Tài liệu ôn tập Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Tài liệu ôn tập Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Biên soạn: PGS.TS Trần Văn Sáng
Bản chất của ngôn ngữ Chức năng của ngôn ngữ
Cấu trúc ngôn ngữ Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
A.1. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ
- Bản chất xã hội: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Bản chất tín hiệu: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
A.1.1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
(1) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội?
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên: Không chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên
mà chịu sự chi phối của con người và xã hội.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân: Tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của
mình mà không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của riêng một cá nhân nào.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật vì không mang tính di truyền.
(2) Các khía cạnh bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội
Ngôn ngữ phục vụ xã hội (với tư cách là phương tiện giao tiếp...)
Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của XH.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Thế nào là một hiện tượng xã hội?
Hiện tượng xã hội bao gồm:
- Các hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng (gồm các hình thái ý thức xã hội như chính trị,
pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo,...;
- Các thiết chế xã hội đi liền như Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát, trường học, các cơ quan,
tổ chức, nhà thờ...) và hạ tầng cơ sở (gồm các quan hệ sản xuất, như quan hệ chủ nô-nô lệ thời
chiếm hữu nô lệ, quan hệ địa chủ-nông dân thời phong kiến v.v…)
Quy luật chung của các hiện tượng xã hội
- Hạ tầng cơ sở quyết định kiến trúc thường tầng (KTTT chịu sự quy định của HTCS).
- Các hiện tượng thuộc KTTT đều có tính giai cấp.
- Mỗi hiện tượng thuộc KTTT có một phạm vi tác động riêng.
Ví dụ: Tòa án tác động chủ yếu trên lĩnh vực pháp luật; Trường học tác động đến giáo dục v.v…
Đặc trưng của ngôn ngữ:
Khác với các hiện tượng XH khác, ngôn ngữ không thuộc HTCS cũng không thuộc kiến trúc thượng
tầng. Cụ thể:
- Ngôn ngữ không chịu sự quy định của HTCS, không bị thay thế khi có sự thay thế hạ tầng cơ
sở.
Ví dụ: Sau Cách mạng Tháng Tám, chế độ phong kiến sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của triều đình
phong kiến, luật pháp phong kiến, nền giáo dục phong kiến v.v…, nhưng tiếng Việt không bị sụp đổ,
không bị thay thế bởi thứ tiếng khác…
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp toàn xã hội, không
thuộc về một giai cấp nhất định nào
- Ngôn ngữ phục vụ xã hội trên mọi lĩnh vực (ngôn ngữ là PT giao tiếp toàn xã hội)
Lưu ý: Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng giai cấp nào cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ của
đấu tranh giai cấp.
Câu hỏi
(1) Trình bày bản chất xã hội của ngôn ngữ.
(2) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
A.1.2. Bản chất tín hiệu (ký hiệu) của ngôn ngữ
(1) Tín hiệu là gì?
- Theo P. Guiraud, tín hiệu là một kích thích vật chất mà khi tác động đến cơ thể chúng ta
thì tạo ra hình ảnh về một kích thích vật chất khác...
Ví dụ: Tín hiệu đèn đường giao thông, tín hiệu mây đen (báo cơn mưa)...
- Có thể hiểu, tín hiệu là hình thức vật chất (cái biểu hiện - CBH) mang nội dung tinh thần
(cái được biểu hiện - CĐBH)
Công thức
CBH Hình thức vật chất
Tín hiệu: ----------- -------------------------
CĐBH Nội dung tinh thần
(2) Các điều kiện tín hiệu học
Một hình thức vật chất muốn trở thành tín hiệu phải có những điều kiện cơ bản sau
1. Phải có hình thức vật chất làm CBH
2. Phải có nội dung tinh thần làm CĐBH (phải có nghĩa)
3. Phải có chủ thể lý giải
4. Phải thuộc một hệ thống nhất định
3 đặc điểm đầu có ở mọi loại tín hiệu.
(3) Các khía cạnh bản chất tín hiệu của ngôn ngữ (các điều kiện tín hiệu học của ngôn ngữ)
Ngôn ngữ đảm bảo các điều kiện tín hiệu học, thể hiện qua những đặc điểm sau
1. Ngôn ngữ có tính vật chất: Ngôn ngữ có hình thức âm thanh ngôn ngữ làm CBH
2. Ngôn ngữ có tính hai mặt: Ngôn ngữ có ý nghĩa làm CĐBH. Ý nghĩa ngôn ngữ và âm thanh ngôn
ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một tờ giấy
3. Ngôn ngữ có tính võ đoán: Quan hệ giữa CBH và CĐBH của tín hiệu ngôn ngữ là quan hệ không
có lí do. Âm thanh và ý nghĩa ngôn ngữ là do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ (cũng là người lí giải) quy
ước
4. Ngôn ngữ có tính hệ thống: Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố có giá trị khu biệt. Giá
trị của các yếu tố ngôn ngữ là do hệ thống ngôn ngữ quy định
5. Ngôn ngữ có giá trị khu biệt
Câu hỏi
(1) Tín hiệu (ký hiệu) là gì?
(2) Trình bày bản chất ký hiệu của ngôn ngữ.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
A.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ là một hiện tượng đa chức năng
Hai chức năng cơ bản
- Chức năng giao tiếp: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người
- Chức năng tư duy: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng
A.2.1. Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
(1) Giao tiếp là gì?
- Quá trình tiếp xúc nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với nhau thông qua một hệ
thống phương tiện giao tiếp nào đó.
(2) Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
Thông điệp
Nhân vật giao tiếp (người phát và người nhận thông điệp)
Hiện thực được nói tới
Hoàn cảnh giao tiếp
Phương tiện (mã) giao tiếp
Kênh giao tiếp
Nhiễu...
(3) Phương tiện giao tiếp?
Hệ thống tín hiệu được dùng làm mã GT
Gồm
–Phương tiện ngôn ngữ (PT trọng yếu)
–Phương tiện phi ngôn ngữ (PT bổ sung cho ngôn ngữ)
* Quá trình GT là quá trình “lập mã” (của người phát) và “giải mã”(của người nhận)
(4) Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện (PT) giao tiếp trọng yếu nhất của con người?(Tính ưu việt
của ngôn ngữ)
- Ngôn ngữ có khả năng
Diễn đạt phong phú, hầu như vô tận mọi lĩnh vực của đời sống.
Diễn đạt nội tâm.
Truyền đạt một cách rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của con người.
Giải thích chính nó (chức năng “siêu ngôn ngữ”) và giải thích các PT khác.
Dễ hiểu, dễ sử dụng, quen thuộc, thông dụng nhất đối với mọi người.
Các PT phi ngôn ngữ chỉ là PT bổ sung cho ngôn ngữ
Câu hỏi
(1) Con người có những loại phương tiện giao tiếp nào? Kể tên một số phương tiện giao tiếp phi
ngôn ngữ
(2) Trình bày chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người?
A.2.2. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
(1) Tư duy là gì? Có 2 cách hiểu
1/ Tư duy: Quá trình hình thành tư tưởng (= quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinhđộng đến tư
duy trừu tượng...”)
2/ Tư duy: Sản phẩm của quá trình hình thành tư tưởng (TD = tư tưởng, gồm kháiniệm, phán
đoán, suy lý)
(2) Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy
Thể hiện trên 2 khía cạnh của tư duy
1/ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng (Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2
thay thế cho hệ thống tín hiệu thứ nhất, tác động vào cơ thể chúng ta, hình thành nên các biểu tượng
để từ đó làm cơ sở cho việc tư duy trừu tượng...)
2/ Ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng (Ngôn ngữ là “vỏ vật chất” của tư tưởng, là “hiện thực trực tiếp của tư
tưởng”)
–Từ diễn đạt khái niệm
–Câu diễn đạt phán đoán
– Đoạn văn/Văn bản diễn đạt suy lý
Có thể nói, ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng, các tác dụng diễn đạt tư duy, qua đó thúc đẩy
tư duy phát triển.
