Tài liệu Nghiên cứu đề tài | Đại học Kinh Bắc

Tài liệu Nghiên cứu đề tài | Đại học Kinh Bắc. Tài liệu gồm 22 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
STT Họ và tên Lớp Ghi chú
1 Đỗ Thị Lâm K16 Đh Tâm lý học Nhóm trưởng
SĐT: 01696140230
2 Nguyễn Thị Lan K16 Đh Tâm lý học Cộng tác viên
3 Lê Thị Nhinh K16 Đh Tâm lý học Cộng tác viên
4 Nguyễn Thị Vân K16 Đh Tâm lý học Cộng tác viên
5 Hà Thị Hằng K16 Đh Tâm lý học Cộng tác viên
MỤC LỤC
Mục Tên chương,phần,mục và tiểu mục Trang
Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các ký hiệ,chữ viết tắt
Thông tin kết quả nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Tên bảng biểu
Bảng 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,chữ viết tắt Được hiểu là
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tên đề tài: “Nhu cầu của người cao tuổi tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa”
2. Cấp dự thi: Cấp trường.
3. Nhóm sinh viên thực hiện: Đề tài được thực hiện bởi nhóm sinh viên lớp K16
khoa Tâm lý-Giáo dục bao gồm:
- Đỗ Thị Lâm
- Nguyễn Thị Lan
- Lê Thị Nhinh
- Hà Thị Hằng
- Nguyễn Thị Vân
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hương.
5. Thời gian thực hiện: 9 tháng (Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016)
6. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Hồng Đức.
7. Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Tâm lý-Giáo dục.
6. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhu cầu một hiện tượng tâm của con người; đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất tinh thần để tồn tại phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu cảm giác thiếu hụt một cái đó con
người cảm nhận được. chính yếu tố thúc đẩy con người hoạt động, tính
chất củathể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính chủ
thể. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con
người nói riêng. thế vấn đề về nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu sử dụng nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, hội. Hiện tại
nước ta đang trong thời dân số vàng, dân số trẻ nhưng tương lai chúng ta phải
đối mặt với dân số già hóa nhanh chóng với tỉ lệ người già chiếm đa số trong tổng
số dân, nên việc nghiên cứu về người già, đặc biệt nghiên cứu về nhu cầu của
người già cần thiết, khi hiểu được những nhu cầu đó chúng ta tiền đề cho
những nhu cầu khác cao hơn để có những biện pháp kích thích và tạo điều kiện cho
họ được tiếp tục cống hiến kinh nghiệm, trí tuệ cho xã hội.
Người cao tuổi hay người cao nn, hay người già những người lớn tuổi,
thường có độ tuổi khoảng từ 60 tuổi trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam
(số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: “Người cao tuổi có
công sinh thành, nuôi ỡng, giáo dục con cháu về nhân cách vai trò quan
trọng trong gia đình và hội”. Với tuổi đó, h thường hạn chế những ng việc
nặng nhọc, không n tiếp tục tham gia những hoạt động ng sở, sức kho yếu
đi và hay bệnh tật như: mắt mờ, lãng tai, trí nhớ giảm, mau quên, c bệnh về
hệ thần kinh hấp…Ngoài ra họ hay ngã, hay đỗ bệnh hệ miễn dịch
kém. tuổi này, người tỏ ra sức yếu lực tàn, song người vẫn còn nhanh
nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất minh mẫn về ttuệ.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện sống người cao tuổi ở vùng nông thôn hay
thành thị lại những nhu cầu khác nhau. Những người cao tuổi tại Đông Tiến,
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, họ thường phải sống một mình vì hoàn cảnh gia
đình khó khăn nên con cháu họ phải đi làm xa, họ phải tự lo cho bản thân, lúc ốm
đau không ai trông nom, không ai bầu bạn, khi bị bệnh cũng không điều kiện
chạy chữa kịp thời, khi vào viện thì chỉ một mình, mọi thứ trông cậy vào các y
bác sĩ, các chính sách nhà nước thì chỉ dừng lại đáp ứng về sở vật chất nuôi
dưỡng về vật chất không quan tâm đến các nhu cầu khác của người cao tuổi.
