-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển
Tài liệu ôn tập - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế quốc tế (CSPT) 22 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Tài liệu ôn tập - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển
Tài liệu ôn tập - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế quốc tế (CSPT) 22 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Lời mở đầu:
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò
quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm
đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có
vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FPI lại có tác động kích thích thịt
trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng
quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước
dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và
chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Việt Nam là một nước có được một sự ưu đãi đặc biệt từ phía các nhà
đầu tư nước ngoài. Những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang từng bước cải
thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn
sắp tới, là giai đoạn nước rút để Việt Nam hoàn thành kế hoạch, đến năm
2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, Việt Nam cần một lượng vốn lớn
dành cho phát triển, vừa để phục hồi kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng vừa
qua, vừa để dành cho những mục tiêu sắp tới. Do đó, nguồn vốn FPI đóng vai
trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vốn
FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Đề án này được đưa ra hằm đánh
giá thực trạng việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách phù
hợp, từ đó cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian tới. I.
Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài: 1.
Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu
tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư
chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu
tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio
Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp
xuyên biên giời. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài
nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các
hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước
ngoài, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành
chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành
chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư đầu tư nhưng không kèm theo cam kết
chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm
quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính. 2.
Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài: 2.1
Tính bất ổn định:
Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất lợi
tức cao mà không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất. Vì vậy, các
nhà đầu tư luôn có xu hướng thay đổi các chứng khoán hoặc tài sản mình
đang sở hữu, nhằm tìm kiếm mức lợi tức cao nhất họ có thể đạt được với độ
rủi ro thấp nhất. Việc này dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FPI. Sự bất
ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài
chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng
được phân bổ lại, dịch chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ
suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh,
những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và dễ xảy ra tình trạng mất ổn
định trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với những nước có thị trường tài chính
mới hình thành, còn non kém, chưa sẵn sàng với những biến đổi đột ngột và
bất ngờ như thị trường tài chính Việt Nam.
2.2. Tính dễ đảo ngược:
Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền
kinh tế và là hệ quả tất yếu của tính bất ổn định. Chỉ trong một thời gian
ngắn, luồng vốn FPI có thể chuyển sang một thị trường khác để lại hậu quả
khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế tài chính của
Châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo
ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện các
khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong bóng nhanh
chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn. 3.
Các tác động của FPI:
FPI có vai trò lớn trong nển kinh tế tòan cầu nói chung và đối với từng
nước nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với
nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư.
3.1. Những tác động tích cực:
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm
tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp
trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số
dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia tăng sẽ làm phát
sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong
nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu
tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình,
kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp
dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư
trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực
tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng,
hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát
triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị
trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối
và sôi động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ các định chế
và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty
tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư
vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm,
kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia
tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước
hết trên thị trường chứng khoán... Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp
góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính
nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu
tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân.
Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ
mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương
thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước.
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo
các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt
ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà
nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và
quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch
hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp
đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu
tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển
vọng, phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình
“chọn lọc nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp
này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh
nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại
định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ
thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân tỏng hệ thống
quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián
tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt
động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam
kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính,
nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của
mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu
quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói
riêng sẽ được cải thiện hơn.
3.2.Một số tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố
nước ngoài. Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật
chất (xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất), khó chuyển đổi hoặc thanh khoản, vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng
khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài
chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở
rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay
chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và
mục tiêu kinh doanh của mình. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một
cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính - tiền tẹ, thậm chí là khủng hoảng kinh
tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp
nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.
Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng
đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng
lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức
“vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi
phối và quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ quyền khác
của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh
nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các
hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.
Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình
trạng tội phạm kinh tế quốc tế. Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia
tăng cácnguy cơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi
phạm các quy định pháp lý của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất
màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài,
thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt
động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các
loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng
của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của
giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và
làm tăng tính dễ tổn thưởng của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn
làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các Chính phủ.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt
Nam còn đặt ra yêu cầu Chính phủ và các cơ quan Trung ương phải chủ động
đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo
nguyên tắc thị trường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy
định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ
khác của các định chế tài chính - tiền tệ quốc gia và địa phương. Tất cả
những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu quả
các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. 4. So sánh FPI và FDI:
Theo Luật đầu tư 2005, “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định”.
