Tài liệu Nguồn gốc Tết Nguyên Đán - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tài liệu Nguồn gốc Tết Nguyên Đán - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán:
Hiện nay còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán:
Hầu hết nhiều thông tin cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và được du nhập về Việt
Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam
Hoàng Ngũ Đế (2852 TCN) và mỗi một thời kì đều có sự thay đổi.
+ Nhà Hạ dùng tháng Mạnh Xuân, tức tháng giêng là tháng đầu tiên, nhà Thương lại lấy tháng
chạp làm tháng đầu tiên. Sau đó, khi tiên vương Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, ông đã
chọn tháng 10 là tháng bắt đầu cho một năm mới.
+ Năm 104 TCN, hai nhà thiên văn học dân gian thời Tây Hán (202 TCN - 8) là Lạc Hạ Hoành
và Đặng Bình theo yêu cầu của nhà vua, đã tạo ra lịch Thái Sơ, quy định tháng Giêng là tháng
khởi đầu của một năm, đồng thời thiết kế tháng nhuận có thể là bất kỳ tháng nào. Từ đó về sau,
trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng văn hóa Trung
Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Do cách
tính của Âm lịch Việt Nam khác với Trung Quốc nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam không trùng với
Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán thường đến
muộn hơn Tết Dương lịch.
Nhưng ít ai biết rằng từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý Trần Lê, ông cha ta đã cử lễ Tết hàng
năm một cách vô cùng trang trọng linh thiêng. Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ
Hồng Bàng dựng nước Văn Lang (2879 TCN) đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi
vị thần kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy người Việt đã ăn Tết. Minh chứng rõ
nhất cho việc này là sự xuất hiện của sự tích
- Bánh chưng tượng trưng cho “Bánh chưng, Bánh dày”
Đất, Bánh dày tượng trưng cho Trời, mang đầy ý nghĩa tốt đẹp. Từ đó, có thể thấy nước Việt ta đã sớm
hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt với những đặc trưng của
nền nông nghiệp lúa nước và từ đó chọn được những hạt gạo nếp thơm ngon làm thành các thứ bánh
dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của
một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó.”
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng
phường, hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa
cấy trống mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan Lang,
Chúa động cũng đều tha, gia lễ hội này.”
Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là bắt nguồn
từ Việt Nam hay Trung Quốc nhưng có thể thấy được Tết Nguyên đán ở mỗi nước
đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan trọng của người dân mỗi nước.