Tài liệu nghệ thuật quản trị | Trường Đại học Hoa Sen

Tài liệu nghệ thuật quản trị | Trường Đại học Hoa Sen. Tài liệu gồm 13 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào chính
là nghệ thuật quản trị. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ
nhưng nó đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm.
Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người
nghệ sĩ tài năng. Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ nhà ‘nghệ
sĩ quản trị’ phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn
có nghệ thuật quản trị điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý
luận thành thực tiễn.
Quản trị không thể học thuộc lòng hay áp dụng theo công thức. Nó là một nghệ
thuật và là một nghệ thuật sáng tạo. Nhà quản trị giỏi có thể bị lầm lẫn nhưng họ
sẽ học hỏi được ngay từ những sai lầm của mình để trau dồi nghệ thuật quản trị
của họ, linh hoạt vận dụng các lý thuyết quản trị vào trong những tình huống cụ
thể.
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng
cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập, loại trừ nhau mà không
ngừng bổ sung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng được cải
tiến theo. Một người giám đốc nếu không có trình độ hiểu biết khoa học làm nền
tảng, thì khi quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc đã làm
trong quá khứ. Nhưng nếu có trình độ hiểu biết thì ông ta có điều kiện thuận lợi
hơn nhiều để đưa ra những quyết định quản trị có luận chứng khoa học và có hiệu
quả cao.
Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là
kinh nghiệm cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học quản
trị, thổi phồng mặt nghệ thuật của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng con người
lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, không ai có thể học được cách
lãnh đạo. Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng
khiếu. Nghệ thuật quản trị sinh ra từ trái tim và năng lực của bản thân cá nhân.
-------------------------------
NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ
1. Khái niệm
- Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc,
công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng
các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu
đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Thực chất, nghệ thuật quản trị chính là thái độ và cung cách ứng xử trong những
trường hợp khác nhau của nhà quản trị. Ở từng hoàn cảnh khác nhau, nhà lãnh đạo
phải biết chọn lựa giữa mềm dẻo, thương lượng hay kiên quyết bảo vệ ý kiến để ra
quyết định mà kết quả của nó sẽ ảnh hưởng lâu dài tới hiệu quả của doanh nghiệp.
- Nhà lãnh đạo giỏi sẽ chứng minh bản thân là người có thể tạo ra tầm nhìn, cảm
hứng và ảnh hưởng trong tổ chức thông qua các phương thức giao tiếp được xây
dựng dựa trên những nghệ thuật quản trị như: nghệ thuật tự quản trị, nghệ thuật
đối xử với nhân viên cấp dưới và nghệ thuật giao tiếp đối ngoại.
2.Một số nghệ thuật quản trị chủ yếu
Nói đến nghệ thuật là nói đến một khối lượng kiến thức khổng lồ của loài
người mà chỉ nguyên các xuất bản phẩm cũng đã khá đồ sộ với nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Với nghệ thuật quản trị cũng vậy, nhà quản trị muốn thành công trong
sự nghiệp của mình thì anh ta bắt buộc phải kết hợp vô vàn những cung cách,
đường lối ứng xử để vừa có thể lãnh đạo công ty, vừa có thể làm hài lòng khách
hàng. Cách tiếp cận hợp lý nhất để lĩnh hội được nghệ thuật này là đi từ tự quản
trị đến quản trị người khác và quản trị từ bên trong đến mối quan hệ bên ngoài.
a. Nghệ thuật tự quản trị
- Nghệ thuật tự quản trị là nghệ thuật tự quản trị mình!
- Khổng Tử đã dạy: ‘Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ có ý khuyên răn như sau:
muốn cho người khác quy phục mình thì trước hết mình phải có các thói quen tốt.
Do đó, muốn trở thành nhà quản trị thành đạt cần phải có nghệ thuật trong việc
hình thành rất nhiều thói quen, tư chất cơ bản như sau: thói quen dám chịu trách
nhiệm, suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc, nghệ thuật hình thành
mong muốn, niềm tin và tính kiên trì, nghệ thuật đưa cái quan trọng nhất lên trước
và nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân.
Thứ nhất, nghệ thuật hình thành thói quen dám chịu trách nhiệm
-Nguyên lý Frankl: con người khác mọi vật ở tính tự lựa chọn nên con người
không được đổ lỗi cho hoàn cảnh, phải có trách nhiệm về kết quả công việc.
-Ý nghĩa của nguyên lý Frankl là ở chỗ nhà quản trị phải rèn thói quenkhoong bao
giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải xét xem mình đã phản ứng ra sao trước những gì
đã trải qua trong kinh doanh, phải là người có ý thức trách nhiệm về kết quả công
việc mình đảm nhận. Nếu không chịu trách nhiệm thì người lãnh dạo đó sẽ không
thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của công việc vì hành động trốn tránh đó
thể hiện nhà quản trị là ngưới kém ý chí ngay trong tư tưởng, thay vì nghĩ cách
làm lại tốn thời gian nghĩ mưu kế để trốn trách nhiệm.
- Làm thể nào nhà quản trị có thể rèn luyện tư chất đó? Để có thể dũng cảm nhận
trách nhiệm, người đó cần biết tự nhận thức, có đầu óc tưởng tượng, có lương tâm
và có ý chí độc lập. Họ sẽ luôn tự vấn lương tâm và biết hổ thẹn với chính mình
nếu như không làm tròn nhiệm vụ của bản thân.
- Tư chất này hun đúc ý chí là phải làm cho được, làm cho tốt. Đây là chìa khóa
mở ra hàng loạt các tư chất khác như ý chí độc lập, kiên trì và do đó là chìa khóa
đầu tiên cho sự thành công.
- Thói quen dám chịu trách nhiệm còn được biểu hiện ở khả năng cam kết và giữ
lời cam kết. Cam kết là cơ sở của niềm tin và là nền tảng của mọi mối quan hệ.
Phá vỡ cam kết đồng nghĩa với việc hủy hoại niềm tin, người phá vỡ cam kết sẽ bị
cô lập, người khác sẽ không muốn làm ăn hoặc thiết lập mối quan hệ cá nhân với
anh ta. Bằng cách cam kết và giữ lời cam kết, với bản thân mình, nhà quản trị đã
rèn luyện được tính trung thực. Đối với khách hàng, nhà quản trị sẽ giữ được mối
quan hệ làm ăn lâu dài. Đối với cấp dưới, nhà quản trị sẽ giữ được uy tín, tầm ảnh
hưởng của mình tới toàn bộ công nhân viên.
- Ngoài ra, thói quen dám chịu trách nhiệm còn biểu hiện phải có tính độc lập
trong suy nghĩ và quyết định, không sợ dư luận nếu đã khẳng định quyết định của
mình là đúng. Nếu không có độc lập suy nghĩ ta sẽ không dám thực hiện việc đó
một cách hoàn hảo. Ở chiến trường, không biết sợ là phẩm chất quyết định thắng
lợi; giống như vậy, ở thương trường bảo vệ ý kiến bản thân, khẳng định cái đúng
cái sai, biết độc lập tỉnh táo nhận định, không bao giờ bị động trước bất kỳ lời
khuyên dễ dãi nào. “Một ý định nảy sinh, chúng ta phải lập tức thổi khí trời vào để
nó có thể khỏi bị chết ngạt. Sợ bình phẩm, phê bình, trách cứ của người xung
quanh là thuốc độc giết chết mọi ý định ngay từ khi mới nhú”.
- Vậy, nhà quản trị phải tâm niệm và rèn luyện thành thói quentrong suy nghĩ:
‘anh ta là kẻ sáng tạo, anh ta dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình’
Thứ hai, nghệ thuật hình thành thói quen suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu
công việc
- Trong kinh doanh, mọi việc không diễn ra một cách tự nhiên, bản chất mà đó là
hệ quả của một quá trình tác động lâu dài trước đó. Do vậy, công ty với những
quyết định nhanh chóng và vội vã, chạy theo số đông không thể có được lợi nhuận
cao và lợi ích lâu dài. Ngược lại, với những doanh nghiệp có định hướng rõ ràng,
nhìn được mục tiêu trước mắt để từ đó hoạch định ra những kế hoạch chính xác thì
sẽ trở nên lớn mạnh và bền vững.
- Làm thế nào để nhà quản trị luôn thực hiện tốt chức năng định hướng? Không có
cách nào khác là anh ta phải rèn luyện, định hình cho mình một thói quen chỉ bắt
đầu tiến hành bất kỳ công việc dù to, dù nhỏ nếu đã suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng về
tiến trình cũng như kết quả công việc đó.
- Muốn suy nghĩ chính xác trước hết cần phải hiểu rõ về tình hình thực tiễn. Có
một người thành đạt đã nói: Chỉ có những người nhìn ra những điều người khác
không nhìn thấy mới có thể làm được những việc mà người khác không thể làm
được. Và sự suy nghĩ một cách chính xác, độc đáo sẽ mang đến cho bạn ưu thế
này, giúp nhà quản trị phát triển sự nghiệp.
