Tài liệu về phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận
Tài liệu về phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (ML01)
Trường: Đại học Thăng Long
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 40615597 MỞ ĐẦU
Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận
của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng và được
V.I.Lenin phát triển. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật
kết hợp với phép biện chứng.
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý
trong phép biện chứng duy tâm để nhằm mục đích có thể xây dựng phép biện chứng duy
vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
Dù có lịch sự hình thành và phát triển khá dài, trải qua nhiều nền văn mnh và được nhiều
nhà lý luận đưa ra những định nghĩa dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong nhiều lĩnh vực
của cuộc sống nhưng nhìn chung phép biện chứng duy vật vẫn chứng minh được tính xác
thực, logic của bản thân phép biện chứng trong việc phân tích cách thức vận động, phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Chính vì lý do trên, em đã lựa chọn chủ đề “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy
vật về cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó vận
dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.”
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, em chưa thể trình bày hết những phân tích của bản
thân về chủ đề trên, ngoài ra, do giới hạn trong kiến thức và tài liệu, một số phần trong
bài có thể còn chưa được xác đáng, em hi vọng nhận được sự sửa chữa và chỉ bảo từ thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG
PHẦN I: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI. lOMoARcPSD| 40615597 1. Các định nghĩa 1.1.
Phép biện chứng duy vật
Ăng ghen đã đưa ra định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật với nội dung cụ thể
như sau: “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động
và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Trong quá trình nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăng ghen đã
cho rằng: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”. Hay khi nhấn mạnh về
vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin cũng đã định nghĩa phép biện chứng chính là
học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không có sự phiến
diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức con người cũng sẽ
phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng. 1.2.
Đặc trưng của phép biện chứng duy vật
Từ định nghĩa được đưa ra về phép duy vật biện chứng đã được nêu cụ thể ở bên trên, ta
thấy phép biện chứng duy vật có hai đặc điểm cơ bản, cụ thể đó là:
Một, phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin là sự khác biệt về trình độ phát triển so với
các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước học trước đây.
Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin ta nhận thấy rằng có sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng
duy vật). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin không dừng
lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. lOMoARcPSD| 40615597 1.3.
Vai trò của phép biện chứng duy vật
Ta nhận thấy rằng, xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật
trong giai đoạn hiện nay đã trở thành một trong số những nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong thế giới quan và đối với phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, đồng thời phép biện chứng duy vật cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất của hoạt động sáng rạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Từ đặc trưng và vai trò được nêu cụ thể ở trên của phép biện chứng duy vật, ta thấy phép
biện chứng duy vật sẽ tồn tại dựa trên các nguyên lý cơ bản. 1.4.
Các quy luật của phép biện chứng duy vật.
1.4.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập và
tạo thành những mâu thuẫn ở trong chính bản thân nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập cũng sẽ tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, từ đó mà nó
sẽ dẫn đến việc cái cũ mất đi và cái mới cũng sẽ từ đó mà được hình thành.
1.4.2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại
Sự thống nhất về lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật đó. Những thay đổi về
lượng khi nó đã dần đạt đến giới hạn nhất định thì sẽ xảy ra bước nhảy khiến chất cũ bị
phá vỡ và chất mới cũng từ đó mà sẽ được tạo thành.
1.4.3. Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định của phủ định là khái niệm được dùng nhằm mục đích để chỉ sự vận động, phát
triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, kết quả cua quy luật này đó là
quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng nó sẽ có sự cao hơn. lOMoARcPSD| 40615597
PHẦN II: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC
TIỄN CỦA BẢN THÂN
1. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.
Đối với sinh viên, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được thể hiện
trong việc sinh viên thu nạp kiến thức trong quá trình học và vận dụng những kiến thức bản thân thu nạp.
Thu nạp kiến thức là quá trình sinh viên tích lũy những kiến thức cần thiết mà sinh viên
chưa biết, chưa hiểu rõ, hoặc thu nạp kiến thức từ giáo sư, giảng viên, bạn học, kiến thức
tự nhiên trở thành kiến thức của mình, tạo ra vốn sở hữu để sinh viên vận dụng vào thực tiễn.
Thu nạp kiến thức tạo ra vốn có để sinh viên bước chân vào giải quyết các vấn đề trong
học tập như bài thi, tiểu luận,… xa hơn là những vấn đề trong công việc sau này. Thu nạp
kiến thức cũng tạo ra những sinh viên có vốn kiến thức nhất định về ngành nghề và đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực. Điều này đồng nghĩa rằng thu nạp tạo ra các
sinh viên chuyên ngành, và chính những sinh viên chuyên ngành này tạo ra nhu cầu vận
dụng kiến thức chuyên ngành bản thân thu nạp để giải quyết vấn đề.
Hai mặt này tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy và tạo động lực cho nhau.
2. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành thay đổi về
chất và ngược lại
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại cũng đã chỉ ra cách thức vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, cụ thể là trong học tập. lOMoARcPSD| 40615597
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách
tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về
chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng
Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có
thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy
và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay
chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy
về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều
đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến
kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập, cũng cần tránh
tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực Sinh viên phải tự học
tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực. Trong học tập và nghiên cứu
cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn, liên tục phấn đấu học tập
và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan. Cuối cùng, cần chú ý rèn luyện ý thức học tập của
sinh viên, phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
3. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định làm sáng tỏ chiều hướng vận động, phát triển của các sự
vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Áp dụng quy luật phủ định của phủ định vào học tập, ta nhận ra rằng các phương pháp, lý
luận mới sẽ liên tục được hình thành và kế thừa các phương pháp, lý luận cũ, chính vì thế
chúng ta cần tiếp thu cái mới nhưng không hề phủ nhận, bài trừ hoàn toàn cái cũ. Nhưng
điều đó hoàn toàn trái ngược với việc bảo thủ, duy trì cái cũ hoàn toàn. Trong khi chống
thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái
độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của việc học tập và rèn
luyện bản thân, không ngừng đặt ra câu hỏi nghi vấn, phủ định những điều đang có, đang
diễn ra, lọc bỏ những cái chưa tốt trong quan niệm cũ, phát huy những cái tốt, ra sức ủng lOMoARcPSD| 40615597
hộ cái mới ra đời. không chỉ vậy, ta cũng phải ra sức ủng hộ cái mới, không ngại thử
nghiệm cái mới, cái chưa ai thử trong khả năng của bản thân. lOMoARcPSD| 40615597 KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên, ta thấy được tầm quan trọng của phép biện chứng duy vật. Ngoài
ra, những nghiên cứu về việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào một lĩnh vực, ở đây
cụ thể là học tập của sinh viên một lần nữa tái khẳng định sự đúng đắn, logic của phương
pháp biện chứng duy vật đối với các khía cạnh cụ thể trong đời sống xã hội.
Cũng chính từ những khẳng định trên, chúng ta thấy được việc tăng cường kiến thức về
phép biện chứng duy vật nói riêng, các vấn đề triết học nói chung cho sinh viên là vô cùng
cần thiết và trọng yếu. Do đó, việc tăng cường giảng dạy các môn Triết học, thường xuyên
liên hệ thực tiễn các vấn đề Triết học với thực tiễn đời sống cho sinh viên cần phải diễn ra
thường xuyên, liên tục.