Tài liệu ôn tập LSĐ. Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Chế độ lộc điền có nghĩa đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp, theo đó các quan lại từ tam, tứ phẩm trở lên cho đến các vương hầu bá đều được cấp 1 số ruộng theo chức tước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45932808
CHƯƠNG 1: NÔNG NGHIỆP
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành nhiều chính sách
phát triển kinh tế, đặc biệt với tư tưởng “trọng nông ức thương”, thì ruộng
đất trở thành vấn đề trung tâm của cải cách kinh tế.
1.1. Chế độ lộc điền
Chế độ lộc điền có nghĩa đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước
ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp, theo đó các quan lại từ tam, tứ phẩm
trở lên cho đến các vương hầu bá đều được cấp 1 số ruộng theo chức tước.
Ruộng đất dùng để ban cấp chủ yếu gồm loại ruộng đất công làng xã. Chế độ
này đã góp phần củng cố và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất
cũng như góp phần xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột
địa tô phù hợp với bước phát triển mới trong quan hệ sản xuất phong kiến.
Do đó, chế độ lộc điền đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình hình thành
và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2. Chính sách quân điền
Chính sách quân điền chính thức được ban hành từ 1477 và từ năm 1481, đã
được thực hiện thống nhất trên quy mô cả nước theo nguyên tắc:
+ Tất cả mọi người từ quan tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia
ruộng công. Những gia đình nông dân thường đã có ruộng đất riêng đầy đủ
thì không được cấp.
+ Ruộng xã nào chia cho dân xã ấy, xã nào ruộng quá nhiều, người ít thì cho
phép lấy bớt ruộng xã nhiều chia cho xã bên cạnh ruộng ít, người nhiều.
+ Dân trong xã tùy theo thứ hng được cấp phần ruộng đất khác nhau.
+ Ruộng công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần. Mọi người cày cấy ruộng
công đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan tứ phẩm trở lên do lộc điền ít
nên không phải nộp tô.
lOMoARcPSD| 45932808
Chính sách quân điền là một đòn tấn công mạnh mẽ nhằm phủ định quyền chi
phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ những
nguyên tắc quy định về phân chia ruộng đất công theo quy định của nhà
nước. Trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đem mua bán,
chuyển nhượng, quyền đó thuộc về nhà nước trung ương, nhà vua. Nhà nước
trung ương, nhà vua với chính sách quân điền đã trở thành người chủ lớn
nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước, làng
xã rơi xuống địa vị là người quản lý ruộng đất giúp nhà nước trung ương
nhà vua. Như vậy, chính sách quân điền cũng đã góp phần quan trọng vào
việc xác lập và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến - quan hệ
sản xuất địa chủ - tá điền trong xã hội Đại Việt ở thế kỉ XV.
1.3. Chính sách khẩn hoang và lập đồn điền
Bên cạnh việc củng cố các chế độ ruộng đất, vua Lê Thánh Tông còn đưa ra
những chính sách khuyến khích nông dân các làng xã khai hoang lập làng để
phục hồi nền kinh tế nông nghiệp. Chỉ dụ năm 1481 nêu rõ mục đích lập đồn
điền của nhà nước “để khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích
cho nước”. Lực lượng được huy động bao gồm cả quân lính đồn trú, tù binh,
tội nhân. Nhà nước đặt ra cơ quan chuyên trách công việc khai hoang, lập
đồn điền do các chức quan chánh, phó sứ đồn điền phụ trách. Các quan có
nhiệm vụ mộ dân nghèo không ruộng lưu tán đến đây khai hoang và phân
chia ruộng đất cho họ cày cấy.
Chính sách phát triển nông nghiệp khác
Để phát triển nông nghiệp, Lê Thành Tông còn đưa ra nhiều chính sách khác.
Trước tiên là chính sách tăng cường sức sản xuất. Vua không chỉ cho quân đội
được thay phiên nhau về làm ruộng mà còn huy động cả các lực lượng “phi
nông nghiệp” khác cho mùa vụ. Những việc xây dựng, tu sửa không được huy
động sức dân vào lúc đương mùa vụ: “hễ công việc gì có hại cho nghề nông thì
không được khinh động sức dân”. Thậm chí thời Lê còn quy định chỉ cho
phép chuộc ruộng vào các tháng 3, tháng 6 là những tháng rỗi rãi. Pháp luật
nhà Lê còn bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp. Năm 1489, vua Lê