Điều này cho thấy vấn đề đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi rất quan trọng
nhằm nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi cần sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều
phía như gia đình, người thân, chính quyền địa phương, đặc biệt cần sự giúp đỡ
của con cái, những người thân thiết đối với họ.
vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu của người cao tuổi tại
Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về
nhu cầu, tìm ra những trở ngại, khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu của người
cao tuổi, đồng thời tìm hiểu ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc đối với người cao
tuổi ởĐông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và người cao tuổi
ở Việt Nam hiện nay nói chung.
7. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu
7.1. Ở nước ngoài:
- Từ lâu nhu cầu đã đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học hội. Trong lĩnh vực kinh tế - hội vấn đề về nhu cầu
được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy
Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S.
Herman. Đó hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện
diện của nhu cầu bất sinh vật nào, ngay cả bất hội nào được xem như
thể sống phức tạp, đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung
quanh.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự hạn của nhu cầu. Alfred Marshall
viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa
học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu
cầu không có giới hạn.
Aristotle nghiên cứu về cấu trúc nhu cầu nhân. Aristotle đã cho rằng con
người hai loại nhu cầu chính: thể xác linh hồn. Sự phân loại này mang tính
ước lệ lớn nhưng ảnh hưởng đến tận thời nay người ta quen với việc phân
nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra còn tồn tại nhiều
kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.
Từ đầu thế kỉ XX xuất hiện ý tường về các bậc nhu cầu. Benfild viết: “Quan
điểm đầu tiên của luận thuyết về nhu cầu nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc thấp
trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao
hơn”. Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại thể kể đến kết quả phân loại
như K. Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao; D. Mc Clelland chia: thành quả, tham
dự, quyền lực; V. Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín; V. Tarasenko: tồn
tại, phát triển; A. Maslow chia nhu cầu thành 5 loại: sinh lý, an toàn, tham dự,
(được) công nhận, tự thể hiện...
Năm cấp bậc nhu cầu theo phân loại của A. Maslow được xếp theo hình bậc
thang hay hình chóp kim tự tháp với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng
sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự từ dưới lên. Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa
mãn nhu cầu không nhất thiết phải tuân theo quy luật đó.Boris M. Genkin chia nhu
cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại
gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục
đích bốn nhóm: 1) giàu về vật chất; 2) quyền lực danh vọng; 3) kiến thức
và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một
trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. thể trong một người hiện diện cả
bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.
Đề tài “Nghiên cứu về sở thích được sống trong trung tâm bảo trợ hội của
người già ở các nước EU” do Viện nghiên cứu dân số quốc gia Pháp thực hiện tại 9
nước thành viên liên minh Châu Âu (EU).
7.2. Ở trong nước:
Một số công trình nghiên cứu về nhu cầu của người già trong nước như:
- Đề tài “Nhu cầu quan hệ của người già đơn, không nơi nương tựa tại Trung
tâm bảo trợ hội vai trò can thiệp của Nhân viên công tác hội” thực hiện
bởi nhóm sinh viên Trường Khoa học-Xã hội Nhân văn- Đại học quốc gia
Nội. Tác giả đã tìm hiểu thực trạng nhu cầu về các mối quan hệ, sự tương tác của
nhân viên công tác xã hội với người già tại trung tâm này.
- Đề tài “Hỗ trợ hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn
(khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy Nhơn)”. Tác giả đã tìm hiểu việc
đáp ứng các chính sách hỗ trợ xã hội đối với người già tại thành phố Quy Nhơn.
- Đề tài “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp
can thiệp huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Đã tìm hiểu về thực trạng về chất
lượng cuộc sống của người già tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người già nơi đây.
- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt
Nam” do Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh
Tuấn cộng sự Viện Chiến lược Chính sách Y tế thực hiện. Đề tài này nghiên
cứu thực trạng sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam và các biện pháp chăm sóc sức
khỏe cho họ.
Những đề tài trên đã nghiên cứu về nhu cầu quan hệ, các chính sách hội,
các điều kiện để chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Tuy nhiên, chưa đề tài
nào nghiên cứu về nhu cầu của người cao tuổi tại Đông Tiến, huyện Đông Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
8. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu của người cao tuổi
tại Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đưa ra các kiến nghị
nhằm cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại
Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
9.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cu ca ngưi cao tui
- Khách thể nghiên cứu: 102 người cao tuổi ti xã Đông Tiến, huyn Đông Sơn, tnh
Thanh Hóa.
