-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Tài liệu môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mac-Lenin (ĐN) 2 tài liệu
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Tài liệu môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Tài liệu môn Kinh tế chính trị Mac-Lenin | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 12 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mac-Lenin (ĐN) 2 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Preview text:
CHƯƠNG 1:
- Đối tượng nghiên cứu của KTCT là quan hệ của sản xuất và trao đổi
Khái quát: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ xã hội
của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương
thức sản xuất nhất định.
- chức năng của KTCT mac-lenin: (17) + CN nhận thức + CN thực tiễn + CN tư tưởng + CN phương pháp luận
CHƯƠNG 2: HH, TT và vai trò của các chủ thể tham gia TT 1. SẢN XUẤT HH (21)
KN: sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản
xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán. điều kiện ra đời: - phân công LDXH
- sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể SX 2. HÀNG HÓA (22)
KN: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua
bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
- Thuộc tính của HH: (có 2 thuộc tính)
Giá trị sử dụng của HH: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có
thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị của HH: Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Tính hai mặc của LĐSXHH:
* LĐ cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định. => LĐ cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của LĐSXHH bởi việc sản xuất
cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.
* LĐ trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức
cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ
bắp, thần kinh, trí óc. => LĐ trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của LĐSXHH, bởi lao
động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
- Lượng giá trị của HH (26)
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung
bình, cường độ lao động trung bình.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa = hao phí LĐ quá khứ (chứa trong các yếu tố
vật tư, NVL đã tiêu dùng để SX ra HH đó) + hao phí LĐ mới kết tinh thêm.
- Nhân tố ảnh hưởng đến Lượng giá trị của HH:
* Năng suất LĐ: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
=> NSLĐ tăng => thời gian hao phí LĐ cần thiết giảm => Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm
=> đại lượng giá trị của một HH thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng LĐ thể hiện
trong HH đó và tỷ lệ nghịch với sức SX của LĐ.
Nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ:
i) trình độ khéo léo trung bình của người lao động;
ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ;
iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất;
iv) quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất;
v) các điều kiện tự nhiên.
Tăng cường độ LĐ => tăng tổng lượng giá trị của tất cả HH
*tính chất phức tạp của LĐ: chia thành LĐ giản đơn và LĐ phức
LĐ giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
LĐ phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
=> Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn. => CƠ SỞ XÁC ĐỊNH MỨC THÙ LAO 3. TIỀN TỆ (28)
- Hình thái của giá trị : (4 hình thái)
* HT giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
* HT giá trị đầy đủ hay mở rộng * HT chung của giá trị * HT tiền
- chức năng của tiền: (5 chức năng)
* thước đo giá trị: Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. * phương tiện lưu thông * phương tiện cất trữ * phương tiện thanh toán * tiền tệ thế giới
- Dịch vụ: Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình. Khác với
hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ.
- quan hệ trao đổi trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất/ thương hiệu/ mua
bán chứng khoán, chứng quyền và giấy tờ có giá (32)
Sự khác biệt này xét theo nghĩa chúng có các đặc trưng như: có giá trị sử dụng, có
giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp như cách
tạo ra các hàng hóa thông thường khác. - THỊ TRƯỜNG (35)
+ KN: là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng
thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định ngiả cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ
tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội. + PHân loại:
• theo đối tượng trao đổi: TT HH, TT dịch vụ
• theo phạm vi: TT trong nước, TT thế giới
• theo tính chất và cơ chế vận hành: TT tự do, TT có điều tiết, TT cạnh tranh hoàn
hảo, TT cạnh tranh k hoàn hảo ( độc quyền) + Vai trò:
• TT thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
• TT kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân
bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
• TT gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
- NỀN KINH TẾ THỊ
+ KN: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa
phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu
sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. + ĐẶC TRƯNG: (38)
• có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế
bình đẳng trước pháp luật.
• TT đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt
động của các thị trường bộ phận
• giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
• là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế.
- 3 Ưu thế của nền kinh tế thị trường
• nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thể kinh tế.
• nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng
miền cũng như lợi thế quốc gia.
• nền kinh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu
của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
- và 3 khuyết tật (39)
• trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
• nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
• nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
- QUY LUẬT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ TT (41) • QL GIÁ TRỊ
Sản xuất và trao đổi => QL giá trị
Tiến hành trên cơ sở hao phí LDXH cần thiết
Luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí Ld cá biệt <= hao phí LDXH cần thiết Tác động:
+ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
+ phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên. • QL CUNG CẦU
Có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa, thay đổi cơ cấu
và quy mô TT, ảnh hưởng tới giá của HH.
• QL LƯU THÔNG TIỀN TỆ
KL cần thiêt cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra thị
trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
• QL CẠNH TRANH: CT trong nội bộ ngành / CT giữa các ngành
tác động tích cực của cạnh tranh
- Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
- Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
- Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
- Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Tác động tiêu cực của cạnh tranh
- Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
- cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội.
3. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ THAM GIA TT (48) + NGƯỜI SX + NGƯỜI TIÊU DÙNG
+ CÁC CHỦ THỂ TRUNG GIAN TRONG TT + NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KTTT
NGUỒN GỐC CỦA GT THẶNG DƯ (53) (là do hao phí SLĐ mà có) 1. HH SỨC LĐ (54)
+ Điều kiện để SLĐ trở thành HH:
• Người LĐ được tự do về thân thể
• Người LĐ k có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết => HH để bán => họ phải bán SLĐ.
