Tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (BLAW0001)
Trường: Đại học Mở Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.
CƠ BẢN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là một khái niệm, một phạm trù pháp lý cơ bản của
khoa học pháp lý XHCN. Đây là vấn đề không phải là mới mẻ. Song, sau khi
các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các nước trong hệ thống XJCN
đã đều tiến hành cải tổ đổi mới theo những con đường phát triển của riêng
mình, pháp chế được bàn đến trong một điều kiện mới. trong điều kiện của quá
trình xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế
thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội công dân, pháp chế
XHCN (theo quan niệm cũ) không dễ gì có sự thống nhất về nội hàm của nó. Vì
vậy, để đưa ra được khái niệm về pháp chế XHCN một cách tương đối hoàn
chỉnh, đúng với tên gọi của nó cần tiếp cận từ nhiều phương diện.
Thứ nhất, tiếp cận từ tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Leeenin về pháp chế XHCN, “pháp chế là một hiện tượng xã hội độc lập với tư
cách là nhân tố của quyền lực chính trị”.
Thứ hai, tiếp cận từ quan điểm của Đảng ta về pháp chế XHCN trong
các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng ta đều coi pháp chế XHCN là
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước. muốn nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của quảng lý nhà nước và phát huy dân chủ XHCN phương pháp chủ yếu,
tổng thể, toàn diện và thường xuyên là tăng cường pháp chế XHCN.
Thứ ba, tiếp cận từ khái niệm pháp chế của khoa học pháp lý, có nội
dung đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân, cốt lõi của nó là sự tôn trọng và thực hiện
pháp luật hiện hành 1 cách tự giác, đầy đủ, nghiêm minh và thống nhất của các
chủ thể trong toàn xã hội.
Pháp chế và pháp luật là 2 khái niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chúng là những khái niệm gần gũi, nhưng không đồng nhất. pháp luật là hệ
thống các quy phạm cho nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
pháp chế là 1 phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đối với chủ thể pháp
luật phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. cho nên, pháp luật là tiền đề
của pháp chế nhưng có pháp luật chưa hẳn đã có pháp chế. Do đó pháp luật chỉ
có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các
quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế và ngược lại
pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. lOMoARcPSD|44744371
Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị-xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành 1 cách
nghiêm minh, triệt để, chính xác, bình đẳng và thống nhất.
2. Đặc điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rộng bao gồm nhiều mặt, do
vậy cần phải xem xét nó ở những bình diện sau đây:
Thứ nhất, pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước phải tiến hành đúng quy định của pháp luật. mọi cán bộ công
chức nhà nước phải tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình; mọi vi phạm đều bị xử phạt nghiêm minh. Đó là
cơ sở bảo đảm bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả,
phát huy hiệu lực của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội. điều 12 Hiến
pháp 1992 (sửa đối bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.”
Thứ hai, pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng.
Mọi tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng đều có phương
thức, nguyên tắc hoạt động riêng, nhưng vẫn phải tôn trọng và tuân theo nguyên
tắc pháp chế XHCN. Bởi mỗi thành viên của tổ chức hay đoàn thể đó trước hết
là một công dân nên họ luôn chịu sự tác động của nhà nước; mặt khác các tổ
chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng đều được hình thành và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ của nhà nước, tham gia các quan hệ xã hội, trong
đó có các quan hệ do nhà nước xác lập và bảo vệ. ngay cả Đảng Cộng sản với
tư cách là đảng cầm quyền, là lãnh đạo nhà nước, quản lý xã hội phải “hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định.
Thứ ba, pháp chế XHCN là nguyên tắc xử sự của công dân.
Điều này đòi hỏi mọi công dân tôn trọng và tự giác thực hiện đúng yêu
cầu của pháp luật trong các hành vi xử sự của mình, được phép làm những gì
mà pháp luật không cấm. đây là điều kiện đảm bảo công bằng xã hội, mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật, là điều kiện cho mỗi người được tự do, tồn
tại và phát triển. mặt khác, trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lap động là chủ
nhân đất nước nên còn đòi hỏi mọi công dân có trách nhiệm tham gia quản lý lOMoARcPSD|44744371
công việc nhà nước, bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế bằng hình thức
như kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội,
đấu tranh chống vi phạm pháp luật, pháp chế…
Thứ tư, pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong mối quan hệ này, dân chủ XHCN là cơ sở củng cố nền pháp chế
XHCN và pháp chế XHCN là yếu tố mở rộng nền dân chủ XHCN, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động. Có thể khẳng định rằng một nền dân chủ
XHCN thực sự không thể thiếu pháp chế XHCN, vì chính pháp chế là nền tảng
vững chắc nhất để duy trì và thực hiện những nguyên tắc của chế độ dân chủ
XHCN, tạo ra tính tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ cương của xã hội. Mối quan hệ
trực tiếp được thể hiện ở sự tham gia của đông đảo quần chúng vào quản lý các
công việc nhà nước và xã hội, vào kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước. Đặc điểm này cũng nói lên nét khác biệt căn bản về bản chất của pháp chế
XHCN với pháp chế tư sản.
