Tài liệu ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, tồn tại một cách thống nhất, quy định và tác động lẫn nhau tạo nên hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của nó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lời mở đầu: Có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người cũng như về bản chất con
người nhưng tựu lại thì quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất
con người là toàn diện và đầy đủ nhất. Con người là một trong những nội dung cơ bản
trong tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu
của sự phát triển xã hội. Và dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng và chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận thức được một cách sâu sắc và đầy đủ về nhân tố con người, vận
dụng trong quá trình xây dựng con người trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất con người:
1.1. Khái niệm con người :
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, tồn tại một cách thống nhất,
quy định và tác động lẫn nhau tạo nên hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình
làm ra lịch sử của nó.
- Con người là một thực thể của tự nhiên:
Giới tự nhiên là tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của
con người. Do đó, bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con
người, loài người. Cũng vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo và nguồn
gốc tự nhiên của con người là cơ sở quan trọng để con người có thể hiểu và làm chủ
chính bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó – lịch sử nhân loại [ . 1]
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:
Đầu tiên, con người chính là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới
tự nhiên. Điều đó được minh chứng bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và
khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết Đácuyn về sự tiến hóa của loài.[2]
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, có quan hệ thống nhất với tự nhiên
và tự nhiên cũng chính là “thân thể vô cơ của con người”. Vì thế, những biến đổi của
giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thường
xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Ngược lại, sự biến đổi và
hoạt động của con người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi 1
trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người ớ
v i các tồn tại khác của giới tự nhiên.[3]
- Con người là một thực thể xã hội:
Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên mà nó lại
có đặc tính xã hội. Bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối
quan hệ của các cộng đồng xã hội.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, nguồn gốc hình thành con người, loài người không chỉ có từ nguồn gốc vật
chất tự nhiên mà còn có từ nguồn gốc xã hội của chính nó, mà cơ bản và quan trọng nhất
là nhân tố lao động. Nhờ có lao động con người có thể thay đổi bản năng sinh học, vượt
qua những loài động vật khác để tiến hóa và phát triển thành con người [ . 4]
Thứ hai, sự tồn tại và phát triển của còn người, loài người luôn bị chi phối bởi các nhân
tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội có sự biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay
đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.[5]
Qua đó thấy rõ hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại một cách thống
nhất, quy định, tác động và làm biến đổi lẫn nhau, tạo nên hoạt động sáng tạo của con
người trong quá trình làm ra lịch sử của nó. Và vì vậy, khi lý giải bản tính con người chỉ
từ giác độ tự nhiên hoặc chỉ từ giác độ xã hội thì đều không triệt để và sẽ dẫn đến những
kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.
1.2. Bản chất con người :
Trong tác phẩm luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã khẳng định: “Bản chất con người
không phải là một cái trừu trượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội [ ” 6]. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng không chỉ thừa nhận bản tính tự nhiên của con người mà còn lý giải con
người từ phương diện lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính xã hội của nó. Chính
bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách
“người”, giúp phân biệt con người với các giống loài khác. Như vậy, có thể hiểu con 2
người là một thực thể tự nhiên nhưng mang đặc tính xã hội. Trong tính hiện thực, bản
chất con người chính là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội bởi xã hội là của con người,
được tạo nên từ quan hệ giữa người với người về mặt chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm
mĩ, tôn giáo, lịch sử… Mỗi mối quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động
qua lại và không tách rời nhau tạo nên bản chất của con người. Bên cạnh đó, sự hình
thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo của nó phải được tiếp
cận từ giác độ phân tích, lý giải sự hình thành và phát triển của các quan hệ xã hội của
nó trong lịch sử. Sự giải phóng bản chất của con người cần phải hướng tới sự giải phóng
những quan hệ xã hội của nó và những yếu tố trong những thời đại khác nhau thì sẽ có
các quan hệ xã hội được biểu thị khác nhau, khi đó bản chất con người cũng sẽ thay đổi
tác động tạo nên những quan hệ trở thành tiêu chuẩn của các cá nhân trong xã hội, qua
đó phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Chính vì vậy, con người vừa là chủ thể của xã hội
, của lịch sử đồng thời vừa là sản phẩm của lịch sử.[7]
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
2.1. Về lý luận:
Trong nhận thức, đánh giá con người phải xem xét trên cả hai phương diện bản tính tự
nhiên và bản tính xã hội, nhưng phải coi trọng việc xem xét trên phương diện xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển của bản chất con người chịu sự quy định bởi các yếu
tố về kinh tế - xã hội. Trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì con người
sẽ có những quan điểm và bản chất khác nhau, được định hình một cách riêng biệt . Mỗi
con người cá nhân sẽ hình thành nên con người trong xã hội và những người trong xã
hội đó sẽ tác động trở lại đến những con người cá nhân. Đồng thời, rèn luyện phẩm chất
nhân cách của con người rất cần được coi trọng. Nhân cách con người là tổng hòa các
yếu tố tạo thành giá trị con người mới. Mỗi con người trong quá trình hình thành nhân
cách của mình thì phải được hình thành từ những yếu tố thuộc về tri thức và đạo đức, vì
vậy cần phải học tập rèn luyện mình để vừa có nhân cách vừa có đạo đức – đó chính là
yếu tố phát triển toàn diện của con người. Việc hình thành và phát triển nhân cách con
người phải chịu sự quy định bởi các yếu tố về văn hóa – xã hội vì giá trị truyền thống
của dân tộc sẽ quyết định đến hành vi, tình cảm, nhân cách của mỗi con người mà muốn
như vậy thì chúng ta phải giáo dục nhân cách của con người trong quá trình định hình 3
nên một con người trong xã hội. Văn hóa – xã hội là tổng hòa của văn hóa cá nhân và
những yếu tố cấu thành nên văn hóa – xã hội là toàn bộ thế giới quan chuẩn mực về
thẩm mĩ, đạo đức, văn hóa, chính trị, xã hội,… để hình thành nên. Vì vậy trong quá trình
để đảm bảo tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại thì chúng ta phải giáo dục, tuyên
truyền, nâng cao quá trình nhận thức để có được con người của thời đại, của xã hội và
của văn hóa dân tộc đó. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp với
những mối quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể phát triển con người tốt đẹp và hoàn thiện,
tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.[8]
2.2. Về thực tiễn:
Con người với tư cách là một cá nhân, là một nguồn nhân lực cho xã hội, cho cộng đồng,
vì vậy trong quá trình hình thành bản chất con người cá nhân hay con người xã hội thì
chúng ta phải hướng tới phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Và trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi trọng việc xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó,
giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”[9], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”[10]. Giáo dục là phương diện quyết định chất lượng con người và cũng chính là
yếu tố quan trọng của tương lai đất nước trong quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa.
