Tài liệu ôn tập Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Khi tiến hành kiểm tra bất cứ một sự việc hay đối tượng nào, thì thực hiện xác định tiêu chí là một việc vô cùng cần thiết. Cho những mục tiêu cần phải được xác định trên đối tượng, càng nhiều những mục tiêu được đặt ra thì càng nhiều các tính chất cần được đánh giá. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật.
Khi tiến hành kiểm tra bất cứ một sự việc hay đối tượng nào, thì thực hiện xác định
tiêu chí là một việc vô cùng cần thiết. Cho những mục tiêu cần phải được xác định trên
đối tượng, càng nhiều những mục tiêu được đặt ra thì càng nhiều các tính chất cần được
đánh giá. Người tiến hành từ đó sẽ hiểu hơn về những bản chất của đối tượng. Để khi
nhìn nhận trên đa chiều những khía cạnh, họ cũng có thể dễ dàng đưa ra những nhận
định khác nhau. Từ đó mà tính chất toàn diện được phản ánh.
Lý thuyết cần được vận dụng một cách hệ thống khi tiến hành xem xét trên các đối
tượng khác nhau. Dựa vào sự khác nhau của đối tượng và tính chất của nó mà cách
chúng ta tiếp cận trên những phương diện cụ thể cũng sẽ trở nên rất đa dạng. Đồng nghĩa
với việc chúng ta phải luôn linh hoạt, sáng tạo và không dập khuôn trong cách tiền gần
hơn tới đối tượng. Việc điều tiết các mức độ và yếu tố tác động hợp lý là “chìa khóa” để
đạt được hiệu quả tốt nhất. Tức là việc “xem xét” nó được cấu thành nên từ những yếu
tố, những bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác ra sao. Cho nên
việc tiến hành các phân tích là để hiểu rõ hơn về cơ chế cũng như những mối liên hệ với
kết quả phản ánh. Từ đó tạo tiền đề cho việc tìm ra những thuộc tính chung của hệ thống
vốn không có ở mỗi yếu tố.
Khi nhìn nhận trên góc độ toàn diện hơn, việc xem xét cả mối quan hệ của sự vật với
các yếu tố xung quanh là một yêu cầu thiết yếu. Trong sự tác động và liên tục ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các yếu tố, nó còn làm cho hướng tiếp cận trở nên rõ ràng hơn khi đánh
giá qua cái nhìn toàn diện các phản ánh từ sự vật. Phân tích sự vật ấy dựa vào sự đa dạng
của tính rộng mở, bắt cầu đến mối quan hệ với các hệ thống khác. Hay ngay cả là trong
mối quan hệ với các yếu tố cấu thành môi trường vận động, phát triển của chính nó …
Hình thành nên góc độ toàn diện từ nhìn nhận bên trong đến các tác động bên ngoài.
Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập giữa chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện,
phản ánh mối tương quan chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tất yếu giữa 2
những sự vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại bởi chỉ
có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ nhất sự tồn tại khách quan với
nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại giữa các cá thể nhận thức.
Nguyên tắc toàn diện quan sát mối liên hệ tương quan gắn liền với nhu cầu thực tiễn;
không viển vông, cũng không ảo tưởng bởi mối liên hệ gắn kết giữa những sự vật, hiện
tượng với nhu cầu của con người là rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, chúng
sẽ chỉ phản ánh được một mối liên hệ tương quan mật thiết nào đó phù hợp với nhu cầu
của con người nên nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng mang tính chất tương đối, không
đảm bảo, không vẹn toàn. Nắm bắt được điều này, sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá
những tri thức đã có, xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối mà không bổ sung,
không phát triển. Chỉ có như vậy mới thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn
cũng như của toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc toàn diện còn xem xét mối liên hệ đồng bộ; nhưng không cục bộ, phiến
diện; nghĩa là trong thực tiễn, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các
phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của
sự vật, hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm,
then chốt để tập trung lực lượng giải quyết, tránh dàn trải. Nguyên tắc toàn diện dự báo
được khả năng vận động, phát triển; tránh trì trệ và bảo thủ.