Như vậy, pháp chế XHCN đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên
suốt toàn bộ cơ chế hoạt động trong chế độ chính trị - xã hội XHCN ở
nước ta. Pháp chế XHCN là hình thức, phương pháp tổ chức và vận
hành cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN. a. Tôn
trọng tính tối cao của Hiến pháp.
Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật bảo đảm tính thống
nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho hệ
thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật tự
pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. lOMoARcPSD|44744371
Hiến pháp và Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, thể hiện một
cách tập trung ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên
các lĩnh vực, trong các vấn đề quan trọng của nhà nước và xã hội. đó là
những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. tuy
nhiên, Hiến pháp và Luật có đặc điểm riêng, trong nhiều trường hợp
không thể quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình
huống. vì vậy, chúng luôn đòi hỏi phải có sự cụ thể hóa của các văn bản
dưới luật. trên thực tế, những văn bản dưới luật hết sức phong phú,
chiếm một số lượng rất lớn trong hệ thống pháp luật, vì vậy, mọi quy
định của các văn bản dưới luật đều phù hợp với Hiến pháp và Luật. do
đó, khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên những quy định
của Hiến pháp và Luật. nếu không thực hiện tốt yêu cầu tôn trọng tính
tối cao của Hiến pháp và Luật thì tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng
chéo hoặc mâu thuẫn trong các quy phạm pháp luật, phá vỡ tính thống
nhất của hệ thống pháp luật là không thể tránh khỏi.
Ví dụ: Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân (hay sở
hữu nhà nước). luật đất đai, nghị định, thông tư hướng dẫn cũng phải
tôn trọng quy định của Hiến pháp, triệt để tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
b. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc.
Từ bản chất của nhà nước và pháp luật chủ nghĩa, nguyên tắc
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, pháp chế XHCN đòi hỏi
phải có sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện pháp luật trên
quy mô toàn quốc. thực hiện tốt yêu cầu này là điều kiện quan trọng để
thiết lập trật tự, kỷ cương, cấp dưới phục tùng cấp trên, lợi ích của địa
phương phải phù hợp với lợi ích quốc gia, cá nhân cs quyền tự do dân
chủ những phải tôn trọng quyền của những chủ thể khác. Bảo đảm
nguyên tắc pháp chế thống nhất là điều kiện để xóa bỏ tư tưởng cục bộ,
địa phương chủ nghĩa, tự do vô chính phủ, bảo đảm công bằng xã hội. lOMoARcPSD|44744371
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp
luật, củng cố, tăng cường pháp chế, Nhà nước cũng cần phải xem xét
những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, tìm ra
những hình thức và phương pháp phù hợp để đưa pháp luật vào đời
sống với hiệu quả cao nhất mà không vi phạm pháp luật, không xâm hại
đến tính thống nhất của pháp chế.
Ví dụ: theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và Nghị định
158/2005 quy định: Đăng kí kết hôn. Khi đăng kí kết hôn phải nộp lệ phí.
Tuy nhirn ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Chính phủ có quy
định riêng để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đó là khi đăng kí kết
hôn sẽ được miễn lệ phí. (Nhị định số 32/2000).
c. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ
pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.
Để có cơ sở vững chắc củng cố nền pháp chế, cần chú ý đến
những biện pháp bảo đảm cho các cơ quan chuyên trách xây dựng
pháp luật đủ khả năng và điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật
một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.
Tổ chức và thực hiện pháp luật là một mặt quan trọng của nền
pháp chế dẫn đến một trong những yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và
tăng cường pháp chế thì bảo đảm cho các cơ quan tổ chức và thực
hiện pháp luật hoạt động có hiệu quả. Từ đó, các chủ thể mới hiểu
được pháp luật, có ý thức và tự giác, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật
và bảo đảm được nguyên tắc pháp chế.
Xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật là
trách nhiệm của cả bộ máy nhà nước, nhưng trước hết chủ yếu là
những cơ quan bảo vệ pháp luật nên cần thiết chú trọng nâng cao hoạt
động của các cơ quan này tích cực, chủ động và hiệu quả hơn. Kết quả
sẽ tác động trực tiếp với viwjwc củng cố và tăng cường pháp chế. Hơn
nữa, pháp chế còn là nhiệm vụ của các tổ chức xa hội và toàn dân. Vì
vậy, yêu cầu cũng đòi hỏi các tổ chức và mọi công dân phải có trách nhiệm lOMoARcPSD|44744371
tham gia đấu tranh chống vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN.
Ví dụ: Nghị định về kiềm chế tai nạn giao thông của Thủ tướng
Chính phủ quy định: “Mọi người ngồi trên xe mô tô, gắn máy phải đội
mũ bảo hiểm trên các tuyến đường từ ngày 15/12/2007”. Đối tượng
phải chấp hành đầu tiên là cán bộ công chức và tích cực tuyên truyền.
đến nay, 99% người dân đã chấp hành quy định này và đã trở thành
thói quen. Có thể thấy, pháp luật đã thực sự được thực hiện trong cuộc sống.
d. Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa.