(2) Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất với tư duy
–Thống nhất: Các đơn vị ngôn ngữ diễn đạt các đơn vị của tư duy (từ diễn đạt khái niệm, câu diễn đạt
phán đoán, đoạn diễn đạt suy lý…)
–Không đồng nhất: Không giống nhau về mặt:
a) thể chất, b) đơn vị cấu trúc,c) chức năng, d) tiêu chuẩn đánh giá
Cụ thể
Ngôn ngữ Tư duy
Về thể chất Có tính vật chất. Có tính tinh thần.
Về các đơn vị cấu trúc
Từ Câu
Đoạn văn bản
Khái niệm Phán đoán
Suy lý
Về chức năng
Có chức năng giao tiếp và làm
công cụ của tư duy (phản ánh
nhận thức của con người về hiện
thực).
Có chức năng nhận thức
(phản ánh hiện thực).
Về tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả hay 0 hiệu quả về GT.
Đúng hay sai so với hiện
thực.
Câu hỏi
(1) Trình bày chức năng tư duy của ngôn ngữ.
(2) Giải thích câu nói của Mác: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
A.3. CẤU TRÚC NGÔN NGỮ
A.3.1. Khái niệm hệ thống – cấu trúc
(1) Hệ thống?
Chỉnh thể bao gồm các yếu tố có mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau; giá trị củacác yếu tố do mối quan
hệ, liên hệ trong hệ thống quy định… (Sinh con rồimới sinh cha/Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông)
Các nhân tố của hệ thống - Yếu tố - Quan hệ - Cấu trúc - Chức năng - Giá trị
(2) Cấu trúc (kết cấu)?
– Mạng lưới các mối quan hệ, liên hệ trong hệ thống; có tính trừu tượng
(3) Hệ thống – cấu trúc?
Khác hệ thống thực thể (hệ thống có tính cụ thể, riêng biệt như một con người, mộtchiếc xe, một cỗ
máy…)
Là hệ thống trong tính trừu tượng, với các mối quan hệ, liên hệ giữa các yếu tố cũng mang tính trừu
tượng (như hệ thống kết cấu của một ngôi nhà ở dạng bản vẽ thiết kế…)
A.3.2. Ngôn ngữ nội tại và ngôn ngữ ngoại tại
Ngôn ngữ nội tại: Ngôn ngữ như một hệ thống – cấu trúc, với các mối quan hệ nội tại của hệ thống;
giá trị của các yếu tố ngôn ngữ do các mối quan hệ nội tại quy định (quan hệ ngang, quan hệ dọc…)
F. de Saussure: “Ngôn ngữ là một hình thức chứ không phải là chất liệu” “trong ngôn ngữ chỉ có sự
phân biệt mà thôi”… (nhấn mạnh mặt các quan hệ nội tại của ngôn ngữ, quan niệm ngôn ngữ là hệ
thống với các quan hệ thuần tuý, phi vật chất);
Ngôn ngữ ngoại tại: Ngôn ngữ như một hệ thống thực hiện chức năng, chủ yếu làgiao tiếp; giá trị
của mỗi yếu tố còn do mối quan hệ với các nhân tố của hoạt động giao tiếp (ngoài hệ thống ngôn ngữ)
quy định.(Vấn đề có tính phương pháp luận, liên quan đến hai khuynh hướng cơ bản của ngôn ngữ
học: khuynh hướng cấu trúc và khuynh hướng chức năng).
A.3.3. Các quan hệ ngôn ngữ
Các loại quan hệ cơ bản
- Quan hệ đồng nhất, đối lập và khác biệt - Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị
- Quan hệ tôn ty và trật tự - Quan hệ giữa các bình diện trừu tượng và cụ thể
Quan hệ giữa các bình diện thể chất-cấu trúc-chức năng
….
(1) Quan hệ đồng nhất, đối lập và khác biệt
Đồng nhất: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại (giống nhau trên một phương diện
nào đó (từ đồng nghĩa, câu đồng nghĩa…)
Đối lập: Quan hệ giữa các yếu tố trái ngược nhau trên cơ sở một sự đồng nhất
nào đó (từ trái nghĩa…)
Khác biệt: Quan hệ khác nhau biệt giữa các yếu tố không đồng nhất hay đối lập
với nhau (/a/ so với “đêm tối” chẳng hạn)
(2) Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị
Còn gọi là
oQuan hệ ngang/quan hệ dọc
oQuan hệ hình tuyến/quan hệ trực tuyến
oQuan hệ kết hợp/quan hệ lựa chọn
oQuan hệ ngữ đoạn/quan hệ liên tưởng
oQuan hệ ngữ đoạn/quan hệ hệ hình
oQuan hệ hiện diện/quan hệ phiến diện
Quan hệ ngữ đoạn: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại có khả năng kết hợp với
nhau trên chuỗi lời nói (ngữ lưu)
Quan hệ đối vị: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại có khả năng thay thế cho
nhau trên cũng một vị trí của chuỗi lời nói
(3) Quan hệ tôn ty
Còn gọi là quan hệ “bao hàm và nằm trong”, quan hệ cấp độ
Là quan hệ giữa các yếu tố không cùng cấp độ
A.3.4. Các cấp độ của ngôn ngữ
Bốn cấp độ (đơn vị) cơ bản
Âm vị: Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt nghĩa
Hình vị: Đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất…, có chức năng mang nghĩa và cấu tạo từ
Từ: Đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập để tạo câu; có chức
năng định danh và chức năng cấu tạo câu
Câu: Đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của ngôn ngữ; có chức năng thông báo
(Các đơn vị khác nhau không phải ở quy mô mà ở chất lượng - giá trị/chức năng
của nó)
A.3.5. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói
(1) Ngôn ngữ (langue)
Hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho giao tiếp của con người và được
phản ánh trong ý thức của tập thể…
Đặc trưng
oBao gồm các đơn vị, các quan hệ ngôn ngữ
oLà ngôn ngữ ở dạng tiềm năng
oCó tính trừu tượng
oCó tính chung
oCó tính xã hội
oCó tính bất biến
(2) Lời nói (parole):
Kết quả của việc vận dụng các phương tiện khác nhau của ngôn ngữ để truyền
đạt thông tin, kêu gọi người nghe có hành động tương ứng
Đặc trưng
oSản phẩm của việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp
oLà dạng hiện thực hoá của ngôn ngữ
oCó tính cụ thể
oCó tính riêng
oCó tính cá nhân
oCó tính khả biến
F. de Sausure: Ngôn ngữ “là bộ phận xã hội của hoạt động ngôn ngữ, tồn tại ở bên ngoài cá
nhân”, là một “sản phẩm xã hội lưu trữ trong óc mỗi người”, “ngôn ngữ tồn tại trong tập
thể dưới dạng thức một tổng thể những dấu vết đọng lại trong mỗi bộ óc”… “Ngược lại,
lời nói là một hành động cá nhân”, “nó là tổng thể những điều mà người ta nói… Tách
ngôn ngữ và lời nói là “đồng thời tách luôn: 1. Cái gì có tính cất xã hội với cái gì có tính
chất cá nhân; 2. Cái gì có tính chất cốt yếu với cái gì có tính chất và ít nhiều ngẫu nhiên”
Ngôn ngữ là một hệ thống – cấu trúc? – Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị
trừu tượng (…………), với chằng chịt các mối quan hệ nội tại (………) tạo nên một cấu
trúc nội tại chặt chẽ, mang tính trừu tượng và khái quát. Trong ngôn ngữ, “giá trị của bất
cứ một yếu tố nào cũng đều do những yếu tố xung quanh quy định” (F. de Saussure)
Câu hỏi
(1) Thế nào là một hệ thống? Trình bày tính hệ thống của ngôn ngữ.
