Tài liệu ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Từ xưa, người Việt có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Xétkhía cạnh nào đó, câu này chứa đựng quan điểm tiêu cực. Thực tế, đây làbiểu hiện tương đối phổ biến, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu, bất cứ ngành nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---oOo--- TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THU HÀ
Mã số sinh viên: 24205209639 Số thứ tự: 26 Lớp môn học: POS 361W A MỞ ĐẦU 1.
Lý do chọn đề tài:
Từ xưa, người Việt có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Xét
khía cạnh nào đó, câu này chứa đựng quan điểm tiêu cực. Thực tế, đây là
biểu hiện tương đối phổ biến, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu, bất cứ ngành
nào. Dư luận vẫn đồn đại ngành nọ ngành kia có luật bất thành văn dành
suất cho cán bộ, viên chức mình đưa con em vào thế chỗ đó thôi.
Thế cho nên, chuyện hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, hàng
trăm thạc sĩ thất nghiệp chẳng có gì là khó hiểu. Bằng cấp, trình độ, tài
năng đều phải nhường bước trước hết cho "hậu duệ". Chừng nào còn tồn
tại nghịch lí này trong khâu tuyển chọn công chức thì chừng ấy nhân tài không có đất dụng võ.
“Cả họ được nhờ” có khi là cho chác ít vật chất, có khi mượn oai dòng
họ có người làm quan để thị uy với kẻ khác, nhưng cái được nhờ nhất
chính là được chia chác quyền lực. Một ông quan đầu tỉnh, đầu ngành là
người địa phương, thì nảy sinh khả năng ưu tiên các vị trí cán bộ chủ
chốt cho người thân họ hàng. Nhóm lợi ích bản thân là một bè phái,
cộng thêm quan hệ dòng tộc cho nên sự liên kết rất chặt. Mối quan hệ có
tính họ hàng là động cơ để bảo vệ nhau trong những trường hợp có
người vi phạm pháp luật hoặc sai trái.
Vậy, tình trạng đề bạt người nhà hay người quen vào các các vị trí,
chức này chức kia vốn là một việc những cán bộ, lãnh đạo có không ít
bằng cấp nhưng năng lực làm việc thực tế, hiệu quả công việc rất thấp
đang tồn tại như một vấn nạn tại nhiều cơ quan nhà nước, bộ máy chính
quyền các cấp. Những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ và
những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ lâu nay đang là một trong
những nguyên nhân hàng đầu khiến cho đất nước phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin trong nhân dân.
Hồ Chí Minh từng cho rằng, vị trí người cán bộ là dây chuyền của bộ
máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “Là những người đem chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi
hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Như vậy, cán bộ có vị
trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Bác cũng
khẳng định vai trò cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành
công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy,
chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội,
có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ
quan trọng của hệ thống chính trị nước ta. Vậy nên, đạo đức và năng lực
của cán bộ là điều không thể bỏ qua. Phương diện đạo đức của người
cán bộ cũng tỉ lệ thuận với những tiêu cực trong bộ máy nhà nước mà
hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ”, là một trong số đó. B. NỘI DUNG
I. Đánh giá quan điểm
Đánh giá quan điểm của Hồ Chí Minh trong THƯ GỬI CÁC ĐỒNG
CHÍ BẮC BỘ, đã chỉ rõ: “Có những đồng chí còn giữ thói “một người
làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc
kia, làm được hay không, mặc kệ. Hỏng việc, Đoàn thể chịu, cốt cho bà
con, bạn hữu có địa vị là được”.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức
được rằng, việc dùng người là quốc sách. Nó tuy không phải là nguyên
nhân duy nhất nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia,
sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Phát huy được truyền thống và
những phương sách dùng người của cha ông để lại, từ khi ra đời đến nay,
Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã dày công đào tạo, huấn luyện và xây dựng một đội ngũ cán bộ tận
tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Người đã
từng nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm phải
trồng người". Tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán
bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá. Để thực hiện cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", góp phần
vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền
kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế. Là lãnh tụ cách
mạng, Hồ Chủ tịch đã thấm nhuần tư tưởng một khi đã có đường lối
cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Sự thật là mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ
nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân
dân thực hiện. Đường lối chính sách của Đảng đúng hay sai, tổ chức
thực hiện thành công hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của
mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của
nó là lực lượng cán bộ. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ
là cái gốc của mọi công việc", chính là quan điểm về con người với tính
chất vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đó
là biểu hiện cụ thể của quan điểm lấy dân làm gốc, để giành lại độc lập,
tự do cho dân tộc, mà cả cuộc đời mình, Người phấn đấu hy sinh.
