-
Thông tin
-
Hỏi đáp
tài liệu ôn thi lịch sử hành chính vi | Học viện Hành chính Quốc gia
Trong các thời kì lịch sử hành chính của Việt Nam từ trước đến nay, anh/chị tâmđắc nhất thời kì nào? Có những thành tựu gì? (chọn 1 thời kì có nhiều thành tựu ->nêu những thành tựu của thời kì lịch sử đó -> thành tựu trong quá trình quản lý đấtnước) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Cải cách hành chính nhà nước 21 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
tài liệu ôn thi lịch sử hành chính vi | Học viện Hành chính Quốc gia
Trong các thời kì lịch sử hành chính của Việt Nam từ trước đến nay, anh/chị tâmđắc nhất thời kì nào? Có những thành tựu gì? (chọn 1 thời kì có nhiều thành tựu ->nêu những thành tựu của thời kì lịch sử đó -> thành tựu trong quá trình quản lý đấtnước) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Cải cách hành chính nhà nước 21 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50582371 LÝ THUYẾT
1. Trong các thời kì lịch sử hành chính của Việt Nam từ trước đến nay, anh/chị tâm
đắc nhất thời kì nào? Có những thành tựu gì? (chọn 1 thời kì có nhiều thành tựu ->
nêu những thành tựu của thời kì lịch sử đó -> thành tựu trong quá trình quản lý đất nước)
* Trong các thời kì lịch sử hành chính của Việt Nam từ trước đến nay, em tâm đắc nhất thời
kì hành chính nhà Hậu Lê với thành tựu là lập ra bộ luật Hồng Đức.
Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một cải tiến khá căn bản trong việc cải thiện
địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao
hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền
quản lý tài sản của gia đình và họ có quyền thừa kế như nam giới.
Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân
nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng,
chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà
thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức hoặc xử riêng chỉ đàn ông
phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh
đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử
biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn 100
ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã
đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt".
Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng
các tội như phá hoại đê điều, chặt phá cây cối, lúa má của người khác và tự tiện giết trâu
ngựa. Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước
thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội.
Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, hộ vệ dân
thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, lOMoARcPSD|50582371
đến khi tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi còn bé nhỏ phạm tội thì
xử theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối
với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước. Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn
trộm vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là tự thú ở cửa quan".
Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền.
Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát
huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền
thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người
thượng du phạm tội với người trung châu thì theo luật mà định tội". Có thể nói đây là một
trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy
định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế
hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.
Chọn 1 thời kì lịch sử có chính sách gây hạn chế và thất bại trong quá trình thực hiện
-> tìm hiểu nguyên nhân vì sao thất bại và nguyên nhân của những hạn chế -> bài học
rút ra cho Việt Nam trong thời kì hiện đại bây giờ là gì?
* Trong các thời kì lịch sử hành chính của Việt Nam từ trước đến nay, em tâm đắc nhất thời
kì hành chính nhà Hồ. Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong
cả nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng Hoa. Cùng
năm đặt Quảng tế. Tuy nhiên ngoài những chính sách thành công thì cũng còn một vài
chính sách thất bại như chính sách tiền giấy với những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chính sách không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, quá sức so với hoàn
cảnh của lịch sử lúc đó, chính sách tiền giấy tuy có tư tưởng tiến bộ tuy nhiên so với hoàn
cảnh lịch sử lúc đó là hoàn toàn không phù hợp, nhân dân không quen dùng tiền giấy do
đó chính sách tiền giấy không phát huy hiệu quả.
Thứ hai, nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của nhà Hồ đó là do họ không được lòng
dân. Hồ Nguyên Trừng đã từng nói: “Không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Cuộc lOMoARcPSD|50582371
tàn sát đẫm máu đối với quý tộc nhà Trần của Hồ Quý Ly, đã gây nên sự bất mãn của nhân
dân. Nhân dân lúc này cũng đang rất coi trọng nhà Trần. Hồ Quý Ly luôn bị coi là “kẻ tiếm
ngôi”. Sự áp đặt nhân dân trong việc sử dụng tiền giấy đã không những không mang lại kết
quả mà còn gây ra sự chống đối mạnh mẽ trong nhân dân.
