Tài liệu tham khảo dành cho giáo trình học lịch sử đảng Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
PHẦN I. MỞ ĐẦUĐảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩatrọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng ViệtNam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dântộc ta. Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về conđường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thựcdân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413 PHẦN I. MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng
đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là
sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu
nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong
kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo
phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây
đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn
cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng
thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu,
quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những thành công mà Đảng ta đã đạt được ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chính Người đã chuẩn bị các điều kiện về chính trị,
tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn và truyền bá khuynh hướng vô sản cho tầng lớp
thanh niên yêu nước Việt Nam. Và cũng chính Người đã thống nhất 3 tổ chức cộng
sản để thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam như hôm nay. 1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình học tập, nhiên cứu học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
việc thành lập Đảng là một trong những nội dung quan trọng nhất, đặt nền móng
cho một Đảng Công sản VN vững mạnh thống nhất về tư tưởng chính trị, lãnh đạo
đât nước ta qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Và
cho mãi về sau Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khéo léo, sáng suốt lãnh đạo, chỉ đạo
đưa đất nước ta từ một nước phải chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh thành một
nước vững mạnh và là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển hàng đầu
trong khu vực và trên thế giới. Từ nội dung đó, chúng em đặt ra câu hỏi “Ai hay tổ
chức nào là người tiên phong, thành lập Đảng?” và “Vai trò của cá nhân? Tổ chức
đó với việc thành lập Đảng là như thế nào?” Để trả lời cho hai
câu hỏi trên, nhóm em quyết định chọn đề tài “VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI
QUỐC TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” 2. Tổng quan đề tài :
Chứng kiến sự thất bại của phong trào yêu nước cuối 19 đầu 20 , vượt qua tầm
nhìn của người yêu nước đương thời người quyết định ra nước ngoài tìm con đg
cứu nước giải phóng dân tộc qua cuộc soong thưc tiễn ở khắp châu lục và qua
nghiên cứu các cuộc CM điển hình trên thế giời như CM TƯ SẢN MỸ 1776 , CM
TƯ SẢN PHÁP 1789 người đã rút ra kết luận chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù
và nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới đều là bạn .( chúng ta ko cô đơn )
Năm 1917, CMT10 Nga thành công đã tác động trực tiếp đến quá trình tìm đường cứu nước của Người. lOMoAR cPSD| 45740413
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới
hội nghị Véc-xây, Bản yêu sách của nhân dân An Nam, tuy ko được chấp thuận
nhưng đây là đòn đầu tiên tấn công vào chủ nghĩa đế quốc và đã gây tiếng vang
lớn ở Pháp cũng như ở trong nước -
Năm 1920, người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán
thành quốc tế thứ ba của Lê nin.
đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong cuộc đời hoạt động CM của người đó là
TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC LẬP TRƯỜNG CỘNG SẢN ĐI THEO CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN
3. Mục đích nguyên cứu đề tài:
Mục đích của nghiên cứu đề tài này là hệ thống hóa các quá trình dẫn đến sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam và nêu rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc
thành lập Đảng. Cũng từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa và công lao mà
Nguyễn Ái Quốc đã mang lại cho đất nước ta. Cũng như một lời nhắc nhở về mốc
son lịch sử, đánh dấu chính thức nước ta có Đảng lãnh đạo và chỉ huy về mọi mặt.
4. Phạm vi nguyên cứu của đề tài
Toàn bộ các hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ
thể từng dấu mốc lịch sử từ việc nền phong kiến của nước ta sắp hoàn toàn sụp đổ,
những cuộc nổi dậy trong nước nổ ra ở khắp mọi nơi rồi từ từ bị đàn áp bởi thực
dân Pháp; cho đến khi người con kiệt xuất của dân tộc – Nguyễn Ái Quốc bôn ba
hơn 30 năm để tìm đường cứu nước cho dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác nhau
phương pháp lô-gic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh từ đó làm nổi bật vai trò của Bác trong
việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
6. Đóng góp của đề tài:
Hệ thống hóa một cách có trình tự các mốc thời gian và các sự kiện lịch sử dẫn
đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam , đồng thời đề tài làm rõ từng quá trình
và nổi bật vai trò của Hồ Chủ Tịch trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề tài đi sâu, mà rộng, nên có thể làm tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu,
tìm hiểu có cùng nội dung.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài ba phần chính của đề tài, phần nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 phần, 6 tiết:
Phần 1: Nêu rõ ý nghĩa và sự thành công của NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG
VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Phần 2: Hoàn cảnh lịch sử , và từng bước NGUYỄN ÁI QUỐC về tư tưởng và
về mặt tổ chức rồi từ đó dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần
3: Liên hệ thực tiễn vai trò của Hồ Chí Minh đối với Đảng ta hôm nay. PHẦN II. NỘI DUNG lOMoAR cPSD| 45740413 1.
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt
Nam: con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng cộng sản.
1.1. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc (19/5/1890-2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là
một nhà cách mạng, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Ông là
người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là thủ tướng Biệt Nam dân chủ
Cộng hòa trong những năm 1945-1955, Chủ tịch nước từ năm 1951 đến khi qua đời.
Nguyễn Sinh Cung, tự Tất Thành, quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng
Sen). Nguời được sinh ra lại quê ngoại là làng Hoàng Trù, và sống ở đến đến năm
1895. Hai làng đều thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Ông sinh ra trong một làng quê nghèo, phần lớn người dân không có
ruộng, phải cày thuê, cấy rẽ. Nhưng bù lại Người được lớn lên trong gia đình tri
thức, và một miền quê đầy truyền thống cách mạng. Thân phụ Người là phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là
Nguyễn Thị Thanh, một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt) và một
người em mất sớm là NGuyễn Sinh Nhuận. 2
Ngay từ thiếu thời, Người được tiếp nhận nhiều tri thức, kết hợp văn hóa Đông
tây và long yêu nước. Chứng kiến cnahr nhân dân lầm than vì bị thực dân Pháp
xâm lược, cũng như thấy sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với các phong
trào cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã luôn manh mún trong tâm phải giải phóng
dân tộc, đưa dân tộc được tự do, độc lập, người dân được hạnh phúc. Ngày
5/6/1911 Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc chính thức lên tàu đi bôn ba tìm
đường cứ nước, mở ra sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. 1.2.
Hoàn cảnh đất nước ta trước khi Bác ra đi tìm đường cứu nước Tại Việt Nam,
năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ
máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành
ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị
đối với nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để
lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ
thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa. Về
văn hoá, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý
tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của
nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh
hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách
“ngu dân” để dễ bề cai trị. lOMoAR cPSD| 45740413
Học giả Trần Trọng Kim cho rằng nền giáo dục Pháp đã biến một xã hội "nghe đến
nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình không biết, tiếng nói
nước mình thì chỉ biết qua loa"
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục
thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hoá sâu sắc. Giai cấp địa chủ
cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong
nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu