Tài liệu ôn Lịch sử nhà nước và Pháp luật hoàn thiện của môn Lịch sử Đảng

Tài liệu ôn Lịch sử nhà nước và Pháp luật hoàn thiện của môn Lịch sử Đảng/Đại học nội vụ Hà Nội sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao !

lOMoARcPSD|39099223
Ôn lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Phần 1: Phần thế giới
I.
Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô l
1. Quá trình hình thành nhà nước
Điều kiện tự nhiên: Phương đông
- Nằm trên lưu vực các con sông lớn
- Điều kiện sống của các vùng đất xung quanh tương đối khắc nghiệt - Khí
hậu nhiệt đới gió mùa Phương tây:
- Đất đai khô cằn
- Có nhiều khoáng sản
- Khí hậu ôn đới - Có nhiều cảng biển tốt Điều kiện kinh tế:
Phương đông:
- Công cụ lao động bằng đồng
- Ruộng đất công hữu
- Phân công lao động không triệt để Phương tây:
- Công cụ lao động bằng sắt
- Ruộng đất tư hữu - Phân công lao động triệt để Kết cấu giai cấp:
Phương đông:
- Giai cấp thống trị: Quý tộc, thị tộc ( vua, quan lại, tăng lữ, người giàu )
- Giai cấp bị trị: Nông dân công xã thợ thủ công và thương nhân, nô lệ
( nô lệ có nguồn gốc từ: Nông dân phá sản Tù binh chiến tranh Nô lệ
con ( Nữ nô lệ + người tự do = con là nô lệ ) Phương tây:
- Giai cấp thống trị: Quý tộc thị tộc – quý tộc công thương nghiệp - Giai
cấp bị trị: Nông dân tự do thợ thủ công và thương nhân, nô lệ.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
- Phương đông: => Quân chủ tuyệt đối
- Phương tây: Cộng hòa quý tộc chủ nô ( Sparta ) Cộng hòa dân chủ chủ nô
( Athents ) Cộng hòa quý tộc chủ nô ( La mã ) – Quân chủ chuyên chế chủ nô
Tổ chức bộ máy nhà nước phương đông cồ đại:
- TW: Vua -> Quan đầu triều -> Hệ thống quan lại giúp lại
- Địa phương: Đứng đầu là vương công tù trưởng
Quá trình dân chủ hóa ở Athents -
Cải cách Xôlong:
+ Bãi bỏ nợ và chấm dứt chế độ nô lệ vì nợ
+ Quy định mức ruộng đất được sỡ hữu tối đa của quý tộc +
Chia dân tự do thành 4 đẳng cấp:
Đẳng cấp 1: >= 500 Mê đin thóc => giữ chức vụ quan trọng trong nhà nước,
được tham gia vào kỵ binh
lOMoARcPSD|39099223
Đẳng cấp 2: >= 300 mê đin thóc => được bầu vào hội đồng 400 người, được
tham gia vào đội kỵ binh
Đẳng cấp 3: >= 200 mê đin thóc => Được bầu vào hội đồng 400 người, được
tham gia vào đội bộ binh
Đẳng cấp 4: < 200 mê đin thóc => Có quyền tham gia vào hội nghị công dân,
được tham gia vào đội bộ binh.
- Cải cách của Clixten:
+ Chia dân cư thành 10 khu vực hành chính, mỗi khu vực chia thành 10 tiểu
khu, công dân sống ở các tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch
+ Thành lập hội đồng 500 người
+ Lập ra hội đồng 10 tướng lĩnh
+ Ngoại kiều cũng được cấp quyền công dân
+ Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò
- Cải cách của Periet:
Tổ chức bộ máy nhà nước ở Athents ở thời kỳ dân chủ đỉnh cao
+ Hội nghị công dân: Nam công dân Athents đủ 18 trở lên
+ Hội đồng 500 người: Mỗi bộ lạc bầu 50 người từ 30 tuổi trở lên
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh: Mỗi người đại diện cho một bộ lạc
+ Tòa bồi thẩm: Gồm 600 thẩm phán
+ Quân đội: Được trang bị tốt nhất và mạnh nhất
Nhà nước La Mã:
Đại hội công dân
Đại hội Xenturi Đại hội bình dân => Quan bảo dân
Viện nguyên lão Hội đồng quan chấp chính Hội đồng quan án
- Pháp luật La Mã:
Thời kỳ cộng hòa sơ k
+ Về tài sản:
+ Về hợp đồng:
+ Quy định về thừa kế: Di chúc – Pháp luật – Cha có quyền truất quyền thừa kế
+ Quy định về tội phạm và hình phạt
Thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi
+ Nguồn luật: Quyết định của hoàng đế la Quyết định của viện nguyên
lão Quyết định của tòa án – Tập quán pháp – Các quyết định của quan thác thí ở
các tỉnh
lOMoARcPSD|39099223
+ Các quyền: Quyền chiếm hữu – Sỡ hữu Định đoạt
3. Pháp luật phương đông cổ đại
Đặc trưng:
+ Điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội
+ Trọng hình khinh dân
+ Mang tính bất bình đẳng
+ Chịu ảnh hưởng tập quán
+ Hình phạt dã man tàn bạo
+ Động thái phục thù
+ Thần thánh tài phán
+ Kỹ thuật lập pháp chưa cao
Các tư tưởng chính trị ảnh hưởng đến pháp luật TQ cổ đại
+ Hệ tư tưởng pháp trị do Hàn Phi tử sáng lập => Thuyết này tỏ ra phù hợp và
mang lại hiệu quả.
- Pháp: pháp luật
- Thế: nhà vua có uy quyền
- Thuật: phương pháp nghệ thuật quản lý con người
Căn cứ vào tài năng để bổ nhiệm chức quan
Căn cứ vào công việc để đặt chức quan
Căn cứ vào hiệu quả công việc để thưởng phạt
+ Hệ tư tưởng nho giáo khổng tử sáng lập
+ Hệ tư tưởng mặc gia do mặc tử sáng lập
+ Phái đạo gia đo lão tử sáng lập
Lưu ý: sự hình thành nhà nước phương đông cổ đại được xem là một ngoại lệ của học
thuyết Mác lê nin về sự hình thành nhà nước => Nhà nước phương đông cổ đại xuất hiện
dựa trên hai yếu tố:
+ Yếu tố mang tính quyết định là là sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân hóa giai cấp
+ Yếu tố mang tính thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn là yếu tố trị thủy và chiến tranh khi
mà sự mâu thuẫn chưa đến mức gay gắt, không điều hòa được và đấu tranh giai cấp chưa
diễn ra. ( chủ nghĩa mác lê nin: Khi mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt đến
mức không thể điều hòa được => Nhà nước ra đời )
Như vậy qua hoạt động trị thủy và chiến tranh đòi hỏi nhà nước phải ra đời
ngay cả khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, sự phân hóa xã hội chưa
thực sự sâu sắc.
II. Nhà nước pháp luật phong kiến
1. Nhà nước pháp luật phương Đông
a. Nhà nước pk Trung Quốc
Cơ sở hình thành:
- Về mặt kinh tế:
+ Sắt xuất hiện: => Năng xuất lao động tăng
lOMoARcPSD|39099223
+ Nông nghiệp dữ vai trò chủ đạo, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát
triển đa dạng
+ Các trung tâm kt công thương nghiệp xuất hiện tại các tp lớn.
+ Ruộng đất tư ngày càng phát triên và lấn án sỡ hữu công
Chế độ phân phong ruộng đất
Chế độ tịnh điền tan rã
Quý tộc sử dụng nô lệ tiến hành khai hoang Quý
tộc thương nhân quan lại bắt đầu canh thu tô - Về mặt
xã hội:
Sự thay đổi của quan hệ xã sx mới làm cho trong xh suất hiện sự phân hóa
giai cấp mới
+ địa chủ => trước đây là quý tộc
+ tá điền => Trước đây là nông dân
Quan hệ sản xuất mới đòi hỏi phải có phương thức bóc lột mới -
Về mặt lịch sử:
Nửa sau thế kỷ V TCN nhà chu suy yếu
Tiến hành các cuộc cải cách chính trị
Quan hệ giai cấp:
- Nông dân >< Địa chủ => Mâu thuẫn cơ bản tồn tại suốt thời kỳ pk
- Sự phát triên của nền kt nông nghiệp => nông dân luôn là đối tượng bị bóc lột
chủ yếu của đia chủ
- Sự phát và thay thế nhau của các tập đoàn pk Tổ chức bộy nhà nước:
- Ở trung ương:
+ Vua: Nắm kt – ct tư tưởng
+ Quan đầu triều ( Trừ nhà Minh )
+ Hệ thống quan lại giúp việc
- Ở địa phương:
+ Phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đứng đầu là một viên quan
Chính sách hạn điền:
+ Hạn chế số lượng đất tối đa mà địa chủ, tá điền có thể có.
Tư tưởng cai trị:
Pháp trị: từ đầu nhà Tần, phát triển ở nhà Hán => Use luật ko bình đẳng
Đặc trưng 1: Nhà nước pk TQ luôn tồn tại với chính thể quân chủ tuyệt đối và
trong trạng thái nhà nước TW tập quyền
Đặc trưng 2: Trong lịch sử phát triển có những triều đại bị lật bị thay thế
bằng chế độ phân quyền cát cứ nhưng giai đoạn phân quyền ko tồn tại được
lâu => sau thống nhất trạng thái tập quyền lại được xây dựng
Đặc trưng 3: Pháp trị và Nho giáo là hai hệ tư tưởng chính trị chủ đạo
Đặc trưng 4: Chính sách đồng hóa và bành trướng là hai chức năng chính của
các triều đại TQ.
lOMoARcPSD|39099223
2. Nhà nước và pháp luật pk tây âu
a. Quá trình hình thành
- Sự xuất hiện QHSX phong kiến: Do nhà nước la mã suy yếu => Không còn đủ
sức mở rộng lãnh thổ mang về tù binh chiến tranh, trong nhà nước xuất hiện
mâu thuẫn nội bộ và sự hủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu từ sự
khủng hoảng nô lệ
- Khủng hoảng nô lệ:
+ sỡ hữu nô lệ trở nên rất rủi ro do sự nổi dậy của họ
+ Việc nhà nước ko tổ chức chiến tranh làm cho giá nô lệ tăng cao
Khủng hoảng kinh tế: Thủ công nghiệp suy yếu – chủ nô đứng trước nguy cơ
bị phá sản
Khủng hoảng chính trị: Hoàng đế chia la mã thành đông và tây la mã
Sự xuất hiện QHSX PK:
- Chủ nô thay đổi phương thức bóc lột, chia đất thành hai phần:
+ Phần nhỏ: Chủ nô quản lý
+ Phần lớn: Chủ nô phát canh cho nô lệ
- Nô lệ lĩnh canh đất:
+ Phải nộp địa tô và trở thành lệ nông
+ Lệ nông còn phải thực hiện tô lao dịch
- Chủ nô trở thành chủ đất
Sự xuất hiện nhà nước pk ở tây âu là do sự hình thành QHSX PK trong lòng
đế quốc la mã => đây là yếu tố cơ bản có tính quyết định.
b. Chế độ xã hội:
1. Kết cấu giai cấp -
Giai cấp thống trị:
+ Lãnh chúa thế tập: Vua => Công tước – Hầu tước – Bá tước => Tử tước –
Nam tước – Kỵ sĩ => Tiểu kỵ sỹ.
+ Lãnh chúa tăng lữ :
- Giai cấp bị trị: + Nông nô
+ Nông nô tự do
Quan hệ giai cấp: Lãnh chúa thế tập và lãnh chúa tăng lữ luôn có sự cạnh
tranh quyền lực và cùng bóc lột giai cấp bị trị
Giai cấp bị trị >< giai cấp thống trị
Giai cấp thống trị >< nông nô => chủ đạo
2. Bộ máy nhà nước pk tây âu qua các giai đoạn
Giai đoạn sơ kỳ:
- Chính thể: => Quân chủ tuyệt đối
- Kinh tế: Nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp Vua là chủ sỡ hữu tối cao đất
đai => Vua phân phong, kiến địa cho thần thuộc bên dưới
- Chính trị: Vua là lãnh chúa tối cao, Nắm quyền chính trị tuyệt đối
lOMoARcPSD|39099223
- tưởng: sự ảnh hưởng của giáo hội => Vua được giáo hoàng sắc phong “Lễ
gia miên”
Giai đoạn trung kỳ: => Quân chủ tuyệt đối Xuất hiện thành thị tự trị
- Sự chuyển biến về kinh tế: do sự phát triển của LLSX => Thủ công nghiệp tách
khỏi nông nghiệp => thợ thủ công và nông nô kéo vào thành thị => Thành thị là
trung tâm công thương nghiệp của một vùng đất
+ thợ thủ công sx chủ yếu để trao đổi với thị trường => dần trở thành những
người sx nhỏ
+ Xuất hiện thị dân => Tầng lớp này ngày càng giàu có và có vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị của chế độ pk - Chính trị xã hội:
+ Thị dân phải nộp thuế cho lãnh chúa
+ Các lãnh chúa khuyến khích thị dân tới đất mình sống để thu thuế + Mâu
thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa ngày càng gay gắt => Làm xuất hiện nhiều
cuộc đấu tranh của thị dân mạnh nhất vào tk XII – XIII - Chế độ tự quản
có được là do:
+ Một số thành thị giàu có nộp tiền cho lãnh chúa
+ Một số thành thị tiến hành khởi nghĩa vũ trang
+ Một số thành thị liên kết với vua => Nhà vua ủng hộ => Làm suy giảm quyền
lực lãnh chúa.
Gia đoạn từ tk XIII XV: => Đây là giai đoạn xuất hiện nền quân chủ đại diện
đẳng cấp=> Một hình thức của quân chủ hạn chế ( các nước Pháp, Anh ) - Về
chính tri:
+ Mâu thuẫn giữa nhà vua và tầng lớp lãnh chúa ngày càng tăng do: Vua muốn
tăng thuế - Lãnh chúa không ủng hộ vua – Sự đấu tranh của nông
Vua cần môt thế lực để làm chỗ dựa đối phó lãnh chúa => Triệu tập hội nghị
của tầng lớp có thế lực hình thành nền quân chủ đại diện đẳng cấp.
Giai đoạn mạt kỳ: => Quân chủ tuyệt đối ( Xuất phát từ lợi ích của tầng lớp tư bản
muốn có thị trường mở rộng và thống nhất nên họ ủng hộ vua khôi phục nền quân
chủ tuyệt đối, chinh phục các lãnh chúa phong kiến )
Chế độ pk ở tây âu rơi vào tình trạng khủng hoảng. QHSX tư bản ra đời,
LLSX TBCN dần thay thế cho lao động mang tính thủ công
Giai cấp tư sản tham gia chính quyền vua. Họ muốn lật QHSX PK tuy nhiên
họ vẫn chưa đủ lực => nên phải ủng hộ cho quyền lực nhà vua
Chế độ quân chủ tuyệt đối ra đời nhưng là biểu hiện của giai cấp PK
Vua bị kiệt quệ tài chính do chiến tranh là con nợ giai cấp tư sản => Vua khó
thu phục lãnh chúa => Vua cần sự ủng hộ giúp đỡ của giai cấp tư sản lật
lãnh chúa.
KQ: Chế độ quân chủ tuyệt đối ra đời:
- một liên minh tạm thời giữa Giai cấp tư sản và phong kiến
- Nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại trên sự mâu thuẫn giữu tư sản và pk
- Kết luận: Đây là biểu hiện của sự suy vong của chế độ phong kiến, là sự quá độ
trước khi giai cấp tư sản tiến hành cuộc CM TS
lOMoARcPSD|39099223
c. Pháp luật phong kiến tây âu
Nguồn luật:
Người Giéc man cai trị nên luật kém do sự kém phát triển hơn của người Giéc
man khi xâm chiếm cai trị vùng đất có trình độ phát triển cao hơn.
- Tập quán pháp=> Chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xalich
- Những quy định dẫn chiếu từ luật la mã cổ đại
- Luật pháp gồm các chiếu chỉ mệnh lệnh nhà vua, các án lệ và quyết định của
nhà vua và tòa án
- Luật lệ của giáo hội thiên chúa
- Luật lệ của các lãnh chúa, chính quyền tự trị
Quy định về hôn nhân gia đình => tòa án xét sử
- Nguyên tắc người xét sử phải có tài sản ít nhất = tài sản của người xử án
Tục trả nợ máu
+ Động thái phục thù: ở thời kỳ Chiếm hữu nô lệ
+ Tục trả nợ máu => Thời kỳ đầu của chế độ pk: => Chủ thể: Nam trả thù
Dùng tiền chuộc tội
Tổ chức luật sư
- Phát triển mạnh
- Vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội
- Chỉ có luật sư trong tổ chức luật sư mới được tham gia vào việc tố tụng
Viện công tố
- Sau khi nghị viện ra đời thì viện công tố được hình thành
- y viên công tố là thành viên nghị viện có chức năng: Theo dõi ngân khố -
Giám sát việc tố tụng.
Nhận xét về pháp luật Pk tây âu:
- m phát triển hơn luật: Hy Lạp và La Mã cổ đại Vì:
+ Tình trạng phân quyền cát cứ kìm hãm sự phát triển của kt hàng hóa
+ Các lãnh chúa tập trung vào chinh phạt => No time xây dựng luật
+ Thời kỳ này đa số cư dân, thậm chí quý tộc mù chữ
III. Nhà nước tư sản
Chủ nghĩa tư bản trải qua các thời k
1. CNTB thời kỳ tự do cạnh tranh
- Sự hinh thành: Chế độ pk khủng hoảng từ XV-XVII => QHKT TBCN đã hình
thành và phát triển: => Thành tựu khoa học Kt và quá trình tích lũy tư bản thay
đổi Công nghiệp thương nghiệp và nông nghiệp => Thế kỷ 16 nền SXTB ra
đời và có ưu thế phát triển.
- Mặt xã hội:
+ Giai cấp tư sản ra đời => Trong xã hội xuất hiện 2 mâu thuẫn: Giai cấp tư sản
và lực lượng lao động làm thuê
+ Mâu thuẫn chủ đạo thười kỳ này: Giữa giai cấp tư sản >< Phong kiến
- Về mặt tư tưởng: => Giai cấp tư sản phát động
lOMoARcPSD|39099223
+ Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo
+ Các nhà văn hóa phục hưng, các nhà cải cách tôn giáo đề ra những tư tưởng
mới ( Nước anh đầu tiên )
+ Những học thuyết dân chủ tư sản ra đời => Đánh dấu nền dân chủ cho nd:
Nhà nước pháp quyền – Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước Thuyết khế
ước xã hội
Nhận xét:
- Các tiền đề: Kinh tế, chính trị và tư tưởng đạt đến cao trào thì các cuộc CM tư
sản bùng nổ
-
Các cuội cách mạng tư sản: HÀ Lan – Anh Pháp M
- Cách mạng tư sản Anh: => Nguyên nhân do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
Pk nhân dân lao động ngày càng sâu sắc. CMTS thông qua 2 cuộc nội chiến.
+ Là cuộc cách mạng không triệt để
+ Hình thức chính thể của nước Anh sau CM tư sản là Quân chủ hạn chế (
Quân chủ đại nghị - lập hiến )
- Cách mạng tư sản Hoa Kỳ: tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, mang tính dân chủ tư sản.