9.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tại
Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
10. Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Nhu cầu
1.1.1.Khái niệm nhu cầu.
Theo Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Triết học ( Liên Xô ) thì nhu cầu là sự
cần hay thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể một
cá nhân con người, một nhóm xã hội hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Nhu cầu
động cơ bên trong của tính tích cực.
Như vậy định nghĩa trên nhấn mạnh đặc trưng của nhu cầu như là trạng thái
thiếu hụt cần bù đắp của cơ thể đảm bảo sự tồn tại và phát triển bình thường.
Trong cuốn Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc ( Tâm lý học ) định nghĩa:
“ Nhu cầu là phản ứng của cá thể với các điều kiện khách quan, biểu hiện thành
khuynh hướng, cá tính và trạng thái chủ quan của cơ thể. Nhu cầu là động lực ban
đầu để nảy sinh hành vi, đồng thời cũng là nguồn gốc tích cực của cá nhân”.
Theo bác sỹ Nguyễn Khắc Viện: Nhu cầu là điều kiện cần thiết để bảo đảm
cho sự tồn tại và phát triển của con người. Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì
căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, có
nhu cầu thứ yếu, có nhu cầu giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà
biến đổi.
Từ điển Tâm lý học Vũ Đức Dũng chủ biên: “ Nhu cầu là trạng thái của
nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của mình và đó là nguồn gốc tích cực của cá nhân”.
Theo quan điểm của các nhà Tâm lý học Xô Viết thì: : Nhu cầu là những
đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo
cho sự sống và sự phát triển của mình”. Như vậy, nhu cầu thúc đẩy tính tích cực
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những đòi hỏi của bản thân. Nếu mục
đích là đích cuối cùng mà con đường hoạt động hướng tới thì nhu cầu là nguyên
nhân thúc đẩy động cơ con người hoạt động. Nhu cầu là những đòi hỏi, những
mong muốn xuất phát từ bên trong cơ thể trước sự hiện diện của các yếu tố khách
quan của môi trường.
Tâm lý học phương Tây, Henry Murray cho rằng: Nhu cầu được hiểu là
một tổ chức cư động, có chức năng tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức,
tưởng tượng và hành vi. Nhờ có nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính
chất có mục đích, do đó hoặc là đạt được sự thỏa mãn nhu cầu, hoặc là ngăn ngừa
sự đụng độ khó chịu với môi trường.
Theo Phạm Minh Hạc thì “ Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì
đó. Nhu cầu chỉ được chức năng hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách
thể”.
Nhu cầu luôn có đối tượng và nhu cầu chỉ xuất hiện khi đã có đối tượng.
Nhu cầu nào cũng có đối tượng của nó. Chính vì vậy mà những nhu cầu được phân
biệt với nhau. Ở mức độ thấp đối tượng có thể còn là “ mơ hồ”, chưa được xác
định thật cụ thể, mới chỉ xác định về loại. Ở mức độ cao hơn đối tượng của nhu cầu
được phản ánh trong đầu óc con người mang nhu cầu một cách cụ thể hơn. Cuối
cùng đối tượng của nhu cầu có thể được nhận thức về mặt đặc trưng của nó và về ý
nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân. Lúc đó nhu cầu có vai trò là hướng dẫn viên
cho hành động của mỗi cá nhân ở một môi trường nhất định.
Theo tác gải Nguyễn Quang Uẩn: “ Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu, cần được
thỏa mãn để tồn tại và phát triển”.