Từ đó, ta có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của FPI và FDI như sau:
4.1 Giống nhau:
Cả FPI và FDI đều đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài,
luồng vốn được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng
vốn đầu tư, và làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI
và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho
nhà đầu tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho
mình cách thức đầu tư phù hợp nhất, hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi
nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và
tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là
mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này.
Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh
của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ
luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các
điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một
môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không
đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh
luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế. 4.2 Khác nhau:
Về đặc điểm, FPI và FDI có những điểm khác nhau như sau:
Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý
điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động
của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của
họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng gắn liền với nhà đầu
tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ vốn
góp. Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh
nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác,
nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận
thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy
nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI,
nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn.
Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng
khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn
nhiều so với FPI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh
hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế
suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính
cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là
nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời
gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp
nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.
FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt
động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị
trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ
bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà
còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng
như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố: hoạt động
thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc
tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang
nước tiếp nhận đầu tư.
Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt
động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài
chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với
nhau, hoặc giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân
chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có xu hướng chuyển từ
nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường,
nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao. 5.
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng
khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại
quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như:
Quỹ tương hỗ: Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy
động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option,
hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành
chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa
dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được
hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu
như đầu tư không thành công.
Quỹ trợ cấp và hưu bổng: được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho
những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền
đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ có
được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô
thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ này thường
có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế.
Công ty bảo hiểm (Insurance Firm): gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm trách nhiệm và tài sản). Các công ty bảo hiểm
có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng đầu tư lớn
nhưng lại có rủi ro cao, do đặc tính của ngành.
Các tổ chức tài chính (Financial Corporation): các tổ chức hoặc các tập
đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thường thiết lập
các quỹ đầu tư trên thị trường đó. Đầu tư dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, mua
cổ phần hoặc huy động vốn. Các quỹ này không trực tiếp tham gia vào việc
điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ
thuật. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua các trung gian tài chính là ngân
hàng. Loại quỹ này có tiềm lực tài chính mạnh, quay vòng vốn nhanh nên
khả năng đầu tư vào thị trường cao. Tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn
này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds): đầu tư mạo hiểm là việc
các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty có tiềm năng mặc dù
còn mới. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của
công ty mà đóng vai trò cố vẫn, hỗ trợ các giải pháp điều hành tiên tiến để
thúc đầy sự phát triển kinh doanh. Những lĩnh vực mà nhà đầu tư lựa chọn
thường là những lĩnh vực có khả năng phát triển cao. Nhà đầu tư mạo hiểm
thường đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao nên quỹ đầu
tư mạo hiểm trở thành người đỡ đầu cho các công ty mới hình thành, thiếu
vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường được thành lập tư các công
ty hoặc tập đoàn kinh tế lớn nên có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngủ chuyên
gia đầu tư hung hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tư. Các chiến lược
đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỉ mỉ. Các quỹ đầu tư mạo
hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công, nhưng rủi ro, nếu xảy ra,
cũng có hậu quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư khác. 6.
Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI.
Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và
môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi).
- Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân
thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước.
- Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói
riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra dòng FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như:
- Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng
của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng
như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính.
- Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung
gian (trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại,
các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên).
- Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng
khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức
hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành.
Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ
phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở
rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.
II. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
1. Sự cần thiết thu hút FPI ở Việt Nam:
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư
trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò
trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài
chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và
tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp
cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng
quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan
trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần
một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-
2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng
xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần
hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ
phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy
động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ
kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng
tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được
đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa,
dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ
có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính
minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ
phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị
trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế
(vốn, công nghệ, quản lý…).
Hơn nữa, FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh
nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh
huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FPI ổn định,
tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn,
nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam
thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm.
2. Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam:
- Giai đoạn 1(1995-1998): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào
Việt Nam theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo động lực, hy vọng chung
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này Việt Nam có 7 quỹ đầu
tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD.
- Giai đoạn 2 (1998-2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng
tài chính-tiền tệ Châu Á khiến cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp
nước ngoài vào Châu Á vị chững lại, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung
của xu hướng này. Giai đoạn này, Việt Nam bị giảm sút và thu hẹp đáng kể
quy mô vốn FDI và FPI. Trong số 7 quỹ nêu trên, có tới 5 quỹ rút khỏi Việt
Nam, một Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ. Chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam
Enterprise Investment Fund được thành lập 7-1995 là còn hoạt động cho đến nay.
