-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1: Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì? A. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. B. Làm cho mọi người dân hạnh phúc.C. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và gópphần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361) 157 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Tài liệu ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Câu 1: Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì? A. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. B. Làm cho mọi người dân hạnh phúc.C. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và gópphần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361) 157 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
TÀI LIỆU MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì?
A. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.
B. Làm cho mọi người dân hạnh phúc.
C. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
D. Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Câu 2: Những cơ sở nào để Hồ Chí Minh bổ sung thêm yếu tố phong trào yêu nước trong các
yêu tố cấu thành cho sự ra đời của Đảng?
A. Yếu tố lịch sử và vị thế của phong trào yêu nước.
B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp được với nhau và có chung mục tiêu.
C. Phong trào công nhân có thể kết hợp được với phong trào nông dân. D. Cả A, B và C.
Câu 3: Thân phụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. Ông sinh năm nào?
A. 1860. B. 1862. C. 1863. D. 1883.
Câu 4: Cách thức Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân lọai - kể cả chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? A. “Sao y bản chính”.
B. Loại bỏ hết các tư tưởng phong kiến, tư sản.
C. Có chọn lọc, phê phán, kế thừa và phát triển.
D. Loại bỏ hết các tư tưởng tôn giáo.
Câu 5: Hồ Chí Minh viết chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào thời gian nào?
A. Tháng 12/1944 B. Tháng 12/1945
C. Tháng 11/1946 D. Tháng 12/1946
Câu 6: Theo tư tưởng Hồ Chi Minh, đại đoàn kết dân tộc là? A. Bổn phận của Đảng B. Nghĩa vụ của Đảng
C. Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
D. Trách nhiệm, nghĩa vụ hàng đầu của Đảng
Câu 7: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của Đảng Lao Động Việt Nam được đúc kết trong tám chữ gì?
A. Cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội
B. Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc
C. Đoàn kết đoàn kết, thành công thành công
D. Thống nhất nước nhà, dân chủ, giàu mạnh
Câu 8: Theo Hồ Chí Minh, thực hiện chế độ làm khoán dưới chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa gì?
A. Quan tâm đến quyền sở hữu.
B. Khuyến khích được lợi ích của người lao động.
C. Có lợi cho Nhà nước.
D. Kết hợp được lợi ích của người lao động, lợi ích của tập thể và lợi ích của Nhà nước.
Câu 9: Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội
nghị Vécxay Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm mấy điểm?
A. 6 điểm; B. 7 điểm; C. 8 điểm; D. 12 điểm.
Câu 10: "Luận cương của V.I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta ,
đây là con đường giải phóng của chúng ta". Nguyễn ái Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu?
A. Luân Đôn, Anh. B. Paris, Pháp.
C. Máxcơva, Liên Xô. D. Quảng Châu, Trung Quốc.
Câu 11: Chọn cụm từ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh để điền vào chỗ trống: " Một dân tộc dốt là một dân tộc ...".
A. Chậm phát triển. B. Lạc hậu. C. Yếu. D. Hèn.
Câu 12: Về sức mạnh của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh khẳng
định: tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở:
A. Bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc. B. Xứ thuộc địa.
C. Bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Các nước phương Đông.
Câu 13: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là nhận định của:
A. Hồ Chí Minh; B. C - Mác;
C. Ph - Ăng Ghen; D. V.l - Lê Nin.
Câu 14: "Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ,... là bầu bạn cách
mệnh của công nông". Nguyễn Ái Quốc viết câu đó trong tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Tuyên ngôn độc lập.
C. V.I. Lênin và Phương Đông. D. Đường cách mệnh.
Câu 15: "... Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản" được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Sách lược vắn tắt của Đảng
B. Chính cương vắn tắt của Đảng
C. Đường cách mệnh Đảng
D. Chương trình tóm tắt của Đảng
Câu 16: Thân mẫu Hồ Chí Minh là Hoàng Thị Loan. Bà sinh năm nào?
A. 1865; B. 1866; C. 1868; D. 1969.
Câu 17: Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm đường cứu nước bao nhiêu tuổi ?