Ngoài ra nhu cầu là một thành phần trong xu hướng của nhân cách là một
trong những yếu tố quan trọng bên cạnh các yếu tố hứng thú, thế giới quan, niềm
tin, lý tưởng. C.Mác và Ph.Angghen coi nhu cầu là “ tồn tại cá thể của các quan hệ
xã hội”.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy con người và thế
giới – môi trường có mối quan hệ biện chứng. Con người tồn tại phải lao động, tác
động vào đối tượng lao động, cải tạo thế giới xung quanh bắt nó phục vụ nhu cầu
của mình, nhu cầu nói lên sự gắn bó của con người với thế giới xung quanh và sự
phụ thuộc của con người vào thế giới. Sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong
bản thân mỗi người cụ thể có vai trò quyết định tới sự hình thành và phát triển nhu
cầu của cá nhân đó trong quá trình tồn tại. Nhu cầu cũng đóng một vai trò quan
trọng đối với quá trình hoạt động và quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Thực tiễn xã hội luôn luôn vận động và biến đổi. Nhu cầu cảu xã hội luôn
biến đổi, nó cải tạo nhu cầu của cá nhân, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển thì
hệ thống nhu cầu của con người ngày càng được bổ sung và ngược lại. Nhìn vào sự
đa dạng và phong phú của các nhu cầu thì có thể đánh giá được trình độ phát triển
của xã hội. Khi nhu cầu của con người được đáp ứng tương đối thì có thể nói xã
hội đã đạt được một trình độ phát triển nhất định. Nếu nhu cầu được đáp ứng tối đa
thì xã hội đã đạt được một trình độ phát triển khá cao. Đúng như nhận định của
C.Mác: “ Sự phát triển của xã hội xét đến cùng là sự phát triển các nhu cầu của con
người”.
Như vậy, có thể hiểu nhu cầu là yếu tố tất yếu cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của cá nhân. Nó định hướng và quyết định cho mọi hoạt động của con
người. Nhu cầu tạo cảm giác thoải mái khi nó được thỏa mãn và cũng có thể gây ra
những căng thẳng, thậm chí là hậu quả nghiêm trọng khi không được thỏa mãn.
Nhu cầu là một cái gì đó nếu thiếu sẽ gây ra những hạn chế cho sự phát triển nhân
cách của cá nhân.
Trên cơ sở phân tích, tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu
và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa: “ Nhu cầu chính là
sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát
triển, là sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa con người với những điều kiện
cụ thể, luôn biến đổi của đời sống”.
1.1.2.Đặc điểm cơ bản của nhu cầu.
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: Có nghĩa là nhu cầu bao giờ cũng là
nhu cầu về một cái gì đó cụ thể, cái gì đó chính là đối tượng của nhu cầu. Đối
tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống
cá nhân và đời sống xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng nhanh
chóng được nảy sinh, của cố và phát triển. Đối tượng của nhu cầu ở mỗi chủ thể là
khác nhau. Ngay trong một loại nhu cầu thì nhu cầu của người này cũng khác nhu
cầu của người khác. Ví dụ cùng một nhu cầu của người cao tuổi nhưng có người
thì mục đích là để được quan tâm chăm sóc, người thì mục đích để được quan tâm
đến các hoạt động, …
+ Nội dung của nhu cầu do những phương thức, điều kiện thỏa mãn nó
quy định: Chính điều kiện sống đã quy định nội dung đối tượng của nhu cầu, hay
nói cách khác, mọi nhu cầu đều là hình thức đặc biệt của sự phản ánh những điều
kiện sống bên ngoài. Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển thì nhu cầu
càng phát triển. Nhu cầu và sự phát triển nhu cầu của mỗi cá nhân phụ thuộc vào
trình độ của nền văn minh đương thời và sự tiếp thu nền văn minh đương thời đó
của mỗi cá nhân. Nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động, chỉ có thông qua
hoạt động thì đối tượng của nhu cầu mới được bộc lộ và đáp ứng sự đòi hỏi của
nhu cầu. Phương thức thỏa mãn nhu cầu cảu chủ thể phụ thuộc vào sự phát triển,
phong tục, truyền thống, … của mỗi xã hội mà chủ thể sống, phụ thuộc vào trạng
thái tâm lý riêng cũng như khả năng hoạt động của chủ thể. Mỗi loại nhu cầu cụ
thể được thỏa mãn trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.