Điểm quan trọng trong công tác cán bộ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là
"phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng", "phải dùng cán bộ cho khéo",
"khi cất nhắc cán bộ cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có
được quần chúng tin cậy mến phục không, nghĩa là phải xem xét uy tín
của cán bộ trước quần chúng". Ngoài ra cần "phải xem người ấy xứng
với việc gì”. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng
không được việc, "nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người
chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại".
Người phê phán "thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người",
"thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao, thành thử hai
người đều lúng túng". Người chỉ ra tác dụng to lớn của việc bố trí sử
dụng đúng người, đúng việc "Nếu biết tuỳ tài mà dùng người sẽ thành
công". Ngoài ra còn phải biết "phân phối cán bộ cho đúng" nghĩa là phải
bố trí cán bộ cho các ngành, các khu vực, các cấp một cách hợp lý, "phải
dùng người, đúng chỗ, đúng việc".
Tuy nhiên, câu chuyện “Một người làm quan cả họ được nhờ”, xung
quanh công tác cán bộ không phải là mới, nhưng gần đây ồn ào trở lại
làm cho quan niệm về số phận của người dân bao lâu nay cho rằng “con
quan thì lại làm quan” lại được bàn tán sôi nổi. Bởi xét từ nhiều góc độ,
công tác cán bộ của chúng ta lâu nay vẫn còn không ít bất cập, nhất là
tình trạng “chọn người nhà chứ không chọn người tài”. Rõ ràng, nhân tài
là nguyên khí quốc gia. Do đó, để có bộ máy đủ sức đưa đất nước đi lên
thì phải chọn lựa được cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có tâm đức để phục
vụ nhân dân, doanh nghiệp, đất nước. Công bằng mà nói, sử dụng người
có năng lực, phẩm chất tốt để phát huy hiền tài không loại trừ yếu tố
“người nhà”. Bởi trong thực tế, có nhiều cán bộ thuộc diện “người nhà”
nhưng đủ đức đủ tài, luôn nỗ lực phấn đấu để chứng minh năng lực của
mình, có đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước, được trọng dụng,
thăng tiến nhanh một cách thuyết phục và chiếm được sự ngưỡng mộ
của tập thể. Đó thực sự là những cán bộ hội tụ đủ các điều kiện để trở
thành những “hạt giống đỏ” với nền tảng xuất phát tốt đẹp là truyền
thống gia đình cách mạng, thực sự có phẩm chất, tài năng. Những cán bộ
“người nhà” có đức có tài đó cần được xã hội nhìn nhận một cách công
bằng, không “méo mó”, không thể đánh đồng họ với diện cán bộ “người
nhà” thiếu năng lực được “cài cắm”, “chạy chọt” để có “chức này ghế
kia”, để làm “ông nọ, bà kia”… Chuyện “con ông cháu cha”, “con cháu
các cụ”, “tứ ệ” ở ta không lạ. Thậm chí gần đây, nó còn là nguy cơ của
nhóm lợi ích, “đồng chí ấy con đồng chí nào”… Đã có những người
không đủ đạo đức, không đủ năng lực, không đủ những tiêu chuẩn bắt