A. 19 tuổi; B. 20 tuổi; C. 21 tuổi; D. 24 tuổi.
Câu 18: Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc gì? A. Phụ bếp, cào tuyết B. Đốt lò, bán báo C. Thợ ảnh, làm bánh
D. Tất cả các công việc trên
Câu 19: Bản chất của chủ nghĩa tư bản "là một con đỉa có 1 cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và 1 cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy,
người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi" câu nói đó trích từ tác phẩm nào của Nguyễn ái Quốc? A. Đường cách mệnh
B. Bản án chế độ thực dân Pháp C. Con rồng tre D. Lề lối làm việc
Câu 20: Nguyễn ái Quốc tham gia tổ chức "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức" vào năm nào?
A. 1921; B. 1922; C. 1925; D. 1927
Câu 21: Nguyễn ái Quốc tổ chức "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức" khi đang ở đâu? A. Cao Bằng, Việt Nam
B. Quảng Châu, Trung Quốc C. Paris, Pháp D. U Đôn, Thái Lan
Câu 22: Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán
bộ cho cách mạng Việt Nam, đó là vào những năm nào? A. 1923-1924; B. 1924-1926; C. 1925-1927; D. 1927-1929
Câu 23: Các bài giảng của Nguyễn ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền
của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì ?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp B. Con Rồng tre
C. V. I. Lênin và Phương Đông D. Đường cách mệnh
Câu 24: Tuần báo Thanh Niên, cơ quan Trung ương của Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh
niên do Nguyễn ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào thời gian nào?
A. Ngày 21-6-1924; C. Ngày 21-6-1926;
B. Ngày 21-6-1925; D. Ngày 21-6-1927.
Câu 25: Nguyễn ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin: "không có lý luận cách
mệnh thì không có cách mệnh vận động ... chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách
mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong" câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp .
B. Nhật ký trong tù Việt Nam C. Đường cách mệnh
D. V.I. Lênin và các dân tộc thuộc địa
Câu 26: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản vào thời gian nào?
A. Năm 1920; B. Năm 1930; C. Năm 1925; D. Năm 1945
Câu 27: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Hồ Chí Minh nói câu đó trong văn kiện nào?
A. Tuyên ngôn độc lập (1945) B. Đường Cách mệnh
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng
Câu 28: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa; B. Tuyên ngôn độc lập;
C. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến;
D. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
Câu 29: Bác Hồ viết: "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập, một trong những công việc
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.... Phụ nữ lại càng cần phải học". Đoạn
văn trên trích từ văn bản nào của Hồ Chí Minh?
A. Chống nạn thất học;
B. Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ;
C. Sắc lệnh thiết lập Hội đồng cố vấn học chính; D. Đời sống mới.
Câu 30: Hãy cho biết đâu là nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Phân tích; B. Thống nhất tính đảng và tính khoa học C. Tổng hợp; D. So sánh.
Câu 31: Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu 6 vấn đề cấp bách: (1) Tăng
gia sản xuất để chống nạn đói; (2) Mở nhiều lớp học chống nạn mù chữ cho toàn dân; (3) Tổ
chức Tổng tuyển cử để sớm có Quốc hội làm cơ quan quyền lực tối cao của toàn dân; (4) Phát
động phong trào Cần Kiệm Liêm Chính trong toàn thể cán bộ và nhân dân; (5) Bỏ ngay thuế
thân, thuế chợ, thuế đò và cấm ngặt việc hút thuốc phiện; (6) ... Theo anh (chị) vấn đề thứ 6 là gì?
A. Phát động phong trào quyên góp, cứu tế, "hũ gạo tiết kiệm" và "tuần lễ vàng" giúp Chính phủ;
B. Chính phủ ban hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và kêu gọi nhân dân lương giáo đoàn kết;
C. Chính phủ ban hành chính sách đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của nhân
dân tiến bộ trên toàn thế giới;
D. Ban hành chính sách quốc hữu hoá và hợp tác hoá tư liệu sản xuất.
CÂU 32: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết dân tộc cần phải gắn liền với đoàn kết...?
A. Thuộc địa B. Giai cấp công nhân
C. Quốc tế D. Các nước đang phát triển
Câu 33: Bên cạnh “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh
yếu tố nào để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế?
A. Có đường lối độc lập tự chủ đúng đắn B. Có quan hệ rộng
C. Tham gia nhiều tổ chức ức quốc tế
D. Phải là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Câu 34: Theo Hồ Chí Minh, ai " là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách
mạng trong các nước thuộc địa"?