+ Nhu cầu có tính ổn định: Tính ổn định của nhu cầu được thể hiện bởi tần
số xuất hiện một cách thường xuyên, liên tục. Tính ổn định của nhu cầu thể hiện
cấp độ cao của nhu cầu: cấp độ tâm lý, nhu cầu là một thuộc tính tâm lý. Nhu cầu
càng phát triển ở mức độ cao thì càng ổn định, càng bền vững. Nhu cầu được thể
hiện qua ba mức độ là ý hướng, ý muốn, ý định. Ở mức độ ý định – mức độ cao
nhất của nhu cầu, khi chủ thể đã ý thức được đầy đủ cả về trạng thái đòi hỏi của
bản thân cũng như về đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu.
+ Nhu cầu mang tính chu kỳ: Có nghĩa là khi một nhu cầu chưa được thỏa
mãn, con người tìm mọi cách hoạt động để thỏa mãn nó. Nhưng sau khi thỏa mãn
nhu cầu đó dần dần triệt tiêu và thay thế vào đó là một nhu cầu mới. Tính chu kỳ
còn được thể hiện ở sự xuất hiện lặp đi lặp lại khi mà yêu cầu gây nên nhu cầu lại
tái hiện, một yêu cầu về điều gì đó chỉ xảy ra một lần mang tính chất đơn lẻ và
không lặp lại nữa thì sẽ không biến thành nhu cầu và không đặc trưng cho đặc
điểm tâm lý của cá nhân con người.
+ Nhu cầu của con người mang tính chất xã hội: Cũng như các động vật
khác, con người cần phải ăn, uống và thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nữa để duy trì
và phát triển sự sống của mình và của loài người. Thoạt nhìn người ta thấy hình
như có sự giống nhau hoàn toàn giữa nhu cầu tự nhiên của con người và của con
vật. Nhưng thực ra nhu cầu của con người và con vật có sự khác nhau về bản chất.
Để thỏa mãn nhu cầu, động vật chỉ biết lấy những cái gì có sẵn trong tự nhiên. Con
người thì khác hẳn, biết sáng tạo ra công cụ lao động, sử dụng công cụ lao động
vào tự nhiên, bắt thiên nhiên thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Con
người sáng tạo ra đối tượng để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Một đặc trưng riêng biệt hoàn toàn khác với động vật, đó là chỉ ở con người
mới có nhu cầu tinh thần như: nhu cầu lao động, nhu cầu học tập và nhận thức,
nhu cầu giao tiếp, … mà ở động vật không bao giờ có. Với sự phát triển của lịch sử
xã hội, những nhu cầu về tinh thần của con người ngày một thêm phong phú, phát
triển đến mức nó chi phối cả nhu cầu vật chất.
+ Trạng thái ý chí – cảm xúc: Nhu cầu thường đi kèm với các trạng thái ý
chí cảm xúc, đặc biệt khi nhu cầu ở mức độ cao. Những trạng thái cảm xúc tiêu
biểu như tính hấp dẫn của một đối tượng có liên quan đến một nhu cầu nhất định,
sự không hài lòng hoặc thậm chí đau khổ khi nhu cầu không được thỏa mãn. Trạng
thái ý chí – cảm xúc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm cách thức cần thiết nhằm thỏa
mãn nó. Chính vì vậy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúc
đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi ý chí nói chung.
1.1.3. Các loại nhu cầu
Hệ thống nhu cầu của con người rất đa dạng.Có nhiều cách phân loại nhu cầu khác
nhau:
- Cách thứ nhất: Dựa vào hình thức tồn tại của đối tượng của nhu cầu,có thể chia
thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
- Cách thứ hai: Dựa vào hình thức vận động của vật chất,có thể chia nhu cầu thành
nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội.
- Cách thứ ba: Dựa vào chủ thể nhu cầu,có thể chia thành nhu cầu xã hội,nhu cầu
cá nhân.....
Cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì trong thực té,không thể tìm ra
một nhu cầu vật chất nào không có yếu tố tinh thần trong đó và ngược lại... Cũng
như vậy,không có một loại nhu cầu nào của con người lại không mang tính xã
hội.Ở con người đều có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống và hoạt động là nhu cầu
tâm lý,nhu cầu lao động,nhu cầu học tập,giao lưu,tự khẳng định...
