-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu Pháp luật đại cương quan hệ pháp luật | Trường đại học Điện Lực
Tài liệu Pháp luật đại cương quan hệ pháp luật | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương(PLDC350) 6 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Tài liệu Pháp luật đại cương quan hệ pháp luật | Trường đại học Điện Lực
Tài liệu Pháp luật đại cương quan hệ pháp luật | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương(PLDC350) 6 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG........................................................2
1. Chủ thể quan hệ pháp luật....................................2
2. Điều kiện để quan hệ xã hội trở thành quan hệ
pháp luật.............................................................................10
2.1. Quan hệ xã hội là gì.............................................10
2.2. Điều kiện để quan hệ xã hội trở thành quan hệ
pháp luật............................................................................11
2.3. Vai trò của quan hệ xã hội...................................11
PHẦN 3: KẾT LUẬN.......................................................14
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................15 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong bất cứ quan hệ pháp luật nào thì chủ thể luôn đóng vai trò vô cùng
quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định mối quan hệ nào đó
thuộc sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào. Luật Quốc tế là hệ thống pháp
luật được tập hợp từ nhiều văn bản từ nhiều nguồn khác nhau. Việc nghiên cứu
về chủ thể là rất cần thiết vì giúp tìm ra đâu là nguồn của luật, quan hệ nào
thuộc sự điều chỉnh của luật.
Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời
sống xã hội. Đi đâu, làm bất cứ việc gì chúng ta đều chịu sự “quản lí” của Nhà
nước. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không phải
ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ phải có
năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi cá nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà nước muốn
trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ
thể. Đó lý do chọn đề tài “Chủ thể trong quan hệ pháp luật và điều kiện để một
quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật” 2 PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện
do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật.
Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật là tính xác định của cơ
cấu chù thể. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, xác định loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Nhà nước xác
định cá nhân, tổ chức được tham gia hay không được tham gia những quan hệ
pháp luật nào. Chẳng hạn, có những quan hệ pháp luật, chủ thể tham gia luôn là
cá nhân (ví dụ, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình), có những quan hệ pháp
luật, một bên chủ thể luôn là cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền (ví dụ,
quan hệ pháp luật giải quyết khiếu nại)...
Thứ hai, xác định điều kiện để tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ
pháp luật. Đối với từng loại (nhóm) quan hệ pháp luật khác nhau, nhà nước xác
định các điều kiện cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, để tham gia quan hệ pháp luật bầu cử, công dân Việt Nam
phải đủ 18 tuổi trở lên, để tham gia quan hệ ứng cử, công dân Việt Nam phải đủ
21 tuổi trở lên... Các cá nhân, tổ chức trong xã hội thường không thể tham gia
vào tất cả các mối quan hệ pháp luật. Tùy cá nhân, tổ chức, xuất phát từ khả
năng của họ, pháp luật quy định họ có thể được tham gia vào những mối quan
hệ pháp luật nhất định nào đó. Khi cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện
do pháp luật quy định và tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể thì họ trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó.
Điều kiện do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức để họ có thể
tham gia vào quan hệ pháp luật gọi là năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp
luật và năng lực hành vi pháp luật. 3
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lỉ do nhà nước
quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định
Năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định đối với các cá
nhân, tổ chức có thể được tham gia quan hệ pháp luật nào. Khả năng này thể
hiện ở quy định về các điều kiện khác nhau đối với từng quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà do nhà nước quy định
cho chủ thể. Trên thực tế, các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau
về năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật. Năng lực pháp luật là
thuộc tính không tách rời của chủ thể vì khi xác định một thực thể có phải là chủ
thể của quan hệ pháp luật thì trước tiên thực thể đó phải có năng lực pháp luật.