- Mặt khác, cần chú ý rằng định hướng phải dựa trên cơ sở các nhân tố giả định,
thế mà trong thực tế các nhân tố này có thể không đúng với giả định và thường
xuyên thay đổi nên không phải chỉ định hướng một lần là đủ mà là phải thường
xuyên kiểm tra xem liệu hướng đi đó có còn đúng không?
- Nghệ thuật định hướng chính là nghệ thuật xác định đúng hướng đi và biết khi
nào cũng như thay đổi nào thì phải điều chỉnh hướng đi để luôn đạt được hiệu quả
kinh doanh, thực hiện được các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ ba, nghệ thuật hình thành mong muốn, niềm tin và tính kiên trì
- Mọi người đều có ước mơ và mong muốn của riêng mình nhưng không phải ai
cũng đủ niềm tin và tính kiên trì để thực hiện nó. Vấn đề ở đây là không phải tất cả
mọi người đều biết mình muốn gì. Những người dễn nản lòng hay chấp nhận thất
bại ngay từ những bước đi đầu tiên là bởi vì họ không hình dung chính xác đích
đến của họ hay nói khác đi ước mơ của họ quá chung chung, chỉ là có nhiều tiền
và nhiều bạn.
- Là một nhà quản trị thành công, họ luôn biết công việc của họ sẽ đi đến đâu và
gặt hái được những gì. Họ vẽ ra kế hoạch cụ thể đến từng chi tiết như: doanh thu
sẽ tăng lên bao nhiêu trong tháng tới, sẽ thêm bao nhiêu khách hàng tiềm năng đến
với họ… Mong muốn là khởi đầu của sự thành công vì nó là tiền đề để biến ý chí
thành hiện thực.
- Nhân tố tiếp theo chính là niềm tin và ý chí kiên cường. Niềm tin là sức mạnh
cho ý tưởng, là phương thuốc duy nhất hiệu nghiệm chống lại sự thất bại. Trong
kinh doanh không phải bao giờ mọi sự cũng diễn ra thuận buồm xuôi gió. Khi gặp
những trường hợp bất trắc, những khó khăn ngoài dự kiến thì cái để nhà quản trị
có đủ sức mạnh và nghị lực có thể vượt qua được chính là niềm tin vào sự tất
thắng. Như thế, nhà quản trị sẽ có ý chí đi đến cùng chứ quyết không bao giờ chịu
lùi bước. Kiên trì thực hiện các mục tiêu đã vạch ra.
- Nhiều người thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp cho rằng đức kiên nhẫn, sự
tận lực trong làm việc, lòng say mê mà khởi đầu thường từ những ước mơ, khát
vọng và những ý nghĩa táo bạo,… đã giúp họ thành công.
Thứ tư, nghệ thuật hình thành thói quen đưa cái quan trọng nhất lên trước
- Nhà quản trị luôn bộn bề các công việc và phải chịu sự căng thẳng về thời gian
nên bí quyết là phải biết tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Để xây dựng ma trận ưu tiên công việc nhà quản trị phải biết phân loại và sắp
xếp các công việc cần giải quyết theo các cấp độ quan trọng và không quan trọng,
mỗi loại này được chia làm hai loại khẩn cấp và không khẩn cấp.
- Tuy nhiên, nhà quản trị không nên quá chú ý vào phạm trù công việc vừa quan
trọng, vừa khẩn cấp vì như vậy anh ta sẽ luôn ở trong tình trạng phải đi ‘chữa
cháy’. Trong trường hợp này, người lãnh đạo nên sử dụng nghệ thuật ủy quyền.
Cách này được hiểu là giám đốc giao công việc cho người dưới quyền dựa trên cơ
sở một số kỹ thuật nhất định sao cho công việc đó được hoàn thành dựa theo đúng
ý đồ người giao.
Thứ năm, nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân
- Nhà quản trị sáng suốt là nhà quản trị nhìn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của
chính bản thân mình. Nếu không thể đánh giá một cách khách quan trình độ, năng
lực của bản thân, người lãnh đạo không thể phát hiện được khả năng của người lao
động để từ đó khuyến khích tài năng của họ phát triển. Hơn nữa, một nhà quản trị
độc tài, luôn nghĩ mình đúng, không thừa nhận yếu điểm của bản thân thì không
thể khiến một tập thể tin tưởng và đi theo được.
- Chỉ khi đánh giá đúng năng lực của mình, nhà quản trị mới có khả năng thực
hiện nhiệm vụ với kết quả tốt hơn so với tiềm năng anh ta tự đánh giá. Mặt khác,
tự đánh giá đúng năng lực còn đem lại cho nhà quản trị lợi thế rất lớn là dựa trên
cơ sở tính cách của mình mà lựa chọn và sử dụng phương pháp, phong cách thích
hợp. Điều này dẫn đến kết quả giải quyết nhiệm vụ sẽ lớn hơn nhiều so với nếu
nhà quản trị lựa chọn sai phương pháp, sử dụng phong cách quản trị máy móc,
giáo điều.
b. Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới:
- Các nhà quản trị đều có cấp dưới – điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi.
Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ
giữa người với người. Thực chất của quản trị doanh nghiệp là quản trị con người,
quản trị một tập thể các thành viên tham gia vào quá trình kinh doanh. Đối xử với
nhân viên của mình như thế nào không hề đơn giản. Các nhà quản lý cần hiểu rằng
nhân viên không giống mình về khả năng , động lực làm việc và cả khí chất. Mỗi
người đều có cá tính riêng và và lãnh đạo phỉa căn cứ vào những đặc điểm cơ bản
khi làm việc với họ. Vì vậy Dù là bộ trưởng hay tổng giám đốc vẫn phải biết cách
phát huy hết mức tính tích cực và tính sáng tạo của cấp dưới, để họ giúp mình
hoàn thành nhiệm vụ mới là giá trị tồn tại thật sự của người lãnh đạo. Sự giao tiếp
giữa nhà quản trị và cấp dưới được đánh giá là một trong những cách tốt nhất để
tiến hành các hoạt động quản trị. Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp với nhân
viên dưới quyền, nhà quản trị cần phải có nghệ thuật ứng xử với cấp dưới.
Thứ nhất, biết quan tâm tới người dưới quyền:
-Doanh nghiệp là một tập thể những con người khác nhau, họ cùng làm việc vì
mục đích chung của công ty, vì vậy, thàng công mà doanh nghiệp đó đạt được là
thành quả và công sức của hiều người góp lại. Ông vua dầu lửa Rockefeller đã
từng trả lời, điều làm cho ông trở nên vĩ đại chính là “ nhờ kẻ khác”. Andrew
Carnegie trở thành triệu phú vì “ ông tập hợp được xung quanh ông những ý tưởng
và thực hiện ý tưởng mà bản thân ông không làm được”. Tuy đã được nhiều “ ông
lớn” khẳng định nhưng điều này vẫn còn bị không ít người quản trị xem nhẹ. Điều
họ quan tâm chỉ có bản thân họ, coi thành công là của riêng họ, nhân viên cấp dưới
họ không có đóng góp vào thành công ấy. Benjamin Franklin từng khẳng định
“Khi tôi làm việc cho tôi thì tôi làm viecj cô độc, còn khi tôi làm việc cho người
khác thì họ cũng làm việc cho tôi”. Triết lí của nhà tâm lí học Alfred Adler: “Kẻ
nào không quan tâm tới người khác chẳng những sẽ gặp nhiều khó khan nhất trong
đời mà còn là người có hại nhất cho xã hội”. Người quản trị người khác đối xử với
họ như thế nào, thì họ cần đối xử với nhận viên dưới quyền họ như vậy.
- Đối với mỗi chúng ta, sự quan tâm là một phẩm chất không thể thiếu được. Đối
với người lãnh đạo, yếu tố này lại càng có ý nghĩa. Trong tổ chức, khi lãnh đạo có
những mối quan hệ sâu sắc, quan tâm tới mọi người thì sẽ tạo nên sự hợp tác rộng
rãi của các thành viên đối với mình. Khi người lãnh đạo có tình thương đối với
mọi người thì doanh nghiệp sẽ có sức mạnh - sức mạnh được tạo nên từ phía
những người thừa hành. Sự quan tâm của người lãnh đạo không chỉ là một cảm
giác, lời nói mà phải được thể hiện qua những việc làm, những hành động cụ thể,
ví dụ như: nếu gia đình họ gặp khó khan, nhà quản trị nên thăm hỏi, giúp đỡ, có
như vậy họ mới có thể an tâm làm việc. Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện
lòng nhân ái quan tâm của người lãnh đạo phải dựa trân sự hiểu biết về hoàn cảnh,
nguyện vọng, chứ không phải mang tính tự phát. Có thể nói, người lãnh đạo chỉ
cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả tình cảm của mình để tạo nên mối quan hệ
có hiệu quả tốt đối với nhân viên. Nhà quản trị đáp ứng được nhu cầu tình cảm của
nhận viên không những sẽ mang lại cho họ cảm giác an toàn mà còn giúp nhà
quản trị nhận được lòng trung thành của nhân viên cũng như những kết quả công
việc tốt nhât. Sự chân thành, quan tâm của nhà quản trị sẽ như một lời cam kết của
họ đối với nhận viên. Tuy nhiên, ngược lại, nếu nhà quản trị tỏ ra bất lịch sự,
không xây dựng được tình cảm giữa họ và nhân viên thì sớm muộn lòng tin của
cấp dưới đối với họ cũng mất. Những nhân viên này chắc chắn sẽ chuyển sang làm
cho một công ty khác mà họ tin tưởng sẽ tạo cho họ môi trường mới tốt đẹp hơn.