Thánh Tông ra lệnh cấm giết trâu, bò ban đêm. Tội ăn trộm trâu, bò bị xử rất
nặng.
lOMoARcPSD| 45932808
Vua cũng rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Năm 1475, Lê Thánh Tông ra sắc
lệnh về sửa đắp đê điều và đường xá. Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà đê
để trông coi đê điều và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày
cấy. Việc đào kênh, khơi ngòi được tổ chức thường xuyên.
Chương II/ thủ công nghiệp và thương nghiệp
* Thủ công nghiệp
Các nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm
nón ,đúc đồng ngày càng phát triển.
Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công của nhà nước , bây
giờ được chia làm 36 phố phường.
Các công xưởng của nhà nước có tên gọi chung là Bách tác ( một xưởng th
công nghiệp chuyên sản xuất các loại vũ khí, tàu thuyền, tiền, đồ tế lễ hay
trang trí trong cung đình,… phục vụ cho nhu cầu của vua chúa và quý tộc.)
Nghề khai mỏ thì về các mỏ đồng, mỏ kẽm, mỏ vàng, mỏ bạc ở miền thượng
du: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng thì giao cho các tù trưởng dân
thiểu số đốc suất dân phu khai quật, rồi chiếu lệ nộp theo quy định
* Công- Thương nghiệp
Ở thôn quê, sự chuyên môn hóa của công- thương nghiệp (có những làng
chuyên môn từng nghề) đã phát triển nhiều, các làng thường nằm ở vị thế đặc
biệt. ở chỗ sản xuất nguyên liệu gì, hay ở ven bờ sông lớn, giao thông dễ dàng.
Dân công thương thường tổ chức thành các phường hay hộ. chế độ phường
cuộc là một tổ chức có tính chất phong kiến chặt chẽ nhưng chứng tỏ rằng dân
công thương đã biết đoàn kết để bảo vệ quyền lơi nghề nghiệp và địa vị xã hội
của mình
Nền kinh tế hàng hóa thị trường khá phát triển. Đây là kết quả của việc biến mất
các đại điền trang quý tộc là nền kinh tế tự cung, tự cấp của chúng. Việc thay thế
lOMoARcPSD| 45932808
chế độ nô tỳ bằng lao động tự do trong sản xuất, mở rộng qua sở hữu tư nhân, đòi
hỏi việc phải gia tăng trao đổi.
Nhà nước khuyến khích việc mở chợ. Chợ sẽ được họp theo phiên, từ chợ này
đến chợ khác
Thống nhất phép tiền tệ và đo lường. Thời vua Lê Thánh Tông cho chế tạo các
thứ cân, thước, thăng, đấu (gọi chung là hệ đo lường) theo thể thức nhất định để
ban ra làm mẫu dùng trong khắp dân gian. Tại các chợ búa và phố phường, ai
không theo đúng các thức ấy thì sẽ bị tội đồ. Ngoài ra, Nhà nước còn định lại tiền
công cho người làm thuê là 30 đồng mỗi ngày.
Về ngoại thương, thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao
đổi. Tuy nhiên, tư tưởng “Trọng nông ức thương” khiến cho sự giao lưu này còn
hạn chế. Các thương nhân ngoại quốc chỉ có thể tới các chợ ở biên giới hay các
cảng đã được chỉ định rõ. Họ phải có giấy phép và hàng hóa trên tàu được kiểm
soát rất nghiêm ngặt. Người trong nước muốn buôn bán cũng phải có giấy phép,
nếu không sẽ bị phạt. Năm 1467, nước Xiêm La đến Vân Đồn viết thư vào vàng lá
và hiến sản vật quý để xin thông thương nhưng vua Thánh Tông cũng khước từ
không cho họ buôn bán.
Chương 3: nhận xét về cuộc cải cách trên lĩnh vực kinh tế.
* Tích cực
Với chính sách khẩn hoang và cho phép người nông dân được sở hữu ruộng tư, vua
Thánh Tông đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể,
giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất.
Quyền lợi của người lao động cũng được quan tâm hơn ví dụ như việc quy định lại
tiền công cho họ (30 đồng tiền 1 ngày).
Việc thống nhất phép tiền tệ và đo lường khiến cho việc trao đổi giữa các nơi dễ
dàng và trở nên rành mạch hơn.
* Hạn chế
Mặc dù đây là một cuộc cải cách khá toàn diện và được đánh giá cao, tuy nhiên
vẫn còn bộc lộ hạn chế nhất định.
lOMoARcPSD| 45932808
Chính sách quân điền còn chứa đựng sâu sắc tính giai cấp và bộc lộ những hạn chế
khi chính nó lại là nguyên nhân làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa nhà nước phong
kiến với nông dân. Chính sách quân điền của Lê Thành Tông đã trói buộc người
nông dân vào ruộng đất để bóc lột thuế và chịu mọi gánh nặng sưu dịch của nhà
nước trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa đang có điều kiện thuận lợi và chế độ tư
hữu đang ngày càng thắng thế.
lOMoARcPSD| 45932808
| 1/6

