.
Nghệ thuật: Trường ca Tây Nguyên được người dân tộc Êđê gọi là Khan, người Giarai gọi là H’Ri,
người Bana là H’Ămon… Tiêu biểu là Trường ca Đam San ,Xinh Chơ Nga (thường Việt hóa thành Xinh
Nhã)… Người Bana gọi việc trình bày là Book H’Ămon, tức Ông H’Ămon. Cốt truyện có nhiều nhân vật,
nhiều tình tiết, được thể hiện bằng văn vần theo luật thơ ca dân tộc xen lẫn những đoạn văn xuôi đối xứng
theo từng cặp. Việc trình bày được thể hiện dưới dạng hát ngâm bằng những làn điệu âm nhạc dân tộc, với
ngữ điệu, sắc thái, cường độ, tốc độ, với cách đổi giọng thật sang giọng giả… Trình bày H’Ămon bao giờ
cũng là một sinh hoạt cộng đồng nghiêm túc, thiêng liêng.
Cồng chiêng là nét văn hóa phi vật thể đặc biệt của Tây Nguyên: Với các tộc người Tây Nguyên,
cồng chiêng là một vật thiêng. Con người tin rằng trong mỗi cái cồng chiêng đều có một vị thần trú ngụ.
Vị thần này là nữ tính hay nam tính tùy theo niềm tin của từng tộc người. Là một vật thiêng nên âm thanh
cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ “đối
thoại” với tổ tiên và thần linh. Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là chức năng nghi lễ. Tùy theo
tập quán của từng tộc người, mỗi người đàn ông hay đàn bà đều biết đánh chiêng. Họ có thể chơi một hay
một vài cái cồng chiêng trong một hay nhiều bài chiêng trong các nghi lễ khác nhau. Người Tây Nguyên
có tai âm nhạc rất tinh. Tai của người thợ gò, sửa chiêng còn tinh hơn nữa. Chiêng mua nơi khác về, chỉ
bằng một cái búa nhỏ bằng sắt, một cái đe và với kỹ thuật gõ theo đường vòng tròn quanh núm hoặc tâm
điểm, điều chỉnh độ dầy, mỏng của từng điểm khác nhau trên thân cồng chiêng, người thợ dân gian đã
điều chỉnh sự lan tỏa của sóng âm trên chiếc chiêng và cho âm thanh mong muốn. Để thử độ chính xác
của âm thanh, họ đánh chiếc chiêng gò sửa trong hòa tấu một bài chiêng với các chiêng cồng khác của
dàn chiêng. Đó là một cách đo độ chính xác của chiêng trong “bối cảnh âm nhạc”. Phần lớn các tộc Tây
Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách đeo vào vai hay cầm ở tay. Họ cũng chủ yếu diễn tấu cồng chiêng
trong hành tiến theo đường tròn quanh biểu tượng trung tâm thiêng. Chỉ có một vài tộc người dùng chiêng
treo, chiêng đặt trên giá và diễn tấu trong tư thế đứng hay ngồi cố định. Mỗi tộc người có một hệ thống
bài bản cồng chiêng gắn với các hệ thống nghi lễ vòng đời người, chu kỳ gieo trồng cây trồng và các nghi
lễ văn hóa tâm linh. Mỗi tộc người cũng chọn cho mình một phong cách âm nhạc, có thể đó là nhạc nhịp
điệu, nhạc hòa điệu, nhạc chủ điệu, nhạc dị điệu.
Vùng văn hóa Tây Nguyên chính là vùng hậu duệ rõ nét nhất của văn hóa Đông Sơn, nó làm nên bản
sắc và nét độc đáo cho sự phong phú của văn hóa Việt Nam.
6.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
a. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Nam Bộ là địa bàn của 17 tỉnh, chia thành miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và thành phồ Hồ
Chí Minh. Miền Đông Nam Bộ gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa -
Vũng Tàu; Miền Tây Nam Bộ gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đông
Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Điều kiện tự nhiên: Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam, nằm trong lưu vực hạ
lưu của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, đồng thời lại gần Biển Đông, cho nên đây là vùng đất cửa
sông giáp biển. Phần đất Đông Nam Bộ là nơi đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm
phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Phần đất Tây Nam Bộ chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long,
cùng một vài dãy núi thấp ở miền Tây An Giang, Kiên Giang. Nói chung đây là vùng đất có khung cảnh
thiên nhiên khoáng đạt, kênh rạch chằng chịt, mang lượng phù sa lớn, mang đến cho nhân dân nguồn hải sản phong phú.
Khí hậu: trong một năm chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Với 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa
mưa tạo vòng quay thiên nhiên, mùa vụ có phần khác với đồng bằng Bắc Bộ.