(2) Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống – cấu trúc?
(3) Thế nào là quan hệ ngữ đoạn (hay quan hệ hình tuyến/quan hệ ngang/quan h kếếtệ
h p)? Phân tích m t sốế ví d đ minh ho .ợ ộ ụ ể ạ
(4) Thế nào là quan hệ đối vị (hay quan hệ hệ hình/ quan hệ dọc/ quan hệ thay thế/quan
hệ liên tưởng)? Phân tích một số ví dụ để minh họa.
(5) Giải thích nhận định của F. de Saussure: “Ngôn ngữ là một hình thức chứ không
phải chất liệu”.
(6) Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
…..
PHẦN B
NGỮ ÂM HỌC VÀ HÌNH THÁI HỌC
- Ngữ âm học: Bản chất âm thanh ngôn ngữ, Các đơn vị ngữ âm – âm vị học.
- Hình thái học: Hình vị, Cấu tạo từ, Ý nghĩa NP, Phương thức NP, Phạm trù NP, Phạm trù từ vựng-NP.
B1. NGỮ ÂM HỌC
B1.1. Bản chất cấu tạo của âm thanh ngôn ngữ
vật lý: Sóng âm
Bản chất sinh lý: Do cơ quan phát âm của con người tạo ra
xã hội: Có chức năng khu biệt/biểu hiện ý nghĩa
B1.2. Cơ sở ngữ âm (cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội)
Các đặc trưng vật lý
oCao độ
Cường độ
oTrường độ
oÂm sắc
Các đặc trưng cấu âm
oPhương thức phát âm
oVị trí cấu âm
Chức năng ngữ nghĩa
oKhu biệt nghĩa (âm vị)
oBiểu hiện nghĩa
Phân biệt ngữ âm học và âm vị học
Ngữ âm học: Nghiên cứu mặt tự nhiên của âm thanh ngôn ngữ
Âm vị học: Nghiên cứu mặt xã hội của âm thanh ngôn ngữ
B1.3. Đơn vị ngữ âm
Âm tiết: Đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất
Âm tố: Đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất
Âm vị: Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt nghĩa. Là tổng thể
các nét khu biệt được thực hiện đồng thời.
B1.4. Nguyên âm và phụ âm, các hiện tượng ngôn điệu
Nguyên âm
Luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản trở ở vị trí nào (luồng
hơi tự do)
Do thanh cấu tạo nên (tiếng thanh)
Cách miêu tả: Dựa vào 3 tiêu chí cơ bản
oVị trí của lư}i (hàng trước, hàng giữa, hàng sau)
oĐô ~
mở của miê ~
ng (h•p, vừa, rô~
ng)
oHình dáng của môi (tròn môi, không tròn môi)
oVà các tiêu chí khác như trường đô ~, đơn/đôi…
Phụ âm
oLuồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm bị cản trở ở một vị trí nào đó
(luồng hơi không tự do)
oBị cản trở hoàn toàn: âm tắc
oCó khe hở cho hơi luồn qua: âm xát
Chủ yếu là tiếng đô ~ng
oCách miêu tả: Dựa vào 2 tiêu chí cơ bản
oPhương thức cấu âm: 3 phương thức cơ bản: tắc, xát, rung
Âm tắc: [b, m, p…]
Âm xát: [v, f, s…]
Âm rung: [r]
oVị trí cấu âm: âm môi, âm răng, âm lợi, âm quă ~
t lư}i, âm ngạc, âm mạc…
Các hiện tượng ngôn điệu
oThanh điệu: Sự thay đổi cao độ của giọng nói trong mô t âm tiết, có tác dụng khu biệt các từ/từ tố có
nghĩa khác nhau (Gắn với ngôn ngữ âm tiết tính. Có trong các ngôn ngữ phương Đông)
oTrọng âm: Biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ,
câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học khác cùng cấp độ
oNgữ điệu: Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay
một từ
B1.5. Âm vị và biến thể
Âm vị: Đơn vị của ngôn ngữ.
Biến thể của âm vị: Âm tố - Đơn vị của lời nói
Các loại biến thể
oMôi hoá oNgạc hoá oNgắn…
Câu hỏi: Phân biệt âm vị và âm tố. Cho ví dụ minh hoạ
Âm vị Âm tố
Đơn vị nhỏ nhất của ngôn
ngữ
Đơn vị nhỏ nhất của lời nói
Gồm các nét thuộc tính ngữ
âm có chức năng khu biệt
nghĩa
Gồm các nét thuộc tính ngữ
âm
Có tính xã hội
Có tính tự nhiên (vật lý và
sinh lý), cá nhân
Có tính trừu tượng, chung Có tính cụ thể, riêng
Có tính hằng thể (thuộc ngôn
ngữ)
Có tính biến thể (là sự thể
hiện trong lời nói của âm vi)
Kí hiệu / / Kí hiệu [ ]
B2. HÌNH THÁI HỌC
B2.1. Hình vị
Khái niệm: Là đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt
nghĩa và chức năng cấu tạo từ.
Bản chất: Đơn vị hai mặt nhỏi nhất, mang nghĩa, dùng để cấu tạo từ
Phân loại: 3 loại
oCăn tố (chính tố): Có ý nghĩa từ vựng
oPhụ tố: Có ý nghĩa ngữ pháp
Biến tố
Phụ tố cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố, trung tố)
oBán phụ tố
Ví dụ: teach/er/s, re/play, break/fast, boy/fiend, học/giả, tác /giả…
Cách xác định: Đối lập các từ có cùng dạng thức, xác định các bộ phận giống nhau về hình thức và ý
nghĩa…
B2.2. Cấu tạo từ và cấu tạo dạng thức
Cấu tạo từ: Sử dụng các phương thức cấu tạo và các căn tố và/hoặc các phụ tố cấu tạo từ để cấu tạo
từ.
Các loại từ phân chia theo cách cấu tạo
oTừ đơn: 1 căn tố (boy, áo, quần)
oTừ ghép: căn tố + căn tố (boyfriend, áo quần)
oTừ phái sinh: căn tố + phụ tố cấu tạo từ (teacher, cooker)
oTừ láy: căn tố + yếu tố láy (đẹp đẽ)
Cấu tạo dạng thức: Sử dụng các biến tố để cấu tạo từ theo các dạng thức ngữ pháp khác nhau (boy,
boys, boy’s, boys’)
B2.3. Ý nghĩa ngữ pháp
oÝ nghĩa ngữ pháp là gì?
- Là ý nghĩa chung cho hàng loạt từ
oCác loại ý nghĩa NP
oÝ nghĩa tự thân: Thành phần khái quát trong cấu trúc nghĩa của từ (2 loại: Ý nghĩa thường trực, Ý
nghĩa không thường trực)
oÝ nghĩa do quan hệ: Ý nghĩa do kết hợp với các từ khác trong ngữ lưu (Không thường trực)
B2.4. Phương thức ngữ pháp
PTNP là gì? – Là các biện pháp hình thức chung nhất biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp
Các PTNP phổ biến
oCác PT tổng hợp tính
Phụ tố Biến đổi chính tố Thay chính tố Trọng âm
oCác PT phân tích tính
Hư từ Trật tự từ Láy Ngữ điệu
B2.5. Phạm trù ngữ pháp
Phạm trù ngữ pháp là gì? – Là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể
hiện ở những dạng thức đối lập nhau
Các phạm trù ngữ pháp phổ biến
oGiống oSố oCách oNgôi oThời oThể oThức oDạng
B2.6. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp
Phạm trù TV-NP là gì? - Tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm NP.
