Tài liệu Tài nguyên khí hậu | Đại học Văn hóa Hà Nội
Tài liệu Tài nguyên khí hậu | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu gồm 17 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU
Tài nguyên là gì? Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới.
Khí hậu là gì? Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU LÀ GÌ?
Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió,.. của một vùng nào đó mà có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, sinh trưởng, phát triển , tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh tế xã hội.
Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người.
-Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp điệu của chu trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tình trạng sức khoẻ, tốc độ phát triển của sinh vật phụ thuộc vào thời điểm của các chu trình sống trên. Cường độ và đặc điểm của bức xạ mặt trời có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối.
-Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng sức khoẻ con người, tạo ra sự tăng độ tử vong ở một số bệnh tim mạch, các loại bệnh tật theo mùa v.v... Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội, khí hậu, thời tiết đang trở thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con người.Khí hậu thời tiết thích hợp tạo ra các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản phẩm động thực vật có giá trị kinh tế cao (hoa, cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm khác.)
HIỆN TRẠNG
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La.
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm:
1.Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Số giờ nắng: 1400- 3000 giờ/năm
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta trên 21 độ C
+ Hướng gió: mùa đông lạnh khô với giớ mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
+ Độ ẩm không khí trên 80% so với các nước cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
=>Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan, Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp
2. Tính chất đa dạng và thất thường
a) Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng
-Theo không gian: hình thành các vùng và miền khí hậu khác nhau rõ rệt
+Miền khí hậu phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô
Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông
Khí hậu biển Đông Việt Nam ,mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương
-Theo thời gian: các mùa
b) Biến động thất thường của khí hậu
-Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, năm rét sớm , năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…
=> Có thể nói, chưa bao giờ cụm từ "Biến đổi khí hậu" lại được nhắc đến nhiều như trong thời gian gần đây. Biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan không còn là câu chuyện xa xôi mà nó đang ảnh hưởng đến cả bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam do mùa màng thất bát, trâu bò chết hàng loạt do thời tiết giá lạnh bất thường. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mỗi người do dịch bệnh gia tăng và ảnh hưởng đến cả ngôi nhà chúng ta đang sống khi nước biển nhấn chìm những vùng đất thấp. Còn trên phạm vi toàn cầu, biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, bên cạnh các vấn đề khủng bố hay an ninh mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5oC trong vòng 70 năm; số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ; hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm…
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đợt rét từ ngày 22-28/01/2016 tại miền Bắc khiến 9.409 con gia súc bị chết; 9.453 ha diện tích lúa, 8.472 ha diện tích mạ, 16.149 ha diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại, 150.000 ha diện tích rừng hiện có bị ảnh hưởng.
Trong đợt lạnh này, tuyết không chỉ phủ trắng các tỉnh miền núi giáp biên giới phía Bắc, mà còn xuất hiện ở Hà Nội, Nghệ An. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử khí tượng Việt Nam.
Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 4/2016 là 9.020 tỷ đồng. Hạn hán và xâm nhập mặn còn khiến 475.000 hộ dân tại các khu vực trên bị thiếu nước sinh hoạt; 248.000 ha lúa, 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản bị thiệt hại. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu.
Bờ biển Cửa Đại - Hội An, tỉnh Quảng Nam, biến lấn sâu tới 200m. Thực trạng này khiến người ta phải nghĩ đến kịch bản xấu nhất là khu vực này sẽ chìm trong nước biển vào cuối thế kỷ.
Tại vùng ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, tình trạng sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. Mỗi năm, khoảng 500 ha đất của vùng này bị mất đi
BĐKH đã làm khí hậu nóng lên toàn cầu, dẫn đến sự thay đổi về lượng mưa, băng tan, nước biển dâng trên thế giới. Qua quan trắc cho thấy, trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C, còn trong 50 năm gần đây, tốc độ tăng của nhiệt độ gần hai lần so với 50 năm trước và 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử. Sự nóng lên đã làm suy giảm khối lượng băng ở hai bán cầu; trong đó ở Bắc Băng Dương, mỗi thập kỷ giảm khoảng 2,1-3,3% lượng băng. Đây là nguyên nhân khiến nước biển dâng trung bình 1,8mm/năm.