Điều này sẽ trở thành mất mát to lớn cho doanh nghiệp khi quá trình hội nhập của
nước ta đang phát triển nhanh chóng cùng nghĩa với sự cạnh tranh sẽ càng trở nên
khốc liệt, việc thiếu nhân lực giỏi có thể sẽ để lại những hậu quả lớn cho doanh
nghiệp.
- Trong mối quan hệ với cấp dưới, người quản trị cần chú ý cởi mở nhưng không
được suồng sã. Có cảm tình với người này nhưng ghét kẻ khác là điều tối kị trong
nghệ thuật quản trị. Nếu làm vậy, nhà quản trị đang tự chia bè kết phái, phá vỡ
niềm tiên và môi trường làm việc lành mạnh. Xây dựng niêm tin là một quá trình
dài nhưng phá hủy bức tường đó thì chỉ cần một giây. Nhà quản trị nên nhớ câu
châm ngôn: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”.
Sau đây là ví dụ điển hình thể hiện sự quan tâm của nhà quản trị với người dưới
quyền mình.
SƯỚNG KHI LÀM NHÂN VIÊN CỦA GOOGLE
Công cụ tìm kiếm Google luôn nằm trong danh sách những công ty đáng đầu
quân nhất thế giới. Môi trường làm việc lý tưởng và những chế độ đãi ngộ
“trong mơ” khiến việc trở thành nhân viên của Google luôn là mơ ước của
nhiều người.
Trang The Richest điểm qua những chế độ đãi ngộ mà Google dành cho nhân
viên:
1. Nhân viên Google được ăn uống hoàn toàn miễn phí. Nhà ăn của công ty được
phục vụ bởi các đầu bếp có tay nghề cao, đem đến những bữa ăn lành mạnh và
ngon miệng mỗi ngày.
2. Trong văn phòng Google thậm chí có luôn cả tiệm cắt tóc.
3. Google áp dụng chương trình cho phép nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân
làm ứng viên trong các đợt tuyển dụng.
4. Nhân viên Google mới sinh con được thanh toán đến 500 USD số tiền mua thức
ăn bên ngoài mang về nhà.
5. Nhân viên Google có thể nghỉ ngơi và giải trí ngay trong văn phòng, với bàn
chơi billiard, chơi leo núi, bể bơi, khu vực chơi bóng chuyền bãi biển, các trò chơi
video, bóng đá, tennis…
6. Nhân viên Google được phép mang thú cưng của họ tới văn phòng.
7. Trong văn phòng của Google có cả máy giặt lẫn máy sấy quần áo. Thậm chí cả
bột giặt cũng miễn phí. Ngoài ra, còn có cả dịch vụ giặt khô là hơi.
8. Các phòng chống stress là thứ có mặt trong văn phòng của công cụ tìm kiếm lớn
nhất thế giới. Những căn phòng đặc biệt dạng như “con nhộng” này được thiết kế
hoàn toàn cách âm và ánh sáng.
9. Nhân viên Google có thể dùng những chiếc xe scooter chạy điện để đi lại giữa
các bộ phận trong văn phòng.
10. Google có xe bus để đưa nhân viên tới văn phòng hoặc từ văn phòng đi ra
ngoài. Trên những chiếc xe bus này có Wi-Fi miễn phí.
11. Nhân viên Google có thể thay dầu xe định kỳ miễn phí ở cơ quan.
12. Dịch vụ rửa xe cũng hoàn toàn miễn phí.
13. Phòng tập thể hình dành cho nhân viên Google rất hiện đại và đầy đủ thiết bị.
14. Các lớp tập thể dục là miễn phí đối với mọi nhân viên.
15. Thư viện di động của Google cung cấp những cuốn sách, tạp chí và ấn phẩm
mới nhất. Miễn phí cho mọi nhân viên.
16. Nhân viên Google muốn học một ngôn ngữ mới có thể tham gia miễn phí các
lớp tiếng Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Pháp.
17. Văn phòng của Google có các khu vực riêng biệt dành cho các nhân viên muốn
làm việc riêng.
18. Ghế mát-xa tự điều khiển có trong văn phòng của Google. Những bể cá cảnh
được đặt trước những chiếc ghế này giúp tăng độ thư giãn.
19. Thậm chí, trong văn phòng của Google còn có cả người chuyên phục vụ mát-
xa chuyên nghiệp để phục vụ nhân viên bất kỳ lúc nào.
20. Phòng tắm xông hơi cũng có trong văn phòng Google.
21. Google thường xuyên đưa nhân viên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi
trượt tuyết, xem phim, dã ngoại…
22. Trong các ngày nghỉ, ngày lễ, Google luôn tổ chức các buổi tiệc công ty.
23. Nhân viên Google có thể tham gia vào hội tín dụng (credit union) để vay tiền
dễ dàng hơn.
24. Nhân viên Google được hưởng chế độ giảm giá đối với nhiều sản phẩm và
dịch vụ.
25. Dịch vụ trông xe ở bãi đỗ xe tầng hầm của Google là miễn phí. Trong trường
hợp nhân viên của Google quá vội hoặc không còn chỗ đỗ, sẽ có người đem xe đi
tìm chỗ đỗ và đem trả chìa khóa lại sau.
26. Google hoàn toàn công phải là một công ty bình thường với một văn phòng
bình thường. Văn phòng của họ được trang trí tuyệt vời đến nỗi, một số nhân viên
đã mô tả nơi này như là bên trong công ty đồ chơi huyền thoại FAO Schwarz.
27. Tòa nhà mới nhất của Google được thiết kế theo chủ đề hàng hải, bên trong có
những chiếc thuyền thật, trông giống như những chiếc thuyền ở Venice, Italy, có
kê ghế ngồi bọc da. Nhân viên có thể ngồi họp hoặc làm việc trên đó.
28. Bác sỹ luôn túc trực trong văn phòng của Google để chăm sóc sức khỏe nhân
viên.
29. Trụ sở của Google có các phòng cầu nguyện cho nhân viên, bất kể họ theo tín
ngưỡng nào.
30. Có hẳn một công viên dành cho các chú chó, để những nhân viên Google
mang theo thú cưng là chó có thể thả chúng vui chơi ở đây.
31. Nhân viên nữ của Google mới sinh con có phòng riêng để cho con bú mẹ.
32. Nhân viên Google sử dụng xe chạy điện được cung cấp những điểm đỗ đặc
biệt riêng.
33. Có nhiều lò sưởi trong văn phòng Google, nơi nhân viên có thể xả hơi và
“chém gió” khi ngồi trên những chiếc ghế sofa vô cùng êm ái.
34. Nhân viên Google cũng có thể sử dụng một bốt chụp ảnh miễn phí.
35. Nhân viên Google đi xe đạp được cung cấp chỗ để xe có hộp đựng dụng cụ sửa
chữa và bơm.
36. Có cả võng và các loại hạt rang cho nhân viên nằm dài nhấm nháp.
37. Các phòng chơi trò chơi điện tử với máy chơi Xbox và Nintendo Wii, nơi nhân
viên Google có thể lựa chọn giữa hàng ngàn trò chơi khác nhau.
38. Có một phòng âm nhạc cách âm, mang tên Soundgarden, nằm trên tầng thượng
một trong các tòa nhà của Google. Trong phòng này có nhiều dụng cụ chơi nhạc
như guitar điện, trống, keyboard, kèn…
39. Google từng mở một sòng bạc ngay trong nhà ăn của công ty, để nhân viên
“thực tập” trước khi tới thăm Las Vegas.
40. Thứ Sáu hàng tuần, Google họp toàn công ty. Trong cuộc họp này, nhân viên
có thể hỏi các thành viên sáng lập và các sếp cao nhất của Google về mọi vấn đề.
Bia và rượu vang được phục vụ không giới hạn trong các cuộc họp này.
41. Thi thoảng, nhân viên Google lại được công ty tặng quà bất ngờ. Đã có lần, tất
cả mọi nhân viên trong công ty được tăng một chiếc đèn flash giá 400 USD.
42. Tiền thưởng và quà tặng trong các kỳ nghỉ là những thứ chắc chắn nhân viên
Google nhận được. Tất cả nhân viên của công ty đã được tặng điện thoại chạy
phần mềm Android.
43. Google sẽ chăm sóc gia đình nhân viên trong trường hợp nhân viên đó qua đời.
Vợ hoặc chồng của nhân viên quá cố sẽ được nhận một tấm séc trị giá 50% lương
hàng tháng của người đó trong vòng 10 năm, không cần biết nhân viên quá cố đã
làm cho Google được bao lâu.
44. Bên cạnh đó, toàn bộ số cổ phiếu Google mà nhân viên quá cố nắm giữ có thể
được bán ra ngay lập tức.
45. Bất kỳ người con nào của nhân viên quá cố sẽ được nhận 1.000 USD mỗi
tháng cho tới năm 19 tuổi. Chế độ này có thể kéo dài thêm 4 năm nếu người con
đó là sinh viên đi học toàn thời gian.
Theo VNEconomy
Ta có thể thấy sự đãi ngộ của Google đối với nhận viên thật sự rất “hào phóng”,
những chính sách này đã mang lại cho nhân viên của google trách nghiệm rất lớn
trong công việc, tạo động lực giúp họ phát huy khả năng của mình.
Thứ hai, hiểu người
- Hiểu người chính là điều kiện quan trọng nhất trong nghệ thuật ứng xử với cấp
dưới, có hiểu họ thì nhà quản trị mới có những cách cư xử đúng mực. Nếu không
hiểu được cấp dưới mình, nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong phân chia công việc,
không thể đứng trên lập trường của họ mà suy xét mọi việc, không thể quy phục
họ chủ động làm theo ý mình,… Đánh giá cấp dưới là hoạt động cần thiết của hoạt
động quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, những lợi ích vật chất của
người lao động gắn trực tiếp với sự đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
họ. Khi lãnh đạo đánh giá công minh thì những người được đánh giá phấn khởi,
tập thể đoàn kết thống nhất. Khi con người phấn khởi thì làm việc không biết mệt
mỏi, có năng suất và hiệu quả cao và ngược lại. Có thể nói, việc đánh giá con
người là một công việc phức tạp và khó khăn, là một nghệ thuật mà không phải
người lãnh đạo nào cũng làm được. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều nhà quản trị tự cho
mình là đúng. Họ đem suy nghĩ, hành động của mình áp đặt lên người khác, họ
nắm trong tay quyền quyết định, họ sẽ làm những gì họ muốn. Điều này sẽ làm
mất đi sựu tôn trọng cũng như lòng tin của nhận viên vào nhà quản trị. Muốn hiểu
được cấp dưới, nhà quản trị cần thời gian dài tiếp xúc và quan tâm đến họ cũng
như công việc trong cuộc song hằng ngày.
Thứ ba, nghệ thuật thưởng, phạt
- Là nhà quản trị, bạn ãy suy nghĩ giống như nhân viên của mình. Do tính háo
danh là đặc biệt quan trọng đối với mỗi người nên trong cư xử với cấp dưới, việc
khen chê, hạ cấp tăng cấp…là một công việc cần thiết nếu muốn thành đạt. Con
người đều muốn thể hiện bản thân, chúng ta đều muốn được người khác ghi nhận
khi làm được công việc nào đó. Tuy nhiên, nếu làm chưa tốt, những lời phê bình
thẳng thắn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Schwab tunwngf chia sẻ: “Cái
vốn quý nhất tôi có là năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người. Chí
có khuyến khích và khen ngợi mới làm phát sinh và gia tăng những tài năng quý
giá nhất của chúng ta thôi,… Tôi tin rằng tốt hơn nên khuyên khích người ta và
cho người ta một lí tưởng để noi tới. Cho nên tôi luôn luôn sẵn sang khen ngợi một
cách thật thà. Tôi không tiếc những lời khen và rất dè dặt trong lời chê”.
- Cấp dưới cần nhất ở nhà quản trị tính công bằng: minh bạch, không bênh vực,
thiên vị hay ác cảm với bất kì ai. Làm được như vậy, nhà quản trị sẽ thu phục
được lòng người, tạo dựng niềm tin trong nhân viên cũng như tạo cho họ động lực
để phát triển tiềm năng của họ. Nhà quản trị đã tạo ra được một tập thể gắn bó,
hoạt động vì mục tiêu chung. Ngược lại, nếu tính khách quan, công bằng không
được đảm bảo, nhà quản trị không những không có được sự tin tưởng của cấp dưới
mà còn bị họ khinh thường vì đã phá đi những quy tắc chuẩn mực mà nhà quản trị
hướng tới. Tệ hại hơn, nhà quản trị đã phá đi tính hướng thiện có sẵn trong mỗi
con người.
- Nghệ thuật trong khen, chê cần phải được thể hiện đúng lúc, đúng nơi và phải tế
nhị.
Ví dụ thực tiễn:
Steve Jobs từng là “đồ đáng ghét” trong mắt nhân viên.
ICTnews - Người sáng lập Apple, Steve Jobs có lẽ đã từng bị coi là một thằng điên
sự khi chỉ trích nhân viên. Ông nói chính xác những gì ông nghĩ và thường sử
dụng cả từ ngữ thô tục để trình bày suy nghĩ của mình.
Jobs đã từng sa thải người đứng đầu nhóm nghiên cứu MobileMe, nghiên cứu đầu
tiên của Apple về một dịch vụ đám mây, ngay trong một cuộc họp công khai trước
mặt nhóm của anh này. Có rất nhiều câu chuyện về việc Steve khiến các nhân viên
suýt khóc khi bị mắng mỏ.
Trong một bài báo trên tờ The New Yorker, thiết kế trưởng của Apple, Jony Ive,
một người bạn thân của Jobs, kể về việc mình đã từng yêu cầu Jobs “dịu giọng”
khi nhìn thấy đồng nghiệp của mình bị chỉ trích quá nặng nề. …
Trích theo ICTnews
Như chúng ta có thể thấy, ngay cả Steve Jobs - người lãnh đạo tuyệt vời của
Apple cũng là “đồ đáng ghét” khi phê bình, chỉ trích nhân viên quá nặng nề.
c. Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại
- Người ta nói rằng kĩ năng mềm phải thật cứng. Hiện tại có 85% số sinh viên ra
trường làm việc trái ngành. Cũng con số tương đương, kĩ năng mềm của bạn
chiếm tới 85% khả năng thành công của bạn.
- Để trở thành nhà giao tiếp giỏi, bạn phải biết tâm lí đối phương. Để đạt hiệu quả
cao trong mục tiêu công việc, bạn phải biết gặp người chọn người.
Thứ nhất, thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp:
- Để cuộc giao tiếp thành công, nhà quản trị phải luôn rèn luyện thói quen chuẩn
bị kĩ càng trước khi gặp mặt khách hàng.
- Đầu tiên, phải biết xác định rõ mục tiêu của cuộc nói chuyện. Tiếp theo, phải xác
định đối tượng giao tiếp, cụ thể như: họ tên, sở thích, tính cách. Sau đó, dựa trên
mục đích để vạch ra nội dung cần giải quyết của cuộc gặp mặt. Cuối cùng, việc
chuẩn bị về phương thức ứng xử từ phong cách xã giao đến thái độ, ngôn ngữ sử
dụng trong giao tiếp và thái độ ứng xử cần thiết.
Thứ hai, hình thành kĩ năng giao tiếp:
- Sử dụng biểu hiện bên ngoài, đoán biết tâm lí bên trong đối phương. Sử dụng
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thực hiện đúng mục đích đặt ra.
- Chia thành 3 phân nhóm:
Phân nhóm kĩ năng định vị: xác định đúng đối phương giao tiếp ở vị trí
nào để sắp xếp địa điểm, thời gian, nội dung giao tiếp
Phân nhóm kĩ năng định hướng: sử dụng hành động bên ngoài nhận biết
diễn biến tâm lí bên trong đối phương.
Phân nhóm kĩ năng điều khiển: sử dụng thế chủ động của cơ thể để tạo ra
cuốn hút với đối phương, làm chủ trạng thái tình cảm và phương tiện giao
tiếp.
Thứ ba, nghệ thuật gây thiện cảm trong giao tiếp:
- Muốn thành công trong giao tiếp, phải có nghệ thuật gây thiện cảm với người
giao tiếp. Trong cuộc đối thoại, người đối diện rất dẽ bị thu hút bởi những thái độ
tích cực như:
Thái độ tự chủ, tự tin, cởi mở và chân thành thể giện qua phong thái mà
trước hết là nét mặt, ánh mắt của người giao tiếp.
Luôn thành thực chú ý lắng nghe đến đối tượng giao tiếp, mà đặt mình vào
hoàn cảnh của họ để cảm thông, chia sẻ.
Luôn luôn mỉm cười trong giao tiếp, biết khôi hài và ăn nói dí dỏm có tác
dụng như chất xúc tác làm tăng thiện cảm của đối tượng giao tiếp
Thứ tư, nghệ thuật thuyết phục:
- Để thành công trong thương trường, nhà quản trị phải luôn có khả năng thỏa
thuận với mọi vấn đề sao cho lợi ích thu được là cao nhất mà không làm mất lòng
khách hàng.
- Muốn vậy, nhà quản trị phải có cách diễn đạt đi thẳng vào nội dung chính, biểu
hiện ý chí mạnh mẽ và lòng tin của mình; không được phép tỏ ra cân nhắc, đắn đo
đặc biệt với vấn đề then chốt.
- Mặt khác, tốt nhất là tránh tranh luận với đối tượng giao tiếp, vì dù có lý lẽ
thuyết phục để thắng được họ nhưng vẫn không đem lại cho họ sự thành thật đồng
ý. Thị dục háo danh gợi ý trong phép giao tiếp tốt nhất là hãy tránh tranh luận.
Nếu buộc phải tranh luận thì không nên sử dụng quá nhiều lý lẽ, vì mục đích là
kinh doanh thành công chứ không phải thắng người khác.
| 1/13

Preview text:

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào chính
là nghệ thuật quản trị. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ
nhưng nó đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người
nghệ sĩ tài năng. Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ nhà ‘nghệ
sĩ quản trị’ phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn
có nghệ thuật quản trị điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành thực tiễn.
Quản trị không thể học thuộc lòng hay áp dụng theo công thức. Nó là một nghệ
thuật và là một nghệ thuật sáng tạo. Nhà quản trị giỏi có thể bị lầm lẫn nhưng họ
sẽ học hỏi được ngay từ những sai lầm của mình để trau dồi nghệ thuật quản trị
của họ, linh hoạt vận dụng các lý thuyết quản trị vào trong những tình huống cụ thể.
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng
cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập, loại trừ nhau mà không
ngừng bổ sung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng được cải
tiến theo. Một người giám đốc nếu không có trình độ hiểu biết khoa học làm nền
tảng, thì khi quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc đã làm
trong quá khứ. Nhưng nếu có trình độ hiểu biết thì ông ta có điều kiện thuận lợi
hơn nhiều để đưa ra những quyết định quản trị có luận chứng khoa học và có hiệu quả cao.
Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là
kinh nghiệm cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học quản
trị, thổi phồng mặt nghệ thuật của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng con người
lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, không ai có thể học được cách
lãnh đạo. Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng
khiếu. Nghệ thuật quản trị sinh ra từ trái tim và năng lực của bản thân cá nhân.
-------------------------------
NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ 1. Khái niệm
- Nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc,
công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng
các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu
đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Thực chất, nghệ thuật quản trị chính là thái độ và cung cách ứng xử trong những
trường hợp khác nhau của nhà quản trị. Ở từng hoàn cảnh khác nhau, nhà lãnh đạo
phải biết chọn lựa giữa mềm dẻo, thương lượng hay kiên quyết bảo vệ ý kiến để ra
quyết định mà kết quả của nó sẽ ảnh hưởng lâu dài tới hiệu quả của doanh nghiệp.
- Nhà lãnh đạo giỏi sẽ chứng minh bản thân là người có thể tạo ra tầm nhìn, cảm
hứng và ảnh hưởng trong tổ chức thông qua các phương thức giao tiếp được xây
dựng dựa trên những nghệ thuật quản trị như: nghệ thuật tự quản trị, nghệ thuật
đối xử với nhân viên cấp dưới và nghệ thuật giao tiếp đối ngoại.
2.Một số nghệ thuật quản trị chủ yếu
Nói đến nghệ thuật là nói đến một khối lượng kiến thức khổng lồ của loài
người mà chỉ nguyên các xuất bản phẩm cũng đã khá đồ sộ với nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Với nghệ thuật quản trị cũng vậy, nhà quản trị muốn thành công trong
sự nghiệp của mình thì anh ta bắt buộc phải kết hợp vô vàn những cung cách,
đường lối ứng xử để vừa có thể lãnh đạo công ty, vừa có thể làm hài lòng khách
hàng. Cách tiếp cận hợp lý nhất để lĩnh hội được nghệ thuật này là đi từ tự quản
trị đến quản trị người khác và quản trị từ bên trong đến mối quan hệ bên ngoài.
a. Nghệ thuật tự quản trị
- Nghệ thuật tự quản trị là nghệ thuật tự quản trị mình!
- Khổng Tử đã dạy: ‘Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ có ý khuyên răn như sau:
muốn cho người khác quy phục mình thì trước hết mình phải có các thói quen tốt.
Do đó, muốn trở thành nhà quản trị thành đạt cần phải có nghệ thuật trong việc
hình thành rất nhiều thói quen, tư chất cơ bản như sau: thói quen dám chịu trách
nhiệm, suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc, nghệ thuật hình thành
mong muốn, niềm tin và tính kiên trì, nghệ thuật đưa cái quan trọng nhất lên trước
và nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân.
Thứ nhất, nghệ thuật hình thành thói quen dám chịu trách nhiệm
-Nguyên lý Frankl: con người khác mọi vật ở tính tự lựa chọn nên con người
không được đổ lỗi cho hoàn cảnh, phải có trách nhiệm về kết quả công việc.
-Ý nghĩa của nguyên lý Frankl là ở chỗ nhà quản trị phải rèn thói quenkhoong bao
giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải xét xem mình đã phản ứng ra sao trước những gì
đã trải qua trong kinh doanh, phải là người có ý thức trách nhiệm về kết quả công
việc mình đảm nhận. Nếu không chịu trách nhiệm thì người lãnh dạo đó sẽ không
thể thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của công việc vì hành động trốn tránh đó
thể hiện nhà quản trị là ngưới kém ý chí ngay trong tư tưởng, thay vì nghĩ cách
làm lại tốn thời gian nghĩ mưu kế để trốn trách nhiệm.
- Làm thể nào nhà quản trị có thể rèn luyện tư chất đó? Để có thể dũng cảm nhận
trách nhiệm, người đó cần biết tự nhận thức, có đầu óc tưởng tượng, có lương tâm
và có ý chí độc lập. Họ sẽ luôn tự vấn lương tâm và biết hổ thẹn với chính mình
nếu như không làm tròn nhiệm vụ của bản thân.
- Tư chất này hun đúc ý chí là phải làm cho được, làm cho tốt. Đây là chìa khóa
mở ra hàng loạt các tư chất khác như ý chí độc lập, kiên trì và do đó là chìa khóa
đầu tiên cho sự thành công.
- Thói quen dám chịu trách nhiệm còn được biểu hiện ở khả năng cam kết và giữ
lời cam kết. Cam kết là cơ sở của niềm tin và là nền tảng của mọi mối quan hệ.
Phá vỡ cam kết đồng nghĩa với việc hủy hoại niềm tin, người phá vỡ cam kết sẽ bị
cô lập, người khác sẽ không muốn làm ăn hoặc thiết lập mối quan hệ cá nhân với
anh ta. Bằng cách cam kết và giữ lời cam kết, với bản thân mình, nhà quản trị đã
rèn luyện được tính trung thực. Đối với khách hàng, nhà quản trị sẽ giữ được mối
quan hệ làm ăn lâu dài. Đối với cấp dưới, nhà quản trị sẽ giữ được uy tín, tầm ảnh
hưởng của mình tới toàn bộ công nhân viên.
- Ngoài ra, thói quen dám chịu trách nhiệm còn biểu hiện phải có tính độc lập
trong suy nghĩ và quyết định, không sợ dư luận nếu đã khẳng định quyết định của
mình là đúng. Nếu không có độc lập suy nghĩ ta sẽ không dám thực hiện việc đó
một cách hoàn hảo. Ở chiến trường, không biết sợ là phẩm chất quyết định thắng
lợi; giống như vậy, ở thương trường bảo vệ ý kiến bản thân, khẳng định cái đúng
cái sai, biết độc lập tỉnh táo nhận định, không bao giờ bị động trước bất kỳ lời
khuyên dễ dãi nào. “Một ý định nảy sinh, chúng ta phải lập tức thổi khí trời vào để
nó có thể khỏi bị chết ngạt. Sợ bình phẩm, phê bình, trách cứ của người xung
quanh là thuốc độc giết chết mọi ý định ngay từ khi mới nhú”.
- Vậy, nhà quản trị phải tâm niệm và rèn luyện thành thói quentrong suy nghĩ:
‘anh ta là kẻ sáng tạo, anh ta dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình’
Thứ hai, nghệ thuật hình thành thói quen suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc
- Trong kinh doanh, mọi việc không diễn ra một cách tự nhiên, bản chất mà đó là
hệ quả của một quá trình tác động lâu dài trước đó. Do vậy, công ty với những
quyết định nhanh chóng và vội vã, chạy theo số đông không thể có được lợi nhuận
cao và lợi ích lâu dài. Ngược lại, với những doanh nghiệp có định hướng rõ ràng,
nhìn được mục tiêu trước mắt để từ đó hoạch định ra những kế hoạch chính xác thì
sẽ trở nên lớn mạnh và bền vững.
- Làm thế nào để nhà quản trị luôn thực hiện tốt chức năng định hướng? Không có
cách nào khác là anh ta phải rèn luyện, định hình cho mình một thói quen chỉ bắt
đầu tiến hành bất kỳ công việc dù to, dù nhỏ nếu đã suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng về
tiến trình cũng như kết quả công việc đó.
- Muốn suy nghĩ chính xác trước hết cần phải hiểu rõ về tình hình thực tiễn. Có
một người thành đạt đã nói: Chỉ có những người nhìn ra những điều người khác
không nhìn thấy mới có thể làm được những việc mà người khác không thể làm
được. Và sự suy nghĩ một cách chính xác, độc đáo sẽ mang đến cho bạn ưu thế
này, giúp nhà quản trị phát triển sự nghiệp.
- Mặt khác, cần chú ý rằng định hướng phải dựa trên cơ sở các nhân tố giả định,
thế mà trong thực tế các nhân tố này có thể không đúng với giả định và thường
xuyên thay đổi nên không phải chỉ định hướng một lần là đủ mà là phải thường
xuyên kiểm tra xem liệu hướng đi đó có còn đúng không?