Năng lực pháp luật có thể coi là phần tối thiểu trong năng lực chủ thể. Trong
một số quan hệ pháp luật, chủ thể chỉ có năng lực pháp luật và họ tham gia vào
quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thụ động. Tính thụ động được thể hiện
là chủ thể không tự tạo ra cũng như không thể tự mình thực hiện được các
quyền và nghĩa vụ pháp lí. Chẳng hạn, đứa trẻ được thừa kế tài sản khi bố, mẹ
chết. Xét trong mối quan hệ thừa kế này, đứa trẻ chỉ có năng lực pháp luật, nó
không thể tự mình thực hiện được các hành vi nhất định. Do vậy, các quyền, lợi
ích hợp pháp của đứa trẻ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của nó.
Năng lực hành vi pháp luật là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các
cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình tự xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí
Năng lực hành vi pháp luật là khả năng của cá nhân, tổ chức tự bản thân
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước đã quy định. Nói
cách khác, khi cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật, có thể được tham gia
quan hệ pháp luật nào đó thì họ phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền
và nghĩa vụ pháp lí trong quan hệ pháp luật đó. Một người được coi là có năng
lực hành vi pháp luật khi họ biết cách xác lập hành vi trong một quan hệ pháp 4
luật cụ thể, biết tự mình thực hiện được các hành vi mà mình đã xác lập và có
khả năng độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Khi xem xét năng lực
hành vi của chủ thể là cá nhân, người ta xem xét ba phương diện chủ yếu là độ
tuổi, khả năng nhận thức và tình trạng sức khỏe, thể lực. Có năng lực hành vi
pháp luật, chủ thể sẽ chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự thục
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế. Chẳng hạn, trong quan hệ
pháp luật về thừa kế, nếu người được hưởng thừa kế đã thành niên, tinh thần
minh mẫn thì họ có đủ khả năng tự mình tham gia quan hệ này, tự thực hiện các
hành vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật, không
thể có chủ thể quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực
hành vi pháp luật. Nói cách khác, một người không có năng lực pháp luật thì
không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, một cá nhân, tổ chức nếu
chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi pháp luật thì không thể
tham gia độc lập vào các quan hệ pháp luật.
Các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về năng lực chủ
thể pháp luật. Khi đó, những điều kiện quy định cho cá nhân, tổ chức được tham
gia vào các mối quan hệ pháp luật là khác nhau. Chẳng hạn, dưới chế độ phong
kiến, phụ nữ có năng lực chủ thể rất hạn chế nên rất nhiều moi quan hệ pháp
luật họ không được tham gia. Các quan hệ pháp luật khác nhau có những tiêu
chuẩn khác nhau về năng lực chủ thể. Do vậy, khi đánh giá năng lực pháp luật
và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể phải gắn vào từng quan hệ pháp luật
cụ thể. Một chủ thể có thể đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật này nhưng
không đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật khác.
Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân và tổ chức. 5
Chủ thể là cá nhân bao gồm công dân nước sở tại, công dân nước ngoài
và người không quốc tịch.
- Công dân nước sở tại là người mang quốc tịch của nhà nước
đó. Đây là loại chủ thể phổ biến và chủ yếu trong các quan hệ pháp luật.
Tùy theo năng lực chủ thể của mình, họ có thể tham gia vào những mối quan hệ
pháp luật nào đó. Chỉ có nhà nước và trong những điều kiện cụ thể do pháp luật
quy định mới có quyền hạn chế năng lực chủ thể của công dân. Đối với năng
lực chủ thể của công dân cần lưu ý một số điểm sau:
Năng lực pháp luật của công dân xuất hiện kể từ khi công dân sinh ra và
chỉ mất đi khi người đó chết. Năng lực pháp luật được mở rộng dần dần phụ
thuộc vào độ tuổi, sự phát triển về thể lực và trí lực của công dân. Chẳng hạn,
theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự xuất hiện từ
khi đứa trẻ được sinh ra, nhưng năng lực pháp luật về bầu cử xuất hiện khi công
dân đủ mười tám tuổi.