buộc như qui định được bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau. Luật của
chúng ta không quy định cụ thể, cấm cụ thể việc bố bổ nhiệm con trong
cơ quan (trừ một số vị trí theo luật chuyên ngành), vậy nên việc các cán
bộ trong cơ quan nhà nước đưa con em, người thân của mình vào làm
cùng cơ quan, cùng ngành diễn ra khá phổ biến. Vì luật quy định không
chặt chẽ, nhiều vị cán bộ cũng lợi dụng điều này để đưa người thân vào
đủ vị trí trong cơ quan. Đều biết là không nên nhưng người ta cứ làm. Ở
một số vị trí lãnh đạo, con cái họ được đào tạo bài bản, có kiến thức thì
với vị trí và tầm ảnh hưởng của mình, các vị ấy dư sức đưa con về
những nơi khác, không phải cơ quan mình, nhưng thực tế họ vẫn đưa
con cái, người thân về cùng cơ quan để dễ bề nâng đỡ, đưa vào những vị
trí quan trọng, béo bở rồi cuối cùng là “nắm tóc lôi lên”. Điều này không
chỉ không nên mà còn không tốt ở chỗ người nọ nhìn người kia, chẳng ai
nói được ai khi tuyển dụng, bổ nhiệm, xin ngang những vị trí quan trọng
cho những người không đủ năng lực. Tất cả những điều đó làm khó khăn
cho công tác quản lý chung. Trong quản lý nhà nước, khi các vị lãnh đạo
đưa con em mình vào thì cơ quan nhà nước rất dễ trở thành gia đình, như
vậy rất nhiều vấn đề không thể minh bạch được. Làm thủ trưởng cơ
quan, nếu là người công minh thì đừng đưa người nhà vào các vị trí
trong cơ quan, còn nếu không sẽ biến công sở thành “tư gia”, biến các
tập đoàn nhà nước thành các tập đoàn của gia đình. Hậu quả, họ không
chỉ góp phần to lớn trong sự nghiệp… cản trở phát triển đất nước bởi tha
hóa và kém cỏi mà còn đem lại sự phẫn nộ của những thân phận “quét lá
đa” nhưng có đủ tâm, tài bởi họ bị đám này cướp mất vị trí và thậm chí,
cả “cưỡi lên đầu, lên cổ”.
Câu nói vẫn tồn tại lâu nay trong dân gian “nhất hậu duệ” hẳn là có cái
lý của nó. Một sinh viên mới ra trường được nhận vào làm việc tại một
cơ quan nhà nước nào đó, thì câu hỏi đầu tiên người ta thường muốn biết
đó là “con cái nhà ai?”. Hay đơn cử như trong vi phạm giao thông, việc
đầu tiên người vi phạm thường vận dụng đó là gọi điện thoại cho người
thân của mình đang giữ quyền hành, chức vụ. Vì vậy, cái tư tưởng dựa
vào người thân có quyền lực, lợi dụng chức vụ địa vị của mình để bổ
nhiệm người thân, người quen không đủ tiêu chuẩn hay bố trí, sắp xếp
người thân, người quen vào những vị trí có nhiều lợi ích lâu nay đã phát
triển không ngừng, gây kìm hãm sự phát triển của đất nước. Hệ quả là ở
nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tồn tại nhiều “nhà trẻ” để giải quyết
“chế độ chính sách”. Vậy là ngân sách Nhà nước phải nuôi những “đứa
trẻ” trong cái “nhà trẻ” ấy chỉ để cho chúng rót nước, pha trà. Còn vấn
đề chuyên môn thì dồn lại cho những người có năng lực thực sự - những
người được chọn vào làm việc bằng chính năng lực trí tuệ của mình. II.