Điều kiện xã hội: Vùng đất Nam Bộ trong lịch sử không phát triển liên tục như các vùng khác mà có
khoảng đứt gãy. Sau sự biến mất của văn hóa Óc Eo cuối thế kỷ VI, vùng Nam Bộ trở nên hoang vu, hiểm
trở. Sau đó mới có thêm các tộc người đến khai phá, trong đó phải kể đến người Khơme (thế kỷ XIII),
người Hoa, người Việt (thế kỷ XVI), người Chăm (thế kỷ XIX). Cộng với cư dân bản địa ở ven vùng
đồng bằng Đông Nam Bộ là những tộc người như Mạ, Xtiêng, Chổ, Mơnông. Nam Bộ có các tộc người:
Việt, Khơme, Chăm, Hoa, Việt, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông. Dù là nguồn gốc nào, hành trang họ mang
theo không chỉ có vật dụng, vợ con... mà còn có vốn văn hóa tiềm ẩn trong tiềm thức. Các tộc người ở đây
đều là lưu dân khai phá đất mới. Họ đã xa vùng đất cội nguồn về không gian và thời gian. Họ sống với
nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có chiến tranh giữa các tộc người trong lịch sử. Trong đó tộc người
chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển là người Việt. Người Nam Bộ xưa là những người ít có học, họ
cũng không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời như người miền Bắc. Bởi vậy họ không
phải là những người sống nội tâm, chuộng suy tư mà ưa hành động. Trong ứng xử, họ bộc trực, thẳng
thắn, ít chữ nghĩa, văn chương, rào đón. Tính cách người Nam Bộ rất hiếu khách, quý nhau có thể nhường
cơm xẻ áo; cởi mở, chan hòa, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối; trọng nghĩa
khinh tài; dám làm ăn lớn, dám mạo hiểm.
Làng Việt Nam Bộ là làng khai phá, với tuổi đời còn ít - khoảng 300 năm. Làng không là một đơn vị
biệt lập như làng Bắc Bộ có lũy tre bao quanh mà tỏa dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao thông. Trong
lịch sử giao lưu văn hóa, Nam Bộ là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng thống trị của thực dân Pháp với tư cách
là vùng thuộc địa của Pháp. Sau đó lại thành thuộc địa của Mĩ. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là bắt buộc
nên vùng này có nhiều nét văn hóa khác biệt với các vùng khác. b. Đặc điểm văn hóa
Nam Bô „ là nơi cư trú của người Việt và các tô „c người thiểu số là cư dân bản địa: Stiêng, Chrau, Mạ,
hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ... Nam Bộ là mô „t vùng đất đa tô „c người, tuy
nhiên, chủ thể văn hoá chính của toàn vùng vẫn là người Viê „
t. Văn hóa của họ là văn hóa của vùng đất
mới. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra một cách mau lẹ giữa các tộc người cùng sinh sống
trong một địa bàn. Điều này thể hiện rõ nhất là ở phương diện ngôn ngữ. Các tộc người tự do vay mượn
ngôn ngữ của nhau. Hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ rất phổ biến. Sau đó là mọi mặt trong đời sống,
chẳng hạn, người Việt khi cùng chung sống với người Khơme đã tiếp thu chiếc bếp cà ràng dùng cho việc
nấu ăn trên đất ẩm, dùng nồi gốm chrăng để kho cá, nấu cơm. Nhiều món ăn như món canh chua, bún Bạc
Liêu là tiếp thu của người Khơme. Giao lưu giữa văn hóa Việt - Pháp, Việt – Mĩ, chữ quốc ngữ ra đời
trước tiên ở Nam Bộ. Các kiểu dáng kiến trúc Tây phương được du nhập nhanh chóng vào Sài Gòn.
Văn hóa vật chất: Nhà ở của người Việt Nam Bô „ có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn
cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước. Nhà nổi trên sông nước là nơi cư trú đồng thời là
phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán ở các
chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông. Người Khmer trước đây đều ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều đã
chuyển thành nhà đất, nhà sàn chỉ còn phổ biến ở những khu vực gần biên giới. Nhà ở của họ ngày nay về
hình dáng, vật liệu kiến trúc cũng gần giống với nhà của người Việt và người Hoa. Nếu sống trên đất cao
thì người Khmer thường làm nhà đất, còn ở nơi đất thấp họ phải cất nhà sàn, nhỏ nhưng nóc cao, mái rất
dốc và thường được lợp bằng lá dừa nước, ở các vùng gần biên giới thì dùng lá dừa chằm để lợp. Người
Chăm Nam Bộ trước đây cũng ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều cũng đã chuyển thành nhà đất. Ở
miền Đông, người Stiêng vẫn còn sử dụng nhà sàn dài, phù hợp với chế độ đại gia đình phụ hệ, nhưng
người Chrau thì phần nhiều cũng đã chuyển nhà sàn thành nhà đất như người Việt.