Như vậy, trong hoạt động nhận thức, thực tiễn cần thiết thực hiện các nhận thức toàn
diện. Vừa đem đến những hiểu biết rõ hơn về bản chất của đối tượng. Cũng như vừa hạn
chế được cái nhìn hay tác động phiến diện có thể gây ra trên sự vật. Sự nhìn nhận này
chẳng những không khiến cho hiệu quả trong công tác đánh giá hay nhận thức này trở
nên tốt hơn; mà còn có thể là nguyên do mang đến một hiệu suất không đạt yêu cầu, đôi
khi còn mang đến một cái nhìn sai lệch và tiêu cực. Vì thế đối với việc thực hiện quan 3
sát và tìm hiểu tổng thể trong phản ánh của đối tượng là vô cùng cần thiết, giúp mang
đến những hình dung và xâu chuỗi cho các đặc tính tồn tại bên trong của sản phẩm.
Cũng như việc tiến hành quan sát các mối tương quan hay các tác động bên ngoài của
nó qua lại với những nhân tố khác. Việc nhìn nhận từ nhiều khía cạnh và đưa ra các quan
điểm khách quan sẽ giúp cho các yêu cầu trong mục tiêu phân tích được phản ánh một cách có hiệu quả hơn.
Cũng vì vậy mà theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối
quan hệ tương quan qua lại, tác động lẫn nhau. Chỉ có như vậy mới có thể mang đến
những phản ánh đúng đắn cho sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Nhìn nhận trên càng
nhiều phương diện và phân tích càng cụ thể, sẽ mang đến những khía cạnh đầy đủ và
hiệu quả nhất. Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán và tác động hiệu
quả lên đối tượng đó.
3. Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản thân.
Trên bước tiến khẳng định vai trò của ý thức đối với nhận thức và cải tạo thế giới, đã
từng có câu nói: “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng
tạo nên thế giới theo nhu cầu thực tiễn của xã hội”. Câu nói đã phần nào minh chứng,
thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức được rõ ràng và đúng đắn hiện
thực khách quan; nhưng mặt khác, cũng thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã có
thể cải biến hiện thực khách quan tuân theo mệnh lệnh vì những lợi ích của bản thân.
Và cũng thông qua điều đó, có thể khẳng định một cách chắc chắn hơn tư duy khoa học,
năng lực tư duy khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cả hoạt động
nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn.
Để vận dụng nó một cách chân thực nhất vào thực tiễn đời sống, điều trước nhất –
học cách tiếp nhận tri thức mới một cách khoa học và sáng tạo. Tư duy biện chứng sẽ
giúp bản thân chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, biết cách phân biệt những điều đúng 4
và sai; biết chỉ ra cái sai, và khẳng định cũng như phát triển những tri thức đúng đắn.
Học được cách loại bỏ cái tư duy siêu hình cứng nhắc, bảo thủ mà trì trệ tạo tiền đề mở
rộng tư duy tiếp nhận những điều mới mẻ ở thế giới rộng mở và ngày càng phát triển hơn.
Hơn cả như vậy, nguyên tắc toàn diện sẽ đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và xử lý các
tình huống thực tiễn một cách cẩn trọng; cần phải xem xét từ mọi khía cạnh của các sự
vật, hiện tượng và đặt chúng trong mối liên hệ tương quan biện chứng qua lại giữa các
bộ phận, các yếu tố cũng như giữa các mặt của chính sự vật hay hiện tượng đó và trong
chính sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Trong
thực tế, bản thân chúng ta phải biết cách sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương
tiện khác nhau để tác động vào trọng tâm đối tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, cần học cách nhận diện và phê phán những quan điểm phiến diện, chiết trung và ngụy biện.
Tự lực bản thân học cách rèn luyện cho chính mình biết cách nhìn nhận những quan
điểm phát triển trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm phát triển sẽ
đòi hỏi không chỉ là nắm bắt cái hiện đang tồn tại của sự vật, mà còn phải thấy được
khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng; phải thấy được những biến đổi đi
lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Mà nhìn nhận chung là phát triển đi
lên, tức phải thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình
phát triển của nó. Để từ đấy, là nền tảng phát triển cho những tư duy mới mẻ và cách
nhìn nhận vấn đề, bổ sung cho những mảng kiến thức thực tiễn cần thiết để bước đầu đi
lên một môi trường rộng lớn hơn. 5