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45932808
CHƯƠNG 1: NÔNG NGHIỆP
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành nhiều chính sách
phát triển kinh tế, đặc biệt với tư tưởng “trọng nông ức thương”, thì ruộng
đất trở thành vấn đề trung tâm của cải cách kinh tế.

1.1. Chế độ lộc điền
Chế độ lộc điền có nghĩa đem ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước
ban cấp cho tầng lớp quan lại cao cấp, theo đó các quan lại từ tam, tứ phẩm
trở lên cho đến các vương hầu bá đều được cấp 1 số ruộng theo chức tước.
Ruộng đất dùng để ban cấp chủ yếu gồm loại ruộng đất công làng xã. Chế độ
này đã góp phần củng cố và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất
cũng như góp phần xác lập quan hệ sản xuất địa chủ, tá điền và chế độ bóc lột
địa tô phù hợp với bước phát triển mới trong quan hệ sản xuất phong kiến.
Do đó, chế độ lộc điền đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình hình thành
và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.

1.2. Chính sách quân điền
Chính sách quân điền chính thức được ban hành từ 1477 và từ năm 1481, đã
được thực hiện thống nhất trên quy mô cả nước theo nguyên tắc:
+ Tất cả mọi người từ quan tam phẩm đến cô nhi quả phụ đều được chia
ruộng công. Những gia đình nông dân thường đã có ruộng đất riêng đầy đủ
thì không được cấp.

+ Ruộng xã nào chia cho dân xã ấy, xã nào ruộng quá nhiều, người ít thì cho
phép lấy bớt ruộng xã nhiều chia cho xã bên cạnh ruộng ít, người nhiều.
+ Dân trong xã tùy theo thứ hạng được cấp phần ruộng đất khác nhau.
+ Ruộng công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần. Mọi người cày cấy ruộng
công đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan tứ phẩm trở lên do lộc điền ít
nên không phải nộp tô.
lOMoAR cPSD| 45932808
Chính sách quân điền là một đòn tấn công mạnh mẽ nhằm phủ định quyền chi
phối ruộng đất công của làng xã theo tục lệ, buộc làng xã phải tuân thủ những
nguyên tắc quy định về phân chia ruộng đất công theo quy định của nhà
nước. Trên nguyên tắc, ruộng đất công làng xã không được đem mua bán,
chuyển nhượng, quyền đó thuộc về nhà nước trung ương, nhà vua. Nhà nước
trung ương, nhà vua với chính sách quân điền đã trở thành người chủ lớn
nhất trong cả nước và nông dân làng xã trở thành tá điền của nhà nước, làng
xã rơi xuống địa vị là người quản lý ruộng đất giúp nhà nước trung ương và
nhà vua. Như vậy, chính sách quân điền cũng đã góp phần quan trọng vào
việc xác lập và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến - quan hệ
sản xuất địa chủ - tá điền trong xã hội Đại Việt ở thế kỉ XV.

1.3. Chính sách khẩn hoang và lập đồn điền
Bên cạnh việc củng cố các chế độ ruộng đất, vua Lê Thánh Tông còn đưa ra
những chính sách khuyến khích nông dân các làng xã khai hoang lập làng để
phục hồi nền kinh tế nông nghiệp. Chỉ dụ năm 1481 nêu rõ mục đích lập đồn
điền của nhà nước “để khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích
cho nước”. Lực lượng được huy động bao gồm cả quân lính đồn trú, tù binh,
tội nhân. Nhà nước đặt ra cơ quan chuyên trách công việc khai hoang, lập
đồn điền do các chức quan chánh, phó sứ đồn điền phụ trách. Các quan có
nhiệm vụ mộ dân nghèo không ruộng lưu tán đến đây khai hoang và phân
chia ruộng đất cho họ cày cấy.

Chính sách phát triển nông nghiệp khác
Để phát triển nông nghiệp, Lê Thành Tông còn đưa ra nhiều chính sách khác.
Trước tiên là chính sách tăng cường sức sản xuất. Vua không chỉ cho quân đội
được thay phiên nhau về làm ruộng mà còn huy động cả các lực lượng “phi
nông nghiệp” khác cho mùa vụ. Những việc xây dựng, tu sửa không được huy
động sức dân vào lúc đương mùa vụ: “hễ công việc gì có hại cho nghề nông thì
không được khinh động sức dân”. Thậm chí thời Lê còn quy định chỉ cho
phép chuộc ruộng vào các tháng 3, tháng 6 là những tháng rỗi rãi. Pháp luật
nhà Lê còn bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp. Năm 1489, vua Lê
Thánh Tông ra lệnh cấm giết trâu, bò ban đêm. Tội ăn trộm trâu, bò bị xử rất nặng.
lOMoAR cPSD| 45932808
Vua cũng rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Năm 1475, Lê Thánh Tông ra sắc
lệnh về sửa đắp đê điều và đường xá. Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà đê
để trông coi đê điều và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày
cấy. Việc đào kênh, khơi ngòi được tổ chức thường xuyên.