Năng lực hành vi pháp luật của công dân thường xuất hiện muộn hơn so
với năng lực pháp luật. Nó chỉ xuất hiện khi công dân đã đạt đến độ tuổi nhất
định và đáp ứng những tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Tùy nhóm quan hệ
pháp luật cụ thể mà pháp luật có thể quy định độ tuổi cụ thể được coi là xuất
hiện năng lực hành vi pháp luật. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam, người chưa đủ sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự,
người đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được coi có năng lực hành vi dân sự
hạn chế, họ có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật về tài sản có giá trị thấp,
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi, người đủ mười
tám tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể được
tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói chung. Bên cạnh những quy định
trên, pháp luật còn có những quy định khác để công nhận năng lực hành vi pháp
luật của chủ thể như về sức khỏe, thể lực, trình độ chuyên môn... 6
Thực tế cho thấy, không phải mọi chủ thể của quan hệ pháp luật đều có
thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình. Đây là những trường hợp chủ thể của quan hệ pháp luật
không có hoặc không đủ năng lực hành vi pháp luật trong các mối quan hệ pháp
luật cụ thể. Khi đó, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ phải thông qua
hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Công dân nước ngoài là người mang quốc tịch nhà nước khác nhưng
đang có mặt ở nước sở tại. Người không quốc tịch là
người không mang quốc
tịch của một nhà nước nào. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có
thể trở thành chủ thể của một số quan hệ pháp luật nhất định. Trong sự phát
triển chung của xã hội, do các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia và các
hoạt động kinh tế xã hội dẫn đến sự xáo động dân cư là tất yếu. Hiện nay, số
lượng công dân nước ngoài, người không có quốc tịch đến sinh sống tại một
quốc gia là đáng kể. Họ được tham gia vào nhiều mối quan hệ pháp luật như
công dân của nước sở tại. Tuy nhiên, pháp luật của các nước đều có các quy
định hạn chế sự tham gia của họ vào một số quan hệ pháp luật nhất định.
Chủ thể là tổ chức bao gồm pháp nhân và các tổ chức không được coi là
pháp nhân. Tổ chức là tập thể người liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện các
hoạt động chung nhằm đạt được những mục đích nào đó. Trong xã hội có nhiều
loại tổ chức khác nhau, nó được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau. - Pháp nhân
Pháp nhân là khái niệm dùng để chỉ những tổ chức đáp ứng những điều
kiện do pháp luật quy định. Pháp luật của các nước đều quy định các điều kiện
để được coi là một pháp nhân. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt
Nam, để được công nhận là pháp nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau: 7
+ Là tổ chức hợp pháp, nghĩa là nó có thể do nhà nước thành lập, thừa
nhận hoặc cho phép thành lập và có tên gọi riêng.
+ Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh, thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan
lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó. Toàn bộ hoạt động của pháp nhân đặt
dưới sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan lãnh đạo phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của pháp nhân.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó. Sự tồn tại của tài sản riêng thể hiện ở quyền sở hữu của pháp
nhân đối với tài sản đó. Bằng tài sản riêng, pháp nhân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ tài sản của mình.
+ Nhân danh tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải chịu
trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ mọi hoạt động của tổ chức.
Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực
hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời
điểm thành lập và giải thể pháp nhân.
Pháp nhân được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào năng lực chủ thể,
chúng được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau. Bên cạnh pháp
nhân trong nước còn có thể có pháp nhân nước ngoài. Thông thường, pháp nhân
nước ngoài cũng có thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật như pháp nhân
trong nước, trừ trường hợp đặc biệt pháp luật không cho phép pháp nhân nước ngoài tham gia.
- Tổ chức không phải là pháp nhân
Những tổ chức họp pháp nhưng không thỏa mãn các điều kiện để được
công nhận là pháp nhân (chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các
tổ họp tác, hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thành viên của 8
pháp nhân...) cũng được tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định. Tuy
nhiên, so với pháp nhân, sự tham gia của các tổ chức không được coi là pháp
nhân thường có sự hạn chế hơn. - Nhà nước
Đê thực hiện việc quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước phải
trực tiếp tham gia vào một số mối quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể đặc
biệt. Tuy nhiên, nhà nước chỉ tham gia vào những quan hệ xã hội cơ bản và
quan trọng nhất, chẳng hạn, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật về sở
hữu nhà nước... Nhà nước tự quyết định loại quan hệ pháp luật mà nhà nước sẽ
tham gia và tự quy định cho mình các quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ đó.