- Nghệ thuật định hướng chính là nghệ thuật xác định đúng hướng đi và biết khi
nào cũng như thay đổi nào thì phải điều chỉnh hướng đi để luôn đạt được hiệu quả
kinh doanh, thực hiện được các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Thứ ba, nghệ thuật hình thành mong muốn, niềm tin và tính kiên trì
- Mọi người đều có ước mơ và mong muốn của riêng mình nhưng không phải ai
cũng đủ niềm tin và tính kiên trì để thực hiện nó. Vấn đề ở đây là không phải tất cả
mọi người đều biết mình muốn gì. Những người dễn nản lòng hay chấp nhận thất
bại ngay từ những bước đi đầu tiên là bởi vì họ không hình dung chính xác đích
đến của họ hay nói khác đi ước mơ của họ quá chung chung, chỉ là có nhiều tiền và nhiều bạn.
- Là một nhà quản trị thành công, họ luôn biết công việc của họ sẽ đi đến đâu và
gặt hái được những gì. Họ vẽ ra kế hoạch cụ thể đến từng chi tiết như: doanh thu
sẽ tăng lên bao nhiêu trong tháng tới, sẽ thêm bao nhiêu khách hàng tiềm năng đến
với họ… Mong muốn là khởi đầu của sự thành công vì nó là tiền đề để biến ý chí thành hiện thực.
- Nhân tố tiếp theo chính là niềm tin và ý chí kiên cường. Niềm tin là sức mạnh
cho ý tưởng, là phương thuốc duy nhất hiệu nghiệm chống lại sự thất bại. Trong
kinh doanh không phải bao giờ mọi sự cũng diễn ra thuận buồm xuôi gió. Khi gặp
những trường hợp bất trắc, những khó khăn ngoài dự kiến thì cái để nhà quản trị
có đủ sức mạnh và nghị lực có thể vượt qua được chính là niềm tin vào sự tất
thắng. Như thế, nhà quản trị sẽ có ý chí đi đến cùng chứ quyết không bao giờ chịu
lùi bước. Kiên trì thực hiện các mục tiêu đã vạch ra.
- Nhiều người thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp cho rằng đức kiên nhẫn, sự
tận lực trong làm việc, lòng say mê mà khởi đầu thường từ những ước mơ, khát
vọng và những ý nghĩa táo bạo,… đã giúp họ thành công.
Thứ tư, nghệ thuật hình thành thói quen đưa cái quan trọng nhất lên trước
- Nhà quản trị luôn bộn bề các công việc và phải chịu sự căng thẳng về thời gian
nên bí quyết là phải biết tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên.
- Để xây dựng ma trận ưu tiên công việc nhà quản trị phải biết phân loại và sắp
xếp các công việc cần giải quyết theo các cấp độ quan trọng và không quan trọng,
mỗi loại này được chia làm hai loại khẩn cấp và không khẩn cấp.
- Tuy nhiên, nhà quản trị không nên quá chú ý vào phạm trù công việc vừa quan
trọng, vừa khẩn cấp vì như vậy anh ta sẽ luôn ở trong tình trạng phải đi ‘chữa
cháy’. Trong trường hợp này, người lãnh đạo nên sử dụng nghệ thuật ủy quyền.
Cách này được hiểu là giám đốc giao công việc cho người dưới quyền dựa trên cơ
sở một số kỹ thuật nhất định sao cho công việc đó được hoàn thành dựa theo đúng ý đồ người giao.
Thứ năm, nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân
- Nhà quản trị sáng suốt là nhà quản trị nhìn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của
chính bản thân mình. Nếu không thể đánh giá một cách khách quan trình độ, năng
lực của bản thân, người lãnh đạo không thể phát hiện được khả năng của người lao
động để từ đó khuyến khích tài năng của họ phát triển. Hơn nữa, một nhà quản trị
độc tài, luôn nghĩ mình đúng, không thừa nhận yếu điểm của bản thân thì không
thể khiến một tập thể tin tưởng và đi theo được.
- Chỉ khi đánh giá đúng năng lực của mình, nhà quản trị mới có khả năng thực
hiện nhiệm vụ với kết quả tốt hơn so với tiềm năng anh ta tự đánh giá. Mặt khác,
tự đánh giá đúng năng lực còn đem lại cho nhà quản trị lợi thế rất lớn là dựa trên
cơ sở tính cách của mình mà lựa chọn và sử dụng phương pháp, phong cách thích
hợp. Điều này dẫn đến kết quả giải quyết nhiệm vụ sẽ lớn hơn nhiều so với nếu
nhà quản trị lựa chọn sai phương pháp, sử dụng phong cách quản trị máy móc, giáo điều.
b. Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới:
- Các nhà quản trị đều có cấp dưới – điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi.
Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ
giữa người với người. Thực chất của quản trị doanh nghiệp là quản trị con người,
quản trị một tập thể các thành viên tham gia vào quá trình kinh doanh. Đối xử với
nhân viên của mình như thế nào không hề đơn giản. Các nhà quản lý cần hiểu rằng
nhân viên không giống mình về khả năng , động lực làm việc và cả khí chất. Mỗi
người đều có cá tính riêng và và lãnh đạo phỉa căn cứ vào những đặc điểm cơ bản
khi làm việc với họ. Vì vậy Dù là bộ trưởng hay tổng giám đốc vẫn phải biết cách
phát huy hết mức tính tích cực và tính sáng tạo của cấp dưới, để họ giúp mình
hoàn thành nhiệm vụ mới là giá trị tồn tại thật sự của người lãnh đạo. Sự giao tiếp
giữa nhà quản trị và cấp dưới được đánh giá là một trong những cách tốt nhất để
tiến hành các hoạt động quản trị. Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp với nhân
viên dưới quyền, nhà quản trị cần phải có nghệ thuật ứng xử với cấp dưới.
Thứ nhất, biết quan tâm tới người dưới quyền:
-Doanh nghiệp là một tập thể những con người khác nhau, họ cùng làm việc vì
mục đích chung của công ty, vì vậy, thàng công mà doanh nghiệp đó đạt được là
thành quả và công sức của hiều người góp lại. Ông vua dầu lửa Rockefeller đã
từng trả lời, điều làm cho ông trở nên vĩ đại chính là “ nhờ kẻ khác”. Andrew
Carnegie trở thành triệu phú vì “ ông tập hợp được xung quanh ông những ý tưởng
và thực hiện ý tưởng mà bản thân ông không làm được”. Tuy đã được nhiều “ ông
lớn” khẳng định nhưng điều này vẫn còn bị không ít người quản trị xem nhẹ. Điều
họ quan tâm chỉ có bản thân họ, coi thành công là của riêng họ, nhân viên cấp dưới
họ không có đóng góp vào thành công ấy. Benjamin Franklin từng khẳng định
“Khi tôi làm việc cho tôi thì tôi làm viecj cô độc, còn khi tôi làm việc cho người
khác thì họ cũng làm việc cho tôi”. Triết lí của nhà tâm lí học Alfred Adler: “Kẻ
nào không quan tâm tới người khác chẳng những sẽ gặp nhiều khó khan nhất trong
đời mà còn là người có hại nhất cho xã hội”. Người quản trị người khác đối xử với
họ như thế nào, thì họ cần đối xử với nhận viên dưới quyền họ như vậy.
- Đối với mỗi chúng ta, sự quan tâm là một phẩm chất không thể thiếu được. Đối
với người lãnh đạo, yếu tố này lại càng có ý nghĩa. Trong tổ chức, khi lãnh đạo có
những mối quan hệ sâu sắc, quan tâm tới mọi người thì sẽ tạo nên sự hợp tác rộng
rãi của các thành viên đối với mình. Khi người lãnh đạo có tình thương đối với
mọi người thì doanh nghiệp sẽ có sức mạnh - sức mạnh được tạo nên từ phía
những người thừa hành. Sự quan tâm của người lãnh đạo không chỉ là một cảm
giác, lời nói mà phải được thể hiện qua những việc làm, những hành động cụ thể,
ví dụ như: nếu gia đình họ gặp khó khan, nhà quản trị nên thăm hỏi, giúp đỡ, có
như vậy họ mới có thể an tâm làm việc. Trong ứng xử với cấp dưới, sự thể hiện
lòng nhân ái quan tâm của người lãnh đạo phải dựa trân sự hiểu biết về hoàn cảnh,
nguyện vọng, chứ không phải mang tính tự phát. Có thể nói, người lãnh đạo chỉ
cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả tình cảm của mình để tạo nên mối quan hệ
có hiệu quả tốt đối với nhân viên. Nhà quản trị đáp ứng được nhu cầu tình cảm của
nhận viên không những sẽ mang lại cho họ cảm giác an toàn mà còn giúp nhà
quản trị nhận được lòng trung thành của nhân viên cũng như những kết quả công
việc tốt nhât. Sự chân thành, quan tâm của nhà quản trị sẽ như một lời cam kết của
họ đối với nhận viên. Tuy nhiên, ngược lại, nếu nhà quản trị tỏ ra bất lịch sự,
không xây dựng được tình cảm giữa họ và nhân viên thì sớm muộn lòng tin của
cấp dưới đối với họ cũng mất. Những nhân viên này chắc chắn sẽ chuyển sang làm
cho một công ty khác mà họ tin tưởng sẽ tạo cho họ môi trường mới tốt đẹp hơn.
