Tài liệu ôn tập môn Lịch sử đảng. Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46613224
Bài TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh,
chị hãy trả lời các câu hỏi sau: 1.
Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay). (6 điểm). 2.
Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986 – nay).
Từ vấn đề lịch sử trên, bạn có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của bản thân? (4 điểm) Bài làm Câu 1:
-Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Đổi mới
kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam
từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung
bình thấp. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt
8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 20162019 đạt
mức bình quân 6,8%. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top
10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi
vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Quy mô, trình
độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm
2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được
cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến
năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu
dùng, tiết kiêm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao độ ng -̣ viêc làm,… tiếp tục được bảo
đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô.̣ Từ 2002 đến 2018, GDP đầu
người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ
lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá).
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước, đứng
đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt
Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 , cao hơn nhiều so với các nước có
cùng trình độ phát triển kinh tế.
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp
độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu của Việt 1 lOMoAR cPSD| 46613224
Nam. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia
nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều
nước, trong đó có tất cả các nước P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) và hầu hết các
nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường. Các đối tác FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết
các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó
có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam
thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
Năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác
Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam - Anh)…
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong
những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi
mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống
còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên
75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương.
Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung
bình thế giới. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2021, toàn quốc có
khoảng 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm 32% lực lượng lao động). Trong đó có hơn
14,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; gần 1,2 triệu người tham gia BHXH tự nguyện;
hơn 13 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp; hơn 85 triệu người tham gia BHYT (đạt
tỷ lệ bao phủ 87,1% dân số).
Về triển vọng, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu hướng
phục hồi theo hình chữ V; là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực
và thế giới. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu
theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ
thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng
tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong 35 năm đổi mới, các thành tựu xây dựng con người của nước ta còn được thể hiện
qua chỉ số HDI có xu hướng tăng đều và khá ổn định, cả về giá trị tuyệt đối cũng như thứ
hạng. “Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704. Với kết quả
này Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước phát triển con người cao và được xếp thứ
117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ”. Chỉ số phát triển con người vừa thể hiện tính nhân
văn, vừa là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện:
sức khỏe tri thức và thu nhập. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của
một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: 1) con người là trung tâm của sự phát triển; 2) người
dân là mục tiêu của sự phát triển; 3) việc nâng cao vị thế của người dân (bao gồm cả sự
hưởng thụ và cống hiến); 4) chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho người dân về mọi mặt
(thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch,...); 5) tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho
người dân về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...”. 2 lOMoAR cPSD| 46613224
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức,
theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã gia nhập WTO, thiết
lập được 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao, kinh
tế với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, WTO cùng với hơn hơn 500 hiệp định
song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực mà Việt Nam tham gia, là những cánh cửa
lớn, đa chiều để Việt Nam định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị
trường và tự tin hội nhập ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn.
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức
quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc...
đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực,
được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các
cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016,
Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của
Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cùng lúc cả ba trọng trách: Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. điều này
góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việc Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo
an nhiệm kỳ 2020 - 2021, ngày 7/6/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), với
số phiếu kỷ lục chưa từng có (192/193 phiếu) trong 75 năm phát triển của Liên Hợp quốc
đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam. Có thể khẳng định, Việt Nam đã thực
sự chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
-Qua 35 năm tiến hành đổi mới, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử là sản phẩm kết
tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều
nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt
Nam và xu thế phát triển của thời đại. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạnh Việt Nam. Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững
vàng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn
thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
- Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra
từng bước theo hướng vừa làm vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến trên cơ sở đúc
rút những kinh nghiệm của thực tiễn. Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế
cũ, dần hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành công to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức đổi mới 3 lOMoAR cPSD| 46613224
của Đảng là đúng đắn. Mặt khác, những thành công đó đã cho thấy khả năng lãnh đạo đất
nước xoay chuyển tình thế, kịp thời thích nghi với bối cảnh chính trị - kinh tế mới của
quốc tế nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 2:
-Có được những thành tựu trên đây là do Đảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực
thực hiện. Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam; có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời
nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra những chủ trương, quyết sách phù hợp cho từng giai
đoạn cách mạng, khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi. Đông đảo cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó
khăn, thách thức, thực hiện đường lối đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta được
bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ.
-Từ vấn đề lịch sử trên bài học được rút ra cho cuộc sống của bản thân là không ngừng thay
đổi và cải thiện bản thân để có một cuộc sống tốt hơn, không ngừng cố gắng để đạt mục
tiêu đặt ra của bản thân rồi sẽ có ngày bạn được kết quả tốt, luôn cố gắng học tập để sau
này góp phần đưa đất nước đi lên. Tài liệu tham khảo:
http://dukcqtw.dcs.vn/nhung-thanh-tuu-to-lon-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-thuc-hienduong-
loi-doi-moi-do-dang-khoi-xuong-va-lanh-dao-duk15671.aspx
http://tuyengiaoangiang.vn/chong-dbhb/11833-nh%E1%BB%AFng-th%C3%A0nh-t%E1
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/dang-cong-san-viet-nam-lanh-dao-cong-cuoc-doimoi-
kinh-te-dat-nuoc-1491890466 https://nhandan.vn/danh-gia-tong-quat-va-bai-hoc-kinh- nghiem-post251753.html 4