Tài liệu ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ở nội dung thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức. Như vậy có thể nói lửa, nước, đất, không khí là vật chất bởi vì chúng tồn tại độc lập với ý thức, ý thức, cảm giác của con người đối với đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Để hiểu được thắc mắc của Thành ta cần xem xét nội dung của quan niệm triết học
Mác – Lênin về vật chất:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó tác động lên
giác quan của con người một cách trực tiếp và gián tiếp
- Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh
Ở nội dung thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức. Như vậy có thể nói lửa, nước, đất, không khí là vật chất bởi
vì chúng tồn tại độc lập với ý thức, ý thức, cảm giác của con người đối với đất,
nước, lửa, không khí có tồn tại hay không cũng không ảnh hưởng gì tới sự tồn tại
và vận động của chúng. Như vậy đất, nước, lửa, không khí thỏa mãn nội dung 1
của quan niệm Mác-Lênin về vật chất.
Ở nội dung thứ hai, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó
tác động lên giác quan của con người một cách trực tiếp và gián tiếp. Quay lại với
đất, nước, lửa, không khí, bằng trực tiếp hay gián tiếp, chúng đều tác động lên các
giác quan của con người, qua đó đem lại cảm giác. Chúng ta thở bằng không khí
hay uống nước mỗi ngày, ta cảm thấy nóng khi lại gần lửa, đi lại trên đất, sờ được,
nhìn thấy được lửa, nước hay đất… chúng ta liên tục cảm giác được sự tồn tại của
đất, nước, lửa, không khí mỗi ngày chứng tỏ chúng đã tác động lên giác quan của
con người gây nên cảm giác, nói cách khác đất, nước, lửa, không khí là vật chất.
Ở nội dung thứ ba, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật
chất là cái được ý thức phản ánh. Thành nói rằng “vật chất là tinh thần” trên thực tế
vẫn có phần đúng nhưng chưa được cụ thể và chính xác. Nói cách khác vật chất
được phản ánh qua ý thức của con người dưới dạng các khái niệm. Khái niệm ở
đây là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh một lớp các đối tượng (sự vật,
quá trình và hiện tượng) thông qua các đặc trưng, các dấu hiệu cơ bản của các đối
tượng đó. Bản chất sự vật hiện tượng ta thấy trong tự nhiên, đời sống là các dạng
cụ thể của vật chất còn vật chất chỉ là khái niệm tồn tại trong bộ óc của con người.
Như vậy khi Tuấn nói vật chất, hay cái bàn, cái ghế là khái niệm tức là đang nói
đến vật chất nói chung chỉ tồn tại dưới dạng khái niệm trong ý thức của con người,
còn trong thực tế mỗi cái bàn, cái ghế đều có điểm khác nhau và chúng là các dạng
cụ thể của vật chất. Như vậy đất, nước, lửa, nước trong thực tế đời sống là dạng cụ
thể của vật chất, được khái quát và phản ánh qua ý thức của con người qua những
đặc điểm chung, những đặc trưng, dấu hiệu của các dạng cụ thể của vật chất đó
thành khái niệm tồn tại trong ý thức của chúng ta. Như vậy đất, nước, lửa, không
khí chính là vật chất và được ý thức của con người phản ánh, còn đất, nước, lửa,
không khí chúng ta nhìn thấy, cảm nhận được trong tự nhiên là dạng cụ thể của vật chất.
Như vậy, vật chất không phải là tinh thần mà là cái có trước tinh thần, tinh thần
hay ý thức là cái có sau, nói cách khác vật chất chính là nguồn gốc của ý thức. Ý
thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ
là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là óc người. Nhưng ý thức
cũng không tự nhiên sinh ra trong óc người mà phải trải qua quá trình phản ánh thế
giới bên ngoài. Như vậy bộ óc, thế giới bên ngoài (vật chất) là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ vào lao động, ngôn
ngữ và các quan hệ xã hội. Có thể nói nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết
định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động. Nhờ vào quá trình lao động, con
người được tiếp xúc với thế giới tự nhiên để từ đó khám phá ra quy luật vận hành
của nó. Con người liên tục đặt ra những câu hỏi về thế giới xung quanh và đi tìm
câu trả lời cho những câu hỏi đó. Chính điều này là điều kiện cho ý thức ra đời và phát triển.
Nhưng nếu chỉ có lao động và thực tiễn xã hội thì ý thức không thể tồn tại được bởi
vì thiếu đi một yếu tố cực kì quan trọng, đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì
không thể truyền đạt tri thức cho người khác hay cho thế hệ sau. Chính ngôn ngữ
đã cung cấp điều kiện để ý thức tồn tại và được thể hiện. Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Như vậy, có thể thấy lao động, ngôn ngữ (vật chất) là nguồn gốc xã hội của tinh
thần, ý thức. Vật chất vừa là nguồn gốc tự nhiên vừa là nguồn gốc xã hội của ý
thức nên vật chất chính là nguồn gốc sản sinh ra ý thức, là cái có trước và quyết
định ý thức. Vậy nên, Thành nói “vật chất là tinh thần” là chưa chính xác. Vật chất
phải là cái có trước tinh thần và quyết định nội dung, bản chất và sự vận động, phát
triển của tinh thần. Tinh thần, ý thức vẫn có thể tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người nhưng xét cho đến cùng thì vật chất vẫn mang
yếu tố quyết định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì thế nội
dung của ý thức do thế giới khách quan chính là vật chất quyết định. Chính thực
tiễn thông qua hoạt động vật chất cải biến thế giới của con người là cơ sở hình
thành và phát triển ý thức.