Tài liệu ôn tập - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Vì vậy, “hình tượng nghệ thuật là cái cụ thể, đồng thời là bức tranh khái quát về đời sống con người, được sáng tạo với sự trợ giúp của hư cấu và có giá trị thẩm mỹ” (L. I. Timofeev).2. Hình tượng nghệ thuật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LÍ LUẬN VĂN HỌC-NHÓM 6
1. Câu châm ngôn
Vì vậy, “hình tượng nghệ thuật là cái cụ thể, đồng thời là bức tranh khái quát về đời sống
con người, được sáng tạo với sự trợ giúp của hư cấu và có giá trị thẩm mỹ” (L. I. Timofeev).
2. Hình tượng nghệ thuật
Để thể hiện những tình cảm xã hội thẩm mỹ, văn học không dùng những
khái niệm trừu tượng, định lý, công thức mà bằng cách làm sống lại đối tượng một cách cụ
thể, gợi cảm thông qua sự hình thức hóa, hình tượng hóa. Hình tượng là sản phẩm của
phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư
cấu nghệ thuật.
2.1.Hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù
- Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng,
sáng tạo tồn tại khách quan. Khi đã được hoàn tất và định hình thì nó không phụ thuộc vào
sự cảm nhận chủ quan của người sáng tác và tiếp nhận.
- Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, ký hiệu, hình ảnh, các phương tiện tạo
hình cũng như được thể hiện bằng ngôn từ nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần.
Hình tượng nghệ thuật là cấp phản ánh đặc biệt của ý thức nên nó là khách thể tinh thần
đặc thù.
- VD:Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu
và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu
cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ
phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn
cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy
xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ
có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao
đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những
người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc
đời tăm tối của mình, nhưng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một
quy luật tự nhiên rằng: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính
là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945.
Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ quan của
bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. Hình tượng nghệ thuật do đó không
chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của người nghệ sĩ đối với hiện
thực ấy.
2.2.Tính tạo hình và biểu hiện của hình tượng
- Tạo hình là làm cho khách thể tinh thần có được một sự tồn tại cụ thể - cảm tính. Không
tạo hình thì không có hình tượng nghệ thuật.
- Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất, thể hiện những tư tưởng tình cảm
sâu kín, làm cho hình tượng trở nên toàn vẹn, sinh động, đồng thời cũng cho thấy thái độ,
cái nhìn của tác giả.
- Sự kết hợp giữa tạo hình và biểu hiện làm cho hình tượng có tính toàn vẹn, thống nhất
một cách sống động giữa hư và thực, ổn định và biến hóa... có giá trị thẩm mỹ cao
- VD: Từ khi sinh ra, Chí Phèo là một con số 0 tròn trĩnh: không cha mẹ, không nhà cửa,
không người thân. Thời thanh niên, hắn làm tá điền cho nhà Lí Kiến, giờ là cụ Bá Kiến. Hắn
luôn mơ ước rằng hắn sẽ trở thành một canh điền khỏe mạnh, một người nông dân lương
thiện. Nhưng chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Lí Kiến mà ước mơ ấy tan biến, Chí phải
ngồi tù. Từ đó, Chí thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân cách, hắn không khao khát làm người
lương thiện như xưa, giờ hắn là một kẻ liều mạng, sẵn sàng làm những việc như: kêu làng,
cào mặt ăn vạ, phá nát những mảnh đời lương thiện.
Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo một cách đặc biệt thông qua tiếng
chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, rồi quay ra chửi cha thằng nào không chửi với
hắn, đến cả người sinh ra mình cũng chửi. “Hắn vừa đi vừa chửi, mặc kệ thiên hạ nói gì về
hắn. Cả cái làng Vũ Đại ấy dường như không còn coi hắn là người trong làng đó nữa “. Để
từ đó, bộc lộ tính cách, bản chất của Chí. Chí từ một con người có bản chất thân thiện
nhưng do biến cố lớn mà Chí biến thành kẻ rạch mặt ăn vạ, một kẻ nghiện rượu thích phá
làng phá xóm.
Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao cũng thể hiện thái độ, cái nhìn của mình, ông
lên án tố cáo xã hội phong kiến xưa đã cướp đi những thứ vốn là của người nông dân.
| 1/2

Preview text:

LÍ LUẬN VĂN HỌC-NHÓM 6 1. Câu châm ngôn
Vì vậy, “hình tượng nghệ thuật là cái cụ thể, đồng thời là bức tranh khái quát về đời sống
con người, được sáng tạo với sự trợ giúp của hư cấu và có giá trị thẩm mỹ” (L. I. Timofeev).
2. Hình tượng nghệ thuật
Để thể hiện những tình cảm xã hội thẩm mỹ, văn học không dùng những
khái niệm trừu tượng, định lý, công thức mà bằng cách làm sống lại đối tượng một cách cụ
thể, gợi cảm thông qua sự hình thức hóa, hình tượng hóa. Hình tượng là sản phẩm của
phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
2.1.Hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù
- Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng,
sáng tạo tồn tại khách quan. Khi đã được hoàn tất và định hình thì nó không phụ thuộc vào
sự cảm nhận chủ quan của người sáng tác và tiếp nhận.
- Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, ký hiệu, hình ảnh, các phương tiện tạo
hình cũng như được thể hiện bằng ngôn từ nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần.
Hình tượng nghệ thuật là cấp phản ánh đặc biệt của ý thức nên nó là khách thể tinh thần đặc thù.
- VD:Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu
và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu
cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ
phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn
cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy
xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tầng lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ
có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao
đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những
người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc
đời tăm tối của mình, nhưng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một
quy luật tự nhiên rằng: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính
là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945.
Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ quan của
bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. Hình tượng nghệ thuật do đó không
chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của người nghệ sĩ đối với hiện thực ấy.
2.2.Tính tạo hình và biểu hiện của hình tượng
- Tạo hình là làm cho khách thể tinh thần có được một sự tồn tại cụ thể - cảm tính. Không
tạo hình thì không có hình tượng nghệ thuật.
- Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất, thể hiện những tư tưởng tình cảm
sâu kín, làm cho hình tượng trở nên toàn vẹn, sinh động, đồng thời cũng cho thấy thái độ, cái nhìn của tác giả.
- Sự kết hợp giữa tạo hình và biểu hiện làm cho hình tượng có tính toàn vẹn, thống nhất
một cách sống động giữa hư và thực, ổn định và biến hóa... có giá trị thẩm mỹ cao
- VD: Từ khi sinh ra, Chí Phèo là một con số 0 tròn trĩnh: không cha mẹ, không nhà cửa,
không người thân. Thời thanh niên, hắn làm tá điền cho nhà Lí Kiến, giờ là cụ Bá Kiến. Hắn
luôn mơ ước rằng hắn sẽ trở thành một canh điền khỏe mạnh, một người nông dân lương
thiện. Nhưng chỉ vì một cơn ghen bóng gió của Lí Kiến mà ước mơ ấy tan biến, Chí phải
ngồi tù. Từ đó, Chí thay đổi cả về ngoại hình lẫn nhân cách, hắn không khao khát làm người
lương thiện như xưa, giờ hắn là một kẻ liều mạng, sẵn sàng làm những việc như: kêu làng,
cào mặt ăn vạ, phá nát những mảnh đời lương thiện.
Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo một cách đặc biệt thông qua tiếng
chửi: chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, rồi quay ra chửi cha thằng nào không chửi với
hắn, đến cả người sinh ra mình cũng chửi. “Hắn vừa đi vừa chửi, mặc kệ thiên hạ nói gì về
hắn. Cả cái làng Vũ Đại ấy dường như không còn coi hắn là người trong làng đó nữa “. Để
từ đó, bộc lộ tính cách, bản chất của Chí. Chí từ một con người có bản chất thân thiện
nhưng do biến cố lớn mà Chí biến thành kẻ rạch mặt ăn vạ, một kẻ nghiện rượu thích phá làng phá xóm.
Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao cũng thể hiện thái độ, cái nhìn của mình, ông
lên án tố cáo xã hội phong kiến xưa đã cướp đi những thứ vốn là của người nông dân.