- Giai đoạn 3 (từ 2003-2006): thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI
vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện đầu tư, phát triển các
định chế thị trường tài chính. Việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán ở
TP.Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt chủ
trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và nới lỏng tỷ
lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tính đến 6/2006, cả nước đã có 9 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn
1,9 tỷ USD đnag hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt
Nam thu hút được bằng 2-3% so với tổng vốn FDI trong cùng thời kỳ (còn
rất khiêm tốn so với 30-40% của các nước trong khu vực).
- Giai đoạn 4 (2006-2008)- giai đoạn hậu WTO: năm 2006 đánh dấu
thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu
tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ở giai đoạn này, cùng với sự đi lên
của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng nhanh và liên tục thu
hoạch thành công. Có 19 công ty quản lý quỹ được hình thành và trên 1000
nhà đầu tư trên khắp thế giới đăng ký tài khoản tại Việt Nam, trong đó có
nhiều công ty đa quốc gia. Chỉ riêng thời điểm cuối năm 2006, vốn FPI là
trên 2 tỷ USD, cao hơn tất cả các giai đoạn trước cộng lại, và đến năm 2007
đạt đến mức kỷ lục, khoảng 8 tỷ USD. Vào giai đoạn này, lượng đầu tư chủ
yếu vào thị trường trái phiếu. Việc bùng nổ FPI góp phần thúc đẩy hệ thống
ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh.
- Giai đoạn 5 (2008-nay): giai đoạn này chứng kiến nhiều bước thăng
trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Cùng với sự sụp giảm của thị trường
chứng khoán và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FPI từ tháng 5-2008 đến
khoảng tháng 3-2009 đã có giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút ra khỏi thị
trường Việt Nam, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng
băng. Tuy nhiên, theo một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, kế từ
quý II/2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường Việt Nam,
tuy nhiên còn khá dè dặt.
3. Tiềm năng thu hút vốn FPI ở Việt Nam:
Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm
2001 lợi nhuận từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4
năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp
lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FII đang
trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển
hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên
thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD.
Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái
sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi
khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết
mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm
năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn
định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có
nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài
nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai
trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới.
Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt
Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại
đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI) là một tiềm năng rất lớn
đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi
khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy
vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 1.
Đặc điểm của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có một
động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu,
dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn
tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên
của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư
nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào
những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các
nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá
trị giao dịch toàn thị trường. Vì vậy, với một khối lượng lớn cổ phiếu với
nhiều mức giá khác nhau. Trong đó có những mức giá cực rẻ từ năm 2006.
Với phương thức mua vào, bán ra theo kiểu “cuốn chiếu” ở từng mức giá,
nhà đầu tư nước ngoài có thể dẫn dắt thị trường trong những giai đoạn nhất
định, nếu họ muốn như thế.
Nhà đầu tư nước ngoài đang chia thành hai nhóm. Một nhóm có chiến
lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm khác
chỉ tập trung đầu tư ngắn hạn. Nhóm thứ hai chỉ đầu cơ mua bán liên tục và
đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm này đang có xu
hướng tăng và đang có vai trò nhất định trong định hướng thị trường. Nhóm
này cũng tham gia lũng đoạn về tin đồn và những thủ thuật làm giá. Hiện
chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động đầu cơ này. Với tỷ trọng
nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các nhà đầu
tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD.
Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây
rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện còn khá lớn.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng
nhiều đánh giá mang tính nhận định, phân tích về vai trò và hoạt động của
các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của
họ vẫn còn là một ẩn số lớn. Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng
vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về
hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào.
Nói tóm lại, toàn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài,
mối quan hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và
thời điểm bán ra, và tất nhiên phải kể đến những tính toán phương án chiến
thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên
cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược.
Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho
đến những tác động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc
dù nhiều người đoán chắc là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí
tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra.
Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa
(vào cuối năm 2007 và trong năm 2008) là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài
sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai trò có thể
mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ “nắm giữ” thị trường
thông qua những động thái nào? Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu
tư nước ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với
sự lên xuống của thị trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác
không thể không dự liệu: trong những trường hợp nào và kèm theo những
điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn
ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của thị trường này.