Nhà nước tham gia vào các quan hệ này nhằm bảo vệ những lợi ích cơ bản nhất
của nhà nước và xã hội.
Ví dụ thực tiễn
Tháng 10/2021 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn
kinh doanh. Bà B hẹn tháng 2/2022 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
(xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật)
– Chủ thể: bà B và chị T + Bà B:
Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự
theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ . 9 + Chị T:
Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân
sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ. – Nội dung: + Bà B
Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;
Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi. + Chị T
Quyền: nhận lại khoản tiền
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.
– Khách thể: khoản tiền vay và lãi.
2. Điều kiện để quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật
2.1. Quan hệ xã hội là gì
Quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữ cá nhân với cá nhân, cá
nhân với tổ chức trong đời sống, sinh hoạt. Quan hệ này tồn tại một cách khách
quan, được điều chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, 10
phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc biện pháp
đặc thù của các tổ chức.
Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này
không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Những
tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương
tác. Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt
được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như
không có ý thức, như thói quen. Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay,
nhà hàng hoặc rạp hát, v.v... dù có chào hỏi, trao đổi, trò chuyện lần đó; nhưng
lần gặp sau lại không nhận ra nhau, hoặc không tiếp tục chào hỏi, trao đổi, trò
chuyện thì giữa họ chưa thể coi là có mối quan hệ xã hội. Trái lại, nếu như ở
những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và phối hợp hành
động, thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ
bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành
trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại, v.v... Các tương tác này còn
có thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau.
2.2. Điều kiện để quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật
Cấu thành của pháp luật là các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp
luật được coi là tế bào của pháp luật. Quy phạm pháp luật này không chỉ điều
chỉnh hành vi của mỗi chủ thể đơn lẻ, mà còn điều chỉnh hành vi, xử sự của các
chủ thể trong mối quan hệ với nhau tuân theo ý chí của nhà nước. Xã hội ngày
càng phát triển, quan hệ giữa các chủ thể ngày càng phức tạp, do vậy các quy
phạm pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định để có thể điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm đạt được các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Các quan
hệ xã hội được điều chỉnh sẽ tạo nên các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, không 11
phải quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật. Để trở thành quan hệ pháp
luật, quan hệ xã hội cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
2.3. Vai trò của quan hệ xã hội
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp và tham gia trực tiếp
vào các mối quan hệ xã hội.Dù ở các lĩnh vực, quy mô khác nhau nhưng chúng
có tác động không hề nhỏ tới các lĩnh vực trong đời sống của mỗi cá nhân, tổ
chức hay thậm chí là một quốc gia.Từ đó có thể thấy quan hệ xã hội có vai trò
quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Xét trên phương diện cá nhân :
- Mang lại sức mạnh tinh thần : Mối quan hệ xã hội giúp chúng ta thoát
khỏi cuộc sống nhàm chán khi có những người bạn buồn tẻ mà chúng ta không
thực sự muốn liên lạc, đây là một trong những lí do chúng ta mất hứng thú trong
mối quan hệ xã hội. Vấn đề không phải do đời sống xã hộ vànhững thứ mà đới
sống xã hội cung cấp, mà do kiểu quan hệ xã hội do chúng ta hình thành. Khi
bạn có vòng tròn bạn bè những người bạn đánh giá cao về bạn cac tương tác xã
hội trở nên rất thú vị. Đó là cách tương tác với người khác làm tăng them sự thú
vị và niềm vui cho cuộc sống của bạn.
- Sự thỏa mãn : Con người là những sinh vật xã hội và tất cả đều có nhu
cầu tương tác với người khác và xây dựng mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu cho
thấy rằng mối quan hệ bền vững, chất lượng cho dù nhỏ hay lớn đều đóng góp
quan trọng đến hạnh phúc và sự thỏa mãn.