Các phạm trù TV-NP
Thực từ
oDanh từ oĐộng từ oTính từ oSố từ oĐại từ
Hư từ
oPhụ từ oQuan hệ từ (liên từ, giới từ) oTình thái từ oThán từ
----------
PHẦN C
CÚ PHÁP HỌC, NGỮ NGHĨA HỌC VÀ VĂN BẢN HỌC
Cú pháp: Khái niệm, Các quan hệ cú pháp, Các đơn vị cú pháp
Ngữ nghĩa, ngữ dụng: Nghĩa từ vựng, Nghĩa ngữ pháp; Khái niệm ngữ dụng, Lý thuyết hành
động ngôn từ, Phân loại câu theo mục đích nói năng
Văn bản: Khái niệm, Cấu trúc văn bản, Các nguyên tắc tạo lập và tiếp nhận văn bản.
C1. CÚ PHÁP
C1.1. Cú pháp? – Bộ phận của ngữ pháp học, nghiên cứu mối quan hệ giữa từ với từ trong ngữ đoạn
C1.2. Các quan hệ cú pháp
Quan hệ đẳng lập Quan hệ chính phụ Quan hệ C – V
C1.3. Các đơn vị cú pháp (hình vị, từ, cụm từ, câu)
(1) Cụm từ
Cụm từ cố định (ngữ cố định): thành ngữ, quán ngữ
Cụm từ tự do
oCụm đẳng lập
oCụm chính phụ
Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ
oCụm chủ - vị
(2) Câu
Các thành phần câu
Thành phần chính (nòng cốt)
oCN oVN
Thành phần phụ
oTP phụ của câu
Trạng ngữ: Hôm nay tôi đi học.
Đề ngữ: Tiền, tôi không thích.
TP phụ giải thích: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích.
TP phụ tình thái: Chiếc xe này đẹp thật.
TP phụ chuyển tiếp: Như trên đã nói, (C-V)
oTP phụ trong câu
Định ngữ: Tôi thích đọc sách.
Bổ ngữ: Đây là sách tham khảo.
Các kiểu câu xét về cấu tạo
Hai hướng phân loại
(i) 3 loại: Câu đơn, Câu phức, Câu ghép (dựa vào số lượng cụm C-V và quan hệ lồng nhau giữa các
cụm C-V)
(ii) 2 loại: Câu đơn, Câu ghép (dựa vào số lượng cụm C-V làm nòng cốt câu; câu phức chính là câu
đơn phức hoá thành phần)
Ví dụ
Bộ phim này // nội dung rất hấp dẫn. (phức hoá vị ngữ)
Chuột chạy // làm vỡ đèn. (phức hoá chủ ngữ)
Phân loại câu đơn và câu ghép
Câu đơn
oCâu đơn đặc biệt (một thành phần)
Câu đơn đặc biệt danh từ: Bom! Xe kìa!
nên/nhưng Câu đơn đặc biệt vị từ: Cháy! Ngoài đường rất đông người. Mưa rồi.
oCâu đơn hai thành phần
oCâu tỉnh lược: (Hôm nay ai trực nhật?) – Em.
Câu ghép
oCâu ghép chuỗi: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
oCâu ghép đẳng lập: Đời cha ăn mặn mà/và/nhưng đời con khát nước.
oCâu ghép chính phụ: Vì/tuy đời cha ăn mặn nên/nhưng đời con khát nước.
oCâu ghép qua lại Đời cha vừa mới/càng ăn mặn, đời con đã/càng khát nước.
PHẦN D
Các phương thức ngữ pháp và loại hình ngôn ngữ
Các loại hình ngôn ngữ
Những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập
D1. CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP VÀ LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
2 loại hình theo phương thức ngữ pháp
Ngôn ngữ phân tích tính:
oMối quan hệ giữa các từ trong cụm từ và trong câu được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ (ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt tách rời bởi các từ khác nhau)
oSử dụng chủ yếu các phương thức ngữ pháp phân tích tính (bên ngoài từ)
Trật tự từ Hư từ Lặp Ngữ điệu
Ngôn ngữ tổng hợp tính:
oMối quan hệ giữa các từ trong câu được biểu hiện bằng các dạng thức của từ (ý nghĩa từ vựng và ý
nghĩa ngữ pháp cùng được diễn đạt một cách tổng hợp trong cùng một từ)
oSử dụng chủ yếu các phương thức ngữ pháp tổng hợp tính (bên trong từ)
Phụ tố Biến đổi chính tố Thay chính tố Trọng âm
Câu hỏi: Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ phân tích tính? Tại sao?
D2. CÁC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
(theo đặc điểm cấu trúc)
2 nhóm lớn Đơn lập Không đơn lập
4 loại chính
Loại hình ngôn ngữ khuất chiết (hay hoà kết, hình thức, hữu cơ, chuyển dạng)
Loại hình ngôn ngữ chắp dính (hay niêm kết)
Loại hình ngôn ngữ đơn lập
Loại hình ngôn ngữ lập khuôn (hỗn nhập, đa tổng hợp)
(1) Loại hình ngôn ngữ khuất chiết: Như tiếng Nga, Anh, Hy Lạp, Ả Rập …
Đặc điểm
Có biến hình từ
(Nhờ đó) Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong từ
Có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố (biến tố, bộ phận khuất chiết). Căn tố thể hiện ý nghĩa từ
vựng, phụ tố thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Phụ tố tạo thành hệ thống. Mỗi biến tố đối lập với tất cả các biến tố còn lại.
Căn tố và phụ tố kết hợp chặt chẽ với nhau, hoà thành một khối. Đường ranh giới không rõ nét
Không có sự tương ứng đơn giản 1-1 giữa phụ tố với ý nghĩa của chúng (mỗi hình vị phụ tố có thể có
đồng thời bài ba ý nghĩa ngữ pháp)
Ví dụ:
Tiếng Anh: Book/books, Read/reading
Tiếng Nga: sự biến đổi về giống, số, cách… của danh từ, động từ, tính từ…
Các tiểu loại
Tổng hợp tính
Phân tích tính
(2) Loại hình ngôn ngữ chắp dính: Như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ugo…
Đặc điểm
Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong từ (như các ngôn ngữ khuất chiết)
Có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố (giống ngôn ngữ khuất chiết)
Căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ
Phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố
Mỗi phụ tố thường chuyên diễn đạt một ý nghĩa nhất định
Ví dụ: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
adam (người đàn ông)
adamlar (những người đàn ông)
kadin (người đàn bà)
kadinlar (những người đàn bà)
col (tay)
coldor (những bàn tay)
coldorgo (cho những bàn tay)/coldorumgo (cho những bàn tay của tôi)
(3) Loại hình ngôn ngữ đơn lập: Như tiếng Hán, Việt…
Đặc điểm
Quan hệ ngữ pháp chỉ được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ và/hoặc các hư từ
Không có hiện tượng biến hình từ
Đơn vị cơ bản thường là hình tiết (có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết và hình vị, có thể dùng như hình vị
và như từ)
Các tiểu loại
Ngôn ngữ không có cấu tạo từ, chỉ có căn tố (Hán cổ)
Ngôn ngữ có cấu tạo từ, có thân từ (In -đô -nê -xi -a)
(4) Loại hình ngôn ngữ lập khuôn : Như ngôn ngữ các thổ dân da đỏ ở châu Mỹ
Đặc điểm
Có những đơn vị nửa từ nửa câu, được xây dựng trên một dạng động từ bao gồm cả bổ ngữ, trạng
ngữ, chủ ngữ
Chắp nối hình vị với hình vị (giống chắp dính)
Có hiện tượng biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị khi hình vị kết hợp với nhau
Ví dụ: Tiếng Tschinuk ở Bắc Mỹ
Từ Inialudam (có nghĩa: Tôi đã đến để cho cô cái này)
| 1/16

Preview text:

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Biên soạn: PGS.TS Trần Văn Sáng
Bản chất của ngôn ngữ Chức năng của ngôn ngữ
Cấu trúc ngôn ngữ Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
A.1. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ -
Bản chất xã hội: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt -
Bản chất tín hiệu: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
A.1.1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
(1) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội? 