Tóm lại, trong thời gian qua, có thể rút ra một vài nhận định đối với nhà
đầu tư nước ngoài như sau:
Không chọn cổ phiếu giá cao hoặc tăng nóng:
Trong số 109 loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết tại HoSTC
hiện đã có 10 loại cổ phiếu (tính đến ngày 10/7/2007) là AGF, BT6, TYA,
STB, CII, GLI, GMD, IFS, REE và SAM đã hết room (tỷ lệ được phép sở
hữu dành cho nhà ĐTNN- 30% đối với ngành ngân hàng và 49% còn lại đối với các ngành khác).
Đáng chú ý là cả 10 loại cổ phiếu trên đều không có cổ phiếu nào nằm
trong TOP 5 cổ phiếu có giá cao nhất sàn TP HCM hiện nay và REE, SAM là
những cổ phiếu đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam. Năm cổ phiếu cao
giá nhất gồm BMC, FPT, TCT, SJS, DHG lại không phải là những cổ phiếu được ưa chuộng nhất.
Cổ phiếu “đầu bảng” BMC chỉ được các nhà ĐTNN sở hữu hơn
346.000 cổ phiếu và chiếm tỷ lệ 8,81%, các cổ phiếu còn lại cũng đang còn
khá nhiều room cho nhà ĐTNN như DHG còn hơn 1,1 triệu cổ phiếu trong số
3,2 triệu cổ phiếu nhà ĐTNN được phép mua, FPT còn đến trên 27,5
triệu/44,6 triệu, SJS còn 6,3 triệu/9,8 triệu và TCT còn hơn 746.000 cổ phiếu
(nhà ĐTNN mới sở hữu 2,27% tương đương với 36.300 cổ phiếu TCT).
Không những vậy, với những cổ phiếu tăng nóng và phi mã trong thời
gian qua thì nhà ĐTNN cũng khá thận trọng, ngoài BMC và TCT thì LBM
mới bán được 22.590/803.188 cổ phiếu với tỷ lệ vỏn vẹn có 1,38%; SGH dù
đồn đoán nhà ĐTNN thu gom nhưng room vẫn còn khá nhiều (gần 281.000
cổ phiếu), riêng HAX còn đến 548.000/796.000 cổ phiếu.
Hai loại chứng chỉ quỹ là BF1 và VF1 cũng sắp hết room dành cho nhà
ĐTNN, chỉ còn chưa đến 5% dù BF1 hiện là loại chứng khoán có giá thấp
nhất sàn TPHCM và VF1 mang nhiều “tai tiếng” thời gian qua.
Tập trung vào cổ phiếu của doanh nghiệp có triển vọng:
Trong số 9 loại cổ phiếu đã hết room dành cho nhà ĐTNN, trừ TYA thì
8 loại cổ phiếu còn lại đều mang tên các doanh nghiệp làm ăn khá hiệu quả
trong nhiều năm qua và ngành nghề có triển vọng trong thời gian tới như
AGF (thuỷ sản), BT6 (vật liệu xây dựng), GMD (vận tải biển và đang đa
dạng hoá ngành nghề), REE (cơ điện lạnh, địa ốc, tài chính...), SAM (vật liệu
viễn thông), IFS (nhiên liệu), GLI (thương mại), STB (ngân hàng) và CII (cơ sở hạ tầng).
Những doanh nghiệp trên phần lớn thương hiệu đã được nhà ĐTNN biết
đến trước khi đầu tư vào TTCK Việt Nam và thông tin, tình hình tài chính của họ khá minh bạch.
Riêng TYA (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên niêm yết)
chưa phải là một “blue-chip” đúng nghĩa nhưng được ưa chuộng do cổ đông
nước ngoài muốn nắm quyền “kiểm soát” nên tăng cường mua vào rất lớn trong thời gian qua.
Từ trước đến nay, các nhà ĐTNN chưa bao giờ đầu tư mạnh vào những
cổ phiếu cao giá nhất nhì hay tăng quá nóng trên sàn TPHCM. Vì vậy, do đầu
tư lâu dài và không chạy theo phong trào nên nhà ĐTNN luôn tránh những
loại cổ phiếu có dấu hiệu bị đẩy giá hay tăng quá giá trị thực dù lợi nhuận trước mắt khá cao.
Trong số 10 loại cổ phiếu trên thì không có cổ phiếu nào vượt quá giá
160.000 đồng (SAM cao nhất hiện chỉ 156.000 đồng/cổ phiếu), thậm chí CII,
IFS, TYA, GLI đang ở mức dưới 80.000 đồng/cổ phiếu.