Làng xóm cũng như cơ cấu xã hội nơi thôn dã không lấy gì làm bền chắc và chặt chẽ. Dễ sống họ trụ
lại, khó sống họ ra đi, không có gì ngáng trở, lưu giữ con người nơi làng xóm. Làm ruộng vẫn là nghề
gốc: Người ta còn truyền tụng câu “đất làm chơi ăn thật” - con người chỉ cần làm một vụ ăn cả năm, bởi ở
đây đất rộng, người thưa, thiên nhiên trù phú, nhiều nguồn lợi thiên nhiên. Con trâu cũng là “đầu cơ
nghiệp” của người dân ở đây, nhưng ngoài làm ruộng còn được tận dụng làm rất nhiều việc khác như vượt
sông, qua những cánh đồng lầy ngập nước… Dân Nam Bộ xưa có câu: “Lạc nhà nắm đuôi chó - Lạc ngõ
nắm đuôi trâu” cho thấy con trâu rất có ý nghĩa đối với họ. Người dân ở đây không thể thiếu ba thứ: chiếc
xuồng ba lá để đi lại, chiếc phảng để phát hoang, chiếc nóp để đêm ngủ chống muỗi mòng.
Ăn uống của người Việt Nam Bộ cũng theo truyền thống bảo đảm cân bằng âm dương và theo quy luật
ngũ hành tương sinh tương khắc của người Việt nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao
lưu tiếp biến văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt nơi đây đã được điều chỉnh thành cơm -
canh - rau - tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp
biến các món canh chua của người Khmer, nên các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú. Do nguồn
thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, lươn... giữ vai trò
quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Cũng do môi trường lắm tôm cá, nên các loại mắm nơi đây phong phú
hơn hẳn các vùng miền khác: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm
còng, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm... Cách chế biến cũng rất đa dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm
kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm... Từ các nguồn nguyên liệu thuỷ sản này kết hợp với các loại rau
trái phong phú, người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng khác nhau như nướng, hấp, chưng,
luộc, kho, xào, khô, mắm... để chế biến ra các loại món ăn khác nhau với những hương vị độc đáo. Thiên
hướng trong bữa ăn của người Việt Nam Bộ là nghiêng về các món ăn có tác dụng giải nhiệt, cho nên dừa
và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trong trong các món ăn. Cách ăn uống của người
Nam Bộ không cầu kỳ, tỉ mỉ, mà thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới mỹ cảm của thức ăn. Người
Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Khi có khách thì ăn uống là môi trường để bộc lộ, giãi bày, “nhậu
lai rai”. Sau nhiều năm dưới sự thống trị của Pháp, Mỹ, kinh tế hàng hóa phát triển nên trong ăn uống,
người Nam Bộ thích đến các hàng quán, không có nhu cầu mời khách về để được hãnh diện trước tài nấu nướng của vợ con.
Trang phục: Do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất
thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội
đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới, và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần thiết. Chiếc
khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi, và có thể dùng quấn ngang người để thay quần. Trang phục
thường nhật của nam giới người Khmer Nam Bộ cũng là .
bộ bà ba đen, quấn khăn rằn Trong dịp lễ tết, họ
mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái).
Thường nhật hiện nay, trang phục của người Khmer giống với người Việt ở địa phương. Trong lễ tết, họ
lại mặc loại áo dài giống người Chăm. Người Chăm Nam Bộ cũng sử dụng những trang phục dân tộc
nhưng có tiếp nhận ảnh hưởng trang phục của các tộc người cộng cư. Phụ nữ Chăm khi tiếp xúc với khách
hoặc khi ra đường đều đội khăn để che kín tóc, nhưng không phải mang mạng che mặt như phụ nữ Hồi giáo ở Trung Đông.
Văn hóa tinh thần: Là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ là nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn
có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính
là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Viê „
t Nam. Tiếp nối truyền thống của người Việt ở
đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Việt Nam Bộ cũng dành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín
ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên. Đạo Phật kết hợp với đạo ,
Lão đạo Khổng, đạo Kitô,
đạo Thánh Mẫu, là cơ sở hình thành đạo Cao Đài trên vùng đất Nam Bộ. Tây Ninh là thánh địa của đạo
Cao Đài. Đạo Phật cũng là cơ sở hình thành đạo Hoà Hảo ở An Giang.
Các tôn giáo trên cũng là cơ sở làm hình thành nhiều “đạo” khác ở Nam Bộ. Những “đạo” này tuy ít
tín đồ nhưng cũng góp phần giải quyết nhu cầu tâm linh của cư dân trên vùng đất mới trong lúc các tôn
giáo lớn chưa phát triển trong vùng: đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo Dừa, đạo Câm... Ngoài
ra, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo I-xlam cũng có đông tín đồ. Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín
ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thờ cúng Thành hoàng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển.
Văn học, nghệ thuật: Người Nam Bộ thích âm nhạc, văn chương và ưa ca hát. Thể loại văn học nghệ
thuật phong phú: Các làn điệu lý như lý con sáo, lý ngựa ô, lý con lươn, lý con mèo, lý tram hoa, lý cái
kéo…Các điệu hò: hò mái dài, hò mái đẩy, hò hoa lơ, hò van, hò truyện, hò tuồng… Có loại hò ứng tác
môi mép là nhiều nhất trong các loại hò. Nếu ai thua cuộc thì đành phải chữa thẹn: “Câu hò tôi đựng một
thạp cái da bò – Tôi quên đậy nắp, nó bò sạch trơn”. Vè: vè đồng dao (vè con trâu, vè con cút, vè các loại
trái…), vè chàng Lía, vè Trịnh Hâm… Nhiều bài vè đã được xuất bản thành sách. Truyện thơ: loại bổn cũ
soạn lại, loại truyện hậu (trên cơ sở các truyện Nôm cũ: hậu Lục Vân Tiên, hậu Phạm Công Cúc Hoa…),
loại truyện diễn ca, loại truyện lịch sử… Sân khấu: cải lương, hát bội, ca hát tài tử… Các hình thức kể
truyện, nhất là kể tiểu thuyết Tàu và Tây, các hình thức văn học và diễn xướng dân gian được ưa chuộng.
Cách trình diễn một số thể loại dân gian được gọi là
: nói vè, nói tuồng, nói thơ… Nói
Văn hoá bác học ở Nam Bộ cũng bước đầu phát triển với những thi đàn, thi xã như Tao đàn Chiêu
Anh Các, Bình Dương Thi xã, Bạch Mai Thi xã, trường tư thục của Gia Định Xử sĩ Võ Trường Toản ở
Hoà Hưng... Trong thời kỳ cận đại, Nam Bộ có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nổi tiếng,
như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Thông, Hồ Biểu
Chánh, Trần Chánh Chiếu, Sương Nguyệt Anh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… Các sản phẩm văn
hoá gốc phương Tây như chữ quốc ngữ, nhà in, báo chí, tiểu thuyết, Thơ mới, trường học kiểu phương
Tây, Âu phục... đều được phổ biến ở Nam Bộ trước tiên rồi mới phổ biến đến các vùng miền còn lại.
Lễ hội của người Việt Nam Bộ rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo, lễ hội nông
nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá - lịch sử. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội
bắt nguồn từ Trung Bộ. Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo bao gồm các lễ hội thường niên của đạo Phật, đạo
Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền Linh Sơn Thánh mẫu ở núi Bà Đen...
Nhưng lớn nhất vẫn là lễ hội ở
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc, một lễ hội đặc trưng của cư dân Nam
Bộ, hằng năm thu hút hang triệu người hành hương và du khách. Ở các đình làng, thường xuyên có các lễ
hội Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm, để tạ ơn Thành hoàng Bổn cảnh, thần linh và các bậc tiền
hiền, hậu hiền có công khai khẩn, khai cơ, giúp dân an cư lạc nghiệp. Ở vùng ven biển, lễ hội Nghinh
Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá và tâm linh của cư dân. Lễ hội văn hoá - lịch
sử bao gồm các lễ tết cổ truyền như tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ... các lễ hội tưởng niệm các danh nhân
có công mở đất như Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Lê Văn Duyệt, Trần
Thượng Xuyên, và lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ
Duy Dương, Đốc binh Kiều, Phan Công Hớn, Ngô Tán Đước, Nguyễn Thanh Long, Trương Văn Rộng,
Trần Công Thận... Các lễ hội truyền thống
của người Khmer bao gồm hai loại chính, bao gồm: Các lễ hội
có màu sắc Phật giáo (bon) như lễ Phật đản (bon Pisakh Bâuchea), lễ nhập hạ (bon Châul Vâssa), lễ cầu
phước (bon Đa), lễ hội linh (bon Pchum Bôn), lễ tang (bon Sôp); Các lễ hội văn hoá - lịch sử (pithi) như
lễ Tết (pithi Chôl Chnam Thmây, 14-15-16/4 dương lịch), lễ cúng tổ tiên (pithi Sen Đônta, 29/8-1/9 âm
lịch Khmer), lễ cúng trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe, còn gọi là lễ đút cốm dẹp - Âk Âmbok, 15/10 âm
lịch)... Các nghi lễ vòng đời có lễ cắt tóc (đầy tháng), lễ giáp tuổi (12 tuổi), lễ đi tu cho nam giới, lễ cưới,
lễ chúc thọ, và lễ tang dùng hình thức hoả táng. Người Hoa có rất nhiều lễ hội: tết Nguyên đán 1/1 âm
lịch, vía Ngọc Hoàng 9/1, vía Quan Công 13/1, tết Thượng nguyên 15/1, ngày Hàn thực 3/3, vía Ông Bổn