+ Thiết lập mô hình: Cộng hòa tổng thống
+ Nguyên tắc tổ chức bộ máy: Phân quyền -
Cách mạng tư sản Pháp:
+ CM TS triệt để => Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
+ Hình thức chính thể: Cộng hòa đại nghị
Lưu ý: Vì sao nhiều quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến? Là vì
nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân mang tính chất chủ yếu
sau đây:
- Thứ nhất, do tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến,
giữa lực lượng cách mạng và lực lượng bảo thủ mà quá trình cách mạng ở một
số quốc gia không mang tính chất triệt để, giai cấp tư sản ở nhiều quốc gia còn
nhiều mối quan hệ và quyền lợi với giai cấp phong kiến, vì vậy họ tìm cách liên
minh và thỏa hiệp với giai cấp phong kiến, thiết lập hình thức chính thể quân
chủ lập hiến.
- Thứ hai, giai cấp tư sản hoảng sợ trước sức ép đấu tranh của nhân dân nên họ
quyết định liên minh với quý tộc phong kiến để bảo vệ địa vị, quyền lợi của
mình.
- Thứ ba, do tập quán và tâm lý chính trị truyền thống ở nhiều quốc gia. Với sự
tồn tại hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, trong giai cấp tư sản có một bộ
phận xuất thân là quý tộc phong kiến, trong quá trình xây dựng và phát triển
nhà nước sau cách mạng tư sản thì hình ảnh của một vị quân vương vẫn còn
trong tâm lý chính trị của xã hội và trong giới tư sản, quý tộc và cả người dân.
Do vậy, nhiều quốc gia vẫn còn giữ lại hình ảnh của nhà vua khi xây dựng nhà
nước tư sản trong giai đoạn này.
lOMoARcPSD|39099223
2. CNTB thời kỳ lũng loạn
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai đòi hỏi phải tập trung sản
xuất và tư bản trên quy mô lớn, toàn quốc.
- Sự cạnh tranh tự do ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn tư bản. Sự cạnh
tranhgay gắt này đã buộc nhà nước tư bản phải đứng ra can thiệp và điều
tiết sâu vào nền kinh tế.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng
lớpvà giai cấp khác nhau ngày càng gay gắt. Để bảo vệ cho địa vị thống trị
của mình, giai cấp tư sản độc quyền tìm mọi cách lũng đoạn nhà nước và
thiết lập một nhà nước cho riêng mình.
- Để đối phó với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, giữ
vữngthuộc địa và thị trường của giai cấp tư sản, giai cấp tư sản đã thiết lập nên
nhà nước tư bản độc quyền.
→ Đây là những nguyên nhân để từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trong
giai đoạn đầu, chủ nghĩa tư bản lũng đoạn đã ra đời.
3. CNTB hiện đại
- Nhà nước tư bản độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng của bộ
máy nhà nước. Giải thích: Đây là điểm thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước
đó. Vì trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, các nhà tư sản nắm quyền lực
chính trị là chủ yếu thông qua người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước
thì đến giai đoạn này, các nhà tư bản không chỉ quản lý hành chính mà còn trực
tiếp quản lý kinh tế và xã hội. Các nhà tư bản độc quyền nắm giữ trực tiếp các
chức vụ quan trọng để có thể tích tụ tư bản, thu chi ngân sách, chính sách giá cả
thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Điều này
chứng tỏ nhà nước đã thật sự trở thành công cụ để tư bản độc quyền tập trung
và cung cấp vốn cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn nói chung và là công cụ thu
nhập lại, phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng - của cơ quan hành pháp
ngày càng được tăng cường. Giải thích: Nếu trong thời k CNTB tự do cạnh
tranh được xem là thời kỳ hoàng kim của nghị viện thì đến thời kỳ này, thời k
hoàng kim của nghị viện không còn nữa, ngược lại, bắt đầu có sự tập trung
quyền lực và sự bành trướng quyền lực trong tay bộ máy hành pháp và cụ thể
đó là sự gia tăng quyền lực và thực quyền trong tay tổng thống và thủ tướng.
Chính sự tăng cường quyền lực này đã làm cho cơ quan hành pháp trở thành cơ
quan có thực quyền. Sự gia tăng quyền lực của bộ máy hành pháp không làm
quyền lực của nghị viện mất đi, mà nghị viện vẫn được xem là nơi tranh giành
quyền lực chính trị các đảng phái tư sản và các đảng phái tư sản vẫn tiếp tục
thảo luận, chia sẻ quyền lực tại nghị viện tư sản. Bên cạnh đó, các cơ quan tư
pháp vẫn được xem là thành trì để bảo vệ cho sự tự do dân chủ và tư sản
- Nhà nước trở thành công cụ của các tập đoàn tư bản độc quyền tranh giành
thị trường xuất khẩu, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới. Nhà nước tư
bản đã thực sự trở thành công cụ của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền và trong
lOMoARcPSD|39099223
cơ cấu, chức năng của nhà nước, nhà nước công khai phục tùng nhóm tư bản
độc quyền.
- Nhà nước tư sản thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Giải thích: Đây là
điểm khác biệt so với thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh vốn dĩ nhà nước không
can thiệp vào quá trình sản xuất. Đến thời kỳ này, nhà nước tư sản bắt đầu điều
tiết kinh tế bằng việc thực hiện thông qua một hệ thống các cơ quan trong tổ
chức bộ máy nhà nước, trong đó đặc biệt là thông qua vai trò của quan hành
pháp và thông qua các cơ quan điều tiết nền kinh tế, giám sát chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan kinh tế. Để thực hiện chức năng quản lý kinh tế thì nhà
nước trong giai đoạn này thực hiện hàng loạt các phương pháp khác nhau, chủ
yếu trong đó là các biện pháp về mặt tài chính: + Đề ra kế hoạch phát triển kinh
tế; + Ban hành ra các văn bản pháp luật, điều chỉnh các chính sách kinh tế,
thành lập các tổ chức để quản lý kinh tế; + Trực tiếp đầu tư và quản lý các công
trình công cộng, công trình cơ sở; + Quản lý giá cả của một số mặt hàng quan
trọng; + Can thiệp vào các quan hệ lao động như quy định giờ làm việc, tuổi lao
động, sa thải lao động
- Chức năng đối ngoại thay đổi nhất định so với thời kỳ trước: + Nhà nước tư
sản tập trung trấn áp vào phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phát
triển nền dân chủ tư sản. Giải thích : Nhà nước tư sản lũng đoạn ra đời trong
bối cảnh cách mạng XHCN đang phát triển trên diện rộng lớn, đồng thời trào
lưu hòa bình dân chủ cũng đang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều nhà nước tư sản,
chính vì vậy, nhà nước tư sản trong giai đoạn này đã tập trung vào việc trấn áp
các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Để đối phó với cục diện
và tình hình chính trị trên thế giới, các nhà tư sản đã ngăn cản tiến trình phát
triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới bằng nhiều biện pháp khác nhau
như biện pháp cấm vận, diễn biến hòa bình. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản
trong thời kỳ này cũng từng bước củng cố và tăng cường nền dân chủ tư sản
bằng nhiều biện pháp như xóa bỏ thể chế phát xít và tái lập nên nền đại nghị tư
sản, từng bước cải cách chế độ bầu cử, từng bước nâng cao địa vị pháp lý và
quyền lợi cho người phụ nữ, người da màu.
* Tổ chức bộ máy một số nhà nước tư sản tiêu biểu:
a. Anh
- Hình thức chính thể của nước Anh là quân chủ đại nghị (hay còn gọi là quân
chủ nghị viện, quân chủ lập hiến).
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên Hiến pháp không thành
văn. Giải thích: => Hiến pháp của nước Anh được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc, các tập quán chính trị pháp lý tính chất truyền thống
Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh:
- Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): nhà vua, nữ hoàng. Giải thích:
Ngai vàng được truyền cho cả con trai và con gái nên nhà vua hoặc nữ hoàng
lOMoARcPSD|39099223
có thể là nguyên thủ quốc gia, miễn là người được kế thừa ngai vàng phải sống
theo “khuôn vàng thước ngọc” của Hoàng gia và bắt buộc phải theo Anh giáo -
quốc giáo của nước Anh, không được theo tôn giáo nào khác
+ Về mặt địa vị pháp lý và quyền lực: Nguyên thủ quốc gia ở nước Anh không có quyền
lực thực tế mà chỉ giữ vai trò về mặt tượng trưng và lễ nghi. Tuy nhiên, nhà vua, nữ
hoàng được xem là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Nghị viện: cơ quan giữ vai trò lập pháp. Giải thích: Nước Anh là quê hương
của nghị viện tư sản vì vậy mà nghị viện được xem là cơ quan có quyền lực rất
lớn ở Anh. Trong thời kỳ hoàng kim của nghị viện, tức là trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trước đây, có câu ngạn ngữ là: “Nghị viện Anh có
thể làm tất cả mọi thứ trên đời, chỉ trừ một việc biến người đàn ông thành
người đàn bà”
+ Nghị viện được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
- Thượng Nghị viện còn được gọi là viện quý tộc vì thành phần tham gia của
Thượng Nghị viện không qua cơ chế bầu cử mà chủ yếu do được cử, trong đó
có thành phần quý tộc Anh (từ hàm bá tước trở lên sẽ đương nhiên được cha
truyền con nối chức Thượng Nghị sĩ), các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm của
nước Anh cũng đương nhiên là Thượng Nghị sĩ, thủ tướng Anh khi hết nhiệm
kỳ cũng đương nhiên tr thành Thượng Nghị sĩ của nước Anh, một số Thượng
Nghị sĩ khác do đích thân nhà vua bổ nhiệm. Vì thành phần tham gia chủ yếu là
quý tộc nên thực chất Thượng Nghị viện ở Anh không phải là cơ quan có thực
quyền, nhưng trong mối quan hệ với Hạ Nghị viện thì Thượng Nghị viện vẫn là
cơ quan có vai trò đối trọng và kìm chế quyền lực của Hạ Nghị viện.
- Hạ Nghị viện n được gọi là viện dân cử, viện dân biểu. Đây là cơ quan có
thực quyền rất lớn bởi vì hầu như mọi vấn đề về mặt lập pháp là được quyết
định tại Hạ Nghị viện.
- Chính phủ: Giữ vai trò hành pháp => Thủ tướng có quyền điều hành Nội các
và Chính phủ, đồng thời Thủ tướng của nước Anh có quyền đề nghị nhà vua
giải tán Hạ viện.
- Tòa án: Giữ vai trò tư pháp
=> Nhận xét: Bộ máy nhà nước Anh mang tính chất của một nhà nước theo
hình thức chính thể quân chủ đại nghị điển hình, trong đó vai trò của nhà vua là
nguyên thủ quốc gia nhưng nhà vua lại giữ vị trí trung lập trong bộ máy nhà
nước và hệ thống chính trị, nhà vua không có thực quyền nhưng nhà vua được
xem là biểu tượng của quốc gia. Quyền lực của nhà nước tập trung chủ yếu vào
tay Nghị viện của nước Anh. Mặc dù nước Anh là quê hương sản sinh ra
nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước nhưng nước Anh lại không áp dụng
nguyên tắc này.
? Nước Anh chỉ có hiến pháp không thành văn mà không có hiến pháp thành
văn như các nước khác là bởi:
lOMoARcPSD|39099223
+ Thứ nhất: CMTS Anh là cuộc cách mạng đầu tiên => có nhiều sáng kiến
pháp luật nhưng ko thể đầy đủ được do chưa nghĩ ra hình thức hiến pháp.
+ Thứ hai: CMTS Anh không triệt để => Thế giằng co ts và quý tộc cũ nên quy
chế lập hiến mang tính lâu dài
+ Thứ ba: Sự tôn trọng truyền thống và nền pháp lý dựa trên tiền lệ => Việc
hình thành hiến pháp thành văn là xa lạ với chính thể quân chủ đại nghị Anh. b. Hoa kỳ
- Hiến pháp 1787 thiết lập nhà nước Hoa Kỳ theo chính thể cộng hòa tổng thống, là
sự áp dụng đầy đủ và triệt để học thuyết phân chia quyền lực nhà nước
- Bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc cân bằng và
đối trọng quyền lực.
- Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Hoa Kỳ:
+ Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): Tổng thống. Giải thích : Tổng thống của
Hoa Kỳ do dân bầu và Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng
đầu cơ quan hành pháp.
+ Nghị viện: cơ quan lập pháp của Hoa K.
- Nghị viện được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
Thượng Nghị viện có số thành viên không đổi là 100 Thượng Nghị sĩ.
Hạ Nghị viện có số lượng thành viên phụ thuộc vào dân số của từng bang.
+ Chính phủ: cơ quan hành pháp ở Hoa Kỳ. Đứng đầu Chính phủ là Tổng thống.
+ Tòa án tối cao (Tối cao pháp viện): cơ quan tư pháp ở Hoa Kỳ. Đặc trưng của Tối cao
pháp viện là có 9 Thẩm phán và được xem là cơ quan có quyền lực cao nhất trong lĩnh
vực tư pháp. Tòa án tối cao của Hoa Kỳ có quyền xét xử, có quyền giải thích luật, quyền
tuyên bố tính hợp hiến của các đạo luật. c. Pháp.
- Hiến pháp 1958 xác lập nền Cộng hòa thứ V ở Pháp với hình thức chính thể của
nhà nước là cộng hòa hỗn hợp (đây thực chất là sự pha trộn giữa cộng hòa tổng thống
và cộng hòa đại nghị).
- Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Pháp:
+ Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): Tổng thống.
+ Quốc hội: cơ quan giữ quyền lập pháp.
- Quốc hội được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
+ Chính phủ: cơ quan hành pháp của Pháp.
+ Hội đồng bảo hiến: cơ quan tư pháp tối cao của Pháp.
lOMoARcPSD|39099223
→ Pháp được xem là quốc gia có mô hình chính thể đặc biệt và đặc trưng, đó là mô hình
cộng hòa đại nghị mang tính chất điển hình
Lưu ý: Nguồn luật chủ yếu
+ Anh và Mỹ => Dựa trên án lệ và tập quán vì chưa phá vỡ tận gốc pháp luật pk cũ và
pháp luật tư sản ra đời nội dung của nó được lồng vô pháp luật Pk cũ
+ Pháp => Không dựa trên án lệ và tập quán vì đã phá vỡ tận gốc pháp luật pk cũ, ban
hành bộ luật mới
Pháp luật của 2 hệ thống này: Nhằm bảo vệ thực hiện sự chuyên chính của
giai cấp tư sản.
Phần 2: Phần lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam:
I. Sự hình thành phát triển của nhà nước đầu tiên
a. Các nhân tố tác động đến sự hình thành nhà nước
1. Điều kiện tự nhiên
Hình thành trên những con sông lớn => Nông nghiệp lúa nước
2. Điều kiện kinh tế
Sự chuyển biến về kinh tế: => Nông nghiệp => Thủ công nghiệp => Thương
nghiệp
3. Điều kiện về mặt xã hội
Xã hội chuyển từ thị tộc mẫu hệ sang thị tộc phụ hệ
Sư xuất hiện của các gia đình nhỏ thay thế các gia đình lớn
Sự phân hóa xã hội: Quý tộc => Dân tự do => Nô tỳ.
Nhận xét:
- Sự phân hóa xh ở thời đại Hùng vương ở trạng thái
+ Thứ nhất: Yếu tố tư hữu mới xuất hiện và sự tư hữu chưa sâu sắc
+ Thứu hai: Tính cố kết cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái của các bộ lạc
cao
+ Thứ ba: Các bộ lạc cùng nhau sinh sống , cùng nhau chống giặc ngoại
xâm 4. Nhân tố trị thủy – thủy lợi và chống chiến tranh xâm lược => Trị
thủy – thủy lợi:
- Điều kiện tự nhiên: nhiều sông hồ, thuận lợi nhưng chịu ảnh hưởng bởi
thiên tai.
- Nhu cầu của nền kinh tế nông nghiệp: Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa
nướcgiữ vai trò chủ đạo, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động trị thủy - thủy lợi →
Trị thủy - thủy lợi đóng vai trò quantrọng trong xã hội bấy giờ.
=> Nhu cầu chống chiến tranh:
lOMoARcPSD|39099223
- Vị trí địa lý và nhu cầu thôn tính nhau giữa các thị tộc, bộ lạc: Nhu cầu tự
vệ, chống lại mối đe dọa từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhu cầu thôn tính lẫn
nhau giữa các thị tộc, bộ lạc xuất hiện
Do vậy, thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời
sớm hơn của Nhà nước. Tại sao? Nhu cầu thủy lợi và chống chiến tranh đòi hỏi
sức mạnh của tập thể, đòi hỏi sự tập hợp không chỉ là của nhiều gia đình nhỏ
mà còn là sự liên kết nhiều công xã nông thôn với nhau. Vì vậy, tổ chức rộng
lớn hơn đã hình thành. Tổ chức ấy ra đời cần sự chỉ huy thống nhất của một số
người nắm vai trò thủ lĩnh, những người có uy tín, địa vị trong xã hội giúp dân
chống thiên tai, bảo vệ người dân. Như vậy, những người này, tổ chức này ban
đầu được bầu ra chỉ mang tính chất quản lý về xã hội nhưng dần dần họ nắm
nhiều quyền lực trong tay mang sức mạnh công cộng đặc biệt, dẫn đến Nhà
nước xuất hiện.
Lưu ý: trị thủy - thủy lợi và chống chiến tranh không nắm vai trò quyết định.
Nhân tố quyết định thuộc về nội tại của kinh tế, xã hội, kinh tế phải phát
triển đến mức độ nhất định dẫn đến tư hữu xuất hiện và xã hội hình thành các
lợi ích đối kháng nhau.
b. Pháp luật Việt Nam thời Hùng Vương:
- Pháp luật đơn giản, sơ khai.
- Pháp luật sử dụng chủ yếu là tập quán pháp và pháp luật từ các “mệnh lệnh”
truyền miệng.
- Nước Văn Lang - Âu Lạc đã có nền luật pháp riêng biệt.
II. Nhà nước và pháp luật VN giai đoạn Ngô Đinh – Tiền lê < 939 1009 >
1. Đặc trưng bộ máy nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê
a. Bộ máy nhà nước mang tính hành chính quân sự
- Thời gian tồn tại ngắn nên không có thời gian để tổ chức và hoàn thiện bộ máy
nhà nước => Ngắn do: + Thù trong giặc ngoài
+ Đấu đá nội bộ triền miên
+ Còn yếu=> Suy yếu=> Giặc lăm le bờ cõi
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản
do:
+ Thời gian tồn tại ngắn nên khong có nhiều thời gian hoàn thiện
+ Xã hội loạn lạc ( Cần time ổn định ) đất nước mới qua war nên cần time phục
hồi và kiến thiết đất nước.
+ Nội bộ giai cấp thống trị gồm nhiều thành phần nên cần sự tranh giành quyền
lực dẫn tới sự bất ổn về chính trị
+ Quan lại ít do chú trọng war là chính
- Không tổ chức khoa cử được vì => use to khai quốc công thần.