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. 
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên: Không chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên
mà chịu sự chi phối của con người và xã hội. 
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân: Tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của
mình mà không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của riêng một cá nhân nào. 
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật vì không mang tính di truyền.
(2) Các khía cạnh bản chất xã hội của ngôn ngữ 
Ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội 
Ngôn ngữ phục vụ xã hội (với tư cách là phương tiện giao tiếp...) 
Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của XH.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? Thế nào là một hiện tượng xã hội?
Hiện tượng xã hội bao gồm: -
Các hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng (gồm các hình thái ý thức xã hội như chính trị,
pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo,...; -
Các thiết chế xã hội đi liền như Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát, trường học, các cơ quan,
tổ chức, nhà thờ...) và hạ tầng cơ sở (gồm các quan hệ sản xuất, như quan hệ chủ nô-nô lệ thời
chiếm hữu nô lệ, quan hệ địa chủ-nông dân thời phong kiến v.v…)
Quy luật chung của các hiện tượng xã hội -
Hạ tầng cơ sở quyết định kiến trúc thường tầng (KTTT chịu sự quy định của HTCS). -
Các hiện tượng thuộc KTTT đều có tính giai cấp. -
Mỗi hiện tượng thuộc KTTT có một phạm vi tác động riêng.
Ví dụ: Tòa án tác động chủ yếu trên lĩnh vực pháp luật; Trường học tác động đến giáo dục v.v…
Đặc trưng của ngôn ngữ:
Khác với các hiện tượng XH khác, ngôn ngữ không thuộc HTCS cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng. Cụ thể: -
Ngôn ngữ không chịu sự quy định của HTCS, không bị thay thế khi có sự thay thế hạ tầng cơ sở.
Ví dụ: Sau Cách mạng Tháng Tám, chế độ phong kiến sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của triều đình
phong kiến, luật pháp phong kiến, nền giáo dục phong kiến v.v…, nhưng tiếng Việt không bị sụp đổ,
không bị thay thế bởi thứ tiếng khác… -
Ngôn ngữ không có tính giai cấp: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp toàn xã hội, không
thuộc về một giai cấp nhất định nào -
Ngôn ngữ phục vụ xã hội trên mọi lĩnh vực (ngôn ngữ là PT giao tiếp toàn xã hội)
Lưu ý: Ngôn ngữ không có tính giai cấp nhưng giai cấp nào cũng sử dụng ngôn ngữ làm công cụ của đấu tranh giai cấp. Câu hỏi
(1) Trình bày bản chất xã hội của ngôn ngữ.
(2) Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
A.1.2. Bản chất tín hiệu (ký hiệu) của ngôn ngữ (1) Tín hiệu là gì? -
Theo P. Guiraud, tín hiệu là một kích thích vật chất mà khi tác động đến cơ thể chúng ta
thì tạo ra hình ảnh về một kích thích vật chất khác...
Ví dụ: Tín hiệu đèn đường giao thông, tín hiệu mây đen (báo cơn mưa)... -
Có thể hiểu, tín hiệu là hình thức vật chất (cái biểu hiện - CBH) mang nội dung tinh thần
(cái được biểu hiện - CĐBH) Công thức CBH Hình thức vật chất
Tín hiệu: ----------- ------------------------- CĐBH Nội dung tinh thần
(2) Các điều kiện tín hiệu học
Một hình thức vật chất muốn trở thành tín hiệu phải có những điều kiện cơ bản sau
1. Phải có hình thức vật chất làm CBH
2. Phải có nội dung tinh thần làm CĐBH (phải có nghĩa)
3. Phải có chủ thể lý giải
4. Phải thuộc một hệ thống nhất định
3 đặc điểm đầu có ở mọi loại tín hiệu.
(3) Các khía cạnh bản chất tín hiệu của ngôn ngữ (các điều kiện tín hiệu học của ngôn ngữ)
Ngôn ngữ đảm bảo các điều kiện tín hiệu học, thể hiện qua những đặc điểm sau
1. Ngôn ngữ có tính vật chất: Ngôn ngữ có hình thức âm thanh ngôn ngữ làm CBH
2. Ngôn ngữ có tính hai mặt: Ngôn ngữ có ý nghĩa làm CĐBH. Ý nghĩa ngôn ngữ và âm thanh ngôn
ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một tờ giấy
3. Ngôn ngữ có tính võ đoán: Quan hệ giữa CBH và CĐBH của tín hiệu ngôn ngữ là quan hệ không
có lí do. Âm thanh và ý nghĩa ngôn ngữ là do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ (cũng là người lí giải) quy ước
4. Ngôn ngữ có tính hệ thống: Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố có giá trị khu biệt. Giá
trị của các yếu tố ngôn ngữ là do hệ thống ngôn ngữ quy định
5. Ngôn ngữ có giá trị khu biệt Câu hỏi
(1) Tín hiệu (ký hiệu) là gì?
(2) Trình bày bản chất ký hiệu của ngôn ngữ.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
A.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ là một hiện tượng đa chức năng Hai chức năng cơ bản
- Chức năng giao tiếp: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người
- Chức năng tư duy: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng
A.2.1. Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ (1) Giao tiếp là gì?
- Quá trình tiếp xúc nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với nhau thông qua một hệ
thống phương tiện giao tiếp nào đó.
(2) Các nhân tố của hoạt động giao tiếp Thông điệp
Nhân vật giao tiếp (người phát và người nhận thông điệp)
Hiện thực được nói tới Hoàn cảnh giao tiếp
Phương tiện (mã) giao tiếp Kênh giao tiếp Nhiễu...
(3) Phương tiện giao tiếp?
Hệ thống tín hiệu được dùng làm mã GT Gồm
–Phương tiện ngôn ngữ (PT trọng yếu)
–Phương tiện phi ngôn ngữ (PT bổ sung cho ngôn ngữ)
* Quá trình GT là quá trình “lập mã” (của người phát) và “giải mã”(của người nhận)
(4) Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện (PT) giao tiếp trọng yếu nhất của con người?(Tính ưu việt của ngôn ngữ) - Ngôn ngữ có khả năng 
Diễn đạt phong phú, hầu như vô tận mọi lĩnh vực của đời sống.  Diễn đạt nội tâm. 
Truyền đạt một cách rõ ràng, chính xác tư tưởng, tình cảm của con người. 
Giải thích chính nó (chức năng “siêu ngôn ngữ”) và giải thích các PT khác. 
Dễ hiểu, dễ sử dụng, quen thuộc, thông dụng nhất đối với mọi người. 
Các PT phi ngôn ngữ chỉ là PT bổ sung cho ngôn ngữ Câu hỏi
(1) Con người có những loại phương tiện giao tiếp nào? Kể tên một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
(2) Trình bày chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
(3) Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người?
A.2.2. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
(1) Tư duy là gì? Có 2 cách hiểu
1/ Tư duy: Quá trình hình thành tư tưởng (= quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinhđộng đến tư duy trừu tượng...”)
2/ Tư duy: Sản phẩm của quá trình hình thành tư tưởng (TD = tư tưởng, gồm kháiniệm, phán đoán, suy lý)
(2) Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duy
Thể hiện trên 2 khía cạnh của tư duy
1/ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng (Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2
thay thế cho hệ thống tín hiệu thứ nhất, tác động vào cơ thể chúng ta, hình thành nên các biểu tượng
để từ đó làm cơ sở cho việc tư duy trừu tượng...)