Điều này sẽ trở thành mất mát to lớn cho doanh nghiệp khi quá trình hội nhập của
nước ta đang phát triển nhanh chóng cùng nghĩa với sự cạnh tranh sẽ càng trở nên
khốc liệt, việc thiếu nhân lực giỏi có thể sẽ để lại những hậu quả lớn cho doanh nghiệp.
- Trong mối quan hệ với cấp dưới, người quản trị cần chú ý cởi mở nhưng không
được suồng sã. Có cảm tình với người này nhưng ghét kẻ khác là điều tối kị trong
nghệ thuật quản trị. Nếu làm vậy, nhà quản trị đang tự chia bè kết phái, phá vỡ
niềm tiên và môi trường làm việc lành mạnh. Xây dựng niêm tin là một quá trình
dài nhưng phá hủy bức tường đó thì chỉ cần một giây. Nhà quản trị nên nhớ câu
châm ngôn: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”.
Sau đây là ví dụ điển hình thể hiện sự quan tâm của nhà quản trị với người dưới quyền mình.
SƯỚNG KHI LÀM NHÂN VIÊN CỦA GOOGLE
Công cụ tìm kiếm Google luôn nằm trong danh sách những công ty đáng đầu
quân nhất thế giới. Môi trường làm việc lý tưởng và những chế độ đãi ngộ
“trong mơ” khiến việc trở thành nhân viên của Google luôn là mơ ước của nhiều người.
Trang The Richest điểm qua những chế độ đãi ngộ mà Google dành cho nhân viên:
1. Nhân viên Google được ăn uống hoàn toàn miễn phí. Nhà ăn của công ty được
phục vụ bởi các đầu bếp có tay nghề cao, đem đến những bữa ăn lành mạnh và ngon miệng mỗi ngày.
2. Trong văn phòng Google thậm chí có luôn cả tiệm cắt tóc.
3. Google áp dụng chương trình cho phép nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân
làm ứng viên trong các đợt tuyển dụng.
4. Nhân viên Google mới sinh con được thanh toán đến 500 USD số tiền mua thức
ăn bên ngoài mang về nhà.
5. Nhân viên Google có thể nghỉ ngơi và giải trí ngay trong văn phòng, với bàn
chơi billiard, chơi leo núi, bể bơi, khu vực chơi bóng chuyền bãi biển, các trò chơi video, bóng đá, tennis…
6. Nhân viên Google được phép mang thú cưng của họ tới văn phòng.
7. Trong văn phòng của Google có cả máy giặt lẫn máy sấy quần áo. Thậm chí cả
bột giặt cũng miễn phí. Ngoài ra, còn có cả dịch vụ giặt khô là hơi.
8. Các phòng chống stress là thứ có mặt trong văn phòng của công cụ tìm kiếm lớn
nhất thế giới. Những căn phòng đặc biệt dạng như “con nhộng” này được thiết kế
hoàn toàn cách âm và ánh sáng.
9. Nhân viên Google có thể dùng những chiếc xe scooter chạy điện để đi lại giữa
các bộ phận trong văn phòng.
10. Google có xe bus để đưa nhân viên tới văn phòng hoặc từ văn phòng đi ra
ngoài. Trên những chiếc xe bus này có Wi-Fi miễn phí.
11. Nhân viên Google có thể thay dầu xe định kỳ miễn phí ở cơ quan.
12. Dịch vụ rửa xe cũng hoàn toàn miễn phí.
13. Phòng tập thể hình dành cho nhân viên Google rất hiện đại và đầy đủ thiết bị.
14. Các lớp tập thể dục là miễn phí đối với mọi nhân viên.
15. Thư viện di động của Google cung cấp những cuốn sách, tạp chí và ấn phẩm
mới nhất. Miễn phí cho mọi nhân viên.
16. Nhân viên Google muốn học một ngôn ngữ mới có thể tham gia miễn phí các
lớp tiếng Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Pháp.
17. Văn phòng của Google có các khu vực riêng biệt dành cho các nhân viên muốn làm việc riêng.
18. Ghế mát-xa tự điều khiển có trong văn phòng của Google. Những bể cá cảnh
được đặt trước những chiếc ghế này giúp tăng độ thư giãn.
19. Thậm chí, trong văn phòng của Google còn có cả người chuyên phục vụ mát-
xa chuyên nghiệp để phục vụ nhân viên bất kỳ lúc nào.
20. Phòng tắm xông hơi cũng có trong văn phòng Google.
21. Google thường xuyên đưa nhân viên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi
trượt tuyết, xem phim, dã ngoại…
22. Trong các ngày nghỉ, ngày lễ, Google luôn tổ chức các buổi tiệc công ty.
23. Nhân viên Google có thể tham gia vào hội tín dụng (credit union) để vay tiền dễ dàng hơn.
24. Nhân viên Google được hưởng chế độ giảm giá đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ.
25. Dịch vụ trông xe ở bãi đỗ xe tầng hầm của Google là miễn phí. Trong trường
hợp nhân viên của Google quá vội hoặc không còn chỗ đỗ, sẽ có người đem xe đi
tìm chỗ đỗ và đem trả chìa khóa lại sau.
26. Google hoàn toàn công phải là một công ty bình thường với một văn phòng
bình thường. Văn phòng của họ được trang trí tuyệt vời đến nỗi, một số nhân viên
đã mô tả nơi này như là bên trong công ty đồ chơi huyền thoại FAO Schwarz.
27. Tòa nhà mới nhất của Google được thiết kế theo chủ đề hàng hải, bên trong có
những chiếc thuyền thật, trông giống như những chiếc thuyền ở Venice, Italy, có
kê ghế ngồi bọc da. Nhân viên có thể ngồi họp hoặc làm việc trên đó.
28. Bác sỹ luôn túc trực trong văn phòng của Google để chăm sóc sức khỏe nhân viên.
29. Trụ sở của Google có các phòng cầu nguyện cho nhân viên, bất kể họ theo tín ngưỡng nào.
30. Có hẳn một công viên dành cho các chú chó, để những nhân viên Google
mang theo thú cưng là chó có thể thả chúng vui chơi ở đây.
31. Nhân viên nữ của Google mới sinh con có phòng riêng để cho con bú mẹ.
32. Nhân viên Google sử dụng xe chạy điện được cung cấp những điểm đỗ đặc biệt riêng.
33. Có nhiều lò sưởi trong văn phòng Google, nơi nhân viên có thể xả hơi và
“chém gió” khi ngồi trên những chiếc ghế sofa vô cùng êm ái.
34. Nhân viên Google cũng có thể sử dụng một bốt chụp ảnh miễn phí.
35. Nhân viên Google đi xe đạp được cung cấp chỗ để xe có hộp đựng dụng cụ sửa chữa và bơm.
36. Có cả võng và các loại hạt rang cho nhân viên nằm dài nhấm nháp.
37. Các phòng chơi trò chơi điện tử với máy chơi Xbox và Nintendo Wii, nơi nhân
viên Google có thể lựa chọn giữa hàng ngàn trò chơi khác nhau.
38. Có một phòng âm nhạc cách âm, mang tên Soundgarden, nằm trên tầng thượng
một trong các tòa nhà của Google. Trong phòng này có nhiều dụng cụ chơi nhạc
như guitar điện, trống, keyboard, kèn…
39. Google từng mở một sòng bạc ngay trong nhà ăn của công ty, để nhân viên
“thực tập” trước khi tới thăm Las Vegas.
40. Thứ Sáu hàng tuần, Google họp toàn công ty. Trong cuộc họp này, nhân viên
có thể hỏi các thành viên sáng lập và các sếp cao nhất của Google về mọi vấn đề.
Bia và rượu vang được phục vụ không giới hạn trong các cuộc họp này.
41. Thi thoảng, nhân viên Google lại được công ty tặng quà bất ngờ. Đã có lần, tất
cả mọi nhân viên trong công ty được tăng một chiếc đèn flash giá 400 USD.
42. Tiền thưởng và quà tặng trong các kỳ nghỉ là những thứ chắc chắn nhân viên
Google nhận được. Tất cả nhân viên của công ty đã được tặng điện thoại chạy phần mềm Android.
43. Google sẽ chăm sóc gia đình nhân viên trong trường hợp nhân viên đó qua đời.
Vợ hoặc chồng của nhân viên quá cố sẽ được nhận một tấm séc trị giá 50% lương
hàng tháng của người đó trong vòng 10 năm, không cần biết nhân viên quá cố đã
làm cho Google được bao lâu.
44. Bên cạnh đó, toàn bộ số cổ phiếu Google mà nhân viên quá cố nắm giữ có thể
được bán ra ngay lập tức.