BMNN mang tính hành chính quân sự => Phù hợp với giai đoạn sau chiến
tranh khi đất nước mới hình thành còn loạn lạc nên ko phù hợp với giai
đoạn sau.
lOMoARcPSD|39099223
? Tính hành chính quân sự là đặc trưng của tất cả những nhà nước mới ra đời.
sai. Ko phải mọi nhà nước mới ra đời đều mang tính hành chính quân sự. Nhà
lý ra đời từ sự suy tôn của các quần thần nên chỉ có war loạn lạc mới bắt
nguồn cho tính hành chính quân sự của các nhà nước mới ra đời.
? Tính hành chính quân sự là đặc trưng của những nhà nước ở giai đoạn bất ổn.
Sai. Bởi nhà nước ở giai đoạn war loạn lạc sơ khai mới cần tính hành chính
quân sự mà sự bất ổn của nhà nước có thể không bắt nguồn từ war mà có
thể từ nguyên nhân khác như kinh tế chính trị, khởi nghĩa nông dân. Vì vậy
tính hành chính quân sự không là đặc trưng của nhà nước ở giai đoạn bất ổn.
III. Nhà nước Lý – Trần Hồ
1. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
Không còn mang tính đơn giản Các
quan đại thần có nguồn gốc từ:
- Khai quốc công thần
- Vương hầu quý tộc
- Khoa cử => Lần đầu xuất hiện ở nhà Lý Tình hình kinh tế chính trị xã hội
nhà Lý:
- Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo
- Quân sự: Tinh giản quân sự => Ngụ binh ư nông => Tích cực do không
phải duy trì quân thường trực lớn tiết kiệm quốc khố mà vẫn đảm bảo quân khi có
chiến tranh
- Đường lối chính trị; Thân dân
2. Nhà Trần – Hồ
a. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nhà Trần Hồ
- Nhà trần lật Lý => mâu thuẫn giữa dòng tộc Lý Trần trở nên sâu sắc
- Nhà trần chủ trương xây dựng nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước chặt
chẽ
Có Thái thượng hoàng => vua => Thái tử => Tể tướng => các quan đại thần:
=> Có sự ổn định nhất định, ưu điểm đặc trưng của chế độ lưỡng đầu: Xã
hội ổn định – Vua được sự giúp đỡ chỉ bảo từ thái thượng hoàng nên mọi
quyết định đưa ra vững vàng hơn => có sự hạn chế do phân chia quyền lực.
- Quy định nhiều chức quan
- Chuyên môn hóa giữa các chức quan rõ ràng - Mang tính quý tộc thân
vương do:
+ Do lịch sử hình thành nhà trần
+ Chỉ có tôn thất nhà trần mới được làm quan
+ Sử dụng nội tộc
b. Tổ chức bộ máy Trần Hồ
Mục đích của Điền trang Thái ấp => Bảo vệ kinh thành
+ Vị trí ở địa bàn trọng yếu
lOMoARcPSD|39099223
+ Các quý tộc được ban Thái ấp là trụ cột triều đình
? Lưỡng đầu của thời Trần – Hồ là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế
sai. Tuy thời nhà trần Hồ mang tính lưỡng đầu nhưng vẫn là biểu hiện của
chính thể quân chủ chuyên chế, quyền lực vẫn tập trung vào tay nhà vua và
thái thượng hoàng cả 2 đối tượng này đều chung mục đích mà lý tưởng bộ
trợ cho nhau nên không thể mang tính quân chủ hạn chế được vì chính thể
này chỉ xuất hiện khi có thế lực khác đối kháng và nhà vua ko đủ thực
quyền mà bắt buộc quyền lực phải được chia sẻ. Ví dụ nghị viện và nhà vua
=> quân chủ hạn chế ( Nghị viện or đại nghị )
? Điền Trang thái ấp vừa là biểu hiện manh nha của sự phân quyền cát cứ, vừa là chỗ dựa
của nền quân chủ nhà Trần.
Đúng vì người đứng đầu điền trang thái ấp có quyền thành lập quân đội là đặc
quyền của quý tộc thân vương và là chỗ dựa cho vua về kinh tế, quân sự do
vậy nó vừa là manh nha của sự phân quyền cát cứ vùa là chỗ dựa của nền
quân chủ nhà Trần.
? Tại sao sự tồn tại của điền trang thái ấp không tạo nên sự cát cứ phân quyền giống như
tây âu thời phong kiến.
Bởi có sự khác nhau:
- Điền trang ti ấp là do nhà vua ban cho quý tộc thân vương có công và được
vua tin tưởng tuyệt đối vì vậy trong thời đại nhà trần không điền trang thái ấp
nào chống lại nhà vua và đòi tự trị cả và hơn nữa chịu ảnh hưởng của nho giáo
về quan hệ vua tôi => chống lại là đại nghịch bất đạo => Phân quyền cát cứ một
cách tương đối ( nhà vua vẫn kiểm soát được )
- ở phương tây pk xuất hiện các lãnh chúa phong kiến, các lãnh chúay có sự
đối lập với nhà vua và đất đai của họ có quyền tự trị mà nhà vua không có
quyền, ở các lãnh địa có quân đội và pháp luật riêng và quyền lực lãnh chúa và
nhà vua luôn có sự đối chọi lẫn nhau => Phân quyền cát cứ một cách tuyệt đối
( nhà vua mất quyền kiểm soát ở các vùng lãnh địa này )
IV. Nhà nước Việt Nam thời Lê sơ.
1. Tổ chức bộ máy trước cải cách của Lê Thánh Tông.
Thách thức của Lê Thánh Tông:
+ Giải quyết thù trong giặc ngoài
+ Xu hướng tư hữu hóa của nhà trần
+ Mâu thuẫn giữa khai quốc công thần và bộ máy nhà nước liêu hóa
+ BMNN xa rời dân
+ Không có khoa cử => Khai quốc công thần là nguồn quan lại chủ yếu nắm hành
chính quân sự => Đội ngũ quan lại có nguồn gốc từ họ hàng của nhà vua, công
thần.
Nhận xét: bộ máy nhà nước trước cải cách
lOMoARcPSD|39099223
- Thứ nhất, tổ chức bộ máy nhà nước khá hoàn thiện do kế thừa đặc trưng thời lý,
trần, Hồ và đất nước bất ổn nên ko có time hoàn thiện
- Thứ hai, quan lại có nguồn gốc từ họ hàng vua, công thần
- Thứ ba, chức năng chủ yếu của nhà nước lúc này là bảo vệ độc lập chủ quyền
dân tộc.
Nhận định:
? Tổ chức bộ máy nhà nước ở TW giai đoạn đầu lê sơ thực hiện nguyên tắc tản quyền
giữa các cơ quan.
Sai vì trong giai đoạn đầu lê sơ quyền lực tập trung vào vua và nhà vua kiểm
soát nó một cách tuyệt đối và sau cải cách của vua Lê Thánh Tông mới xuất
hiện tản quyền.
? Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ chức theo
nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.
Đúng chính quyền quân quản cấp đạo đơn vị hành chính đc thiết lập khi
giành mới giành được chính quyền và được lê lợi chiam 5 đạo 1 tỉnh sẽ
rất lớn, khi mới giành chính quyền cần chống thù trong giặc ngoài do vậy cần
chính quyền đủ mạnh để kịp thời huy động lực lượng đó hành chính quân
quản mà vua vẫn nắm quyền kiểm soát.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước sau cải cách của vua Lê Thánh Tông.
a. Nguyên nhân cải cách:
- Bất ổn chính trị đã được loại bỏ, chính quyền quân sự không còn phù hợp.
- Thế lực nhà Lê ngày càng mạnh mẽ hơn.
- BMNN mang nặng tính quý tộc không còn phù hợp.
- Lãnh thổ được mở rộng về phía nam.
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp rất
pháttriển.
- Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống chính trị - xã hội.
- Khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng cường.
Tại sao? Ở Trung Quốc, triều Minh trở thành một triều đại hùng mạnh, điều này
đe dọa đến sự tồn tại của Đại Việt, vì vậy cần phải thống nhất các phe phái lại để
đưa đất nước phát triển, tồn tại trước một triều Minh hùng mạnh.
- Sự xuất hiện của triết gia, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự
- vua Lê Thánh Tông. → Tiến hành cải cách toàn diện đời sống xã hội, trong
đóưu tiên cải cách BMNN và hệ thống pháp luật.
b. Chủ trương của các cuộc cải cách:
Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên nguyên tắc “tôn quân quyền” của
Nho giáo (tôn tức là độc tôn; quân là quân vương, nhà vua; quyền là quyền lực), tức là tập
trung quyền lực vào tay vua, không để bị chia sẻ quyền lực.
Các nguyên tắc cải cách:
lOMoARcPSD|39099223
- Nguyên tắc tập quyền : dựa trên cơ sở tư tưởng “tôn quân quyền” của Nho
giáo. + Mục đích: muốn quyền lực nhà vua tập trung tuyệt đối cả 3 quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Bãi bỏ các cơ quan, chức quan làm nhiệm vụ trung
gian.
Nội dung cải cách:
+ Bỏ chức danh tể tướng.
+ Giảm số lượng, quyền lực quan đại thần.
+ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động hành pháp, lập pháp, pháp. (Lê Thánh Tông học
hỏi từ mô hình nhà Minh xóa bỏ chức vụ tể tướng, xóa bỏ chức tả, hữu tướng quốc.
Ngoài ra, Thánh Tông còn xóa bcác quan, chức quan khác sắp xếp lại
nhiệm vụ của nó, như: chức quan đại khiển, hành khiển,… Đến thời kỳ vua Thánh
Tông đã bãi bquan chức năng cố vấn cho nhà vua để tập trung quyền lực
tuyệt đối vào tay vua, như: chính sự viện, nội mật viện. Ngoài ra, các tam thái
quyền lực rất lớn nhưng đến thời kThánh Tông chỉ được hưởng bổng lộc chứ
không được tham gia vào triều chính triều chính do nhà vua đích thân chỉ đạo
sắp đặt).
- Nguyên tắc tản quyền : xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội (Tản quyền
về bản chất cũng là tập quyền, quyền lực thuộc về nhà vua nhưng vua không
thể thực hiện mọi việc được nên vua ủy quyền cho một số cơ quan thay mặt
vua thực hiện, quyền quyết định cuối cùng, tối cao vẫn thuộc về vua).
- Mục đích: + Hạn chế việc 1 cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn.
+ Chuyển một số chức năng, nhiệm vụ từ cấp trên xuống cấp dưới.
+ Cấp trên, trung ương tập trung thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
- Nội dung cải cách: phân chia các cơ quan nhà nước thành 2 lĩnh vực:
+ Hành pháp: Lục bộ, cơ quan văn phòng, quan thuộc hoàng đế, quan quản
nông nghiệp6 Bộ: Bộ Lại (quản về quan lại, bổ nhiệm quan chức), Bộ
Lễ (quản về nghi thức, nghi lễ quốc gia), Bộ Hộ (quản nhân khẩu quản
lý tài sản công của nhà nước, đất đai…), Bộ Binh (chức năng quốc phòng bảo
vệ trật tự trị an, an ninh), Bộ Hình (xét xử các vụ án và theo dõi sự tuân thủ pháp
luật của các cơ quan, quan lại, cá nhân), Bộ Công (xây dựng các công trình công
cộng).
+ Tư pháp - giám sát: Đề cao trách nhiệm cá nhân, hạn chế sự ách tắc công
việc. - Nguyên tắc pháp chế :
+ Mục đích: hạn chế slạm quyền của quan lại bằng cách tăng ờng các
quan giám sát (đặt 6 khoa để kiểm sát công việc của 6 bộ, sáng tạo của Lê Thánh
Tông: người đứng đầu lục khoa quyền cao hơn nhưng hàm phẩm thấp n
người đứng đầu lục bộ, để kiểm tra chéo lẫn nhau).
Nội dung cải cách: + Bước đầu có sự tách bạch giữa hoạt động tư pháp và giám
sát. + Tổ chức hoạt động của cơ quan giám sát trực thuộc hoàng đế độc lập
với các cơ quan khác. - Ngoài ra, Thánh Tông đã bác bỏ chế độ sử dụng người
lOMoARcPSD|39099223
trong hoàng tộc để làm quan. Vua Lê Thánh Tông đã tổ chức những kỳ thi tuyển
công khai đích thân làm chủ khảo để lựa chọn người tài, thi đỗ càng cao thì
chức quan càng lớn, điều y đã thúc đẩy Nho học, phong trào học nh rất nhiều
dưới thời vua Lê Thánh Tông 3. Pháp luật thời Lê Sơ.
A. Các quy định về hình phạt ( hình sự)
Ngũ hình:
+ Bộ luật Hồng Đức có sự ưu đãi khi áp dụng hình phạt với phụ nữ khi Suy ( gậy
bé ) cho phụ nữ - Trượng ( gậy lớn ) cho đàn ông
+ Có sự tiến bộ sáng tạo so với nhà minh về hình phạt lưu đày: Nhẹ thì Châu gần –
Nặng thì Châu xa ( do diện tích nhỏ so với nhà Minh nên ko thể bê nguyên áp dụng
cho VN được ) - Nguyên tắc luật hình:
Nguyên tắc vô luật bất hình:
+ Cơ sở pháp lý: Điều 683, 685, 722. => Nội dung: hành vi pháp luật không
quy định thì không cấu thành tội phạm nên không phải chịu hình phạt → có
tinh thần nhân văn.
- Ví dụ:
Điều 683: “Khi luận tội phải dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh,
không được tự ý thêm bớt tội…”.
Nguyên tác chiếu cố:
- Cơ sở pháp lý: Điều 3, 6, 17, 21, 22...
- Đối tượng:
+ Nhóm 1: Bát nghị (Bát là tám, nghị là xem xét, giảm nhẹ, tức là 8 đối tượng
trước hết cần xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trước khi xét xử phải được
phép của vua và khi kết tội phải tâu lên vua để vua định đoạt), gồm 8 loại người:
Nghị thân: họ hàng, tôn thất của nhà vua. Nghị cố: những bậc công thần,
cố cựu.
Nghị hiền: những người có đức hạnh lớn. Nghị năng: những người có tài
năng lớn.
Nghị công: những người có công lao lớn.
Nghị quý: những người có chức tước lớn.
Nghị cần: những người siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn trong chức vụ.
Nghị tôn: quốc khách, con cháu của triều đại trước.
Tuy nhiên, nếu đối tượng thuộc Bát nghị nhưng phạm vào những tội thập ác
thì không được áp dụng bát nghị.
+ Nhóm 2: để xem xét giảm nhẹ.
- Thái độ thành khẩn
- Độ tuổi
- Đang nuôi con nhỏ
- Phụ nữ nang thai
- Tình trạng sức khỏe
lOMoARcPSD|39099223
Lưu ý: Các nhóm đối tượng trên không được áp dụng nguyên tắc này khi
phạm vào nhóm “Thập ác tội”.
Nguyên tắc xử lý nghiêm hành vi đồng phạm : bởi vì đồng phạm lúc nào cũng thực
hiện với lỗi cố ý, gồm 2 người trở lên và gây tổn thất cho xã hội nên cần xử
nghiêm.
- Cơ sở pháp lý: Điều 35, 415, 418, 420, 426…
- Cá thể hóa trách nhiệm hình sự của từng người phạm tội trong vụ án đồng
phạm:
+ Người chủ mưu: chịu trách nhiệm nặng nhất.
+ Người thực hành được giảm 1 bậc.
+ Những người khác tùy theo vai trò, mức độ tham gia mà có thể được giảm 1
bậc hay nhiều hơn.
a. Tội phạm Quan
niệm:
- Là hành vi trái pháp luật. Xu hướng pháp luật nhà Hậu Lê là hình sự hóa nên “trái
pháp luật” ở đây không chỉ có nghĩa là trái với Bộ luật Hồng Đức mà còn có thể trái với
các quy định PL khác.
- Có lỗi. Có 2 loại lỗi: cố ý và vô ý (các điều 47, 49, 499…).
- Độ tuổi: từ trên 7 tuổi đến dưới 90 tuổi (Điều 16).
→ Đủ 3 dấu hiệu trên thì được xem là tội phạm.
Các loại tội phạm:
- Có 2 nhóm tội phạm:
(1) Nhóm tội thập ác (Điều 2 và một số điều trong Chương 1 và 2):
- Bao gồm 10 loại trọng tội xâm phạm 3 khách thể quan trọng nhất, được nhà nước
ưu tiên bảo vệ:
+ 4 hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, chế độ chính trị cũng như uy tín, sức khỏe, tính
mạng của nhà vua và hoàng tộc (như: mưu phản, mưu bạn, mưu đại nghịch, đại bất kính).
+ 4 hành vi xâm phạm trật tự hôn nhân - gia đình (ác nghịch, bất hiếu, bất mục và nội
loạn).
+ 2 hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác hoặc lễ nghĩa Nho giáo (bất đạo và bất
nghĩa).
(2) Nhóm tội phạm khác:
lOMoARcPSD|39099223
- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Quyển 4).
- Các tội vi phạm nghĩa vụ quân sự (Quyển 1 và 2).
- Các tội xâm phạm sở hữu (Quyển 3 và 5).
- Các tội về tham nhũng (Quyển 3 và 5).
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ trong quan hệ dân sự (Quyển 5).
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Quyển 6).
Đường lối xử lý tội phạm:
- Phạm tội liên quan đến chính trị thường bị áp dụng hình phạt tử hình.
- Phạm tội khác trong thập ác tội thường bị lưu đày hoặc tử hình.
- Hình phạt cho các tội ngoài thập ác tội thường dựa vào lỗi, hậu quả, độ tuổi hay
các yếu tố nhân thân khác. b. Hình phạt.
- Hình phạt là chế tài phổ biến áp dụng cho mọi hành vi phạm tội.
- Một hành vi phạm tội có thể gánh chịu nhiều hình phạt khác nhau.
- Hình phạt được phân hóa cho từng trường hợp phạm tội như: đặc điểm nhân thân,
loại tội, giới tính, lỗi, hậu quả…
- Mục đích hình phạt đề cao tính trừng trị hơn tính giáo dục, phòng ngừa → Nhiều
hình phạt có tính nhục hình, dã man.
Các loại hình phạt:
- Nhóm ngũ hình: xuy - trượng - đồ - lưu - tử.
- Nhóm hình phạt khác: phạt tiền, xăm chữ, giáng chức, tước vị…B. Pháp luật Dân
sự:
=> Bao gồm 3 quyền: chiếm giữ, sử dụng và chuyển giao (các điều 352, 357, 444, 445,
574…).
- Mở rộng chủ thể quyền sở hữu đối với mọi thành phần dân cư.
Nguyên nhân : Đối tượng quyền sở hữu chủ yếu là đất đai - là tư liệu sản xuất quan trọng
nhất trong xã hội thiên về nông nghiệp. Không phải đến nhà Hậu Lê mới thừa nhận quyền
tư hữu của người dân nhưng ở những giai đoạn trước nhất là thời nhà Trần, mặc dù không
cấm người dân quyền tư hữu nhưng chế độ đất đai, điền trang thái ấp tích tụ hết trong tay
giới thống trị, hoàng tộc, quan lại cho nên người dân hầu như không có cơ hội tư hữu đất
đai, đất đai tập trung vô hạn ở tầng lớp trên. Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chế độ hạn
điền: mỗi người trong xã hội ở địa vị khác nhau chỉ được sở hữu tối đa số lượng ruộng đất
nhất định, số lượng còn lại để tạo cơ hội cho những người dân biết tích tụ, biết làm ăn sẽ
lOMoARcPSD|39099223
được xác lập quyền tư hữu đối với đất đai → Điểm tiến bộ trong chính sách đất đai của
vua Lê Thánh Tông.
