-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu nhóm 6 sự ra đời phật giáo triết học Mac- Lênin
Tài liệu nhóm 6 sự ra đời phật giáo triết học Mac- Lênin giúp sinh viên tham khảo và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Triết học Mác - Lê nin (DHTL 44 tài liệu
Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Tài liệu nhóm 6 sự ra đời phật giáo triết học Mac- Lênin
Tài liệu nhóm 6 sự ra đời phật giáo triết học Mac- Lênin giúp sinh viên tham khảo và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Triết học Mác - Lê nin (DHTL 44 tài liệu
Trường: Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủy Lợi
Preview text:
lOMoARcPSD|36126207
Nhóm 6: Sự ra đời của Phật giáo và tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo? Bài làm:
* Sự ra đời của Phật giáo
Trong lịch sử ra đời của đạo Phật thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – vị thái tử đã
từ bỏ ngai vàng quyền quý để hành khất và đắc đạo – chính là người đã sáng lập ra đạo
Phật. Câu chuyện về con đường tu đạo của Ngài đã trở thành giai thoại trong nhiều thế
kỷ qua và được lưu truyền, ca tụng cho đến tận ngày nay.
Sinh thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Tất Đạt Đa, phụ thân là Tịnh
Phạn, mẫu thân tên gọi Ma Gia. Ngay từ lúc được thụ thai, cuộc đời Ngài đã gắn liền
với những câu chuyện thần kỳ. Hoàng Hậu Maya mơ thấy một con voi trắng sáu ngà đi
vào bên hông của bà, nhà hiền triết có tên là A Tư Đà thì tiên tri rằng Thái tử sẽ trở thành
vị vua vĩ đại hoặc một bậc thế tôn cao quý trong tương lai.
Ngày Đức Phật đản sanh tại khu vườn Lâm Tỳ Ni, mẫu thân Ngài qua đời, sau
đó ai nấy đều ngạc nhiên khi Ngài bước đi bảy bước và nói “Ta đã đến nơi”. Cuộc đời
Thái tử Tất Đạt Đa thuận lợi và hoan lạc theo đúng chuẩn mực của người thuộc dòng
dõi hoàng tộc. Ngài cũng kết hôn với nàng Da Du Đà La và có được một cậu con trai
đặt tên là La Hầu La. Tuy nhiên, đến năm 29 tuổi, Ngày từ bỏ kế vị vua cha và di sản
hoàng tộc, quyết định đi tìm chân lý đích thực của cuộc sống, lang thang hành khất khắp
nơi như một người tầm đạo.
Đến nay, Phật giáo có thể được định nghĩa bằng nhiều góc nhìn khác nhau. Trong
đó, cách giải thích đầy đủ nhất sẽ thường bao hàm các nội dung như: •
Giáo lý của Đức Phật dùng để giảng pháp cho chúng sinh giác ngộ •
Hướng chúng sinh tới thân tâm trong sạch, phát triển con người theo con đường Đạo đức •
Tu tập thân tâm bình lặng theo con đường Thiền tập •
Khai sáng tâm linh và tâm hồn, nhìn nhận cuộc đời bằng con đường Trí tuệ
Sau khi từ bỏ cuộc sống hiện tại đủ đầy vinh hoa phú quý, quyền uy sung túc và
hạnh phúc viên mãn, Thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu hành trình cầu đạo giải thoát của mình.
Khi ấy, Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ, từ chân núi Himalaya ở cực Bắc đến bên ven
bờ sông Hằng ở cực Nam. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian, sức lực và trí lực cho
công cuộc tìm kiếm giá trị đích thực của hạnh phúc và sự giải thoát.
Trong suốt quá trình hành khất, bởi vì cảm thấy được việc chúng sinh dễ chìm
đắm vào ái dục, chấp ngã và định kiến… nên Ngài luôn trăn trở tìm cách cảm hóa con
người để họ chấp nhận và giác ngộ được giáo lý mà Ngài đã chứng đắc.
Chính điều này đã thúc đẩy Ngài thực hiện ba lần thỉnh cầu để phát khởi thiện
nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên, đồng thời gióng lên tiếng trống Pháp. Bằng trí
tuệ và sự giác ngộ sâu sắc của chính mình, Ngài bắt đầu thực hiện sứ mệnh con đường
cứu khổ cứu nạn khắp bốn phương ba cõi. Ngay khi Ngài tuyên bố khai mở con đường 1 lOMoARcPSD|36126207
dẫn đến cõi Niết Bàn, bất sanh bất diệt “cửa bất tử rộng mở cho những ai chịu nghe…”
thì cũng là lúc bánh xe Pháp chuyển vận và Phật giáo ra đời.