A. Các Mác B. V.I. Lênin C. Xtalin D. Ăng ghen
Câu 35: Nguyễn ái Quốc bị thực dân Anh giam giữ ở Hồng Kông trong thời gian nào
A. 6/1931-1/1932 B. 6/1931-1/1933
C. 6/1931-1/1934 D. 6/1931-1/1935
Câu 36: Ai là người đã có công lớn trong việc cứu Nguyễn ái Quốc ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông:
A. Tô mát Xautôn (phó Thống đốc Hồng Kông)
B. Luật sư Lôdơbai (Lôdơbi) C. Luật sư Nôoen Prit
D. Luật su Tô mát Xautôn và Nôoen Prit
Câu 37: Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng từ ngày, tháng, năm: A. 15-1-1941 B. 20-2-1940 C. 28-1-1941 D. 8-2-1841
Câu 38: Địa danh đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt chân đến khi mới về nước, tại Cột mốc 108
trên biên giới Việt - Trung thuộc huyện nào của tỉnh Cao Bằng?
A. Bảo lạc. B. Nguyên Bình.
C. Hà Quảng. D. Thông Nông.
Q39 Núi Các Mác, suối V.I. Lênin là những ngọn núi, con suối được Hồ Chí Minh đặt tên, hiện
nay thuộc huyện, tỉnh nào?
A. Bắc Sơn, Lạng Sơn B. Sơn Dương, Tuyên Quang
C. Hà Quảng, Cao Bằng D. Đại Từ, Thái Nguyên
Câu 40: Hồ Chí Minh bị chính quyền Quốc dân Đảng Trung Hoa bắt và giam giữ trong thời gian nào?
A. 8/1942 - 1/1943 B. 8/1942 - 6/1943
C. 8/1942 - 9/1943 D. 8/1942 - 8/1944
Câu 41: Những câu nói sau đây, câu nào là của Hồ Chí Minh?
A. Thực tiễn là nguồn gốc, động lực và tiêu chuẩn của chân lý.
B. Thời cơ cách mạng là thời điểm tình thế cách mạng chính muồi.
C. "Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi
cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh".
D. Khoa học kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 42: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi
phải đi theo con đường nào?
A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng quá độ. D. Cách mạng văn hóa.
Câu 43: Chọn phương án trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh.
A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành được thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc và thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc.
C. Thắng lợi của cách mạng vô sản ở thuộc địa phải phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vỗ sản ở chính quốc.
D. Hai cuộc cách mạng không có mối liên hệ nào.
Câu 44: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: "Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy....mà tự giải phóng cho ta".
A. dựa vào sự giúp đỡ quốc tế B. đem sức ta
C. dựa vào sức mạnh quân sự D. dưới sự lãnh đạo của Đảng
Câu 45: Chọn cụm từ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh điền vào chỗ trống: "Việt Nam muốn làm
bạn với..., không gây thù oán với một ai".
A. Các nước đồng minh. B. Các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Các dân tộc thuộc địa, bị áp bức. D. Mọi nước dân chủ.
Câu 46: Hãy cho biết đâu là nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Khái quát hóa B. So sánh
C. Tổng hợp D. Quan điểm toàn điện và hệ thống
Câu 47: Trong giáo trình, thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh” được dùng theo nghĩa nào?
A. Là tư tưởng của lãnh tụ.
B. Là ý thức tư tưởng của một cá nhân.
C. Là tư tưởng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc. D. Bao gồm A và B.
Câu 48: Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng nào?
A. Hệ tư tưởng phong kiến B. Hệ tư tưởng tư sản
C. Hệ tư tưởng Mác - Lênin D. Là sự pha trộn 3 hệ tư tưởng trên
Câu 49: Theo Hồ Chí Minh “chiến lược trồng người” là yêu cầu:
A. Bức thiết B. Sống còn
C. Vừa khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
D. Bức thiết, Sống còn, vừa mang tính chủ quan.
Câu 50: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hoá là:
A. Những giá trị tinh thần của xã hội
B. Những giá trị nghệ thuật
C. Của cải vật chất do xã hội tạo ra
D. Những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra
Câu 51: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập lúc nào? A. 20/12/1944 B. 22/12/1944 C. 30/12/1944 D. 15/5/1945
Câu 52: Hồ Chí Minh đã soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập tại nhà số nhà 48, Hàng Ngang, Hà Nội, vào thời gian nào?