→ Quyền sở hữu là vấn đề tuy không mới nhưng nhà Hậu Lê đã có nhiều cách làm mới
tiến bộ vượt bậc hơn. Nhờ vậy, pháp luật đã tạo tiền đề, bệ phóng để bảo vệ quyền tư hữu
của người dân và người dân yên tâm được xác lập quyền tư hữu trên cơ sở luật pháp, yên
tâm sản xuất, làm ăn.
a. Khế ước (Hợp đồng dân sự).
Quan niệm: - Khế ước là sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ liên
quan đến tài sản. - Để khế ước có giá trị pháp lý phải thỏa mãn 4 điều kiện:
+ Chủ thể: bên giao tài sản phải là chủ sở hữu (điều 342, 558, 579…). + Ý chí: 2 bên
phải tự nguyện và trung thực (điều 191, 355, 377, 638…). + Nội dung khế ước: không
trái pháp luật (điều 73, 74, 75, 76…).
+ Hình thức khế ước: phải phù hợp với pháp luật (điều 366).
Nếu loại hợp đồng nào đó pháp luật không bắt buộc về mặt hình thức thì có thể
thỏa thuận bằng miệng (khẩu ước) hoặc văn bản (văn khế, văn tự).
Nếu pháp luật bắt buộc phải lập bằng văn bản thì các bên phải tuân theo. (Ở triều
Hậu Lê có một đạo luật tên gọi là “Quốc triều thư khế thể thức” (cách thức để lập các
văn khế, hợp đồng), theo đó, những tài sản quan trọng như đất đai, nhà cửa, trâu bò
bắt buộc phải lập bằng văn bản khi đem những tài sản đó giao kết, nếu không lập bằng
văn bản thì không xem đó là khế ước, không có giá trị pháp lý).
+ Nếu người nhận cầm cố có trồng lúa trên ruộng đất đó thì ngày trả lại ruộng đất là:
Ngày thu hoạch xong mùa vụ. Không được kéo dài quá ngày 15/3 đối với vụ lúa
mùa, và 15/9 đối với vụ lúa chiêm.
b. Thừa kế (Các điều từ 374 đến 400).
- Thừa kế là việc chia tài sản thuộc sở hữu của người chết cho người còn sống phù
hợpvới các quy định của pháp luật.
- Trước khi chia di sản phải thanh toán các khoản:
+ Nợ người chết để lại.
+ Chi phí tang lễ.
+ Trích 1/20 làm di sản hương hỏa (thờ cúng tế tự hàng năm).
+ Di sản hương hỏa giao cho con trai, cháu trai giữ; nếu không có con trai, cháu trai
thì giao cho trưởng nữ giữ; nếu không có trưởng nữ, thứ nữ giữ thì giao cho trưởng
tộc, trưởng họ giữ thờ cúng tế tự hàng năm.
- Tính đến công sức đóng góp của những người có liên quan đến di sản:
lOMoARcPSD|39099223
+ Phu gia điền sản (cha mẹ chồng cho riêng chồng ít tài sản để lấy vợ, khi người
chồng chết thì cha mẹ chồng được hưởng một phần tài sản).
+ Thê gia điền sản (cha mẹ vợ cho riêng vợ ít tài sản để làm hồi môn, khi người v
chết thì cha mẹ vợ được hưởng một phần tài sản).
+ Tân tạo điền sản (chồng/vợ chết thì trong tài sản chung vợ/chồng phải được phần).
Nếu có di chúc thì chia theo di chúc; nếu không có thì cha, mẹ, vợ, chồng, con luôn
được ưu tiên chia trước.
- Bảo đảm sự bình đẳng nam nữ (vợ chồng, con trai con gái…) trong việc chia di
sản (quy định tại điều 388).
3. Pháp luật về hôn nhân - gia đình:
a. Pháp luật về quan hệ hôn nhân.
* Kết hôn:
(1) Về điều kiện kết hôn :
- Điều kiện 1: Phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ (người trưởng họ hoặc trưởng
làng). + Nam, nữ không được tự ý kết hôn với nhau mà phải xin phép cha mẹ. + Cha
mẹ đóng vai trò là người chủ hôn.
=> Nguyên nhân: Quan điểm này xuất phát từ Nho giáo: hôn nhân là một loại quan hệ
phải xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ để kế thừa dòng dõi nên hôn nhân
không phải là sự tự do lựa chọn của các bên đương sự mà phải đặt trong sự quyết định
của người gia trưởng.
Điều 314 Quốc triều hình luật: Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ
(người con gái) (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người
trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và
theo lệ sang hèn…, người con gái phải bị phạt 50 roi.
→ Nhận xét: Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ không được xác lập trên cơ sở tự
nguyện mà phải trên cơ sở sự đồng ý của hai bên cha mẹ. Điều này đã phản ảnh rõ đặc
trưng của xã phong kiến bấy giờ. Quy định này thể hiện sự hạn chế của pháp luật nhà
Lê trong việc quy định về điều kiện kết hôn vì đã tước bỏ s tự nguyện của hai bên
nam nữ trong việc kết hôn.
- Điều kiện 2: Nam, nữ phải đạt độ tuổi theo quy định pháp luật. + Quốc triều hình
luật không quy định về độ tuổi kết hôn, việc quy định về độ tuổi kết hôn được quy
định trong Thiên Nam dư hạ tập. + Thiên Nam dư hạ tập quy định: “Con trai từ 18
tuổi, con gái từ 16 tuổi mới có thể thành hôn, ngoài ra bản thân hoặc người chủ hôn (là
cha mẹ hoặc người trưởng tộc) phải không có tang”.
→ Nhận xét: Quy định này của pháp luật nhà Lê thể hiện sự tiến bộ, ở chỗ giúp hạn
chế tình trạng phổ biến lúc bấy giờ là phong tục tảo hôn, ngoài ra, việc quy định về độ
lOMoARcPSD|39099223
tuổi kết hôn như thế này giúp các chủ thể có đầy đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân,
đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân, gia đình sau này.
- Điều kiện 3: Không vi phạm vào những trường hợp cấm kết hôn theo quy định PL
(Điều 316, 317, 318, 319, 323, 334, 338, 339 Quốc triều hình luật).
+ Cấm kết hôn giữa những người thân thích. Điều 319: “Người vô lại lấy cô, dì, chị
em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm
mà trị tội”.
+ Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng. Điều 317: “Ai đang để
tang cha mẹ hoặc tang chồng mà cưới gả thì xử tội đồ. Biết mà vẫn kết hôn thì biếm
ba tư và phải chia lìa” → Có 2 trường hợp: TH1: con cái (con trai và con gái) đang có
tang cha mẹ thì không được kết hôn, thể hiện tư tưởng đạo hiếu của con cái đối với
cha mẹ; TH2: phụ nữ đang có tang chồng, không thấy có quy định ngược lại là đàn
ông đang có tang vợ thì không được kết hôn, điều này thể hiện người phụ nữ trong
hội phong kiến chịu khắt khe trong vấn đề kết hôn. Như vậy, quy định này thể hiện sự
hạn chế trong pháp luật về hôn nhân gia đình của nhà Lê, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư
tưởng Nho giáo nên không bảo vệ lợi ích của người phụ nữ.
+ Cấm kết hôn khi ông, bà, cha, mẹ đang chấp hành hình phạt. Điều 318: “Trong khi
ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy vợ lấy chồng thì đều xử biếm ba tư và đôi
vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà, cha mẹ có cho phép thì chỉ được làm lễ thành hôn
mà không được bày cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử biếm một tư”.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến chính trị. Điều 316: “Các
quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư
và bãi chức”. Điều 334: “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên
trấn kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị…” → Nhằm tránh tình
trạng bè phái giữa các quan lại với tù trưởng ở nơi biên trấn tạo nên uy thế ở địa
phương và âm mưu lật đổ chính quyền, gây nên tình trạng phân quyền, cát cứ. Quan
hệ hôn nhân đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc chính trị. Thể hiện bản chất giai cấp của
pháp luật.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp ức hiếp người phụ nữ. Điều 338: “Những nhà
quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái lương dân, thì xử tội phạt biếm hay đồ” → Quy
định này tiến bộ, nhằm hạn chế tình trạng người giàu có, quyền thế trong xã hội phong
kiến ức hiếp lấy phụ nữ trái với ý chí của họ.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến luân thường đạo lý. Điều
324: “Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy học trò đã chết,
đều xử tội lưu, người đàn bà xử giảm một bậc; đều phải ly dị”.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Điều 339:
“Những người mối lái đem đàn bà, con gái có tội đương trốn tránh, làm mối cho người
lOMoARcPSD|39099223
ta làm vợ cả, vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn của chính người đàn bà ấy một bậc; người không
biết thì không phải tội” → Khắt khe đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Điều 323: “Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều
xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những người phụ nữ nói
trên thì xử 60 trượng; và đều phải ly dị” → Xã hội phong kiến đề cao trật tự đẳng cấp.
(2) Thủ tục kết hôn :
- Theo Quốc triều hình luật quy định trách nhiệm pháp lý ở hai bước:
+ Bước 1: Lễ đính hôn.
+ Bước 2: Lễ thành hôn.
- Theo Thiên Nam dư hạ tập quy định thủ tục kết hôn cụ thể hơn, bao gồm 4 bước:
Lễ nghị hôn, Lễ định thân (Lễ vấn danh, ra mắt), Lễ nạp trưng (Lễ dẫn đồ cưới, Lễ
đính hôn), Lễ nghênh thân (Lễ đón dâu, thành hôn). Lễ đính hôn: - Hôn nhân có giá
trị pháp lý kể từ khi hoàn thành bước đính hôn: Nhà gái nhận đồ sính lễ của nhà trai.
→ Thể hiện tính chất long trọng của việc hứa hôn. → Phù hợp với phong tục, tập
quán.
- Không được “từ hôn”:
+ Về nguyên tắc, không được quyền từ hôn (cả nhà trai và nhà gái).
+ Được quyền “từ hôn” trong một số trường hợp do pháp luật quy định. Điều 322:
“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội
hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ. Nếu
người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ, trái luật thì xử phạt 80
trượng”. → Ở chừng mực nhất định, pháp luật đã có sự bảo vệ người phụ nữ trong
quan hệ hôn nhân.
+ Lễ thành hôn: - Lễ thành hôn được tiến hành sau lễ đính hôn. - Hôn nhân có giá trị thực
tế sau lễ thành hôn. → Hai bên nam và nữ được về sống chung với nhau.
Ly hôn:
- Pháp luật cho phép chấm dứt hôn nhân bằng hình thức ly hôn trong những trường hợp
sau đây:
+ Ly hôn do lỗi của vợ.
+ Ly hôn do lỗi của chồng.
+ Thuận tình ly hôn.
(1) Ly hôn do lỗi của vợ :
lOMoARcPSD|39099223
- Pháp luật bắt buộc người chồng phải ly hôn vợ khi người vợ có lỗi (“bắt buộc”
nghĩa là đây là một nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhà Lê, nếu người chồng không
thực hiện nghĩa vụ này thì người chồng được xem là có tội) (Điều 310 Quốc triều hình
luật). Điều 310: “Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (như thất xuất) mà người
chồng chịu giấu không bỏ thì xử biếm, tùy theo việc nặng nhẹ”. Đàn bà có bảy điều phải
ly dị (Đoạn 164 Hồng Đức thiện chính thư):
+ Một là, không có con (không có con là bất hiếu với cha mẹ, cớ ấy phải bỏ).
+ Hai là, ghen tuông (không bỏ thì bại hoại gia đạo).
+ Ba là, ác tật (vì khi việc tế tự người vợ không làm được xôi hay cỗ).
+ Bốn là, dâm đãng (không bỏ thì bại hoại gia đình).
+ Năm là, không kính cha mẹ.
+ Sáu là, không hòa thuận với anh em (lắm lời).
+ Bảy là, phạm tội trộm cắp. → Pháp luật nhà Lê đặt quyền lợi gia đình lên trên hết hơn
cả quan hệ hôn nhân, vì vậy, khi người phụ nữ rơi vào những trường hợp trên thì bị xem
là nghĩa tuyệt, buộc người chồng phải có nghĩa vụ ly hôn.
- Người chồng không thể bỏ vợ khi vợ thuộc trường hợp “Tam bất khứ” (Đoạn 165
Hồng Đức thiện chính thư):
+ Một là, người vợ đã chịu tang cha mẹ (chồng).
+ Hai là, lúc lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu sang.
+ Ba là, lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì không nơi nương tựa. → Pháp luật nhà
Lê khắt khe với người phụ nữ nhưng trong chừng mực nhất định đã bảo vệ quyền lợi
người phụ nữ.
(2) Ly hôn do lỗi của chồng :
- Người vợ có quyền ly hôn khi người chồng có lỗi trong những trường hợp (“có quyền”
nghĩa là người vợ không bắt buộc phải ly hôn):
+ Bỏ lửng vợ không đi lại (vi phạm nghĩa vụ đồng cư) (Điều 308).
+ Mắng nhiếc cha mẹ vợ phi lý (Điều 333). Điều 308: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5
tháng không đi lại (vợ được trình quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu v
đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã
bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”. Điều 333: “… Nếu con
rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”.
(3) Thuận tình ly hôn :
lOMoARcPSD|39099223
Đoạn 167 Hồng Đức thiện chính thư: “Hai vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly dị, thì
tờ ly hôn phải tay viết tay ký. Tờ hợp đồng (ly hôn) ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng
mỗi người cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một nơi… Ngoài ra kể đến sự chia nhau
đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hộ ly hôn thư, mà lời lẽ không hợp phép,
đều cho tờ ly hôn thư ấy vô hiệu, lại bắt phải đoàn tụ làm vợ chồng”.
c. Pháp luật về quan hệ gia đình.
Quan hệ giữa vợ và chồng:
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: (đọc thêm giáo trình) - Đặc trưng
cơ bản:
+ Đề cao quyền lợi của người gia trưởng.
+ Bảo vệ hai mối quan hệ giường cột theo quan niệm Nho giáo: cha - con, chồng - vợ:
Người vợ có rất nhiều nghĩa vụ đối với chồng và gia đình chồng; Con cái phải tuyệt
đối phục tùng cha mẹ.
→ Nhận xét chung về chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật Lê sơ:
- Thừa nhận chế độ hôn nhân gia đình gia trưởng, phụ hệ.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của học thuyết Nho giáo: Bảo vệ tuyệt đối mối quan hệ
giữacha - con, chồng - vợ.
- Vẫn bảo vệ quyền của người phụ nữ (người vợ) ở một chừng mực nhất định. - Thể
hiện đạo lý truyền thống dân tộc.
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN
1. Nguyên tắc tổ chức: “tôn quân quyền” của Ngo giáo được áp dụng triệt để. -
Hoàng đế:
+ Vẫn nắm trong tay vương quyền và thần quyền nhưng quyền lực đạt đến mức
“độc tôn đế quyền”.
Giải thích: Ở thời kỳ Lê sơ, các vị vua, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông thì quyền
lực tập trung tuyệt đối vào tay vua. Tuy nhiên chưa thấy thuật ngữ “độc tôn đế
quyền”. So với thời kỳ Lê sơ, nhà Nguyễn có những biện pháp tương đối cực đoan
để bảo vệ quyền lực của vua, thể hiện qua việc đặt lệ “Tứ bất”.
Đặt lệ “Tứ bất”: nhằm hạn chế phân chia quyền lực: Không lập Tể tướng,
Hoàng hậu (trừ Gia Long, Bảo Đại), Thái t, Trạng nguyên
Duy trì tuyệt đối hóa quyền lực của nhà vua không chia sẻ - không nhân
nhượng or ủy thác cho bất kỳ ai:
+ Vua là người duy nhất ban hành sửa đổi hủy bỏ luật
+ Vua là nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp từ TW tới địa phương
lOMoARcPSD|39099223
+ Vua nắm quyền tư pháp tối cao
+ Vua đứng đầu quân đội
+ Vua nắm độc quyền về ngoại dao
+ Vua là chủ sỡ hữu tối cao với đất đai và thần dân, thu thuế do vua quyết
định.
2. Tổ chức nhà nước ở địa Phương.
Trước cải cách của Vua Minh Mạng:
- Áp dụng nguyên tắc “trung ương tản quyền” và mô hình “quân quản”. (Mô
hình “quân quản” đã được áp dụng ở thời kỳ đầu Lê sơ, thời kỳ Ngô - Đinh -
Tiền Lê, đều ra đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nên thiết kế mô hình tổ
chức BMNN nhà nước mang tính chất “quân quản” - tức là có những đơn vị
hành chính lãnh thổ đồng thời là đơn vị quân đội).
- Nguyên nhân:
+ Mô hình “tạm thời” để khắc phục dần tình trạng thiếu thống nhất và phức tạp
giữa các vùng miền.
+ Thời kỳ quá độ để xây dựng một mô hình hành chính thống nhất từ trung
ương đến địa phương.
→ Rõ ràng chính quyền “trung ương tản quyền” và mô hình “quân quản”
không phải là cách thức tổ chức BMNN hiệu quả và tập trung tuyệt đối quyền
lực vào tay vua.
Sau cải cách của vua Minh Mạng:
- Bỏ cấp thành => Do: Cấp thành là sản phẩm của thời kỳ quá độ, thời kỳ khó
khăn ban đầu, nay đã ổn định hơn thì phải bỏ cấp thành vì nó là cấp trung gian
có quyền lực quá lớn, thao túng quyền lực của trung ương khi quản lý ở địa
phương, việc bãi bỏ cấp thành là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra.
+ Tổ chức bộ máy hành chính thống nhất, gọn nhẹ.
+ Phân công, phân nhiệm rõ ràng chức năng, nhiệm vụ.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát cấp hành chính cơ sở.
→ Nhận xét chung về tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương giai đoạn 1831 -
1884 (sau cải cách của vua Minh Mạng):
- Nhà Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hiệu
quả theo tiêu chí quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối. => Giải thích:
Chứng minh cho quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối: thời kỳ nhà Nguyễn
đặt lệ “Tứ bất” nhằm hạn chế sự phân chia quyền lực để tập trung quyền lực
tuyệt đối vào tay vua. Bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hiệu quả phát huy
được hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng càng về sau thì bộ máy quá đơn giản
không đủ đáp ứng tình hình đặt ra với nhà Nguyễn. Đây là một trong những
nguyên nhân lý giải vì sao nhà Nguyễn nhanh chóng rơi vào cục diện nửa
phong kiến, bị thực dân Pháp can thiệp rất sâu vào hoạt động nhà nước.
- Chọn lọc, tiếp thu, kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa pháp lý trong tổ chức
chính quyền của nhà Minh, nhà Thanh trân trọng di sản tiến bộ do lịch sử để
lOMoARcPSD|39099223
- Là triều đại phát triển đỉnh cao, thể hiện sự hoàn thiện của chế độ trung ương
tập quyền ở nước ta vào thế kỷ XIX. (Nếu như thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là
giai đoạn xây dựng, thiết lập nền quân chủ chuyên chế, thời Lý - Trần - Hồ là
giai đoạn củng cố chính thể quân chủ chuyên chế, đến thời kỳ Lê sơ là phát
triển chính thể quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn là đỉnh cao của chế độ trung
ương tập quyền - quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua đến mức “độc
tôn đế quyền”).
| 1/29

Preview text:

lOMoARcPSD| 39099223
Ôn lịch sử Nhà nước và Pháp luật Phần 1: Phần thế giới I.
Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
1. Quá trình hình thành nhà nước
Điều kiện tự nhiên: Phương đông -
Nằm trên lưu vực các con sông lớn -
Điều kiện sống của các vùng đất xung quanh tương đối khắc nghiệt - Khí
hậu nhiệt đới gió mùa Phương tây: - Đất đai khô cằn - Có nhiều khoáng sản - Khí hậu ôn đới -
Có nhiều cảng biển tốt Điều kiện kinh tế: Phương đông: -
Công cụ lao động bằng đồng - Ruộng đất công hữu -
Phân công lao động không triệt để Phương tây: -
Công cụ lao động bằng sắt -
Ruộng đất tư hữu - Phân công lao động triệt để Kết cấu giai cấp: Phương đông: -
Giai cấp thống trị: Quý tộc, thị tộc ( vua, quan lại, tăng lữ, người giàu ) -
Giai cấp bị trị: Nông dân công xã – thợ thủ công và thương nhân, nô lệ
( nô lệ có nguồn gốc từ: Nông dân phá sản – Tù binh chiến tranh – Nô lệ
con ( Nữ nô lệ + người tự do = con là nô lệ ) Phương tây: -
Giai cấp thống trị: Quý tộc – thị tộc – quý tộc công thương nghiệp - Giai
cấp bị trị: Nông dân tự do – thợ thủ công và thương nhân, nô lệ.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước -
Phương đông: => Quân chủ tuyệt đối -
Phương tây: Cộng hòa quý tộc chủ nô ( Sparta ) – Cộng hòa dân chủ chủ nô
( Athents ) – Cộng hòa quý tộc chủ nô ( La mã ) – Quân chủ chuyên chế chủ nô
Tổ chức bộ máy nhà nước phương đông cồ đại: -
TW: Vua -> Quan đầu triều -> Hệ thống quan lại giúp lại -
Địa phương: Đứng đầu là vương công tù trưởng
Quá trình dân chủ hóa ở Athents - Cải cách Xôlong:
+ Bãi bỏ nợ và chấm dứt chế độ nô lệ vì nợ
+ Quy định mức ruộng đất được sỡ hữu tối đa của quý tộc +
Chia dân tự do thành 4 đẳng cấp:
Đẳng cấp 1: >= 500 Mê đin thóc => giữ chức vụ quan trọng trong nhà nước,
được tham gia vào kỵ binh lOMoARcPSD| 39099223
Đẳng cấp 2: >= 300 mê đin thóc => được bầu vào hội đồng 400 người, được
tham gia vào đội kỵ binh
Đẳng cấp 3: >= 200 mê đin thóc => Được bầu vào hội đồng 400 người, được
tham gia vào đội bộ binh
Đẳng cấp 4: < 200 mê đin thóc => Có quyền tham gia vào hội nghị công dân,
được tham gia vào đội bộ binh. - Cải cách của Clixten:
+ Chia dân cư thành 10 khu vực hành chính, mỗi khu vực chia thành 10 tiểu
khu, công dân sống ở các tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch
+ Thành lập hội đồng 500 người
+ Lập ra hội đồng 10 tướng lĩnh
+ Ngoại kiều cũng được cấp quyền công dân
+ Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò - Cải cách của Periet:
Tổ chức bộ máy nhà nước ở Athents ở thời kỳ dân chủ đỉnh cao
+ Hội nghị công dân: Nam công dân Athents đủ 18 trở lên
+ Hội đồng 500 người: Mỗi bộ lạc bầu 50 người từ 30 tuổi trở lên
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh: Mỗi người đại diện cho một bộ lạc
+ Tòa bồi thẩm: Gồm 600 thẩm phán
+ Quân đội: Được trang bị tốt nhất và mạnh nhất • Nhà nước La Mã: Đại hội công dân
Đại hội Xenturi Đại hội bình dân => Quan bảo dân
Viện nguyên lão Hội đồng quan chấp chính Hội đồng quan án - Pháp luật La Mã:
• Thời kỳ cộng hòa sơ kỳ + Về tài sản: + Về hợp đồng:
+ Quy định về thừa kế: Di chúc – Pháp luật – Cha có quyền truất quyền thừa kế
+ Quy định về tội phạm và hình phạt
• Thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi
+ Nguồn luật: Quyết định của hoàng đế la mã – Quyết định của viện nguyên
lão – Quyết định của tòa án – Tập quán pháp – Các quyết định của quan thác thí ở các tỉnh lOMoARcPSD| 39099223
+ Các quyền: Quyền chiếm hữu – Sỡ hữu – Định đoạt
3. Pháp luật phương đông cổ đại Đặc trưng:
+ Điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội + Trọng hình khinh dân
+ Mang tính bất bình đẳng
+ Chịu ảnh hưởng tập quán
+ Hình phạt dã man tàn bạo + Động thái phục thù + Thần thánh tài phán
+ Kỹ thuật lập pháp chưa cao
• Các tư tưởng chính trị ảnh hưởng đến pháp luật TQ cổ đại
+ Hệ tư tưởng pháp trị do Hàn Phi tử sáng lập => Thuyết này tỏ ra phù hợp và mang lại hiệu quả. - Pháp: pháp luật -
Thế: nhà vua có uy quyền -
Thuật: phương pháp nghệ thuật quản lý con người
Căn cứ vào tài năng để bổ nhiệm chức quan
Căn cứ vào công việc để đặt chức quan
Căn cứ vào hiệu quả công việc để thưởng phạt
+ Hệ tư tưởng nho giáo khổng tử sáng lập
+ Hệ tư tưởng mặc gia do mặc tử sáng lập
+ Phái đạo gia đo lão tử sáng lập
Lưu ý: sự hình thành nhà nước phương đông cổ đại được xem là một ngoại lệ của học
thuyết Mác lê nin về sự hình thành nhà nước => Nhà nước phương đông cổ đại xuất hiện dựa trên hai yếu tố:
+ Yếu tố mang tính quyết định là là sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân hóa giai cấp
+ Yếu tố mang tính thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn là yếu tố trị thủy và chiến tranh khi
mà sự mâu thuẫn chưa đến mức gay gắt, không điều hòa được và đấu tranh giai cấp chưa
diễn ra. ( chủ nghĩa mác lê nin: Khi mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt đến
mức không thể điều hòa được => Nhà nước ra đời )
Như vậy qua hoạt động trị thủy và chiến tranh đòi hỏi nhà nước phải ra đời
ngay cả khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, sự phân hóa xã hội chưa thực sự sâu sắc. II.
Nhà nước pháp luật phong kiến
1. Nhà nước pháp luật phương Đông
a. Nhà nước pk Trung Quốc Cơ sở hình thành: - Về mặt kinh tế:
+ Sắt xuất hiện: => Năng xuất lao động tăng lOMoARcPSD| 39099223
+ Nông nghiệp dữ vai trò chủ đạo, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển đa dạng
+ Các trung tâm kt công thương nghiệp xuất hiện tại các tp lớn.
+ Ruộng đất tư ngày càng phát triên và lấn án sỡ hữu công
Chế độ phân phong ruộng đất
Chế độ tịnh điền tan rã
Quý tộc sử dụng nô lệ tiến hành khai hoang Quý
tộc thương nhân quan lại bắt đầu canh thu tô - Về mặt xã hội:
Sự thay đổi của quan hệ xã sx mới làm cho trong xh suất hiện sự phân hóa giai cấp mới
+ địa chủ => trước đây là quý tộc
+ tá điền => Trước đây là nông dân
Quan hệ sản xuất mới đòi hỏi phải có phương thức bóc lột mới - Về mặt lịch sử:
Nửa sau thế kỷ V TCN nhà chu suy yếu
Tiến hành các cuộc cải cách chính trị Quan hệ giai cấp:
- Nông dân >< Địa chủ => Mâu thuẫn cơ bản tồn tại suốt thời kỳ pk
- Sự phát triên của nền kt nông nghiệp => nông dân luôn là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của đia chủ
- Sự phát và thay thế nhau của các tập đoàn pk Tổ chức bộ máy nhà nước: - Ở trung ương:
+ Vua: Nắm kt – ct – tư tưởng
+ Quan đầu triều ( Trừ nhà Minh )
+ Hệ thống quan lại giúp việc - Ở địa phương:
+ Phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đứng đầu là một viên quan Chính sách hạn điền:
+ Hạn chế số lượng đất tối đa mà địa chủ, tá điền có thể có.
Tư tưởng cai trị:
Pháp trị: từ đầu nhà Tần, phát triển ở nhà Hán => Use luật ko bình đẳng
Đặc trưng 1: Nhà nước pk TQ luôn tồn tại với chính thể quân chủ tuyệt đối và
trong trạng thái nhà nước TW tập quyền
Đặc trưng 2: Trong lịch sử phát triển có những triều đại bị lật và bị thay thế
bằng chế độ phân quyền cát cứ nhưng giai đoạn phân quyền ko tồn tại được
lâu => sau thống nhất trạng thái tập quyền lại được xây dựng
Đặc trưng 3: Pháp trị và Nho giáo là hai hệ tư tưởng chính trị chủ đạo
Đặc trưng 4: Chính sách đồng hóa và bành trướng là hai chức năng chính của các triều đại TQ. lOMoARcPSD| 39099223
2. Nhà nước và pháp luật pk tây âu a. Quá trình hình thành
- Sự xuất hiện QHSX phong kiến: Do nhà nước la mã suy yếu => Không còn đủ
sức mở rộng lãnh thổ mang về tù binh chiến tranh, trong nhà nước xuất hiện
mâu thuẫn nội bộ và sự hủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu từ sự khủng hoảng nô lệ - Khủng hoảng nô lệ:
+ sỡ hữu nô lệ trở nên rất rủi ro do sự nổi dậy của họ
+ Việc nhà nước ko tổ chức chiến tranh làm cho giá nô lệ tăng cao
Khủng hoảng kinh tế: Thủ công nghiệp suy yếu – chủ nô đứng trước nguy cơ bị phá sản
Khủng hoảng chính trị: Hoàng đế chia la mã thành đông và tây la mã Sự xuất hiện QHSX PK:
- Chủ nô thay đổi phương thức bóc lột, chia đất thành hai phần:
+ Phần nhỏ: Chủ nô quản lý
+ Phần lớn: Chủ nô phát canh cho nô lệ - Nô lệ lĩnh canh đất:
+ Phải nộp địa tô và trở thành lệ nông
+ Lệ nông còn phải thực hiện tô lao dịch
- Chủ nô trở thành chủ đất
Sự xuất hiện nhà nước pk ở tây âu là do sự hình thành QHSX PK trong lòng
đế quốc la mã => đây là yếu tố cơ bản có tính quyết định. b. Chế độ xã hội: 1. Kết cấu giai cấp - Giai cấp thống trị:
+ Lãnh chúa thế tập: Vua => Công tước – Hầu tước – Bá tước => Tử tước –
Nam tước – Kỵ sĩ => Tiểu kỵ sỹ. + Lãnh chúa tăng lữ :
- Giai cấp bị trị: + Nông nô + Nông nô tự do
Quan hệ giai cấp: Lãnh chúa thế tập và lãnh chúa tăng lữ luôn có sự cạnh
tranh quyền lực và cùng bóc lột giai cấp bị trị
Giai cấp bị trị >< giai cấp thống trị
Giai cấp thống trị >< nông nô => chủ đạo
2. Bộ máy nhà nước pk tây âu qua các giai đoạn Giai đoạn sơ kỳ:
- Chính thể: => Quân chủ tuyệt đối
- Kinh tế: Nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp – Vua là chủ sỡ hữu tối cao đất
đai => Vua phân phong, kiến địa cho thần thuộc bên dưới
- Chính trị: Vua là lãnh chúa tối cao, Nắm quyền chính trị tuyệt đối lOMoARcPSD| 39099223
- Tư tưởng: sự ảnh hưởng của giáo hội => Vua được giáo hoàng sắc phong “Lễ gia miên”
• Giai đoạn trung kỳ: => Quân chủ tuyệt đối – Xuất hiện thành thị tự trị
- Sự chuyển biến về kinh tế: do sự phát triển của LLSX => Thủ công nghiệp tách
khỏi nông nghiệp => thợ thủ công và nông nô kéo vào thành thị => Thành thị là
trung tâm công thương nghiệp của một vùng đất
+ thợ thủ công sx chủ yếu để trao đổi với thị trường => dần trở thành những người sx nhỏ
+ Xuất hiện thị dân => Tầng lớp này ngày càng giàu có và có vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị của chế độ pk - Chính trị xã hội:
+ Thị dân phải nộp thuế cho lãnh chúa
+ Các lãnh chúa khuyến khích thị dân tới đất mình sống để thu thuế + Mâu
thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa ngày càng gay gắt => Làm xuất hiện nhiều
cuộc đấu tranh của thị dân mạnh nhất vào tk XII – XIII - Chế độ tự quản có được là do:
+ Một số thành thị giàu có nộp tiền cho lãnh chúa
+ Một số thành thị tiến hành khởi nghĩa vũ trang
+ Một số thành thị liên kết với vua => Nhà vua ủng hộ => Làm suy giảm quyền lực lãnh chúa.
• Gia đoạn từ tk XIII – XV: => Đây là giai đoạn xuất hiện nền quân chủ đại diện
đẳng cấp=> Một hình thức của quân chủ hạn chế ( các nước Pháp, Anh ) - Về chính tri:
+ Mâu thuẫn giữa nhà vua và tầng lớp lãnh chúa ngày càng tăng do: Vua muốn
tăng thuế - Lãnh chúa không ủng hộ vua – Sự đấu tranh của nông nô
Vua cần môt thế lực để làm chỗ dựa đối phó lãnh chúa => Triệu tập hội nghị
của tầng lớp có thế lực hình thành nền quân chủ đại diện đẳng cấp.
• Giai đoạn mạt kỳ: => Quân chủ tuyệt đối ( Xuất phát từ lợi ích của tầng lớp tư bản
muốn có thị trường mở rộng và thống nhất nên họ ủng hộ vua khôi phục nền quân
chủ tuyệt đối, chinh phục các lãnh chúa phong kiến )
Chế độ pk ở tây âu rơi vào tình trạng khủng hoảng. QHSX tư bản ra đời,
LLSX TBCN dần thay thế cho lao động mang tính thủ công
Giai cấp tư sản tham gia chính quyền vua. Họ muốn lật QHSX PK tuy nhiên
họ vẫn chưa đủ lực => nên phải ủng hộ cho quyền lực nhà vua
Chế độ quân chủ tuyệt đối ra đời nhưng là biểu hiện của giai cấp PK
Vua bị kiệt quệ tài chính do chiến tranh là con nợ giai cấp tư sản => Vua khó
thu phục lãnh chúa => Vua cần sự ủng hộ giúp đỡ của giai cấp tư sản lật lãnh chúa.
KQ: Chế độ quân chủ tuyệt đối ra đời:
- Là một liên minh tạm thời giữa Giai cấp tư sản và phong kiến
- Nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại trên sự mâu thuẫn giữu tư sản và pk
- Kết luận: Đây là biểu hiện của sự suy vong của chế độ phong kiến, là sự quá độ
trước khi giai cấp tư sản tiến hành cuộc CM TS lOMoARcPSD| 39099223
c. Pháp luật phong kiến tây âu Nguồn luật:
Người Giéc man cai trị nên luật kém do sự kém phát triển hơn của người Giéc
man khi xâm chiếm cai trị vùng đất có trình độ phát triển cao hơn.
- Tập quán pháp=> Chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xalich
- Những quy định dẫn chiếu từ luật la mã cổ đại
- Luật pháp gồm các chiếu chỉ mệnh lệnh nhà vua, các án lệ và quyết định của nhà vua và tòa án
- Luật lệ của giáo hội thiên chúa
- Luật lệ của các lãnh chúa, chính quyền tự trị
• Quy định về hôn nhân gia đình => tòa án xét sử
- Nguyên tắc người xét sử phải có tài sản ít nhất = tài sản của người xử án • Tục trả nợ máu
+ Động thái phục thù: ở thời kỳ Chiếm hữu nô lệ
+ Tục trả nợ máu => Thời kỳ đầu của chế độ pk: => Chủ thể: Nam trả thù
• Dùng tiền chuộc tội • Tổ chức luật sư - Phát triển mạnh
- Vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội
- Chỉ có luật sư trong tổ chức luật sư mới được tham gia vào việc tố tụng • Viện công tố
- Sau khi nghị viện ra đời thì viện công tố được hình thành
- ủy viên công tố là thành viên nghị viện có chức năng: Theo dõi ngân khố -
Giám sát việc tố tụng.
Nhận xét về pháp luật Pk tây âu:
- Kém phát triển hơn luật: Hy Lạp và La Mã cổ đại Vì:
+ Tình trạng phân quyền cát cứ kìm hãm sự phát triển của kt hàng hóa
+ Các lãnh chúa tập trung vào chinh phạt => No time xây dựng luật
+ Thời kỳ này đa số cư dân, thậm chí quý tộc mù chữ III. Nhà nước tư sản
• Chủ nghĩa tư bản trải qua các thời kỳ
1. CNTB thời kỳ tự do cạnh tranh
- Sự hinh thành: Chế độ pk khủng hoảng từ XV-XVII => QHKT TBCN đã hình
thành và phát triển: => Thành tựu khoa học Kt và quá trình tích lũy tư bản thay
đổi Công nghiệp – thương nghiệp và nông nghiệp => Thế kỷ 16 nền SXTB ra
đời và có ưu thế phát triển. - Mặt xã hội:
+ Giai cấp tư sản ra đời => Trong xã hội xuất hiện 2 mâu thuẫn: Giai cấp tư sản
và lực lượng lao động làm thuê
+ Mâu thuẫn chủ đạo thười kỳ này: Giữa giai cấp tư sản >< Phong kiến
- Về mặt tư tưởng: => Giai cấp tư sản phát động lOMoARcPSD| 39099223
+ Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo
+ Các nhà văn hóa phục hưng, các nhà cải cách tôn giáo đề ra những tư tưởng
mới ( Nước anh đầu tiên )
+ Những học thuyết dân chủ tư sản ra đời => Đánh dấu nền dân chủ cho nd:
Nhà nước pháp quyền – Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước – Thuyết khế ước xã hội Nhận xét:
- Các tiền đề: Kinh tế, chính trị và tư tưởng đạt đến cao trào thì các cuộc CM tư sản bùng nổ
- Các cuội cách mạng tư sản: HÀ Lan – Anh – Pháp – Mỹ
- Cách mạng tư sản Anh: => Nguyên nhân do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản –
Pk – nhân dân lao động ngày càng sâu sắc. CMTS thông qua 2 cuộc nội chiến.
+ Là cuộc cách mạng không triệt để
+ Hình thức chính thể của nước Anh sau CM tư sản là Quân chủ hạn chế (
Quân chủ đại nghị - lập hiến )
- Cách mạng tư sản Hoa Kỳ: tính chất của một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, mang tính dân chủ tư sản.