Trình độ văn hóa nói chung và trình độ văn hóa pháp lý nói riêng
của các nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân
có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình củng cố nền pháp chế XHCN. Trình
độ văn hóa của công chúng càng cao thì việc thực hiện pháp luật càng
tự giác và thống nhất. có thể nói, văn hóa là cơ sở quan trọng để củng
cố nền pháp chế, ngược lại, nền pháp chế vững mạnh lại mở ra khả
năng lớn thúc đẩy phát triển văn hóa XHCN. Vì vậy, phải gắn công tác
pháp chế với công việc nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa
pháp lý nói riêng của các nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã
hội và công dân. Công tác pháp chế, quá trình xây dựng pháp luật phải
phù hợp với đặc trưng văn hóa từng vùng miền trong từng thời kì khác nhau.
Ví dụ: Việc vi phạm pháp luật có tỷ lệ lớn hơn ở những nơi mà
những người lãnh đạo có trình độ văn hóa không cao, hoặc ở những
tập thể trong đó thiếu sự tôn trọng pháp luật và bản thân người lãnh đạo vi phạm pháp luật.
Như vậy, thực chất của việc tăng cường pháp chế là tăng cường
chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật để mọi chủ thể
trong xã hội đều hoạt động trong xã hội đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. II.
THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY lOMoARcPSD|44744371 1. Thành tựu.
Trên phương diện thực tiễn, việc xây dựng pháo chế XHCN ở VN đạt
nhiều thành tựu quan trọng.
Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật ngày càng lớn,
chất lượng ngày càng nâng cao, hoàn thiện một bước quan trọng trong hệ thống
pháp luật về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN; về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân; về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạp, khoa học, công
nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh, đối ngoại… bảo đảm yêu cầu quản lý,
ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. hệ thống pháp luật đã thể chế kịp thời chủ trương của Đảng, cụ thể hóa
các quy định mới của Hiến pháp 2013, bám sát yêu cầu cuộc sống và đáp ứng
tiêu chí của hệ thống pháp luật về “tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai,
minh bạch”, xử lý tốt những vấn đề phức tạp của thực tiễn.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước, giám sát tối cao có nhiều đổi mưới, chất lượng và hiệu
quả được nâng cao. Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát
huy, bảo đảm và lan tỏa tinh thân tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở dựa trên
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp theo hướng tinh gọn gắn với
tinh giảm biên chế, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ chế phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển
biến tích cực. trong đó, vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cư thể hiện rõ hơn, hiệu quả hơn.
Hoạt động cơ quan hành pháp chủ động, tích cực, tập trung vào quản lý,
điều hành, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. cải cách hành chính, tư
pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân;
tôn trọng, bảo vệ , bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Định kỳ, các bộ
tư pháp về các vùng xa để tuyên truyền phổ biến pháp luật có nội dung phù hợp
với đặc điểm tình hình từng cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến kiến
nghị và pháp luật của nhân dân. Năm 2020, Bộ Tư pháp trong nhóm ba bộ dẫn lOMoARcPSD|44744371
đầu về Chỉ số cải cách hành chính với tổng điểm và đứng thứ 2 về Chỉ số đo
lường sự hài lòng của người dân, tổ chức – 89,58%.
Những kết quả này được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp
tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện
đồng bộ các quyền lập pháp và tư pháp”. 2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, pháp chế XHCN ở nước ta còn nhiều hạn chế.
Điển hình là hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với số
lượn lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ
theo Báo cáo số 411/BC-CP của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản
QPPL. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự
báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật. một số
quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu”
theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất.
Hơn nữa, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và ban hành văn bản pháp
luật chưa nghiêm. Một số cơ quan soạn thảo văn bản chưa quan tâm
đúng mức đến việc rà soát đầy đủ, kỹ lưỡng quy định trong các văn bản
QPPL liên quan khi sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định mới, dẫn đến
mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định. Tình trạng luật khung, luật
ống, luật phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành từ Chính phủ (Nghị định),
các Bộ (Thông tư, Thông tư liên tịch…), thậm chí có nơi phải chờ hướng
dẫn của UBND tỉnh, thành phố và các Sở, ngành… mới phát sịn hiệu lực
thực tế vẫn còn. Tình trạng “nợ” văn bản hướng dẫn thi hành có cải thiện
nhưng chưa được khắc phục triệt để.
Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội phiên thứ 48, Phó Viện
trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao Nguyễn Duy Giảng cho biết, có
23 văn bản có nội dung mâu thuẫn; 3 văn bản đã lạc hậu, không còn phù
hợp với thực tiễn và 24 văn bản đã hết hiệu lực thi hành những chưa có
văn bản khác sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế. Tính đến tháng
8/2020, còn lại 87/572 nội dung chưa ban hành văn bản quy định chi tiết.
một số luật có từ 80-100% nội dung chưa ban hành văn bản quy định chi
tiết được ban hành, đặc biệt, có một số nội dung sau gần 3 năm luật có
hiệu lực nhưng vẫn chưa có văn bản quy định. Điều này tác động không lOMoARcPSD|44744371
tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng là nguyên nhân làm tính
thống nhất và kỷ cương của pháp luật chưa cao.