“Gu” của nhà ĐTNN và NĐT trong nước đôi khi khác biệt và nhiều
trường hợp còn trái ngược. Trong danh sách 20 loại cổ phiếu mà SSI đưa ra
với nhận định có tính thanh khoản tốt, đang “chiếm lĩnh” TTCK Việt Nam thì
chỉ có 4 loại cổ phiếu có sức hút lớn đối với nhà ĐTNN (hết room) là SAM,
GMD, REE và STB, còn nhiều loại vẫn còn room khá nhiều như FPT, PPC, VHS, ITA, PVD,VIP...
Hiện nay, không ít loại cổ phiếu đang được nhiều nhà ĐTNN “dòm
ngó” và cũng sắp hết room như VNM (còn 4,2%), TDH (chỉ còn 0,64%), BMP (0,45%), TMS (còn 1,32%).
Việc các loại cổ phiếu trên đang được các nhà ĐTNN ưa chuộng do kết
quả kinh doanh, lợi nhuận khá khả quan từ năm 2006 đến nay, hơn nữa các
loại cổ phiếu này đều có triển vọng khá tốt do ngành hàng (như VNM, BMP)
hay đang có những dự án địa ốc nhiều tiềm năng (TDH, TMS).
Bên cạnh việc tăng mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư ngoại, lượng tài
khoản của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đến mở mới tại các công ty chứng khoán đang tăng mạnh.
NĐTNN cá nhân hiện nay rất đa dạng. Đó là những người đang làm
việc tại Việt Nam, Việt kiều, những người vợ đi theo chồng và cả những
người đến Việt Nam mở tài khoản, mua cổ phiếu rồi về.
NĐTNN cá nhân có nhiều chiến lược đầu tư khác nhau. Có người
chuyên đầu tư các CP "blue-chips", CP ngành ngân hàng hoặc năng lượng,
nhưng cũng có NĐTNN chỉ lựa toàn CP có thị giá thấp để mua vào... Người
đầu tư dài hạn nhưng không ít người chọn cách "lướt sóng".
Theo thống kê của công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) thì, hiện tổng số
tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đến mở tại SSI tính đến nay đạt 2.000 tài
khoản, nhưng trong đó nhà đầu tư Nhật Bản chiếm 70%. Với lượng nhà đầu
tư cá nhân nước ngoài đến mở tài khoản tại công ty đang ngày một tăng lên,
điều này sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng
khoán. Tại sàn chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Đại Việt (DVSC), Rồng Việt,
số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cũng tăng dần,
chiếm hơn 30% trên tổng số tài khoản mở mới.
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài đang quan
tâm nhiều đến thị trường chứng khoán trong nước được các nhà phân tích thị
trường đưa ra là: nền kinh tế VN đang trong quá trình phát triển bền vững và
ổn định. Đặc biệt, thị trường chứng khoán vẫn còn non trẻ và có rất nhiều cơ
hội để đầu tư kiếm lời.
Trên thực tế, trong những năm gần đây nguồn lợi nhuận của nhà đầu tư
nước ngoài kiếm được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán VN tăng
đáng kể và đã gây sự quan tâm chú ý đặc biệt đối với các nhà đầu tư tài chính
nước ngoài. Và nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì ở mức mua bán như hiện
nay thì thị trường chứng khoán sẽ được cũng cố và tăng trưởng mạnh trở lại.
Hiện các quỹ nước ngoài vốn lớn như VinaCapital, Dragon Capital... đang
tăng sức cầu, nhất là trong các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của
nhiều đại gia sắp tới.
Nhìn chung, NĐTNN là những người có kinh nghiệm, hiểu biết và đã có
kinh nghiệm ở một số TTCK đi trước Việt Nam nên sẽ dễ thành công hơn các NĐT cá nhân trong nước.
5. Hoạt động của một số công ty quản lý quỹ tại Việt Nam:
Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện
có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn
rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD.
Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ
vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị
trường chứng khoán mà sẽ chia sẻ hiệu quả sau quá trình mua bán chứng
khoán tập trung của quỹ đó.
Lợi ích trước hết và quan trọng hơn cả khi tham gia vào quỹ đầu tư là
khả năng đầu tư đa dạng. Lợi ích khác do các quỹ đầu tư mang lại là trình độ
quản lý chuyên nghiệp. Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần
góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản (nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ
chức đầu tư này có thể bán lại phần tài sản của họ với giá phải chăng để
chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn).
Hiện nay, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị
trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital.
5.1. Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu 5.1.1. Dragon Capital
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công
ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon
Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam
Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước
ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ
USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập
VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam
là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD.
Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF)
có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là
Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ
đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên.
