Tài liệu ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, nên nhà nước luôn mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng không phải là nhà nước toàn dân theo nghĩa phi giai cấp mà mang bản chất của giai cấp công nhân với những đặc trưng sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Nhà nước dân chủ
a. Bản chất giai cấp của nhà nước
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, nên nhà nước
luôn mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam là nhà nước
dân chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng không phải là nhà nước toàn dân theo
nghĩa phi giai cấp mà mang bản chất của giai cấp công nhân với những đặc trưng
sau:
+ Do Đảng Cộng sản lãnh đạo với phương thức thích hợp: Lãnh đạo bằng chủ
trương, đường lối, quan điểm lãnh đạo để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật,
chính sách, kế hoạch; bằng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy
nhà nước; bằng cách kiểm tra.
+ Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển đất nước.
+ Nhà nước lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc hoạt động.
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với nhân dân và tính dân tộc của Nhà
nước trong tư tưởng của Người thể hiện ở những điểm sau:
là, Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. sau: Một
của nhiều thế hệ người Việt Nam nên không thuộc giai cấp nào thuộc toàn dân.
Hai là, Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm gốc, vì
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc là một.
Ba là, Nhà nước đã đứng ra làm nhiệm vụ mà dân tộc giao phó, lãnh đạo nhân dân
kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình.
thống nhất, độc lập, dân chủ và thịnh vượng, góp phần tích cực vào sự phát triển
tiến bộ của thế giới. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng là sự nghiệp của Nhà nước
ta.
b. Nhà nước của nhân dân
- Theo Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà mọi quyền hạn của
Nhà nước và của xã hội đều thuộc về nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hai hình thức: Dân chủ trực
tiếp là nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia
dân tộc và lợi ích của nhân dân và dân chủ gián tiếp là thực thi quyền lực của nhân
dân thông qua các đại diện do nhân dân lựa chọn, bầu ra và các thiết chế quyền lực
do nhân dân thiết lập.
Với hình thức dân chủ gián tiếp:
+ Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân. Nên các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đều là công bộc, đầy tớ
của nhân dân, “gánh vác việc chung cho nhân dân chứ không phải đè đầu cưỡi cổ
nhân dân, không phải làm quan cách mạng". Người cũng phê phán những cán bộ
nhà nước biến chất, biến chất thành quan cách mạng đứng trên dân, khinh dân, cậy
quyền, cậy thế với dân mà không nhớ rằng “dân bầu mình ra là để làm việc cho
dân”.
+ Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại
biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà
họ đã lập nên. Người cho rằng, một nhà nước thực sự của dân thì phải luôn “mong
đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình” để làm tròn nhiệm vụ của
người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân. Người dân cũng có thể bãi miễn
các đại biểu, thậm chí là đuổi chính phủ nếu chính phủ làm hại dân.
+ Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân, là phương tiện kiểm soát
quyền lực của nhà nước, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và bảo vệ
quyền lợi của nhân dân.
c. Nhà nước do nhân dân
- Là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn
dân tộc, do nhân dân tổ chức nên và cử ra nhà nước trên cơ sở pháp lý của chế độ
dân chủ và trình tự dân chủ.
- Là một nhà nước do "dân làm chủ". Trong đó, dân với tư cách là chủ xác định vị
trí hiển nhiên của dân, còn chủ quyền của dân nhấn mạnh đến quyền và nghĩa vụ
của dân, tức là dân phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức
công dân, chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, nộp thuế đầy đủ, tham gia công
ích, bảo vệ Tổ quốc...
- Tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền do Hiến pháp và pháp luật
quy định, hưởng đầy đủ nghĩa vụ, làm tròn nghĩa vụ của chủ sở hữu. Cán bộ, đảng
viên phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
- Coi trọng giáo dục nhân dân, nhân dân tự giác phấn đấu để có năng lực thực hiện
quyền làm chủ của mình. Những người khẳng định muốn làm chủ tốt thì phải có
năng lực làm chủ.
d. Nhà nước vì dân
- Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc
lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Cán bộ, công chức phải vì dân mà
phục vụ, phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ
cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ đến đâu cũng cố gắng tránh.
- Thước đo của nhà nước vì dân là phải được lòng dân, cán bộ, công chức phải
được dân mến, dân tin, dân yêu, muốn thể thì trước hết cán bộ phải yêu dân, chí
công vô tư, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.
