Tài liệu Quan điểm triết học Mác Lênin về tri thức và vận dụng quan điểm đó trong bảo vệ môi trường không khí
Tài liệu Quan điểm triết học Mác Lênin về tri thức và vận dụng quan điểm đó trong bảo vệ môi trường không khí | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (ML01)
Trường: Đại học Thăng Long
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 40615597 LỜI MỞ ĐẦU
Tri thức vốn đã tồn tại thừ thời xa xưa, là đề tài tìm hiểu muôn thuở trong
giới triết học, từ các triết gia cổ đại đến những nhà cổ điển thời hiện đại. Trong
triết học Mác - Lênin, vai trò của tri thức được coi là một yếu tố quan trọng
trong việc hiểu và thay đổi thế giới. Triết học Mác - Lênin nhấn mạnh vai trò
của tri thức trong việc tiếp cận và phản ánh các mối quan hệ kinh tế, xã hội và
chính trị, từ đó giúp thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Xã hội
hiện nay đang đối mặt với rất nhiều biến cố, vấn đề cần được giải quyết và tri
thức cũng được coi là chiếc chìa khóa để đưa con người đến với những giải pháp phù hợp.
Trong những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay, việc các thành
phố lớn được cảnh báo về chất lượng không khí là tình trạng khá phổ biến. Đây
cũng là vấn đề rất nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không
khí là nguồn sống vô cùng quan trọng với mọi sinh vật, và bảo vệ không khí là
trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Do đó, đề tài về bảo vệ môi trường không
khí đã được chọn trong bài tập lớn này với mục đích tìm hiểu được nguyên
nhân cũng như giải pháp để khắc phục và bảo vệ môi trường không khí qua
quan điểm về tri thức của triết học Mác – Lênin. NỘI DUNG
Phần I. Quan điểm triết học Mác – Lênin về tri thức
1. Khái niệm về tri thức
Trong triết học, hiểu tri thức là một vấn đề nguyên thủy và thu hút sự quan
tâm từ các nhà cổ điển. Tri thức đã tồn tại từ khi con người xuất hiện và được
định nghĩa qua những khái niệm vô cùng đa dạng. Trong triết học Trung Quốc
cổ đại, tri thức là công cụ để tu dưỡng bản thân, làm chủ số mệnh và có liên kết
mật thiết với đạo đức hay trách nhiệm. Người Hy Lạp cổ đại thậm chí còn có
những nghiên cứu và chiêm nghiệm khoa học để hiểu tri thức, những Plato,
Permenides cho rằng tri thức là thứ vượt trên kinh nghiệm giác quan, là việc vận
dụng lý trí để thấu hiểu hiện tại khả tri là những mô thể bất biến tự tại thuộc thế
giới lý niệm. Còn Thales hay Aristote thì coi tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm, trải nghiệm giác quan.
Chúng ta đều biết rằng trong quá trình sinh sống và cải biến thế giới, con
người từng bước tích lũy được kinh nghiệm và tri thức, ban đầu là những tri
thức nhỏ lẻ và cụ thể. Từ sự hiểu biết riêng lẻ về thế giới, con người đã có thể 1 lOMoARcPSD| 40615597
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa thành những khái niệm, phạm trù, quy
luật,… để giải thích thế giới. Qua đó, ta có thể đúc kết rằng tri thức là lượng
thông tin, những hiểu biết, kinh nghiệm, giá trị, thông tin mà được tích lũy sử
dụng nhằm mục đích tạo điều kiện để đánh giá tiếp cận nguồn thông tin, kinh
nghiệm mới hoặc áp dụng để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Vai trò của tri thức trong quan điểm triết học Mác – Lênin
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thấy tri thức tồn tại đóng một vai
trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội,
con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lí
tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức
khoa học,… Tri thức giúp con người hiểu và giải thích thế giới xung quanh, từ
các hiện tượng tự nhiên đến các vấn đề xã hội và nhân văn, cung cấp cho chúng
ta kiến thức, thông tin và công cụ để nắm bắt và tạo ra sự tiến bộ. Qua những
quan điểm triết học, vai trò của tri thức đã được khái quát hóa và nhấn mạnh trong một số lĩnh vực.
Trong triết học Mác – Lênin, tri thức và vai trò của tri thức không được nhắc
đến trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua lý luận về nhận thức hay bàn về hệ
tư tưởng Đức. Trong đó, tri thức được nhắc đến như là một kết quả của các mối
quan hệ biện chứng xảy ra quá trình nhận thức của con người, bao gồm nhận
thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức
khoa học. Tuy nhiên ở trong bất kì hình thức nhận thức nào, luôn có việc tri thức
được tiếp thu qua nhiều cách thức ( quan sát, thí nghiệm, tư duy trừu tượng, qua
các giác quan, chủ động tiếp thu,…) và sau đó sẽ được khái quát tính bản chất,
tổng hợp thông tin nhằm những mục đích khác nhau. Những tri thức mà chủ thể
nhận thức tiếp thu sẽ phản ảnh khách thể nhận thức (thế giới khách quan, tư
tưởng, tinh thần, tình cảm,…). Do đó, có thể nói tri thức như một cơ sở đối với
nhận thức, liên tục thay đổi theo thời gian và điều kiện xã hội.