Ngoài ra, BĐKH còn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, gây ra nguy cơ như cháy rừng, thiệt hại tài nguyên, tăng lượng phát thải khí nhà kính; tác động tới sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của cơ sở hạ tầng; ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất, làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển.
Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước ta đã tăng khoảng 0,5 độ C/năm. Riêng năm 2015, do tác động của hiện tượng El-Nino, nền nhiệt độ tăng khoảng 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm và có số ngày nắng nóng kéo dài hơn. Lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Trên khu vực Biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, tần suất hoạt động của bão mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn; mùa mưa bão sẽ kết thúc muộn hơn so với trước đây. Hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng lên và không đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Báo cáo tháng 10/2015 của Ủy ban liên quốc gia về BĐKH (10/2015) khẳng định, thông qua hậu quả của các dạng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán), BĐKH có thể gián tiếp gây ra tử vong và bệnh tật cho người dân. Cụ thể là ở Việt Nam thời gian gần đây đã xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (tả, cúm gia cầm, tai xanh), gây ra những thiệt hại đáng kể.
BĐKH cũng ảnh hưởng tới môi trường an ninh quốc gia do Việt Nam có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước, trong khi nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước. Tị nạn môi trường/khí hậu, ở cả trong nước và quốc tế do mất nơi ở hoặc do bệnh tật và nghèo đói không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế xã hội mà còn là vấn đề chính trị, chiến tranh.
Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu với phát triển sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Vì khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn (…) đó là điều kiện cho phép nước ta phát triển một nền N2 nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất liên tục mà điển hình là ta có thể sản xuất từ 3-4vụ trong năm.
+ Khí hậu nhiệt đới nên cho phép ta có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao điển hình là những sản phẩm ưa nóng như: cà phê, cao su, tiêu điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
+ Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn ( trong một năm có khảng 100 ngày mưa, với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm) đó là điều kiện môi trường rất phú hợp với phát triển một nền N2 lúa nước nhiều vụ quanh năm. Vì vậy mà nước ta ngày nay trở thành một trong những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế giới.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa đặc biệt có mùa đông lạnh ở miền Bắc đó là điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng: cà phê, cao su, lúa nước... và nhiều cây ưa lạnh su hào, cải bắp, xúp lơ...
+ Khí hậu lại phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam và tạo nên ở nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau là điều kiện để thực hiện sự trao đổi sản phẩm N2 giữa các vùng làm cho mọi vùng của nước ta đều rất phong phú và đa dạng bởi các sản phẩm N2.
+ Khí hậu nước ta lại phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đơí và ôn đới mát lạnh quanh năm: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn… là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng bệnh. Đồng thời ở những vùng núi cao này lại rất phù hợp với trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới như các dược liệu quý (tam thất, sa nhân, hà thủ ô...) và nhiều loạI cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (đào, mận, lê...)
- Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm với nhiệt độ cao cho nên gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và gia súc. nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5oC trong vòng 70 năm; số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ.
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan…
Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.( từ năm 1994-2013) và đứng thứ 7 toàn cầu do thiệt hại biến đổi khí hậu.
+ Khí hâu nhiệt đới ẩm vừa có nhiệt độ cao vừa có độ ẩm cao nên là môi trường rất tốt để các loài sâu bệnh, bệnh dịch phát triển nhanh và các loạI thiết bị bằng kim loạI dễ bị han gỉ...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính phân mùa rõ rệt cho nên nhân dân ta phải nghiên cứu để xác lập một cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng sao cho thật phù hợp với những đặc đIểm tự nhiên sinh tháI mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng, mùa mưa thừa nước gây lũ lụt triền miên và mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán kéo dài nên nhân dân phải sống chung với lũ. Theo ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )"Chỉ tính từ đầu năm đến nay, nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao kỷ lục ở Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ khiến hơn 190.000 ha bị hán hán và hơn 44.000 gia súc, gia cầm bị chết",Cơn mưa lớn lịch sử ở một số địa phương như Quảng Ninh gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng, hàng trăm căn nhà đổ sập, hàng nghìn hecta hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy hải sản ngập nặng.
+ Do khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam tạo nên trên lãnh thổ nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau dẫn đến nhân dân phảI nghiên cứu để xác lập các hệ thống, các biện pháp canh tác khác nhau mà phù hợp với mỗi vùng.
+ Mức nước biển dâng: vì việt nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Do nước biển dâng nên những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển.
Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
+ Khí hậu nhiệt đới diễn biến thất thường và khắc nghiệt nhiều thiên tai cho nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta phải thực hiện tính kế hoạch thật cao, phảI đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa các hậu quả của thiên tai. hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm… Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
- đối với lâm nghiệp
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể chuyển dịch. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh. Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hoá cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt.Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh, sâu bệnh,… - Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển giống cây trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của các cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại.
Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km so với hiện nay.
BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp. - Tác động đối với công nghiệp và xây dựng.
BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v... Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục.
BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH - Tác động đối với thuỷ sản
- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt.
- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản.
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi.
- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số loài chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bổ thuỷ sinh vật theo chiều sâu.
- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản.
- Suy thoái và phá huỷ rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động:
- Nước biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi, các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
- Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
+ Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lượng:
- Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện.
- Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể.
- Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thuỷ điện.
- BĐKH theo hướng gia tăng cường độ mưa và lượng mưa bão cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…
+ gây khó khăn đến văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ
BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ, có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như GTVT, xây dựng, nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng…
NGUYÊN NHÂN
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Khí hậu bị biển đổi do 2 nguyên nhân.
Thứ nhất là nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. tuy nhiên những biển đổi này phải trải qua thời gian rất dài mới có được những biểu hiện rõ rệt.
Thứ 2 nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Trong hơn 100 năm công nghiệp hóa và phát triển, các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch ( xăng, dầu, than đá, khí đốt tự nhiên), phát triển đô thị, sản xuất, làm đường…đã thải một lượng lớn khí nhà kính vào trong khí quyển, như CO2, CH4, CFC, và N2O, hay các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Dẫn đến sự gia tăng khí nhà kính đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển làm cho trái đất nóng hơn – hay còn gọi là ấm lên toàn cầu.
Cụ thể về một số khí gây nên hiệu ứng nhà kính:
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động CN như sx xi măng sắt thép....
+CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch
+N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
+ CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.\
HẬU QUẢ
- Các đại dương đã ấm lên từ năm 1970
- Vùng Đông Bắc của Đại Tây Dương: các và các động vật phù du, chim biển và các loài khác đang di cư về phía cực để tránh nóng. Ở địa trung hải một số loài chết hàng loạt
- 90% những người làm trong ngành thủy sản đến từ nước nghèo sẽ thất nghiệp nếu như cá dời đi hay biến mất
- Gần đây động vật, thực vật ở châu Âu, Bắc Mĩ, Chile và Malaysia di chuyển trung bình 17km về phía cực và lên cao 11km để tránh nóng
- Tính đến năm 1998 Các rặng san hô trên TG: các rạn san hô ngoài khơi bờ biển phía Đông của Úc, tại VN thì ở Hòn Cau, Đầm Tre, Côn Đảo đang bị tẩy trắng và chết với số lượng ngày càng tăng khoảng 70% do hiện tượng El nino (là hiện tượng nước biển nóng lên bất thường.) Nước bị nóng lên gây sức ép lên san hô, dẫn đến nó chuyển sang mầu trắng và trở nên dễ mắc bệnh. Rặng san hô là nơi sinh sống của hơn 4000 loài cá.
- Ở Bắc Cực Băng vĩnh cửu đang tan và cây bụi đang mọc lên. Nước biển dâng.
- Mùa xuân về sớm hơn so với 1936 vào năm 1998 các loài hoa nở sớm hơn 7,3 ngày (Nguồn: Koshland natural science museum)
- Có ít nhất 70 loài ếch hầu hết sống ở vùng rừng núi , đã tuyệt chủng vì nhiệt độ tăng.
- Hai thập kỉ cuối của thế kỉ 20 là koarng thời gian nóng nhát trong 400 năm qua, hoặc lâu hơn thế nữa. (Nguồn Natural geographic)
- Lượng chim cánh cụt hoàng đế ở Tây bán đảo Nam Cực đã giảm đột ngột từ 300 đôi xuống 9 đôi ( Nguồn MSNBC)
- Lượng bão lốc hằng năm đã tăng lên gấp đôi trong thế kỉ qua do nhiệt độ lượng nước biển tăng.(NG)
- Tỉ lệ mực nước biển dâng hàng năm trong 20 năm qua đã tăng thành 3,2 mm/ 1 năm gấp khoảng 2 lần tốc độ dâng trung bình trong 80 năm trc đó (NG)
- Tổ chức y tế thế giới đã thống kê rằng mỗi năm có 150.000 người chết vì biến đổi khí hậu
BIỆN PHÁP:
- -Thứ nhất, chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu với việc hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan; rà soát, xây dựng các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách...