- Cán bộ, công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành
của nhân dân, nghĩa là vừa phải trung thành tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ vừa phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt,
có tầm nhìn xa, gần gũi nhân dân, trọng hiền tài.
| 1/3

Preview text:

1. Nhà nước dân chủ
a. Bản chất giai cấp của nhà nước
- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, nên nhà nước
luôn mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam là nhà nước
dân chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng không phải là nhà nước toàn dân theo
nghĩa phi giai cấp mà mang bản chất của giai cấp công nhân với những đặc trưng sau:
+ Do Đảng Cộng sản lãnh đạo với phương thức thích hợp: Lãnh đạo bằng chủ
trương, đường lối, quan điểm lãnh đạo để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật,
chính sách, kế hoạch; bằng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy
nhà nước; bằng cách kiểm tra.
+ Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển đất nước.
+ Nhà nước lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc hoạt động.
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với nhân dân và tính dân tộc của Nhà
nước trong tư tưởng của Người thể hiện ở những điểm sau:
Một là, Nhà nước ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. sau:
của nhiều thế hệ người Việt Nam nên không thuộc giai cấp nào thuộc toàn dân.
Hai là, Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm gốc, vì
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc là một.
Ba là, Nhà nước đã đứng ra làm nhiệm vụ mà dân tộc giao phó, lãnh đạo nhân dân
kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình.
thống nhất, độc lập, dân chủ và thịnh vượng, góp phần tích cực vào sự phát triển
tiến bộ của thế giới. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng là sự nghiệp của Nhà nước ta.
b. Nhà nước của nhân dân
- Theo Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà mọi quyền hạn của
Nhà nước và của xã hội đều thuộc về nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hai hình thức: Dân chủ trực
tiếp là nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia
dân tộc và lợi ích của nhân dân và dân chủ gián tiếp là thực thi quyền lực của nhân
dân thông qua các đại diện do nhân dân lựa chọn, bầu ra và các thiết chế quyền lực do nhân dân thiết lập.
Với hình thức dân chủ gián tiếp:
+ Quyền lực nhà nước là “thừa ủy quyền” của nhân dân. Nên các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đều là công bộc, đầy tớ
của nhân dân, “gánh vác việc chung cho nhân dân chứ không phải đè đầu cưỡi cổ
nhân dân, không phải làm quan cách mạng". Người cũng phê phán những cán bộ
nhà nước biến chất, biến chất thành quan cách mạng đứng trên dân, khinh dân, cậy
quyền, cậy thế với dân mà không nhớ rằng “dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”.
+ Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễn những đại
biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà
họ đã lập nên. Người cho rằng, một nhà nước thực sự của dân thì phải luôn “mong
đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình” để làm tròn nhiệm vụ của
người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân. Người dân cũng có thể bãi miễn
các đại biểu, thậm chí là đuổi chính phủ nếu chính phủ làm hại dân.
+ Luật pháp dân chủ là công cụ quyền lực của nhân dân, là phương tiện kiểm soát
quyền lực của nhà nước, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và bảo vệ
quyền lợi của nhân dân. c. Nhà nước do nhân dân
- Là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn
dân tộc, do nhân dân tổ chức nên và cử ra nhà nước trên cơ sở pháp lý của chế độ
dân chủ và trình tự dân chủ.
- Là một nhà nước do "dân làm chủ". Trong đó, dân với tư cách là chủ xác định vị
trí hiển nhiên của dân, còn chủ quyền của dân nhấn mạnh đến quyền và nghĩa vụ
của dân, tức là dân phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức
công dân, chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, nộp thuế đầy đủ, tham gia công
ích, bảo vệ Tổ quốc...
- Tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền do Hiến pháp và pháp luật
quy định, hưởng đầy đủ nghĩa vụ, làm tròn nghĩa vụ của chủ sở hữu. Cán bộ, đảng
viên phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
- Coi trọng giáo dục nhân dân, nhân dân tự giác phấn đấu để có năng lực thực hiện
quyền làm chủ của mình. Những người khẳng định muốn làm chủ tốt thì phải có năng lực làm chủ. d. Nhà nước vì dân
- Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc
lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Cán bộ, công chức phải vì dân mà
phục vụ, phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ
cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ đến đâu cũng cố gắng tránh.
- Thước đo của nhà nước vì dân là phải được lòng dân, cán bộ, công chức phải
được dân mến, dân tin, dân yêu, muốn thể thì trước hết cán bộ phải yêu dân, chí
công vô tư, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.
- Cán bộ, công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành
của nhân dân, nghĩa là vừa phải trung thành tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ vừa phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt,
có tầm nhìn xa, gần gũi nhân dân, trọng hiền tài.