-
Thông tin
-
Hỏi đáp
[TÀI LIỆU ] PHÂN TÍCH VĂN BẢN SH NGOẠI VI HUẾ | Trường Đại học Hải Phòng
Ngược xuôi trên dòng chảy hiền hòa, duyên dáng của SH, bằng khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của mình, HPNT đã một lần nữa phô diễn hết vẻ đẹp nên họa, nên thơ của dòng SH. Bắt đầu từ đây dòng sông tạm biệt dãy Trường Sơn hùng vĩ để thực hiện một thủy trình không mệt mỏi về với thành phố Huế. Không gian châu thổ vùng Châu Hóa là nơi chuyển tiếp từ đồi núi sang đồng bằng nên rất đa dạng về địa hình: có vực sâu, có đồi núi trùng điệp, có thêm đất bãi, rừng thông và lăng tẩm đền đài… Địa hình ấy đã góp phần tạo nên diện mạo đa dạng của dòng sông, làm nên sức hấp dẫn của nó. Nét độc đáo của HPNT là ông không tiếp cận thủy trình con sông với con mắt của một nhà khảo cứu, một nhà khoa học mà đã nhìn con sông bằng đôi mắt của người nghệ sĩ. Với ông dòng sông như một cô gái lần đầu đến nơi hẹn để gặp gỡ người tình mong đợi của mình. Và ở đó, nhà văn đã dõi theo từng khúc quanh, bước ngoặt cụ thể của dòng sông để nói lên tất cả những ý tình mà nó muốn biểu lộ với con người với xứ Huế.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn học dân gian (VAN2024) 17 tài liệu
Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
[TÀI LIỆU ] PHÂN TÍCH VĂN BẢN SH NGOẠI VI HUẾ | Trường Đại học Hải Phòng
Ngược xuôi trên dòng chảy hiền hòa, duyên dáng của SH, bằng khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của mình, HPNT đã một lần nữa phô diễn hết vẻ đẹp nên họa, nên thơ của dòng SH. Bắt đầu từ đây dòng sông tạm biệt dãy Trường Sơn hùng vĩ để thực hiện một thủy trình không mệt mỏi về với thành phố Huế. Không gian châu thổ vùng Châu Hóa là nơi chuyển tiếp từ đồi núi sang đồng bằng nên rất đa dạng về địa hình: có vực sâu, có đồi núi trùng điệp, có thêm đất bãi, rừng thông và lăng tẩm đền đài… Địa hình ấy đã góp phần tạo nên diện mạo đa dạng của dòng sông, làm nên sức hấp dẫn của nó. Nét độc đáo của HPNT là ông không tiếp cận thủy trình con sông với con mắt của một nhà khảo cứu, một nhà khoa học mà đã nhìn con sông bằng đôi mắt của người nghệ sĩ. Với ông dòng sông như một cô gái lần đầu đến nơi hẹn để gặp gỡ người tình mong đợi của mình. Và ở đó, nhà văn đã dõi theo từng khúc quanh, bước ngoặt cụ thể của dòng sông để nói lên tất cả những ý tình mà nó muốn biểu lộ với con người với xứ Huế.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn học dân gian (VAN2024) 17 tài liệu
Trường: Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hải Phòng
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
(SH Ở ĐỒNG BẰNG VÀ NGOẠI VI THÀNH PHỐ HUẾ)
- HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG –
- Ngược xuôi trên dòng chảy hiền hòa, duyên dáng của SH, bằng khả năng quan
sátvà miêu tả tinh tế của mình, HPNT đã một lần nữa phô diễn hết vẻ đẹp nên họa,
nên thơ của dòng SH. Bắt đầu từ đây dòng sông tạm biệt dãy Trường Sơn hùng vĩ
để thực hiện một thủy trình không mệt mỏi về với thành phố Huế
- Không gian châu thổ vùng Châu Hóa là nơi chuyển tiếp từ đồi núi sang đồngbằng
nên rất đa dạng về địa hình: có vực sâu, có đồi núi trùng điệp, có thêm đất bãi, rừng
thông và lăng tẩm đền đài… Địa hình ấy đã góp phần tạo nên diện mạo đa dạng
của dòng sông, làm nên sức hấp dẫn của nó. Nét độc đáo của HPNT là ông không
tiếp cận thủy trình con sông với con mắt của một nhà khảo cứu, một nhà khoa học
mà đã nhìn con sông bằng đôi mắt của người nghệ sĩ. Với ông dòng sông như một
cô gái lần đầu đến nơi hẹn để gặp gỡ người tình mong đợi của mình. Và ở đó, nhà
văn đã dõi theo từng khúc quanh, bước ngoặt cụ thể của dòng sông để nói lên tất
cả những ý tình mà nó muốn biểu lộ với con người với xứ Huế.