15/3, tiết Thanh minh tháng 3, vía Bà Thiên Hậu 23/3, lễ tế Khổng Tử và 72 tiên nho, tết Đoan ngọ 5/5,
ngày cúng cô hồn 15/7, tết Trung thu 15/8, ngày Hạ nguyên 15/10, tiết Đông chí 15/11; chưa kể các nghi lễ vòng đời. Các lễ hội truyền thống
của người Chăm Nam Bộ chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo: lễ Tolakbala
vào ngày Thứ tư tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm
ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày
cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9). Các nghi lễ vòng đời gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ
sơ sinh (cha kak buk), lễ thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) ở bộ phận sinh dục khi con trai và con
gái đến 15 tuổi, hôn lễ, và tang lễ dùng hình thức địa táng.
Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình
lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc ngưởi đây. Vị thế chính trị, địa
văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả
về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở
thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta.
Chương 7 : VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
7.1. Quan niệm về văn hoá và phát triển
7.1.1. Quan niệm về phát triển
Trước đây, do chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa, có những quan niệm sai lầm về sự phát
triển, cho rằng, văn hóa là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế vì văn hóa không sinh lợi, không tham gia vào sự
phát triển và kinh tế mới là thước đo của sự phát triển. Thực tế, khi kinh tế thế giới phát triển mạnh nhưng
các hiểm họa có tính chất toàn cầu lại gia tăng, thậm chí đe dọa nghiêm trọng đến văn minh nhân loại;
người ta bắt đầu nhìn nhận lại, đó là do con người lâu nay đã quên mất vai trò của văn hóa. Năm 1988, tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp quốc (UNESSCO) nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập
kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, hoặc xu hướng
chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt liền nhau”. “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu
phát triển kinh tế mà tách môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả
về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ suy yếu rất nhiều”(1).
Nghị quyết TW 5 khóa VIII Đảng ta chỉ rõ: “Kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ,
kinh tế không tự phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của
(1)(1) (2) Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr280.
kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa kinh tế và văn hóa là sự phát triển năng động, có hiệu quả
và vững chắc nhất”(2). Như vâ „ y, quan niê „
m đúng về phát triển là kinh tế và văn hóa không thể tách rời, kinh tế phải phát triển
trên cơ sở xây dựng môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa để phát triển kinh tế.
7.1.2. Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển
Trên cơ sở xác định đúng đắn quan niệm về phát triển, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của văn
hóa. Chính văn hóa là yếu tố điều tiết sự phát triển xã hội, tạo lập trạng thái cân bằng giữa tự nhiên và xã
hội loài người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định và phát triển hài hòa, là động lực điều chỉnh sự phát
triển kinh tế và xã hội; là chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội, tạo nên bản sắc
đặc thù của mỗi dân tộc; là thước đo vị thế, trình độ phát triển của một dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng họp năm 1993
khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển
của dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với
thiên nhiên. Nó vừa là một động lực thúc đẩy vừa là một mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Nếu kinh tế là nền tảng vâ „
t chất thì văn hóa là nền tảng tinh thần, trên cơ sở đó sự phát triển mới có thể
hài hòa. Phát triển văn hóa tức là phát triển theo hướng văn minh, tiến bô „. Cuô „c sống con người là phát
triển đi lên, do đó, văn hóa chính là đô „ng lực để phát triển đúng hướng. Không hướng tới văn hóa thì mọi
sự phát triển đều vô nghĩa, vì vậý, văn hóa luôn phải là mục tiêu của phát triển.
Ngày nay, Việt Nam chú trọng xây dựng một cộng đồng văn hóa nhân văn và tiến bộ: “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dân giàu nước mạnh là đạt tới mục tiêu phát triển mạnh về
kinh tế, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chính là xây dựng một đất nước giàu về văn hóa. Đó chính
là nền tảng, động lực, mục tiêu tốt đẹp để hướng tới sự phát triển bền vững.