-Thứ haiCủng cố hệ thống chính sách
- Củng cố hệ thống chính sách phát triển sản xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thông tin khí tượng nông nghiệp,.. nhằm khai thác hợp lí tài nguyên khí hậu nông nghiệp. Nhà nước đã thông qua luật môi trường, trong đó có luật về bảo vệ và sử dụng tài nguyên khí hậu. Tuy nhiên để luật này đi vào cuộc sống cần được phổ biến rộng rãi trông các tầng lớp nhân dân, viên chức nhà nước, quân đội các cơ quan nghiên cứu khoa học và các đơn vị sản xuất. Hướng dẫn lập kế hoạch bv tn khí hậu.
Khai thác tiềm năng khí hậu tức là khai thác tiềm năng năng suất cây trồng, vật nuôi,chính vì vậy các chính sách phát triển sản xuất cần khuyến khích sử dụng các kết quả nghiên cứu khí tượng nông nghiệp, bố trí thời vụ trồng trọt, chăn nuôi hợp lí, né tránh được thiên tai và các điều kiện thời tiết bất lợi. Ngoài ra,chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cũng phải khuyến khích được những hđ nghiên cứu khoa học nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái
- Những chính sách phát triển sx nông nghiệp
- Chính sách sử dụng đất đai phải chú trọng đối với kết quả thực nghiệm khí tượng nông nghiệp
- Chính sách đầu tư huy động vốn sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với đk khí hậu địa phương
- Chính sách thuế nông nghiệp khuyến khích ứng dụng khí tượng nông nghiệp
- Thực hiện chính sách khuyến nông chuyển giao thông tin khí tượng nông nghiệp
- Củng cố chính sách phát triển khoa học công nghệ
- Coi trọng công tác điều tra cơ bản về thời tiết, khí tượng nông nghiệp để quy hoạch các vùng sản xuất
- Xây dựng chính sách hợp tác khoa học giữa khí tượng nông nghiệp và nông nghiệp
- Tăng cường hợp tác Quốc tế về khí tượng nông nghiệp
-Thứ ba, ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp các vùng dễ bị tổn thương:
Nghiên cứu, đánh giá, dự báo mức độ, tác động và tính dễ bị tổn thương do nước biển dâng tới các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng; bảo vệ và phát triển các vùng hải đảo ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng…
-Thứ tư, bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế; bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.
Những hành động thiết thực bảo vệ tài nguyên khí hậu
- Ngăn chặn việc khai thác bừa bãi các loại rừng đầu nguổn, rừng tự nhiên, rừng ngập mặn. Rừng là giải pháp hiệu quả nhất nhằm cải thiện chế độ mưa,chế độ ẩm và nhiệt độ địa phương đem lại điều kiện sinh thái thuận lợi cho sản xuất và con người
- Trồng mới các loại rừng, xây dựng cơ cấu rừng hợp lí cho từng vùng tạo các kiểu rừng có kết cấu nhiều tầng để khai thác tối đa điều kiện không gian và nhanh chóng phủ đất,che bóng cho mặt đất ,chống xói mòn,mức che phủ phải đạt 50% dt đất
- Củng cố và xây dựng các hồ chứa nước góp phần hạn chế dòng chảy, phân phối, điều hòa nước làm tăng độ ẩm đất để điều tiết khí hậu hiệu quả.
- Quy hoạch hợp lí việc phát triển gtvt, phát triển công nghiệp, hạn chế tối đa việc giải phóng trái phép chất thải ra ngoài môi trường,đặc biệt là các khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch dầu mỏ,than đá.
-Thứ năm, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất:
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
Đẩy mạnh việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió, mặt trời…
- Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện: tăng cường sử dụng năng lượng thay thế, giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện vì than và nhiên liệu tự nhiên trong quá trinh đốt sx sẽ gây ra bụi, chất ô nhiễm không khí
+ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng
- Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng:sử dụng điện tiết kiệm trong sinh hoạt đời sống thường ngày của gia đình,sử dụng thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện hiệu quả và tiết kiệm hơn ở cơ quan, công sở,…quy định sử dụng điện hợp lý hơn trong các tòa nhà ở và tòa nhà thương mại.
