Tài liệu nhân học đại cương về hôn nhân gia đình | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu nhân học đại cương về hôn nhân gia đình | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
Nhân học đại cương
Hôn nhân là gì? Chức năng của hôn nhân. Cho các thí dụ. 1. Khái niệm:
- Hôn nhân là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập
quán và pháp luật của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau
để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh ra những quyền hạn và trách
nhiệm của vợ chồng trong mối quan hệ với nhau và con cháu của họ.
- Có người nêu định nghĩa khác: Hôn nhân còn được hiểu là một liên
minh tình dục và kinh tế được xã hội thừa nhận , liên quan đến việc gắn
bó lâu dài giữa hai người trở lên. Những người này có nhiệm vụ làm cha
mẹ đối với một đứa trẻ được sinh ra từ liên minh đó.
- Các nhà nhân học đồng ý với nhau rằng, một hôn nhân thường liên quan đến:
+ Một nền văn hóa được xác định một quan hệ giữa một người đàn ông
và một người phụ nữ từ các gia đình khác nhau, nó quy định thông qua
quan hệ tính giao và duy trì nòi giống.
+ Một tập hợp các quyền lợi của vợ chồng và gia đình của họ đối với
nhau, bao gồm quyền chăm sóc đối với con cái của họ.
+ Quy định các trách nhiệm tuân thủ truyền thống văn hóa của các cặp vợ
chồng hoặc của họ đối với bà con thân thuộc và cả phân công lao động trong một gia tộc. 2.
Các chức năng của hôn nhân.
A, Hợp thức hóa quan hệ tình dục:
- Trong các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ tình dục là một thành phần
quan trọng. Bởi vì trong nhiều xã hội, hôn nhân là điều kiện tiên quyết và Nhóm 13 1
chính thức để bắt đầu hoạt động tình dục. Sự ham muốn tình dục là một
động cơ mạnh mẽ thúc đẩy tới hôn nhân.
- Tuy nhiên có các mối quan hệ tình dục có thể tồn tại mà không cần đến
sự chung thủy hoặc cam kết gắn bó lâu dài. Trong mối quan hệ tình dục
người ta thừa nhận các mối quan hệ tình dục hợp pháp ngoài hôn nhân.
+ Ví dụ: Tại VN, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã bãi bỏ
quy định cấm qua hệ tình dục ngoài hôn nhân. Trước đây, theo Điều 142
Bộ luật hình sự năm 1999, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là hành vi vi
phạm đạo đức và có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo hoặc không giam giữ
đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, quy định này đã
được bãi bỏ theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015.
B, Thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi, nghĩa vụ
của các thành viên.
- Việc kết hôn sẽ tạo ra một gia đình mới vì lợi ích của các thành viên,
không chỉ có vợ và chồng mà còn có con cái họ sinh ra.
+ Ví dụ: về gia đình mình: quyền lợi (được yêu thương, tôn trọng và
chăm sóc; được tham gia vào các quyết định của gia đình; được phát triển
bản thân và theo đuổi ước mơ) và nghĩa vụ (yêu thương, tôn trọng và
chăm sóc lẫn nhau; tham gia vào các công việc chung của gia đình; giúp
đỡ nhau trong học tập, công việc và cuộc sống)
- Tập quán hôn nhân vốn rất đa dạng ở các cư dân và các dân tộc, nhưng
trong từng xã hội hôn nhân đã thể chế hóa những quyền lợi và nghĩa vụ
cụ thể cho những thành viên trong gia đình.
C, Tạo lập các liên minh họ hàng.
- Những người có quan hệ huyết thống của một đôi vợ chồng không nên
hay ít nên dính líu đến cuộc hôn nhân của hai người đó, nhưng thực tế có Nhóm 13 2
sự liên quan sâu sắc và kéo dài của những người họ hàng được xem là
chuyện đương nhiên trong nhiều xã hội.
- Những người có quan hệ với nhau qua hôn nhân là những người họ hàng thân thích.
- Thông qua hôn nhân tạo ra các mối dây ràng buộc này gọi là liên minh
thích tộc nhằm thể hiện rõ những chức năng: sinh tồn, chính trị, pháp
luật, kinh tế và xã hội vì lợi ích của những người liên quan.
- Mối quan hệ họ hàng thân thích vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội, kinh
tế, chính trị vừa chi phối phong tục lễ nghi qua việc chuyển giao hàng
hóa, dịch vụ giữa người chồng, vợ và các thành viên trong gia đình.
+ Sính lễ: Là tài sản được chuyển từ gia đình chú rể đến gia đình
nhà cô dâu vào đám cưới. Có thể là động vật, tiền bạc, nhà cửa, trang sức
hay quần áo được coi là có giá trị cao trong xã hội. VD: ở VN sính lễ
thường là trầu cau, rượu, bánh kẹo, lợn, gà,... Ở TQ sính lễ thường là
vàng bạc, tiền mặt, vải vóc,...
+ Tục ở rể: Là một hình thức đền bù khác cho gia đình cô dâu dưới
hình thức lao động của chú rể. Nó đặc biệt phổ biến trong xã hội của
người du mục là người không có sự tích lũy tài sản cần thiết cho việc chi
trả quà sính lễ. VD: Ở VN, tục ở rể thường được thực hiện ở các dân tộc
thiểu số như Mường, Tày; các chàng rể thường phải ở ít nhất 1 năm, thậm
chí là nhiều năm. Ở TQ, tục này được thực hiện ở một số vùng như Tứ
Xuyên, Quỳ Châu và các chàng rể cũng phải ở ít nhất 1 năm.
+ Của hồi môn: Là phần của cải cha mẹ bên vợ cho con gái của
mình đi lấy chồng hoặc gia đình nhà chồng cho con dâu. Thường là hàng
hóa, nữ trang, đồ vàng bạc đồ gia dụng hay gia súc,.. VD: Ở VN của hồi
môn thường là vàng, bạc, tiền mặt, quần áo, giày dép, đồ dùng sinh hoạt,
đồ dùng trang trí nhà cửa,... Nhóm 13 3 Nhóm 13 4