+ Thiết lập mô hình: Cộng hòa tổng thống
+ Nguyên tắc tổ chức bộ máy: Phân quyền -
Cách mạng tư sản Pháp:
+ CM TS triệt để => Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
+ Hình thức chính thể: Cộng hòa đại nghị
Lưu ý: Vì sao nhiều quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến? Là vì
nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân mang tính chất chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, do tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến,
giữa lực lượng cách mạng và lực lượng bảo thủ mà quá trình cách mạng ở một
số quốc gia không mang tính chất triệt để, giai cấp tư sản ở nhiều quốc gia còn
nhiều mối quan hệ và quyền lợi với giai cấp phong kiến, vì vậy họ tìm cách liên
minh và thỏa hiệp với giai cấp phong kiến, thiết lập hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
- Thứ hai, giai cấp tư sản hoảng sợ trước sức ép đấu tranh của nhân dân nên họ
quyết định liên minh với quý tộc phong kiến để bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình.
- Thứ ba, do tập quán và tâm lý chính trị truyền thống ở nhiều quốc gia. Với sự
tồn tại hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, trong giai cấp tư sản có một bộ
phận xuất thân là quý tộc phong kiến, trong quá trình xây dựng và phát triển
nhà nước sau cách mạng tư sản thì hình ảnh của một vị quân vương vẫn còn
trong tâm lý chính trị của xã hội và trong giới tư sản, quý tộc và cả người dân.
Do vậy, nhiều quốc gia vẫn còn giữ lại hình ảnh của nhà vua khi xây dựng nhà
nước tư sản trong giai đoạn này. lOMoARcPSD| 39099223
2. CNTB thời kỳ lũng loạn
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ hai đòi hỏi phải tập trung sản
xuất và tư bản trên quy mô lớn, toàn quốc.
- Sự cạnh tranh tự do ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn tư bản. Sự cạnh
tranhgay gắt này đã buộc nhà nước tư bản phải đứng ra can thiệp và điều
tiết sâu vào nền kinh tế.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng
lớpvà giai cấp khác nhau ngày càng gay gắt. Để bảo vệ cho địa vị thống trị
của mình, giai cấp tư sản độc quyền tìm mọi cách lũng đoạn nhà nước và
thiết lập một nhà nước cho riêng mình.

- Để đối phó với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, giữ
vữngthuộc địa và thị trường của giai cấp tư sản, giai cấp tư sản đã thiết lập nên
nhà nước tư bản độc quyền.
→ Đây là những nguyên nhân để từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trong
giai đoạn đầu, chủ nghĩa tư bản lũng đoạn đã ra đời. 3. CNTB hiện đại
- Nhà nước tư bản độc quyền trực tiếp giữ các chức vụ quan trọng của bộ
máy nhà nước. Giải thích: Đây là điểm thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước
đó. Vì trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, các nhà tư sản nắm quyền lực
chính trị là chủ yếu thông qua người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước
thì đến giai đoạn này, các nhà tư bản không chỉ quản lý hành chính mà còn trực
tiếp quản lý kinh tế và xã hội. Các nhà tư bản độc quyền nắm giữ trực tiếp các
chức vụ quan trọng để có thể tích tụ tư bản, thu chi ngân sách, chính sách giá cả
thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Điều này
chứng tỏ nhà nước đã thật sự trở thành công cụ để tư bản độc quyền tập trung
và cung cấp vốn cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn nói chung và là công cụ thu
nhập lại, phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Vai trò và thực quyền của tổng thống, thủ tướng - của cơ quan hành pháp
ngày càng được tăng cường. Giải thích: Nếu trong thời kỳ CNTB tự do cạnh
tranh được xem là thời kỳ hoàng kim của nghị viện thì đến thời kỳ này, thời kỳ
hoàng kim của nghị viện không còn nữa, ngược lại, bắt đầu có sự tập trung
quyền lực và sự bành trướng quyền lực trong tay bộ máy hành pháp và cụ thể
đó là sự gia tăng quyền lực và thực quyền trong tay tổng thống và thủ tướng.
Chính sự tăng cường quyền lực này đã làm cho cơ quan hành pháp trở thành cơ
quan có thực quyền. Sự gia tăng quyền lực của bộ máy hành pháp không làm
quyền lực của nghị viện mất đi, mà nghị viện vẫn được xem là nơi tranh giành
quyền lực chính trị các đảng phái tư sản và các đảng phái tư sản vẫn tiếp tục
thảo luận, chia sẻ quyền lực tại nghị viện tư sản. Bên cạnh đó, các cơ quan tư
pháp vẫn được xem là thành trì để bảo vệ cho sự tự do dân chủ và tư sản
- Nhà nước trở thành công cụ của các tập đoàn tư bản độc quyền tranh giành
thị trường xuất khẩu, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới. → Nhà nước tư
bản đã thực sự trở thành công cụ của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền và trong lOMoARcPSD| 39099223
cơ cấu, chức năng của nhà nước, nhà nước công khai phục tùng nhóm tư bản độc quyền.
- Nhà nước tư sản thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Giải thích: Đây là
điểm khác biệt so với thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh vốn dĩ nhà nước không
can thiệp vào quá trình sản xuất. Đến thời kỳ này, nhà nước tư sản bắt đầu điều
tiết kinh tế bằng việc thực hiện thông qua một hệ thống các cơ quan trong tổ
chức bộ máy nhà nước, trong đó đặc biệt là thông qua vai trò của cơ quan hành
pháp và thông qua các cơ quan điều tiết nền kinh tế, giám sát chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan kinh tế. Để thực hiện chức năng quản lý kinh tế thì nhà
nước trong giai đoạn này thực hiện hàng loạt các phương pháp khác nhau, chủ
yếu trong đó là các biện pháp về mặt tài chính: + Đề ra kế hoạch phát triển kinh
tế; + Ban hành ra các văn bản pháp luật, điều chỉnh các chính sách kinh tế,
thành lập các tổ chức để quản lý kinh tế; + Trực tiếp đầu tư và quản lý các công
trình công cộng, công trình cơ sở; + Quản lý giá cả của một số mặt hàng quan
trọng; + Can thiệp vào các quan hệ lao động như quy định giờ làm việc, tuổi lao
động, sa thải lao động…
- Chức năng đối ngoại thay đổi nhất định so với thời kỳ trước: + Nhà nước tư
sản tập trung trấn áp vào phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phát
triển nền dân chủ tư sản. Giải thích : Nhà nước tư sản lũng đoạn ra đời trong
bối cảnh cách mạng XHCN đang phát triển trên diện rộng lớn, đồng thời trào
lưu hòa bình dân chủ cũng đang bùng lên mạnh mẽ ở nhiều nhà nước tư sản,
chính vì vậy, nhà nước tư sản trong giai đoạn này đã tập trung vào việc trấn áp
các phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Để đối phó với cục diện
và tình hình chính trị trên thế giới, các nhà tư sản đã ngăn cản tiến trình phát
triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới bằng nhiều biện pháp khác nhau
như biện pháp cấm vận, diễn biến hòa bình. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản
trong thời kỳ này cũng từng bước củng cố và tăng cường nền dân chủ tư sản
bằng nhiều biện pháp như xóa bỏ thể chế phát xít và tái lập nên nền đại nghị tư
sản, từng bước cải cách chế độ bầu cử, từng bước nâng cao địa vị pháp lý và
quyền lợi cho người phụ nữ, người da màu.
* Tổ chức bộ máy một số nhà nước tư sản tiêu biểu: a. Anh
- Hình thức chính thể của nước Anh là quân chủ đại nghị (hay còn gọi là quân
chủ nghị viện, quân chủ lập hiến).
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên Hiến pháp không thành
văn. Giải thích: => Hiến pháp của nước Anh được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc, các tập quán chính trị pháp lý tính chất truyền thống
Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh:
- Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): nhà vua, nữ hoàng. Giải thích:
Ngai vàng được truyền cho cả con trai và con gái nên nhà vua hoặc nữ hoàng lOMoARcPSD| 39099223
có thể là nguyên thủ quốc gia, miễn là người được kế thừa ngai vàng phải sống
theo “khuôn vàng thước ngọc” của Hoàng gia và bắt buộc phải theo Anh giáo -
quốc giáo của nước Anh, không được theo tôn giáo nào khác
+ Về mặt địa vị pháp lý và quyền lực: Nguyên thủ quốc gia ở nước Anh không có quyền
lực thực tế mà chỉ giữ vai trò về mặt tượng trưng và lễ nghi. Tuy nhiên, nhà vua, nữ
hoàng được xem là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Nghị viện: cơ quan giữ vai trò lập pháp. Giải thích: Nước Anh là quê hương
của nghị viện tư sản vì vậy mà nghị viện được xem là cơ quan có quyền lực rất
lớn ở Anh. Trong thời kỳ hoàng kim của nghị viện, tức là trong thời kỳ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trước đây, có câu ngạn ngữ là: “Nghị viện Anh có
thể làm tất cả mọi thứ trên đời, chỉ trừ một việc biến người đàn ông thành người đàn bà”
+ Nghị viện được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
- Thượng Nghị viện còn được gọi là viện quý tộc vì thành phần tham gia của
Thượng Nghị viện không qua cơ chế bầu cử mà chủ yếu do được cử, trong đó
có thành phần quý tộc Anh (từ hàm bá tước trở lên sẽ đương nhiên được cha
truyền con nối chức Thượng Nghị sĩ), các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm của
nước Anh cũng đương nhiên là Thượng Nghị sĩ, thủ tướng Anh khi hết nhiệm
kỳ cũng đương nhiên trở thành Thượng Nghị sĩ của nước Anh, một số Thượng
Nghị sĩ khác do đích thân nhà vua bổ nhiệm. Vì thành phần tham gia chủ yếu là
quý tộc nên thực chất Thượng Nghị viện ở Anh không phải là cơ quan có thực
quyền, nhưng trong mối quan hệ với Hạ Nghị viện thì Thượng Nghị viện vẫn là
cơ quan có vai trò đối trọng và kìm chế quyền lực của Hạ Nghị viện.
- Hạ Nghị viện còn được gọi là viện dân cử, viện dân biểu. Đây là cơ quan có
thực quyền rất lớn bởi vì hầu như mọi vấn đề về mặt lập pháp là được quyết
định tại Hạ Nghị viện.
- Chính phủ: Giữ vai trò hành pháp => Thủ tướng có quyền điều hành Nội các
và Chính phủ, đồng thời Thủ tướng của nước Anh có quyền đề nghị nhà vua giải tán Hạ viện.
- Tòa án: Giữ vai trò tư pháp
=> Nhận xét: Bộ máy nhà nước Anh mang tính chất của một nhà nước theo
hình thức chính thể quân chủ đại nghị điển hình, trong đó vai trò của nhà vua là
nguyên thủ quốc gia nhưng nhà vua lại giữ vị trí trung lập trong bộ máy nhà
nước và hệ thống chính trị, nhà vua không có thực quyền nhưng nhà vua được
xem là biểu tượng của quốc gia. Quyền lực của nhà nước tập trung chủ yếu vào
tay Nghị viện của nước Anh. Mặc dù nước Anh là quê hương sản sinh ra
nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước nhưng nước Anh lại không áp dụng nguyên tắc này.
? Nước Anh chỉ có hiến pháp không thành văn mà không có hiến pháp thành
văn như các nước khác là bởi: lOMoARcPSD| 39099223
+ Thứ nhất: CMTS Anh là cuộc cách mạng đầu tiên => có nhiều sáng kiến
pháp luật nhưng ko thể đầy đủ được do chưa nghĩ ra hình thức hiến pháp.
+ Thứ hai: CMTS Anh không triệt để => Thế giằng co ts và quý tộc cũ nên quy
chế lập hiến mang tính lâu dài
+ Thứ ba: Sự tôn trọng truyền thống và nền pháp lý dựa trên tiền lệ => Việc
hình thành hiến pháp thành văn là xa lạ với chính thể quân chủ đại nghị Anh. b. Hoa kỳ -
Hiến pháp 1787 thiết lập nhà nước Hoa Kỳ theo chính thể cộng hòa tổng thống, là
sự áp dụng đầy đủ và triệt để học thuyết phân chia quyền lực nhà nước -
Bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc cân bằng và đối trọng quyền lực. -
Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Hoa Kỳ:
+ Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): Tổng thống. Giải thích : Tổng thống của
Hoa Kỳ do dân bầu và Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp.
+ Nghị viện: cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ. -
Nghị viện được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
• Thượng Nghị viện có số thành viên không đổi là 100 Thượng Nghị sĩ.
• Hạ Nghị viện có số lượng thành viên phụ thuộc vào dân số của từng bang.
+ Chính phủ: cơ quan hành pháp ở Hoa Kỳ. Đứng đầu Chính phủ là Tổng thống.
+ Tòa án tối cao (Tối cao pháp viện): cơ quan tư pháp ở Hoa Kỳ. Đặc trưng của Tối cao
pháp viện là có 9 Thẩm phán và được xem là cơ quan có quyền lực cao nhất trong lĩnh
vực tư pháp. Tòa án tối cao của Hoa Kỳ có quyền xét xử, có quyền giải thích luật, quyền
tuyên bố tính hợp hiến của các đạo luật. c. Pháp. -
Hiến pháp 1958 xác lập nền Cộng hòa thứ V ở Pháp với hình thức chính thể của
nhà nước là cộng hòa hỗn hợp (đây thực chất là sự pha trộn giữa cộng hòa tổng thống
và cộng hòa đại nghị). -
Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Pháp:
+ Nguyên thủ quốc gia (đứng đầu nhà nước): Tổng thống.
+ Quốc hội: cơ quan giữ quyền lập pháp. -
Quốc hội được chia thành: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện.
+ Chính phủ: cơ quan hành pháp của Pháp.
+ Hội đồng bảo hiến: cơ quan tư pháp tối cao của Pháp. lOMoARcPSD| 39099223
→ Pháp được xem là quốc gia có mô hình chính thể đặc biệt và đặc trưng, đó là mô hình
cộng hòa đại nghị mang tính chất điển hình

Lưu ý: Nguồn luật chủ yếu
+ Anh và Mỹ => Dựa trên án lệ và tập quán vì chưa phá vỡ tận gốc pháp luật pk cũ và
pháp luật tư sản ra đời nội dung của nó được lồng vô pháp luật Pk cũ
+ Pháp => Không dựa trên án lệ và tập quán vì đã phá vỡ tận gốc pháp luật pk cũ, ban hành bộ luật mới
Pháp luật của 2 hệ thống này: Nhằm bảo vệ thực hiện sự chuyên chính của giai cấp tư sản.
Phần 2: Phần lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam: I.
Sự hình thành phát triển của nhà nước đầu tiên
a. Các nhân tố tác động đến sự hình thành nhà nước 1. Điều kiện tự nhiên
Hình thành trên những con sông lớn => Nông nghiệp lúa nước 2. Điều kiện kinh tế
Sự chuyển biến về kinh tế: => Nông nghiệp => Thủ công nghiệp => Thương nghiệp
3. Điều kiện về mặt xã hội
Xã hội chuyển từ thị tộc mẫu hệ sang thị tộc phụ hệ
Sư xuất hiện của các gia đình nhỏ thay thế các gia đình lớn
Sự phân hóa xã hội: Quý tộc => Dân tự do => Nô tỳ. Nhận xét:
- Sự phân hóa xh ở thời đại Hùng vương ở trạng thái
+ Thứ nhất: Yếu tố tư hữu mới xuất hiện và sự tư hữu chưa sâu sắc
+ Thứu hai: Tính cố kết cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái của các bộ lạc cao
+ Thứ ba: Các bộ lạc cùng nhau sinh sống , cùng nhau chống giặc ngoại
xâm 4. Nhân tố trị thủy – thủy lợi và chống chiến tranh xâm lược => Trị thủy – thủy lợi:
- Điều kiện tự nhiên: nhiều sông hồ, thuận lợi nhưng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
- Nhu cầu của nền kinh tế nông nghiệp: Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa
nướcgiữ vai trò chủ đạo, phụ thuộc rất lớn vào hoạt động trị thủy - thủy lợi →
Trị thủy - thủy lợi đóng vai trò quantrọng trong xã hội bấy giờ.
=> Nhu cầu chống chiến tranh: lOMoARcPSD| 39099223
- Vị trí địa lý và nhu cầu thôn tính nhau giữa các thị tộc, bộ lạc: Nhu cầu tự
vệ, chống lại mối đe dọa từ bên ngoài là rất cần thiết. Nhu cầu thôn tính lẫn
nhau giữa các thị tộc, bộ lạc xuất hiện
→ Do vậy, thủy lợi và chống chiến tranh là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời
sớm hơn của Nhà nước. Tại sao? Nhu cầu thủy lợi và chống chiến tranh đòi hỏi
sức mạnh của tập thể, đòi hỏi sự tập hợp không chỉ là của nhiều gia đình nhỏ
mà còn là sự liên kết nhiều công xã nông thôn với nhau. Vì vậy, tổ chức rộng
lớn hơn đã hình thành. Tổ chức ấy ra đời cần sự chỉ huy thống nhất của một số
người nắm vai trò thủ lĩnh, những người có uy tín, địa vị trong xã hội giúp dân
chống thiên tai, bảo vệ người dân. Như vậy, những người này, tổ chức này ban
đầu được bầu ra chỉ mang tính chất quản lý về xã hội nhưng dần dần họ nắm
nhiều quyền lực trong tay mang sức mạnh công cộng đặc biệt, dẫn đến Nhà nước xuất hiện.
Lưu ý: trị thủy - thủy lợi và chống chiến tranh không nắm vai trò quyết định.
Nhân tố quyết định thuộc về nội tại của kinh tế, xã hội, kinh tế phải phát
triển đến mức độ nhất định dẫn đến tư hữu xuất hiện và xã hội hình thành các
lợi ích đối kháng nhau.
b. Pháp luật Việt Nam thời Hùng Vương: -
Pháp luật đơn giản, sơ khai. -
Pháp luật sử dụng chủ yếu là tập quán pháp và pháp luật từ các “mệnh lệnh” truyền miệng. -
Nước Văn Lang - Âu Lạc đã có nền luật pháp riêng biệt. II.
Nhà nước và pháp luật VN giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền lê < 939 – 1009 >
1. Đặc trưng bộ máy nhà nước Ngô, Đinh, Tiền Lê
a. Bộ máy nhà nước mang tính hành chính quân sự
- Thời gian tồn tại ngắn nên không có thời gian để tổ chức và hoàn thiện bộ máy
nhà nước => Ngắn do: + Thù trong giặc ngoài
+ Đấu đá nội bộ triền miên
+ Còn yếu=> Suy yếu=> Giặc lăm le bờ cõi -
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản do:
+ Thời gian tồn tại ngắn nên khong có nhiều thời gian hoàn thiện
+ Xã hội loạn lạc ( Cần time ổn định ) đất nước mới qua war nên cần time phục
hồi và kiến thiết đất nước.
+ Nội bộ giai cấp thống trị gồm nhiều thành phần nên cần sự tranh giành quyền
lực dẫn tới sự bất ổn về chính trị
+ Quan lại ít do chú trọng war là chính
- Không tổ chức khoa cử được vì => use to khai quốc công thần.