- Sử dụng nồi hơi, động cơ, lò nung dử dụng năng lượng hiệu quả hơn, cải tiến hoạt động quản lý năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng trong hoạt động công nghiệp.
-Thứ sáu, tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
+tuyên truyền răng đe, phạt thật nặng những hành vi gây ô nhiễm
-Thứ bảy, xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và theo dõi tình trạng ô nhiễm để biết được tình trạng ô nhiễm nhằm nâng cao ý chí bv khí hậu đế cho mọi người biết khí hậu đang ở mức báo động.
vd: Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), người dùng Android hoặc iOS có thể tải ứng dụng Air Quality để theo dõi miễn phí thông tin về mức độ ô nhiễm tại các thành phố nêu trên theo thời gian thực cũng như dự đoán về tình trạng không khí tại các thời điểm trong và đưa ra dự đoán về mức độ ô nhiễm không khí vào ngày hôm sau.
Được biết, Air Quality sử dụng dữ liệu từ các trạm đo không khí đặt tại khắp nơi trên thế giới để đưa ra thông số và dự đoán về mức độ ô nhiễmkhông khí.
Riêng ở Việt Nam, Air Quality mới chỉ hỗ trợ tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Tại Hà Nội, Air Quality sử dụng thông số từ nhiều địa điểm đặt máy đo không khí, bao gồm: Đại sứ quán Mỹ, hồ Hoàn Kiếm, Mỹ Đình... trong khi đó tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ sử dụng thông tin từ máy đo không khí đặt tại Lãnh sự quán Mỹ còn tỉnh Khánh Hòa chỉ có một máy đo đặt tại thành phố Nha Trang
Thứ tám, phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vd: Phát triển công nghệ giảm lượng khí CO2: N/CỨU RA CN TÁCH VÀ THU HỒI KHÍ CO2
Để thực hiện mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ của Trái Đất, các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ tách và thu hồi CO2 từ khí thải của các nhà máy, sau đó cất giữ CO2 trong hệ thống ngầm dưới đáy biển.
Các nhà khoa học cho rằng công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2 có thể giúp giảm 5,5 tỷ tấn CO2, tương đương với 16% lượng CO2 cần giảm để đưa hạn chế mức tăng nhiệt độ của trái đất dưới 2oC so với nhiệt độ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.
Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng quốc tế, thu hồi và lưu giữ CO2 được dự kiến đến năm 2050 sẽ giúp giảm tới 13% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.
Nhiều dự án thu hồi và lưu giữ CO2 quy mô lớn đang được tiến hành tại nhiều quốc gia như: Na Uy, Canada, Mỹ và Brazil. Trong đó, dự án thu hồi và lưu giữ CO2 của Nhật Bản nhận được sự chú ý của thế giới nhờ vào các ứng dụng công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2 tiên tiến như: giảm năng lượng được sử dụng để tách và thu hồi CO2, bơm CO2 trực tiếp từ đất liền ra các bể chứa ngoài khơi và giám sát thay đổi địa chất tại đại dương thông qua một hệ thống đo đạc ngầm. Các bể chứa ngoài khơi có thể là các lớp địa chất xốp mà không khí đi qua được như tầng ngậm nước, cấu trúc sa thạch, hoặc các mỏ dầu, mỏ khí đốt ở độ sâu dưới 1.000m.
CO2 sau khi được bơm vào các bể chứa ngầm sẽ được ngăn chặn rò rỉ ngược lên trên bằng các lớp đá dày và không thấm nước (đá vôi, đá bùn) để đảm bảo CO2 sẽ được cất giữ an toàn và ổn định.
Chính vì vậy, cấu trúc địa chất gồm có lớp đá xốp phù hợp để làm bể chứa CO2 và các lớp đá thạch cao hoặc đá vôi chồng lên nhau để ngăn CO2 rò rỉ ngược lên trên là yếu tố bắt buộc để chọn địa điểm xây dựng nhà máy thu hồi và lưu giữ CO2
-Thứ chín, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, hiệp định đa phương và song phương về biến đổi khí hậu.
-Thứ mười, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.