Tài liệu tham khảo Khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu tham khảo Khoa học tự nhiên và công nghệ | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
4.3. Quy luật về tính hệ thống của Thế giới tự nhiên Vật chất trong tự nhiên tồn
tại và được tổ chức thành các hệ thống. Vậy trước tiên chúng ta phải xác định
được 4.3.1. Hệ thống là gì? Hệ thống là một tổng thể bao gồm một nhóm các
thực thể tương tác hoặc liên quan với nhau tạo thành một thể thống nhất để thực
hiện một chức năng. Mỗi bộ phận của hệ thống thực hiện một vai trò khác nhau
và tương tác qua lại với nhau, đảm bảo việc thực hiện chức năng chung của toàn
bộ hệ thống. Một hệ thống được phân định bởi các ranh giới không gian và thời
gian, được bao quanh và ảnh hưởng bởi môi trường của nó, được mô tả bởi cấu
trúc và mục đích của nó và được thể hiện trong chức năng của nó. Thuật ngữ "hệ
thống" xuất phát từ tiếng Latin systēma, nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp ζύζηημα.
Systēm ban đầu được hiểu như là "toàn bộ khái niệm được tạo thành từ một số
bộ phận hoặc thành viên". Hệ thống là đối tượng nghiên cứu của Lí thuyết hệ
thống. Lí thuyết hệ thống xem thế giới là một hệ thống phức tạp gồm các phần
kết nối với nhau. Chúng ta xác định phạm vi của một hệ thống bằng cách xác
định ranh giới của nó; điều này có nghĩa là lựa chọn thực thể nào là bên trong hệ
thống và thực thể nào là bên ngoài hệ thống, phần thuộc về môi trường. Người
ta có thể tạo ra các biểu diễn (mô hình) 51 đơn giản hóa của hệ thống để hiểu nó
và dự đoán hoặc tác động đến hình thái tương lai của nó. Những mô hình này có
thể xác định cấu trúc và hình thái của hệ thống. 4.3.2. Có những hệ thống nào
tồn tại xung quanh chúng ta? Có các hệ thống trong Tự nhiên như các hệ cơ
quan trong cơ thể sống (hệ tiêu hóa, hệ sinh sản,…) hay hệ thống Mặt Trăng –
Trái Đất – Mặt Trời (chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, chu kì
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực,
hiện tượng thủy triều, hiện tượng mùa và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mùa
trên Trái Đất,…), cũng có những hệ thống nhân tạo như mạch điện, hệ thống vận
hành của một chiếc ô tô, hay đơn giản như chiếc bút bi chúng ta viết hàng ngày
cũng là một hệ thống. Các hệ thống tự nhiên có thể không có mục tiêu rõ ràng
nhưng hình thái của chúng lại cho phép chúng ta quan sát được tính mục đích
của hệ thống. Các hệ thống do con người tạo ra đạt đến các mục đích khác nhau
bằng một số hành động được thực hiện bởi hoặc cùng với hệ thống. Sinh giới
cũng được phân chia theo hệ thống. Theo cấp độ tổ chức sống, sinh giới bao
gồm các cấp độ từ thấp đến cao như: phân tử, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan,
cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Trong đó, hệ sinh thái lớn nhất chính là
Sinh quyển của Trái Đất. Phân chia hệ thống theo bậc phân loại, sinh giới bao
gồm các bậc: dạng (forma), thứ (varientas), loài (species), chi (genus), họ
(family), bộ (ordor), lớp (class), ngành (phylum/divisio), giới (kingdom), lãnh
giới (domain). Mỗi cấp độ của hệ thống có đặc điểm riêng và tăng dần từ cấp độ
thấp lên cấp độ cao về mức độ tổ chức, độ lớn, hoạt động chức năng,.... Hệ
thống phân chia đơn giản hơn chúng ta cũng có thể sử dụng là: loài, giống, họ,
bộ, lớp, ngành, giới. 52 4.3.3. Các bộ phận của một hệ thống hoặc các hệ thống
khác nhau tương tác với nhau để thực hiện một chức năng như thế nào? Trước
hết, do hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi
phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định (để trở thành một chỉnh thể) nên các
bộ phận của một hệ thống phải liên quan; chúng phải được "thiết kế để hoạt
động như một thực thể nhất quán" - nếu không chúng sẽ là hai hoặc nhiều hệ
thống riêng biệt. Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm "kết cấu".
Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn
nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể
thống nhất đó. Như vậy, 53 kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống
thì phải có kết cấu. Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố
và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng.
Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung
không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành. Trong thực tế, các
yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ thống
phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn
nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính
của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì
vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt
nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc
tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì két cấu của hệ thống
càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác
nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau. 4.3.4. Hiểu về các hệ thống tự
nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người? Việc hiểu biết
sâu sắc các hệ thống tự nhiên giúp con người, trước hết, hiểu rõ chức năng nhất
định và tính độc lập tương đối của mỗi phần tử trong hệ thống, sau nữa, hiểu rõ
những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các phần tử ảnh hưởng đến hệ
thống, nhận biết được những thuộc tính mới (gọi là tính trồi của hệ thống) mà
từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể. Tất cả những điều đó
cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển của Thế giới tự
nhiên, không chỉ “giải thích thế giới”, mà còn “cải tạo thế giới”. Chẳng hạn, việc
hiểu rõ hệ thống khí hậu cho phép con người hiểu được các quy luật vận động
của thời tiết, từ đó giúp con người dự báo và hạn chế được các ảnh hưởng xấu
của Thế giới tự nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.