- Sự phát triển : Các lý thuyết phát triển không chỉ nói về sự phát triển
của chính bạn mà cả sự pháttriển mối quan hệ xã hội. Toàn bộ sự phát triển và
thành công đang chịu ảnh hưởng lớn bởi những người trong vòng tròn xã hội
của bạn. những người suy nghĩ tích cực hơn, luôn nhắm tới mục đích cao và
luôn có những điều hữu ích mà bạn có thể học hỏi. Cuối cùng, điều này sẽ thúc 12
đẩy sự phát triển cá nhân của bạn, sự nghiệp của bạn đồng thời kéo theo sự phát
triển của toàn xã hộị. Như vậy với cá nhân, quan hệ xã hội đã tạo dựng, củng cố
và phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, vai trò, quan hệ của họ với cộng đồng.
Đặc biệt là những ngôi sao thể thao, ca nhạc, chính trị gia hay những cá nhân
đang muốn tạo dựng và củng cố uy tín của mình trước cộng đồng thì quan hệ xã
hội là vô cùng quan trọng.
Với 1 tổ chức, quan hệ xã hội mang lại các lợi ích không hề nhỏ :
+ Xây dựngvà duy trì hình ảnh, uy tín cho tổ chức.
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng. PR được đánh
giá là phương tiện quan trọng và hiệu quả hàng đầu trong việc định vị và xây
dựng thương hiệu cho các tổ chức, cá nhân.
+ Khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động của tổ chức.+
Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng
góp vì quyền lợi của tập thể.
+ Bảo vệ tổ chức trước các cơn khủng hoảng.
Vai trò của quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình
hoàn thiện của 1 cá nhân ,1 tổ chức, giúp dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công
nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay mà còn góp phần vào công cuộc phát triển
kinh tế- chính trị - xã hội của đất nước. Một đất nước không thể phát triển nếu
không duy trì các mối quan hệ xã hội với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Hành động này có vai trò hết sức to lớn trongviệc ổn định xã hội, tăng
cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy quá trình hội nhập, mở ra những hướng đi
mới, đưa đất nước vươn ra tầm quốc tế mà ở đó việc phát huy, củng cố các mối
quan hệ sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả hai phía.Các mối quan hệ xã hội
tạo nên sự thịnh vượng và phát triển của đất nước. 13
-Về lĩnh vực xã hội: Quan hệ xã hội giúp tạo sự khăng khít trong xã hội,
tạo nên sự giao lưu về văn hóacũng như kinh tế của các quốc gia trong xã hội.
tiếp thu những nền văn hóa tiến bộ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tạo sự hội
nhập giữa các quốc gia trên thế giới.
-Về lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến
bộ, các công cụ sản xuất tiên tiến được áp dụng trong các ngành công nghiệp.=>
xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.Sự giao
lưu về kinh tế nhằm giúp các nước đang phát triển, chậm phát triển ngày càng đi
lên, sánh vai với các cường quốc lớn mạnh trên thế giới.
-Về lĩnh vực chính trị: Quan hệ xã hội không phải là các quốc gia can
thiệp vào chính trị của nhau mà là tạo sự hội nhập, tôn trọng lợi ích của
nhau,cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để góp phần xây dựng một thế
giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển thịnh vượng. 14 PHẦN 3: KẾT LUẬN
Năng lực chủ thể là bộ phận không thể thiếu trong quan hệ pháp luật hành
chính Nó là yếu tố cần và đủ để cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính. .. cách là chủ thể, có những quyền và nghĩa
vụ luật định Việc nghiên cứu năng lực chủ thể không chỉ có ý nghĩa pháp lý và
còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong môn pháp luật đại cương
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Hà Nội
2. Quốc hội ( 2005 ), Bộ Luật dân sự Hà Nội
3. Quốc hội, (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,
tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
5. https://lingocard.vn/tieu-luan-ve-quan-he-phap-luat/ 15