Trong lịch sử ra đời của đạo Phật, chưa có một phong trào truyền giáo nào chính
thức được tổ chức, tuy nhiên những giáo lý mà Đức Phật giảng dạy vẫn được lan truyền
rộng rãi từ Ấn Độ sang nhiều quốc gia Châu Á khác.
Theo từng thời kỳ và ở mỗi một nền văn hóa mới, đạo Phật lại được điều chỉnh
linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và các yếu tố tâm linh riêng. Thế nhưng,
bản chất cùng ý nghĩa tinh túy được chắt lọc liên quan đến trí tuệ và lòng từ bi trong đạo
Phật vẫn được những tăng ni, Phật tử, đạo hữu lưu giữ truyền lại đến tận ngày nay.
Hiện tại, Đạo Phật chia thành hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong
đó, Tiểu Thừa hiện phát triển ở Đông Nam Á, thường nhấn mạnh vào giải thoát cá nhân.
Còn Đại Thừa với hình thức Phật giáo ở Trung Quốc và Tây Tạng chú trọng vào tu tập phổ độ chúng sanh.
* Tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo 1. Khái niệm
* Khái niệm nhân sinh
Khái niệm nhân sinh được giải thích theo nhiều khía cạnh, quan điểm khác nhau.
Xét theo Từ điển tiếng Việt thì nó được hiểu là “cuộc sống của con người”. Trong từ
điển từ và ngữ Việt Nam đã giải nghĩa nhân là người, sinh là sự sống và nhân sinh chính
là sự sống của con người. Còn theo tiếng Hán thì nhân là người, sinh là sống và nhân
sinh chính là cuộc sống của con người.
* Khái niệm nhân sinh quan
Còn khái niệm nhân sinh quan cũng tương tự, được định nghĩa trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng thì nhân sinh quan là quan niệm về
cuộc đời, thành hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc lối sống, ... Còn theo từ điển
tiếng Việt của viện ngôn ngữ học định nghĩa nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống
về cuộc đời, về ý nghĩa cũng như mục đích sống của con người.
Theo đó nhân sinh quan chính là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người,
là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống của con người
và cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu, hành động của con người. Bên cạnh
đó nhân sinh quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động
của con người trong đời sống. Nói vắn tắt thì nó là cách người ta nhìn cuộc đời hay là
cái đạo làm người của người ta.
Như vậy việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái
độ, hành vi của đời sống con người. Mỗi thời đại khác nhau thì con người sẽ tương ứng
với một nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau vì nhân sinh quan luôn đồng hành với sự
phát triển của thời đại. 2 lOMoARcPSD|36126207
* Nhân sinh quan trong Triết học
Nhân sinh quan chính là một bộ phận của thế giới quan, bao gồm những quan
niệm về cuộc sống con người như lẽ sống của con người là gì? Mục đích, ý nghĩa, giá
trị của cuộc sống con người ra sao? Sống như thế nào cho xứng đáng?... Trả lời những
câu hỏi đó chính là vấn đề nhân sinh quan. Khác với động vật, bất kỳ con người nào
cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Xét ở đời thường thì nó là nhân sinh quan
tự phát và các nhà tư tưởng đã khái quát những quan điểm đấy, nâng lên thành lý luận
và tạo ra một nhân sinh quan tự giác, mang đầy tính nguyên lý triết học.
Theo đó nhân sinh quan sẽ phản ánh sự tồn tại của xã hội con người. Nội dung
cụ thể là biểu hiện những nhu cầu, khát vọng, lợi ích, hoài bão của con người trong mỗi
chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp thì nhân sinh quan cũng có tính giai cấp.
Khi phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó sẽ là nhân tố mạnh mẽ
cho việc cải tạo xã hội hợp lý. Nếu phản ánh không đúng thì nó đương nhiên sẽ có tác
dụng ngược lại, cản trở xã hội được tiến lên.
Chủ nghĩa Mác sẽ là khoa học về những quy luật phát triển trong lịch sử. Do vậy
nó chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và qua đó
mà tự cải tạo, tự nâng lên và đó chính là nhân tố quyết định sự tiến bộ của xã hội. Sứ
mệnh cao cả của mỗi con người chính là thúc đẩy cho xã hội phát triển tốt hơn, những
hoạt động lao động, sáng tạo và cải tạo xã hội. Tất cả đem đến một xã hội tốt đẹp tự do,
ấm no, hạnh phúc. Qua đó cũng hoàn thiện các năng lực trí tự, tình cảm của bản thân
mình. Đó chính là nhân sinh quan cách mạng, mang tính khoa học của giai cấp vô sản,
của con người mới trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo
- Nhân sinh quan phật giáo về sự sống của con người
Phật giáo luôn cho rằng cuộc sống vô thường. Mọi sự vật luôn luôn biến đổi và
phát triển. Nhưng mạng sống của con người có thể kết thúc bất cứ lúc nào mà ta không
thể biết trước được. Mạng sống của con người theo thời gian sẽ tiến dần đến điểm kết của sự sống.