Theo A.H.Maslow,có 5 loại nhu cầu:Nhu cầu sinh lý ( Như nhu cầu thỏa mãn
đói,khát,sinh dục,những nhu cầu này mang tính bản năng,có cả ở động vật); Nhu
cầu an toàn ( Nhu cầu về sự yên ổn,trật tự an ninh,nhu cầu yêu thương,nhu cầu lệ
thuộc); Nhu cầu được thừa nhận,Nhu cầu thành đạt,kết quả,Nhu cầu về niềm
tin;Nhu cầu tự thực hiện như nhu cầu hiểu biết,nhu cầu sáng tạo,nhu cầu tri
thức,nhu cầu nghệ thuật. Trong đó nhu cầu thực hiện là nhu cầu cao nhất nhằm
phát triển tiềm năng cá nhân.Nhu cầu này khác nhau ở mỗi người bởi vì mỗi người
đều có tiềm năng riêng khác nhau.Không phải ai cũng thực hiện được các nhu cầu
này nếu như các nhu cầu khác chưa được thực hiện.
Một số nhà tâm lý học khác nhau lại phân chia nhu cầu căn cứ theo xu hướng của
nhân cách và tính đối tượng của nhu cầu,bao gồm: nhu cầu vật chất,nhu cầu tinh
thần và nhu cầu xã hội.
+ Nhu cầu vật chất: Là nhu cầu đầu tiện làm cơ sở cho hoạt động của con người
gắn với sự tồn tại của cơ thể.Nó cũng có cae ở con người và con vật.Tuy nhiên,về
bản chất thì nhu cầu vật chất của con người khác xa so với con vật.
+ Nhu cầu tinh thần: Là loại nhu cầu đặc biệt, nó biểu hiện sự phát triển cao của cá
nhân.Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức,nhu cầu thẩm mỹ,du lịch.
+ Nhu cầu xã hội: Gồm có nhu cầu về lao động,nhu cầu trao đổi,tiếp xúc, nhu cầu
hoạt động xã hội.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách phân chia khác nhau tùy thuộc vào những tiêu chí
khác nhau .
Như vậy các loại nhu cầu luôn có quan hệ với nhau, việc thỏa mãn nhu cầu bản
năng trước hết là đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ,tiếp đến là hoạt động.
1.1.4. Các mức độ nhu cầu
Mức độ nhu cầu được thể hiện tăng dần, từ ý hướng lên ý muốn và cuối cùng là ý
định. Ý hướng, ý muốn, ý định là các mức độ cụ thể biểu hiện mức độ của nhu cầu.
+ Ý hướng
Ý hướng là bước đầu của nhu cầu. Ở mức độ này nhu cầu chưa được phản đầy đủ
rõ ràng vào trong ý thức con người. Ở ý hướng vào chủ thể mới ý thức được trạng
thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó chưa ý thức được trạng thái thiếu hụt
của bản thân về một cái gì đó chưa ý thức được đối tượng và khả năng thỏa mãn
nhu cầu.Nói cách khác, lúc này chủ thể đang trải nghiệm sự thiếu hụt nhưng chưa
xác định được đó là thiếu hụt về cái gì?. Tức là chưa ý thức được đối tượng của
trạng thái thiếu hụt đó – đối tượng của nhu cầu.Bởi vậy cũng chưa thúc đẩy chủ thể
tìm kếm phương thức thõa mãn đó,chưa ý thức được phong thức thõa mãn nó.
+ Ý muốn:
Ý muốn là mức độ cao hơn của nhu cầu so với ý hướng.Ở đây chủ thể đã ý thức
được đối tượng chứa đựng khả năng thõa mãn nhu cầu, mục đích của hành động
nhằm thỏa mãn nhu cầu.Tuy nhiên,chủ thể vẫn tiếp tục tìm kiếm cách thức và các
điều kiện để thõa mãn nhu cầu.Nghĩa là, chủ thể chưa ý thức được về cách thõa
mãn nhu cầu.Ở mức độ này,chủ thể xuất hiện những trạng thái rung cảm khác nhau
biểu hiện lòng ham muốn,niềm ao ước.Ý muốn sẽ kết thúc và chuyển sang mức độ
cao hơn khi chủ thể ý thức được đầy đủ về cách thức và phương tiện nhằm thõa
mãn các nhu cầu đó.