2/ Ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng (Ngôn ngữ là “vỏ vật chất” của tư tưởng, là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”)
–Từ diễn đạt khái niệm
–Câu diễn đạt phán đoán
– Đoạn văn/Văn bản diễn đạt suy lý
Có thể nói, ngôn ngữ là công cụ của tư duy trừu tượng, các tác dụng diễn đạt tư duy, qua đó thúc đẩy tư duy phát triển.
(2) Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất với tư duy
–Thống nhất: Các đơn vị ngôn ngữ diễn đạt các đơn vị của tư duy (từ diễn đạt khái niệm, câu diễn đạt
phán đoán, đoạn diễn đạt suy lý…)
–Không đồng nhất: Không giống nhau về mặt:
a) thể chất, b) đơn vị cấu trúc,c) chức năng, d) tiêu chuẩn đánh giá Cụ thể Ngôn ngữ Tư duy Về thể chất Có tính vật chất. Có tính tinh thần. Từ Câu Khái niệm Phán đoán
Về các đơn vị cấu trúc Đoạn văn bản Suy lý
Có chức năng giao tiếp và làm
công cụ của tư duy (phản ánh Có chức năng nhận thức Về chức năng
nhận thức của con người về hiện (phản ánh hiện thực). thực). Đúng hay sai so với hiện
Về tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả hay 0 hiệu quả về GT. thực. Câu hỏi
(1) Trình bày chức năng tư duy của ngôn ngữ.
(2) Giải thích câu nói của Mác: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. A.3. CẤU TRÚC NGÔN NGỮ
A.3.1. Khái niệm hệ thống – cấu trúc (1) Hệ thống?
Chỉnh thể bao gồm các yếu tố có mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau; giá trị củacác yếu tố do mối quan
hệ, liên hệ trong hệ thống quy định… (Sinh con rồimới sinh cha/Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông)
 Các nhân tố của hệ thống - Yếu tố - Quan hệ - Cấu trúc - Chức năng - Giá trị
(2) Cấu trúc (kết cấu)?
– Mạng lưới các mối quan hệ, liên hệ trong hệ thống; có tính trừu tượng
(3) Hệ thống – cấu trúc?
Khác hệ thống thực thể (hệ thống có tính cụ thể, riêng biệt như một con người, mộtchiếc xe, một cỗ máy…)
Là hệ thống trong tính trừu tượng, với các mối quan hệ, liên hệ giữa các yếu tố cũng mang tính trừu
tượng (như hệ thống kết cấu của một ngôi nhà ở dạng bản vẽ thiết kế…)
A.3.2. Ngôn ngữ nội tại và ngôn ngữ ngoại tại
Ngôn ngữ nội tại: Ngôn ngữ như một hệ thống – cấu trúc, với các mối quan hệ nội tại của hệ thống;
giá trị của các yếu tố ngôn ngữ do các mối quan hệ nội tại quy định (quan hệ ngang, quan hệ dọc…)
F. de Saussure: “Ngôn ngữ là một hình thức chứ không phải là chất liệu” “trong ngôn ngữ chỉ có sự
phân biệt mà thôi”… (nhấn mạnh mặt các quan hệ nội tại của ngôn ngữ, quan niệm ngôn ngữ là hệ
thống với các quan hệ thuần tuý, phi vật chất);
Ngôn ngữ ngoại tại: Ngôn ngữ như một hệ thống thực hiện chức năng, chủ yếu làgiao tiếp; giá trị
của mỗi yếu tố còn do mối quan hệ với các nhân tố của hoạt động giao tiếp (ngoài hệ thống ngôn ngữ)
quy định.(Vấn đề có tính phương pháp luận, liên quan đến hai khuynh hướng cơ bản của ngôn ngữ
học: khuynh hướng cấu trúc và khuynh hướng chức năng).
A.3.3. Các quan hệ ngôn ngữ
Các loại quan hệ cơ bản
- Quan hệ đồng nhất, đối lập và khác biệt - Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị
- Quan hệ tôn ty và trật tự - Quan hệ giữa các bình diện trừu tượng và cụ thể
Quan hệ giữa các bình diện thể chất-cấu trúc-chức năng ….
(1) Quan hệ đồng nhất, đối lập và khác biệt
Đồng nhất: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại (giống nhau trên một phương diện
nào đó (từ đồng nghĩa, câu đồng nghĩa…)
Đối lập: Quan hệ giữa các yếu tố trái ngược nhau trên cơ sở một sự đồng nhất
nào đó (từ trái nghĩa…)
Khác biệt: Quan hệ khác nhau biệt giữa các yếu tố không đồng nhất hay đối lập
với nhau (/a/ so với “đêm tối” chẳng hạn)
(2) Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ đối vị Còn gọi là
oQuan hệ ngang/quan hệ dọc
oQuan hệ hình tuyến/quan hệ trực tuyến
oQuan hệ kết hợp/quan hệ lựa chọn
oQuan hệ ngữ đoạn/quan hệ liên tưởng
oQuan hệ ngữ đoạn/quan hệ hệ hình
oQuan hệ hiện diện/quan hệ phiến diện 
Quan hệ ngữ đoạn: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại có khả năng kết hợp với
nhau trên chuỗi lời nói (ngữ lưu) 
Quan hệ đối vị: Quan hệ giữa các yếu tố đồng loại có khả năng thay thế cho
nhau trên cũng một vị trí của chuỗi lời nói (3) Quan hệ tôn ty
Còn gọi là quan hệ “bao hàm và nằm trong”, quan hệ cấp độ
Là quan hệ giữa các yếu tố không cùng cấp độ
A.3.4. Các cấp độ của ngôn ngữ
Bốn cấp độ (đơn vị) cơ bản
Âm vị: Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt nghĩa
Hình vị: Đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất…, có chức năng mang nghĩa và cấu tạo từ
Từ: Đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập để tạo câu; có chức
năng định danh và chức năng cấu tạo câu
Câu: Đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của ngôn ngữ; có chức năng thông báo
(Các đơn vị khác nhau không phải ở quy mô mà ở chất lượng - giá trị/chức năng của nó)
A.3.5. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói (1) Ngôn ngữ (langue)
Hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho giao tiếp của con người và được
phản ánh trong ý thức của tập thể… Đặc trưng
oBao gồm các đơn vị, các quan hệ ngôn ngữ
oLà ngôn ngữ ở dạng tiềm năng oCó tính trừu tượng oCó tính chung oCó tính xã hội oCó tính bất biến (2) Lời nói (parole):
Kết quả của việc vận dụng các phương tiện khác nhau của ngôn ngữ để truyền
đạt thông tin, kêu gọi người nghe có hành động tương ứng Đặc trưng
oSản phẩm của việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp
oLà dạng hiện thực hoá của ngôn ngữ oCó tính cụ thể oCó tính riêng oCó tính cá nhân oCó tính khả biến
F. de Sausure: Ngôn ngữ “là bộ phận xã hội của hoạt động ngôn ngữ, tồn tại ở bên ngoài cá
nhân”, là một “sản phẩm xã hội lưu trữ trong óc mỗi người”, “ngôn ngữ tồn tại trong tập
thể dưới dạng thức một tổng thể những dấu vết đọng lại trong mỗi bộ óc”… “Ngược lại,
lời nói là một hành động cá nhân”, “nó là tổng thể những điều mà người ta nói… Tách
ngôn ngữ và lời nói là “đồng thời tách luôn: 1. Cái gì có tính cất xã hội với cái gì có tính
chất cá nhân; 2. Cái gì có tính chất cốt yếu với cái gì có tính chất và ít nhiều ngẫu nhiên”
Ngôn ngữ là một hệ thống – cấu trúc? – Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị
trừu tượng (…………), với chằng chịt các mối quan hệ nội tại (………) tạo nên một cấu
trúc nội tại chặt chẽ, mang tính trừu tượng và khái quát. Trong ngôn ngữ, “giá trị của bất
cứ một yếu tố nào cũng đều do những yếu tố xung quanh quy định” (F. de Saussure) Câu hỏi
(1) Thế nào là một hệ thống? Trình bày tính hệ thống của ngôn ngữ.