Nhà nước cần tập trung nguồn lực cho giáo dục, đào tạo và khoa học - công nghệ, được
định hướng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy cần phải tiến
hành đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đầu tư và tăng cường nguồn lực cho giáo
dục, nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên,…đồng thời rèn luyện phẩm
chất đạo đức của con người. Mặt khác, Nhà nước cũng cần quan tâm đến chất lượng
cuộc sống và vấn đề sức khỏe của con người đặc biệt là trẻ em để đảm bảo sự phát triển
toàn diện và là sự chuẩn bị cần thiết nguồn lực con người cho những bước phát triển tiếp
theo của đất nước.[11] 4
Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải có những cơ chế, xây dựng các chính sách chuyên biệt
với chế độ làm việc nhiều ưu đãi cho nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo trong
nước và nước ngoài, thu hút những du học sinh trở về nước làm việc sau khi tốt nghiệp
và khuyến khích nguồn nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển trên thế giới đến Việt Nam làm việc.[12]
Đồng thời nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước đối với nguồn nhân lực. Chúng ta
phải quản lý có hiệu quả về nhân lực trước những yêu cầu mới của phát triển nền kinh
tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh. Nhà nước cần phân định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.[13]
Cuối cùng là cần tạo lập một môi trường hoàn thiện và phát triển con người. Đảng Cộng
sản Việt Nam khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển”[14]. Do đó, để xây dựng con người Việt Nam phát triền toàn diện
và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trước hết l
à phải tạo ra một môi trường kinh
tế phát triển, môi trường chính trị ổn định, môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, trong
đó mỗi cá nhân sống, lao động sáng tạo, cống hiến và hưởng thụ [15]. Tất cả những điều
đó giúp ta định hình nên bản chất nguồn nhân lực của chúng ta.
Lời kết: Quan điểm về con người và bản chất con người của chủ nghĩa Mác – Lênin là
một quan điểm đầy đủ và toàn diện. Nó có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn. Chúng ta
cần phải học tập và rèn luyện bản thân mình phù hợp với điều kiện xã hội để trở thành
nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tạo nên một
xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], [2], [3] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (2020), Trường Đại
học Kinh Tế TPHCM, tr.204.
[4], [5] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (2020), Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, tr.205.
[6] C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
[7] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin (2020), Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, tr.205 – 206.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII , Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. [10] Hồ Chí Minh
: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 528
[11] Hải Đăng (2021), Nguồn lực con người – nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triền
nhanh và bền vững, truy cập tại: https://tinhuyquangtri.vn/nguon-luc-con-nguoi-yeu-t - o
co-ban-dam-bao-cho-su-phat-trie - n nhanh-va-ben-vung
[12] Lê Lan Hương – Trần Thị Thu Dung – Trần Nguyên An – Đinh Văn Hiệp (2021),
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghệp 4.0, truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-luoc- phat-trie -
n nguon-nhan-luc-quoc-gia-cua-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang- cong-nghep-40-83984.htm [13]
https://xemtailieu.net/tai-lieu/quan-diem-triet-hoc-mac-lenin-ve-con-nguoi-va-
van-de-xay-dung-nguon-nhan-luc-con-nguoi-trong-s - u nghiep-cong-nghiep-hoa-hien- dai-hoa-nuoc-t -
a 2184552.html?fbclid=IwAR0gK2V0Ke7qr4ey5Ni-
0El_CbG_GzPTz9Lh0o-8aF9250SePFXIdb2LluE
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr. 76.
[15] Trần Thắng (2021), Chuyên đề 26: Quan điểm triết học Mác Lê Nin về bản chất
con người và giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, truy cập tại:
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-da-
nang/military-training/chuyen-de-26-quan-diem-triet-hoc-mac-l - e nin-ve-ban-chat-con-
nguoi-va-giai-phap-nham-phat-huy-nhan-to-con-nguoi-o-viet-nam-trong-giai-doan- hien-nay/7813945