Trên thế gian này không gì là bất biến, "thế gian vô thường", "nhân tâm vô
thường". Thế gian này không có gì là vĩnh hằng, bất biến. Mạng sống con người chỉ là
một phần nhỏ trong thế gian này. Phật giáo đã sớm biết rõ điều này, đã nhận chân được
cuộc đời vốn vô vọng.
Theo Phật giáo "tất cả cả các hành động, tạo tác, truy cầu ở thế gian đều là khổ".
Sinh mạng là điều đáng quý, vạn vật sinh ra đều có sứ mạng. Con người sinh ra đều có
thể xác và linh hồn. Theo quan niệm phật giáo, tuy rằng sinh mạng sẽ kết thúc nhưng
con người sau khi chết đi sẽ không phải là sự kết thúc. Phật giải thích quy luật sau khi
chết đi của con người theo thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi. Vạn vậy được kết
nối nhờ nhân duyên của nhau, cứ thể tự sinh rồi tự diệt là luân hồi.
Trong đó, thân xác con người thuộc về thuyết Danh sắc, Lục đại, Ngủ uẩn trong
Phật giáo. Khi con người tồn tại đều sẽ có ba hoạt động chính, trong đó: 3 lOMoARcPSD|36126207
- Các hoat động thông qua hành vi. Những hành vi này sẽ tạo ra hậu quả, Phậtgiáo
gọi đó là thân nghiệp;
- Các hoạt động bằng lời nói, phát ngôn. Hậu quả của lời nói là khẩu nghiệp;- Các
hoạt động tạo nên do suy nghĩa của con người. Hậu quả là ý nghiệp.
Theo Luật Nhân quả tất cả các hoạt động trên xoay quanh hai phạm trù thiện và
ác, điều này tạo ra nghiệp lực, báo ứng hay còn gọi là "gieo nhân nào, gặt quả nấy". Phật
còn cho rằng, con người ở kiếp này phải chịu quả báo về những việc làm ở kiếp trước của họ.
- Quan niệm về "khổ" trong nhân sinh quan Phật giáo
Xuyên suốt trong toàn bộ thuyết nhân sinh quan của Phật giáo đều hướng con
người đến sự giải thoát khỏi nỗi khổ. Phật quan niệm "Đời là bể khổ". Để đat được sự
giải thoát, Phật giáo đề ra bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người cần phải
thực hiện, đó là tứ diệu đế: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Khổ đế là một triết lý nhân sinh tương ứng với quan điểm bản chất của con người
là sự "khổ". Có thể nói, quan điểm này có phần tiêu cực. Trong đó, tất cả nỗi khổ trong
cuộc đời con người được thể hiện thông qua "sinh-lão-bệnh-tử". Để thoát khỏi sự khổ,
Phật giáo đề ra quan điểm từ bỏ "tham-sân-si" để từ bỏ điều ác, khi ấy con người sẽ
thoát khỏi nghiệp quả, báo ứng từ đó giải thoát về mặt tâm hồn trước nỗi khổ của chúng
sinh. Phật giáo lấy việc giải thoát đau khổ làm trọng tâm tư tưởng trong giáo lý của
mình. Không chỉ từ bỏ điều ác, Phật giáo còn đòi hỏi trách nhiệm về đạo đức làm người,
không được ngơ ngác trước nỗi khổ của người khác. Phật giáo không lấy giáo lý làm
trọng mà chỉ cho rằng đó là các phương tiện để đạt đến chân lý cuối cùng. Điểm tương
đồng trong quan niệm của Phật giáo với tư tưởng Mác - Lê nin là việc cũng lấy con
người làm điểm xuất phát, đồng thời cũng sẽ hướng đến cuộc sống tốt đẹp cho con người.
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo
Còn khi xét dưới góc độ đời sống của con người, nhân sinh quan Phật giáo sẽ tập
trung vào 02 vấn đề chính cơ bản nhất. Đó là sự khổ não và sự giải thoát khỏi nỗi khổ.
Khổ ở đây là sự luân hồi, là sự tất yếu, muốn thoát khỏi khổ đau thì con người phải biết
tu tâm để tự mình thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng bằng cách vun bồi trí tuệ, phước đức.