(2) Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống – cấu trúc?
(3) Thế nào là quan hệ ngữ đoạn (hay quan hệ hình tuyến/quan hệ ngang/quan h kếếtệ
h p)? Phân tích m t sốế ví d đ minh ho .ợ ộ ụ ể ạ
(4) Thế nào là quan hệ đối vị (hay quan hệ hệ hình/ quan hệ dọc/ quan hệ thay thế/quan
hệ liên tưởng)? Phân tích một số ví dụ để minh họa.
(5) Giải thích nhận định của F. de Saussure: “Ngôn ngữ là một hình thức chứ không phải chất liệu”.
(6) Phân biệt ngôn ngữ và lời nói ….. PHẦN B
NGỮ ÂM HỌC VÀ HÌNH THÁI HỌC
- Ngữ âm học: Bản chất âm thanh ngôn ngữ, Các đơn vị ngữ âm – âm vị học.
- Hình thái học: Hình vị, Cấu tạo từ, Ý nghĩa NP, Phương thức NP, Phạm trù NP, Phạm trù từ vựng-NP. B1. NGỮ ÂM HỌC
B1.1. Bản chất cấu tạo của âm thanh ngôn ngữ vật lý: Sóng âm
Bản chất sinh lý: Do cơ quan phát âm của con người tạo ra
xã hội: Có chức năng khu biệt/biểu hiện ý nghĩa
B1.2. Cơ sở ngữ âm (cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội)
Các đặc trưng vật lý oCao độ Cường độ oTrường độ oÂm sắc
Các đặc trưng cấu âm oPhương thức phát âm oVị trí cấu âm Chức năng ngữ nghĩa oKhu biệt nghĩa (âm vị) oBiểu hiện nghĩa
Phân biệt ngữ âm học và âm vị học
Ngữ âm học: Nghiên cứu mặt tự nhiên của âm thanh ngôn ngữ
Âm vị học: Nghiên cứu mặt xã hội của âm thanh ngôn ngữ B1.3. Đơn vị ngữ âm
Âm tiết: Đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất
Âm tố: Đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất
Âm vị: Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt nghĩa. Là tổng thể
các nét khu biệt được thực hiện đồng thời.
B1.4. Nguyên âm và phụ âm, các hiện tượng ngôn điệu Nguyên âm
Luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản trở ở vị trí nào (luồng hơi tự do)
Do thanh cấu tạo nên (tiếng thanh)
Cách miêu tả: Dựa vào 3 tiêu chí cơ bản
oVị trí của lư}i (hàng trước, hàng giữa, hàng sau) oĐô ~ mở của miê ~ ng (h•p, vừa, rô~ ng)
oHình dáng của môi (tròn môi, không tròn môi)
oVà các tiêu chí khác như trường đô ~, đơn/đôi… Phụ âm
oLuồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm bị cản trở ở một vị trí nào đó (luồng hơi không tự do)
oBị cản trở hoàn toàn: âm tắc
oCó khe hở cho hơi luồn qua: âm xát
Chủ yếu là tiếng đô ~ng
oCách miêu tả: Dựa vào 2 tiêu chí cơ bản
oPhương thức cấu âm: 3 phương thức cơ bản: tắc, xát, rung Âm tắc: [b, m, p…] Âm xát: [v, f, s…] Âm rung: [r]
oVị trí cấu âm: âm môi, âm răng, âm lợi, âm quă ~
t lư}i, âm ngạc, âm mạc…
Các hiện tượng ngôn điệu
oThanh điệu: Sự thay đổi cao độ của giọng nói trong mô t âm tiết, có tác dụng khu biệt các từ/từ tố có
nghĩa khác nhau (Gắn với ngôn ngữ âm tiết tính. Có trong các ngôn ngữ phương Đông)
oTrọng âm: Biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ,
câu) để phân biệt với những đơn vị ngôn ngữ học khác cùng cấp độ
oNgữ điệu: Sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ
B1.5. Âm vị và biến thể
Âm vị: Đơn vị của ngôn ngữ.
Biến thể của âm vị: Âm tố - Đơn vị của lời nói Các loại biến thể
oMôi hoá oNgạc hoá oNgắn…
Câu hỏi: Phân biệt âm vị và âm tố. Cho ví dụ minh hoạ Âm vị Âm tố
Đơn vị nhỏ nhất của ngôn
Đơn vị nhỏ nhất của lời nói ngữ
Gồm các nét thuộc tính ngữ
Gồm các nét thuộc tính ngữ
âm có chức năng khu biệt âm nghĩa
Có tính tự nhiên (vật lý và Có tính xã hội sinh lý), cá nhân
Có tính trừu tượng, chung Có tính cụ thể, riêng
Có tính hằng thể (thuộc ngôn Có tính biến thể (là sự thể ngữ)
hiện trong lời nói của âm vi) Kí hiệu / / Kí hiệu [ ] B2. HÌNH THÁI HỌC B2.1. Hình vị
Khái niệm: Là đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ, có chức năng khu biệt
nghĩa và chức năng cấu tạo từ.
Bản chất: Đơn vị hai mặt nhỏi nhất, mang nghĩa, dùng để cấu tạo từ Phân loại: 3 loại
oCăn tố (chính tố): Có ý nghĩa từ vựng
oPhụ tố: Có ý nghĩa ngữ pháp Biến tố
Phụ tố cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố, trung tố) oBán phụ tố
Ví dụ: teach/er/s, re/play, break/fast, boy/fiend, học/giả, tác /giả…
Cách xác định: Đối lập các từ có cùng dạng thức, xác định các bộ phận giống nhau về hình thức và ý nghĩa…
B2.2. Cấu tạo từ và cấu tạo dạng thức
Cấu tạo từ: Sử dụng các phương thức cấu tạo và các căn tố và/hoặc các phụ tố cấu tạo từ để cấu tạo từ.
Các loại từ phân chia theo cách cấu tạo
oTừ đơn: 1 căn tố (boy, áo, quần)
oTừ ghép: căn tố + căn tố (boyfriend, áo quần)
oTừ phái sinh: căn tố + phụ tố cấu tạo từ (teacher, cooker)
oTừ láy: căn tố + yếu tố láy (đẹp đẽ)
Cấu tạo dạng thức: Sử dụng các biến tố để cấu tạo từ theo các dạng thức ngữ pháp khác nhau (boy, boys, boy’s, boys’) B2.3. Ý nghĩa ngữ pháp
oÝ nghĩa ngữ pháp là gì?