+ Ý định:
Ý định là mức đọ cao nhất của nhu cầu,lúc này chủ thể đã ý thức được đầy đủ cả
về đối tượng cũng như cách thức điiều kiện nhằm thõa mãn nhu cầu, xác định rõ
khuynh hướng của nhu cầu và sẵn sàng hành động.Ở đây,nhu cầu đã có hướng và
đã được “ động cơ hóa” xuất hiện tâm thế,sẵn sàng hành động làm thõa mãn nhu
cầu.Ở ý định,nhu cầu trở thành sức mạnh nội tại thúc đẩy chủ thể hoạt động nhằm
thõa mãn nó.Đồng thời lúc này chủ thể có khả năng hình dung về kết quả của hành
động.Ở mức độ ý định,chủ thể không chỉ ý thức rõ về mục đích,động cơ mà còn cả
hành động dẫn tới mục đích đó.
Tóm lại, ý hướng, ý muốn, ý định biểu hiện mức độ nhu cầu từ thấp đến cao,trên
cơ sở kế thừa và phát triển. Ý hướng là cơ sở của ý muốn, ý muốn kế thừa và phát
triển ở mức độ cao hơn so với ý hướng. Tương tự như vậy ở ý muốn và ý định. Vì
vậy, mức độ ý định là sự chuyển tiếp của ý hướng lên ý muốn và từ ý muốn lên ý
định.
1.1.5. Sự hình thành nhu cầu.
Sự hình thành nhu cầu là một quá trình gồm 3 mặt: sự tác động của các điều kiện
khác quan, quá trình ý thức và tự ý thức. Hay nói cách khác, sự hình thành nhu
cầu của con người chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố khác nhau và được
phân thành 2 nhóm chính: Nhóm thuộc những yếu tố khách quan và nhóm những
yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân
- Nhóm những yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố và điều kiện phát triển
kinh tế xã hội, môi trường sống, điều kiện sống của mỗi cá nhân. Sự phát triển kinh
tế xã hội có một vai trò quan trọng trong sự hình thành nên hệ thống các nhu cầu
của con người.
- Nhóm các yếu tố thuộc về cá nhân: Bao gồm các yếu tố thuộc về nghề nghiệp,
mối quan hệ xã hội, vị trí và địa vị xã hội, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính, trình
độ nhận thức của mỗi người.
1.2. Người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm người cao tuổi.
rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người tuổi, hiện nay “người cao
tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau
về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” thuật ngữ mang tính tích cực
và thể hiện thái độ tôn trọng. Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai
đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người
cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên. Một số nước phát triển như
Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi những người từ 65 tuổi trở lên. Quy
định ở mỗi nướcsự khác biệtdo sự khác nhau về lứa tuổicác biểu hiện về
già của người dân các nước đó khác nhau. Những nước hệ thống y tế, chăm
sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do
đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. vậy, quy định về tuổi của
các nước đó cũng khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của người cao tuổi.
1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý
a. Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay
muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy,
khả năng tự điều 9 chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể
chất và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những
thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và
thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi già có
những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính
chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da
- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai
thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các
thức ăn mềm
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng
với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể.
Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân
phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá. Phổi của người già thường làm việc ít
hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các
cơ quan khác cùng với cũng giảm sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét
chậm hơn. Người già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm
trọng cho sức khoẻ của họ. Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi
trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao. - Khả năng tình dục
giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao tuổi cũng
giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều
yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Người già hay bị mệt mỏi,
mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
b. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
- Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn
nhịp tim…
- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…
- Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi,
ung thư phổi…
- Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
- Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
- Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và
các bệnh về sức khỏe tâm thần…
1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào
nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi
trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước
sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu
trung những thay đổi thường gặp là:
a.Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi
thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến
binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như
hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
b. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già người cao
tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển
từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi,
chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy
người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải
“hội chứng về hưu”.
c. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường bận
rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên,
bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người
khác coi mình không phải là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan
tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn
còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc
có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số
người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ
thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự
dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi
lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau...
nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân
cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu,
muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói
nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi
bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả
năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện
được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của
bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào
cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao
tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc
hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng
tránh điều đó và sợ chết. Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi đã
trình bày ở trên dẫn đến việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết.
Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử
phù hợp.
1.3. Nhu cầu của người cao tuổi
1.3.1. Khái niệm nhu cầu của người cao tuổi.
Nhu cầu của người cao tuổi là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của người
cao tuổi về vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng cuộc sông của họ. Những
nhu cầu đó chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung đến hành vi của người
cao tuổi
1.3.2. Các mức độ về nhu cầu của người cao tuổi.
- ý hướng
- ý muốn
- ý định
1.3.3. Các loại nhu cầu của người cao tuổi.
Có nhiều cách phân loại nhu cầu, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
chúng tôi lưa chọn cách phân loại các loại nhu cầu của người cao tuổi như sau:
Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn,
khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Tuy nhiên, cũng như ở những lứa
tuổi khác, người già cũng cần có một số nhu cầu cơ bản, phù hợp với lứa tuổi:
1. Nhu cầu về ăn, ở: Do ảnh hưởng về sức khoẻ, người già cần phải có một chế độ
ăn uống riêng, phù hợp với tuổi tác và một số bệnh tật (do sự lão hoá của tuổi già
gây nên). Sự vận động của người già cũng thường chậm chạp, kém phần nhanh
nhẹn và linh hoạt. Vì vậy, người thân trong gia đình nên sắp xếp nơi ở phù hợp cho
người già, không nên ở những nơi cao tầng, phải leo nhiều cầu thang.
2. Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu rất quan trọng của người già. Sự an toàn của
người già không chỉ thể hiện ở việc cần được đảm bảo sức khoẻ thông qua chế độ
chăm sóc sức khoẻ định kỳ, khám chữa khi ốm đau, bệnh tật, mà còn thể hiện ở
việc cần có một môi trường sống lành mạnh, ít căng thẳng. Vì vậy, con cháu không
chỉ quan tâm về mặt thể chất mà cần phải quan tâm về mặt tinh thần cho người già,
tạo bầu không khí vui vẻ, yên bình cho các cụ.
3. Nhu cầu tình cảm: Ở độ tuổi này, do không còn tham gia hoạt động lao động
thường xuyên nên mối quan hệ, giao lưu của người già trở nên thu hẹp. Bên cạnh
đó, con cái trưởng thành thường có cuộc sống riêng, độc lập, công việc bận rộn nên
ít dành thời gian quan tâm tới ông bà. Nếu thiếu những mối quan hệ tình cảm của
người thân và bạn bè, người già thường cảm thấy cô đơn, trống vắng, thậm chí có
thể ảnh hưởng thêm tới sức khoẻ. Vì vậy, người già rất cần sự quan tâm, chăm sóc
thường xuyên của người thân đồng thời cũng nên tìm một sự cân bằng thông qua
những hoạt động xã hội, giao lưu tại các Câu lạc bộ. Những hoạt động này giúp
người già mở rộng mối quan hệ xã hội và đảm bảo sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh
thần.
4. Nhu cầu được tôn trọng, được chấp nhận, được thấy mình có ích. Do sự giảm sút
năng lực và trí tuệ có phần thiếu minh mẫn, một số người già cảm thấy mất quyền
tự chủ. Dù không còn trực tiếp tham gia hoạt động đóng góp cho xã hội, nhưng họ
vẫn cần được sự công nhận những giá trị, những thành quả mà họ đã đạt được. Họ
vẫn cần được khẳng định, rằng họ không phải là người thừa, người vô ích mà
ngược lại họ vẫn là người có ích, là người quan trọng trong xã hội và trong gia
đình. Vì vậy, các thành viên trong gia đình cũng cần khuyến khích, động viên ông
bà cha mẹ mình tham gia các hoạt động mang tính xã hội, đồng thời cũng thường
xuyên ghi nhận công lao của họ thông qua những hoạt động trong gia đình.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người cao tuổi
5.1. Yếu tố khách quan.
- Thời tiết
- Địa phương thiếu các tổ chức và hoạt động chung
- Điều kiện hoàn cảnh gia đình chưa đảm bảo
- Con cháu không có điều kiện chăm sóc
| 1/22