7.1.3. Vấn đề phát triển bền vững
Theo Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED), phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến các thế hệ tương lai khi tìm cách thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững cần phải chú ý tới văn hóa đầu tiên, vì đời sống con người không thể tốt đẹp nếu
thiếu một nền tảng văn hóa tốt đẹp. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và
phát triển văn hóa. Xây dựng nền kinh tế tăng trưởng mạnh phải đi liền với môi trường văn hóa lành
mạnh. Phát triển bền vững không làm mất cân đối hay tạo ra khoảng cách giữa các vùng miền, bộ phận,
tầng lớp dân cư; không phá vỡ hệ môi trường sinh thái; chuyển đổi, bổ sung những thiếu hụt của văn hóa
cổ truyền trước yêu cầu mới của thời đại, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng giàu có, phong phú, (2)
đổi mới phù hợp với thời đại. Phát triển bền vững tức là cần có chính sách ngoại giao văn hóa thích hợp
để giữ gìn và làm phong phú văn hóa dân tộc, đấu tranh mạnh mẽ đối với các tội ác, các tệ nạn xã hội
nhằm đạt đến sự công bằng về mọi mặt trong xã hội và không để lại di hại cho đời sau. Như vậy, hiểu
đúng về vai trò của văn hóa và sự phát triển sẽ có thể xây dựng được một đất nước vững mạnh trên mọi
mặt, không chỉ trước mắt mà cho cả các thế hệ tương lai mai sau.
7.2. Đường lối của Đảng xây dựng “một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
7.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng
Khác với các giai cấp đã từng giữ vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng có một quan điểm, đường lối rất
đúng đắn về văn hóa. Đường lối của Đảng đi thành một quá trình gồm 4 thời kỳ:
Thời kỳ 1922 -1930: chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng với tiêu điểm là Luận cương Chính trị 1930 về
vấn đề giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí.
Thời kỳ 1930 – 1960: đáng chú ý nhất là Đề cương văn hóa (1943), văn kiện Chủ nghĩa Mác và văn
hóa Việt Nam (1948) của cố Tổng Bí thư Trường Chinh và Báo cáo chính trị trong đại hội Đảng lần thứ
II (1951) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1943, đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh viết bản Đề cương văn hóa - được coi là tuyên ngôn
về văn hóa của Đảng, đề ra ba nguyên tắc: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa.
Dân tộc hóa nhằm chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát
triển độc lập (bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc).
Đại chúng hóa nhằm chống lại mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần
chúng hoặc xa rời đông đảo quần chúng.
Khoa học hóa nhằm chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ.
Năm 1948, đồng chí Trường Chinh viết tiếp cuốn Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam cụ thể hóa ba
nguyên tắc trong đề cương năm 1943.
Năm 1951, Đại hội Đảng lần thứ II xác định, đường lối xây dựng nền văn hóa mới đó là nền văn hóa
mang “nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc”. Trong năm này, Bác Hồ viết Thư gửi các họa sĩ
nhân dịp triển lãm hội hoạ, nhấn mạnh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Thời kỳ 1960 – 1985: Quan điểm của Đảng thể hiện ở các văn kiện đại hội Đảng. Đại hội III năm
1960, đường lối từ Đại hội Đảng lần II – 1951 được hoàn chỉnh bằng chủ trương xây dựng nền văn hóa
mới mang “nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc”. Đại hội Đảng lần IV năm 1976, khẳng định
trở lại đường lối III năm 1960, xây dựng nền văn hóa mang “nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân
tộc”. Nhưng do chủ quan duy ý chí, đường lối của Đại hội này đã rập khuôn theo mô hình Xô Viết và
“chủ nghĩa cộng sản thời chiến” ở miền Bắc trước đây. Hạn chế đó đã đẩy đất nước vào hoàn cảnh cực kỳ
khó khăn. Đại hội V, năm 1982 cũng vẫn khẳng định lại đường lối đó.
Thời kỳ từ 1986 đến nay: thời kỳ đổi mới với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đề ra đường lối đổi mới khiến đời sống xã hội
thay đổi nhanh chóng. Hội nghị Trung ương 4, khóa VII năm 1993 khẳng định, văn hóa vừa là động lực
phát triển kinh tế, vừa là mục tiêu của nước ta. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII bàn về
“xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở đó, Hội nghị
phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Thời kỳ 1986 đến nay, Đảng ta đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa trong chiến lược phát triển đất
nước. Đảng ta luôn xác định mặt trận văn hóa là mặt trận chủ đạo. Xây dựng và phát triển một nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân hiện nay.