Thứ ba, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly điễn ra trong hoàn cảnh đầy khó khăn và phức tạp:
khủng hoảng kinh tế - xã hội trên nhiều mặt như cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa tư tưởng
Phật giáo và Nho giáo; nhân dân cực khổ, nạn đói mất mùa liên tục xảy ra; quý tộc nhà
Trần ra sức chống đối họ Hồ với tư tưởng “phù Trần, diệt Hồ”; bên ngoài thì giặc Minh
đang hăm he xâm chiếm nước ta.
Thứ tư, năng lực của Hồ Quý Ly bị hạn chế, tài năng kinh tế của Hồ Quý Ly chưa cao, tuy
bắt mạch trúng được yêu cầu giải quyết khủng hoảng nhưng các biện pháp lại nửa vời
không đáp ứng được mục tiêu. Ông thiếu đức “khoan dân” để thu phục lòng dân. Hồ Quý
Ly thiếu năng lực về quân sự, thiếu gương mãu trong việc dùng quân.
Thứ năm, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên nhiều mặt nên không phát huy đước
hiệu quả. Thiếu nguồn lực để thực hiện cải cách do cuộc cải cách không tập trung mà bị
dàn trải đi rất nhiều, dẫn đến “làm không đến nơi đến chốn”.
Từ đó, em rút ra được bài học cho Việt Nam thời nay như sau:
Một là bài học về kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Triều đại nào biết
kết hợp khôn khéo hai nhiệm vụ ấy trong từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể sẽ làm cho
đất nước phát triển và giữ vững được nền độc lập dân tộc, tự chủ, chiến thắng mọi kẻ thù bất cứ từ đâu đến.
Hai là bài học về thực hiện khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc: đối với Hồ Quý Ly và nhà
Hồ, nguyên nhân thất bại trong cải cách cũng như trong cuộc kháng chiến chống Minh
được Nguyễn Trãi đúc kết chủ yếu là nhà Hồ không được lòng dân. Sai lầm lớn nhất của
Hồ Quý Ly đó là không biết khoan thư sức dân, không biết lấy dân làm gốc. lOMoARcPSD|50582371
Ba là bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện những nhiệm
vụ quan trọng của đất nước, đặc biệt trong chống giặc ngoại xâm: cải cách của Hồ Quý Ly
không thiếu nội dung tích cực cũng như những chính sách tích cực để thực hiện nhưng nó
chỉ được tiến hành bằng một lực lượng xã hội hạn chế và thực hiện dưới sự áp chế của Hồ
Quý Ly và triều đại nhà Hồ. Chính vì vậy mà cải cách kinh tế, xã hội không thể thành công.
Bốn là bài học về sự nghiệp giáo dục phải góp phần đào tạo những con người yêu nước, có
tinh thần sáng tạo, ham hành động và gần gũi với nhân dân: về ngôn ngữ văn tự dùng trong
giáo dục khoa cử, Hồ Quý Ly tỏ ra rất trọng dụng chữ Nôm, có ý thức dùng ngôn ngữ văn
tự của dân tộc làm công cụ sáng tác và chuyển tải nội dung môn học. Điều này thể hiện
tinh thần dân tộc trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly.
Năm là bài học về đường lối trị nước phải kịp thời đổi mới và đổi mới phải phù hợp với
yêu cầu phát triển, điều kiện của thực tiễn: với tinh thần “dĩ cổ phục kim”, những bài học
lịch sử được đúc kết từ chính sự thành bại của Hồ Quý Ly, dù ít nhiều sẽ giúp chúng ta có
cơ sở để khẳng định rằng dù khó khăn, song trên cơ sở của những thuận lợi hiện có, những
thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, cuối cùng sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã
hội của chúng ta sẽ giành được những thắng lợi mới. Bởi đó là cái phù hợp với xu hướng
tất yếu của lịch sử. Đó cũng là điều mà toàn Đảng, toàn dân tộc ta khẳng định trong các kỳ
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ta.
2. Trong các bản Hiến pháp, anh/chị thấy tổ chức bộ máy hành chính của Hiến pháp
nào nhiều ưu điểm nhất? Vì sao?
Trong các bản Hiến pháp, em thấy tổ chức bộ máy hành chính của hiến pháp 2013 nhiều ưu điểm nhất
Nếu coi Hiến pháp năm 1992 hướng tới đổi mới chính quyền ở Trung ương thì Hiến pháp
năm 2013 hướng tới đổi mới chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp ở địa phương.