- Là ý nghĩa chung cho hàng loạt từ oCác loại ý nghĩa NP
oÝ nghĩa tự thân: Thành phần khái quát trong cấu trúc nghĩa của từ (2 loại: Ý nghĩa thường trực, Ý
nghĩa không thường trực)
oÝ nghĩa do quan hệ: Ý nghĩa do kết hợp với các từ khác trong ngữ lưu (Không thường trực)
B2.4. Phương thức ngữ pháp
PTNP là gì? – Là các biện pháp hình thức chung nhất biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp Các PTNP phổ biến oCác PT tổng hợp tính
Phụ tố Biến đổi chính tố Thay chính tố Trọng âm oCác PT phân tích tính
Hư từ Trật tự từ Láy Ngữ điệu B2.5. Phạm trù ngữ pháp
Phạm trù ngữ pháp là gì? – Là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể
hiện ở những dạng thức đối lập nhau
Các phạm trù ngữ pháp phổ biến
oGiống oSố oCách oNgôi oThời oThể oThức oDạng
B2.6. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp
Phạm trù TV-NP là gì? - Tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái quát và đặc điểm NP. Các phạm trù TV-NP Thực từ
oDanh từ oĐộng từ oTính từ oSố từ oĐại từ Hư từ
oPhụ từ oQuan hệ từ (liên từ, giới từ) oTình thái từ oThán từ ---------- PHẦN C
CÚ PHÁP HỌC, NGỮ NGHĨA HỌC VÀ VĂN BẢN HỌC
 Cú pháp: Khái niệm, Các quan hệ cú pháp, Các đơn vị cú pháp
 Ngữ nghĩa, ngữ dụng: Nghĩa từ vựng, Nghĩa ngữ pháp; Khái niệm ngữ dụng, Lý thuyết hành
động ngôn từ, Phân loại câu theo mục đích nói năng
Văn bản: Khái niệm, Cấu trúc văn bản, Các nguyên tắc tạo lập và tiếp nhận văn bản. C1. CÚ PHÁP
C1.1. Cú pháp? – Bộ phận của ngữ pháp học, nghiên cứu mối quan hệ giữa từ với từ trong ngữ đoạn C1.2. Các quan hệ cú pháp  
Quan hệ đẳng lập Quan hệ chính phụ Quan hệ C – V
C1.3. Các đơn vị cú pháp (hình vị, từ, cụm từ, câu) (1) Cụm từ
Cụm từ cố định (ngữ cố định): thành ngữ, quán ngữ Cụm từ tự do oCụm đẳng lập oCụm chính phụ
Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ oCụm chủ - vị (2) Câu Các thành phần câu
Thành phần chính (nòng cốt) oCN oVN Thành phần phụ oTP phụ của câu
Trạng ngữ: Hôm nay tôi đi học.
Đề ngữ: Tiền, tôi không thích.
TP phụ giải thích: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích.
TP phụ tình thái: Chiếc xe này đẹp thật.
TP phụ chuyển tiếp: Như trên đã nói, (C-V) oTP phụ trong câu
Định ngữ: Tôi thích đọc sách.
Bổ ngữ: Đây là sách tham khảo.
Các kiểu câu xét về cấu tạo Hai hướng phân loại
(i) 3 loại: Câu đơn, Câu phức, Câu ghép (dựa vào số lượng cụm C-V và quan hệ lồng nhau giữa các cụm C-V)
(ii) 2 loại: Câu đơn, Câu ghép (dựa vào số lượng cụm C-V làm nòng cốt câu; câu phức chính là câu
đơn phức hoá thành phần) Ví dụ
Bộ phim này // nội dung rất hấp dẫn. (phức hoá vị ngữ)
Chuột chạy // làm vỡ đèn. (phức hoá chủ ngữ)
Phân loại câu đơn và câu ghép Câu đơn
oCâu đơn đặc biệt (một thành phần)
Câu đơn đặc biệt danh từ: Bom! Xe kìa!
nên/nhưng Câu đơn đặc biệt vị từ: Cháy! Ngoài đường rất đông người. Mưa rồi. oCâu đơn hai thành phần
oCâu tỉnh lược: (Hôm nay ai trực nhật?) – Em. Câu ghép
oCâu ghép chuỗi: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
oCâu ghép đẳng lập: Đời cha ăn mặn mà/và/nhưng đời con khát nước.
oCâu ghép chính phụ: Vì/tuy đời cha ăn mặn nên/nhưng đời con khát nước.
oCâu ghép qua lại Đời cha vừa mới/càng ăn mặn, đời con đã/càng khát nước. PHẦN D
Các phương thức ngữ pháp và loại hình ngôn ngữ
Các loại hình ngôn ngữ
Những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập
D1. CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP VÀ LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
2 loại hình theo phương thức ngữ pháp
Ngôn ngữ phân tích tính:
oMối quan hệ giữa các từ trong cụm từ và trong câu được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ (ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được diễn đạt tách rời bởi các từ khác nhau)
oSử dụng chủ yếu các phương thức ngữ pháp phân tích tính (bên ngoài từ)
Trật tự từ Hư từ Lặp Ngữ điệu
Ngôn ngữ tổng hợp tính:
oMối quan hệ giữa các từ trong câu được biểu hiện bằng các dạng thức của từ (ý nghĩa từ vựng và ý
nghĩa ngữ pháp cùng được diễn đạt một cách tổng hợp trong cùng một từ)
oSử dụng chủ yếu các phương thức ngữ pháp tổng hợp tính (bên trong từ)
Phụ tố Biến đổi chính tố Thay chính tố Trọng âm
Câu hỏi: Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ phân tích tính? Tại sao?
D2. CÁC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
(theo đặc điểm cấu trúc)
2 nhóm lớn Đơn lập Không đơn lập 4 loại chính
Loại hình ngôn ngữ khuất chiết (hay hoà kết, hình thức, hữu cơ, chuyển dạng)
Loại hình ngôn ngữ chắp dính (hay niêm kết)
Loại hình ngôn ngữ đơn lập
Loại hình ngôn ngữ lập khuôn (hỗn nhập, đa tổng hợp)
(1) Loại hình ngôn ngữ khuất chiết: Như tiếng Nga, Anh, Hy Lạp, Ả Rập … Đặc điểm Có biến hình từ
(Nhờ đó) Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong từ
Có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố (biến tố, bộ phận khuất chiết). Căn tố thể hiện ý nghĩa từ
vựng, phụ tố thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Phụ tố tạo thành hệ thống. Mỗi biến tố đối lập với tất cả các biến tố còn lại.
Căn tố và phụ tố kết hợp chặt chẽ với nhau, hoà thành một khối. Đường ranh giới không rõ nét
Không có sự tương ứng đơn giản 1-1 giữa phụ tố với ý nghĩa của chúng (mỗi hình vị phụ tố có thể có
đồng thời bài ba ý nghĩa ngữ pháp) Ví dụ:
Tiếng Anh: Book/books, Read/reading
Tiếng Nga: sự biến đổi về giống, số, cách… của danh từ, động từ, tính từ… Các tiểu loại Tổng hợp tính Phân tích tính
(2) Loại hình ngôn ngữ chắp dính: Như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Ugo… Đặc điểm
Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong từ (như các ngôn ngữ khuất chiết)
Có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố (giống ngôn ngữ khuất chiết)
Căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ
Phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố
Mỗi phụ tố thường chuyên diễn đạt một ý nghĩa nhất định
Ví dụ: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ adam (người đàn ông)
adamlar (những người đàn ông) kadin (người đàn bà)
kadinlar (những người đàn bà) col (tay) coldor (những bàn tay)
coldorgo (cho những bàn tay)/coldorumgo (cho những bàn tay của tôi)
(3) Loại hình ngôn ngữ đơn lập: Như tiếng Hán, Việt… Đặc điểm
Quan hệ ngữ pháp chỉ được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ và/hoặc các hư từ
Không có hiện tượng biến hình từ
Đơn vị cơ bản thường là hình tiết (có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết và hình vị, có thể dùng như hình vị và như từ) Các tiểu loại
Ngôn ngữ không có cấu tạo từ, chỉ có căn tố (Hán cổ)
Ngôn ngữ có cấu tạo từ, có thân từ (In -đô -nê -xi -a)
(4) Loại hình ngôn ngữ lập khuôn : Như ngôn ngữ các thổ dân da đỏ ở châu Mỹ Đặc điểm
Có những đơn vị nửa từ nửa câu, được xây dựng trên một dạng động từ bao gồm cả bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ
Chắp nối hình vị với hình vị (giống chắp dính)
Có hiện tượng biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị khi hình vị kết hợp với nhau
Ví dụ: Tiếng Tschinuk ở Bắc Mỹ
Từ Inialudam (có nghĩa: Tôi đã đến để cho cô cái này)