Rút ra ý nghĩa đối với bản thân:
Theo quan điểm cá nhân của tôi, nhận người thân quen vào những
chức vụ quyền hạn khác nhau cũng không hẳn là xấu. Những cán bộ trẻ,
dù là con em người lao động hay các vị lãnh đạo nếu được đào tạo, được
học hành bài bản thì rất quý. Công bằng mà nói, con em của các vị lãnh
đạo họ có gen, có môi trường giáo dục trong gia đình, được tiếp xúc
nhiều với công tác quản lý hoặc những kinh nghiệm mà cha hoặc mẹ họ
thường trao đổi, điều đó rất thuận lợi và đáng khuyến khích. Tuy nhiên,
họ bị đốt cháy giai đoạn tức là đưa vào vị trí công việc lãnh đạo một
cách nhanh quá trong khi tuổi đời còn rất trẻ thì phải phê phán, nhắc
nhở. Nhìn ra một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, có không ít gia đình
“cha truyền, con nối” và họ đã làm rất tốt việc này như Tổng thống Mỹ
Bush Cha, Bush Con chẳng hạn. Tại Singapore, ông bố là Thủ tướng tài
ba Lý Quang Diệu và người con cũng là một Thủ tướng xuất sắc Lý
Hiển Long… Ở Việt Nam ngay tại thời điểm này, có nhiều quan chức
cao cấp là “con nhà” và họ đang làm rất tốt công việc của mình. Chúng
ta không nên quá đè nặng tư tưởng con cháu, vì như vậy, sẽ bỏ qua mất
những nhân tài, “Một người làm quan cả họ được nhờ”, đã sao nếu như
họ thật sự xứng đáng? Tại sao họ lại phải chịu sự đối xử bất công như
thế nếu như họ thực tài và có tâm? Một trong những ví dụ điển hình ở
nước ta là chuyện của ông Trần Hồng Thái. Được biết, ông là nhà khoa
học trẻ (SN 1974), con nhà nòi thuộc lĩnh vực này (ông cụ thân sinh ông
Hà, ông Thái là GS, Nhà giáo Nhân dân, nhiều năm là Hiệu trưởng ĐH
Mỏ). Ông Thái tốt nghiệp đại học tại Nga, bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Khoa học trái đất và Toán học tại Đại học Tổng hợp Heidelberg
(Liên bang Đức) và từng kinh qua nhiều vị trí trong ngành khí tượng
thủy văn và môi trường. Năm 2011 ông Thái được phong hàm Phó Giáo
sư. Năm 2014, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí
tượng thuỷ văn Quốc gia (nay là Tổng cục Khí tượng Thủy văn) và
tháng 4/2018, ông Thái được phân công phụ trách Tổng cục này. Cũng
được biết, việc bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy định của Đảng
và Nhà nước. Nhân sự được bổ nhiệm do tập thể lãnh đạo, hội nghị cán
bộ viên chức của đơn vị lựa chọn qua hình thức bỏ phiếu kín đồng thời
đã xin ý kiến các cấp có thẩm quyền và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Trong bình luận ở một bài báo, một bạn đọc tên Vinh nói rằng: “Nếu
không phải là em trai của Bộ trưởng, tôi nghĩ con người và tâm huyết
với ngành của ông, ông Thái đã đảm nhận vị trí này từ lâu rồi!”. Như
vậy chúng ta thấy rõ, khi việc đề bạt, bổ nhiệm được tiến hành công
khai, minh bạch, thì vấn đề “con ông cháu cha”, “hậu duệ” không còn là
chuyện nhạy cảm nữa, không cần phải coi như chuyện “mật”, hay “nội bộ” nữa.
