Tài liệu ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Mở đoạn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hiện còn sơ khai, các yếu tố của thị trường mới được tạo lập chưa đồng bộ, các quan hệ thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn đang biến động, nhận thức về kinh tế thị trường của chúng ta còn chưa đầy đủ. Các nhà quản lí kinh doanh không những xuất hiện nhiều mà còn mọc lên những nhà quản lý lớn nhỏ .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938 Mở đoạn
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hiện còn
sơ khai, các yếu tố của thị trường mới được tạo lập chưa đồng bộ, các
quan hệ thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn đang biến
động, nhận thức về kinh tế thị trường của chúng ta còn chưa đầy đủ. Các nhà quản lí
kinh doanh không những xuất hiện nhiều mà còn mọc lên những nhà quản lý lớn nhỏ
. Bởi vậy ta cần hiểu được nguyên tắc toàn diện, những yếu tố cần và đủ của một nhà quản lý kinh doanh. 1.
Khái niệm nguyên tắc toàn diện -
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là
một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. -
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện
tượng và trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều
mặt, nhiều mối quan hệ của nó. - Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức
về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt
của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. - Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật. Việc quan sát trong sự tồn tại của sự vật sự việc trong mối liên
hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự
vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật
hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều. -
Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự
phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải
quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật
như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực
tiễn. - Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải
biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ tất nhiên … để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động
phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. -
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật,
chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải
chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta
phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất -
Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên
cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Mối liên hệ
giữa các sự vật là có tính khách quan và tính phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có
chung bản chất và nguồn gốc, đó là tính vật chất của thế giới. Sự tồn tại khách quan
của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bện
ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong thì không có bản thân sự vật
đó, không có mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung quanh thì sự vật đó củng lOMoAR cPSD| 48302938
không có điều kiện để tồn tại được. Bên cạnh đó sự vật nào vùng là khâu trung gian
và mối giới của nhau, do đó mà các sự vật liên hệ với nhau thành một thể thống nhất
mà môi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó. 2.
Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
mối liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận
thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện.
Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa
dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem
xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác
nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự
việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội kết luận về tính quy luật
hay bản chất của chúng. 3.
Nội dung của nguyên tắc toàn diện •
Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung và Thuật ngụy
biện, phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, Những mối liên hệ
tất yếu của sự vật, Hiện tượng đó , Nhận thức chúng trong sự hữu cơ nội tại
chỉ có như vậy, Nhận thức mới có thể phản ánh được Đầy đủ nhất sự tồn tại
khách quan với nhiều thuộc tính, Nhiều mối liên hệ quan hệ tác động qua lại
của các khách thể nhận thức . •
Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ gắn với nhu cầu thực tiến, không
viển vông , ảo tưởng, bởi mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng với những nhu
cầu của con người rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh chỉ phản ánh được mối
liên hệ nào đó phù hợp với nhu cầu của con người ,nên nhận thức về sự vật
hiện tượng ,cũng không mang tính tương đối ,không đầy đủ ,không trọn
vẹn.Nắm được điều đó ,sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có
,xem đó là những chân lý bất biến tuyệt đối ,mà không bổ sung ,không phát
triển. Chỉ có như vậy thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng
như toàn bộ quá trình vận động,Phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng. •
Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ đồng bộ không cục bộ , phiến diện,
nghĩa là trong thực tiến phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp
,các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt ,các mối liên hệ
tương ứng của sự vật ,hiện tượng khi ấy. Song từng bước từng giai đoạn, nắm
đúng không trọng tâm then chốt để tập trung lực lượng giải quyết tránh dàn trải •
Nguyên tắc toàn diện dự báo được khả năng vận động , phát triển, tránh trì trệ, bảo thủ 4. Ví dụ lOMoAR cPSD| 48302938
Source : https://accgroup.vn/nguyen-tac-toan-dien-la-gi/#32-noidung-cua-nguyen-
tac-toan-dien-trong-nhan-thuc-va-thuc-tin - WP Extra
- Hiện nay để Việt Nam thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” thì nước ta cần xem xét và áp dụng nguyên tắc toàn
diện. Cụ thể một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta như nguồn
nhân lực, các thế mạnh tự nhiên, thế mạnh kinh tế xã hội; đối ngoại, an ninh quốc
phòng. Bên cạnh đó mặt khác, chúng ta cũng cần phải biết tranh thủ thời cơ, vượt
qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn
cầu hóa kinh tế đưa lại. 5.
Yếu tố cần và đủ của nhà quản lí kinh doanh
+ việc vận dụng nguyên tắc toàn diện là vô cùng quan trọng với Một nhà quản lý kinh doanh vì :
- Nhà quản lý phải có tầm nhìn xa trông rộng phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà
người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì
phải làm được bây giờ.
- Nếu một nhà quản lý không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán
những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao
giờ trở thành một nhà quản lýgiỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm
thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm
kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.
- Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản lý còn phải có sự quả
quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không
dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản lý phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang
lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.
- không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Nhà
quản lý chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó
là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những
cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành
tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.
*******Đa số những người lãnh đạo sinh ra do tài năng thiên bẩm của họ nên vị trí
lãnh đạo với họ là điều xứng đáng. Nhưng cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo đạt được
thành công là do sự nổ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của họ. Để trở thành một
nhà quản trị doanh nghiệp thành công và được mọi người kính trọng, nể phục là một
điều không hề dễ dàng, không chỉ nhờ vào tài năng mà còn nhờ vào những yếu tố khác.
Trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu tố lãnh đạo của một nhà quản trị doanh
nghiệp là yếu tố sống còn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và xây dựng nền
tản vững chắc. Vậy để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công, bạn cần
phải hội đủ các yếu tố về tài năng và nhân cách khi làm việc với nhân viên và với mọi người xung quanh - Niềm đam mê lOMoAR cPSD| 48302938
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp
cho xã hội, hoặc chí ít là cho bản thân họ. Nếu không có sự đam mê thì một nhà lãnh
đạo sẽ không thể đưa ra những quyết định táo bạo và đầy nhiệt huyết cho doanh
nghiệp của mình. - Sự hiểu biết và tính ham học hỏi
Có một điều chắc chắn rằng, người lãnh đạo không thể điều hành doanh nghiệp tốt
nếu họ không có kiến thức gì về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của
mình. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động cuả mình, người lãnh
đạo còn cần phải đọc thêm nhiều sách, tiếp thu nhiều kiến thức mới và phải có tinh
thần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức bản thân, luôn sẵn sàng cập nhật những tri thức mới.
Học hỏi luôn là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo thành công. Bạn sẽ cần phải
học hỏi nhiều điều để có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt. Không chỉ học hỏi trên sách
vở, bạn có thể học hỏi từ những người xung quanh, từ đối tác hoặc từ nhân viên của mình. - Nhìn xa trông rộng
Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng, hướng thẳng
về tương lai, mục tiêu của các nhà lãnh đạo là lãnh đạo được tập thể của mình đi lên
nhưng không phải bằng lối mòn đã có sẵn, bởi vì những lối mòn đó đã quá lạc hậu và
không phải là giải pháp tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Điều này bắt buộc nhà lãnh
đạo cần phải biết nhìn về tương lai và không ngần ngại khi đưa ra các quyết định
mang tính mạo hiểm. Họ sẵn sàng mạo hiểm để đi đến tương lai, điều này có vẻ liều
lĩnh nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được thành công ngoài mong đợi. - Đạo đức và tài năng
Có đạo đức và tài năng thì mới có thể trở thành lãnh đạo tốt trong mắt mọi người.
Nếu bạn có thực tài nhưng lại thiếu đi cái tâm của một nhà lãnh đạo thì sớm hay
muộn bạn cũng sẽ bị đào thải. Đạo đức luôn đi liền với tài năng, bạn phải luôn cố
gắng để giành được những gì tốt đẹp nhất cho tập thể của mình, luôn đấu tranh
giành quyền lợi cho nhân viên. Chỉ một hành động như vậy, bạn sẽ nhận được sự yêu
mến của mọi người và hơn hết đạo đức nghề nghiệp của bạn sẽ được giữ vững. - Rút kinh nghiệm
Trong việc quản lý, đôi khi bạn sẽ gặp thất bại vì những quyết định bạn đưa ra chưa
phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ
luôn phải ghi nhớ thất bại đó của mình để rút kinh nghiệm, tránh những lỗi đã mắc
phải trong những dự án kế tiếp. Hãy cảm ơn những lần vấp ngã của chính bản thân
mình, vì từ đó bạn sẽ có được những bài học bổ ích và có thêm kinh nghiệm trong
công việc cũng như trong cuộc sống. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng quyết đoán cao
Việc điều hành một tập thể là một điều không mấy khó khăn đối với nhà lãnh đạo,
nhưng điều hành ra sao mới là điều quan trọng. Bạn điều hành họ làm việc nhưng khi
thu được kết quả thất bại, bạn sẽ làm gì? Sẽ đổ hết trách nhiệm lên nhân viên và cho
rằng họ làm việc không hiệu quả hay bạn sẽ nhận trách nhiệm về mình? Một nhà
lãnh đạo giỏi là người sẽ dám đứng ra nhận lỗi về mình và có tinh thần chịu trách
nhiệm về mọi quyết định mà họ đưa ra. Khi đưa ra một quyết định nào bạn cần phải lOMoAR cPSD| 48302938
cân nhắc kỹ và phải thật quyết đoán với quyết định của mình. Đó chính là tinh thần
trách nhiệm cần phải có ở một nhà lãnh đạo. - Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại
khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức
thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ
năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn
phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực
không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo.
Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện
theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn
thành tốt vai trò của một người lãnh đạo.