BMNN mang tính hành chính quân sự => Phù hợp với giai đoạn sau chiến
tranh khi đất nước mới hình thành còn loạn lạc nên ko phù hợp với giai đoạn sau. lOMoARcPSD| 39099223
? Tính hành chính quân sự là đặc trưng của tất cả những nhà nước mới ra đời.
sai. Ko phải mọi nhà nước mới ra đời đều mang tính hành chính quân sự. Nhà
lý ra đời từ sự suy tôn của các quần thần nên chỉ có war loạn lạc mới bắt
nguồn cho tính hành chính quân sự của các nhà nước mới ra đời.
? Tính hành chính quân sự là đặc trưng của những nhà nước ở giai đoạn bất ổn.
Sai. Bởi nhà nước ở giai đoạn war loạn lạc sơ khai mới cần tính hành chính
quân sự mà sự bất ổn của nhà nước có thể không bắt nguồn từ war mà có
thể từ nguyên nhân khác như kinh tế chính trị, khởi nghĩa nông dân. Vì vậy
tính hành chính quân sự không là đặc trưng của nhà nước ở giai đoạn bất ổn. III.
Nhà nước Lý – Trần – Hồ
1. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
Không còn mang tính đơn giản Các
quan đại thần có nguồn gốc từ: - Khai quốc công thần - Vương hầu quý tộc -
Khoa cử => Lần đầu xuất hiện ở nhà Lý Tình hình kinh tế chính trị xã hội nhà Lý: -
Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo -
Quân sự: Tinh giản quân sự => Ngụ binh ư nông => Tích cực do không
phải duy trì quân thường trực lớn tiết kiệm quốc khố mà vẫn đảm bảo quân khi có chiến tranh -
Đường lối chính trị; Thân dân 2. Nhà Trần – Hồ
a. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nhà Trần – Hồ -
Nhà trần lật Lý => mâu thuẫn giữa dòng tộc Lý – Trần trở nên sâu sắc -
Nhà trần chủ trương xây dựng nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ
Có Thái thượng hoàng => vua => Thái tử => Tể tướng => các quan đại thần:
=> Có sự ổn định nhất định, ưu điểm đặc trưng của chế độ lưỡng đầu: Xã
hội ổn định – Vua được sự giúp đỡ chỉ bảo từ thái thượng hoàng nên mọi
quyết định đưa ra vững vàng hơn => có sự hạn chế do phân chia quyền lực. -
Quy định nhiều chức quan -
Chuyên môn hóa giữa các chức quan rõ ràng - Mang tính quý tộc thân vương do:
+ Do lịch sử hình thành nhà trần
+ Chỉ có tôn thất nhà trần mới được làm quan + Sử dụng nội tộc
b. Tổ chức bộ máy Trần Hồ
Mục đích của Điền trang Thái ấp => Bảo vệ kinh thành
+ Vị trí ở địa bàn trọng yếu lOMoARcPSD| 39099223
+ Các quý tộc được ban Thái ấp là trụ cột triều đình
? Lưỡng đầu của thời Trần – Hồ là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế
sai. Tuy thời nhà trần Hồ mang tính lưỡng đầu nhưng vẫn là biểu hiện của
chính thể quân chủ chuyên chế, quyền lực vẫn tập trung vào tay nhà vua và
thái thượng hoàng cả 2 đối tượng này đều chung mục đích mà lý tưởng bộ
trợ cho nhau nên không thể mang tính quân chủ hạn chế được vì chính thể
này chỉ xuất hiện khi có thế lực khác đối kháng và nhà vua ko đủ thực
quyền mà bắt buộc quyền lực phải được chia sẻ. Ví dụ nghị viện và nhà vua
=> quân chủ hạn chế ( Nghị viện or đại nghị )
? Điền Trang thái ấp vừa là biểu hiện manh nha của sự phân quyền cát cứ, vừa là chỗ dựa
của nền quân chủ nhà Trần.
Đúng vì người đứng đầu điền trang thái ấp có quyền thành lập quân đội là đặc
quyền của quý tộc thân vương và là chỗ dựa cho vua về kinh tế, quân sự do
vậy nó vừa là manh nha của sự phân quyền cát cứ vùa là chỗ dựa của nền quân chủ nhà Trần.
? Tại sao sự tồn tại của điền trang thái ấp không tạo nên sự cát cứ phân quyền giống như tây âu thời phong kiến. Bởi có sự khác nhau:
- Điền trang thái ấp là do nhà vua ban cho quý tộc thân vương có công và được
vua tin tưởng tuyệt đối vì vậy trong thời đại nhà trần không điền trang thái ấp
nào chống lại nhà vua và đòi tự trị cả và hơn nữa chịu ảnh hưởng của nho giáo
về quan hệ vua tôi => chống lại là đại nghịch bất đạo => Phân quyền cát cứ một
cách tương đối ( nhà vua vẫn kiểm soát được )
- ở phương tây pk xuất hiện các lãnh chúa phong kiến, các lãnh chúa này có sự
đối lập với nhà vua và đất đai của họ có quyền tự trị mà nhà vua không có
quyền, ở các lãnh địa có quân đội và pháp luật riêng và quyền lực lãnh chúa và
nhà vua luôn có sự đối chọi lẫn nhau => Phân quyền cát cứ một cách tuyệt đối
( nhà vua mất quyền kiểm soát ở các vùng lãnh địa này )
IV. Nhà nước Việt Nam thời Lê sơ.
1. Tổ chức bộ máy trước cải cách của Lê Thánh Tông.
Thách thức của Lê Thánh Tông:
+ Giải quyết thù trong giặc ngoài
+ Xu hướng tư hữu hóa của nhà trần
+ Mâu thuẫn giữa khai quốc công thần và bộ máy nhà nước liêu hóa + BMNN xa rời dân
+ Không có khoa cử => Khai quốc công thần là nguồn quan lại chủ yếu nắm hành
chính quân sự => Đội ngũ quan lại có nguồn gốc từ họ hàng của nhà vua, công thần.
Nhận xét: bộ máy nhà nước trước cải cách lOMoARcPSD| 39099223
- Thứ nhất, tổ chức bộ máy nhà nước khá hoàn thiện do kế thừa đặc trưng thời lý,
trần, Hồ và đất nước bất ổn nên ko có time hoàn thiện
- Thứ hai, quan lại có nguồn gốc từ họ hàng vua, công thần
- Thứ ba, chức năng chủ yếu của nhà nước lúc này là bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Nhận định:
? Tổ chức bộ máy nhà nước ở TW giai đoạn đầu lê sơ thực hiện nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan.
Sai vì trong giai đoạn đầu lê sơ quyền lực tập trung vào vua và nhà vua kiểm
soát nó một cách tuyệt đối và sau cải cách của vua Lê Thánh Tông mới xuất hiện tản quyền.
? Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ chức theo
nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.
Đúng vì chính quyền quân quản cấp đạo là đơn vị hành chính đc thiết lập khi
giành mới giành được chính quyền và được lê lợi chia làm 5 đạo vì 1 tỉnh sẽ
rất lớn, khi mới giành chính quyền cần chống thù trong giặc ngoài do vậy cần
chính quyền đủ mạnh để kịp thời huy động lực lượng đó là hành chính quân
quản mà vua vẫn nắm quyền kiểm soát.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước sau cải cách của vua Lê Thánh Tông. a. Nguyên nhân cải cách:
- Bất ổn chính trị đã được loại bỏ, chính quyền quân sự không còn phù hợp.
- Thế lực nhà Lê ngày càng mạnh mẽ hơn.
- BMNN mang nặng tính quý tộc không còn phù hợp.
- Lãnh thổ được mở rộng về phía nam.
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp rất pháttriển.
- Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống chính trị - xã hội.
- Khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng cường.
Tại sao? Ở Trung Quốc, triều Minh trở thành một triều đại hùng mạnh, điều này
đe dọa đến sự tồn tại của Đại Việt, vì vậy cần phải thống nhất các phe phái lại để
đưa đất nước phát triển, tồn tại trước một triều Minh hùng mạnh.
- Sự xuất hiện của triết gia, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự
- vua Lê Thánh Tông. → Tiến hành cải cách toàn diện đời sống xã hội, trong
đóưu tiên cải cách BMNN và hệ thống pháp luật.
b. Chủ trương của các cuộc cải cách:
Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên nguyên tắc “tôn quân quyền” của
Nho giáo (tôn tức là độc tôn; quân là quân vương, nhà vua; quyền là quyền lực), tức là tập
trung quyền lực vào tay vua, không để bị chia sẻ quyền lực.
• Các nguyên tắc cải cách: lOMoARcPSD| 39099223
- Nguyên tắc tập quyền : dựa trên cơ sở tư tưởng “tôn quân quyền” của Nho
giáo. + Mục đích: muốn quyền lực nhà vua tập trung tuyệt đối cả 3 quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Bãi bỏ các cơ quan, chức quan làm nhiệm vụ trung gian. • Nội dung cải cách:
+ Bỏ chức danh tể tướng.
+ Giảm số lượng, quyền lực quan đại thần.
+ Trực tiếp chỉ đạo hoạt động hành pháp, lập pháp, tư pháp. (Lê Thánh Tông học
hỏi từ mô hình nhà Minh xóa bỏ chức vụ tể tướng, xóa bỏ chức tả, hữu tướng quốc.
Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn xóa bỏ các cơ quan, chức quan khác và sắp xếp lại
nhiệm vụ của nó, như: chức quan đại khiển, hành khiển,… Đến thời kỳ vua Lê Thánh
Tông đã bãi bỏ cơ quan có chức năng cố vấn cho nhà vua để tập trung quyền lực
tuyệt đối vào tay vua, như: chính sự viện, nội mật viện. Ngoài ra, các tam thái có
quyền lực rất lớn nhưng đến thời kỳ Lê Thánh Tông chỉ được hưởng bổng lộc chứ
không được tham gia vào triều chính mà triều chính do nhà vua đích thân chỉ đạo sắp đặt).
- Nguyên tắc tản quyền : xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội (Tản quyền
về bản chất cũng là tập quyền, quyền lực thuộc về nhà vua nhưng vua không
thể thực hiện mọi việc được nên vua ủy quyền cho một số cơ quan thay mặt
vua thực hiện, quyền quyết định cuối cùng, tối cao vẫn thuộc về vua).
- Mục đích: + Hạn chế việc 1 cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Chuyển một số chức năng, nhiệm vụ từ cấp trên xuống cấp dưới.
+ Cấp trên, trung ương tập trung thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
- Nội dung cải cách: phân chia các cơ quan nhà nước thành 2 lĩnh vực:
+ Hành pháp: Lục bộ, cơ quan văn phòng, cơ quan thuộc hoàng đế, cơ quan quản
lý nông nghiệp… 6 Bộ: Bộ Lại (quản lý về quan lại, bổ nhiệm quan chức), Bộ
Lễ (quản lý về nghi thức, nghi lễ quốc gia), Bộ Hộ (quản lý nhân khẩu và quản
lý tài sản công của nhà nước, đất đai…), Bộ Binh (chức năng quốc phòng và bảo
vệ trật tự trị an, an ninh), Bộ Hình (xét xử các vụ án và theo dõi sự tuân thủ pháp
luật của các cơ quan, quan lại, cá nhân), Bộ Công (xây dựng các công trình công cộng).
+ Tư pháp - giám sát: Đề cao trách nhiệm cá nhân, hạn chế sự ách tắc công
việc. - Nguyên tắc pháp chế :
+ Mục đích: hạn chế sự lạm quyền của quan lại bằng cách tăng cường các cơ
quan giám sát (đặt 6 khoa để kiểm sát công việc của 6 bộ, sáng tạo của Lê Thánh
Tông: người đứng đầu lục khoa có quyền cao hơn nhưng hàm phẩm thấp hơn
người đứng đầu lục bộ, để kiểm tra chéo lẫn nhau). –
Nội dung cải cách: + Bước đầu có sự tách bạch giữa hoạt động tư pháp và giám
sát. + Tổ chức và hoạt động của cơ quan giám sát trực thuộc hoàng đế và độc lập
với các cơ quan khác. - Ngoài ra, Lê Thánh Tông đã bác bỏ chế độ sử dụng người lOMoARcPSD| 39099223
trong hoàng tộc để làm quan. Vua Lê Thánh Tông đã tổ chức những kỳ thi tuyển
công khai và đích thân làm chủ khảo để lựa chọn người tài, thi đỗ càng cao thì
chức quan càng lớn, điều này đã thúc đẩy Nho học, phong trào học hành rất nhiều
dưới thời vua Lê Thánh Tông 3. Pháp luật thời Lê Sơ.
A. Các quy định về hình phạt ( hình sự) Ngũ hình:
+ Bộ luật Hồng Đức có sự ưu đãi khi áp dụng hình phạt với phụ nữ khi Suy ( gậy
bé ) cho phụ nữ - Trượng ( gậy lớn ) cho đàn ông
+ Có sự tiến bộ sáng tạo so với nhà minh về hình phạt lưu đày: Nhẹ thì Châu gần –
Nặng thì Châu xa ( do diện tích nhỏ so với nhà Minh nên ko thể bê nguyên áp dụng cho VN được ) - Nguyên tắc luật hình: •
Nguyên tắc vô luật bất hình:
+ Cơ sở pháp lý: Điều 683, 685, 722. => Nội dung: hành vi pháp luật không
quy định thì không cấu thành tội phạm nên không phải chịu hình phạt → có tinh thần nhân văn. - Ví dụ:
Điều 683: “Khi luận tội phải dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh,
không được tự ý thêm bớt tội…”. • Nguyên tác chiếu cố:
- Cơ sở pháp lý: Điều 3, 6, 17, 21, 22... - Đối tượng:
+ Nhóm 1: Bát nghị (Bát là tám, nghị là xem xét, giảm nhẹ, tức là 8 đối tượng
trước hết cần xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trước khi xét xử phải được
phép của vua và khi kết tội phải tâu lên vua để vua định đoạt), gồm 8 loại người: •
Nghị thân: họ hàng, tôn thất của nhà vua. Nghị cố: những bậc công thần, cố cựu. •
Nghị hiền: những người có đức hạnh lớn. Nghị năng: những người có tài năng lớn. •
Nghị công: những người có công lao lớn. •
Nghị quý: những người có chức tước lớn. •
Nghị cần: những người siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn trong chức vụ. •
Nghị tôn: quốc khách, con cháu của triều đại trước.
Tuy nhiên, nếu đối tượng thuộc Bát nghị nhưng phạm vào những tội thập ác
thì không được áp dụng bát nghị.
+ Nhóm 2: để xem xét giảm nhẹ. - Thái độ thành khẩn - Độ tuổi - Đang nuôi con nhỏ - Phụ nữ nang thai - Tình trạng sức khỏe lOMoARcPSD| 39099223
Lưu ý: Các nhóm đối tượng trên không được áp dụng nguyên tắc này khi
phạm vào nhóm “Thập ác tội”.
Nguyên tắc xử lý nghiêm hành vi đồng phạm : bởi vì đồng phạm lúc nào cũng thực
hiện với lỗi cố ý, gồm 2 người trở lên và gây tổn thất cho xã hội nên cần xử lý nghiêm.
- Cơ sở pháp lý: Điều 35, 415, 418, 420, 426…
- Cá thể hóa trách nhiệm hình sự của từng người phạm tội trong vụ án đồng phạm:
+ Người chủ mưu: chịu trách nhiệm nặng nhất.
+ Người thực hành được giảm 1 bậc.
+ Những người khác tùy theo vai trò, mức độ tham gia mà có thể được giảm 1 bậc hay nhiều hơn. a. Tội phạm Quan niệm: -
Là hành vi trái pháp luật. Xu hướng pháp luật nhà Hậu Lê là hình sự hóa nên “trái
pháp luật” ở đây không chỉ có nghĩa là trái với Bộ luật Hồng Đức mà còn có thể trái với các quy định PL khác. -
Có lỗi. Có 2 loại lỗi: cố ý và vô ý (các điều 47, 49, 499…). -
Độ tuổi: từ trên 7 tuổi đến dưới 90 tuổi (Điều 16).
→ Đủ 3 dấu hiệu trên thì được xem là tội phạm.  Các loại tội phạm: - Có 2 nhóm tội phạm:
(1) Nhóm tội thập ác (Điều 2 và một số điều trong Chương 1 và 2):
- Bao gồm 10 loại trọng tội xâm phạm 3 khách thể quan trọng nhất, được nhà nước ưu tiên bảo vệ:
+ 4 hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, chế độ chính trị cũng như uy tín, sức khỏe, tính
mạng của nhà vua và hoàng tộc (như: mưu phản, mưu bạn, mưu đại nghịch, đại bất kính).
+ 4 hành vi xâm phạm trật tự hôn nhân - gia đình (ác nghịch, bất hiếu, bất mục và nội loạn).
+ 2 hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác hoặc lễ nghĩa Nho giáo (bất đạo và bất nghĩa). (2) Nhóm tội phạm khác: lOMoARcPSD| 39099223
- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Quyển 4).
- Các tội vi phạm nghĩa vụ quân sự (Quyển 1 và 2).
- Các tội xâm phạm sở hữu (Quyển 3 và 5).
- Các tội về tham nhũng (Quyển 3 và 5).
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ trong quan hệ dân sự (Quyển 5).
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Quyển 6).
 Đường lối xử lý tội phạm: -
Phạm tội liên quan đến chính trị thường bị áp dụng hình phạt tử hình. -
Phạm tội khác trong thập ác tội thường bị lưu đày hoặc tử hình. -
Hình phạt cho các tội ngoài thập ác tội thường dựa vào lỗi, hậu quả, độ tuổi hay
các yếu tố nhân thân khác. b. Hình phạt. -
Hình phạt là chế tài phổ biến áp dụng cho mọi hành vi phạm tội. -
Một hành vi phạm tội có thể gánh chịu nhiều hình phạt khác nhau. -
Hình phạt được phân hóa cho từng trường hợp phạm tội như: đặc điểm nhân thân,
loại tội, giới tính, lỗi, hậu quả… -
Mục đích hình phạt đề cao tính trừng trị hơn tính giáo dục, phòng ngừa → Nhiều
hình phạt có tính nhục hình, dã man.  Các loại hình phạt: -
Nhóm ngũ hình: xuy - trượng - đồ - lưu - tử. -
Nhóm hình phạt khác: phạt tiền, xăm chữ, giáng chức, tước vị…B. Pháp luật Dân sự:
=> Bao gồm 3 quyền: chiếm giữ, sử dụng và chuyển giao (các điều 352, 357, 444, 445, 574…). -
Mở rộng chủ thể quyền sở hữu đối với mọi thành phần dân cư.
Nguyên nhân : Đối tượng quyền sở hữu chủ yếu là đất đai - là tư liệu sản xuất quan trọng
nhất trong xã hội thiên về nông nghiệp. Không phải đến nhà Hậu Lê mới thừa nhận quyền
tư hữu của người dân nhưng ở những giai đoạn trước nhất là thời nhà Trần, mặc dù không
cấm người dân quyền tư hữu nhưng chế độ đất đai, điền trang thái ấp tích tụ hết trong tay
giới thống trị, hoàng tộc, quan lại cho nên người dân hầu như không có cơ hội tư hữu đất
đai, đất đai tập trung vô hạn ở tầng lớp trên. Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chế độ hạn
điền: mỗi người trong xã hội ở địa vị khác nhau chỉ được sở hữu tối đa số lượng ruộng đất
nhất định, số lượng còn lại để tạo cơ hội cho những người dân biết tích tụ, biết làm ăn sẽ lOMoARcPSD| 39099223
được xác lập quyền tư hữu đối với đất đai → Điểm tiến bộ trong chính sách đất đai của vua Lê Thánh Tông.