Có thể nói, vấn nạn chạy chức, chạy quyền… thì ở xã hội nào cũng có,
thời nào cũng có. Phải chăng nó tùy thuộc vào cách thức tổ chức quản lý
xã hội của bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia, vào các giai đoạn lịch sử
khác nhau, vấn nạn này xảy ra ít hay nhiều mà thôi. Nói như vậy, không
có nghĩa là xã hội chấp nhận sự tồn tại của vấn nạn chạy chức, chạy
quyền… Không, chắc chắn là không! Bài học được đúc rút từ xa xưa tới
nay cho thấy, vấn nạn “mua quan, bán chức” sẽ làm cho bộ máy nhà
nước rối ren, dân chúng bất bình… Rõ ràng, câu chuyện “con ông cháu
cha”, hay việc những cán bộ, lãnh đạo có không ít bằng cấp nhưng năng
lực làm việc thực tế, hiệu quả công việc rất thấp đang tồn tại như một
vấn nạn tại nhiều cơ quan nhà nước, bộ máy chính quyền các cấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều cán bộ đi học không phải để
làm việc tốt hơn, nâng cao kỹ năng của mình trong giải quyết công việc
mà chủ yếu đi học để tô điểm cho lý lịch cá nhân thêm hoành tráng, hay
để hợp thức hóa hồ sơ lý lịch nhằm phục vụ việc “leo cao” hơn nữa. Đó
là những yếu kém, khuyết điểm trong công tác cán bộ lâu nay, nhất là
tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen hay cơ chế khép kín, cục
bộ, địa phương trong công tác cán bộ, tuyển chọn nhân lực, bổ nhiệm cán bộ.
Biểu hiện của việc chạy chức, chạy quyền là tình trạng bổ nhiệm cán
bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân,
họ hàng xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội… Dường
như ở đâu đó, các vị trí chủ chốt cũng đã được “cài cắm” cho cán bộ
được bổ nhiệm theo kiểu “siêu thần tốc”, thiếu trong sáng; theo kiểu
“quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” được giấu dưới vỏ bọc “đúng quy trình”,
“đúng quy định” mà quên đi năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng
viên… được quy hoạch bổ nhiệm. Cùng là con, là cháu, là người thân
nhưng trong thời gian khổ, khi mà cả đất nước phải gồng mình lên để
cứu giống nòi, thì ngay cả những người nắm giữ các chức vụ quan trọng
cũng viết đơn “xin” cho con mình được ra trận mặc cho giọt máu cắt ra
của họ có thể phải nằm lại mãi mãi nơi chiến trường. Còn trong thời
bình ngày nay, khi mà đất nước đang trên đà phát triển, khi mà vật chất
tương đối đầy đủ với biết bao cám dỗ, thì không ít người làm cha, làm
mẹ đã tìm mọi cách cho con cái của mình không phải nhập ngũ, thay vào
đó là giúp chúng “chui” vào một vị trí nhiều bổng lộc.
Nạn chạy chức, chạy quyền,… suy cho cùng đều là vì lợi ích cá nhân,
lợi ích nhóm (gia đình, họ hàng, cánh hẩu…) xoay quanh hai chữ “danh,
lợi” mà thôi. Nếu không vì “danh, lợi” thì người ta chạy chức, chạy
quyền để làm gì? Cái gì đã làm cho con người ta khao khát đến mức
phải bất chấp tất cả? Cám dỗ nào khiến người ta lao vào cuộc đua chạy
chức, chạy quyền? Có lẽ dưới góc nhìn của những người trong cuộc
“chạy" này, nhất định phải có “đặc quyền, đặc lợi” thì họ mới “chạy”... ?