Chương II/ thủ công nghiệp và thương nghiệp * Thủ công nghiệp
Các nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm
nón ,đúc đồng ngày càng phát triển.
• Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công của nhà nước , bây
giờ được chia làm 36 phố phường.
• Các công xưởng của nhà nước có tên gọi chung là Bách tác ( một xưởng thủ
công nghiệp chuyên sản xuất các loại vũ khí, tàu thuyền, tiền, đồ tế lễ hay
trang trí trong cung đình,… phục vụ cho nhu cầu của vua chúa và quý tộc.)
• Nghề khai mỏ thì về các mỏ đồng, mỏ kẽm, mỏ vàng, mỏ bạc ở miền thượng
du: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng thì giao cho các tù trưởng dân
thiểu số đốc suất dân phu khai quật, rồi chiếu lệ nộp theo quy định
* Công- Thương nghiệp
Ở thôn quê, sự chuyên môn hóa của công- thương nghiệp (có những làng
chuyên môn từng nghề) đã phát triển nhiều, các làng thường nằm ở vị thế đặc
biệt. ở chỗ sản xuất nguyên liệu gì, hay ở ven bờ sông lớn, giao thông dễ dàng.
Dân công thương thường tổ chức thành các phường hay hộ. chế độ phường
cuộc là một tổ chức có tính chất phong kiến chặt chẽ nhưng chứng tỏ rằng dân
công thương đã biết đoàn kết để bảo vệ quyền lơi nghề nghiệp và địa vị xã hội của mình
Nền kinh tế hàng hóa thị trường khá phát triển. Đây là kết quả của việc biến mất
các đại điền trang quý tộc là nền kinh tế tự cung, tự cấp của chúng. Việc thay thế lOMoAR cPSD| 45932808
chế độ nô tỳ bằng lao động tự do trong sản xuất, mở rộng qua sở hữu tư nhân, đòi
hỏi việc phải gia tăng trao đổi.
Nhà nước khuyến khích việc mở chợ. Chợ sẽ được họp theo phiên, từ chợ này đến chợ khác
Thống nhất phép tiền tệ và đo lường. Thời vua Lê Thánh Tông cho chế tạo các
thứ cân, thước, thăng, đấu (gọi chung là hệ đo lường) theo thể thức nhất định để
ban ra làm mẫu dùng trong khắp dân gian. Tại các chợ búa và phố phường, ai
không theo đúng các thức ấy thì sẽ bị tội đồ. Ngoài ra, Nhà nước còn định lại tiền
công cho người làm thuê là 30 đồng mỗi ngày.
Về ngoại thương, thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao
đổi. Tuy nhiên, tư tưởng “Trọng nông ức thương” khiến cho sự giao lưu này còn
hạn chế. Các thương nhân ngoại quốc chỉ có thể tới các chợ ở biên giới hay các
cảng đã được chỉ định rõ. Họ phải có giấy phép và hàng hóa trên tàu được kiểm
soát rất nghiêm ngặt. Người trong nước muốn buôn bán cũng phải có giấy phép,
nếu không sẽ bị phạt. Năm 1467, nước Xiêm La đến Vân Đồn viết thư vào vàng lá
và hiến sản vật quý để xin thông thương nhưng vua Thánh Tông cũng khước từ
không cho họ buôn bán.
Chương 3: nhận xét về cuộc cải cách trên lĩnh vực kinh tế. * Tích cực
Với chính sách khẩn hoang và cho phép người nông dân được sở hữu ruộng tư, vua
Lê Thánh Tông đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể,
giảm bớt mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất.
Quyền lợi của người lao động cũng được quan tâm hơn ví dụ như việc quy định lại
tiền công cho họ (30 đồng tiền 1 ngày).
Việc thống nhất phép tiền tệ và đo lường khiến cho việc trao đổi giữa các nơi dễ
dàng và trở nên rành mạch hơn. * Hạn chế
Mặc dù đây là một cuộc cải cách khá toàn diện và được đánh giá cao, tuy nhiên
vẫn còn bộc lộ hạn chế nhất định. lOMoAR cPSD| 45932808
Chính sách quân điền còn chứa đựng sâu sắc tính giai cấp và bộc lộ những hạn chế
khi chính nó lại là nguyên nhân làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa nhà nước phong
kiến với nông dân. Chính sách quân điền của Lê Thành Tông đã trói buộc người
nông dân vào ruộng đất để bóc lột thuế và chịu mọi gánh nặng sưu dịch của nhà
nước trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa đang có điều kiện thuận lợi và chế độ tư
hữu đang ngày càng thắng thế. lOMoAR cPSD| 45932808