7.2.2. Sự thực hiện đường lối văn hoá của Đảng
Hiện thực hóa đường lối văn hóa của Đảng vào thực tiễn đời sống đã cho thấy, khi được quan tâm
đúng mức, văn hóa nước nhà đã khởi sắc theo hướng ngày một tiên tiến mà vẫn bảo tồn được bản sắc dân tộc.
Nhiều năm gần đây, việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử được đặc biệt chú trọng.
Hầu khắp các địa phương đều có sự quan tâm thích đáng từ chính quyền đến nhân dân cho các công trình,
hiện vật văn hóa có giá trị. Nhiều nơi, bên cạnh bảo tồn di tích trên phương diện kiến trúc còn chú ý giao
những người có trách nhiệm để trông coi và chăm sóc. Khắp nơi trong cả nước, các đình, đền, chùa, miếu,
phủ… đều được chú trọng tôn tạo, bảo vệ. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng đặc biệt chú ý chỉ đạo
các địa phương xây dựng mới một số công trình nhằm tôn vinh văn hóa và giáo dục truyền thống của dân
tộc như: tượng đài các anh hùng liệt sĩ, con đường gốm sứ ven sông Hồng…
Ngày nay, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân được đặc biệt tôn trọng. Các hoạt động thờ cúng cùng
nhiều hình thức diễn xướng trong các đền, chùa, phủ… hàng năm được tổ chức công phu, đáp ứng nhu
cầu tâm linh của nhân dân cả nước.
Đảng và nhà nước cũng quan tâm chỉ đạo việc khôi phục, bảo vệ văn hóa truyền thống bằng việc tổ
chức nhiều lễ hội theo đúng nguyên bản và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như lễ hội Đền Hùng, lễ hội
tịch điền ở Đọi Sơn – Hà Nam và hàng nghìn lễ hội đã được tổ chức công phu hàng năm trên địa bàn cả
nước. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều công trình, hiện vật, di sản văn hóa có giá trị lần lượt được tôn
vinh khi được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tính đến 2016, nước ta đã có 23 di sản được
Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới, bao gồm cả di sản thiên nhiên, di sản nhân tạo và di sản hỗn
hợp. Nhiều hoạt động chấn hưng nghệ thuật cổ truyền như: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ,
hát sẩm, ca trù, dân ca các dân tộc thiểu số… được tổ chức thường niên trên địa bàn cả nước và được phổ
biến khá rộng rãi trong nhân dân… Có được những điều này, trước hết là nhờ chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, rồi sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, và đặc biệt là tinh thần đồng lòng,
thái độ trân trọng của toàn dân đối với các di sản văn hóa nước nhà.
Chính sách giao lưu văn hóa đúng đắn được chủ động thực hiện, một mặt quảng bá văn hóa Việt Nam
ra thế giới, mặt khác học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại. Những bài học kinh nghiệm trong giao
lưu văn hóa cha ông để lại đang được phát huy mạnh mẽ. Đặc biệt, Đẳng và nhà nước đã cụ thể hóa
chính sách phát triển văn hóa bằng việc ra các chính sách chấn chỉnh, loại trừ những yếu tố phản văn hóa,
làm xấu thuần phong mĩ tục của dân tộc… Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa nước nhà đã
ngày một thăng hoa, phát triển theo hướng tiên tiến mà vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có.
7.3. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tình hình hiện nay
Đại hội Đảng lần thứ VI – năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới: “Xây dựng ở nước ta một nền
kinh tế gồm nhiều thành phần, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa quan hệ đa
phương với thế giới, xây dựng và phát triển đất nước”. Từ đây, Việt Nam đã hội nhập không ngừng để
xây dựng một đất nước phát triển năng động.
Kinh tế thị trường vốn là thành tựu văn hóa của nhân loại, nó kích thích không ngừng tăng trưởng
của cải cho xã hội, đồng thời cũng kích thích không ngừng phát triển khoa học công nghệ. Thực tế cho
thấy, các nước vận hành theo kinh tế thị trường đã đạt đến sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa. Việt Nam
cũng vận hành theo quy luật ấy. Và thực tế đời sống ngày nay đặt văn hóa Việt Nam trước thời cơ thuận
lợi và cả những khó khăn thách thức mới.