Sẽ khó để có một hay một vài câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: Một số người có
chức, có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa
phương nào, đơn vị nào, thì như một "ông vua con" ở đấy. Phát biểu của
Tổng Bí thư như một cảnh báo về đặc quyền, đặc lợi do chức vụ, vị trí
công tác mang lại cho những cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất. Vì
thế mà không ít kẻ chấp nhận lao vào cuộc chạy đua chức quyền, với
mục tiêu nhằm “vinh thân, phì gia” cũng bởi lối tư tưởng cổ hủ “thâm
căn cố đế” của những “ông quan” thời hiện đại chỉ biết vỗ ngực tự hào
về chức tước, lương bổng. Và tất nhiên, hệ lụy của nó là biểu hiện cửa
quyền, hách dịch, sách nhiễu, vòi vĩnh của một “bộ phận không nhỏ”
cán bộ, đảng viên bị phanh phui thời gian gần đây đã phần nào giúp giải
đáp về những đặc quyền, đặc lợi của những cán bộ, đảng viên hư hỏng…
Vì vậy để giải quyết được thực trạng trên, đòi hỏi trong công tác đánh
giá cán bộ, tuyển chọn đầu vào đối với cán bộ cơ sở cần phải được thực
hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn, không để lọt những người không có năng
lực, phẩm chất vào bộ máy. Đồng thời phải đổi mới trong công tác đào
tạo cán bộ, tiêu chí đi học của cán bộ, công chức phải gắn với vị trí việc
làm, khung năng lực. Hơn nữa, cần phải thực hiện đánh giá cán bộ, công
chức sau khi đi học, đào tạo, nếu không đáp ứng công việc thực tế phải
điều chỉnh lại vị trí việc làm, thậm chí phải loại bỏ để cho những người
khác thực sự có năng lực, phẩm chất gánh vác và thực hiện. Quan trọng
hơn cần sớm hoàn chỉnh, thực hiện nghiêm túc cơ chế luân chuyển, sắp
xếp cán bộ trong hệ thống bộ máy chính quyền, cơ quan nhà nước từ
trung ương tới cơ sở, cũng như siết kỷ cương kỷ luật, giám sát, kiểm tra
nhằm ngăn chặn và tiến tới loại bỏ tình trạng “Một người làm quan cả họ
được nhờ”, thân quen, bè cánh, hay lợi ích nhóm. Để chống các biểu
hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, người làm công tác tổ chức cán bộ
phải học tập, phấn đấu rèn luyện không ngừng, đồng thời phải đề phòng
và hết sức tránh bốn vấn đề sau: Thứ nhất, ham dùng người bà con, anh
em quen biết, bạn bè. Thứ hai, ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mà
ghét những người chính trực. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kẻ xu
nịnh bao giờ cũng là kẻ cơ hội, có những kẻ cơ hội chính trị, nhưng cũng
có những kẻ cơ hội về quyền lợi tầm thường. Nếu không tỉnh táo đề
phòng thì những kẻ này sẽ tìm cách chui vào nắm giữ những chức vụ
trong Đảng, chính quyền và các đoàn thể, gây tác hại rất lớn.Thứ ba,
ham dùng những người tính tình hợp với mình và không dùng những
người không hợp với mình, bất kể người đó có năng lực ra sao. Trong
guồng máy cán bộ chỉ chú ý những điểm về tính cách mà không chú ý
đến phẩm chất và năng lực, coi đó là điều kiện tiên quyết trong việc
dùng cán bộ thì sẽ sa vào bè phái, dẫn đến phe nhóm, chia rẽ gây mất
đoàn kết. Thứ tư, hiện tượng địa phương cục bộ trong công tác cán bộ.
Người nhắc nhở: bệnh địa phương phải tẩy cho sạch. Thực chất, đó là
yêu cầu bảo đảm về công tác luân chuyển cán bộ một cách hợp lý mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ rất sớm: “phải phân phối cán bộ cho
đúng” và “phải dùng người đúng chỗ, đúng việc”. Những căn bệnh nêu
trên đã gây ra nhiều khó khăn, tác hại không nhỏ đến công tác xây dựng
Đảng nói chung và công tác cán bộ nói riêng, Người chỉ rõ: “Vì những
bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung,
che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với
những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên
là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”.
Nếu chúng ta “gạn đục khơi trong” vận dụng kinh nghiệm của ông cha
ta, kết hợp với quy định của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, đồng
thời khép chặt kỷ cương kỷ luật, giám sát, kiểm tra thì hoàn toàn có thể
hạn chế, ngăn chặn được hiện tượng “con ông cháu cha”, cả họ làm
quan, chọn người nhà hơn chọn người tài, bổ nhiệm thần tốc... ở không
ít bộ, ngành, địa phương thời gian qua.
