Tài liệu ôn tập triết học Mác – Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Tài liệu ôn tập triết học Mác – Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (DHCT13)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích quan niệm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng,
cái chung và cái đơn nhất?
- Cái chung và cái riêng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
- Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn thể.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Muốn tìm ra cái chung phải nghiên cứu cái riêng.
- Khi giải quyết các vấn đề riêng trong thực tiễn cần phải đặt trên nền tảng các nguyên tắc chung.
- Khi áp dụng nguyên tắc chung vào hoạt động thực tiễn cần phải cá biệt hoá nó.
- Cần nắm vững tính quy luật của quá trình chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung để thúc đấy sự phát triển.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả?
- Mối quan hệ nhân quả mang tính quá trình
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện thì sẽ tác động ngược trở lại nguyên nhân.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Muốn nhận thức sâu sắc, đầy đủ về một sự vật, hiện tượng, cần phải tìm hiểu nguyên nhân - sinh ra nó.
- Muốn triệt tiêu hoặc làm nảy sinh một hiện tượng cần phải loại bỏ hoặc tác động vào nguyên
nhân sinh ra hiện tượng đó.
- Phải biết cách đánh giá đúng vai trò caủa từng nguyên nhân trong việc sinh ra kết quả và sự tác
động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên?
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên cũng có thể chuyển hoá cho nhau.
- Tất nhiên chi phối sự phát triển, ngẫu nhiên làm cho sự phát triển phong phú hoặc đa dạng hơn.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không được căn cứ vào cái ngẫu nhiên.
- Từ những cái ngẫu nhiên thường gặp trong hoạt động thực tiễn, cần phải tìm ra cái tất nhiên và
quy luật chung chi phối hiện thực.
- Không được coi thường cái ngẫu nhiên. Trong cuộc sống phải biết dự phòng những đối sách
cần thiết với các tình huống đột xuất.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức?
- Nội dung và hình thức tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
- Một nội dung có thể thể hiện ra ở nhiều hình thức và một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung.
- Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Không tuyệt đối hoá một trong hai mặt nội dung và hình thức.
- Cần tận dụng sự đa dạng của hình thức trong việc thể hiện nội dung.
- Muốn hoạt động thực tiễn có hiệu quả trước hết phải căn cứ vào nội dung (và sự tác động trở lại
của hình thức đối với nội dung)
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?
- Bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
Tính mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng:
- Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong phú hơn bản chất.
- Hiện tượng không hoàn toàn phù hợp với bản chất.
- Bản chất ổn định hơn so với hiện tượng, hiện tượng biến đổi nhanh hơn so với vật chất.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Muốn tìm ra bản chất phải nghiên cứu hiện tượng.
- Cần qua nhiều hiện tượng mới tìm ra bản chất.
- Cần nghiên cứu hiện tượng, tránh phản ánh sai lệch bản chất.
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực?
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
- Một sự vật với cùng một điều kiện có thể có nhiều khả năng, khi có điều kiện mới có thể thêm khả năng mới.
- Quá trình chuyển biến khả năng thành hiện thực trong tự nhiên khác trong xã hội.
Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
- Trong một sự vật tồn tại nhiều khả năng nên cần phải lựa chọn khả năng phù hợp, hạn chế khả năng xấu.
- Cần phải nhận thức được khả năng tiềm tàng trong sự vật để nắm bắt được xu thế phát triển của nó.
- Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để biến khả năng
thành hiện thực theo mục đích nhất định.