Hiến pháp mới đã tạo cơ sở cho việc quy định mở về chính quyền địa phương, cấp chính lOMoARcPSD|50582371
quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp
với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do luật định.
Trong Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước được hiến
định, thể hiện vị trí, vai trò của cơ quan này, từng bước tạo sự kiểm soát độc lập việc quản
lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Việc nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước phù hợp
với xu thế chung của thế giới cũng như mong muốn góp phần giảm tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước.
Một cơ quan mới, lần đầu tiên có trong Hiến pháp của Việt Nam là Hội đồng bầu cử quốc
gia. Việc có Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động thường xuyên, thể hiện đầy đủ, sâu sắc
hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình,
tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầu cử.
Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã thể hiện được ý Đảng,
lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-
an ninh trong thời kỳ mới. Vậy mà có những người, có thể do chưa đọc, chưa hiểu nội dung
của bản Hiến pháp mới lại phát biểu hồ đồ, cho rằng, “Hiến pháp mới chẳng có gì mới so
với Hiến pháp cũ”, “Hiến pháp mới lạc hậu hơn Hiến pháp cũ”, Hiến pháp mới là “bình
mới, rượu cũ”… Cũng có thể họ có đọc bản Hiến pháp mới nhưng lại xuyên tạc sự thật.
Hiện nay, công tác tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, đưa Hiến pháp vào cuộc sống đã
được các cơ quan chức năng của Nhà nước ta khẩn trương, nghiêm túc thực hiện. Người
dân Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nội dung của bản Hiến pháp và
cảm nhận được những nét mới, sự tiến bộ của Hiến pháp năm 2013. Và chắc chắn, sự xuyên
tạc Hiến pháp sẽ bị người dân bác bỏ.
ĐÚNG SAI HOẶC NỐI CÂU: TẤT CẢ BÀI HỌC VÀ XEM LẠI BÀI KIỂM TRA
1. Tên nước thời Hùng Vương là Văn Lang lOMoARcPSD|50582371
2. Cổ Loa là di sản văn hoá thế giới
3. Văn miếu – Quốc tử giám được xây dựng từ thời nhà Lý
4. Nguyễn Kim chống nhà Mạc là thời kỳ nội chiến Nam triều – Bắc triều
5. Thành nhà Hồ là di sản văn hoá thế giới
6. “Cải lương hương chính” là chính sách nổi bật thời vua Gia Long: sai (chính sách
thờikỳ thuộc địa nửa phong kiến 1858 – 1945)
7. Luật Hồng Đức có từ thời kỳ Lê sơ
8. Hai Bà Trưng khởi nghĩa và giành tự chủ cho dân tộc ta sau nhiều năm chịu sự cai trịcủa nhà Hán
9. Tên nước thời An Dương Vương là Âu Lạc
10. Đền Hùng là: cả 3 câu trên đều sai (là di tích quốc gia đặc biệt)
11. Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ gồm có Thủ tướng, Phó thủ tướng và Nội các: sai
(gồm có Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và Nội các)
12. Kinh đô thời Hùng Vương là: tất cả đáp án trên đều sai (là Phong Châu)
13. Văn miếu – Quốc tử giám là di tích quốc gia đặc biệt
14. Tên nước ta thời Tiền Lý là Vạn Xuân
15. Toàn quyền Đông Dương là một cấp đơn vị hành chính thời thuộc địa nửa phongkiến
của nước ta: sai (là người đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Pháp, gồm các thuộc
địa Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hành xử như một nguyên thủ, với các quyền hành và trách nhiệm)
16. Lê Lợi là vị vua thời: tất cả các đáp án trên đều sai (là vị vua thời Hậu Lê) lOMoARcPSD|50582371
17. Đơn vị hành chính “Tỉnh” xuất hiện ở nước ta thời kỳ Minh Mạng
18. Đơn vị hành chính nước ta theo Hiến pháp 1946 chia thành 4 cấp
19. Kinh đô thời An Dương Vương là Cổ Loa
20. Theo Hiến pháp 1946, mỗi đơn vị hành chính đều thành lập Hội đồng nhân dân và
Uỷban hành chính: sai (Uỷ ban hành chính chỉ có ở bộ và huyện)