LĐ1: Ở giữa cánh đồng Châu Hóa, SH như một người con gái đẹp ngủ mơ màng
chờ người tình mong đợi của nó đến đánh thức
- Hình ảnh so sánh gợi cho ta liên tưởng đến câu chuyện cổ tích “Nàng công chúangủ
trong rừng”. Nó khắc họa một vẻ đẹp lãng mạn, dòng chảy êm đềm, thơ mộng, đậm
màu cổ tích của con sông
- Từ đây, SH bắt đầu một hành trình gian truân để đến với người tình mà nó mongđợi
trong một sự e thẹn, rụt rè nhưng cũng đầy khao khát, mong nhớ của tình yêu
LĐ2: Tỉnh dậy sau một giấc ngủ mơ màng, con sông bừng lên một sức sống mới với
những vẻ đẹp cuốn hút, say đắm lòng người
- Khi ra khỏi vùng núi con sông toát lên một sức sống mãnh liệt, qua một loạt cáchình
ảnh miêu tả: “chuyển dòng liên tục giữa các khúc quanh đột ngột, uốn mình theo
những đường cong thật mềm”
=> Các từ ngữ, hình ảnh “khúc quanh, vòng cung, đường cong” đã vẽ ra một dáng
điệu mềm mại, nữ tính, duyên dáng của con sông. Hệ thống các động từ “chuyển
dòng, vòng, uốn…” giúp chúng ta hình dung về một cuộc tìm kiếm đầy nỗ lực, niềm
khát khao mãnh liệt cũng như sức sống tuổi thanh xuân ở người con gái mang tên lOMoARcPSD|50202050
“Hương Giang”. Cô gái ấy tìm mọi cách để thực hiện cuộc hành trình đầy ý thức tìm
gặp người yêu đích thực, lý tưởng của mình. Dòng sông ở quãng này gợi cho ta ấn
tượng về tính cách chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt. Điều đó cho ta liên tưởng đến tính
cách của người con gái Huế: dịu dàng đấy nhưng không yếu đuối, mong manh, đó
là cái dịu dàng trí tuệ mang bản lĩnh mạnh mẽ
- Hành trình SH về với Huế gặp rất nhiều những gian truân, thử thách khi phải trảiqua
những chướng ngại vật khác nhau, những chướng ngại vật ấy không cắt đứt được
hành trình dòng chảy của con sông mà trái lại còn giúp SH bộc lộ vẻ đẹp của mình
với vóc dáng gợi cảm và những đường cong tuyệt mĩ đầy nữ tính
+ Trong hành trình tìm kiếm người tình mong đợi của mình, SH đã bộc lộ nhiều vẻ
đẹp khác nhau. Trước hết, đó là vẻ đẹp mềm mại, gợi cảm khi nó uốn những đường
cong thật mềm, mềm như lụa khi chảy qua những địa danh khác nhau của Huế, SH
ôm lấy chân đồi Thiên Mụ
=> Bằng một lối văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh, HPNT đã diễn
tả sinh động từng bước đi của SH. Mỗi chặng đường của nó đều gắn với những địa
danh khác nhau của xứ Huế và được nhà văn dành cho những cách diễn đạt riêng.
Nhờ đó hành trình về xuôi của SH không nhàm chán mà luôn thú vị, bất ngờ với
người đọc. Có những câu văn giàu chất họa như cây cọ của người họa sĩ đang đưa
những nét vẽ về SH trên xứ Huế. Vẻ đẹp ấy của dòng sông phải chăng chính là vẻ
đẹp dịu dàng, duyên dáng, tình tứ, là nét duyên thầm của người thiếu nữ Huế
- Từ ngã ba Tuần, SH khoác lên mình một vẻ đẹp đa dạng mang đến cho người
đọcnhiều bất ngờ thú vị bởi diện mạo phong phú của nó:
+ Trước khi về với Huế, SH phải vượt qua thử thách cuối cùng “một lòng vực sâu
dưới chân núi Ngọc Trản”
+ Trên những điểm cao đột ngột thì SH trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành
quách, mang vẻ đẹp mềm như lụa, với những con thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi
=> Đây là những hình ảnh liên tưởng thú vị khi HPNT cảm nhận con thuyền như
những con thoi đang dệt nên tấm lụa là mặt nước của SH
=> Từ đó thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa SH với cuộc sống của con người, tạo
nên vẻ đẹp trữ tình cho khung cảnh, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông lOMoARcPSD|50202050
+ Đó còn là vẻ đẹp của màu sắc nước biến ảo: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sự
biến ảo độc đáo của màu nước SH qua đôi mắt tài hoa của người nghệ sĩ, HPNT coi
nó không đơn giản chỉ là do mây trời, ánh sáng tự nhiên, do sự phản quang tạo nên
mà đó còn là ý thức làm mới mình trong tình yêu để hoàn thiện bản thân của người
thiếu nữ SH để thật xứng đáng với người tình của nó là thành phố Huế
- Khi đi qua những rừng thông u tịch, những lăng tẩm đền đài, dòng sông mang vẻ
đẹp trầm mộc, như triết lí, như cổ thi:
+ Huế là nơi có những rừng thông bạt ngàn bao bọc giấc ngủ nghìn thu của các vua
chúa trong những đền đài, lăng tẩm uy nghi. Khi chảy qua vùng đất này, SH như một
cô gái đầy ý tứ khiêm nhường nép mình dưới những rừng thông, dưới chân những
đền đài không muốn làm xáo động giấc ngủ nghìn thu của các bận đế vương, Vì thế
khác với vẻ đẹp biến ảo ở đoạn trước thì giờ đây dòng sông mang vẻ đẹp trầm mặc,
mang nét đặc trưng của Huế. Có thể nói nét trầm mặc, cổ kính của SH, của xứ Huế
đã đi vào thơ của nhạc trở thành ấn tượng đặc biệt trong lòng người mõi khi nhớ về Huế:
“Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư” Hoặc
“Đã nhiều lần đến Huế Vẫn lạ như lần đầu SH lơ đãng chảy
Nắng tím vướng chân cầu”
=> HPNT đã vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ cái dáng điệu yêu kiều của SH khi nó ở
ngoại vi thành phố Huế. Nhà văn không chi tái hiện một cách chân thực về dòng
chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của con sông mà quan trọng hơn ông đã biến cái thủy
trình ấy thành hành trình của người con gái đẹp duyên dáng, tình tứ đi tìm kiếm
người tình mong đợi của nó. Đó cũng là cách cảm nhận riêng độc đáo, cái nhìn mang
tính phát hiện đầy thi vị của HPNT về dòng SH