→ Quyền sở hữu là vấn đề tuy không mới nhưng nhà Hậu Lê đã có nhiều cách làm mới
tiến bộ vượt bậc hơn. Nhờ vậy, pháp luật đã tạo tiền đề, bệ phóng để bảo vệ quyền tư hữu
của người dân và người dân yên tâm được xác lập quyền tư hữu trên cơ sở luật pháp, yên tâm sản xuất, làm ăn.
a. Khế ước (Hợp đồng dân sự).
• Quan niệm: - Khế ước là sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ liên
quan đến tài sản. - Để khế ước có giá trị pháp lý phải thỏa mãn 4 điều kiện:
+ Chủ thể: bên giao tài sản phải là chủ sở hữu (điều 342, 558, 579…). + Ý chí: 2 bên
phải tự nguyện và trung thực (điều 191, 355, 377, 638…). + Nội dung khế ước: không
trái pháp luật (điều 73, 74, 75, 76…).
+ Hình thức khế ước: phải phù hợp với pháp luật (điều 366).
• Nếu loại hợp đồng nào đó pháp luật không bắt buộc về mặt hình thức thì có thể
thỏa thuận bằng miệng (khẩu ước) hoặc văn bản (văn khế, văn tự).
• Nếu pháp luật bắt buộc phải lập bằng văn bản thì các bên phải tuân theo. (Ở triều
Hậu Lê có một đạo luật tên gọi là “Quốc triều thư khế thể thức” (cách thức để lập các
văn khế, hợp đồng), theo đó, những tài sản quan trọng như đất đai, nhà cửa, trâu bò…
bắt buộc phải lập bằng văn bản khi đem những tài sản đó giao kết, nếu không lập bằng
văn bản thì không xem đó là khế ước, không có giá trị pháp lý).
+ Nếu người nhận cầm cố có trồng lúa trên ruộng đất đó thì ngày trả lại ruộng đất là:
Ngày thu hoạch xong mùa vụ. Không được kéo dài quá ngày 15/3 đối với vụ lúa
mùa, và 15/9 đối với vụ lúa chiêm.
b. Thừa kế (Các điều từ 374 đến 400).
- Thừa kế là việc chia tài sản thuộc sở hữu của người chết cho người còn sống phù
hợpvới các quy định của pháp luật.
- Trước khi chia di sản phải thanh toán các khoản:
+ Nợ người chết để lại. + Chi phí tang lễ.
+ Trích 1/20 làm di sản hương hỏa (thờ cúng tế tự hàng năm).
+ Di sản hương hỏa giao cho con trai, cháu trai giữ; nếu không có con trai, cháu trai
thì giao cho trưởng nữ giữ; nếu không có trưởng nữ, thứ nữ giữ thì giao cho trưởng
tộc, trưởng họ giữ thờ cúng tế tự hàng năm.
- Tính đến công sức đóng góp của những người có liên quan đến di sản: lOMoARcPSD| 39099223
+ Phu gia điền sản (cha mẹ chồng cho riêng chồng ít tài sản để lấy vợ, khi người
chồng chết thì cha mẹ chồng được hưởng một phần tài sản).
+ Thê gia điền sản (cha mẹ vợ cho riêng vợ ít tài sản để làm hồi môn, khi người vợ
chết thì cha mẹ vợ được hưởng một phần tài sản).
+ Tân tạo điền sản (chồng/vợ chết thì trong tài sản chung vợ/chồng phải được phần).
Nếu có di chúc thì chia theo di chúc; nếu không có thì cha, mẹ, vợ, chồng, con luôn
được ưu tiên chia trước.
- Bảo đảm sự bình đẳng nam nữ (vợ chồng, con trai con gái…) trong việc chia di
sản (quy định tại điều 388).
3. Pháp luật về hôn nhân - gia đình:
a. Pháp luật về quan hệ hôn nhân. * Kết hôn:
(1) Về điều kiện kết hôn :
- Điều kiện 1: Phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ (người trưởng họ hoặc trưởng
làng). + Nam, nữ không được tự ý kết hôn với nhau mà phải xin phép cha mẹ. + Cha
mẹ đóng vai trò là người chủ hôn.
=> Nguyên nhân: Quan điểm này xuất phát từ Nho giáo: hôn nhân là một loại quan hệ
phải xuất phát từ quyền lợi của gia đình, dòng họ để kế thừa dòng dõi nên hôn nhân
không phải là sự tự do lựa chọn của các bên đương sự mà phải đặt trong sự quyết định của người gia trưởng.
Điều 314 Quốc triều hình luật: Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ
(người con gái) (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người
trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và
theo lệ sang hèn…, người con gái phải bị phạt 50 roi.
→ Nhận xét: Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ không được xác lập trên cơ sở tự
nguyện mà phải trên cơ sở sự đồng ý của hai bên cha mẹ. Điều này đã phản ảnh rõ đặc
trưng của xã phong kiến bấy giờ. Quy định này thể hiện sự hạn chế của pháp luật nhà
Lê trong việc quy định về điều kiện kết hôn vì đã tước bỏ sự tự nguyện của hai bên
nam nữ trong việc kết hôn.
- Điều kiện 2: Nam, nữ phải đạt độ tuổi theo quy định pháp luật. + Quốc triều hình
luật không quy định về độ tuổi kết hôn, việc quy định về độ tuổi kết hôn được quy
định trong Thiên Nam dư hạ tập. + Thiên Nam dư hạ tập quy định: “Con trai từ 18
tuổi, con gái từ 16 tuổi mới có thể thành hôn, ngoài ra bản thân hoặc người chủ hôn (là
cha mẹ hoặc người trưởng tộc) phải không có tang”.
→ Nhận xét: Quy định này của pháp luật nhà Lê thể hiện sự tiến bộ, ở chỗ giúp hạn
chế tình trạng phổ biến lúc bấy giờ là phong tục tảo hôn, ngoài ra, việc quy định về độ lOMoARcPSD| 39099223
tuổi kết hôn như thế này giúp các chủ thể có đầy đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân,
đủ trưởng thành để xây dựng cuộc sống hôn nhân, gia đình sau này.
- Điều kiện 3: Không vi phạm vào những trường hợp cấm kết hôn theo quy định PL
(Điều 316, 317, 318, 319, 323, 334, 338, 339 Quốc triều hình luật).
+ Cấm kết hôn giữa những người thân thích. Điều 319: “Người vô lại lấy cô, dì, chị
em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội”.
+ Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng. Điều 317: “Ai đang để
tang cha mẹ hoặc tang chồng mà cưới gả thì xử tội đồ. Biết mà vẫn kết hôn thì biếm
ba tư và phải chia lìa” → Có 2 trường hợp: TH1: con cái (con trai và con gái) đang có
tang cha mẹ thì không được kết hôn, thể hiện tư tưởng đạo hiếu của con cái đối với
cha mẹ; TH2: phụ nữ đang có tang chồng, không thấy có quy định ngược lại là đàn
ông đang có tang vợ thì không được kết hôn, điều này thể hiện người phụ nữ trong xã
hội phong kiến chịu khắt khe trong vấn đề kết hôn. Như vậy, quy định này thể hiện sự
hạn chế trong pháp luật về hôn nhân gia đình của nhà Lê, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư
tưởng Nho giáo nên không bảo vệ lợi ích của người phụ nữ.
+ Cấm kết hôn khi ông, bà, cha, mẹ đang chấp hành hình phạt. Điều 318: “Trong khi
ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy vợ lấy chồng thì đều xử biếm ba tư và đôi
vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà, cha mẹ có cho phép thì chỉ được làm lễ thành hôn
mà không được bày cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử biếm một tư”.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến chính trị. Điều 316: “Các
quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư
và bãi chức”. Điều 334: “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên
trấn kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị…” → Nhằm tránh tình
trạng bè phái giữa các quan lại với tù trưởng ở nơi biên trấn tạo nên uy thế ở địa
phương và âm mưu lật đổ chính quyền, gây nên tình trạng phân quyền, cát cứ. Quan
hệ hôn nhân đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc chính trị. Thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp ức hiếp người phụ nữ. Điều 338: “Những nhà
quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái lương dân, thì xử tội phạt biếm hay đồ” → Quy
định này tiến bộ, nhằm hạn chế tình trạng người giàu có, quyền thế trong xã hội phong
kiến ức hiếp lấy phụ nữ trái với ý chí của họ.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến luân thường đạo lý. Điều
324: “Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy học trò đã chết,
đều xử tội lưu, người đàn bà xử giảm một bậc; đều phải ly dị”.
+ Cấm kết hôn trong trường hợp có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Điều 339:
“Những người mối lái đem đàn bà, con gái có tội đương trốn tránh, làm mối cho người lOMoARcPSD| 39099223
ta làm vợ cả, vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn của chính người đàn bà ấy một bậc; người không
biết thì không phải tội” → Khắt khe đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Điều 323: “Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều
xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những người phụ nữ nói
trên thì xử 60 trượng; và đều phải ly dị” → Xã hội phong kiến đề cao trật tự đẳng cấp.
(2) Thủ tục kết hôn :
- Theo Quốc triều hình luật quy định trách nhiệm pháp lý ở hai bước:
+ Bước 1: Lễ đính hôn.
+ Bước 2: Lễ thành hôn.
- Theo Thiên Nam dư hạ tập quy định thủ tục kết hôn cụ thể hơn, bao gồm 4 bước:
Lễ nghị hôn, Lễ định thân (Lễ vấn danh, ra mắt), Lễ nạp trưng (Lễ dẫn đồ cưới, Lễ
đính hôn), Lễ nghênh thân (Lễ đón dâu, thành hôn). Lễ đính hôn: - Hôn nhân có giá
trị pháp lý kể từ khi hoàn thành bước đính hôn: Nhà gái nhận đồ sính lễ của nhà trai.
→ Thể hiện tính chất long trọng của việc hứa hôn. → Phù hợp với phong tục, tập quán.
- Không được “từ hôn”:
+ Về nguyên tắc, không được quyền từ hôn (cả nhà trai và nhà gái).
+ Được quyền “từ hôn” trong một số trường hợp do pháp luật quy định. Điều 322:
“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội
hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ. Nếu
người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ, trái luật thì xử phạt 80
trượng”. → Ở chừng mực nhất định, pháp luật đã có sự bảo vệ người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.
+ Lễ thành hôn: - Lễ thành hôn được tiến hành sau lễ đính hôn. - Hôn nhân có giá trị thực
tế sau lễ thành hôn. → Hai bên nam và nữ được về sống chung với nhau. Ly hôn:
- Pháp luật cho phép chấm dứt hôn nhân bằng hình thức ly hôn trong những trường hợp sau đây:
+ Ly hôn do lỗi của vợ.
+ Ly hôn do lỗi của chồng. + Thuận tình ly hôn.
(1) Ly hôn do lỗi của vợ : lOMoARcPSD| 39099223 -
Pháp luật bắt buộc người chồng phải ly hôn vợ khi người vợ có lỗi (“bắt buộc”
nghĩa là đây là một nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhà Lê, nếu người chồng không
thực hiện nghĩa vụ này thì người chồng được xem là có tội) (Điều 310 Quốc triều hình
luật). Điều 310: “Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (như thất xuất) mà người
chồng chịu giấu không bỏ thì xử biếm, tùy theo việc nặng nhẹ”. Đàn bà có bảy điều phải
ly dị (Đoạn 164 Hồng Đức thiện chính thư):
+ Một là, không có con (không có con là bất hiếu với cha mẹ, cớ ấy phải bỏ).
+ Hai là, ghen tuông (không bỏ thì bại hoại gia đạo).
+ Ba là, ác tật (vì khi việc tế tự người vợ không làm được xôi hay cỗ).
+ Bốn là, dâm đãng (không bỏ thì bại hoại gia đình).
+ Năm là, không kính cha mẹ.
+ Sáu là, không hòa thuận với anh em (lắm lời).
+ Bảy là, phạm tội trộm cắp. → Pháp luật nhà Lê đặt quyền lợi gia đình lên trên hết hơn
cả quan hệ hôn nhân, vì vậy, khi người phụ nữ rơi vào những trường hợp trên thì bị xem
là nghĩa tuyệt, buộc người chồng phải có nghĩa vụ ly hôn. -
Người chồng không thể bỏ vợ khi vợ thuộc trường hợp “Tam bất khứ” (Đoạn 165
Hồng Đức thiện chính thư):
+ Một là, người vợ đã chịu tang cha mẹ (chồng).
+ Hai là, lúc lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu sang.
+ Ba là, lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì không nơi nương tựa. → Pháp luật nhà
Lê khắt khe với người phụ nữ nhưng trong chừng mực nhất định đã bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.
(2) Ly hôn do lỗi của chồng :
- Người vợ có quyền ly hôn khi người chồng có lỗi trong những trường hợp (“có quyền”
nghĩa là người vợ không bắt buộc phải ly hôn):
+ Bỏ lửng vợ không đi lại (vi phạm nghĩa vụ đồng cư) (Điều 308).
+ Mắng nhiếc cha mẹ vợ phi lý (Điều 333). Điều 308: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5
tháng không đi lại (vợ được trình quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ
đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã
bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”. Điều 333: “… Nếu con
rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”. (3) Thuận tình ly hôn : lOMoARcPSD| 39099223
Đoạn 167 Hồng Đức thiện chính thư: “Hai vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly dị, thì
tờ ly hôn phải tay viết tay ký. Tờ hợp đồng (ly hôn) ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng
mỗi người cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một nơi… Ngoài ra kể đến sự chia nhau
đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hộ ly hôn thư, mà lời lẽ không hợp phép,
đều cho tờ ly hôn thư ấy vô hiệu, lại bắt phải đoàn tụ làm vợ chồng”.
c. Pháp luật về quan hệ gia đình.
Quan hệ giữa vợ và chồng:
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: (đọc thêm giáo trình) - Đặc trưng cơ bản:
+ Đề cao quyền lợi của người gia trưởng.
+ Bảo vệ hai mối quan hệ giường cột theo quan niệm Nho giáo: cha - con, chồng - vợ:
Người vợ có rất nhiều nghĩa vụ đối với chồng và gia đình chồng; Con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ.
→ Nhận xét chung về chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật Lê sơ:
- Thừa nhận chế độ hôn nhân gia đình gia trưởng, phụ hệ.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của học thuyết Nho giáo: Bảo vệ tuyệt đối mối quan hệ
giữacha - con, chồng - vợ.
- Vẫn bảo vệ quyền của người phụ nữ (người vợ) ở một chừng mực nhất định. - Thể
hiện đạo lý truyền thống dân tộc.
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN
1. Nguyên tắc tổ chức: “tôn quân quyền” của Ngo giáo được áp dụng triệt để. - Hoàng đế:
+ Vẫn nắm trong tay vương quyền và thần quyền nhưng quyền lực đạt đến mức
“độc tôn đế quyền”.
Giải thích: Ở thời kỳ Lê sơ, các vị vua, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông thì quyền
lực tập trung tuyệt đối vào tay vua. Tuy nhiên chưa thấy thuật ngữ “độc tôn đế
quyền”. So với thời kỳ Lê sơ, nhà Nguyễn có những biện pháp tương đối cực đoan
để bảo vệ quyền lực của vua, thể hiện qua việc đặt lệ “Tứ bất”.
Đặt lệ “Tứ bất”: nhằm hạn chế phân chia quyền lực: Không lập Tể tướng,
Hoàng hậu (trừ Gia Long, Bảo Đại), Thái tử, Trạng nguyên
Duy trì tuyệt đối hóa quyền lực của nhà vua – không chia sẻ - không nhân
nhượng or ủy thác cho bất kỳ ai:
+ Vua là người duy nhất ban hành sửa đổi hủy bỏ luật
+ Vua là nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp từ TW tới địa phương lOMoARcPSD| 39099223
+ Vua nắm quyền tư pháp tối cao
+ Vua đứng đầu quân đội
+ Vua nắm độc quyền về ngoại dao
+ Vua là chủ sỡ hữu tối cao với đất đai và thần dân, thu thuế do vua quyết định.
2. Tổ chức nhà nước ở địa Phương.
• Trước cải cách của Vua Minh Mạng: -
Áp dụng nguyên tắc “trung ương tản quyền” và mô hình “quân quản”. (Mô
hình “quân quản” đã được áp dụng ở thời kỳ đầu Lê sơ, thời kỳ Ngô - Đinh -
Tiền Lê, đều ra đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nên thiết kế mô hình tổ
chức BMNN nhà nước mang tính chất “quân quản” - tức là có những đơn vị
hành chính lãnh thổ đồng thời là đơn vị quân đội). - Nguyên nhân:
+ Mô hình “tạm thời” để khắc phục dần tình trạng thiếu thống nhất và phức tạp giữa các vùng miền.
+ Thời kỳ quá độ để xây dựng một mô hình hành chính thống nhất từ trung
ương đến địa phương.
→ Rõ ràng chính quyền “trung ương tản quyền” và mô hình “quân quản”
không phải là cách thức tổ chức BMNN hiệu quả và tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay vua.
• Sau cải cách của vua Minh Mạng: -
Bỏ cấp thành => Do: Cấp thành là sản phẩm của thời kỳ quá độ, thời kỳ khó
khăn ban đầu, nay đã ổn định hơn thì phải bỏ cấp thành vì nó là cấp trung gian
có quyền lực quá lớn, thao túng quyền lực của trung ương khi quản lý ở địa
phương, việc bãi bỏ cấp thành là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra.
+ Tổ chức bộ máy hành chính thống nhất, gọn nhẹ.
+ Phân công, phân nhiệm rõ ràng chức năng, nhiệm vụ.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát cấp hành chính cơ sở.
→ Nhận xét chung về tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương giai đoạn 1831 -
1884 (sau cải cách của vua Minh Mạng): -
Nhà Nguyễn đã xây dựng được một bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hiệu
quả theo tiêu chí quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối. => Giải thích:
Chứng minh cho quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối: thời kỳ nhà Nguyễn
đặt lệ “Tứ bất” nhằm hạn chế sự phân chia quyền lực để tập trung quyền lực
tuyệt đối vào tay vua. Bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hiệu quả phát huy
được hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng càng về sau thì bộ máy quá đơn giản
không đủ đáp ứng tình hình đặt ra với nhà Nguyễn. Đây là một trong những
nguyên nhân lý giải vì sao nhà Nguyễn nhanh chóng rơi vào cục diện nửa
phong kiến, bị thực dân Pháp can thiệp rất sâu vào hoạt động nhà nước. -
Chọn lọc, tiếp thu, kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa pháp lý trong tổ chức
chính quyền của nhà Minh, nhà Thanh trân trọng di sản tiến bộ do lịch sử để lOMoARcPSD| 39099223 -
Là triều đại phát triển đỉnh cao, thể hiện sự hoàn thiện của chế độ trung ương
tập quyền ở nước ta vào thế kỷ XIX. (Nếu như thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là
giai đoạn xây dựng, thiết lập nền quân chủ chuyên chế, thời Lý - Trần - Hồ là
giai đoạn củng cố chính thể quân chủ chuyên chế, đến thời kỳ Lê sơ là phát
triển chính thể quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn là đỉnh cao của chế độ trung
ương tập quyền - quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua đến mức “độc tôn đế quyền”).