A. 14-20/8/1945 B. 20-22/8/1945
C. 22-25/8/1945 D. 28-29/8/1945
Câu 53: Bác Hồ nói: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”. Bác Hồ nói câu nói trên ở đâu?
A. Tân Trào B. Hà Nội C. Cổ Loa D. Đền Hùng
Câu 54: Chọn phương án trả lời đúng nhất.
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
B. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
C. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của Đảng ta. D. A và B.
Câu 55: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử là gì?
A. Tinh thần hiếu học. B. Quản lý xã hội bằng đạo đức.
C. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. D. Đề cao tinh thần.
Câu 56 Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của Tôn giáo Giêsu là gì?
A. Đức hy sinh. B. Lòng cao thượng.
C. Lòng nhân ái cao cả. D. Từ bi
Câu 57: Theo giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Phân phối theo nhu cầu
B. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
C. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
D. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người.
Câu 58: Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là gì?
A. Sánh vai cùng các nước.
B. Nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành. C. Tự do cho mọi người.
D. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành.
Câu 59: Nhiệm vụ nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm 6 nhiệm vụ cần
phải làm rõ: Xác định cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; Xác định rõ các giai đọan hình
thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng
Hồ Chí Minh; vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam; quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng. Nhiệm vụ còn lại là gì?
A. Làm rõ tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh
B. Làm rõ tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh
C. Làm rõ tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh
D. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 60: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?
A. Chống phong kiến. B. Phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.
C. Dễ hiểu. D. Đấu tranh vì tự do, dân chủ.
Câu 61: Có 6 nguyên tắc phương pháp luận khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học; nguyên tắc lý luận gắn liền với
thực tiễn; Quan điểm kế thừa và phát triển; quan điểm toàn diện và hệ thống; kết hợp nghiên cứu
tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. Quan điểm còn lại là gì?
A. Quan điểm lịch sử - cụ thể
B. Quan điểm vận dụng phương pháp liên ngành khoa học
C. Quan điểm phân tích và tổng hợp các sự kiện lịch sử
D. Quan điểm toàn diện và hệ thống
Câu 62: Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì?
A. Lòng nhân ái B. Tinh thần hiếu học
C. Chủ nghĩa yêu nước D. Cần cù lao động
Câu 63: Quốc hội khóa I của nước ta được bầu ra vào thời gian nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1948. C. Năm 1946. D. Năm 1950.
Câu 64: Trong kháng chiến chống Pháp Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng trong
đề cương Văn hóa năm 1943 về phương châm xây dựng một nền văn hóa mới:
A. Dân tộc B. Khoa học C. Đại chúng D. Dân tộc, Khoa học và Đại chúng
Câu 65: Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của V.I. Lênin vào thời gian nào?
A. 7/1917 B. 7/1920 C. 7/1918 D. 7/1922
Câu 66: Trong những lời kêu gọi sau đây, câu nào của Hồ Chí Minh?
A. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại
B. Vô sản tất cả các nước, liên hiệp lại
C. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
D. Lao động tất cả các nước đòan kết lại
Câu 67: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản có khả năng thích ứng ở đâu dễ hơn?
A. Ở các nước châu Á, phương Đông.
B. Ở các nước châu Âu.
C. Các nước tư bản phát triển nhất.
D. Ở Châu Phi và Châu Đại Dương.
Câu 68: Đối tượng nghiên cứu của môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là gì?
A. Quá trình sản sinh tư tưởng
B. Sự hiện thực hóa tư tưởng
C. Quá trình sản sinh và hiện thực hóa tư tưởng
D. Quá trình Đảng cộng sản Việt nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta.
Câu 69: Hồ Chí Minh ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân. B. Mùa thu. C. Mùa hạ. D. Mùa đông.
Câu 70: Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương đối xử với giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?
A. Xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ.
B. Không xóa bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ.
C. Đánh đổ họ với tư cách là giai cấp bóc lột.
D. Đào tân gốc, tróc tận rể.
Câu 71: Theo Hồ Chí Minh, thực hiện chế độ làm khoán dưới chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa gì?