Tháng 9 vừa rồi, Dragon Capital đã giới thiệu một chỉ số chứng khoán
riêng của mình, chỉ số Dragon Capital VN30 Index (DC VN30 Index), đo
lường các thay đổi trên cả 3 sàn giao dịch TP. HCM, Hà Nội và thị trường OTC. 5.1.2. VinaCapital
Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ
tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund
(VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào
Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là
quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ
bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào
quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài
VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50
triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam
Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một
quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD.
Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt
Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng
khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ
đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ
sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông.
Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên
thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ.
Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton -
tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ
đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD. 5.1.3. Mekong Capital
Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam
do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và
quốc tế thành lập năm 2001.
Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ
và cũng là cổ đông của công ty.
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập
Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD).
Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương
với quy mô nhỏ làm đối tác.
Đến nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như Công ty Xây
dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại
Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần
thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu
USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị
trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và
quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD).
Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn
18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần.
5.2. Một số quỹ đầu tư chủ yếu 5.2.1. Prudential
Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư
Prudential Việt Nam thành lập năm 2006.
Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện
nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD.
Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính
phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là
dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, Quỹ đầu tư này rất phù hợp
với các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung bình, thời gian đầu tư
từ trung bình đến dài hạn và mong muốn có thu nhập định kỳ cùng triển vọng
nâng cao giá trị vốn đầu tư.
5.2.2. Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)
VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất
tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy
động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã
vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn
109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy
mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.
Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ
chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một
phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới
WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen.
Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với
mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ
phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam.
VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ
tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.
VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD
trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình.
Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất
tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với
các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần
11% giá trị tài sản ròng.
5.2.3. Vietnam Growth Fund (VGF)
Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng
10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL,
VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ
tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô
vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.
Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng
trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không
đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ
và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước. III.
Các giải pháp nhằm thu hút FPI ở Việt Nam: 1.
Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới:
Các nhà quản lý đều đồng ý rằng, Việt Nam hiện vẫn đang có tiềm năng
rất lớn trong việc thu hút đầu tư gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một
điểm đến hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong giai
đoạn 2006-2010, Việt Nam cần một lượng vốn lớn để phát triển, lên tới 140-
150 tỷ USD, trong đó 30% lượng vốn được xác định thu hút từ bên ngoài.
Thực tế, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện môi
trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn, trong đó có FPI. Nhiều giải pháp đột
phá đã được thực hiện từ 2002, như đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy
và nâng cao hiệu quả tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy
sự phát triển của thị trường chứng khoán, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài ở cả công ty niêm yết lẫn công ty chưa niêm yết. Đặc biệt
với việc ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán với
nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này thực sự đã làm cho môi
trường đầu tư Việt Nam trở nên thân thiện hơn đối trong con mắt những nhà đầu tư quốc tế.
Trong 10 năm cuối trước khi trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại vào
năm 2020, lượng vốn cần để phát triển được xác định là nhiều hơn nữa. Vì
vậy trong thời gian tới, bên cạnh thu hút FDI, Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn
nữa việc thu hút FPI, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn hơn là ngắn
hạn, nhằm tạo nguồn vốn dồi dào phục vụ cho sự phát triển.
Tuy nhiên, do tính hai mặt của FPI, đồng thời với việc gia tăng lượng
vốn đầu tư gián tiếp, Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục những mặt
hạn chế của nó. Hiện nay, nhà nước đã có những biện pháp kiểm soát cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài ở các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù vậy, việc
quản lý luồng vốn ra vào còn hết sức hạn chế, một phần là do đặc tính ra vào
rất nhanh của FPI, một phần là do công tác quản lý yếu kém. Đã có một thời
gian dài, sự đầu cơ nước ngoài gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và
gây mất giá tiền nội tệ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng hơn trong công tác quản lý. 2.
Những ưu thế và trở ngại trong việc tăng cường thu hút FPI vào Việt Nam: 2.1. Ưu thế:
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, Việt Nam nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu
hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm
năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là quốc gia có nhiều lợi thế
so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường tài nguyên và thị
trường tài chính ngày càng hoàn thiện. Hơn nữa, Việt Nam đang ngày càng
khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế thế
giới. Sự quan tâm của thế giới tới Việt Nam, cộng với sự thành công của các
nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Nhìn chung, Việt Nam có những ưu thế rất lớn trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI so với các nước khác trên thế giới. Với các
yếu tố thuận lợi đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng
dòng chảy vốn FPI của thế giới nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển của mình. 2.2 Trở ngại:
Bên cạnh đó Việt Nam còn có những trở ngại sau:
Tiến trình cổ phần hóa tuy đã được đẩy mạnh từ năm 2002 song đến nay
vẫn chưa có hiệu quả như mong muốn, tỷ lệ vốn hóa các doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp nhà nước còn quá thấp, không lôi cuốn mạnh mẽ và
đông đảo các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào tiến trình cổ phần hóa. Các
doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, không hấp dẫn nhà đầu tư.