Triết lý nhân sinh Phật giáo cũng bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới quan
Phật giáo chi phối. Mặt khác với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nhân sinh quan
Phật giáo cũng chịu sự quy định của các tồn tại xã hội và tác động của các hình thức xã
hội khác. Điều này cũng giải thích được lý do tại sao trong lịch sử tồn tại và phát triển,
nhân sinh quan Phật giáo luôn có sự biến động, không còn giữ nguyên trạng thái nguyên thủy nữa.
Nhân sinh quan Phật giáo sẽ bao gồm một hệ thống những luận điểm về quan
điểm về con người và đời sống của con người. Cụ thể bao gồm: Về con người 4 lOMoARcPSD|36126207
Phật giáo sẽ tập trung ở học thuyết cấu tạo của con người, học thuyết về sự xuất hiện và
tái sinh. Theo như Phật thì con người sẽ được cấu tạo từ những yếu tố thể hiện trong
thuyết Danh sắc và thuyết Lục đại.
• Thuyết Danh sắc: Con người được cấu tạo từ 02 yếu tố là tinh thần và vật chất
• Thuyết Lục đại: Con người sẽ được cấu tạo từ 06 yếu tố: Đại - Thủy - Hỏa Phong
- Không - Thức. Trong 06 yếu tố này có 05 yếu tố đầu thuốc về vật chất và yếu
tố còn lại thuộc về tinh thần. So với thuyết danh sắc thì thuyết lục đại xét cấu tạo
con người nghiêng nhiều hơn về vật chất còn thuyết kia gần như lại có sự cân
bằng, hài hòa cả hai lĩnh vực tinh thần và vật chất.
Về đời sống của con người
Triết học Phật giáo bác sĩ Atman và Brahman nhưng lại tiếp thu đầy đủ tư tưởng luân
hồi từ Samsara và nghiệp Karna của Upanishad cho rằng mọi sự mất đi ở chỗ này là để
sinh ra từ chỗ khác. Trong quá trình biểu hiện sinh tử theo nghiệp nhân quả luân hồi. Và
để giải thoát cho chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi sinh tử, tử sinh thì Đức phật
đã nếu ra Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.
• Tứ diệu đế là bốn chân lý giải thoát tuyệt diệu, thiêng liêng mà con người đều
phải nhận thức là: Khố đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
• Thập nhị nhân duyên: là phép tu hành của Duyên giác thừa, phép này chủ yếu
quán sát tất cả các sự vật, cho đến luân hồi, đều do nhân duyên mà phát khởi,
nhân duyên hội họp thì gọi là sanh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thật vốn
không có cái gì sinh, cái gì diệt cả.
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay
Nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người
Việt Nam trong xã hội hiện nay. Cụ thể, nhân sinh quan Phật giáo ảnh hưởng đến đạo
đức, lối sống và văn hóa của người dân Việt Nam: Thứ nhất: Ảnh hưởng nhân sinh
quan Phật giáo đến đạo đức
Cho đến thời điểm hiện tại, Phật giáo đã du nhập vào nước ta được hơn 20 thế kỷ. Có
thể nói, triết lý nhân sinh của Phật giáo đã thẩm thấu vào tinh thần của nhân dân cũng
như có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan của chúng ta. Nói theo cách khác, Phật
giáo đã trở thành một bộ phận hợp thành đạo đức và sự hình thành nhân cách của con
người Việt Nam. Phật giáo góp phần giúp con người xây dựng lối sống lành mạnh, nề
nếp, giản dị, trong sạch, hướng thiện, biết quan tâm đến nỗi khổ của người khác, bao
dung, vị tha… Đồng thời ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong xã hội.
Thứ hai: Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống
Trong mười điều tâm niệm Phật đã dạy: “Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đền đáp là thi
ân có mưu tính”. Quan điểm này đã và đang được coi trọng và lĩnh hội. Con người Việt
Nam coi đó là phương châm sống hay nói cách khác là truyền thống trọng nghĩa của dân tộc ta. 5 lOMoARcPSD|36126207
Thứ ba: Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến văn hóa
Phật giáo luôn có sự gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của con người Việt Nam
ngay từ khi mới du nhập và theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Biểu hiện rõ nhất
trên các lĩnh vực như: đạo đức, lối sống, văn hóa… Trong đó, ảnh hưởng của nhân sinh
quan Phật giáo đến đạo đức có phần nổi trội nhất. Một trong những lý do chính giúp cho
nhân sinh quan Phật giáo đã được tiếp nhận một cách dễ dàng tự nhiên là bởi vì có nhiều
điểm tương đồng với truyền thống sẵn có của con người Việt Nam.
Trên đây là một số chia sẻ về nhân sinh quan là gì cũng như khái niệm về nhân sinh
quan Phật giáo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung
cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ có hiểu rõ hơn về khái niệm trừu tượng
này, vận dụng trong nghiên cứu, trong học tập hiệu quả hơn. 6