A. Quan tâm đến quyền sở hữu.
B. Có lợi cho Nhà nước.
C. Khuyến khích được lợi ích của người lao động.
D. Kết hợp được lợi ích của người lao động, lợi ích của tập thể và lợi ích của Nhà nước.
Câu 72: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì? A. Bản chất cách mạng
B. Chủ nghĩa nhân đạo triệt để C. Bản chất khoa học
D. Phương pháp làm việc biện chứng
Câu 73: Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác - Lênin nghĩa là gì?
A. Học thuộc các luận điểm lý luận.
B. Để sống với nhau có tình, có nghĩa.
C. Để chứng tỏ trình độ lý luận. D. Làm quan.
Câu 74: Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có cái gì?
A. Khoa học - kỹ thuật tiên tiến. B. Kinh tế phát triển.
C. Con người xã hội chủ nghĩa. D. Kinh nghiệm.
Câu 75: Theo Hồ Chí Minh, “giặc nội xâm” bao gồm những loại nào? A. Tham ô, quan cách. B. Quan liêu, hách dịch.
C. Tham ô, lãng phí, quan liêu. D. Cửa quyền.
II - PHẦN CẦU HỎI NGẮN
Câu 0: Mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH là gì?
Mâu thuẫn chủ yếu giữa yêu cầu phát triển cao với sự nghèo nàn lạc hậu và sự chống phá
của các thế lực thù địch.
Câu 1: Hãy cho biết sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Là hai giai đoạn của 1 quá trình cách mạng không ngừng - từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Trong cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh sử dụng hình ảnh nào để ví mối quan
hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc?
Con đỉa hai vòi, con rắn độc, sự vỗ cánh nhịp nhàng của hai cánh một con chim.
Câu 3: Hình ảnh đôi cánh của con chim cùng vỗ nhịp nhàng được Hồ Chí Minh sử dụng để ví cho mối quan hệ nào?
Mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.
Câu 4: Trình tự giải phóng theo quan điểm Hồ Chí Minh? Giải phóng dân tộc. Giải phóng giai cấp. Giải phóng con người.
Câu 5: Hồ Chí Minh đã nhận định như thế nào về vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc
địa với cách mạng vô sản ở chính quốc? Có thể nổ ra trước.
Có thể giành thắng lợi trước.
Thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 6: Truyền thống nhân đạo, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt
Nam đã được Hồ Chí Minh chuyển hóa trong quan niệm về bạo lực cách mạng như thế nào?
Bạo lực cách mạng của quần chúng được giáo dục, giác ngộ và tổ chức.
Bạo lực cách mạng gắn liền với tư tưởng nhân đạo và hòa bình.
Câu 7: Theo quan điểm Hồ Chí Minh, Việt Nam thuộc loại hình quá độ nào?
Quá độ gián tiếp, từ 1 nước nghèo nàn lạc hậu thông qua cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 8: Phải chăng sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của CNXH?
Sự sụp đổ của 1 mô hình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 9: “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều,
ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, ốm đâu và trẻ
em”. Hồ Chí Minh đang đề cập đến nguyên tắc gì? Nguyên tắc sở hữu. Nguyên tắc phân phối.
Các nguyên tắc phúc lợi xã hội.
Câu 10: Theo quan điểm Hồ Chí Minh Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng của ai?
Đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc.
Câu 11: Công thức ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Bộ phận
nào đóng vai trò nền tảng tư tưởng? Chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong trào công nhân. Phong trào yêu nước.
Bộ phận đóng vai trò nền tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 12: Ba nội dung chủ yếu trong chủ trương đại đoàn kết của Hồ Chí Minh? Dân tộc. Nội bộ Đảng Quốc tế
Câu 13: Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển qua những giai đoạn nào? Trước 1911 1911 - 1920 1921 - 1930 1930 - 1945 1945 - đến nay.
Câu 14: Đạo đức mới bao gồm những chuẩn mực nào?
Trung với nước hiếu với dân.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Yêu thương con người.
Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.
Câu 15: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước thể hiện quyền làm chủ nhân dân? Nhà nước của dân. Nhà nước do dân. Nhà nước vì dân.
Câu 16: Đảng Cộng Sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc.
Nhưng Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn mang bản chất của giai cấp công nhân.
Câu 17: Quan điểm Hồ Chí Minh về “Xây dựng tâm lý” trong chủ trương xây dựng nền văn hóa mới là gì?
Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường.