Quy mô của thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé, lại bất ổn định, lên
xuống không theo xu thế chung của thế giới, gây tâm lý e ngại đối với nhà
đầu tư. Hệ thống tài chính mặc dù đã được cải thiện song vẫn còn nhiều yếu
kém, tỷ lệ dự trữ ngoại hối thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư của ta còn nhiều hạn chế, hệ số ICOR quá
cao, gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn phát
triển tương tự, tốn quá nhiều vốn cho tăng trưởng, điều này làm giảm ý muốn
đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài. 3.
Các giải pháp cho việc thu hút vốn FPI vào Việt Nam: a.
Các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ thu hút FPI và hạn
chế tác động tiêu cực của nó:
Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan
trọng của luồng vốn FII đối với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến
lược chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các doanh
nghiệp Việt Nam thông qua thị trường vốn. Đặc biệt, cần có những chính
sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp
quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước.
Thứ hai, coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá
hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh
tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực đang ngày
càng khốc liệt. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm hình thành các khuôn khổ
pháp lý để doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ra nước ngoài tiếp thị
xuất khẩu vốn thông qua các hình thức niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
Thứ ba, tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm
soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ,
chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài;
đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính –
chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn,
vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.
Thứ tư, xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực.
Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà
Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính -
ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài
chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm
phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn
để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam
trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế.
3.2 Một số gợi ý chính sách:
Để khai thác, phát huy các tác động tích cực, phòng tránh và giảm thiểu
các tác động tiêu cực nêu trên của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đòi hỏi
các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và cá nhân hữu quan có
sự chủ động đổi mới và nâng cao nhận thức đầy đủ, kịp thời và đúng đắn hơn
nữa về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, cũng như coi trọng sự phối hợp chặt
chẽ, hiệu quả mang tính liên ngành, liên cấp, xuyên quốc gia trong việc xây
dựng và triển khai các phương án, giải pháp và chính sách cần thiết, trong đó
tập trung vào các lựa chọn chính sách chủ yếu sau:
Một mặt, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích
đầu tư nước ngoài và đầu tư nói chung, nhất là việc nới lỏng, tối đa hoá mức
khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà đầu tư
gián tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động
thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn trực tiếp nước
ngoài. Đồng thời, tiếp tục giảm thiểu nhanh danh mục các doanh nghiệp và
lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp),
trong đó có các lĩnh vực dịch vụ trình độ cao như ngân hàng, bảo hiểm, viễn
thông, điện lực, hàng không, công nghệ thông tin và cả báo chí, điện ảnh;
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, và giảm thiểu tỷ lệ nắm giữ cổ phần
của nhà nước, cũng như của các nhà đầu tư sáng lập trong các doanh nghiệp
này. Chỉ nên áp dụng mức cổ phiếu khống chế đối với loại cổ phiếu sáng lập,
được quyền biểu quyết ở một số doanh nghiệp và lĩnh vực đặc biệt. Sớm rà
soát điều chỉnh hoàn thiện các quy định liên quan về việc chuyển đổi thuận
tiện, nhanh chóng giữa các loại hình, phương thức đầu tư (gián tiếp - trực
tiếp, Công ty TNHH - Công ty cổ phần...); về các quy định thủ tục mua –
bán, sáp nhập doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp; về việc chuyển nhượng
dự án và chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư (trong đó có sự chuyển
nhượng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài); Cần có
chính sách ưu đãi đặc biệt (trước hết là chính sách thuế và giảm chi phí đầu
vào, chi phí vận hành, để phát triển các Công ty cổ phần đa sở hữu tổ chức
theo quy mô Tập đoàn Kinh tế, Công ty mẹ - con, hoạt động xuyên quốc gia
và các quỹ đầu tư, trong đó có Quỹ đầu tư mạo hiểm và các Quỹ đại chúng,
các Quỹ đầu tư có vốn nước ngoài. Đảm bảo sự ngày càng liên thông và hội
nhập các định chế và quy tắc, tiêu chuẩn vận hành, chất lượng hàng hoá thị
trường chứng khoán Việt Nam với các yêu cầu, tiêu chuẩn và xu hướng hoạt
động chung của thị trường vốn khu vực, quốc tế.