7.3.1. Thời cơ, thuận lợi
Văn hóa Việt Nam vốn có đặc tính linh hoạt, rất thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường
vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy. Từ đặc tính linh hoạt đó, cô „ng với xu hướng hòa nhâ „ p, hô „i nhâ „
p, chúng ta có thể đi tắt, đón đầu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để phát triển mạnh mẽ…Việt
Nam có điều kiện học hỏi nhanh chóng những thành quả của các nước đi trước, đồng thời khắc phục
những khó khăn, những vấn đề đe dọa đến sự phát triển văn hóa nước nhà. Chúng ta đã đẩy nhanh sự phát
triển và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch với các nước phát triển trên thế giới.
Nền kinh tế thị trường và các chính sách của Đảng đã kích thích sự năng động, sáng tạo của mọi cá
nhân, mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế… Nhân tố con người trở nên tích cực hơn, chủ động, nhanh
nhạy hơn, ý thức pháp luật được nâng cao hơn. Tinh thần dân chủ và công bằng xã hội được củng cố...
Mỗi cá nhân và tập thể đều có cơ hội bình đẳng, có thể trở thành doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh
tế, đồng thời làm phong phú hơn bản sắc văn hóa nước nhà.
Giao lưu với quốc tế được tăng cường, đất nước và nền văn hoá dân tộc được quảng bá, giới thiệu
rộng rãi trên thế giới, thu hút nhiều quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế đến Việt Nam làm ăn, kinh doanh...
góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, đồng thời rất thuận lợi cho việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, nước ta đã ngày một tham gia sâu rộng hơn vào quá
trình hội nhập, khiến vị thế, uy tín của nước ta ngày càng cao trên trường quốc tế (gia nhập WTO, APEC,
TPP… đã cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển to lớn). Được tham gia các thị trường thế giới với tư cách
một thành viên bình đẳng, kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Đây chính là một trong những tiền đề
thúc đẩy văn hóa phát triển - thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu
diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử,
bảo tàng... Chúng ta có thể giới thiệu với thế giới những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc, góp
phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại, đồng thời có thể điều chỉnh lại một số chính sách
thuộc lĩnh vực văn hóa cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực thế giới mà vẫn tuân thủ những nguyên tắc riêng của Việt Nam.
7.3.2. Khó khăn, thách thức
Kinh tế thị trường và sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa nhân loại không chỉ mang lại cho Việt Nam
thời cơ, thuận lợi trong công cuộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà bên cạnh đó, còn đặt
ra những khó khăn, thách thức riêng.
Sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường khiến văn hóa Việt Nam đứng trước nguy cơ bị biến
dạng, nảy sinh tiêu cực đối với một dân tộc vốn trọng tình nghĩa, nhân ái... Lối sống thực dụng, vụ lợi trở
nên khá phổ biến đối với một bộ phận dân cư, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh như quan liêu, tham nhũng,
mại dâm, ma tuý, HIV, AID... Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt có xu hướng hưởng thụ, ăn chơi vượt
quá sự đóng góp lao động của bản thân (tâm lý phá phách, chơi bời trác táng ở một bộ phận giới trẻ; nạn
đua xe trái phép, lắc thâu đêm ở các vũ trường, tệ nghiện ngập ma túy, cờ bạc...)
Văn hoá ngoại sinh cùng nhiều tàn dư văn hóa độc hại du nhập vào Việt Nam một cách dễ dàng,
khiến văn hóa Việt Nam bị biến dạng. Tình trạng học theo lối sống ngoại lai (sùng ngoại), coi rẻ các giá
trị truyền thống có xu hướng lây lan… Phim ảnh bạo lực, kích thích nhục dục… khiến đạo đức con người
bị xói mòn, nhân cách bị biến dạng.
Thách thức lớn đối với văn hóa Việt là nguy cơ bị “xâm lăng” bằng văn hóa thông tin, trong điều kiện
văn hóa thông tin nước nhà còn đang trên đà phát triển, chưa đủ lực cạnh trạnh với các nước mạnh trên
thế giới. Như vậy, văn hóa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lu mờ, xói mòn, đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc. Chúng ta cần có những chính sách để phát huy thời cơ thuận lợi và hạn chế khó khăn thách thức, cụ thể như sau:
Có chủ trương, đường lối đúng đắn trong xây dựng, phát triển văn hoá và phải được hiện thực hóa
vào cuộc sống của toàn dân.
Có bộ máy và con người tương xứng để hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng.
Mọi thành viên trong xã hội nhận thức được vai trò của văn hoá để có thái độ và hành động xây -
chống nhằm xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc theo định hướng mà Đảng ta đã đề ra.
Tóm lại, phát huy bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chính là việc nuôi
dưỡng và bồi đắp sức sống mới cho những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là điều kiện quan
trọng để văn hóa Việt Nam có thể giao lưu và “nối vòng tay lớn” với nhiều nền văn hóa khác nhau trên
thế giới, vì mục đích “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.