Câu 18: Quan điểm Hồ Chí Minh về “Xây dựng luân lý” trong chủ trương xây dựng nền văn hóa mới là gì?
Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.
Câu 19: Quan điểm Hồ Chí Minh về “Xây dựng xã hội” trong chủ trương xây dựng nền văn hóa mới là gì?
Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của dân trong xã hội.
Câu 20: Văn hóa có những đặc trưng cơ bản nào? Tính hệ thống Tính giá trị Tính nhân sinh Tính lịch sử
Câu 21: Văn hóa được Hồ Chí Minh xem xét trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Cụ thể là những lĩnh vực nào?
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị.
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế.
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội.
Câu 22: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
Văn hóa là mục tiêu của cách mạng.
Văn hóa là đông lực của cách mạng. Văn hóa là 1 mặt trận.
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân.
Câu 23: Hồ Chí Minh cho rằng con người là 1 chỉnh thể, thống nhất bao gồm những yếu tố nào?
Trí lực, tâm lực, thể lực.
Đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Câu 24: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người lịch sử - cụ thể từ những giác độ nào?
Giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, vị trí, đảng viên, công dân.
Trong từng giai đoạn lịch sử.
Câu 25: Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người?
Nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử, những cấu trúc
kinh tế, xã hội cụ thể.
Câu 26: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người?
Con người là mục tiêu của cách mạng.
Con người là động lực của cách mạng.
Câu 27: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc nào trong đoàn kết quốc tế?
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích, có lý và có tình.
Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường.
Câu 28: Vân dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong giai đoạn hiện nay cần lưu ý những vấn đề gì?
Quán triệt tư tưởng đoàn kết trong chủ trương, đường lối của Đảng.
Xây dựng khối đại đoàn kết trên nền tảng liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kết hợp chặt chẽ đoàn kết toàn dân tộc với đoàn kết quốc tế.
Câu 29: Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương và phong cách Hồ Chí Minh.
Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn, trung thực.
Học đức tin tuyệt đối vào nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Câu 30: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.
Nói đi đôi với làm; Xây đi đôi với chống; Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Câu 31: Trình bày các nhiệm vụ nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm rõ các giai đoạn hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm rõ nội dung, bản chất cách mạng và khoa học trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm rõ vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm rõ quá trình quán triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua thực tiễn cách mạng.
Câu 32: Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những nội dung nào?
Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp.
Câu 33: Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Về chính trị: là xã hội có chế độ dân chủ.
Về kinh tế: có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất.
Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: có trình độ phát triển cao về đạo đức, đảm
bảo sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội.
Về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 34: Những cơ sở khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách mạng.
Sự thống trị của thực dân đế quốc ở thuộc địa vô cùng hà khắc, không có cơ sở cho đấu tranh không bạo lực.
Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực.
Giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện rời bỏ địa vị.
Câu 35: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn lền với chủ nghĩa xã hội trong
giai đoạn hiện nay cần quán triệt những vấn đề nào?
Kiên định mục tiêu và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định.
Phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị.
Đấu tranh chống lại biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; suy thoái về đọa đức, lối sống.
Câu 36: Những cơ sở nào khẳng định đến năm 1930 tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam cơ bản hình thành.
Xác định được đối tượng của cách mạng. Phương pháp cách mạng. Con đường cách mạng.
Lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Đặt cơ sở cho liên lạc và đoàn kết quốc tế.
Câu 37: Ý nghĩa của việc lựa chọn con đường phát triển của đân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc cho thấy dân tộc đó có bắt nhịp được với
xu thế phát triển của thời đại hay không.
Khẳng định hơn nữa vai trò nền tảng tư tưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt tiến
trình cách mạng Việt Nam.
Câu 38: Những khó khăn của thời kỳ quá độ.
Quá độ trong điều kiện của chiến tranh, hậu quả của chiến tranh để lại hết sức nặng nề.
Quá độ trong điều kiện đất nước bị chia cắt và thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước điên cuồng chống phá.
Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu.
Câu 39: Đặc điểm nỗi bật nhất của thời kỳ quá độ theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Đặc điểm: “ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh
qua phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Câu 40: Trong quan điểm của Hồ Chí Minh vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh nào?
Chủ thể hoạch định chủ trương, đường lối.
Tập hợp, giáo dục, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng.
Liên minh, đoàn kết quốc tế.