Tri thức còn đóng vai trò là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để
ý thức phát triển. Theo C.Mác, “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo
đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy sinh
ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó.”1 Ý thức mà không tồn tại tri
thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con
người trong hoạt động thực tiễn.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.42, tr..236 2 lOMoARcPSD| 40615597
Tri thức cũng được coi như là một công cụ để xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa
xã hội. Những người thuộc tầng lớp trí thức trong quá trình đấu tranh cách mạng
hay xây dựng chủ nghĩa xã hội sử dụng tri thức, sự hiểu biết như vũ khí của
mình. Lênin đã đưa ra quan điểm của mình về sự hiểu biết của những người trí
thức: “Người trí thức đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là bằng cách dùng thực
lực theo lối này hay lối khác, mà là bằng cách dùng những lý lẽ. Vũ khí của họ
chính là sự hiểu biết của cá nhân họ, những năng lực của cá nhân họ, lòng tin
của cá nhân họ.”1 Cũng chính vì điều đó mà nhân dân ta đã chiến thắng “giặc
dốt” năm 1945 với phong trào Bình dân học vụ. Từ 95% dân số mù chữ, chỉ sau
một năm đã xuống dưới 90% và sau hai năm đã giảm đi một nửa. Đến năm
1978, toàn bộ tỉnh thành cơ bản đã xóa bỏ nạn mù chữ. Tri thức giúp xây dựng
hệ thống pháp luật, ban hành các chính sách và hiệp định quốc tế. Do đó, trong
công cuộc điều hành bộ máy hành chính, tri thức cũng đóng một vai trò quan trọng.
Phần II. Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về tri thức trong bảo
vệ môi trường không khí
1. Ô nhiễm môi trường không khí và nhận thức của người dân
1.1. Ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không
khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó
có con người. Do đó, môi trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng với sự
sinh tồn và phát triển của mọi sinh vật.
Ô nhiểm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí,
do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm
giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người cũng như động thực vật trên trái đất. Bởi vì không khí cần thiết cho
sự sống của tất cả các loài sinh vật. Nếu môi trường không khí bị ô nhiễm thì tất
cả các sinh vật điều bị tác động.
Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental
Performance Index - EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng
ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Hai
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng
nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời
không chỉ hạn chế tầm nhìn mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân.
1 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t. 8, tr.373 3 lOMoARcPSD| 40615597
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí rất khôn lường. Các hợp chất
nguy hiểm trong không khí sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của sinh vật,
gián tiếp gây ra hiệu ứng nhà kính (do hiện tượng chết cây vì mưa axit, khí độc)
và là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư,…
ngày càng tăng, cướp đi sinh mạng hàng triệu người.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiểm không khí
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí có từ rất nhiều nguồn,
về cơ bản thì có hai nguyên nhân chính là tự nhiên và con người. Trong tự
nhiên, núi lửa, cháy rừng, gió bão, xác động vật chết,… là những nguyên nhân
phổ biến gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến việc không
khí bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay thì con người mới là tác nhân chính. Con
người, với mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân mà nhiều năm nay đã gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường không khí. Lạm dụng thuốc trừ sâu, đốt rơm rạ, đốt
rừng làm rẫy để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, các nhà máy xí nghiệp
xả chất thải khói bụi ra ngoài môi trường, các công trình to lớn được thi công,
phương tiện giao thông vận hành bằng nhiên liệu hóa thạch,…có rất nhiều hoạt
động sản xuất của con người gây ra những biến đổi về chất lượng không khí.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là khách thể chưa được phản ánh một cách đúng
đắn vào trong tâm trí của chủ thể nhận thức. Người ta chỉ chú ý đến những yếu
tố như tư tưởng, cảm nhận và mục đích của hành động nhưng chưa nhận thấy
một yếu tố cũng rất quan trọng trong khách thể là thế giới khách quan sẽ như thế
nào sau khi con người thực hiện những hoạt động mà chưa nghĩ đến hậu quả đó.
Không thể phủ nhận có một số hoạt động lao động sản xuất mà để con người
nếu muốn xã hội phát triển thì phải thực hiện, tuy nhiên, có nhiều tình trạng xả
và đốt rác thải một cách bừa bãi, không chỉ ở những vùng quê mà còn ở những
thành phố lớn như Hà Nội cũng xuất hiện thường xuyên. Điều này cho thấy
nhận thức của người dân chưa đúng đắn trong vấn đề về môi trường. Vì thế,
những gợi ý về giải pháp sẽ tập trung hơn vào đặc điểm này.
2. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí qua quan điểm
về tri thức của triết học Mác – Lênin
Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trở nên nghiêm
trọng, chúng ta cần phải hành động không chỉ dưới trách nhiệm của người gây ra
mà còn vì bản thân chúng ta cũng là nạn nhân.
Cụ thể, những xí nghiệp, nhà máy phải tuân thủ những quy định về xử lý và
giải phóng chất thải ra môi trường, thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng 4 lOMoARcPSD| 40615597
các dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng
và ô nhiễm môi trường nói chung; hệ thống máy móc và công nghệ sinh học cần
được đưa ào sử dụng để làm sạch không khí; cây xanh cần được trồng nhiều hơn
tại công viên, vỉa hè để giảm khói bụi cũng như điều hòa không khí. Đặc biệt, vì
tri thức ảnh hưởng đến nhận thức và ý thức (như đã đề cập ở phần I), việc phải
thay đổi nhận thức (những tri thức cũ) của người dân và thay vào đó là những tri
thức phù hợp hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường không khí, nhất là
trong bối cảnh rất nhiều thành phần còn nhận thức vấn đề kém. Tri thức có thể
truyền đạt theo nhiều cách thức khác nhau nên hình thức tuyên truyền để thay
đổi nhận thức của người dân cũng là đa dạng: áp phích, biển hiệu, các cuộc vận
động về sử dụng năng lượng sạch, trồng cây xanh hay trên những bản tin đều có
thể truyền tải thông điệp môi trường đến mọi người. Tuy nhiều cách thức là thế
nhưng vẫn không thể tránh được việc người dân tỏ ra thờ ơ, điều này sẽ được
giải quyết nếu mỗi người chúng ta có thể chia sẻ, thuyết phục hay nhắc nhở lẫn
nhau để bảo vệ môi trường không khí cũng như bảo vệ sức khỏe và hành tinh
của chúng ta. Cá nhân tôi thấy việc tổ chức những cuộc thi sáng tạo lấy đề tài
bảo vệ môi trường không khí nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung với phần
thưởng hậu hĩnh sẽ là một cách hợp lí để có thể thu hút sự quan tâm đến vấn đề
này, ngoài ra còn có thể lan tỏa tri thức và nâng cao nhận thức của mọi người,
đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ phải gánh chịu nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu
và ô nhiễm môi trường. 5 lOMoARcPSD| 40615597 KẾT LUẬN
Hiểu được tri thức đã là chủ đề muôn thuở của triết học. Quan điểm về tri
thức của Mác – Lênin tuy không được diễn giải cụ thể trực tiếp trong những
luận văn nhưng đã gián tiếp được biểu diễn qua những khái niệm khác của triết
học. Theo đó, tri thức đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức và ý thức,
đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu để cải thiện cuộc sống, cần thiết để điều hành bộ máy chính trị.
Trong cuộc sống hiện nay, tri thức cũng được áp dụng để xử lí những khó
khăn mà con người gặp phải, trong đó có việc bảo vệ môi trường không khí.
Không chỉ là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi không khí, chúng ta còn là
nạn nhân của hiện trạng này, vì thế chung tay hành động là việc làm cần thiết,
đặc biệt là phải thay đổi lối suy nghĩ của những thành phần nhận thức kém,
thay thế những thông tin, ý niệm sai lệch bằng vốn tri thức đúng đắn, phù hợp
hơn bởi những hậu quả mà ô nhiễm môi trường không khí để lại là rất nghiêm
trọng, từ đó mà có thể cải thiện tình hình, bảo vệ được sức khỏe của chúng ta
cũng như bảo vệ cho trái đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên), Giáo trình Triết học Mác
– Lênin, Hội đồng biên soạn giáo trình môn triết học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019
- V.I.Lênin: Toàn tập,t.8, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2005
- PSG.TS. Nguyễn Viết Thông (tổng chủ biên), Giáo trình Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2018
- https://caphesach.wordpress.com/category/cac-van-de-ve- tri-thuc-va-
khoa-hoc-luan/, 6/12/2023, 20/12/2023
- https://catechesis.net/tri-thuc-hoc-trong-lich-su-triet-hoc/ , 23/9/2018, 19/12/2023
- https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc- thien-
tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truongkhong-khi-va-giai- phap-khac-phuc-594455.html, 19/10/2021, 23/12/2023 MỤC LỤC 6 lOMoARcPSD| 40615597
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
NỘI DUNG .......................................................................................................... 1
Phần I. Quan điểm triết học Mác – Lênin về tri thức ........................................ 1
1. Khái niệm về tri thức ............................................................................... 1
2. Vai trò của tri thức trong quan điểm triết học Mác – Lênin ...................... 2
Phần II. Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về tri thức trong bảo vệ
môi trường không khí ....................................................................................... 3
1. Ô nhiễm môi trường không khí và nhận thức của người dân .................. 3
1.1. Ô nhiễm môi trường không khí là gì? .................................................... 3
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiểm không khí ............................. 4
2. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí qua quan điểm về
tri thức của triết học Mác – Lênin ................................................................ 4
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 6 7