+ Thuộc tính của HH SLĐ: có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử
• Giá trị của HH SLĐ cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động quyết định.
=> Giá trị = giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái
sản xuất ra sức lao động + phí tổn đào tạo người lao động + giá trị những tư liệu sinh hoạt
cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con của người lao động.
• Giá trị sử dụng củaHH SLĐ cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
+ Sự sx giá trị thặng dư: (55) : giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị
sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. (m)
TƯ BẢN LÀ GIÁ TRỊ ĐEM LẠI GIÁ TRỊ THĂNG DƯ
+ Tư bản bất biến và tư bản khả biến (58)
Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được
lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất (ký hiệu là c).
Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để cho quá trình
tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra.
tư bản khả biến : bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tải hiện ra,
nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhẫn mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng
trong quá trình sản xuất (ký hiệu là v). + Tiền công (59)
+ Tuần hoàn tư bản (60): TRẢI QUA 3 HÌNH THÁI KẾ TIẾP NHAU
=> Nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và do hao phí sức LD
+ chu chuyển tư bản (61): chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào
giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên
nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản
phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
2.BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THĂNG DƯ (62)
giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế
- xã hội là quan hệ giai cấp.
+ Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư
bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Ký hiệu m’ (63) ** **
=>Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác sức lao động làm thuê;
=>khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô giá trị thặng dư
3. PP SẢN XUÁT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
+ SX GTTD tuyệt đối
+ SX GTTD tương đối + GTTD siêu ngạch TÍCH LŨY TƯ BẢN (66)
1. BẢN CHẤT CỦA TÍCH LŨY +
2. nhan tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy
- trình độ khai thác sức LD - năng suất LD xã hội
- Sử dụng hiệu quả máy móc
- đại lượng tư bản ứng trước 3. hệ quả
- tăng cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v)
- tăng tích tụ và tập trung tư bản
- tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với NLD làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối
HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1. lợi nhuận
- chi phí sản xuất (k) 2. bản chất LN
3. tỷ suất lợi nhuận (p’)
Các nhân tố ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận -
tỷ suất giá trị thặng dư. Sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng dư sẽ có tác động trực
tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận. -
cấu tạo hữu cơ tư bản. Cấu tạo hữu cơ c/v tác động tới chi phí sản xuất, do đó tác
động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. -
tốc độ chu chuyển của tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ lệ
giá trị thặng dư hàng năm tăng lên, do đó, tỷ suất lợi nhuận tăng. -
tiết kiệm tư bản bất biến.Trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị
thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
4. lợi nhuận bình quân
5. lợi nhuận thương nghiệp 6. lợi tức Đặc điểm
- quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu - là HH đặc biệt
- là hình thái tư bản phiến diện nhất, được sùng bái nhất ++ ++
7. địa tô tư bản chủ nghĩa
CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN CÁC CẤP ĐỘ 1. ĐỘC QUYỀN
Nguyên nhân hình thành độc quyền
- Sự phát triển của LLSX thúc đẩy các tổ chức độc quyền - Do cạnh tranh
- Do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng
2. ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước -
Tích tụ và tập trung vốn càng lớn => tích tụ và tập trung SX càng cao => coe cấu
kinh tế to lớn => cần 1 trung tâm đối với SX và phân phối -
Sự phát triển phân công LDXH => xuất hiện ngành mới => các tổ chức độc quyền
k mún đầu tư ( ngành giáo dục, GTVT, năng lượng, nghiên cứu,..) => cần nhà nước đảm nhận -
Gia tăng sự phân hóa giàu nghèo -
xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế=> sự bành trướng của các liên minh độc
quyền quốc tế và xung đột lợi ích => cần nhà nước điều tiết
bản chất của ĐQ nhà nước
Tác động của độc quyền
Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền PHẦN THỨ 2
C.Mác gọi giai đoạn đầu - xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
Nội dung cơ bản của lý luận:
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi
lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển
- Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều
thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau
nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
- Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
*Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ
vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế.\
* Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với
nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ
cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
có năm thành phần. Đó là: - Kinh tế nhà nước
- Kinh tế tập thể (lợi ích tập thể, xã hội, cá nhân)
- Kinh tế tư nhân (lợi ích chủ DN. Cá nhân, xã hội)
- Kinh tế tư bản nhà nước (lợi ích doanh nghiệp, xã hội, cá nhân)
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (lợi ích chủ đàu tư nước ngoài, nhà nước, người LD)
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ nhất - Anh
- Giữa thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX
- Cơ khí hóa thay Ld thủ công bằng LD sử dụng máy móc
Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ 2
- Cuộc CM KH và Cnghe hiện đại
- Nữa cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX - Anh và Đức
Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ 3
- Những năm đầu 60 thế kỉ XX- cuối thế kỉ XX
- Sd công nghệ thông tin, tự động hóa SX - Mỹ
Cuộc cách mạng công nghệp lần thứ 4
- Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (Đức) năm 2011
- Cuộc CM số, gắn với sự phát triển và phổ biến của internet