45. Bất kỳ người con nào của nhân viên quá cố sẽ được nhận 1.000 USD mỗi
tháng cho tới năm 19 tuổi. Chế độ này có thể kéo dài thêm 4 năm nếu người con
đó là sinh viên đi học toàn thời gian. Theo VNEconomy
Ta có thể thấy sự đãi ngộ của Google đối với nhận viên thật sự rất “hào phóng”,
những chính sách này đã mang lại cho nhân viên của google trách nghiệm rất lớn
trong công việc, tạo động lực giúp họ phát huy khả năng của mình.
Thứ hai, hiểu người
- Hiểu người chính là điều kiện quan trọng nhất trong nghệ thuật ứng xử với cấp
dưới, có hiểu họ thì nhà quản trị mới có những cách cư xử đúng mực. Nếu không
hiểu được cấp dưới mình, nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong phân chia công việc,
không thể đứng trên lập trường của họ mà suy xét mọi việc, không thể quy phục
họ chủ động làm theo ý mình,… Đánh giá cấp dưới là hoạt động cần thiết của hoạt
động quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, những lợi ích vật chất của
người lao động gắn trực tiếp với sự đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
họ. Khi lãnh đạo đánh giá công minh thì những người được đánh giá phấn khởi,
tập thể đoàn kết thống nhất. Khi con người phấn khởi thì làm việc không biết mệt
mỏi, có năng suất và hiệu quả cao và ngược lại. Có thể nói, việc đánh giá con
người là một công việc phức tạp và khó khăn, là một nghệ thuật mà không phải
người lãnh đạo nào cũng làm được. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều nhà quản trị tự cho
mình là đúng. Họ đem suy nghĩ, hành động của mình áp đặt lên người khác, họ
nắm trong tay quyền quyết định, họ sẽ làm những gì họ muốn. Điều này sẽ làm
mất đi sựu tôn trọng cũng như lòng tin của nhận viên vào nhà quản trị. Muốn hiểu
được cấp dưới, nhà quản trị cần thời gian dài tiếp xúc và quan tâm đến họ cũng
như công việc trong cuộc song hằng ngày.
Thứ ba, nghệ thuật thưởng, phạt
- Là nhà quản trị, bạn ãy suy nghĩ giống như nhân viên của mình. Do tính háo
danh là đặc biệt quan trọng đối với mỗi người nên trong cư xử với cấp dưới, việc
khen chê, hạ cấp tăng cấp…là một công việc cần thiết nếu muốn thành đạt. Con
người đều muốn thể hiện bản thân, chúng ta đều muốn được người khác ghi nhận
khi làm được công việc nào đó. Tuy nhiên, nếu làm chưa tốt, những lời phê bình
thẳng thắn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Schwab tunwngf chia sẻ: “Cái
vốn quý nhất tôi có là năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người. Chí
có khuyến khích và khen ngợi mới làm phát sinh và gia tăng những tài năng quý
giá nhất của chúng ta thôi,… Tôi tin rằng tốt hơn nên khuyên khích người ta và
cho người ta một lí tưởng để noi tới. Cho nên tôi luôn luôn sẵn sang khen ngợi một
cách thật thà. Tôi không tiếc những lời khen và rất dè dặt trong lời chê”.
- Cấp dưới cần nhất ở nhà quản trị tính công bằng: minh bạch, không bênh vực,
thiên vị hay ác cảm với bất kì ai. Làm được như vậy, nhà quản trị sẽ thu phục
được lòng người, tạo dựng niềm tin trong nhân viên cũng như tạo cho họ động lực
để phát triển tiềm năng của họ. Nhà quản trị đã tạo ra được một tập thể gắn bó,
hoạt động vì mục tiêu chung. Ngược lại, nếu tính khách quan, công bằng không
được đảm bảo, nhà quản trị không những không có được sự tin tưởng của cấp dưới
mà còn bị họ khinh thường vì đã phá đi những quy tắc chuẩn mực mà nhà quản trị
hướng tới. Tệ hại hơn, nhà quản trị đã phá đi tính hướng thiện có sẵn trong mỗi con người.
- Nghệ thuật trong khen, chê cần phải được thể hiện đúng lúc, đúng nơi và phải tế nhị.
Ví dụ thực tiễn:
Steve Jobs từng là “đồ đáng ghét” trong mắt nhân viên.
ICTnews - Người sáng lập Apple, Steve Jobs có lẽ đã từng bị coi là một thằng điên
sự khi chỉ trích nhân viên. Ông nói chính xác những gì ông nghĩ và thường sử
dụng cả từ ngữ thô tục để trình bày suy nghĩ của mình.
Jobs đã từng sa thải người đứng đầu nhóm nghiên cứu MobileMe, nghiên cứu đầu
tiên của Apple về một dịch vụ đám mây, ngay trong một cuộc họp công khai trước
mặt nhóm của anh này. Có rất nhiều câu chuyện về việc Steve khiến các nhân viên
suýt khóc khi bị mắng mỏ.
Trong một bài báo trên tờ The New Yorker, thiết kế trưởng của Apple, Jony Ive,
một người bạn thân của Jobs, kể về việc mình đã từng yêu cầu Jobs “dịu giọng”
khi nhìn thấy đồng nghiệp của mình bị chỉ trích quá nặng nề. …Trích theo ICTnews
Như chúng ta có thể thấy, ngay cả Steve Jobs - người lãnh đạo tuyệt vời của
Apple cũng là “đồ đáng ghét” khi phê bình, chỉ trích nhân viên quá nặng nề.
c. Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại
- Người ta nói rằng kĩ năng mềm phải thật cứng. Hiện tại có 85% số sinh viên ra
trường làm việc trái ngành. Cũng con số tương đương, kĩ năng mềm của bạn
chiếm tới 85% khả năng thành công của bạn.
- Để trở thành nhà giao tiếp giỏi, bạn phải biết tâm lí đối phương. Để đạt hiệu quả
cao trong mục tiêu công việc, bạn phải biết gặp người chọn người.
Thứ nhất, thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp:
- Để cuộc giao tiếp thành công, nhà quản trị phải luôn rèn luyện thói quen chuẩn
bị kĩ càng trước khi gặp mặt khách hàng.
- Đầu tiên, phải biết xác định rõ mục tiêu của cuộc nói chuyện. Tiếp theo, phải xác
định đối tượng giao tiếp, cụ thể như: họ tên, sở thích, tính cách. Sau đó, dựa trên
mục đích để vạch ra nội dung cần giải quyết của cuộc gặp mặt. Cuối cùng, việc
chuẩn bị về phương thức ứng xử từ phong cách xã giao đến thái độ, ngôn ngữ sử
dụng trong giao tiếp và thái độ ứng xử cần thiết.
Thứ hai, hình thành kĩ năng giao tiếp:
- Sử dụng biểu hiện bên ngoài, đoán biết tâm lí bên trong đối phương. Sử dụng
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thực hiện đúng mục đích đặt ra. - Chia thành 3 phân nhóm:
Phân nhóm kĩ năng định vị: xác định đúng đối phương giao tiếp ở vị trí
nào để sắp xếp địa điểm, thời gian, nội dung giao tiếp
Phân nhóm kĩ năng định hướng: sử dụng hành động bên ngoài nhận biết
diễn biến tâm lí bên trong đối phương.
Phân nhóm kĩ năng điều khiển: sử dụng thế chủ động của cơ thể để tạo ra
cuốn hút với đối phương, làm chủ trạng thái tình cảm và phương tiện giao tiếp.
Thứ ba, nghệ thuật gây thiện cảm trong giao tiếp:
- Muốn thành công trong giao tiếp, phải có nghệ thuật gây thiện cảm với người
giao tiếp. Trong cuộc đối thoại, người đối diện rất dẽ bị thu hút bởi những thái độ tích cực như:
 Thái độ tự chủ, tự tin, cởi mở và chân thành thể giện qua phong thái mà
trước hết là nét mặt, ánh mắt của người giao tiếp.
 Luôn thành thực chú ý lắng nghe đến đối tượng giao tiếp, mà đặt mình vào
hoàn cảnh của họ để cảm thông, chia sẻ.
 Luôn luôn mỉm cười trong giao tiếp, biết khôi hài và ăn nói dí dỏm có tác
dụng như chất xúc tác làm tăng thiện cảm của đối tượng giao tiếp
Thứ tư, nghệ thuật thuyết phục:
- Để thành công trong thương trường, nhà quản trị phải luôn có khả năng thỏa
thuận với mọi vấn đề sao cho lợi ích thu được là cao nhất mà không làm mất lòng khách hàng.
- Muốn vậy, nhà quản trị phải có cách diễn đạt đi thẳng vào nội dung chính, biểu
hiện ý chí mạnh mẽ và lòng tin của mình; không được phép tỏ ra cân nhắc, đắn đo
đặc biệt với vấn đề then chốt.
- Mặt khác, tốt nhất là tránh tranh luận với đối tượng giao tiếp, vì dù có lý lẽ
thuyết phục để thắng được họ nhưng vẫn không đem lại cho họ sự thành thật đồng
ý. Thị dục háo danh gợi ý trong phép giao tiếp tốt nhất là hãy tránh tranh luận.
Nếu buộc phải tranh luận thì không nên sử dụng quá nhiều lý lẽ, vì mục đích là
kinh doanh thành công chứ không phải thắng người khác.