Đúng là công tác cán bộ hiện nay bên cạnh những mặt tích cực cũng
còn tồn tại không ít bất cập, hạn chế, vẫn còn kẽ hở cho những người cơ
hội luồn lách. Thiết nghĩ, nên rà soát lại, xem xét một cách khách quan
hơn để hạn chế những người được quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí
công tác chỉ dựa trên những tiêu chí như: Bằng cấp, chứng chỉ hay thâm
niên công tác nhưng lại thiếu hẳn tố chất, năng lực phẩm chất phù hợp
cũng như thành tích trong quá trình công tác thực tiễn… Đôi khi chính
những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn… nếu áp dụng một cách máy
móc cũng tạo ra cuộc chạy đua tích lũy những thứ gọi là điều kiện cứng
nhắc, để rồi khi tích đủ bằng cấp thì... ngồi chờ để được quy hoạch, bổ
nhiệm. Cần kết hợp hài hòa, đánh giá khách quan, công tâm, cả trình độ,
năng lực dựa trên chứng chỉ, bằng cấp đến hiệu quả hoạt động thực tiễn
công tác. Đạo đức được nâng cao thì sẽ giảm thiểu tình trạng, làm dụng
chức quyền để đưa bà con thân thích vào. Chức vụ càng cao, uy tín càng
lớn, ảnh hưởng của họ càng lớn. Nếu như cứ mãi chỉ vì lợi ích cá nhân
và quên đi lợi ích chung thì quả là một điều đáng buồn.
Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng
ta phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác cán
bộ, từ đó xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và
phẩm chất đạo đức tương xứng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh gói trọn tâm huyết của mình ở câu kết của bức thư:
“Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng”.
Lời dạy của Người thật giản dị mà thấm thía, toát lên 3 điểm:
Tư tưởng bè phái, dòng họ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận công
chức của chế độ mới thể hiện qua việc lôi kéo bà con, bạn hữu không có
tài năng gì vào chức này, chức nọ.
Tư tưởng ấy còn tồn tại thì người có tài, có đức không có đất dụng võ
(Người dùng chữ “đẩy ra ngoài”).
Tư tưởng ấy biến việc công thành việc riêng, mưu lợi cho bản thân, gia đình, họ hàng.
Vậy để chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, người làm
công tác tổ chức cán bộ phải học tập, phấn đấu rèn luyện không ngừng,
đồng thời phải đề phòng và hết sức tránh bốn vấn đề sau:
Thứ nhất, ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè.
Thứ hai, ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mà ghét những người
chính trực. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kẻ xu nịnh bao giờ cũng
là kẻ cơ hội, có những kẻ cơ hội chính trị, nhưng cũng có những kẻ cơ
hội về quyền lợi tầm thường. Nếu không tỉnh táo đề phòng thì những kẻ
này sẽ tìm cách chui vào nắm giữ những chức vụ trong Đảng, chính
quyền và các đoàn thể, gây tác hại rất lớn.
Thứ ba, ham dùng những người tính tình hợp với mình và không dùng
những người không hợp với mình, bất kể người đó có năng lực ra sao.
Trong guồng máy cán bộ chỉ chú ý những điểm về tính cách mà không
chú ý đến phẩm chất và năng lực, coi đó là điều kiện tiên quyết trong
việc dùng cán bộ thì sẽ sa vào bè phái, dẫn đến phe nhóm, chia rẽ gây mất đoàn kết.