Mặt khác, cần coi trọng việc xây dựng và vận hành tốt các cơ chế quản
lý, giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và sự an toàn của thị trường tài chính.
Phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phương án đối
phó thích hợp nhằm giám sát và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động
thị trường tài chính tiêu cực do đầu cơ, tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự
mù quáng thị trường; phát triển hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn, dịch
vụ bổ trợ tư pháp trực tiếp hỗ trợ đầu tư gián tiếp. Đặc biệt, cần làm rõ các
quy định của pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm và chất lượng công
bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với doanh nghiệp
phát hành chứng khoán, nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin cố định và
ảo liên quan đến chứng khoán và đầu tư gián tiếp cấp quốc gia và địa
phương; thống nhất và giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ
kế toán, kiểm toán; khuyến khích phát triển và có biện pháp bảo đảm chất
lượng, trách nhiệm hoạt động của các tổ chức định giá hệ số tín nhiệm doanh
nghiệp và chứng khoán, nhằm tạo thuận lợi và bảo đảm chất lượng thông tin
cho các nhà đầu tư chứng khoán trong nước và nước ngoài trong quá trình
tham khảo thông tin, hình thành và thông qua các quyết định đầu tư của
mình. Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc tất cả các hành vi vi phạm quy
định về an toàn thông tin và kinh doanh lành mạnh chứng khoán trên thị
trường chứng khoán của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào.
Đồng thời, điều cần nhấn mạnh là nhà nước cần xem xét điều chỉnh chế
độ quản lý ngoại hối, nhất là thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hơn và gia tăng
tối đa dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Thực tiễn thế giới cho thấy chế độ tỷ giá cố định cứng nhắc, kéo dài
theo hướng định giá quá cao đồng bản tệ là không phù hợp, không có lợi cho
quốc gia chủ nhà trong bối cảnh có sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (mặc dầu điều này không hoàn toàn đúng đối với dòng FDI). Do
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là rất linh hoạt, mang tính động cao,
chủ yếu là có tính ngắn hạn, nên sự chuyển hoá sở hữu dòng vốn này giữa
các nhà đầu tư diễn ra liên tục, rất nhanh và có thể đồng thời trên quy mô lớn,
kéo theo nhu cầu chuyển đổi giữa nội tệ - ngoại tệ diễn ra với cường độ và
quy mô tương tự, khiến làm tăng sức ép lên hệ thống tỷ giá ngoại tệ, nhất là
trong điều kiện đồng nội tệ ngày càng có tính chuyển đổi cao. Kết quả là nếu
thiếu tính linh hoạt thị trường trong chính sách tỷ giá đồng bản tệ, và nếu
nguồn cung ngoại tệ mỏng do quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia có hạn, thì sức ép
cầu ngoại tệ, được cộng hưởng với các thủ đoạn và năng lực khó lượng của
giới đầu tư quốc tế, sẽ dễ gây ra các trạn “sóng thần” bất ngờ làm đổ vỡ hệ
thống tài chính - tiền tệ quốc gia, như điều đã từng xảy ra ở Thái Lan và châu
Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm cuối thập kỷ trước.
Ngoài ra, cần coi trọng việc tăng cường các hoạt động thông tin tuyên
truyền, xúc tiến thu hút vốn đầu tư gián tiếp ở nước ngoài, cũng như các hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực tài chính trong nước (cả cán bộ lãnh đạo, doanh
nghiệp, và các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên) để tăng kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm tiếp nhận, giải quyết và ứng xử với các tình huống có
thể xảy ra trong quá trình thu hút, tham gia và quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Kết Luận:
Dòng vốn FPI tuy mang lại nhiều lợi ích song cũng tiềm ẩn những rủi ro
lớn. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, điều cần thiết nhất hiện nay là tạo
niềm tin tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài để họ tiếp tục quay lại. Thời gian
qua, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, luồng vốn
FPI đã có tín hiệu quay trở lại. Đó là một điều đáng mừng, bởi Việt Nam
đang thực sự cần vốn trong quá trình tái thiết đất nước sau khủng hoảng. Tuy
nhiên, việc lượng vốn đầu tư gián tiếp có tăng lên hay không và tăng lên ở
mức độ nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến thị trường và chính sách
của nhà nước trong thời gian sắp tới.