Tài liệu môn ngữ văn | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
Tài liệu môn ngữ văn | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁC LỚP TỪ NỘI DUNG 5.1. Từ mới
- Hiện đại, mới xuất hiện.
VD: con chip, file, massage, tuổi teen, thế giới ảo,
sống ảo, siêu thị, tiền tươi, photocopy, báo in, scanner. 5.2. Từ ngữ cổ
- Có những sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại trong
cuộc sống nhưng tên gọi dần thay đổi để phù hợp
với sự hiện đại hoá ngôn ngữ.
VD : từ “ công trường” ở miền Nam ( trước
5.1975) = chỗ đất rộng trong thành phố, xung
quanh có phố lầu” ( TĐ Thanh Nghị) “ công
trường Dân chủ”. Sau này được thay bằng” quảng trường” . 5.3. Từ toàn dân
- Những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân.
- Là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ.
- Là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ.
+ Về nội dung: từ toàn dân biểu hiện những sự
vật, hiện tượng, những khái niệm quan trọng và
cần thiết nhất trong đời sống.
VD: Chỉ hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, bão,...
Chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, mắt, mũi, chân, tay,...
Chỉ các sự vật, hiện tượng gắn liền với đời
sống: cày, cuốc, kim, chỉ, nhà,...
+Về nguồn gốc: từ toàn dân có nguồn gốc đa
dạng. Từ toàn dân của tiếng Việt bắt nguồn từ
tiếng Mường, gốc Môn-Khơmer, từ vay mượn.
VD: -Khơmer: sóc -> tóc; chơơng -> chân; Lnong -
> lóng ngóng; me -> mẹ;... 5.4. Từ địa phương
- Từ chỉ dùng ở một số địa phương nhất định. Khi
nói từ ngữ địa phương một số người ở tỉnh khác
sẽ không thể nào hiểu được. Bởi chúng không
được sử dụng phổ biến rộng rãi như từ ngữ toàn dân. VD:
- Ở miền Bắc có các từ ngữ địa phương Bắc Bộ
như: u-mẹ, thầy-bố; giời-trời,….
- Ở miền Trung có các từ ngữ địa phương Trung
Bộ như: mô-nào, chỗ nào; răng-sao, thế nào; rứa- thế,…
- Tại Nam Bộ có một số từ ngữ địa phương Nam
Bộ như: heo-lợn, ghe-thuyền,…. 5.5. Từ chuyên môn
- Các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số
lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc
thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
VD: Các định nghĩa về Lực là gì, thế nào là trọng
lực, Lực ma sát là các khái niệm trong Vật Lý
Các khái niệm trong địa lý như: Xâm thực, Dân số, Cơ cấu.
- Thuật ngữ ít được sử dụng, chúng cũng không có tính phổ biến.
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị cho 1 khái niệm và
mỗi khái niệm chỉ diễn tả cho 1 thuật ngữ.
- Các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ
khác nhau, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế.
- Không như các từ khác, thuật ngữ không mang sắc thái biểu cảm. 5.6. Từ thuần
- Từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng
tạo ra để biểu thị cho một sự vật, đặc điểm, hiện
tượng,.v.v… đồng thời cũng là cốt lõi, cái gốc của
từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa
(nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự
hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt.
- Chữ “thuần” trong “từ thuần Việt” có nghĩa là
bản ngữ (ngôn ngữ bản địa) hay không bị pha tạp
từ các ngôn ngữ khác, tương tự như vậy cũng sẽ
có từ thuần Nga, thuần Khmer,…
VD: Tương ứng nhóm ngôn ngữ Việt-Mường: vợ,
chồng, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy,
mỏ, mâm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, cau, gà, trứng…
VD: Tương ứng nhóm ngôn ngữ Việt – Tày
Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn,
bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng,
móc, nụ, gà, chuột, đâm…
VD: Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt -
Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: trời,
trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, rắn… 5.7. Từ vay mượn
- Những từ vay mượn của nước ngoài tạo ra sự
phong phú, đa dạng của Tiếng Việt. Trong tiếng
Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gốc từ tiếng
Hán, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp … VD:
- A-xít: có nguồn gốc từ “acide” có phiên âm là /asid/
- Bờ-lu: có nguồn gốc từ “blouse”, phiên âm là
/bluz/, được dùng để chỉ đồng phục áo choàng
màu trắng của các bác sĩ.
- In-tơ-net: là từ ngữ chỉ mạng máy tính, có
nguồn gốc từ chữ “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/
- Phông, Phông chữ: có nguồn gốc từ chữ “font”, phiên âm là /fɑnt/
- Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong
tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.
- Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ đó là Yếu
là quan trọng, lược có nghĩa là tóm tắt.
- Đô la: là đơn vị tiền tệ có nguồn gốc từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/
5.8. Từ kiêng kị và nhã ngữ
- Từ kiêng kị: là từ bị cấm kỵ dùng do liên quan
đến tín ngưỡng, tôn giáo hay diễn đạt lỗ mãng. VD:
- Trong tôn giáo : damn , blast, hell, god, jesus, christ,…
- Về các bộ phận trong cơ thể như: arse, arsehole,
balls, bollocks, cock, dick, prick, tits, cunt,..
- Về vệ sinh: piss, shit, crap, fart,..
- Từ nhã ngữ: là hình thức biểu đạt bằng cách
thay thế một từ thô bạo, trắng trợn, hoặc có thể
gây buồn phiền bằng một từ hoặc đơn vị từ vựng cùng nghĩa.
VD: dùng từ” mất, qua đời” để thay thế cho từ “ chết” Phân công nhiệm vụ:
- Từ mới: Huỳnh Võ Thủy Tiên
- Từ ngữ cổ: Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
- Từ toàn dân: Nguyễn Khánh Linh
- Từ địa phương: Tạ Hoàng Ngọc Mai
- Từ chuyên môn + Từ thuần: Nguyễn Ngô Trúc Linh
- Từ vay mượn: Phạm Ngọc Anh
- Từ Kiêng kị và nhã ngữ: Hồ Thị Ngọc Đăng
- Tổng hợp và kiểm tra: Đoàn Thị Ngọc Anh