Thứ tư, hiện tượng địa phương cục bộ trong công tác cán bộ. Người
nhắc nhở: bệnh địa phương phải tẩy cho sạch. Thực chất, đó là yêu cầu
bảo đảm về công tác luân chuyển cán bộ một cách hợp lý mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ rất sớm: “phải phân phối cán bộ cho đúng” và
“phải dùng người đúng chỗ, đúng việc”. Những căn bệnh nêu trên đã
gây ra nhiều khó khăn, tác hại không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng
nói chung và công tác cán bộ nói riêng, Người chỉ rõ: “Vì những bệnh
đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che
chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những
người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là
hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”. C. KẾT LUẬN:
Theo quan điểm của Bác việc sử dụng cán bộ cần “đúng người đúng
việc”, những người quản lí, nhà lãnh đạo cũng cần có trách nhiệm trong
công tác sử dụng cán bộ, điều phối nhân lực sao cho hợp lí. Nhưng việc
chỉ đưa họ hàng người quen vào các chức vụ địa vị, cốt để những người
thân quen chúng ta có công ăn việc làm mà không quan tâm đến năng
lực và phẩm chất đạo đức. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình
quản lí và phát triển của một tổ chức các nhân hay bộ máy nhà nước. nếu
như người được bổ nhiệm, không đủ tốt, dễ dẫn đến sự suy thoái một tổ
chức cán nhân thuộc nhà nước hay bộ máy quản trị. Họ góp một phần
vào sự “đi lùi” trong công cuộc xây dựng và phát triển. Nếu như người
mà chúng ta đề cử là những người có phẩm chất, năng lực, đạo đức tốt,
thì đó là điều đáng quý, vì suy cho cùng, “con ông cháu cha” cũng là
một công dân, họ cũng có quyền học tập, rèn luyện, tham gia vào bộ
máy chính quyền để xây dựng đất nước. Sự bổ nhiệm đúng quy trình,
công khai, minh bạch, được sự đồng thuận của các bộ phận có liên quan
thì hoàn toàn xứng đáng được công nhận. Như thế này, sẽ đảm bảo được
việc chúng ta không bỏ sót những nguồn chất xám tuyệt vời nào để phát triển đất nước.
Và trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì
điều quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng được thể chế bảo đảm
công khai, minh bạch, khoa học, phù hợp thực tiễn cho công tác cán bộ.
Điều đó sẽ bảo đảm chuyện “con ông cháu cha” phát huy tính tích cực
trong công tác cán bộ. Con cháu cán bộ cấp cao nếu là những người có
tài, có đức thì đích thị là vốn quý của dân tộc. Họ cần được đối xử công
bằng như những người có tài, có đức khác. Mà để có công bằng trong
công tác cán bộ, điều kiện tiên quyết là phải thực hiện công khai, dân
chủ. Để hạn chế tiêu cực trong công tác cán bộ, chúng ta cần đẩy mạnh
trong công tác đào tạo và rèn luyện cán bộ, nâng cao đạo đức, uy tín.
Nâng cao đạo đức cho cán bộ cũng là nâng cao uy tín cho Đảng và Nhà
nước. Một ví dụ điển hình về sự uy tín đối với nhân dân khi cha từng là
một viên chức nhà nước đó là Tiến sĩ Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng
Bí thư Lê Duẩn. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo
CAND, ông có chia sẻ: “Cha tôi trước khi mất có nói với tôi rằng: “Ba
chết đi có lẽ không để lại cho con một đồng xu nào. Có chăng là để lại
cho con cái tiếng của ba”. Sau này tôi nghiệm ra rằng điều đó đúng vô
cùng. Tôi đi làm kinh tế tư nhân từ hai bàn tay trắng. Cha tôi, đúng như
lời ông nói, đã chẳng để lại một chút tiền bạc nào. Nhưng sau này, kể cả
khi cha tôi đã mất mấy chục năm, thì cũng có những đối tác làm ăn, nếu
vô tình biết tôi là con trai ông Lê Duẩn, tức khắc họ dành cho tôi sự kính
trọng, tin tưởng, và tôi không giấu giếm một điều rằng, điều đó đã cho
tôi nhiều cơ hội và thành công trên thương trường. Và đó là điều tôi vô
cùng hạnh phúc và tự hào!”.